Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và không khí khu công nghiệp như quỳnh văn lâm hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 116 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




VŨ THỊ THƠM

ðÁNH GIÁ CHấT LƯợNG MÔI TRƯờNG NƯớC MặT VÀ
KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIệP NHƯ QUỳNH, VĂN
LÂM, HƯNG YÊN




CHUYÊN NGÀNH:
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ Số : 60 44 03 01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CAO VIỆT HÀ



HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i


LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Vũ Thị Thơm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

ðề hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em ñã nhận ñược sự quan tâm, giúp ñỡ
của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. CAO VIỆT HÀ, người ñã dành thời gian
hướng dẫn và giúp ñỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, thực tập tốt
nghiệp và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn ThS. Trần Thị Lệ Hà, ThS. Nguyễn ðức Hùng cùng các cán
bộ phòng Thực tập bộ môn khoa học ñất; Phòng phân tích Trung tâm (HUA-
JICA), ñã có nhiều giúp ñỡ trong quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu khoa học
và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn cán bộ Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Hưng Yên ñã nhiệt tình giúp ñỡ em trong việc thu thập số liệu và nghiên cứu ñể
phục vụ cho ñề tài.

Cảm ơn các bạn học viên lớp KHMTA-K21 ñã sát cánh cùng tôi trong 2 năm
học qua.
Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu của gia ñình,
người thân và bạn bè ñã quan tâm, chia sẻ khó khăn và ñộng viên, giúp ñỡ em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên thực hiện


Vũ Thị Thơm


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN iii

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

MỞ ðẦU . 1


1. Tính cấp thiết 1

2. Mục ñích nghiên cứu 2

3. Yêu cầu ñề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Sự hình thành và phát triển khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam 3

1.1.1 Một số khái niệm chung 3

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam 4

1.1.3 Sự phân bố khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam 8

1.1.4 ðịnh hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam 9

1.1.5 Tình hình phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên 9

1.2 Các nghiên cứu về chất lượng nước mặt khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam 14

1.2.1 ðặc trưng nước thải công nghiệp 14

1.2.2 Chất lượng môi trường nước mặt ở một số khu, cụm công nghiệp 17

1.2.3 Chất lượng môi trường nước mặt ở một số khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên 18

1.2.4 Các biện pháp xử lý nước thải công nghiệp 20


1.3 Các nghiên cứu về chất lượng không khí khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam 23

1.3.1 ðặc trưng khí thải công nghiệp 24

1.3.2 Ô nhiễm không khí tại một số khu, cụm công nghiệp 25

1.3.3 Chất lượng môi trường không khí ở một số khu, cụm công nghiệp tỉnh
Hưng Yên 27

1.3.4. Giải pháp xử lý khí thải khu công nghiệp 28


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

Chương 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 32

2.2. Nội dung nghiên cứu 32

2.3. Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 32

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực ñịa và kiểm kê nguồn thải 33

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu 34

2.3.4 Phương pháp phân tích 39


2.3.5 Phương pháp so sánh, ñánh giá 40

2.3.6 Xử lý số liệu 40

Chương 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41

3.1 ðiều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 41

3.1.1 Vị tria ñịa lý 41

3.1.2 ðặc ñiểm ñịa hình 42

3.1.3 ðặc ñiểm khí hậu 42

3.1.4 Thủy văn, thủy lợi 44

3.2 ðặc ñiểm khu công nghiệp Như Quỳnh 45

3.2.1 ðặc thù khu công nghiệp Như Quỳnh 45

3.2.2 Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp 45

3.2.3 Các ngành sản xuất ở khu công nghiệp Như Quỳnh 46

3.2.4 Tình hình xử lý chất thải tại khu công nghiệp Như Quỳnh 48

3.2.5 Công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Như Quỳnh 49

3.3 ðánh giá chất lượng nước khu vực nghiên cứu từ tháng 8/2013 ÷ tháng 2/2014 52


3.3.1 Các áp lực chính ảnh hưởng ñến chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu 52

3.3.2. Cảm quan chất lượng nước khu vực nghiên cứu 56

3.3.3. Chất lượng nước phân tích khu vực nghiên cứu từ tháng 8/2013 ÷ 2/2014 60

3.4 Chất lượng không khí khu vực nghiên cứu 77

3.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng không khí khu vực nghiên cứu 77

3.4.2 Kết quả phân tích chất lượng không khí từ tháng 3 ÷ 11/2013 77

3.4.3 Diễn biến chất lượng môi trường không khí từ năm 2012 - 2013 79


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

3.5 ðề xuất một số giải pháp 83

3.5.1 Những vấn ñề tồn tại trong công tác quản lý môi trường ở khu công nghiệp
Như Quỳnh 83

3.5.2 Một số giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp Như Quỳnh 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Xu hướng phát triển các khu công nghiệp thời kỳ 1991 – 2012 6
Bảng 1.2: Số dự án và vốn ñầu tư vào các khu công nghiệp 7
Bảng 1.3: Số lượng và tổng diện tích các khu công nghiệp ñã thành lập tính ñến
hết năm 2010 phân theo vùng lãnh thổ 8
Bảng 1.4: Tình hình thu hút ñầu tư của các khu công nghiệp 12
Bảng 1.5: Doanh thu của các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên 12
Bảng 1.6: Ước lượng nước thải các vùng kinh tế trong cả nước 15
Bảng 1.7: Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTð năm 2009 15
Bảng 1.8: ðặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp 16
Bảng 1.9: Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm 24
Bảng 1.10: Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công
nghiệp thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTð năm 2009 25
Bảng 2.1: Các vị trí lấy mẫu nước khu vực khu công nghiệp Như Quỳnh 35
Bảng 2.2 : Vị trí lấy mẫu không khí khu vực nghiên cứu 37
Bảng 2.3: Các phương pháp phân tích nước 39
Bảng 2.4: Các phương pháp phân tích và thiết bị sử dụng 40
Bảng 3.1: Các ngành sản xuất và tên một số cơ sở sản xuất lớn 47
Bảng 3.2: Lưu lượng xả thải của một số nhà máy ở KCN Như Quỳnh 52
Bảng 3.3: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt gây áp lực hệ thống kênh mương
trên ñịa bàn khu công nghiệp 54
Bảng 3.4: Ước tính hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu
công nghiệp Như Quỳnh năm 2013 54
Bảng 3.5: Ước tính hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước chảy tràn tại KCN
Như Quỳnh năm 2013 55
Bảng 3.6: Các áp lực ảnh hưởng tới chất lượng nước các mẫu 56

Bảng 3.7: Cảm quan chất lượng nước khu vực nghiên cứu 57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

Bảng 3.8: Kết quả quan trắc môi trường nước mặt KCN Như Quỳnh tháng
8/2013 61
Bảng 3.9: Kết quả quan trắc môi trường nước mặt KCN Như Quỳnh tháng
10/2013 63
Bảng 3.10: Kết quả quan trắc môi trường nước mặt KCN Như Quỳnh tháng
12/2013 65
Bảng 3.11: Kết quả quan trắc môi trường nước mặt KCN Như Quỳnh tháng
2/2014 67
Bảng 3.12: Kết quả phân tích kim loại nặng của các mẫu nước từ tháng 8/2013 ÷
tháng 2/2014 69
Bảng 3.13: Số giá trị không ñạt chuẩn QCVN của một số thông số trong nước
mặt khu công nghiệp Như Quỳnh 72
Bảng 3.14: Giá trị pH trong mẫu nước trên mương dọc quốc lộ 5 và kênh Dài . 73
Bảng 3.15: Hàm lượng DO trong các mẫu nước lấy trên mương dọc ñường quốc
lộ 5 và kênh Dài…………………………………………………………… …74
Bảng 3.16: Hàm lượng Fe
tổng số
và TDS trên mương dọc quốc lộ 5 và kênh Dài 76
Bảng 3.17: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng không khí khu vực
nghiên cứu từ tháng 3 ÷ 11/2013 78
Bảng 3.18: Nồng ñộ SO
2
trong không khí khu công nghiệp Như Quỳnh giai ñoạn
2012 – 2013 81
Bảng 3.19: Nồng ñộ NO
2

trong không khí khu công nghiệp Như Quỳnh giai
ñoạn 2012 – 2013 81
Bảng 3.20: Nồng ñộ CO trong không khí khu công nghiệp 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ ñồ vị trí lẫy mẫu khu vực nghiên cứu 38
Hình 3.1: Vị trí khu công nghiệp Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên 41
Hình 3.2: Nhiệt ñộ trung bình tháng tại khu vực nghiên cứu 42
Hình 3.3: Lượng mưa và lượng bốc hơi trung bình tháng của khu vực nghiên cứu. 43
Hình 3.4: Vị trí lấy mẫu N2 59
Hình 3.5: Vị trí lấy mẫu N7 59
Hình 3.6: Vị trí lấy mẫu N6 59
Hình 3.7: Vị trí lấy mẫu N8 59
Hình 3.8: Diễn biến N-NH
4
+
trong mẫu nước lấy trên mương 75
Hình 3.9: Diễn biến P-PO
4
3-
trong mẫu nước lấy trên mương 75
Hình 3.10: Diễn biến COD trong mẫu nước lấy trên mương 75
Hình 3.11: Diễn biến nồng ñộ TSP trong không khí khu công nghiệp Như Quỳnh
giai ñoạn 2012 – 2013 80




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
CCN : Cụm công nghiệp
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Lượng oxy hòa tan
ðBSCL : ðồng bằng sông Cửu Long
FAO : Tổ chức Nông lương thế giới
FDI : ðầu tư trực tiếp nước ngoài
KCN : Khu công nghiêp
KLN : Kim loại nặng
KTTð : Kinh tế trọng ñiểm
m
3
/ng.ñ : m
3
/ngày ñêm
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
SS : Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS : Tổng chất rắn hòa tan
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
TSP : Bụi lơ lửng
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
UBND : Uỷ ban nhân dân
WB : Ngân hàng thế giới
WHO : Tổ chức y tế thế giới

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết
Hiện nay, nước ta ñang trong quá trình công nghiệp hoá hiện ñại hoá ñất
nước. Hàng loạt khu công nghiệp (KCN) tập trung ñược xây dựng và ñi vào hoạt
ñộng. Theo thống kê của Bộ kế hoạch và ñầu tư, ñến tháng 6/2012 cả nước có
334 KCN ñã ñược phê duyệt thành lập, trong ñó có 232 KCN ñã ñi vào hoạt
ñộng và 102 KCN ñang trong giai ñoạn ñền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng
cơ bản (Phương Ly, 2013). Việc xây dựng, phát triển các KCN là một hướng ñi
ñúng ñắn không những tạo ra các khu kinh tế phát triển ñều khắp trên cả nước,
mà còn tạo nên ñộng lực ñưa Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện ñại vào năm 2020.
Tuy nhiên, bên cạnh những ñóng góp tích cực, quá trình phát triển công
nghiệp nói chung và hệ thống các KCN nói riêng ở Việt Nam ñang tạo ra nhiều
thách thức lớn về ô nhiễm môi trường, ñặc biệt môi trường nước và không khí. Ô
nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trong những năm gần ñây là rất
lớn, tốc ñộ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực
khác. Tính ñến tháng 6/2012, có khoảng 62% các KCN ñã xây dựng hệ thống xử
lý nước thải tập trung nhưng các công trình này hoạt ñộng nhưng hiệu quả không
cao, dẫn ñến tình trạng 75% nước thải KCN thải ra ngoài với lượng ô nhiễm cao
(Phương Ly, 2013).

Ô nhiễm môi trường không khí, thường chủ yếu tập trung tại các KCN cũ,
do các KCN này ñang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa ñược ñầu tư
hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại các
KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO

2
, SO
2
và tiếng ồn.
Nằm trên quốc lộ 5 nối Hà Nội – Hải Phòng, với quy mô 100ha, Như Quỳnh
là một trong những KCN lớn của tỉnh Hưng Yên trong giai ñoạn thí ñiểm phát
triển các KCN cả nước. Tuy nhiên, trong ñiều kiện hiện nay, KCN chưa ñược quy
hoạch lại ñể hoạt ñộng theo quy chế ban quản lý mới. Nên KCN Như Quỳnh thực
chất chỉ là cụm công nghiệp, không có ban quản lý, nhưng theo thói quen nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

Như Quỳnh vẫn ñược gọi là KCN. Do ñó, việc xử lý chất thải ở các nhà máy ở
KCN chưa ñược kiểm soát chặt chẽ, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Xuất phát từ thực tế ñó, em xin tiến hành thực hiện ñề tài “ðánh giá chất
lượng môi trường nước mặt và không khí khu công nghiệp Như Quỳnh, Văn
Lâm, Hưng Yên”, từ ñó ñưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tác ñộng tiêu cực
của KCN Như Quỳnh ñến môi trường nước mặt và không khí.
2. Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá chất lượng nước mặt và không khí khu vực KCN Như Quỳnh –
Hưng Yên.
- ðề xuất một số giải pháp ñể hạn chế sự suy giảm chất lượng nước và
không khí KCN Như Quỳnh.
3. Yêu cầu ñề tài
- Số liệu thu thập ñảm bảo chính xác.
- Xác ñịnh ñược mức ñộ ảnh hưởng ñến môi trường của hoạt ñộng KCN.
- Từ ñó có những nhận xét, ñánh giá và ñề xuất phản ánh khắc phục, giảm nhẹ
có tính khoa học, phù hợp với ñiều kiện của ñịa phương.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Sự hình thành và phát triển khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam
1.1.1 Một số khái niệm chung
Những thập niên gần ñây, nhiều nước trên thế giới, ñặc biệt là những nước
ñang phát triển ở ðông Nam Á và ðông Bắc Á ñã có những chính sách mở cửa
kinh tế, ưu tiên thu hút các nhà ñầu tư nước ngoài và trong nước vào sản xuất
hàng xuất khẩu, tăng tiềm lực cho nền kinh tế.
Một trong những cách thức các nước ñã làm là dành riêng những khu vực
sản xuất, thương mai… hoạt ñộng theo những quy chế. Những khu vực này có
quy mô và tên gọi khác nhau như khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế tự
do hoặc ñặc khu kinh tế. Như vậy, khu công nghiệp là loại hình kinh tế tự do
mang tính chất công nghiệp, bao gồm các loại hình sau:
- Theo Nghị ñịnh số 29/2008/Nð-CP: khu công nghiệp (KCN) là khu chuyên
sản xuất hàng hoá công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,
có ranh giới ñịa lý xác ñịnh, ñược thành lập theo ñiều kiện, trình tự và thủ tục quy
ñịnh.
- Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hang xuất khẩu, thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt ñộng xuất khẩu, có ranh giới ñịa lý xác
ñịnh, ñược thành lập theo ñiều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng ñối với KCN
(Nghị ñịnh số 29/2008/Nð-CP).
KCN, khu chế xuất ñược gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy
ñịnh cụ thể.
- Cụm công nghiệp là một dạng công nghiệp nhưng có quy mô nhỏ do
chính quyền ñịa phương phê duyệt, cấp phép và quản lý. (Bộ TNMT, 2009)
- ðiểm công nghiệp là một dạng công nghiệp tập trung mới xuất hiện gần
ñây do sự phát triển bùng phát các làng nghề. ðiểm công nghiệp có quy mô nhỏ

từ vài chục ha trở xuống, ñược chính quyền ñịa phương phê duyệt và cấp phép.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

KCN của một tỉnh, thành phố thuộc quản lý hành chính của ban quản lý
KCN cấp tỉnh. Ban quản lý ñược Bộ kế hoạch và ñầu tư phân cấp thực hiện việc
cấp, ñiều chỉnh, bổ sung, thu hồi giấy phép ñầu tư vào KCN theo Luật ðầu tư.
Các loại hình doanh nghiệp ñầu tư trong KCN: doanh nghiệp Việt Nam
thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài, các bên
tham gia hợp ñồng hợp tác kinh doanh theo Luật ðầu tư tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp này có thể hoạt ñộng trong lĩnh vực xây dựng, khai thác
hạ tầng, hoạt ñộng sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hay bán ra thị trường nội
ñịa, cung ứng các dịch vụ công nghiệp và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
KCN với tư cách là một khu vực hội tụ nhiều nhà máy công nghiệp ñã hình
thành ở Việt Nam từ lâu. Ở Hà Nội từ những năm 1960 ñã thành lập các KCN ở
Thượng ðình, Văn ðiển - Pháp Vân, Cầu Bươu – Giáp Bát, Trương ðịnh, Minh
Khai – Vĩnh Tuy – Mai ðộng, ðức Giang – Cầu ðuống… Ở miền Nam dưới chế
ñộ cũ, một số KCN (hay khu kỹ nghệ theo cách gọi thời ñó) ñã ñược thành lập
như An Hòa (Quảng Nam), Biên Hòa (ðồng Nai), Khánh Hòa (ðà Nẵng)… Các
KCN này thiếu hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ, thiếu hệ thống xử lý
nước thải và chất rắn, xen lẫn khu dân cư,… Chúng ñơn giản là những nơi ñặt
các nhà máy công nghiệp mà không có hỗ trợ hay ưu ñãi gì, không có người quản
lý. (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Từ khi ñổi mới, Việt Nam bắt ñầu thu hút ñầu tư trực tiếp nước ngoài. Một
trong những biện pháp thu hút ñầu tư là thành lập các KCN, tại ñó các doanh
nghiệp ñược hưởng những ưu ñãi về hỗ trợ kết cấu hạ tầng cũng các ưu ñãi tài
chính. KCX Tân Thuận thành lập tháng 11/1991 là khu chế xuất ñầu tiên của cả
nước. Năm 1992, khu chế xuất Linh Trung I ñược thành lập. Cả 2 khu này ñều ở
thành phố Hồ Chí Minh ñể khai thác lợi thế nguồn lực và kết cấu hạ tầng giao

thông (ñường xá, sân bay, cảng) (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Giai ñoạn 1991 – 1994 có thể gọi là giai ñoạn thí ñiểm phát triển các KCN,
vì giai ñoạn này không có cơ sở pháp lý nào hậu thuẫn cho việc phát triển các
KCN, cũng không có quy ñịnh minh bạch nào về thế nào là một KCN. Cả giai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

ñoạn này có thêm 5 KCN mới ñược thành lập: 2 khu ở Hà Nội (Hà Nội, Thăng
Long), 1 khu ở Hải Phòng (Nomura – Hải Phòng), một khu ở ðà Nẵng (KCN ðà
Nẵng), 1 khu ở ðồng Nai (Amarta). (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Tháng 12/1994, Chính phủ ra Nghị quyết số 192/NQ-CP banh hành quy chế
KCN. Nó tạo cơ sở pháp lý cho hoạt ñộng của các nhà ñầu tư thứ cấp (doanh
nghiệp thuê ñất), nhà ñầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN và các cơ quan chủ
quản (chính quyền). Từ ñó, các KCN ñược thành lập nhiều hơn. (Nguyễn Bình
Giang, 2012).
Giai ñoạn 1995 – 1997, cả nước có thêm 40 KCN mới ñược thành lập, nhiều gấp
8 lần trong giai ñoạn thí ñiểm. Phần lớn các KCN thành lập trong giai ñoạn này ở các
tỉnh phía Nam, nhất là ở Bình Dương và ðồng Nai. (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị ñinh số 29/2008/Nð-CP quy ñịnh
thành lập, hoạt ñộng, chính sách và quản lý nhà nước ñối với KCN, KCX và
KKT, trong ñó quy ñịnh thống nhất hoạt ñộng của KCN trên các lĩnh vực theo
hướng ñẩy mạnh phân cấp quản lý cho Ban quản lý các KCN. Nghị ñịnh ñã góp
phần ñổi mới sâu sắc về thể chế, môi trường ñầu tư kinh doanh cung quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhờ ñó,
năm 2008, có thêm 48 dự án ñầu tư phát triển kế cấu hạ tầng KCN ñược giấy
chứng nhận ñầu tư, thành lập 44 KCN mới với tổng diện tích ñất tự nhiên
15.675,6 ha (tăng 73% so với năm 2007) và mở rộng 8 KCN với tổng diện tích
ñất tự nhiên là 2.810,8 (tăng 41,1% so với năm 2007). (Bộ TNMT, 2009)
Theo thống kê của Bộ kế hoạch và ñầu tư, tính ñến tháng 6/2012, cả nước
có 334 KCN ñã ñược phê duyệt thành lập với tổng diện tích ñất tự nhiên là

90.900 ha, trong ñó có 232 KCN ñã ñi vào hoạt ñộng và 102 KCN ñang trong
giai ñoạn ñền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Vùng kinh tế trọng
ñiểm (KTTð) miền Nam có 159 KCN, chiếm gần 50% tổng số KCN trên cả
nước. Tính ñến tháng 12/2012, cả nước có 179 KCN ñi vào hoạt ñộng. (Phương
Ly, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

Bảng 1.1: Xu hướng phát triển các khu công nghiệp thời kỳ 1991 – 2012
Chỉ tiêu
Năm
1991 1995 2000 2005 2010
Tháng
6/2012
Số KCN 1 12 65 131 260 334
Diện tích
(ha)
300 2.360 11.964 26.986 71.394 90.900
Nguồn: Bộ TNMT (2009) & Phương Ly (2013)
Tỷ lệ lấp ñầy (tỷ lệ diện tích cho thuê so với diện tích ñất công nghiệp có
thể cho thuê) ñối với các KCN ñã ñi vào hoạt ñộng ñạt bình quân 65%, trong ñó:
77 KCN có tỷ lệ lấp ñầy thấp hơn tỷ lệ bình quân; hơn 100 khu có tỷ lệ lấp ñầy
cao hơn mức bình quân; 41 khu ñã cho thuê hết diện tích ñất công nghiệp, nghĩa
là tỷ lệ lấp ñầy ñã ñạt 100% trở lên. (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Trong quá trình phát triển, các KCN ñã có nhiều ñóng góp quan trọng vào
những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta; ñã và ñang là nhân tố
quan trọng thúc ñẩy tăng trưởng công nghiệp; tăng khả năng thu hút vốn ñầu tư
trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp; nhận chuyển giao công nghệ
mới, ñẩy mạnh sản xuất tăng nguồn hàng xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập cho
người lao ñộng; việc phát triển KCN theo quy hoạch ñã tránh ñược sự phát triển

tự phát, phân tán, tiết kiệm ñược ñất và sử dụng hiệu quả vốn ñầu tư phát triển hạ
tầng, ñặc biệt là góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải
công nghiệp gây ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

Bảng 1.2: Số dự án và vốn ñầu tư vào các khu công nghiệp
năm 2006, 2007, 2008 và 2010
Nội dung Năm 2006 Năm 2007

Năm 2008 Năm 2010

Tổng số dự án nước ngoài
2.433 3.020 3.564 3.960
Số dự án nước ngoài mới mở 356 605 540 396
Tổng số vốn ñầu tư nước
ngoài cấp mới (tỷ USD)
4,34 4,81 10,45 53,6
Tổng dự án trong nước
2.623 3.070 3.588 4.380
Số dự án trong nước mới mở
300 468 524 792
Tổng vốn ñầu tư trong nước
(tỷ ñồng)
15 41 (*) 59,3 (*) 336.100
Ghi chú: * bao gồm cả vốn xin tăng thêm
Nguồn: Bộ TNMT (2009) và Nguyễn Bình Giang (2012)
Cùng với sự phát triển của các KCN, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cảng biển, hệ
thống ñiện, ñường, trường, trạm… tại các khu vực này cũng phát triển nhanh chóng.
Thời gian gần ñây, bên cạnh các KCN thu hút nhiều doanh nghiệp, thì các

cụm công nghiệp (CCN) cũng ñang dần hình thành .Tính ñến tháng 9/2012, cả
nước có khoảng 878 CCN do ñịa phương thành lập. (CPV, 2013). CCN tạo ñiều
kiện ñầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp. ðồng thời, các
CCN tạo ñiều kiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong các làng nghề
ra khỏi khu vực dân cư, ñô thị, bước ñầu khẳng ñịnh hiệu quả, góp phần tích cực
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng tầm cạnh tranh về môi trường ñầu tư.
Năm 2012, CCN trong cả nước ñã thu hút ñược trên 7300 dự án ñầu tư, với
lượng vốn ñăng ký ñầu tư trên 112.000 tỷ ñồng; tạo ra trên 460 nghìn việc làm,
tuy nhiên tỷ lệ lấp ñầy bình quân của CCN trên cả nước chỉ khoảng 50%. (TT-
ðT (AIP), 2013)
Như vậy, trong những năm gần ñây, số lượng KCN, CCN ở nước ta tăng
với tốc ñộ khá nhanh. KCN, CCN với vai trò, tiềm năng, sức hút ñầu tư,… thực
sự có những ñóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

1.1.3 Sự phân bố khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam
Tính ñến hết năm 2010, cả nước ñã có 173 KCN ñi vào hoạt ñộng với tổng
diện tích ñất tự nhiên 43.718 ha. Tính bình quân, mỗi KCN rộng xấp xỉ 253 ha.
Các KCN này phân bố ở 56 tỉnh thành. Ngoài ra còn có 87 khu ñã ñược thành lập
nhưng ñang ở giai ñoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tính cả khu ñã
thành lập nhưng chưa hoạt ñộng, cả nước có 57 tỉnh thành có KCN. Các KCN ñã
cho thuê ñược 21.000 ha ñất công nghiệp, ñạt 46% tổng diện tích ñất công nghiệp
có thể cho thuê. Nếu tính riêng các khu ñã ñi vào hoạt ñộng, tỷ lệ này lên tới
65%. (Nguyễn Bình Giang, 2012)
Vùng KTTð phía Nam dẫn ñầu cả nước về phát triển KCN, ñã thành lập tới
124 khu, chiếm 48% tổng số KCN của cả nước. Vùng KTTð Bắc Bộ ñã thành
lập 52 KCN, vùng KTTðTrung Bộ ñã thành lập 23 KCN, vùng KTTð vùng
ñồng bằng song Cửu Long ñã thành lập 10 KCN. (Nguyễn Bình Giang, 2012)

Các tỉnh, thành phố có nhiều KCN nhất là ðồng Nai (28 KCN), Bình
Dương (27 KCN), thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (mỗi ñịa phương 16 KCN).
Một số tỉnh không nằm trong vùng KTTð nhưng ñã thành lập ñược khá nhiều
KCN như Bắc Giang (5 KCN), Hà Nam (4 KCN), Thái Bình (5 KCN), Thanh
Hóa (4 KCN). (Nguyễn Bình Giang, 2012)
Bảng 1.3: Số lượng và tổng diện tích các khu công nghiệp ñã thành lập tính
ñến hết năm 2010 phân theo vùng lãnh thổ
Vùng Số lượng KCN Tổng diện tích (ha)
ðồng bằng sông Hồng 66 15.031
Trung du miền núi Bắc Bộ 16 2.478
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 39 9.256
Tây Nguyên 8 1.261
ðông Nam Bộ 88 33.290
ðồng bằng sông Cửu Long 43 10.078
Cả nước 260 71.394
Nguồn: Nguyễn Bình Giang (2012)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

1.1.4 ðịnh hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Theo Quyết ñịnh số 1107/Qð-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
các KCN ở Việt Nam ñến năm 2015 và ñịnh hướng ñến năm 2020, ngày
21/8/2006 với mục tiêu phát triển KCN Việt Nam là: hình thành hệ thống các
KCN chủ ñạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, ñồng thời
hình thành các KCN có quy mô hợp lý ñể tạo ñiều kiện phát triển công nghiệp,
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những ñịa phương có tỷ trọng công nghiệp
trong GDP thấp.
- Giai ñoạn ñến năm 2015
ðầu tư ñồng bộ ñể hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách có
chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 – 25.000 ha; nâng

tổng diện tích các KCN ñến năm 2015 khoảng 65.000 – 70.000 ha. Phấn ñấu tỷ lệ
lấp ñầy các KCN bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.
Có các biện pháp, chính sách chuyển ñổi cơ cấu các ngành công nghiệp
trong các KCN ñã và ñang xây dựng theo hướng hiện ñại hoá phù hợp với tính
chất và ñặc thù của các ñịa bàn lãnh thổ.
Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở
những khu vực tập trung các KCN tại các vùng kinh tế trọng ñiểm.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ñầu tư vào các KCN,
phấn ñấu thu hút thêm khoảng 6.500 – 6.800 dự án với tổng vốn ñầu tư ñăng ký
khoảng 36 – 39 tỷ USD, trong ñó vốn ñầu tư thiện hiện khoảng 50%
- Giai ñoạn ñến năm 2020
Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích dự trữ cho xây dựng KCN.
Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên lãnh thổ với tổng diện tích các
KCN ñạt khoảng 80.000 vào năm 2020.
Quản lý, chuyển ñổi cơ cấu ñầu tư phát triển các KCN ñã ñược thành lập
theo hướng ñồng bộ hoá.
1.1.5 Tình hình phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là một trong những tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh
nhất của miền Bắc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

Khi tái lập tỉnh năm 1997, trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Hưng Yên thời kỳ 1997-2000 ñã ñịnh hướng xây dựng quy hoạch 06
KCN (Nguyễn Hằng, 2013). Một số KCN ñã có nhiều dự án vào ñầu tư nhưng
chưa ñược ñầu tư hệ thống hạ tầng chung, nhất là hệ thống cấp nước, thu gom xử
lý nước thải và không ñược quản lý theo quy chế KCN.
Năm 2003, trong quy hoạch cả nước, KCN Phố Nối A là KCN ñầu tiên có
nhà ñầu tư ñăng ký ñầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng. Năm 2004, KCN Phố
Nối B ñược thành lập. Trên cơ sở ñó, UBND tỉnh Hưng Yên ñã trình Thủ tướng

Chính phủ cho phép thành lập 02 KCN này. (Nguyễn Hằng, 2013)
Trong các năm 2006-2007, tỉnh Hưng Yên ñược bổ sung 04 KCN vào Quy
hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước là KCN Minh ðức, KCN Vĩnh Khúc,
KCN Thị xã Hưng Yên, KCN Minh Quang, và mở rộng KCN Phố Nối B ñể tiếp
nhận dự án ñầu tư hạ tầng KCN Thăng Long II. (Nguyễn Hằng, 2013).
Năm 2008, UBND tỉnh ñã chỉ ñạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên
phối hợp với các sở ngành, ñịa phương lập ðề án ñiều chỉnh bổ sung quy hoạch
phát triển các KCN trên ñịa bàn tỉnh ñến năm 2020. Trên cơ sở ðề án, UBND
tỉnh ñã trình Thủ tướng Chính phủ ñiều chỉnh, bổ sung một số KCN vào Danh
mục Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước. ðến nay, trên ñịa bàn tỉnh
có 13 KCN với tổng diện tích 3.685 ha ñã ñược Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
ñưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN ở Việt Nam ñịnh hướng ñến
năm 2020. Tính ñến hết năm 2010, ñất KCN của tỉnh là 1.134,81 ha với 4 KCN
ñã ñi vào hoạt ñộng. (Nguyễn Hằng, 2013).
Thời gian gần ñây, bên cạnh các KCN thu hút nhiều doanh nghiệp, thì các
CCN cũng ñang dần hình thành, tạo ñiều kiện ñầu tư, mở rộng và phát triển sản
xuất cho các doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương, trên ñịa
bàn tỉnh ngoài 2 huyện Ân Thi và Mỹ Hào chưa có CCN, thì các huyện còn lại
ñược thành lập tổng số 12 cụm với tổng diện tích 410 ha. Tuy nhiên, các CCN
ñược ñầu tư xây dựng trên ñịa bàn tỉnh hiện còn mang tính tự phát, thiếu ñồng bộ,
quy mô diện tích nhỏ nên chưa thuận lợi trong bố trí mặt bằng sản xuất cho các
doanh nghiệp cũng như thu hút ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. (Lệ Thu, 2012)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

Các KCN, CCN trên ñịa bàn tỉnh ñóng góp tích cực thúc ñẩy kinh tế - xã
hội phát triển, chuyển dịch cơ cấu lao ñộng, cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho
ngân sách tỉnh.
- Về việc thu hút ñầu tư: Với ñầy ñủ hạ tầng kỹ thuật ñồng bộ, hiện ñại và
vị trí ñắc ñịa, các KCN, CCN tỉnh Hưng Yên có lợi thế và sức hấp dẫn lớn trong

thu hút ñầu tư, nhất là các dự án ñầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Số lượng dự
án ñầu tư vào các KCN, CCN tăng lên nhanh chóng.
Theo ban quản lý KCN (2013), năm 2003, các KCN trên ñịa bàn tỉnh chỉ có 30
dự án ñầu tư ñã ñược UBND tỉnh cấp phép và trực tiếp cho thuê ñất, trong ñó 24 dự
án có vốn ñầu tư trong nước và 6 dự án có vốn ñầu tư nước ngoài với tổng vốn ñầu
tư ñăng ký là 24,8 triệu USD và hơn 1.500 tỷ ñồng.
Tính ñến hết 31/5/2011, các KCN của tỉnh Hưng Yên thu hút ñược 164 dự án
(chiếm 18,48% tổng số dự án ñầu tư trên ñịa bàn tỉnh) gồm 89 dự án trong nước và
75 dự án có vốn ñầu tư nước ngoài, với tổng vốn ñăng ký ñầu tư là 8.250,29 tỷ
ñồng và 983,41 triệu USD với trên 19.500 lao ñộng từ 129 dự án ñã hoạt ñộng.
Tổng diện tích ñất công nghiệp ñã cho thuê là 328 ha (Bùi Thế Cử, 2011).
Tính ñến hết năm 2012, các KCN trên ñịa bàn tỉnh ñã tiếp nhận ñược 190
dự án ñầu tư, trong ñó 100 dự án có vốn ñầu tư nước ngoài và 90 dự án ñầu tư
trong nước, với tổng vốn ñầu tư ñăng ký là 1.656 triệu USD và 8.257 tỷ ñồng.
(Ngô San, 2013).

Tháng 9/ 2013, tại các KCN trên ñịa bàn tỉnh có 203 dự án ñầu tư, trong ñó
có 110 dự án FDI và 93 dự án có vốn ñầu tư trong nước với tổng số vốn ñầu tư
ñăng ký là trên 1.656 tỷ USD và 8.500 tỷ ñồng. Trong số 15 quốc gia và vùng
lãnh thổ có dự án FDI ñăng ký vào các KCN, Nhật Bản là quốc gia ñầu tư lớn
nhất với 69 dự án, tổng vốn ñăng ký trên 1,4 tỷ USD (chiếm 62% về số lượng dự
án và chiếm 81% tổng vốn FDI ñăng ký trong các KCN); ñứng thứ hai là Hàn
Quốc với 27 dự án, tổng vốn ñăng ký 175 triệu USD (chiếm 25% về số lượng dự
án và 10% tổng vốn FDI trong các KCN); còn lại là Anh, Mỹ, Ý, Hà Lan, Trung
Quốc, Thái Lan…(Nguyễn Hằng, 2013)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

Bảng 1.4: Tình hình thu hút ñầu tư của các khu công nghiệp

tỉnh Hưng Yên giai ñoạn 2011-2013
Thời ñiểm
Trong nước Nước ngoài
Dự án ñầu tư
Vốn ñăng ký
(tỷ ñồng)
Dự án ñầu tư
Vốn ñăng ký
(triệu USD)
31/12/2003 24 1.500 6 24,8
31/05/2011 89 8.250,29 75 983,41
31/12/2012 90 8.257 100 1.150
04/09/2013 93 7.000 110 1.656
Nguồn: Tổng hợp từ Bùi Thế Cử( 2011), Ngô San (2013), Nguyễn Hằng (2013)
và Theo ban quản lý KCN tỉnh Hưng Yên (2011)
Các dự án ñầu tư trong các KCN tập trung chủ yếu trong những lĩnh vực:
sản xuất, gia công các sản phẩm ñiện, ñiện tử; sản xuất thép và các sản phẩm từ
thép; cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác; sản xuất lắp ráp ô tô xe máy; sản xuất chế
biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; may mặc
- Doanh thu
Theo ban quản lý KCN tỉnh Hưng Yên (2011), doanh thu của KCN năm 2010
ñạt khoảng 292 triệu USD và 14.056 tỷ ñồng; ñóng góp vào ngân sách nhà nước
khoảng 8,5 triệu USD và 455 tỷ ñồng.
Năm 2011, tổng doanh thu của các dự án trong nước tại các KCN ñạt hơn
12,7 nghìn tỷ ñồng, của các dự án FDI hơn 433,8 triệu USD. Giá trị xuất khẩu
của các dự án trong nước hơn 130 tỷ ñồng và của các dự án FDI hơn 189 triệu ñô
la Mỹ. Các dự án trong nước nộp ngân sách nhà nước tỉnh hơn 449 tỷ ñồng và
FDI ñạt hơn 11 triệu ñô la Mỹ. (Báo Hưng Yên, 2012)
Bảng 1.5: Doanh thu của các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
Dự án

Năm
2010 2011
Dự án trong nước (tỷ ñồng) 14.056 12.700
Dự án nước ngoài (triệu USD) 292 433,8
Nguồn: Tổng hợp từ ban quản lý KCN tỉnh Hưng Yên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

- Về việc làm: Năm 2011, các dự án trong KCN ñi vào hoạt ñộng ñã giải
quyết việc làm ổn ñịnh cho khoảng 19.500 lao ñộng, trong ñó có khoảng 11.000
lao ñộng là người ñịa phương (ThS. Bùi Thế Cử, 2011). Năm 2012, khoảng
22.000 lao ñộng làm việc tại các KCN trên ñịa bàn tỉnh với mức thu nhập bình
quân khoảng 3 triệu ñồng/người/tháng. (Báo Hưng Yên, 2012)
ðến tháng 10/2013, có khoảng 28.000 lao ñộng ñang làm việc tại các
doanh nghiệp trong KCN, trong ñó KCN Phố Nối A có khoảng 18.000 người,
KCN Thăng Long II có khoảng 6.800 người, KCN Dệt may Phố Nối có khoảng
1.500 người và KCN Minh ðức có khoảng 2.000 người; lao ñộng người Hưng
Yên chiếm khoảng 70% tổng số lao ñộng. (Nguyễn ðình Cường, 2013).

Với mục tiêu tận dụng quỹ ñất, di dời, thu hút các cơ sở sản xuất, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia ñình ở ñịa phương vào ñầu tư sản
xuất, kinh doanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề tập trung, các dự
án ñầu tư tại các CCN ñã và ñang tạo việc làm ổn ñịnh cho hàng nghìn lao ñộng.
Một số CCN ñã và ñang khẳng ñịnh lợi thế trong việc góp phần duy trì hoạt ñộng
các làng nghề truyền thống, giải quyết vấn ñề ô nhiễm môi trường làng nghề, tạo
việc làm cho người lao ñộng, thu hút ñầu tư khoa học công nghệ hiện ñại, kéo
theo sự phát triển các ngành dịch vụ, tăng thu ngân sách, góp phần nâng cao tốc
ñộ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HðH.

Quy hoạch xây dựng KCN, CCN tỉnh Hưng Yên

Ngày 17 tháng 02 năm 2012, UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết ñịnh số
268/Qð-UBND Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên ñến năm
2020, ñịnh hướng ñến năm 2030 và tầm nhìn ñến năm 2050.
- Về ñịnh hướng phát triển KCN: Các KCN tập trung chủ yếu ở phía Bắc
và phía ðông Bắc tỉnh, thuộc các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn
Giang, Khoái Châu và Ân Thi. Một số KCN ñược bố trí ở các huyện Kim ðộng
và Tiên Lữ nhằm khai thác thêm các yếu tố thuận lợi tại khu vực và ñáp ứng nhu
cầu giải quyết việc làm cho lao ñộng của các vùng này.
- Về cụm công nghiệp: Phát triển theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp
tỉnh Hưng Yên giai ñoạn 2010 - 2020 và ñịnh hướng ñến năm 2030 ñược phê duyệt;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

gồm 37 cụm công nghiệp, quy mô mỗi cụm khoảng 10 - 50ha, phân bố trên ñịa bàn
các huyện.
- Về ñịnh hướng hệ thống nước cấp ở vùng công nghiệp: Tổng nhu cầu cấp
nước cho KCN, cụm công nghiệp trọng ñiểm ñến ñến 2020 ≈ 28.000 m
3
/ng.ñ, năm
2030 ≈ 67.100 m
3
/ngñ, ñến năm 2050 ≈ 96.000 m
3
/ng.ñ. Những KCN chưa có hệ
thống cấp nước sử dụng nguồn nước từ các ñô thị lân cận. Những khu ñã có hệ thống
cấp nước sẽ cải tạo nâng cấp công suất phù hợp với sự phát triển của từng giai ñoạn.
- Về ñịnh hướng thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Tổng lượng nước
thải tại các vùng ñô thị, ñô thị hoá và các KCN tính ñến năm 2020 khoảng
113.800 m
3

/ng.ñ, ñến năm 2030 khoảng 175.200 m
3
/ng.ñ và ñến năm 2050
khoảng 261.000 m
3
/ng.ñ. ðối với các KCN phải xây dựng hệ thống thoát nước
thải riêng với nước mặt.
1.2 Các nghiên cứu về chất lượng nước mặt khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam
Bên cạnh những ñóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nói
chung và hệ thống các KCN, CCN nói riêng ở Việt Nam ñang tạo ra nhiều thách
thức lớn về ô nhiễm môi trường, ñặc biệt do nước thải và khí thải công nghiệp.
Theo ñánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô
nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Mỗi năm Việt Nam cũng thiệt
hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng ñồng vì ô nhiễm môi trường.
(Hoàng Văn Dụ, 2009)
1.2.1 ðặc trưng nước thải công nghiệp
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần ñây rất lớn. Tốc ñộ
gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh
vực trong toàn quốc.
Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực ðông Nam Bộ,
chiếm 49% tổng lượng thải các KCN trong cả nước; Trung du miền núi phía bắc
và Tây Nguyên phát sinh lượng ít nhất (mỗi vùng chiếm 2%). (Bộ TNMT, 2009)




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

Bảng 1.6: Ước lượng nước thải các vùng kinh tế trong cả nước
TT Khu vực Ước lượng nước thải (%)

1 ðồng bằng sông Hồng 26
2 Trung du miền núi phía bắc 2
3 Bắc trung Bộ và duyên hải miền trung 13
4 Tây Nguyên 2
5 ðông Nam Bộ 49
6 ðồng bằng sông Cửu Long 8
Nguồn: Bộ TNMT (2009)
Tổng lượng nước thải tại các KCN ñang hoạt ñộng tăng nhanh theo tốc ñộ
phát triển của các KCN. Năm 2009, ước tính tổng lượng nước thải của 4 vùng
KTTð là 640.936 m
3
/ng.ñ, năm 2013 là hơn 1 triệu m
3
/ng.ñ. (Bộ TNMT, 2009)
Bảng 1.7: Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTð năm 2009 (**)
TT Vùng KTTð
Lượng
nước thải
(m
3
/ng.ñ)
Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
TSS BOD COD
Tổng
N
Tổng P

1 Bắc Bộ 155.055 34.112 21.243 49.463 8.993 12.404
2 Miền Trung 58.808 12.937 8.057 18.760 3.411 4.705

3 Phía Nam 413.400 90.948 56.636 131.875 23.977 33.072
4
Vùng ðBSCL
(*)
13.700 3.014 1.877 4.370 795 1.096
Tổng cộng 640.936 141.011

87.813

204.468

37.176

51.277

Chú thích: (*) Không bao gồm tỉnh Kiên Giang, An Giang (năm 2009 chưa có
KCN nào ñi vào hoạt ñộng)
(**) Số liệu ước tính dựa vào hệ số phát thải theo diện tích ñất ñã sử dụng của các
KCN
Nguồn: Bộ TNMT (2009)

×