Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nâng cao khả năng ứng xử của hộ nông dân với lũ ống và lũ quét trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 147 trang )

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI



NGUYỄN TÂM NGỌC



NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN
VỚI LŨ ỐNG VÀ LŨ QUÉT TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TĨNH HÀ TĨNH



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRẦN ðÌNH THAO







HÀ NỘI, NĂM 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học hàm,
học vị nào. Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện khóa luận này ñã ñược cám
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2013
Tác giả



Nguyễn Tâm Ngọc















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ii

LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi ñã nhận ñược nhiều sự quan tâm và giúp ñỡ của các thầy, các cô gia ñình
và bè bạn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến TS. Trần ðình Thao, giảng viên
bộ môn phân tích ñịnh lượng, trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu, phân tích và tạo nhiều ñiều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong bộ môn Phân tích
ñịnh lượng, Kinh tế nông nghiệp và chính sách, bộ môn Kinh tế tài nguyên
môi trường, Bộ môn kinh tế, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực
hiện và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn thầy giáo, cô giáo và toàn thể bạn bè, ñồng
nghiệp, các phòng ban của UBND huyện Hương Khê, các xã Hương Lâm,
Phú Gia, Hương Liên và người thân ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2013
Tác giả



Nguyễn Tâm Ngọc




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH, ðỒ THỊ vi
PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ðối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Phạm vi nội dung 4
1.4.2 Phạm vi không gian 4
1.4.3 Phạm vi thời gian 4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Những vấn ñề về lũ lụt 5
2.1.2 Hạn chế rủi ro do lũ lụt gây ra 16
2.1.3 Ứng xử của hộ nông dân ñối với lũ ống và lũ quét 17
2.2 Cở sở thực tiễn 28
2.2.1 Những thiệt hại do lũ ống và lũ quét xảy trên thế giới 28
2.2.2 Các thiệt hại do lũ tiêu biểu ở Việt Nam 30
2.2.3 Kinh nghiệm phòng chống lũ ống và lũ quét của người dân và
chính quyền 33

PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 43
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv

3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 43
3.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên 43
3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế - xã hội 51
3.2 Phương pháp nghiên cứu 56
3.2.1. Khung phân tích 56
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 57
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 58
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 61
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 62
4.1 Thực trạng lũ ống và lũ quét tại huyện Hương Khê thời gian qua 62
4.1.1 Tình hình lũ ống và lũ quét tại huyện Hương Khê 62
4.1.2. Ảnh hưởng của lũ ống và lũ quét ñến cơ sở hạ tầng, sản xuất và
sinh kế của người dân 66
4.1.3. Một số nguyên nhân dẫn ñến lũ ống và lũ quét trên ñịa bàn 74
4.2 Ứng xử của các hộ nông dân huyện Hương Khê ñối với lũ ống
và lũ quét 77
4.2.1. Tổng quan về nhóm hộ ñiều tra 77
4.2.2. Ứng xử của người dân nhằm ñối phó với lũ ống và lũ quét 80
4.2.3. ðánh giá các ñiểm mạnh, ñiểm yếu trong ứng xử của hộ dân
với lũ ống và lũ quét 101
4.3 Giải pháp nâng cao khả năng ứng xử của các hộ nông dân với lũ ống
và lũ quét 11515
4.3.1. Một số giải pháp ngắn hạn 10715
4.3.2. Một số giải pháp dài hạn Error! Bookmark not defined.22
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1: Các ngưỡng mưa sinh lũ quét 9
Bảng 3.1. Thống kê diện tích ñất nông nghiệp của huyện Hương Khê 49
Bảng 3.2. Cơ cấu ñất phi nông nghiệp huyện Hương Khê 50
Bảng 4.1.Tình hình mưa lũ ở Huyện Hương Khê giai ñoạn 2010 - 2012 62
Bảng 4.2.Thiệt hại do lũ ống lũ quét trong giai ñoạn 2010 - 2012 68
Bảng 4.3.Thiệt hại do lũ ống lũ quét của nhóm hộ ñiều tra về người 70
Bảng 4.4.Thiệt hại về sản xuất do lũ ống lũ quét của nhóm hộ ñiều tra 71
Bảng 4.5a.Thiệt hại về sản xuất của nhóm hộ ít gặp phải lũ ống, lũ quét 72
Bảng 4.5b.Thiệt hại về sản xuất của nhóm hộ thường xuyên gặp phải lũ 73
Bảng 4.5c.Thiệt hại về sản xuất của nhóm hộ gặp phải lũ lụt ở mức bình thường 74
Bảng 4.6: ðộ che phủ của rừng huyện Hương Khê 76
Bảng 4.7. Một số thông tin chung của nhóm hộ ñiều tra 78
Bảng 4.8. Ứng xử trong nhận thức của người dân về lũ ống và lũ quét 81
Bảng 4.9. Nhận thức của riêng các nhóm hộ ñiều tra về lũ ống và lũ quét 82
Bảng 4.10 Ứng xử của người dân trong bảo vệ sản xuất 85
Bảng 4.11. Ứng xử của người dân bảo vệ sản xuất và hỗ trợ nhận ñược
90
Bảng 4.12.Ứng xử của người dân nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản 92
Bảng 4.13.Ứng xử của người dân nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản (tiếp) 94
Bảng 4.14.Ứng xử với cộng ñồng trước trong và sau lũ của các nhóm hộ 97
Bảng 4.15 ðánh giá của người dân về các biện pháp hạn chế tác ñộng do
lũ của chính quyền ñịa phương 100
Bảng 4.16.


Những mong muốn của hộ nhằm ứng xử với lũ tốt hơn 101




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ðỒ
STT TÊN HÌNH, BIỂU ðỒ TRANG
Hình 3.1: Vị trí huyện Hương Khê trong tỉnh Hà Tĩnh………………… …43
Hình 3.2: Nhiệt ñộ trung bình các tháng trong năm từ năm 2006 - 2010 47
Hình 3.3: Nhiệt ñộ trung bình năm từ năm 2006 ñến 2010 47
Hình 3.4: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm từ năm 2006 - 2010 47
Hình 3.5: Lượng mưa trung bình năm từ năm 2006 ñến 2010 47
Hình 3.6: Dân số trung bình huyện Hương Khê từ năm 2005 – 2010 51
Hình 3.7: Tỷ trọng dân số phân theo khu vực của huyện Hương Khê 51
Biểu ñồ 4.1. Lượng mưa trung bình qua các năm 2010, 2011, 2012 64
Biểu ñồ 4.2 Mức lũ qua các năm 2010, 2011, 2012 65
ðồ thị 4.3.Trình ñộ học vấn của nhóm hộ ñiều tra 79
Biểu ñồ 4.4. Kinh nghiệm của người dân về lũ ống và lũ quét 84
Hình 4.5. Thuyền bè và nhà cửa người dân vùng lũ 93
Biểu ñồ 4.6.Ứng xử của các nhóm hộ với cộng ñồng trong lũ 98
Hình 4.4.Mô hình chuồng trại chống lũ 117
Hình 4.5.Phương pháp dự trữ nước của người dân huyện Hương Sơn 121





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1

PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ

1.1 Tính cấp thiết
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên, gần như xẩy ra hàng năm. Lũ do
nước sông dâng cao trong mùa mưa. Lượng nước dâng cao xẩy ra trên một
con sông ở mức tạo thành lũ có thể xẩy ra một hoặc nhiều lần trong năm. Ở
miền Trung Việt Nam, với ñịa hình sông núi ngắn, dốc khiến cho lũ xẩy ra
nhiều và xuôi về hạ lưu với tốc ñộ lớn.
Cùng với sự thay ñổi của khí hậu toàn cầu và việc sử dụng ñất, khai
thác rừng, nước thiếu bền vững. Lũ lụt ngày càng xẩy ra nhiều hơn với quy
mô lớn, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và ñời sống của người dân. Lũ lụt xẩy
ra nhiều ở những nơi có sông suối nhiều, ñịa hình ngắn, dốc, và thường xuất
hiện ở các khu vực nhiệt ñới gió mùa, có lưu lượng nước lớn vào mùa mưa.
Lũ lụt hiện nay ñang xẩy ra với tần suất và mức ñộ nguy hiểm cao hơn nhiều
so với những năm trước ñây khiến cho nó trở thành một hiểm họa thực sự ñối
với con người.
Lũ lụt ñặc biệt là lũ ống và lũ quét thường xuyên xẩy ra tại các tỉnh
miền trung một số tỉnh miền bắc và ñồng bằng sông cửu Long. Lũ ống và lũ
quét ñã gây ra nhiều thiệt hại về tài sản, nhà cửa con người và ñặc biệt gây
nên những tổn thất nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp nước ta. Do những
vùng hay xảy ra lũ lụt lại là những vùng có dân cư sống chủ yếu nhờ vào nông
nghiệp. Trong những năm vừa qua, lũ lụt ñã cướp ñi sinh mạng của hàng ngàn
người và gây ra những tổn thất nặng nề về con người và tài sản. Nhất là hàng
ngàn ha lúa ñang xuống giống hoặc sắp ñến mùa thu hoạch bỗng trở nên mất
trắng, nhiều ñàn gia súc gia cầm sau một ñêm bị dòng nước cuốn ñi hết,
những ñầm nuôi tôm, cá cũng trở thành những lòng sông, hơn thế nữa, cuộc
sống và sinh mạng của họ bị ñe dọa từng giờ mỗi khi có lũ ống và lũ quét về.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2

Trên thực tế người dân tại các vùng lũ cũng ñã có nhiều biện pháp ñể
ứng phó với lũ ống và lũ quét bảo vệ sinh mạng tài sản và sản xuất của mình.
Tuy nhiên, hiệu quả rất ít thậm chí không có hiệu quả. Chính vì vậy ñiều cần
thiết hiện nay là nâng cao khả năng ứng phó của người dân với lũ ống và lũ
quét ñặc biệt là với các hộ nông dân, bởi hiện nay, họ là những người chịu
thiệt hại chính do lũ lụt gây ra, ñồng thời, khi xảy ra lũ ống và lũ quét, trước
khi nhận ñược sự cứu trợ, họ cần phải biết cách tự cứu mình trước. Chính vì
vậy việc nâng cao khả năng ứng phó của người dân trước thiên tai là một
công việc cực kỳ quan trọng, góp phần bảo vệ ñời sống bền vững cho người
dân nói chung và người nông dân nói riêng mỗi khi có lũ ống và lũ quét.
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung bộ, vùng nhiệt ñới gió
mùa; mưa, bão tập trung vào các tháng 8, 9 và tháng 10 trong năm. Tần suất
lũ ống và lũ quét những năm gần ñây trung bình 1-2 lần/ năm, các hiện tượng
lốc xoáy, mưa ñá thỉnh thoảng xẩy ra cục bộ một vài nơi. Lượng mưa trung
bình hàng năm lên ñến 2.696 mm. Mỗi năm, Hà Tĩnh phải hứng chịu từ 2 ñến
3 cơn bão ñổ bộ trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của 5-7 cơn bão hoặc áp thấp
nhiệt ñới gió mùa. Trong vòng hai năm 2010 và 2011 thiệt hại do thiên tai rây
ra vào khoảng 2.750,0 tỷ ñồng. Có nhiều năm bão, lũ ống và lũ quét, kết hợp
triều cường xẫy ra liên tục, ñã tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại rất lớn về
người và tài sản của nhân dân. Theo thống kê trong 5 năm qua (2006-2010) số
nhà bị ngập 139.731 nhà, số nhà bị sập ñổ cuốn trôi 693 nhà, số nhà bị hư hỏng
67.017 nhà và 51 người chết và mất tích, tài sản thiệt hại khoảng 6.374 tỷ ñồng.
Bình quân hàng năm trên 100.000 ngôi nhà bị ngập ở ñộ sâu 2 m và 200.000
ngôi nhà ñộ sâu 0.5 m - 1 m và một số nhà bị cuốn trôi, ảnh hưởng rất lớn ñến
ñời sống của nhân dân. Dân cư ở Hà Tĩnh phân bố chủ yếu dọc các bờ sông,
ven suối và ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt, triều cường.
Chính vì vậy, việc tăng khả năng ứng xử với lũ ống và lũ quét của

người nông dân là một vấn ñề hết sức quan trọng và cấp bách. Vừa ñảm bảo
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3

ñược cuộc sống bền vững của người dân vừa là cách ñể người dân và các
ñoàn thể, tố chức hiểu ñược hiểm họa của thiên tai và cùng chung tay phòng
chống lũ lụt, hạn chế tối ña các tác hại do lũ lụt gây ra. Do ñó, tôi tiến hành
nghiên cứu “Nâng cao khả năng ứng xử của các hộ nông dân ñối với lũ
ống và lũ quét trên ñịa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá thực trạng lũ ống và lũ quét và khả năng ứng xử với
lũ lụt, từ ñó ñưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó với lũ ống và
lũ quét của các hộ nông dân trên ñịa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan tài liệu về ảnh hưởng của lũ ống và lũ quét ñến sinh kế hộ
nông dân và ứng xử của nguời dân trong phòng chống thiên tai;
- ðánh giá thực trạng lũ ống và lũ quét và ảnh hưởng của nó ñến sinh
kế hộ nông dân;
- Mô tả và ñánh giá các biện pháp ứng xử của hộ nông dân với lũ ống
và lũ quét;
- ðề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng xử của hộ nông dân
ñối với lũ ống và lũ quét.
1.3 ðối tượng nghiên cứu
ðối trượng nghiên cứu của ñề tài bao gồm:
1. Lũ ống và lũ quét, các yếu tố liên quan tới lũ ống và lũ quét.
2. Các hộ nông dân chịu ảnh hưởng của lũ ống và lũ quét trên ñịa bàn
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
3. Các tổ chức chính quyền, ñoàn thể hỗ trợ người nông dân trên ñịa bàn
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh trong công tác phòng chống lũ ống và lũ quét.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4

1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung
- Thực trạng lũ ống và lũ quét xảy ra trên ñịa bàn huyện Hương Khê,
tỉnh Hà Tĩnh.
- Khả năng ứng xử với lũ ống và lũ quét của các hộ nông dân trên ñịa
bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Vai trò của các tổ chức chính quyền ñịa phương huyện Hương Khê
trong việc hỗ trợ hộ nông dân trong công tác phòng chống lũ ống và lũ quét.
1.4.2 Phạm vi không gian
ðề tài nghiên cứu thực trạng lũ ống và lũ quét và khả năng ứng xử với lũ ống
và lũ quét của các hộ nông dân trên ñịa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
1.4.3 Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong ñề tài ñược thu thập trong khoảng thời
gian từ năm 2007 ñến năm 2012.
- Số liệu sơ cấp sẽ khảo sát trong gian ñoạn 2012 ñến 2013.























Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những vấn ñề về lũ lụt
2.1.1.1 Khái niệm lũ lụt, lũ ống và lũ quét
a) Lũ lụt
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương (2008). Lũ lụt
là một hiện tượng tự nhiên, gần như xảy ra hàng năm, Lũ (flood) do nước
sông dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con
sông ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một hoặc nhiều lần trong năm. Khi
nước sông lên cao, (do mưa lớn hoặc triểu cường), vượt qua khỏi bờ, chảy
tràn vào các vùng trũng, ñặc biệt là các vùng sau ñê gây ra ngập trên diện
rộng trong một khoảng thời gian gọi là ngập lụt (inundation). Lũ lụt ñược gọi
là lớn và ñặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng và kéo dài về
người và tài sản. ðể theo dõi diễn biến của lũ lụt, người ta theo dõi diễn biến
mực nước trên sông, tổ chức ño ñạc mực nước và vẽ thành các thủy ñồ. Trong
khái niệm về lũ lụt, chúng ta cần hiểu rõ thêm về các khái niệm sau:

- Mực nước: là cao ñộ mức nước so với cao trình chuẩn (thường so sánh
với mực nước biển trung bình, Mean Sea Level (MSL)). Mực nước này thường
ký hiệu là H và ñơn vị cm. Người ta sử dụng mực nước ñể ñưa ra mức cảnh báo
về lũ lụt. Ở Việt Nam hiện nay có ba mức nước chia làm ba cấp báo ñộng với
mức ñộ nguy hiểm tăng dần. Báo ñộng 1; Báo ñộng 2 và báo ñộng 3.
- Lưu lượng nước: là lượng nước chảy qua một mặt cắt ngang lòng dẫn
trong một ñơn bị thời gian. Lưu lượng nước thường ñược ký hiệu là Q và ñơn
vị l/s hoặc m
3
/s. lưu lượng nước có ý nghĩa quan trọng ñối với lũ ñặc biệt là lũ
ống và lũ quét, lưu lượng nước xác ñịnh quy mô và tốc ñộ của lũ.
- ðỉnh lũ: là giá trị mức nước cao nhất hoặc lưu lượng lớn nhất trong
trận lũ.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6

- Chân lũ lên: là thời ñiểm mực nước bắt ñầu dâng cao so với bình
thường.
- Chân lũ xuống: là thời ñiểm từ mực nước xuống ñến so với mực nước
bình thường.
- Thời gian lũ lên: là khoảng thời gian từ thời ñiểm chân lũ lên ñỉnh lũ
- Thời gian lũ xuống: là khoảng thời gian từ thời ñiểm ñỉnh lũ ñến chân
lũ xuống
- Thời gian lũ: là khoảng thời gian từ thời ñiểm chân lũ ñến chân lũ
xuống
- Biên ñộ lũ: Chênh lệch mực nước ñỉnh lũ và chân lũ lên
- Cường suất lũ: là tốc ñộ nước lên hoặc xuống, ño bằng cm/h hoặc m/ngày
- Tổng lượng lũ: là lượng lũ do mưa gây ra trong một trận lũ tính bằng m
3
.

- Modun ñỉnh lũ: là lưu lượng ñỉnh lũ trên một ñơn vị diện tích lưu vực
song m ñơn vị thường là l/s .ha hoặc m
3
/s.km
2
.
Ngoài các khái niệm trên ñây, lũ còn ñược phân chia thành năm loại ñó
là lũ nhỏ, lũ vừa, lũ lớn, lũ ñặc biệt lớn và

lịch sử.
- Lũ nhỏ: là loại lũ có ñỉnh lũ thấp hơn mức ñỉnh lũ nhiều năm
- Lũ vừa: là loại lũ có ñỉnh lũ ñạt mức ñỉnh lũ trung bình nhiều năm
- Lũ lớn: là loại lũ có ñỉnh lũ cao hơn mức ñỉnh lũ trung bình nhiều năm
- Lũ ñặc biệt lớn: là loại lũ cao có ñỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ
quan trắc
- Lũ lịch sử: là loại lũ có ñỉnh cao nhẩt trong chuỗi số liệu quan trắc
hoặc do ñiều tra khảo sát ñược.
Lũ lụt là một hiện tượng thủy văn nguy hiểm, Trong nhiều trường hợp,
chúng trở thành thảm họa tự nhiên và có thể xóa sổ nhiều vùng dân cư, vùng
sản xuất.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7

b) Lũ ống và lũ quét
- Lũ ống: Lũ ống là hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong mùa mưa và
chỉ có ở miền núi. Do ñịa hình trên bề mặt trái ñất không bằng phẳng, ở miền
núi có nhiều dãy ñồi núi ñan xen và kéo dài; giữa chúng là các thung lũng gắn
liền với các khe, suối, sông nhỏ. Tại những vị trí khe suối, sông nhỏ chảy qua
2 bên sườn ñồi núi thung lũng bị khép lại làm cho ñường tiêu thoát nước bị
hẹp dần và co thắt ở 1 ñiểm, ñó là nơi thường sinh ra lũ ống. Khi mưa ở

thượng nguồn lớn, nước ñổ về nhiều; ñiểm co thắt không tiêu nước kịp làm
cho nước dâng nhanh ở phía trên và tạo dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt
sẽ sinh ra lũ ống. Lũ ống gây nguy hại cả cho phía trên và phía dưới eo co
thắt. Phía trên bị nước ngập và dâng lên nhanh. Phía dưới nước chảy xiết và
sức tàn phá rất lớn
- Lũ quét: Lũ quét là một loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ trên các sông suối
miền núi, duy trì trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh), dòng
chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn. Lũ quét xảy ra do
hai nguyên nhân chính là: 1- Mưa lớn với cường ñộ cao và hai Lưu vực có
sườn núi dốc, ñịa hình bị chia cắt và lớp phủ thực vật thưa bị phá huỷ bừa bãi.
Nơi sinh lũ quét thường ở thượng nguồn các sông nhánh, lưu vực nhỏ, có ñộ
dốc lớn, mặt ñệm bị huỷ hoại nặng. Theo Trung tâm dự báo khi tượng thủy
văn trung ương, lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (3-6 h), vào ban
ñêm, trong các tháng ñầu mùa lũ (tháng 6, 8 ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và tháng
9, 10 ở Trung Bộ).
Lũ quét có ñặc ñiểm chính là nó chứa lượng vật rắn rất lớn: Lũ quét
thường có tỷ lệ vật chất rắn rất lớn, thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10%
và trở thành dạng lũ bùn ñá, rất hay xảy ra ở nước ta Lũ quét có sức tàn phá
rất lớn, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, ñộng lực của nó rất lớn,
sức tàn phá cao.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8

Hiện nay, có 6 dạng lũ quét (1)- Lũ quét sườn dốc: là lũ quét phát sinh
chủ yếu do mưa lớn ñột ngột xuất hiện trên lưu vực có sườn dốc cao, ñộ dốc
lớn và hình dạng thích hợp cho mạng sông suối tập trung nước nhanh. Lũ xảy
ra trong thời gian ngắn (thường vào ñêm và sáng), có tốc ñộ lớn, quét mọi thứ
trên ñường ñi. (2)- Lũ quét nghẽn dòng: do vỡ các ñập tạm thời do cây cối,
rác, bùn cát và các vật thể khác làm nghẽn dòng sông, suối do mưa lớn gây ra.
(3)- Lũ quét nghẽn dòng là loại hình lũ miền núi thường phát sinh từ các khu

vực có nhiều trượt lở ven sông, suối. ðó là các khu vực ñang có biến dạng
mạnh, sông suối ñào xẻ lòng dữ dội, mặt cắt hẹp, sườn núi rất dốc. Do mưa
lớn kéo dài, dòng suối ñột nhiên bị tắc nghẽn, nước sông suối dâng cao ngập
một vùng rộng lớn thường là các vùng lòng chảo, những thung lũng. Khi dòng
lũ tích tụ ñến mức ñập chắn bị mất ổn ñịnh và vỡ, lượng nước tích lại trong
vùng lòng chảo khi bị nghẽn dòng ñược giải phóng ñột ngột tạo thành sóng lũ
lớn cho phía hạ lưu. (4)- Lũ bùn ñá là dòng lũ ñậm ñặc bùn ñá, cuộn chảy với
ñộng năng lớn. Lượng bùn ñá trong dòng lũ chủ yếu do sạt lở núi cung cấp.
Một phần bùn ñá ñược lấy từ vật liệu có sẵn trong lòng suối. ðây là loại lũ
quét ñặc biệt nguy hiểm, thường gây nhiều thương vong lớn. (5)- Lũ quét vỡ
ñập, ñê, hồ chứa: là lũ do vỡ hồ, ñập, ñê hoặc công trình thuỷ ñiện, thuỷ lợi
gây ra. Lũ quét dạng này có sức tàn phá rất lớn trong khu vực rộng. (6)- Lũ
quét hỗn hợp là tổ hợp bất lợi giữa nhiều dạng thiên tai như sạt lở ñất, lũ quét
sườn dốc, lũ bùn ñá. ðây là dạng lũ thường xảy ra nhiều ở vùng núi nước ta
và chúng có sức tàn phá mạnh, trong khu vực rộng.
c) Các nguyên nhân gây ra lũ lụt
- Mưa là nhân tố quyết ñịnh gây ra lũ quét, thường tập trung trong vài
giờ với cường ñộ rất lớn trên diện tích hẹp từ vài chục ñến vài trăm km
2
. ðiều
ñó giải thích lý do tại sao nhiều khi lũ quét xảy ra trên một số khu vực lại
không ñồng bộ với lũ trên sông lớn. Mưa gây ra lũ quét thường tập trung với
cường ñộ lớn hiếm thấy trong 1giờ hoặc 2 giờ; Mưa với cường suất lớn có ý
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9

nghĩa quyết ñịnh trong sự hình thành lũ quét. Mưa lớn còn là ñộng lực chủ
yếu gây ra xói mòn, sụt lở tạo thành phần rắn của dòng lũ quét.
Kết quả khảo sát cho thấy các ngưỡng mưa sinh lũ quét như bảng sau:
Bảng 2.1: Các ngưỡng mưa sinh lũ quét

Thời ñoạn (giờ) 1 3 6 12 24
Ngưỡng mưa (mm) 100 120 140 180 220
(Nguồn : BCH Phòng chống lụt bão trung ương)
Mưa lớn và kéo dài là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra ở vùng
ñồng bằng cửa sông tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm lũ lụt
trầm trọng hơn. Tại Việt Nam, ñặc biệt là ñồng bằng sông Cửu Long, hàng
năm những trận bão biển và gió mùa Tây Nam ñã gây nên những trận mưa
lớn làm mực nước sông Cửu Long dâng cao. ðặc biệt, gió mùa gây ra những
trận mưa lớn vào tháng 7 ở phía Bắc Lào và vùng Tây Nam Trung Hoa ñã
nâng cao mực nước sông Cửu Long ở Vạn Tượng. Mực nước cứ dâng cao
trong vòng hai tháng tới. ðến cuối tháng 8, sông chính và các sông phụ ở
Nam Lào ñã tràn bờ. Cộng thêm những cơn bão biển ðông ñã liên tiếp mang
ñến những trận mưa lớn ở miền Trung nuớc ta, những tỉnh thành miền ðông
nước Kampuchea, và vùng ðBSCL. ðến ñầu tháng 10 ñã có một vùng biển
nội ñịa sâu ñến 2 m, phá hoại các ñê ñập và cô lập hoá nhiều làng mạc ở các
tỉnh thuộc khu vực ñồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn một số yếu tố
khác ảnh hưởng ñến khả năng xuất hiện lũ lớn và bất thường
- Lưu vực và ñịa hình ở những nơi có ñịa hình núi cao thường là nơi có
lượng mưa lớn và phân hoá rất mạnh. Các nghiên cứu về khu vực bị lũ quét
cho thấy: Các lưu vực ñã xảy ra lũ quét thường ở nơi có dạng ñường cong
lõm, ñịa hình bị chia cắt dữ dội, sườn núi rất dốc (>30%). ðộ dốc lòng sông ở
phần ñầu nguồn rất lớn, tạo ñiều kiện thuận lợi hình thành lũ quét. Mặt cắt
dọc sông nhiều nơi có ñiểm gãy mà sau ñiểm này là vùng thường bị lũ quét ác
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10

liệt. Sườn núi dốc chuyển ñột ngột sang các mặt bằng bồn ñịa là ñặc trưng của
ñịa hình miền Trung.
Các lưu vực sinh lũ quét thường nhỏ (diện tích <500 km2), sông suối
bắt nguồn từ các ñỉnh núi cao (khoảng 1000 - 2000m). Lưu vực có hình rẻ

quạt hoặc tròn, xung quanh có núi cao bao bọc, có hướng thuận lợi ñón gió
ẩm hình thành những tâm mưa. Sườn dốc ñược phủ bởi lớp ñất ñá có ñộ liên
kết kém, dễ xói mòn, sụt lở. Khi có mưa lớn, lũ quét kéo theo nhiều vật rắn:
ñá, cát, sỏi, cây cối. Lưu vực càng rộng thì nước lũ lên chậm nhưng cũng
sẽ rút chậm, ngược lại lưu vực hẹp và dài sẽ làm nước lũ lên nhanh. Một số
trường hợp sẽ hình thành lũ quét và lũ ống.
- Rừng bị tàn phá là một trong các nguyên nhân gây nên lũ lụt và xói
mòn ñất, ảnh hưởng của nạn phá rừng ñối với lũ lụt ñã và ñang ñuợc tranh
luận trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Lương Nông của Liên Hiêp Quốc
(FAO), mức ñộ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập niên
1960 ñến 11% trong thập niên 1980. Dựa theo nghiên cứu của FAO, diện tích
rừng ñược ước tính khoảng 37 % trong hạ lưu vực sông Cửu Long. Rừng vẫn
chiếm hơn phân nửa diện tích của Lào và Kampuchea, nơi cung cấp 60-75% lưu
lượng lũ của sông Cửu Long tại Kratie, Kampuchea. Dữ kiện thủy học ño ñược
tại Kratie từ năm 1924 ñến 1986 cho thấy chu kỳ tái diển, lưu lượng lũ cao nhất,
và khối lượng lũ cao nhất của các trận lụt lớn trong khoảng thời gian này ñã
không vượt qua các con số của các những trận lụt lớn xảy ra trong thập niên
1930. Các cuộc nghiên cứu và ñiều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên
thế giới ñã chứng minh rằng nguyên nhân hàng ñầu của lũ lụt là có quá nhiều
mưa xảy ra trong một số ñiều kiện thuận lợi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng
quan trọng ñối với những trận lũ lụt nhỏ trong các lưu vực hạn hẹp.
- Hiện tượng ElNino (do sự nóng lên của vùng biển xích ñạo vùng Nam
Mỹ Thái Bình Dương) và La Nina (do sự lạnh lên của của vùng biển xích ñạo
ðông Thái Bình Dương) ñã gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán trên nhiều
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11

vùng khác nhau. Mặc dù những tác ñộng như nhiệt ñộ và mực nước biển tăng
có thể khiến các nhà khoa học môi trường chú ý trước khi xem xét vấn ñề
biến ñổi khí hậu, nhưng hình thức của các trận mưa thay ñổi và lượng mưa

ngày càng lớn trên khắp thế giới ñã cho thấy có sự liên hệ mật thiết giữa biến
ñổi khí hậu và lũ lụt. Một bản báo cáo gần ñây của Hội Khoa học Quốc gia
(NAS) Mỹ ñề cập ñến thực trạng hiện nay của môi trường khẳng ñịnh tính
chất phức tạp ngày càng tăng của thời tiết. Báo cáo của NAS cho biết: "Trong
thế kỷ qua, số trận mưa ở Mỹ tăng 20% so với thế kỷ trước, trong ñó số trận
mưa lớn nhất chiếm 1%. Các dạng khí hậu cho thấy các xu hướng ñó, tạo nên
nhiều thách thức cho việc kiểm soát lũ lụt, bão và hệ thống thoát nước-rất có
khả năng sẽ tiếp tục". Cùng với lượng mưa ngày càng lớn trong các trận mưa
bão dữ dội, tình trạng hạn hán cũng thường xuyên xảy ra ở một số khu vực.
- Hệ thống sông ngòi và nguyên nhân gây ra lũ lụt: Nếu một hệ thống
sông có nhiều con sông hợp thành thì khả năng tổ hợp thời ñiểm xuất hiện lũ
ñồng thời sẽ làm gia tăng mức ñộ nghiêm trọng của lũ. ðồng thời hệ thống
kênh mương chằng chịt cùng với việc xây ñập chắn sóng tại các cửa sông
cũng là nguyên nhân góp phần gây nên lũ lụt. Do bởi, từ giữa thập niên 1980,
các con kênh hiện có ñã ñược nới rộng. Một số lớn kênh chính và một mạng
lưới kênh phụ ñã ñược ñào xuyên qua vùng bị lũ lụt với mục ñích chính là
thủy nông. Hệ thống kênh này ñã trở thành những lòng lạch thuận lợi cho
nước lũ từ thượng nguồn chảy về sớm hơn, nhiều hơn và nhanh hơn. ðồng
thời, một hệ thống ñê ñập ngăn mặn ñã ñược xây dựng ở cuối ñường thoát lũ
ở hạ lưu cùng với một hệ thống ñường giao thông ñược nâng cao. Vì không
ñủ khả năng thoát lũ, hệ thống ñê ñập ngăn mặn và ñường giao thông này ñã
làm cản trở nước lũ trong vùng lũ thoát ra biển. Hậu quả là mực nước ngập
trong vùng lũ ngày càng sâu hơn và thời gian ngập ngày càng dài hơn.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12

d. Những ñặc tính của lũ ống và lũ quét
- Tính bất ngờ Khoảng thời gian từ khi xuất hiện sự gia tăng mực nước
trong sông ñến khi ñạt ñỉnh lũ là rất ngắn. Do vậy, thường khó khăn trong dự
báo, cảnh báo lũ quét một cách hiệu quả ở trình ñộ chuyên môn và kỹ thuật

hiện nay. Hiểu rõ về cơ chế hình thành, những ñặc tính và ñặc trưng cơ bản
của lũ quét từ ñó có thể có biện pháp dự báo, cảnh báo hiệu quả. Mặc dù vậy,
lũ quét vẫn là thiên tai bất ngờ ngay cả khi ñã báo trước 1 - 3 giờ. Cần có biện
pháp ñặc biệt ñể giảm tính chất này của lũ quét.
- Tính ngắn hạn,ác liệt Lũ quét thường diễn ra trong thời gian ngắn,
thường kết thúc sau 10 – 18giờ. Rất ít khi quá 1 ngày, nước lũ lớn xói mòn,
rửa trôi khối lượng rất lớn vật chất rắn từ các sườn núi, dốc rồi trở thành dòng
bùn - nước - vật chất rắn. Do ñó lũ quét thường có nhánh lên xuống rất dốc,
khác hẳn lũ bình thường, lại có ñỉnh rất lớn. Tổng lượng lớn, hơn hẳn ñỉnh lũ
nước (có khi từ 2 – 5 lần). Trong ñiều kiện mưa tương ñương do cơ chế hình
thành và tác ñộng khác hẳn. Như thế, ñể giảm hoặc loại trừ tính ngắn hạn của
lũ quét, các biện pháp có lẽ phải hướng vào kéo dài thời gian lũ lên (là chủ
yếu) và lũ xuống mà trên căn bản là hướng vào tăng thời gian tập trung dòng
lũ ở lưu vực, từ ñó giảm tính ác liệt của lũ.
- Lượng chất rắn lớn: Dòng lũ quét khác hẳn dòng lũ nước thường bởi
tỷ lệ vật chất rắn lớn. Trong quá trình hình thành và vận ñộng, tỷ lệ chất rắn
trong dòng lũ quét không ngừng tăng lên, tăng mạnh nhất ở khu vực hai - khi
chuyển ñộng từ trên núi cao xuống thung lũng. Lượng chất rắn chiếm từ 3 -
10% thậm chí hơn 10% trong dòng lũ ñể trở thành lũ bùn ñá. Một dòng chảy
như vậy, xét về bản chất hình thành và ñộng lực của nó ñã khác biệt về bản
chât so với lũ nước thông thường. Dòng lũ ống, lũ quét là pha trung gian giữa
vật thể lỏng và rắn. ðể giảm và hạn chế tác ñộng của ñặc tính này cần có biện
pháp nhằm vào giảm xói mòn, sạt lở tức là làm giảm lượng vật chất rắn trong
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13

lũ có biện pháp cắt bớt lượng vật chất rắn trong lũ quét giảm quá trình chuyển
ñộng trượt….
2.1.1.2 Những tác ñộng của lũ lụt ñến môi trường và sinh kế của nguời dân
a.Sinh kế

Theo Chamber and Conway (1992), “Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản
(sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu và quyền sử dụng) và các hoạt ñộng cần
thiết cho cuộc sống: sinh kế bền vững là sinh kế có thể ñương ñầu với khủng
hoảng và phục hồi sau khủng hoảng, duy trì hoặc nâng cao năng lực và tài
sản, và cung cấp những cơ hội sinh kế bền vững cho những thế hệ tương lai
và ñóng góp lợi ích ròng cho những nghề nghiệp khác ở các cấp ñịa phương
và thế giới trong ngắn và dài hạn”. Như vậy, Sinh kế là tất cả các nguồn lực
(gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt ñộng cần thiết làm
phương tiện sống của con người.
b.Những ảnh hưởng do lũ lụt tới sinh kế
- Lũ lụt gây ra tình trạng mất chỗ ở, sinh kế và tạo ra sự di cư khỏi khu
vực nông thôn. Những ảnh hưởng gây ra bởi lũ lụt, là một tác nhân góp phần
dẫn ñến tình trạng mất chỗ ở và di cư khỏi khu vực nông thôn ở nhiều khu
vực trên thế giới. Ở Việt Nam, lũ lụt ở ñồng bằng sông Cửu Long khiến cho
nhiều người mất nhà cửa và phải di cư khỏi vùng lũ. ðồng Bằng sông Cửu
Long là ngôi nhà chung của 18 triệu người, tương ñương với 22% dân số Việt
Nam. Vùng châu thổ này cung cấp tới 40% diện tích ñất canh tác và ñóng góp
hơn một phần tư GDP của cả nước. Một nửa số gạo ở Việt Nam ñược sản
xuất từ ðBSCL, bên cạnh 60 % tôm cá và 80 % trái cây của cả nước. Khoảng
90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là từ khu vực này. (Nguồn Cục dự
báo khí tượng thủy văn trung ương và Bộ nông nghiệp Phát triển nông thôn).
- Lũ gây ra những ảnh hưởng quan trọng ñến nền kinh tế và văn hóa
của khu vực này. Con người nơi ñây sống chung với lũ và phụ thuộc vào các
chu kỳ lũ ở những giới hạn nhất ñịnh. Ví dụ, mức ñộ ngập lụt từ nửa mét ñến
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14

ba mét ñược coi là tình trạng bình thường ñối với sinh kế của người dân. Mức
ngập ñó ñược gọi người dân ñịa phương gọi là “ngập nông”, ví dụ như ở khu
vực ñầu nguồn thuộc tỉnh An Giang. Mức ngập cao hơn, ở khoảng giữa ba

mét và bốn mét, ñược gọi là “ngập vừa”. Tuy nhiên, cũng ñã là thách thức ñối
với khả năng thích nghi của người dân và thường có những ảnh hưởng khắc
nghiệt ñến kế sinh nhai.
- Mức ngập trên bốn mét, ñược gọi là “ngập sâu”, là mức ngập nguy
hiểm. Trong những thập kỷ gần ñây, những trận ngập lụt như vậy ở Việt Nam
ñang tăng lên cả về mức ñộ và tần suất. Tại Phnom Penh (Cam pu chia), một
người dân từ ðBSCL di cư ñến cho biết: “Ở nơi tôi sống trước ñây, lũ lụt xảy
ra hàng năm. Tôi không thể trồng trọt và thu hoạch gì. Cuộc sống hồi ñó do
vậy rất khổ sở. Hơn nữa, gia ñình chúng tôi lại không biết phải làm gì khác
ngoài trồng lúa và ñánh bắt cá. Lũ lụt ñôi khi ñe dọa ñến cuộc sống của chúng
tôi. Vì vậy, mà chúng tôi ñã ñến ñây ñể tìm một kế sinh nhai khác.” Nhiều
người di cư từ ñồng bằng sông Cửu Long cho biết: “Gia ñình tôi có nhiều ñất
canh tác, nhưng những năm gần ñây, lũ lụt xảy ra rất thường xuyên, khiến
mùa màng thất bát.
- Nghiên cứu thực ñịa của dự án EACH-FOR cho biết, việc thiếu các
nguồn sinh kế thay thế cho các sinh kế bị mất do lũ lụt là vấn ñề khiến cho
việc kiếm sống trở nên cực kì khó khăn, cùng với những món nợ ngày càng
tăng có thể góp phần ñưa ñến các quyết ñịnh di cư ở châu thổ sông Mê Kông.
Những người sống phụ thuộc trực tiếp vào nông nghiệp (nông dân trồng lúa)
ñặc biệt dễ bị tổn thương khi những trận lụt liên tiếp phá hoại mùa màng.
- Lũ lụt gây ra những thiệt hại lớn về con người, tài sản, sản xuất nông
nghiệp và những ảnh hưởng ñến ñời sống, kinh tế. Ở Việt Nam cũng như trên
toàn thế giới, lũ lụt gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng ñến sản xuất nông
nghiệp và ñời sống người dân, khiến cho giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng
cao, ñặc biệt là giá cả lương thực thực phẩm. Theo FAO (2011) và BBC
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
15

(2011), lũ lụt trên toàn thế giới ñã tàn phá những vùng sản xuất lúa rộng lớn ở
khu vực ñược coi là vựa lúa của Châu Á và thế giới và ñe dọa sẽ ñẩy giá gạo

tăng cao. Hơn nữa khi xảy ra lũ lụt chăn nuôi, thủy sản và nghề muối cũng
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Nước lũ sẽ cuốn trôi tất cả các loại gia
súc gia cầm sống trên mặt ñất và khiến cho các loài tôm cá tại những nơi nuôi
trồng thủy sản cũng theo dòng nước mà thoát ra ngoài, những ruộng muối
cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp là rất
lớn. Lúc này, ñể khắc phục hậu quả lũ lụt và sau lũ lụt, Chính phủ sẽ phải chi
một khoản tiền rất lớn ñể bảo vệ cuộc sống cho người dân.
- Lũ lụt gây ra những hệ lụy cho sức khỏe con người và môi trường. Tại
những nơi xảy ra những trận lũ lụt, sau khi lũ ñi qua, nó ñể lại những hậu quả
rất lớn cho sức khỏe con người và môi trường. Lũ lụt khiến cho các loại vi
khuẩn và vi trùng phát triển mạnh do trong môi trường nước bùn ñất, cùng
với rác rưởi và sinh vật chết lâu ngày. Theo ðặng Văn Chính, Lê Thế Thự,
Võ Hữu Thuận, Phạm Kim Anh (2004) cho thấy, sau lũ lụt hầu hết các căn
bệnh xuất hiện ở người có xu hướng ngày càng gia tăng. Nghiên cứu cho
thấy, các ca bệnh nhiễm trùng về ñường hô hấp chiếm tỷ suất cao nhất có sự
gia tăng rõ rệt sau lũ. ðồng thời các bệnh về viêm kết mạc, tiêu chảy cấp và
các bệnh về ñường ruột có xu hướng gia tăng mạnh. Thêm vào ñó, số ca sốt
xuất huyết cũng trở nên nhiều hơn trước khi có lũ lụt.
Tình trạng này xảy ra, theo nghiên cứu cho thấy rằng, do nước lũ phá
hủy không chỉ sản xuất nông nghiệp mà còn có cả các cơ sở y tế ở phường xã,
khiến các trạm y tế không thực hiện ñược chức năng của mình trong và sau lũ.
Các phòng khám tư nhân, các nhà thuốc cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng khiến
cho sự kết hợp giữa dịch bệnh sinh sôi, người dân lại không ñược tiếp cận với
thuốc men và dịch vụ y tế làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
16

2.1.2 Hạn chế rủi ro do lũ lụt gây ra
Theo hướng dẫn của Ban chỉ ñạo phòng chống lụt bão Trung Ương, ñể
ứng phó với, lũ lụt trên toàn lãnh thổ cần thực thi một số giải pháp:

- Thực hiện ñầy ñủ và có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại
chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
- Tăng cường công tác dự báo thời tiết trên cơ sở hiện ñại hoá ngành
khí tượng thủy văn (cả về con người và cơ sở vật chất).
- Tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các phương tiện thông tin
ñại chúng, ñặc biệt là hệ thống phát thanh ñể ñến ñược các vùng sâu, vùng xa,
vùng thuộc diện bị lũ ñe dọa bất cứ lúc nào.
- Nhà nước quy hoạch, xây dựng các khu vực tránh bão, tránh lũ, vận
ñộng người dân (có ñiều kiện kinh tế) xây nhà kiên cố, nhà cao tầng nhằm hạn
chế tối ña tổn thất về người và của. Từng ñịa phương, vùng có phương án, tổ
chức diễn tập theo phương án và tổ chức tốt cho người dân di chuyển ñến nơi
cao và an toàn trước các trận bão và lũ lụt, nước dâng có cường ñộ lớn.
- Nhà nước có kế hoạch từng bước nâng cấp hệ thống ñê ñiều, các kênh
thoát nước nhằm tiêu nước nhanh khi có lũ ống và lũ quét về.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận ñồng người dân nâng cao
nhận thức và áp dụng các kỹ thuật giảm nhẹ, thích ứng với tình huống.
- Thực hiện huy ñộng kinh phí của xã hội và các tổ chức quốc tế hỗ trợ
cho các khu dân cư xây dựng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả.
- Tiến hành các giải pháp giảm thiểu tác ñộng của xói lở như ñiều tra hiện
trạng, xây dựng giải pháp kĩ thuật phòng chống xói lở, ñầu tư kiên cố hoá một số
ñoạn ñê xung yếu, quy hoạch các ñiểm dân cư, các dự án kinh tế - xã hội vùng
có nguy cơ xói lở, tổ chức và huy ñộng sự tham gia của cộng ñồng vào công tác
bảo vệ, duy tu ñê ñiều hàng năm; ñối với khu vực không có ñê, cần tổ chức di
dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao về thiên tai trong mùa mưa bão.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
17

- Dự báo và thông báo lũ: Ở Việt nam, bão và lũ thường ñi ñôi với
nhau. Ngoài ra, còn phải kể thêm các yếu tố tác hại ñi kèm như nước biển
dâng, triều cường và sự xâm thực của biển. Tại Việt Nam, mùa lũ vào những

thời gian như sau:
+ Trên các sông thuộc Bắc bộ: từ 15 tháng 6 ñến 15 tháng 10
+ Trên các sông từ Thanh Hoá ñến Hà Tĩnh: từ 15 tháng 7 ñến 15 tháng 11
+ Trên các sông từ Quảng Bình ñến Bình Thuận: 1 tháng 9 ñến 30
tháng 11
+ Trên các sông thuộc Nam Bộ, Tây Nguyên: từ 15 tháng 6 ñến 30
tháng 11
Việc dự báo và cảnh báo lũ (thông báo lũ) có ý nghĩa cực ký lớn lao và
quan trọng. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ dự báo lũ, thông tin lũ và cảnh báo lũ
Cần phân biệt giữa dự báo lũ, thông báo và cảnh báo lũ.
+ Dự báo lũ là tiên ñoán thời gian và mức ñộ xuất hiện của lũ trên cơ sở
khoa học tính toán và phân tích số liệu khí tượng và thủy văn.
+ Thông báo lũ là thông tin về diễn biến có thể xẩy ra trên cơ sở dự
báo, tạo sự ñề phòng và chuẩn bị ñối phó cần thiết.
+ Cảnh báo lũ là thông báo khẩn cấp về mức ñộ nguy hiểm do lũ có thể
xẩy ra. Cảnh báo lũ ñược xem như một tình huống ban ñầu của thiên tai nên
cần phải kịp thời và rộng rãi.
2.1.3 Ứng xử của hộ nông dân ñối với lũ ống và lũ quét
2.1.3.1. Khái niệm ứng xử
Ứng xử ñược hiểu là thái ñộ, hành ñộng của các cá nhân trước một sự
việc cụ thể. Trong kinh tế học và tâm lý, ñó ñược xem là phản ứng của con
người ñối với các vấn ñề xẩy ra trong quá trình làm việc và sinh sống. Ứng xử
ñồng thời cũng là một cách thích nghi của con người ñối với những diễn biến
ngoại cảnh bất lợi.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
18

Trong Từ ñiển tâm lý (Nguyễn Khắc Viện, 1991, tr.12), cho rằng: “Ứng
xử chỉ mọi phản ứng của ñộng vật khi một yếu tố nào ñó trong môi trường
kích thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình

huống, và tiến trình ứng xử ñể kích thích có ñịnh hướng nhằm giúp chủ thể
thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu
tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng ñều là những hiện tượng có thể
quan sát ñược, chứ không như tình ý bên trong, thì nói là ứng xử”.
Tóm lại, ứng xử là sự phản ứng của con người khi một yếu tố nào ñó
trong môi trường kích thích, giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Cụ thể
trong ñề tài này là sự phản ứng của người nông dân khi bị tác ñộng bởi lũ ống
và lũ quét.
2.1.3.2. Các ứng xử của người dân với lũ lụt
a) Ứng xử trong bảo vệ tính mạng, tài sản
Lũ lụt là một trong những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, ñể
ứng xử với rủi ro, hộ tìm cách ñể hạn chế tối ña khả năng ñể rủi ro xẩy ra hoặc,
nếu không thể ngăn cản rủi ro xẩy ra thì hộ sẽ lựa chọn biện pháp ñể thiệt hại là
thấp nhất. Có nhiều cách ñể sống phòng tránh thiệt hại của lũ ñó là:
- Di chuyển ra khỏi vùng có khả năng ngập lụt. Người dân ở khu vực
dễ bị lũ lụt có thể di chuyển chỗ ở của mình lên cao hơn ñể tránh lũ, ổn ñịnh
cuộc sống. Một cách dễ dàng nhất ñể phòng tránh lũ lụt ñó chính là di chuyển
khỏi vùng có khả năng ngập lụt. Do nước chỉ tập trung ở những vùng trũng,
hơn nữa mặc dù lũ ống và lũ quét có lưu lượng nước rất lớn nhưng sẽ không
gây thiệt hại ñến toàn bộ diện tích, những vùng ở trên cao sẽ không bị ảnh
hưởng. Vì vậy di chuyển khỏi vùng có khả năng ngập lụt là một phương án
hiệu quả có thể bảo vệ ñược hầu hết tính mạng tài sản và sinh kế. Tuy nhiên,
không phải lúc nào cũng có thể thực hiện ñược biện pháp này do nhiều yếu tố
chủ quan lẫn khách quan như, không có diện tích ñể di dời, sinh kế thay ñổi
khi di dời…

×