Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân với rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.73 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN TRỌNG QUANG



NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN VỚI RỦI
RO V
Ề DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
TẠI HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.62.01.15


Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY



HÀ NỘI – 2013


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Trọng Quang






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


ii
LỜI CẢM ƠN


ðể hoàn thành luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều
cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp ñỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông tôn – Trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội; ñặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của
thầy giáo TS. Vũ Thị Phương Thụy ñã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng ban của huyện
Việt Yên – tỉnh Bắc Giang, ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua ñây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn ñối với gia ñình và bạn bè ñã
giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn



Nguyễn Trọng Quang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục bảng v
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài 5
2.1.1 Lý luận dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm 5
2.1.2 ðặc ñiểm của chăn nuôi gia cầm của hộ (ñặc ñiểm về kinh tế - kỹ thuật) 7
2.1.2 Lý luận về ứng xử của hộ nông dân ñối với rủi ro về dịch bệnh
trong chăn nuôi gia cầm
13
2.2 Cơ sở thực tiễn của ñề tài 22
2.2.1 Tổng quan tài liệu rủi ro dịch bệnh gia cầm ở các nước 22
2.2.2 Tổng quan tài liệu về chăn nuôi gia cầm và rủi ro dịch bệnh gia
cầm ở các nước
26
2.2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài 34
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 36
3.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên của huyện Việt Yên 36
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu của ñề tài 45
3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm và thu thập tài liệu 45
3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 48

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


iv


3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 50
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
4.1 Tình hình phát triển chăn nuôi và dịch bệnh gia cầm tại Việt Yên 53
4.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm của huyện và các xã ñiều tra 53
4.1.2 Tình hình dịch bệnh tại huyện Việt Yên 59
4.2 Phân tích, ñánh giá ứng xử của hộ nông dân với rủi ro về dịch
bệnh trong chăn nuôi gia cầm
62
4.2.1 Ứng xử của hộ nông dân với rủi ro về dịch bệnh khi chưa có dịch bệnh 62
4.2.2 Ứng xử của hộ nông dân với rủi ro về dịch bệnh trong khi có dịch
bệnh của gà, vịt
79
4.2.3 ðánh giá, phân tích ứng xử của hộ chăn nuôi sau khi hết dịch bệnh 87
4.2.4 Phân tích yếu tố ảnh hưởng ñến việc ra quyết ñịnh trong chăn nuôi 90
4.3 Phương hướng và giải pháp phát triển và hạn chế rủi ro về dịch
bệnh trong chăn nuôi gia cầm huyện Việt Yên
100
4.3.1 Quan ñiểm, phương hướng phát triển và hạn chế rủi rovề dịch
bệnh trong chăn nuôi gia cầm
100
4.3.2 Các giải pháp phát triển chăn nuôi và hạn chế rủi ro về dịch bệnh
trong chăn nuôi gia cầm
105
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
5.1 Kết luận 111
5.2 Kiến nghị 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 115



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


v

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

2.1 Sản lượng gia cầm cả nước, 2000 - 2010 30
3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng ñất ñai của huyện Việt Yên, 2010-
2012 39

3.2 Tình hình dân số, lao ñộng và phân bổ lao ñộng của huyện Việt
Yên, 2010-2012 41

3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện Việt Yên 42
3.4 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện Việt Yên, 2010
- 2012 44
3.5 Số lượng và cơ cấu mẫu ñiều tra, năm 2013 46
4.1 Quy mô ñàn gia cầm của huyện, 2010 - 2012 53
4.2 Cơ cấu ñàn và cơ cấu giống gia cầm của huyện, 2010 - 2012 54
4.3 Quy mô ñàn gia cầm của các xã nghiên cứu, 2010 – 2012 56
4.4 Cơ cấu ñàn gia cầm của các xã nghiên cứu, 2010 - 2012 58
4.5 Thực trạng bệnh gia cầm trên ñịa bàn huyện, 2006 - 2012 60
4.6 Nguồn giống gia cầm của hộ - khi chưa xảy ra dịch bệnh ở huyện 64
4.7 Ứng xử về phòng bệnh gia cầm trong chọn mua giống gia cầm -
chưa xảy ra dịch bệnh của hộ ở huyện 65


4.8 Tình hình bố trí và xây dựng chuồng nuôi gia cầm của hộ tại huyện 66
4.9 Vệ sinh chuồng và các dụng cụ chăn nuôi của các hộ tại huyện 68
4.10 Ứng xử của hộ trong sử dụng thức ăn phòng bệnh gia cầm tại huyện 70
4.11 Hoạt ñộng tiêm phòng bệnh cho gia cầm của hộ tại huyện 73
4.12 Hoạt ñộng liên kết trong phòng bệnh gia cầm ở huyện 75
4.13 Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ tại huyện 78
4.14 Các bệnh thường gặp trên gia cầm trên từng nhóm hộ ở huyện 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


vi

4.15 Tình hình rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm của hộ tại
huyện 80

4.16 Ứng xử về chữa bệnh và chăm sóc ñối với gia cầm - khi xảy ra
dịch bệnh tại huyện 81

4.17 Ứng xử với việc bán sản phẩm gia cầm và giá cả - khi xảy ra dịch
bệnh của hộ tại huyện 83

4.18 Những thiệt hại về kinh tế - khi dịch bệnh gia cầm xảy ra ở huyện 84
4.19 Hoạt ñộng tiêm chủng, chữa bệnh và tiêu ñộc khử trùng của
huyện, 2010 – 2012 86
4.20 Ứng xử về mở rộng quy mô, ñầu tư của hộ tại huyện sau khi
hết dịch 88

4.21 So sánh thu nhập và thiệt hại của các nhóm hộ tại huyện 89

4.22 Ảnh hưởng của vùng chăn nuôi ñến nhận thức và ứng xử của
người chăn nuôi 91

4.23 Các yếu tố ảnh hưởng ñến ứng xử của hộ chăn nuôi tại huyện 94
4.24 Tập huấn phòng - chống dịch bệnh gia cầm tại huyện, 2010 - 2012 97



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Chăn nuôi là nghề mang lại sinh kế ổn ñịnh và phát triển cho phần lớn
nông hộ nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro làm giảm khả năng sinh
lời, thậm chí tước ñoạt hoàn toàn nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp. Nhắc tới
nông dân, thường chúng ta chỉ nhìn vào góc ñộ nghèo, không công bằng,
thiếu thốn Nhưng lại ít quan tâm tới khía cạnh rủi ro mà hàng ngày họ phải
ñối mặt. Theo kết quả ñiều tra hộ nông thôn, các loại rủi ro chủ yếu là: Bệnh
dịch, mất mùa (47,3%), người nhà ốm, chết (40,7%), thiên tai (16,7%). Kết
quả ñiều tra cũng cho thấy, hầu hết các hộ ñều tự mình xử lý rủi ro hơn là
trông chờ sự trợ giúp từ bên ngoài. ðáng lưu ý, có khoảng 39,7% hộ bị ảnh
hưởng bởi những rủi ro kể trên ñã không hoàn toàn hồi phục trở lại. ðặc biệt,
những hộ nghèo gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình phục hồi. Có trên
30% người nghèo vẫn phải sống trong trạng thái nghèo lâu dài, thậm chí phải
bán nhà cửa hay cho con cái nghỉ học (Viện chính sách và chiến lược phát
triển NN&PTNT, 2008). Theo chuẩn nghèo mới, nước ta chỉ còn 18% dân số

sống dưới ngưỡng nghèo, nhưng có tới 90% số hộ nghèo này hiện ñang sống
ở nông thôn.
Mặt khác, nông dân sản xuất còn phải ñương ñầu với công nghiệp hóa, ñô
thị hóa, toàn cầu hóa ðó chính là nguy cơ mất ñất nông nghiệp, ô nhiễm
môi trường sống hay cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Với cơ chế thị
trường mà ña phần trong số họ thiếu thông tin thị trường và thiếu tổ chức liên
minh cần thiết ñể cùng nhau bảo vệ giá cả sản phẩm sản xuất Ra. Thêm vào
ñó, nước ta ñang bước vào một thời kỳ mà biến ñổi khí hậu toàn cầu diễn ra
rất phức tạp, ñặc biệt trong 20 - 30 năm tới. Người nông dân là ñối tượng trực
tiếp phải ñối mặt với những rủi ro trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


2

nói riêng. Vậy họ phải có những quyết ñịnh ñể ứng xử và ñối phó với những
rủi ro ñó. Thực tế, mỗi nông dân ñã có biện pháp phòng tránh và hạn chế thiệt
hại do rủi ro gây ra theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, họ ñưa ra quyết
ñịnh, kế hoạch sản xuất của mình, trong khi thiếu thông tin ñể biết kết quả của
những quyết ñịnh ấy. Trong hoàn cảnh năng suất và giá cả bấp bênh, hay nói
cách khác họ ứng xử một cách thụ ñộng. Vì vậy, khả năng ứng xử của nông
dân trước những rủi ro còn khá hạn chế.
Việt Yên là một huyện ñang trên ñà phát triển của công nghiệp và dịch vụ
thương mại. ðây cũng là ñịa bàn mà diện tích ñất canh tác ñang có nguy cơ
thu hẹp rất nhanh ñể chuyển thành ñất ở và ñất xây dựng các khu công
nghiệp. Mặc dù vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn giữ một vai trò quan
trọng và có ñóng góp không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện, trong ñó
chăn nuôi gia cầm cũng góp phần quan trọng trong nền nông nghiệp của
huyện. Tuy nhiên, trong ñiều kiện thời tiết và dịch bệnh khá phức tạp; ñặc biệt

là dịch bệnh hiện nay ñã liên tiếp xảy ra trong chăn nuôi và gây ra thiệt hại to
lớn ñể lại hậu quả không nhỏ cho người chăn nuôi như dịch bệnh gia cầm,
Newcastle Thực tế, cách ứng xử của hộ nông dân nói chung trước những rủi
ro về dịch bệnh còn thiếu chiến lược cụ thể và chưa hiệu quả. Nhằm nâng cao
khả năng thích ứng của nông hộ chăn nuôi gia cầm huyện Việt Yên tỉnh Bắc
Giang trước những rủi ro và bất trắc khi xảy ra dịch bệnh, tôi ñã lựa chọn ñề
tài: “Nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân với rủi ro về dịch bệnh trong
chăn nuôi gia cầm tại huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu ứng xử và công tác quản lý rủi ro về dịch bệnh của các
hộ chăn nuôi gia cầm trên ñịa bàn huyện Việt Yên và từ ñó ñưa ra ñề xuất,
giải pháp nhằm ñối phó với rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm
của huyện Việt Yên.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro, ứng xử và quản lý rủi ro của hộ
chăn nuôi gia cầm nói chung và về dịch bệnh gia cầm hiện nay.
- ðánh giá thực trạng rủi ro về dịch bệnh và ứng xử của hộ về rủi ro với
dịch bệnh của các hộ chăn nuôi gia cầm trên ñịa bàn huyện Việt Yên. ðồng
thời phân tích yếu tố ảnh hưởng ñến dịch bệnh và ứng xử của hộ về dịch bệnh
trong chăn nuôi gia cầm của huyện Việt Yên.
- ðề xuất phương hướng và một số các giải pháp nhằm ñối phó với rủi
ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm tại huyện, góp phần phát triển chăn
nuôi gia cầm ổn ñịnh và ñạt kết quả cao tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Người nuôi gia cầm hiểu như thế nào về dịch bệnh gia cầm?
- Với hiểu biết của mình thì người nuôi gia cầm có ứng xử như thế nào
về phòng chống bệnh cho ñàn gia cầm?
- Mức ñộ ảnh hưởng của dịch bệnh gia cầm tới nông hộ chăn nuôi gia
cầm ở các vùng khác nhau trên ñịa bàn huyện Việt Yên như thế nào?
- Phản ứng của các nhóm nông hộ trước những rủi ro và bất trắc khi
xảy ra dịch bệnh ra sao?
- Yếu tố nào tác ñộng tới quyết ñịnh của nông hộ chăn nuôi gia cầm khi
xảy ra dịch bệnh?
- Làm thế nào ñể người chăn nuôi hiểu rõ và có những biện pháp hiệu
quả về dịch bệnh gia cầm
- Giải pháp nào cần nghiên cứu, ñề xuất ñể nâng cao khả năng thích ứng
của nông hộ chăn nuôi gia cầm huyện Việt Yên khi xảy ra dịch bệnh?
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu: Nghiên cứu các hộ chăn nuôi gia cầm, các nguồn
tiêu thụ, cán bộ quản lý và cán bộ khoa học.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


4

Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn ñề kinh tế tài chính, kỹ
thuật liên quan ñến ứng xử của các hộ chăn nuôi gia cầm ñối với rủi ro về
dịch bệnh, công tác quản lý rủi ro về dịch bệnh của các hộ chăn nuôi gia cầm
tại ñịa bàn nghiên cứu.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân với

rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm, quản lý rủi ro về dịch bệnh tại
các hộ chăn nuôi.
+ Phạm vi không gian: ðề tài nghiên cứu tại 3 xã Tiên Sơn, Việt Tiến
và Quảng Minh trên ñịa bàn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.
+ Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần
ñây từ 2010 - 2012. Dự báo tới năm 2015.
Thời gian nghiên cứu ñề tài từ 2011 – 2012.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


5

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài
2.1.1 Lý luận dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm
2.1.1.1 Quan niệm về gia cầm và chăn nuôi gia cầm
Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài ñộng vật có hai chân, có lông
vũ, thuộc nhóm ñộng vật có cánh ñược con người nuôi giữ, nhân giống nhằm
mục ñích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ.
Những loài gia cầm ñiển hình gồm: gà, vịt, ngan, ngỗng. Các loài gia
cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong môi trường nước thường ñược gọi
là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài chim khác bị giết ñể lấy thịt,
chẳng hạn như chim bồ câu, chim cút hoặc dùng là vật cảnh, giải trí như gà lôi
hay gà chọi, chim cảnh…
* Các loại hình chăn nuôi gia cầm
Loại hình chăn nuôi là thuật ngữ dùng ñể chỉ các nhóm tổ chức chăn
nuôi có những ñặc trưng khác nhau.
Hiện nay, ở nước ta có thể chia các tổ chức chăn nuôi gia cầm thành 3

loại hình chăn nuôi tương ứng với 3 phương thức chăn nuôi:
- Chăn nuôi hộ gia ñình quy mô nhỏ (chăn nuôi truyền thống)
- Chăn nuôi nông hộ, nông trại quy mô vừa (chăn nuôi bán công
nghiệp)
- Chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp (chăn nuôi công nghiệp)
+ Chăn nuôi hộ gia ñình quy mô nhỏ (chăn nuôi truyền thống)
ðây là phương thức chăn nuôi có từ lâu ñời và vẫn tồn tại phát triển ở
hầu khắp vùng thôn quê Việt Nam. ðặc ñiểm của phương thức chăn nuôi này
là ñầu tư vốn ban ñầu ít, ñàn gia cầm ñược thả rông, tự tìm kiếm thức ăn là
chính và cũng tự ấp và nuôi con; chuồng trại ñơn giản, vườn thả có hoặc
không có hàng rào bao che; thời gian nuôi kéo dài (ñối với gà thịt thường nuôi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


6

tới 6-7 tháng mới ñạt khối lượng ñể giết thịt). Do chăn thả tự do, môi trường
chăn nuôi không ñảm bảo vệ sinh dịch tễ khiến ñàn gà dễ mắc bệnh, dễ chết
nóng, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy,
phương thức chăn nuôi này có những ưu ñiểm nhất ñịnh phù hợp với các
giống gà ñịa phương, chất lượng thịt gà thơm ngon, vốn ñầu tư không ñòi hỏi
lớn (chủ yếu là tiền mua giống ban ñầu). Chính vì thế mà ñối với các nông hộ
nghèo phương thức chăn nuôi này dễ áp dụng và hộ nào cũng có thể nuôi vài
ba chục con gia cầm. Mặc dù chưa ñạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu
ñược chưa lớn, song hầu hết số hộ lao ñộng nông nghiệp thường áp dụng
phương thức chăn nuôi này bởi vậy hàng năm ñã sản xuất ra khoảng 65% số
lượng ñầu con gà thịt ở Việt Nam (Theo Viện chăn nuôi Việt Nam)
+ Chăn nuôi nông hộ, nông trại quy mô vừa (chăn nuôi bán công
nghiệp)

ðây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những
kinh nghiệm nuôi gia cầm truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. ðiều
ñó có nghĩa là chế ñộ dinh dưỡng và quá trình phòng bệnh cho ñàn gà ñã ñược
coi trọng hơn. Mục tiêu của chăn nuôi mang ñậm tính sản xuất hàng hóa, chứ
không thuần túy là sản xuất tự cung tự cấp. Gia cầm ñược nuôi theo từng lứa,
mỗi lứa 200 ñến 500 con (Theo viên chăn nuôi Việt Nam). ðể áp dụng
phương thức chăn nuôi này, ngoài yêu cầu phải có vườn rộng ñược bao bọc
bởi hàng ñể thả gia cầm lúc thời tiết ñẹp thì cần phải ñầu tư xây dựng và mua
sắm chuồng trại, các dụng cụ máng ăn, máng uống và hệ thống sưởi ấm cho
ñàn gia cầm mới nở. Ngoài lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên như giun, dế,
sâu bọ, rau, cỏ mà ñàn gia cầm tự kiếm ăn ñược, thì lượng thức ăn do người
chăn nuôi cung cấp là rất quan trọng. Có như vậy mới rút ngắn ñược thời gian
nuôi mỗi lứa và tăng năng suất của ñàn gà. So với phương thức chăn nuôi gà
truyền thống thì phương thức chăn nuôi bán thâm canh, ñàn gia cầm tăng
trọng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn, khống chế ñược bệnh tật tốt hơn,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


7

thời gian nuôi mỗi lứa ngắn hơn và ñạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp (chăn nuôi công nghiệp)
Là hình thức chăn nuôi nhốt hoàn toàn và sử dụng thức ăn công nghiệp.
Với cách nuôi này có thể rút ngắn thời gian nuôi. Mỗi lứa có thể nuôi từ 200-
500 con từ lúc 1 ngày tuổi ñến lúc xuất chuồng. Phương thức nuôi này thường
ñược áp dụng tại một số ñịa phương ven ñô thị, nơi ñất chật, không có vườn,
ñồi ñể thả gia cầm. Khi áp dụng phương thức nuôi nhốt hoàn toàn ñòi hỏi phải
ñầu tư xây chuồng trại (thường gà ñược nuôi trên nền chuồng rải dăm bào
hoặc vỏ trấu). Gia cầm ñược nuôi nhốt hoàn toàn tuy mau lớn hơn, thịt mềm

hơn, song chất lượng thịt không chắc ñậm, mùi vị thơm ngon không bằng gia
cầm nuôi thả, giá bán thấp hơn so với gà ñược nuôi tự do.
2.1.1.2 Quan niệm về dịch bệnh trong chăn nuôi
Dịch bệnh: Là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số lượng ñối tượng
mắc bệnh vượt quá số ñối tượng mắc bệnh dự tính.
Vùng có dịch: Là khu vực ñược cơ quan có thẩm quyền xác ñịnh có dịch.
Vùng có nguy cơ dịch: Là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất
hiện các yếu tố gây dịch.
Cách ly ổ dịch: Là việc tách riêng vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm,
vật nuôi bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, vật nuôi mang mầm bệnh truyền
nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn
chế sự lây truyền bệnh.
2.1.2 ðặc ñiểm của chăn nuôi gia cầm của hộ (ñặc ñiểm về kinh tế - kỹ
thuật)
Trong hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân vừa là ñơn vị sản
xuất vừa là ñơn vị tiêu dùng. ðể chăn nuôi gia cầm nông hộ phải tiến hành
mua các yếu tố ñầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thú y…) và một số yếu tố
ñầu vào sẵn có (ñất ñai, lao ñộng…) ñể tiến hành chăn nuôi.
Do vừa là người sản xuất nên nông hộ chăn nuôi có mục tiêu thứ nhất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


8

là phải tối ña hoá lợi nhuận, ñồng thời tận dụng ñược các nguồn thức ăn cho
gia cầm từ các sản phẩm phụ của sản xuất nông nghiệp, ăn uống… tức là tối
thiểu hoá các chi phí ñầu vào trong chăn nuôi gia cầm.
Do vừa là người tiêu dùng nên nông hộ có mục tiêu thứ hai là tối ña
hoá lợi ích thông qua việc tăng ñộ thoả dụng, tăng khối lượng sản xuất và thời

gian thư nhàn và hạn chế thấp nhất khi có rủi ro xảy ra. Nhiều hoạt ñộng cả
sản xuất và tiêu dùng của nông hộ chẳng bao giờ có sự tham gia và tác ñộng
của thị trường.
Có thể nói ñời sống của nông hộ ñã gặp rất nhiều khó khăn vì thu nhập
bấp bênh hơn so với các ñối tượng khác và hơn nữa sản xuất nông nghiệp lại
gặp nhiều rủi ro cho nên một khi xảy ra bất trắc về sản xuất và ñời sống thì họ
gặp rất nhiều khó khăn ñể quản lý các rủi ro ñó. Trong nghiên cứu của chúng
tôi về rủi ro trong chăn nuôi của hộ thì ñã cho thấy những khó khăn trong
quản lý rủi ro bao gồm:
* Thiếu vốn cho sản xuất và khả năng tiếp cận thông tin thị trường
thấp. ðây là hạn chế mà nông hộ gặp phải, nguồn tích luỹ của họ rất thấp chỉ
ñủ ñể trang trải các khoản chi tiêu trong gia ñình và hoàn thành khoản ñóng
góp ñối với ñịa phương. ðiều này xảy ra ở số ñông các nông hộ trong xã và
chỉ trừ một số nông hộ kinh doanh lớn và có nguồn thu khá ổn ñịnh. Chủ yếu
các hộ thiếu vốn dẫn ñến ñầu tư cho sản xuất thấp, hạn chế phát triển các hoạt
ñộng phi nông nghiệp, hạn chế việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ, không chủ
ñộng trong sản xuất dẫn ñến năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao. Những
nông hộ khá giả có khả năng ñầu tư cho sản xuất. Các hộ nghèo chủ yếu ñầu
tư thấp cho sản xuất cho nên thu nhập từ sản xuất của các hộ này rất thấp.
Việc vay vốn không phải lúc nào cũng thuận lợi với các hộ, họ gặp khó khăn
về thủ tục vay vốn. ðối với các hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất muốn vay
với số lượng lớn nhưng lại bị hạn chế do không có vật thế chấp, còn ñối với
nguồn tín dụng phục vụ cho người nghèo phải ñúng ñối tượng mới ñược vay

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


9

và vay với số lượng nhỏ. Một khía cạnh khác của vấn ñề tín dụng là việc sử

dụng ñồng vốn ñúng mục ñích và hiệu quả hết sức khó khăn ñối với người
nông dân. Có những nông hộ vay vốn về nhưng không biết sử dụng ñồng vốn
ñó ñúng mục ñích dẫn ñến hiệu quả không cao và rất khó cải thiện kinh tế hộ.
* Ảnh hưởng của ñiều kiện tự nhiên: ðiều kiện tự nhiên bất lợi là trở
ngại lớn ñối với nông hộ ñể có thể phát triển sản xuất. Thời tiết trong năm có
lúc mưa nhiều, hay có thời kỳ lại nóng ẩm làm cho dễ phát sinh các loại bệnh
tật ở vật nuôi nếu như hộ không chú ý vệ sinh sạch sẽ. Do ñiều kiện tự nhiên,
khí hậu của nước ta nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa cho nên khi dịch
bệnh trong gia súc gia cầm ở trên thế giới phát sinh thì ñều có ảnh hưởng lây lan
nhanh chóng ñến nước ta như dịch bệnh gà hay dịch lợn lở mồm long móng.
Chính vì vậy mà rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi của nông hộ rất dễ gặp phải, vì
thế ñòi hỏi có sự kiểm soát, theo dõi dịch bệnh chặt chẽ từ các vùng biên giới cho
tới từng hộ sản xuất.
* Thiếu thông tin về kỹ thuật tiến bộ: Nhu cầu về kỹ thuật tiến bộ của
hộ nông dân ñơn thuần là cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, canh tác,
các biện pháp phòng trừ dịch bệnh Tuy vậy mà trên ñịa bàn xã các hộ nông
dân ít ñược tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất nên các thông tin
về kỹ thuật chậm ñến với các hộ. Khó khăn này cản trở lớn ñối với các nông
hộ trong việc áp dụng cây con mới. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi ở ñịa phương
cũng thiếu các thông tin về thị trường, cho nên các hộ rất khó có thể ñưa ra
ñược biện pháp phòng trừ rủi ro do thị trường gây ra. Biến ñộng của giá cả
ảnh hưởng rất lớn ñến thu nhập của các nông hộ, khâu tiêu thụ sản phẩm chăn
nuôi của các hộ còn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm bán chậm, chưa có hệ
thống tiêu thụ lớn
* Những yếu tố không chắc chắn xảy ra: ðó là sự biến ñộng về giá cả,
sự không chắc chắn về con người, sự không chắc chắn về xã hội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………



10
2.1.1.3 Nội dung phòng trừ dịch bệnh gia cầm
Nội dung phòng bệnh ñối với người chăn nuôi cần:
- Chỉ chọn mua gia cầm ở những cơ sở giống tốt, bảo ñảm không có
bệnh dịch. Chỉ chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Các trại chăn nuôi
gia cầm áp dụng các biện pháp an toàn sinh học ñể ngăn chặn mầm bệnh lây
lan vào trại.
- Chuồng nuôi bảo ñảm thoáng, mát, khô, có ánh nắng mặt trời chiếu
vào. Sân chơi và ao nuôi phải có hàng rào bao quanh.
- Với các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ bảo hộ
lao ñộng và người vào trại phải ñược tiêu ñộc khử trùng.
- Cho gia cầm ăn ñầy ñủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và
ổn ñịnh, cho uống thêm B.Complex giúp cho gia cầm khoẻ mạnh tăng sức ñề
kháng. Ngoài vacxin cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước cần tiêm
phòng ñịnh kỳ, ñầy ñủ các loại vacxin thông thường như: Marek gà;
Gumboro; ñậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan
thú y ñịa phương, giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.
- Những ngày giá lạnh, thả gia cầm muộn, nhốt sớm. Duy trì nhiệt ñộ
chuồng nuôi, nhốt theo nhu cầu sinh lý ngày tuổi, tháng tuổi của gia cầm. Giữ
cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại ñịnh kỳ bằng các loại thuốc sát
trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần I-ot như Han Iodine
10%, khoảng 7-10 ngày phun/ lần sau khi dọn chất ñộn chuồng.
- Cho gia cầm ngửi khói quả bồ kết ñịnh kỳ 5-7 ngày một lần, làm mũi
gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về ñường hô hấp. Tiêu diệt virus
cúm, giúp gia cầm khoẻ mạnh chống lại bệnh.
- Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. ðập dập 2-3 củ
tỏi sống, ñể trong không khí 15-20 phút sau ñem hoà với 10-15 lít nước ñem
cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh
thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


11
- Thường xuyên thay dọn chuồng. Hàng ngày quét, dọn phân, có hố thu
gom phân và chất thải ñể xử lý.
- Phải có hố sát trùng trước khu vực chăn nuôi. Không cho người ngoài vào
khu chăn nuôi. Ngăn không cho gia cầm tiếp xúc với bồ câu, chim trời, chuột.
- Sau mỗi ñợt nuôi phải thu dọn phân, cọ rửa sạch các dụng cụ chăn
nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi mới tôi xung quanh, bên trong chuồng
nuôi, nền chuồng và sân chơi. ðể trống chuồng từ 10 ñến 15 ngày. Cũng có
thể sát trùng bằng cách phun formon 2-3%, iodin 0,5%, cloramin T 0,5-2%,…
toàn bộ nền và tường chuồng nuôi.
Khi có bệnh xảy ra phải:
- Thông báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở. Không bán chạy, không ăn
thịt gia cầm trong ñàn bị bệnh, không vứt xác chết bừa bãi.
- Bao vây ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh và các gia
cầm khác trong ñàn, bằng cách:
- ðốt bằng củi hoặc xăng dầu. Nếu có ñiều kiện thì ñốt trong các lò
chuyên dụng.
- ðào hố chôn sâu, toàn bộ ñáy và thành hố ñược lót nilông. Gia cầm
tiêu huỷ ñựng trong bao dầy, có chất sát trùng, buộc chặt miệng, sau ñó cho
xuống hố. ðảm bảo bề mặt gia cầm chôn cách mặt ñất tối thiểu 1m. trước khi
lấp ñất, rải một lớp vôi bột hoặc phun một trong hai dung dịch: foocmol 5%,
xút (NaOH) 3-5%.
ðối với các cơ quan chức năng cần ñảm bảo:
a. Công tác giám sát dịch: Công tác giám sát dịch bệnh phải tiến hành thường
xuyên. Khi nghi có ổ dịch nguy hiểm xảy ra phải lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét
nghiệm và triển khai các biện pháp chống dịch theo quy ñịnh.
b. Công tác tiêm phòng: Tiêm bao vây ổ dịch khi có dịch xảy ra. Trên cơ sở

dịch tễ và mùa vụ trong năm, tổ chức tiêm phòng các bệnh o ñàn gia cầm theo
quy ñịnh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


12
c. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y:
- ðẩy mạnh công tác kiểm dịch ñộng vật, sản phẩm ñộng vật nhập vào
tỉnh và xuất ra ngoài tỉnh; kiểm tra vệ sinh thú y các trang trại chăn nuôi, gia
cầm; nơi buôn bán giết mổ ñộng vật sản phẩm ñộng vật.
- Duy trì quản lý công tác kiểm soát giết mổ gia cầm tại các ñịa phương.
d. Công tác vệ sinh, tiêu ñộc, khử trùng:
- Tuyên truyền vận ñộng người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm
thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường, tiêu ñộc
khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, khu vực buôn bán gia cầm.
- Triển khai thực hiện tháng vệ sinh, tiêu ñộc, khử trùng môi trường
trên ñịa bàn tỉnh theo chỉ ñạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e. Tổ chức tốt công tác tiêu hủy gia cầm: Khi dịch xảy ra phải nhanh chóng tiêu hủy
gia súc, gia cầm theo quy ñịnh nhằm khống chế nhanh ổ dịch.
- Thành lập chốt kiểm dịch ñộng vật, sản phẩm ñộng vật tại các ñịa bàn
xảy ra ổ dịch nhằm kiểm soát không cho gia cầm ra vào ổ dịch.
f. Chính sách hỗ trợ:
Hỗ trợ Vắc xin phòng chống dịch bệnh cho gia cầm, ñộng vật thủy sản theo
quy ñịnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hỗ trợ tiêu hủy gia cầm:
+ Gà công nghiệp: 28.000 ñồng/kg.
+ Gà ta: 67.000 ñồng/kg.
+ Vịt: 33.000 ñồng/kg.
+ Ngan: 39.000 ñồng/kg.

+ Gia cầm giống (dưới 0,4 kg): 15.000 ñồng/con.
Kinh phí phòng chống khác thực hiện theo Quyết ñịnh số 1442/Qð -
TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011, Quyết ñịnh số 49/2012/Qð-TTg ngày 08
tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 80/2008/TT-BTC
ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


13
2.1.2 Lý luận về ứng xử của hộ nông dân ñối với rủi ro về dịch bệnh trong
chăn nuôi gia cầm
2.1.2.1 Các khái niệm về rủi ro và ứng xử
a. Rủi ro
Có rất nhiều khái niệm và ñịnh nghĩa về rủi ro ñược ñưa ra theo nhiều
trường phái khác nhau. Theo Từ ñiển Tiếng Việt (1995), NXB Từ ñiển học
cho rằng rủi ro là ñiều không lành, không tốt và bất ngờ xảy ñến. Còn theo Từ
ñiển từ và ngữ Việt Nam (1998), NXB Chính trị quốc gia thì cho rằng rủi ro
là sự không may.
ðoàn Thị Hồng Vân (2002) cho rằng rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất
mát hư hại, ñó là yếu tố liên quan ñến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc ñiều
không chắc chắn hay là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận
thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
ðào Thế Tuấn (1997) ñã nhận ñịnh rủi ro là sự bất trắc có thể ño lường
ñược, nó liên quan ñến việc xuất hiện những biến cố không mong ñợi. ðó là
sự biến ñộng tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết
mọi hoạt ñộng của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự ñoán ñược
chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ñịnh. Nguy cơ rủi ro
phát sinh bất cứ khi nào một hành ñộng dẫn ñến khả năng ñược hoặc mất
không thể dự ñoán trước.

Phạm Văn Minh (2007) ñã ñưa ra ñịnh nghĩa về rủi ro ñó là một tình
huống trong ñó một quyết ñịnh có thể có nhiều hơn một kết quả, người ta
quyết ñịnh biết tất cả các kết quả và xác xuất xảy ra các kết quả ñó.
Từ các quan ñiểm trên có thể thấy sự khác nhau trong các quan niệm về
rủi ro của các tác giả. Có sự khác biệt ñó chính là do cách ñánh giá của từng
người trong từng khía cạnh, từng lĩnh vực và trong các thời ñiểm khác nhau.
Tuy nhiên nhắc ñến rủi ro là nhắc ñến những thiệt hại và khó khăn mà nó
mang lại cho sản xuất và ñời sống của con người. Có thể ngắn gọn rủi ro là

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


14
những ñiều không may mắn và không hề mong muốn.
Từ các quan niệm về rủi ro chúng ta thấy rằng rủi ro là yếu tố khách
quan và hoàn toàn có thể tính toán xác xuất cũng như ño lường ñược nó. Còn
với không chắc chắn thì là tình trạng không thể gắn xác suất vì nó ñề cập ñến
tình trạng mất mát gắn với chủ quan của người ra quyết ñịnh.
Rủi ro ñề cập ñến nhiều kết quả, mỗi kết quả có thể xảy ra với các khả
năng khác nhau. Khả năng của một kết quả nào ñó hiểu theo nghĩa là tần suất
trung bình xảy ra kết quả ñó. Trong khi ñó không chắc chắn ñề cập ñến tình
trạng có nhiều kết quả có thể xảy ra trong một quyết ñịnh nhưng chưa biết khả
năng sẽ xảy ra của từng kết quả. Như vậy rủi ro và không chắc chắn chỉ khác
nhau ở việc có ñánh giá ñược hay không khả năng hay xác xuất xảy ra các kết
quả khác nhau.
b. Ứng xử
Có rất nhiều các quan ñiểm khác nhau về ứng xử của con người. Tuy
nhiên các quan ñiểm chủ yếu thiên về cách ứng xử giữa con người với con
người qua giao tiếp. Chỉ có một số ít các nhà nghiên cứu quan tâm ñến ứng xử
của con người với các yếu tố tác ñộng ñến ñời sống cũng như sản xuất của họ.

Thứ nhất theo từ ñiển Tiếng Việt (2000), ứng xử của các cá nhân là thái
ñộ, hành ñộng của các cá nhân trước một sự việc cụ thể. Thông thường thái
ñộ và hành ñộng ñúng ñắn của cá nhân sẽ giúp cho việc giải quyết công việc
một cách hợp lý, mang lại lợi ích cho cá nhân ñó.
Lê Thị Bừng, Hải Vang (2002) thì cho rằng ứng xử là sự phản ứng xử
con người ñối với sự tác ñộng của người khác ñến mình trong một tình huống
cụ thể nhất ñịnh. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ ñộng giao tiếp mà
chủ ñộng trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán thể hiện qua thái ñộ,
hành vi, cử chỉ, tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm, nhân cách mỗi người ñể
nhằm ñạt ñược kết quả cao nhất.
Trong Từ ñiển tâm lý [Nguyễn Khắc Viện, 1991, tr.12], cho rằng “Ứng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


15
xử chỉ mọi phản ứng của ñộng vật khi một yếu tố nào ñó trong môi trường
kích thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình
huống, và tiến trình ứng xử ñể kích thích có ñịnh hướng nhằm giúp chủ thể
thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu
tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng ñều là những hiện tượng có thể
quan sát ñược, chứ không như tình ý bên trong, thì nói là ứng xử.”
Tóm lại, ứng xử là sự phản ứng của con người khi một yếu tố nào ñó
trong môi trường kích thích, giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Trong ñề
tài này tôi tìm hiểu ứng xử dưới góc nhìn là sự phản ứng của người nông dân
với những rủi ro trong sản xuất chăn nuôi gia cầm nhằm ñối phó với rủi ro,
hạn chế các thiệt hại từ rủi ro mang lại.
2.1.2.2 Các rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm













Hình 2.1 Các loại rủi ro trong chăn nuôi gia cầm
Dịch bệnh là một trong những rủi ro có ảnh hưởng tồi tệ nhất ñến hoạt
ñộng chăn nuôi gia cầm và cũng là một loại rủi ro có xác suất xảy ra rất lớn.
Khi dịch bệnh bùng phát trong ñàn gia cầm sẽ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế

Rủi ro dịch bệnh

Rủi ro thị trường

Rủi ro khác
ðại
dịch
bệnh
gia
cầm

Các
dịch
bệnh
thông

thường

Chết,
chậm
lớn
do
thời
tiết

Mất
trộm,
thất
lạc
gia
cầm
Rủi
ro
về
ñầu
ra
Rủi
ro
về
ñầu
vào
Các Loại Rủi Ro

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………



16
cho người sản xuất, thậm chí gây ra mất trắng ñưa người chăn nuôi ñến tình
trạng phá sản. Trong tổng số 60 hộ ñiều tra thì có tới hơn 90% các hộ mắc
phải loại rủi ro này, từ những người chăn nuôi nhỏ ñến những trang trại quy
mô lớn cũng ñều bị ảnh hưởng của rủi ro dịch bệnh.
ðầu tiên rủi ro dịch bệnh ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của ñàn gia
cầm, kéo dài thời gian chăn nuôi dẫn ñến làm tăng chi phí về nguồn thức ăn.
Thứ hai nó khiến cho người chăn nuôi mất thêm một khoản chi phí không nhỏ
ñể mua thuốc chữa trị cho gia cầm. Thứ ba nếu dịch bệnh bùng phát sẽ gây ra
tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng, lượng tiêu thụ các sản phẩm từ gia cầm sẽ
ít ñi dẫn ñến việc giá giảm và bán các sản phẩm gia cầm cũng khó khăn hơn.
Hậu quả nặng nề nhất chính là việc ñàn gia cầm bị chết do dịch bệnh hay phải
tiêu huỷ ñể khống chế dịch bệnh bùng phát. ðiều này sẽ làm cho những người
chăn nuôi rơi vào tình trạng mất trắng và bị phá sản, có thể dẫn tới nghèo ñói.
Rủi ro dịch bệnh ñược chia thành hai loại khác nhau là rủi ro liên quan tới ñại
dịch bệnh gia cầm và rủi ro về các bệnh thông thường theo mùa.
Trong những năm gần ñây dịch bệnh gia cầm vẫn thường xuyên bùng
phát tuy với quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn gây ra thiệt hại lớn cho những người
chăn nuôi. Sự hỗ trợ của nhà nước cũng chỉ mang tính chất ñộng viên khôi
phục sản xuất cho các nông hộ chứ không có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế.
Chính vì vậy rất nhiều hộ chăn nuôi gia cầm ñã chuyển hướng sản xuất mới
thay vì chăn nuôi gia cầm.
Một rủi ro dịch bệnh khác chính là rủi ro về các bệnh thông thường
mang tính chất theo mùa ñối với các loại gia cầm. Tuy không gây ra hậu quả
nghiêm trọng như ñại ñịch cúm gia cầm nhưng cũng có thể dẫn ñến thua lỗ
cho những người chăn nuôi. Về mùa nóng thường có các bệnh liên quan ñến
tiêu hoá của gia cầm như phân xanh, phân trắng và các bệnh như tụ huyết
trùng Mùa lạnh là các bệnh liên quan tới ñường hô hấp như cúm, khẹc,
hen Các bệnh thường gặp nhất là: Niucátxơn Gumbôrô, Tụ huyết trùng…


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


17
Trong ñó, tỷ lệ gà bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ
huyết trùng 14-15%
.
Hầu hết các bệnh này quen thuộc với những người chăn
nuôi và cũng không khó ñiều trị nếu phát hiện kịp thời. Nhưng nếu phát hiện
muộn việc ñiều trị sẽ trở lên khó khăn và thiệt hại về kinh tế không nhỏ. Gia
cầm bị bệnh sẽ chậm lớn và có thể bị chết. ðiều khó khăn trong việc ñối phó
với loại rủi ro này là nó diễn ra thường xuyên và liên tục, chỉ cần những thay
ñổi nhỏ về thời tiết, nguồn thức ăn hay vệ sinh cho ñàn gia cầm cũng dẫn ñến
gia cầm bị nhiễm bệnh.
2.1.2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro và ứng xử của hộ nông dân trước dịch bệnh
trong chăn nuôi gia cầm
Thông thường trong mọi hoạt ñộng kinh tế người ta ñều phải ñánh ñổi
giữa rủi ro và lợi nhuận. Khi lựa chọn một lĩnh vực mà có rủi ro cao cũng ñồng
nghĩa với lợi nhuận kỳ vọng sẽ cao và ngược lại những lĩnh vực tiềm ẩn ít nguy
cơ rủi ro hơn thì lợi nhuận cũng sẽ thấp hơn. Hầu hết nông dân cũng hiểu ñược
nguyên tắc lựa chọn này. Với ña số nông dân họ sẽ chọn các lĩnh vực sản xuất
tiềm ẩn ít nguy cơ về rủi ro vì người nông dân rất ngại việc ñánh ñổi và không
ưa mạo hiểm. Chỉ có một số ít người chọn các lĩnh vực sản xuất rủi ro cao và
cũng có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn, họ là những người ưa mạo hiểm, chấp nhận
rủi ro và sẵn sàng với sự ñánh ñổi. Như vậy có thể chia ứng xử của nông dân với
rủi ro thành hai hướng ñó là né tránh rủi ro và chấp nhận rủi ro.
Né tránh rủi ro là ứng xử của người nông dân khi họ chọn các biện
pháp ñể tránh các hoạt ñộng hay những nguyên nhân gây ra tổn thất, mất mát
có thể có. ðây là một kiểu ứng xử mà rất nhiều nông hộ áp dụng do tâm lý ăn
chắc mặc bền của người nông dân. Tuy nhiên rủi ro có rất nhiều loại và cũng

có thể xuất hiện mọi nơi mọi lúc nên việc né tránh rủi ro chỉ có thể áp dụng
với một số rủi ro nhất ñịnh chứ không phải là tất cả.
Chấp nhận rủi ro là ứng xử của người gặp rủi ro tự chấp nhận những
thiệt hại, tổn thất mà rủi ro gây ra và tự khắc phục những tổn thất và thiệt hại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


18
ñó. Chấp nhận rủi ro cũng chia thành hai nhóm là chấp nhận rủi ro thụ ñộng
và chấp nhận rủi ro chủ ñộng. Trong chấp nhận rủi ro thụ ñộng người ta gặp
rủi ro mà không có sự chuẩn bị trước, không có các phương án dự phòng mà
chỉ có thể ñưa ra các quyết ñịnh tình thế, tức thời ñể ñối phó với rủi ro. Chấp
nhận rủi ro chủ ñộng thì người ta luôn có một tư thế sẵn sàng, chuẩn bị các
phương án ñể ñối phó với rủi ro, thậm chí có cả nguồn vốn ñể dự phòng ñối
phó với rủi ro. Các phương án ñể ñối phó với rủi ro có thể là các biện pháp
ngăn ngừa tổn thất, chuyển giao rủi ro thông qua bảo hiểm hay ña dạng hoá
sản xuất ñể ña dạng hoá rủi ro.
Khi dịch bệnh xảy ra với ñàn gia cầm của các hộ chăn nuôi thì thông
thường các hộ sẽ tìm cách tự chữa trị, chỉ có các hộ chăn nuôi quy mô lớn
mới thông báo với cán bộ thú y và nhờ chữa trị. Với các hộ quy mô nhỏ thì
quá trình phát hiện dịch bệnh thường muộn và họ ít cho uống các loại văcxin
phòng bệnh nên bệnh dịch phát triển rất nhanh trong ñàn gia cầm. ðồng thời
với việc tự chữa trị cho ñàn gia cầm các hộ chăn nuôi nhỏ thường mang gia
cầm bán tại chợ, do ñó khiến cho dịch bệnh thường bị lây lan từ ñàn gia cầm
này sang các ñàn gia cầm khác. Ngoài ra việc xử lý gia cầm chết do bệnh của
các hộ chăn nuôi nhỏ cũng thường rất vô trách nhiệm, họ sử dụng làm thức ăn
với những gia cầm ñã khá lớn và ném một cách bừa bãi xác những gia cầm
chết còn nhỏ. ðây là những thói quen rất không tốt của những người chăn
nuôi nhỏ. Những hộ chăn nuôi quy mô trung bình cũng thường có cách ñối

phó với dịch bệnh giống với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ñó là họ tự ñi mua
các loại thuốc thú y về ñể tự chữa trị cho ñàn gia cầm của mình, song song là
bán chạy những gia cầm còn khỏe mạnh. Một số ít những người chăn nuôi
trung bình có ñối phó tốt với dịch bệnh như những người chăn nuôi lớn.
Người chăn nuôi quy mô lớn, họ là những người có vốn kinh nghiệm và cũng
rất có trách nhiệm trong hoạt ñộng chăn nuôi của mình. Trong quá trình chăm
sóc họ thường rất chú ý tới các biểu hiện của gia cầm, phát hiện bệnh sớm và

×