Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.17 KB, 4 trang )

Đề : Phân tích quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay.
BÀI LÀM:
Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn
đề giai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam,
một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lí luận cách mạng của chủ
nghĩa Mác-Lênin.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc
Độc lập tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập tự do thực sự, nó gắn liền với
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất
nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa dân tộc chân chính
được khái quát trên tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng tự do. Chủ
nghĩa dân tộc chân chính hoàn toàn khác, xa lạ, đối lập với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và
chủ nghĩa sô - vanh.
Hồ Chí minh chủ trương phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc Tế cộng
sản. Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ
dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng
chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc
kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong
xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải thực hiện chế độ dân chủ nhân dân. Cuộc chiến đấu
ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Về chủ nghĩa
xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một Trong lý luận
về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp
Theo Hồ Chí Minh, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phân hóa giai cấp ở
Đông Dương chưa triệt để. Các giai cấp vẫn có sự tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông
dân, họ đều chịu chung số phận là người nô lệ mất nước. Từ sự phân tích đó, Người kiến
nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế cộng sản là: "Phát động chủ nghĩa dân tộc bản
xứ nhân danh Quốc tế cộng sản Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi nhất định chủ
nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế". Như vậy, xuất phát từ sự phân tích


quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người cộng sản phải nắm lấy
và phát huy. Người cho đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa Quốc tế.
Mác - Lênin luôn đề cao, khẳng định vai trò vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Giải
quyết vấn đề giai cấp là cơ sở giải quyết vấn đề dân tộc. Giải phóng giai cấp là tiền đề giải
phóng dân tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định việc thực hiện nhiệm vụ dân tộc bao
giờ cũng thuộc giai cấp tiêu biểu đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ. Trong thời
đại chủ nghĩa tư bản giai cấp đại diện là giai cấp công nhân.
Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó
thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định phương
hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật
khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản
ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai
cấp và giải phóng con người.
Xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà không xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì
nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức,
bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân mới bảo đảm cho
người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân
và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người. Do đó, sau khi
giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi
người đều được sung sướng, tự do. Sự phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã
hội là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh nói: "yêu Tổ
quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội
thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.
4. Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp
Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề

giai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam, một
trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra nhận xét: chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc mọi sự đau khổ của công nhân, nông dân
lao động ở cả “chính quốc” cũng như ở thuộc địa. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực
tham gia hoạt động đấu tranh trong phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức,
phong trào giải phóng giai cấp công nhân ở các nước tư bản. Đặc biệt, sau khi đọc ''Sơ
thảo lần thứ nhất Luận cương về dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã
thấy rõ hơn con đường đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua. Người khẳng định:
''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản''. Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới,
nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, đưa cách mạng giải
phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do
Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh và chỉ
đạo giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, bền bỉ chống
các quan điểm không đúng về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đã phát triển lý luận về cách
mạng giải phóng dân tộc. Người đã kêu gọi những người xã hội ủng hộ phong trào giải
phóng ở các thuộc địa và lên án bọn thực dân phản động. Người đã bảo vệ chủ nghĩa Mác
- Lênin, phê bình một cách kiên quyết và chân thành những sai lầm, khuyết điểm của các
Đảng Cộng sản chính quốc. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, với Hồ Chí Minh, sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng XHCN. Sức mạnh đi tới
thắng lợi của cách mạng Việt Nam không phải là cái gì khác mà là mục tiêu dân tộc luôn
thống nhất với mục tiêu dân chủ trên cơ sở định hướng XHCN. Đặc điểm nổi bật của cách
mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân triệt để, tạo tiền đề cho bước
chuyển sang thời kỳ quá độ lên CNXH. Sự phát triển tự tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự
phát triển của thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong sự thúc đẩy lẫn nhau giữa dân tộc và
giai cấp, ý thức giác ngộ về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là tiền đề quyết định nhất,
cũng là động lực chủ yếu để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thu

quan điểm mác-xít về giai cấp. Qua thực tiễn đấu tranh , Hồ Chí Minh đã có những giải
pháp đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử, góp phần làm phong phú thêm kho
tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trong thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay,
việc vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hố Chí Minh về mối quan hệ biện chứng
giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng hết sức cấp
thiết. Bởi vì, có thời kỳ, khi triển khai các nhiệm vụ xây dựng CNXH, đã có lúc Đảng ta
phạm sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí, quá nhấn mạnh vấn đề giai cấp dẫn đến lợi
ích các giai cấp, tầng lớp không được tính đến đầy đủ và kết hợp hài hoà, sức mạnh dân
tộc không được phát huy như một trong những động lực chủ yếu nhất. Nhưng ngay sau
đó, Đảng ta đã kịp thời khắc phục có hiệu quả cả về phương điện nhận thức lý luận cũng
như trong hoạt động thực tiễn về vấn đề này. Thực tiễn đó đã chỉ ra rằng, trong bất cứ giai
đoạn nào, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đều phải kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích
giai cấp với lợi ích dân tộc; trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam luôn luốn gắn bó hữu cơ
với lý tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam.
Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đang thể hiện giá trị trường tồn nhất là trong bối
cảnh các dân tộc đang đứng trước những thách thức cực kì nguy hiểm khi các thế lực hiếu
chiến dựa vào tiềm lực quân sự hiện đại tiến hành chiến tranh xâm lược những nước có
chủ quyền, bất chấp luật pháp. Điều đó càng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên
cứu, học tập, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong tình
hình mới, làm cơ sở vững chắc cho việc vận dụng, hoạch định, tổ chức và thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, để đưa dân tộc ta vượt qua mọi thử thách,
vững bước trong quá trình xây dựng một đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.

×