Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI TIÊU
CHUẨN VIETGAP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG
THỌ 2, XÃ QUẢNG THỌ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên: TRẦN THÁI HÒA
Lớp: K45B QTKD Tổng hợp
Khóa học: 2011-2015
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI TIÊU
CHUẨN VIETGAP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG
THỌ 2, XÃ QUẢNG THỌ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên: Trần Thái Hòa Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K45B QTKD Tổng hợp Thạc sĩ Lê Quang Trực
Niên khóa: 2011-2015
Huế, tháng 5 năm 2015
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ
tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS. Lê Quang
Trực, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu
khóa luận này.


Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh,
Trường đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cán bộ Hợp tác xã Quảng Thọ 2 và
bà con nông dân trong xã đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá
trình hoàn thành khóa học.
Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trần Thái Hòa
3
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
HTX Hợp tác xã
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
CC Chứng chỉ
ATTP An toàn thực phẩm
BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường
PTNT Phát triển nông thôn
NLS&TS Nông lâm sản và thủy sản
BYT Bộ Y tế
UBND Ủy ban nhân dân
HĐQT Hội đồng quản trị
NH Ngân hàng
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt các tiêu chí được sử dụng để xây dựng bảng hỏi phỏng vấn cá nhân

Bảng 2.1. Đặc điểm của hộ nông dân
Bảng 2.2: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với vùng sản xuất
Bảng 2.3: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với nguồn giống
Bảng 2.4: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với đất trồng
Bảng 2.5: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với nước tưới
Bảng 2.6: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với phân bón
Bảng 2.7: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với hóa chất, thuốc BVTV
Bảng 2.8: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Bảng 2.9: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với vùng sản xuất
Bảng 2.10: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với người lao động
Bảng 2.11: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với vùng sản xuất
Bảng 2.12: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với kiểm tra, giám sát nội bộ
Bảng 2.13: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình
VietGAP đối với khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Bảng 2.14: Kết quả chính của nghiên cứu
Bảng 3.1. Các hoạt động marketing cần triển khai trong năm 2015
Bảng 3.2. Mối quan hệ của các hoạt động giữa năm 2015 và giai đoạn 2016- 2020
5
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của HTX
6
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Kể từ khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2007
đến nay, VietGAP đã được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Nhiều tổ chức chứng nhận
đã được chỉ định và nhiều cơ sở nuôi/trồng đã được chứng nhận VietGAP trong các
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Ở Thừa Thiên Huế, VietGAP cũng đã được
áp dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản. Riêng trong lĩnh vực nông
nghiệp, có hai cơ sở đã được chứng nhận VietGAP là Công ty TNHH MTV Nông sản
hữu cơ Quế Lâm (về lúa gạo) và Hợp tác xã Quảng Thọ 2 (về rau má). Bài nghiên cứu
đánh giá khả năng đáp ứng của các hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn
VietGAP tại HTX Quảng Thọ 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các tiêu chuẩn của quy
trình VietGAP đã thực hiện tương đối tốt là vùng sản xuất; đất trồng; nguồn nước;
phân bón; hóa chất, thuốc BVTV tuân thủ nghiêm ngặt; việc thu hoạch đảm bảo thời
gian cách ly; rác thải được thu gom bỏ vào nơi quy định. Các tiêu chuẩn thực hiện
chưa tốt là: việc thực hiện đánh giá chất lượng đất, nguồn nước vẫn chưa thực hiện
đồng đều; việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn; công tác kiểm tra
giám sát vẫn chưa thực sự sát với thực tế. Các tiêu chuẩn chưa thực hiện: nguồn giống
từ bản địa, không tiến hành kiểm tra và xử lý trước khi gieo trồng; không đánh giá
nguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ; không kiểm tra dư lượng hóa chất; không vệ sinh
dụng cụ. Đây là những tiêu chí hoặc chưa gắn liền với lợi ích của hộ sản xuất hoặc
yêu cầu có trình độ, am hiểu về kĩ thuật nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Công tác kiểm tra giám sát vẫn chưa được thực hiện sát sao nên các hộ sản xuất đa
phần đều chưa có ý định là sẽ thực hiện.
Từ thực tế nghiên cứu trên cho thấy, khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP chịu
ảnh hưởng bởi khả năng áp dụng của nhiều tiêu chí. Do đó, hợp tác xã, chính quyền
địa phương cần có chính sách tạo điều kiện cho các hộ nông dân thông qua việc hỗ trợ,
tập huấn nâng cao kỹ thuật, quản lý đầu ra thật tốt cho bà con.
7
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thị
hiếu của người tiêu dùng cũng ngày một nâng cao. Khách hàng ngày càng khó tính hơn, họ
không những quan tâm về chất lượng mà còn quan tâm đến cả yếu tố an toàn, nhất là trong
lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Theo FTA (2010), 92% người được phỏng vấn
nhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm an toàn. Đối với người tiêu dùng, khi lựa
chọn thực phẩm như rau, trái cây, và thịt… hai yếu tố quan trọng hàng đầu là phải “tươi” và
“an toàn”. Những yếu tố có thể giúp họ đánh giá được điều đó là dựa trên nguồn gốc xuất xứ
của sản phẩm, nhãn mác của nhà sản xuất có ghi rõ là thực phẩm tươi, sạch, đánh giá qua
màu sắc, mùi vị của sản phẩm, sản phẩm được kiểm nghiệm bởi Bộ Y tế hay các cơ quan
chứng thực có thẩm quyền, bao bì đóng gói cẩn thận.
Thực tế hiện nay việc quản lý và sản xuất rau được người dân và nhà quản lý quan
tâm nhưng vẫn chưa được hiệu quả, vẫn tồn tại những vụ ngộ độc thực phẩm từ sản phẩm
rau không an toàn như dư lượng thuốc trừ sâu, ô nhiễm kim loại, ô nhiễm môi trường, nguồn
nước, quy trình chế biến và bảo quản chưa đúng tiêu chuẩn gây mất vệ sinh. Trước thực
trạng này, đã có rất nhiều quy trình, bộ tiêu chuẩn nhằm kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm
như: trên thế giới có GlobalGAP, khu vực châu Âu có EuroGAP, châu Á có ASEANGAP và
ở Việt Nam thì có VietGAP. VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ
chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng
thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Kể từ khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2007 đến
nay, VietGAP đã được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Nhiều tổ chức chứng nhận đã được
chỉ định, nhiều cơ sở nuôi/trồng đã được chứng nhận VietGAP trong các lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, quá trình thực tế áp dụng mô hình theo tiêu chuẩn
VietGAP vẫn còn gặp nhiều khó khăn: việc tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, đầu ra không
ổn định, sản phẩm chưa có nhãn mác hay logo rõ ràng, đặc biệt là khó khăn trong khả
năng đáp ứng của người sản xuất như: việc sản xuất, nuôi trồng còn manh mún, chưa có
vùng chuyên canh lớn; người sản xuất chưa thực sự mặn mà với hoạt động theo tiêu

chuẩn VietGAP,
Ở Thừa Thiên Huế, VietGAP cũng đã được áp dụng trong các lĩnh vực nông
nghiệp và thủy sản. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, có hai cơ sở đã được chứng nhận
VietGAP là Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm (về lúa gạo) và Hợp tác xã
Quảng Thọ 2 (về rau má). Quảng Thọ là một xã thuộc huyện Quảng Điền – vùng đất nằm
trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Với những điều kiện thuận lợi sẵn có như: vùng
nguyên liệu dồi dào, cây trồng có tính năng công dụng hữu ích cho sức khỏe con người,
bà con xã viên cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất kết hợp với sự hỗ trợ
đầu tư của các cấp, các ngành và thông qua Đại hội đại biểu XV nhiệm kỳ 2013-2017
8
Ban Quản trị Hợp tác xã đã tiến hành lập dự án “ Mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng
cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm Rau má”. Sau hơn một năm triển khai, mô hình bước
đầu đã đạt được một số kết quả khả quan: Tổng số hộ tham gia giai đoạn 1 là 194 (30 ha),
hiện đang có thêm 50 hộ bước đầu tham gia giai đoạn 2 (10 ha); xây dựng cơ bản hoàn
thiện nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị hiện đại.
Sản xuất rau má an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi mới, đem lại giá trị
kinh tế cao đối với bà con nông dân. Đây là mô hình sản xuất khá mới và có nhiều triển
vọng nên cần được nhân rộng và phát triển. Tuy nhiên, làm thế nào để người nông dân
hiểu được hiệu quả của mô hình từ đó tham gia và gắn bó lâu dài? Người nông dân tham
gia mô hình có những thuận lợi và khó khăn gì? Mức độ đáp ứng của người nông dân đối
với mô hình như thế nào? Làm thế nào để nâng cao mức độ đáp ứng đó?
Để giải quyết những vấn đề trên nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình cũng như
khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người
tiêu dùng, tôi đã quyết định chọn đề tài “Khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau
má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2,
xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân đối
với 12 tiêu chuẩn của VietGAP, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp, kiến nghị để giúp tăng
cường hiệu quả việc áp dụng VietGAP cho rau má tại HTX Quảng Thọ 2.

Đề tài hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
1. Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về VietGAP nói chung và VietGAP với rau nói
riêng;
2. Mô tả thực trạng áp dụng VietGAP với cây rau má tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2;
3. Đánh giá khả năng đáp ứng VietGAP của nông dân trồng rau má ở Hợp tác xã
Quảng Thọ 2;
4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP của
người nông dân trồng rau má ở Hợp tác xã Quảng Thọ 2.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng đáp ứng của hộ nông dân đối với tiêu
chuẩn VietGAP.
Các hộ nông dân sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quảng Thọ được
lựa chọn để tiến hành phỏng vấn.
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2013 – 2014,
số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn hộ sản xuất vào tháng 3 và tháng 4
năm 2015.
Phạm vi về không gian: Tập trung khảo sát hộ nông dân tại xã Quảng Thọ có tham
gia trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP.
9
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp:
nghiên cứu tài liệu tại bàn, phỏng vấn sâu chuyên gia, phỏng vấn cá nhân trực tiếp kết
hợp với các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu khác.
4.1. Nghiên cứu tài liệu tại bàn
Đây là phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên các khái niệm, quy luật, tư liệu,
số liệu đã có sẵn trước đó, nhằm đưa ra phán đoán, suy luận để đưa ra những giải pháp
cho vấn đề.
Các tài liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm các báo cáo về sản xuất rau,
quy trình VietGAP, các ngiên cứu có liên quan đến VietGAP , được thu thập từ báo cáo
hàng năm của Hợp tác xã, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục bảo vệ thực

vật, các bài viết về sản xuất rau an toàn trên các trang thông tin điện tử.
Các tài liệu sơ cấp có liên quan đến kết quả sản xuất rau theo quy trình VietGAP
được thu thập thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia, phỏng vấn sâu cá nhân và phỏng vấn
trực tiếp hộ nông dân tham gia trồng rau. Nội dung điều tra gồm: tình hình sản xuất rau
an toàn của các hộ trong giai đoạn 2013-2014, những hiểu biết về tiêu chuẩn VietGAP,
những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng quy trình, ý kiến về 12 tiêu chí mà quy trình
VietGAP đưa ra.
4.2. Phỏng vấn sâu chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng để đạt được một sự hiểu biết chi tiết và những suy
nghĩ cá nhân người được hỏi nhằm điều tra về động cơ, cảm xúc và niềm tin của người
được phỏng vấn. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 2 cán bộ và 5 hộ nông dân (được chọn
theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ danh sách Hợp tác xã cung cấp).
4.3. Phỏng vấn cá nhân trực tiếp
Đây là phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu: Tiến
hành nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân sử dụng bảng hỏi điều tra. Dựa
vào danh sách các hộ nông dân trồng rau má trên địa bàn xã để tiến hành điều tra chọn
mẫu bằng cách phát bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Đến từng hộ sản xuất để tiến hành
phỏng vấn, vừa hỏi trực tiếp, vừa sử dụng bảng hỏi hỗ trợ để thu thập thông tin cần thiết.
Do đối tượng phỏng vấn là những người có công việc bận rộn, rất khó khăn trong
khâu tiếp cận để tiến hành phỏng vấn và nguồn lực có giới hạn nên tôi lựa chọn phương
pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, trong tổng thể số hộ nông dân tham gia
VietGAP là: 244 (theo số liệu Hợp tác xã cung cấp) để tiến hành điều tra đến khi đủ số
mẫu cần thiết.
4.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS phiên bản 20.0 để làm sạch và xử
lý số liệu. Phương pháp phân tích chủ yếu là thống kê mô tả nhằm so sánh giữa thực tế
với quy trình về các tiêu chuẩn mà quy trình VietGAP đã quy định. Nghiên cứu tiến hành
10
so sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra so với yêu cầu của quy trình VietGAP
thông qua kết quả có được từ phiếu điều tra, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân cũng như

đưa ra biện pháp khắc phục.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phân tích xã hội học dựa vào một số tiêu chí
khác như nhận thức của các hộ nông dân về quy trình, những khó khăn và nguyện vọng
của họ khi thực hiện quy trình này nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với 12
tiêu chuẩn của VietGAP về rau an toàn tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má
đối với tiêu chuẩn VietGAP tại hợp tác xã
11
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hộ nông dân
1.1.1. Khái niệm hộ nông dân
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về hộ nông dân, trong đó được sử dụng nhiều
nhất là khái niệm theo cuốn “Kinh tế hộ nông dân” của Đào Thế Tuấn (1997). Theo ông,
hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ
yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại , nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn,
nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động
với một trình độ hoàn chỉnh không cao.
1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Cũng theo Đào Thế Tuấn (1997) đặc điểm cơ bản của hộ nông dân được thể hiện
qua những yếu tố sau:
- Hộ nông dân là những đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là
một đơn vị tiêu dùng.
- Hộ nông dân được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên rất đa dạng. Tùy vào
đặc điểm sinh hoạt và đặc điểm mỗi địa phương mà các hộ hình thành các kiểu sản xuất
khác nhau, các cách thức tổ chức riêng trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong gia

đình có chung huyết thống, có mối quan hệ thân thiết, có cùng sở hữu kinh tế và chủ hộ
cũng là lao động trực tiếp làm việc có trách nhiệm, hoàn toàn tự giác. Sản xuất của hộ
khá ổn định, vốn luân chuyển chậm hơn so với các ngành khác.
- Sản xuất của hộ mang tính rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Trình độ sản xuất của hộ còn ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy móc cũng ít,
khả năng áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế hơn so với các ngành kinh tế khác, tổ
chức sản xuất còn mang tính tự phát và lao động chưa được đào tạo bài bản. Nói chung,
hiện nay hộ nông dân sản xuất theo tính chất truyền thống, thái độ lao động thường bị chi
phối bởi tình cảm đạo đức gia đình và nếp sinh hoạt theo phong tục làng quê.
- Các hoạt động kinh tế của hộ nông dân chủ yếu dựa trên các tư liệu sản xuất sẵn
có như lao động gia đình. Quy mô sản xuất của hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào quy
mô đất đai canh tác của hộ.
- Đối tượng sản xuất của hộ nông dân rất đa dạng, chi phí sản xuất thường thấp,
vốn đầu tư thường được rải đều trong quá trình sản xuất, mang tính thời vụ cao. Trong
quá trình sản xuất cùng lúc có thể kinh doanh sản xuất nhiều loại cây trồng vật nuôi hoặc
ngoài hoạt động nông nghiệp người nông dân có thể tham gia ít nhiều vào các hoạt động
phi nông nghiệp với các trình độ quy mô khác nhau. Vì vậy, thu nhập của người nông dân
cũng được rải đều, đó cũng là tiềm năng phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta.
- Tỷ lệ hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn các loại hộ khác trong nền
kinh tế.
12
Hiện nay để tập trung hóa sản xuất thì nhu cầu vốn của hộ nông dân là rất lớn,
nhưng khả năng đáp ứng vốn cho sản xuất của hộ là còn hạn chế. Quy mô sản xuất của
hộ nông dân thường nhỏ bé, hộ nông dân có sức lao động, các điều kiện về đất đai mặt
nước nhưng khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ còn thấp, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ
thuật, thiếu kiến thức về thị trường, thiếu vốn nên sản xuất chủ yếu mang tính tự cấp, tự
túc. Vì vậy, để hộ nông dân có thể tập trung sản xuất, tiếp cận với thị trường, phát triển
kinh tế thì cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách, về vốn.
1.1.3. Khả năng đáp ứng của hộ nông dân
Khả năng đáp ứng của hộ nông dân là mức độ đáp ứng của các hộ nông dân so với

các tiêu chuẩn được quy định của quy trình cho trước trong điều kiện nhất định, là kết
quả so sánh giữa thực tế thực hiện với những điều kiện của quy trình. Nghiên cứu tiến
hành tìm hiểu khả năng đáp ứng của hộ nông dân đối với các tiêu chuẩn, quy định của
quy trình VietGAP. Trong đó, khả năng đáp ứng của các hộ nông dân đối với tiêu chuẩn
VietGAP được thể hiện qua những yếu tố sau: đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất, giống
và gốc ghép, quản lý đất và giá thể, phân bón và chất phụ gia, nước tưới, hóa chất (bao
gồm cả thuốc bảo vệ thực vật), thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, quản lý và xử lý chất
thải, an toàn lao động, ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản
phẩm, kiểm tra nội bộ, khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Nghiên cứu đã tiến hành so sánh
giữa thực tế áp dụng với các tiêu chuẩn của quy trình để có thể đánh giá khả năng đáp
ứng của các hộ nông dân từ đó đề xuất giải pháp nhằm phù hợp.
1.2. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn VietGAP
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP - Good Agriculture Production) là công
nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông. Sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suất
cao, chất lượng tốt, hàng đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất trong môi
trường không ô nhiễm. Trong quá trình sản xuất có ghi chép để có cơ sở xin được cấp
chứng chỉ. Đặc biệt GAP còn quan tâm an toàn phúc lợi cho người lao động (người lao
động phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo hộ lao động, được lao động trong điều
kiện tối ưu, thoáng mát).
Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VietGAP đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng. VietGAP (Vietnamese Good
Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa
trên 4 tiêu chí: (1) Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, (2) An toàn thực phẩm gồm các biện
pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, (3)
Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông
dân, (4) Truy tìm nguồn gốc sản phẩm - tiêu chuẩn này cho phép xác định được những
vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp
như: đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất, giống và gốc ghép, quản lý đất và giá thể, phân
bón và chất phụ gia, nước tưới, hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật), thu hoạch

và xử lý sau thu hoạch, quản lý và xử lý chất thải, an toàn lao động, ghi chép, lưu trữ hồ
13
sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, kiểm tra nội bộ, khiếu nại và giải quyết
khiếu nại.
1.2.1. Văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Kể từ năm 2008, khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức ban hành
quy trình VietGAP đã có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn và quy
chuẩn liên quan được ban hành. Tuy nhiên, có một số văn bản đã hết hiệu lực. Chi tiết
tổng hợp danh sách các văn bản, quy phạm pháp luật đã ban hành và đang còn hiệu lực
để triển khai thực hiện sản xuất và áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP được thể hiện chi
tiết trong phụ lục 1.
1.2.2. Ban hành quy trình VietGAP
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai trên 4 quy trình
đó là:
1. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (Ban
hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
2. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn được
ban hành kèm theo quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa (Ban hành kèm theo
Quyết định số 2998 /QĐ-BNN-TT ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn);
4. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê (Ban hành kèm theo
Quyết định số 2999 /QĐ-BNN-TT ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn).
1.2.3. Phát triển và ứng dụng VietGAP tại Việt Nam
Theo danh sách công bố bởi Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT các tổ chức được phép
cấp chứng chỉ VietGAP gồm 9 đơn vị. Danh sách chi tiết được đính kèm ở phụ lục 2.
Tính đến năm 2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lần lượt ban hành quy trình

canh tác VietGAP đối với 5 sản phẩm: rau, trái cây, chè búp tươi, lúa và cà phê. Hiện
nhiệm vụ kiểm soát chuỗi sản xuất, trồng trọt từ vườn ruộng đến bàn ăn được Bộ Nông
nghiệp và PTNT phân cấp cho nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó, Cục Trồng trọt chịu
trách nhiệm giám sát các cơ sở trồng trọt, cơ sở sơ chế gắn liền với trồng trọt; cấp giấy
chứng nhận VietGAP. Cục Bảo vệ thực vật kiểm soát các lô hàng xuất - nhập khẩu. Cục
Chế biến nông, lâm, thuỷ sản và nghề muối giám sát các cơ sở chế biến. Cục Quản lý
chất lượng nông - lâm sản và thuỷ sản giám sát các chợ đầu mối; truy xuất nguồn gốc sản
phẩm không đảm bảo an toàn; kiểm tra tận gốc tại nước xuất khẩu; thẩm tra công nhận
nước xuất khẩu. Tính đến hết năm 2013, tổng diện tích được chứng nhận VietGAP của cả
nước mới đạt khoảng 14.500ha, trong đó riêng thanh long Bình Thuận là trên 7.000ha.
Đến nay, có 575 giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực với diện tích 8.228ha. Ngoài ra,
14
còn hơn 10.000ha sản xuất an toàn theo hướng VietGAP nhưng không đăng ký chứng
nhận. Trong tổng diện tích hơn 6 triệu hecta đất trồng các loại rau, cây ăn quả, chè, lúa và
cà phê mới có 0,3% diện tích áp dụng VietGAP. Phần lớn nông dân không áp dụng vì quy
trình dài và phức tạp; chi phí lớn; nông dân không hài lòng với giá cả giữa sản phẩm có
ứng dụng VietGAP và sản phẩm không ứng dụng VietGAP trên thị trường. Vừa qua, Cục
Trồng trọt đã rà soát 27 tổ chức chứng nhận VietGAP, đến nay chỉ để 13 đơn vị đủ điều
kiện tiếp tục hoạt động và 6 đơn vị đang trong giai đoạn khắc phục sau đánh giá chỉ định
lại.
1.2.4. Quy trình, sơ đồ xin cấp phép VietGAP
Tóm tắt quy trình áp dụng và chứng nhận VietGAP:
Thủ tục chứng nhận VietGAP do các tổ chức chứng nhận được chỉ định tự ban
hành trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của của thông tư 48/2012/TT - BNNPTNT ngày
26/9/2012 và tiêu chuẩn TCVN 7457: 2004. Nhìn chung, quá trình xây dựng áp dụng và
chứng nhận sẽ trải qua 10 bước cơ bản sau:
1. Nhà sản xuất (tự làm hoặc thuê tư vấn): Đào tạo nhận thức chung về vai trò và
tác dụng của việc xây dựng và áp dụng VietGAP; Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm liên
quan và xây dựng cách thức nuôi/ trồng theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP cho nhóm
sản phẩm muốn chứng nhận; Thực hiện việc nuôi/ trồng, ghi chép và lưu hồ sơ cần thiết

theo yêu cầu của tiêu chuẩn và quy trình tự xây dựng; Đào tạo đánh giá viên nội bộ và
tiến hành đánh giá nội bộ trước khi đăng ký chứng nhận;
2. Nhà sản xuất thực hiện Đăng ký chứng nhận theo mẫu gửi cho tổ chức chứng
nhận;
3. Tổ chức chứng nhận báo giá trên cơ sở diện tích nuôi /trồng, loại cây/con, sản
lượng, phương thức canh tác (nhà kính, luân canh…) và thương thảo với nhà sản xuất;
4. Hai bên ký kết hợp đồng tài chính và hợp đồng trách nhiệm;
5. Hai bên thực hiện đánh giá chứng nhận vào thời điểm thu hoạch theo thời gian
đã thỏa thuận;
6. Nhà sản xuất thực hiện hành động khắc phục nếu số điểm không phù hợp vượt
quá yêu cầu cho phép (100% số điểm A và 90% số điểm B phải phù hợp);
7. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP sau khi nhà sản xuất khắc
phục xong các điểm không phù hợp (Giấy chứng nhận có hiệu lực 24 tháng);
8. Nhà sản xuất trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng trước khi nhận Giấy chứng
nhận;
9. Nhà sản xuất tiếp tục duy trì hoạt động nuôi trồng theo yêu cầu của tiêu chuẩn
và thực hiện việc đánh giá giám sát định kỳ (tối thiểu 1 lần/năm);
10. Hai bên chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại khoảng 1 tháng trước khi
Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Thủ tục và trình tự đăng ký, giám sát sản xuất rau (quả) an toàn theo VietGAP:
a. Hồ sơ đăng ký
15
Bộ hồ sơ nhà sản xuất cần phải chuẩn bị để kiểm tra, đánh giá bao gồm:
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, hồ sơ về tư cách pháp nhân của cơ sở, mối liên hệ giữa các
thành viên và cơ sở.
2. Danh sách thành viên (Họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất) và các thông tin
liên quan đến các thành viên (trong trường hợp cơ sở đăng ký kiểm tra chứng nhận
VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên sản xuất/canh tác).
3. Bảng tự đánh giá của cơ sở nêu với đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
4. Đơn đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp cơ sở đăng ký kiểm tra

chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều hộ (sản xuất/canh tác) thành viên thì cần gửi
kèm theo danh sách thành viên (Họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất) và các thông
tin liên quan đến các hộ (danh sách chứng chỉ tập huấn, đào tạo, hình thức sản xuất và
tiêu thụ).
5. Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí
mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản (nhà sơ chế).
6. Quy trình sản xuất/canh tác rau quả phù hợp.
7. Sổ sách ghi chép quá trình sản xuất, tiêu thụ (kế hoạch, sổ theo dõi sản xuất, sổ
theo dõi tiêu thụ - vận chuyển, sổ xuất nhập vật tư, ) chung của đơn vị.
8. Sổ sách ghi chép quá trình sản xuất và tiêu thụ của các thành viên.
9. Kết quả kiểm tra mẫu đất, nước hàng năm (nếu có).
10. Hồ sơ kiểm tra nội bộ định kỳ hàng năm, theo quy định tại điều 8 của quy chế
chứng nhận VietGAP kèm theo quyết định số 48/2012/QĐ-BNN .
b. Trình tự, thủ tục cấp và duy trì giấy chứng nhận
* Trước khi cấp giấy chứng nhận
Bước 1: Hướng dẫn đơn vị sản xuất lập hồ sơ đăng ký chứng nhận.
Bước 2: Chấp nhận đăng ký;
Kiểm tra, đánh giá hồ sơ;
Thành lập đoàn giám sát;
Ký kết hợp đồng.
Bước 3: Kiểm tra thực tế:
Tiến hành kiểm tra sản xuất ngoài đồng ruộng, phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra hồ
sơ sản xuất theo các đợt cho mỗi một quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (cây
trồng đăng ký chứng nhận) như sau:
Kiểm tra sơ bộ (3 lần). Mỗi lần kiểm tra cần có sổ tay đánh giá, bảng kiểm tra,
biên bản kiểm tra có ký nhận 2 bên, biên bản khắc phục lỗi.
Kiểm tra chính thức (1 lần), kiểm tra cần có sổ tay đánh giá, bảng kiểm tra, biên
bản kiểm tra có ký nhận 2 bên.
16
Lấy mẫu sản phẩm điển hình theo trình tự lấy mẫu thuộc quyết định 106 về người

lấy mẫu. Phân tích, đánh giá mẫu sản phẩm trong quá trình kiểm tra (Biên bản lấy mẫu,
biên bản bàn giao mẫu, biên bản trả kết quả phân tích mẫu).
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận:
Báo cáo đánh giá: Dựa vào kết quả các lần kiểm tra đánh giá sự phù hợp và những
điểm chưa phù hợp như quy định của VietGAP, kết luận xem đơn vị HTX có đủ tiêu
chuẩn để công nhận VietGAP hay không, đề xuất để lãnh đạo quyết định cấp giấy chứng
nhận.
Cấp giấy chứng nhận (quyết định chứng nhận, mẫu giấy chứng chỉ).
* Giám sát duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận
Giám sát thường xuyên hoặc đột xuất (2 lần/quy trình). Các thủ tục giống như 1
lần kiểm tra sơ bộ và 1 lần kiểm tra chính thức.
Duy trì hoặc đình chỉ giấy chứng nhận.
Hợp đồng chứng nhận hết 01 năm hiệu lực, thảo luận ký cho năm tiếp theo trước
khi hợp đồng hết hiệu lực 01 tháng.
1.3. Giới thiệu một số quy trình khác về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
1.3.1. ASEANGAP
ASEANGAP (Asean Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn về thực hành nông
nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau
quả tươi trong khu vực Đông Nam Á. Các biện pháp thực hành tốt trong ASEANGAP với
mục tiêu ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ mối nguy hại tới an toàn thực phẩm, ảnh hưởng
tới môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội đối với người lao động và
chất lượng rau quả.
Thành viên của các nước ASEAN đều có chung đặc điểm về phương thức canh
tác, cơ sở hạ tầng và điều kiện thời tiết. Hiện tại, việc thực hiện các chương trình GAP
trong khu vực ASEAN lại khác nhau, một số nước đã có hệ thống chứng nhận quốc gia
còn một số nước khác đang trong chương trình nâng cao nhận thức cho nông dân.
Mục đích của ASEANGAP là tăng cường việc hài hòa các chương trình GAP
trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa các nước
thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu, nhằm cải thiện cơ hội phát triển cho người
nông dân và góp phần duy trì nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và bảo tồn môi trường,

quy mô của ASEANGAP bao trùm lên các khâu trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
các loại rau quả tươi tại trang trại và khâu xử lý sau thu hoạch tại các địa điểm đóng gói
rau quả. Các sản phẩm có độ rủi ro cao về an toàn thực phẩm như rau giá và hoa quả tươi
cắt miếng không thuộc phạm vi của ASEANGAP. ASEANGAP có thể sử dụng cho tất cả
các dây chuyền sản xuất nhưng nó không phải là một tiêu chuẩn cho cấp chứng chỉ với
các sản phẩm hữu cơ hay các sản phẩm từ cây chuyển gen.
17
1.3.2. GlobalGAP
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà
sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp,
các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật, các trường đại học và các hiệp hội của họ.
Trước đây là tiêu chuẩn EUREPGAP đến ngày 02/07/2007 và được nâng tầm lên
thành GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn
cầu). Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Là tiêu chuẩn về thực hành nông
nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp,
giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó không hướng tới
việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà quan tâm tới sản
lượng và địa điểm sản xuất.
Tiêu chuẩn GlobalGAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm
tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn canh tác đến khâu
thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an
toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu
giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có
nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng.
Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống
giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực

phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn
gốc.
Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên
cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người
lao động và bảo vệ môi trường.
1.3.3. JGAP
Hệ thống JGAP ( hệ thống GAP của Nhật) bao hàm việc quản lý/kiểm soát các mối
nguy trong sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, bền vững về môi trường và bảo vệ người
lao động. JGAP sẽ mang đến các lợi ích sau:
- Người tiêu dùng sẽ được hưởng các sản phẩm nông nghiệp an toàn được bảo lãnh
bởi các cơ quan thanh tra độc lập.
- Hệ thống JGAP sẽ kiểm soát được các sản phẩm nhập ngoại không đảm bảo chất
lượng.
- Không phát sinh chi phí cho cả người bán và mua.
18
- Đối với các nhà xuất khẩu, khi xuất hàng hóa có thể đối chiếu với các hệ tiêu chuẩn
khác trên thế giới để khẳng định sự tương thích của hệ thống này với các hệ GAP của các
nước.
Tuy nhiên, hàng năm chính phủ đều có rà soát lại các tiêu chuẩn để luôn cập nhật các
điều khoản thương mại mới, vì thế mà JGAI (GAP mới) ra đời (là phiên bản cập nhật của
JGAP). Phê chuẩn JGAP và hệ thống quản lý chuỗi cung cấp để có hệ thống truy vấn
nguồn gốc sản phẩm là vấn đề mới và phải tuân thủ đối với các bên tham gia.
1.3.4. KGAP
Hàn Quốc triển khai GAP trên diện rộng từ năm 2006 và đã xây dựng kế hoạch dài
hạn đến 2013 sẽ đạt được tiêu chuẩn tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế như Codex
và EurepGAP. GAP của Hàn Quốc (KGAP) gồm 170 tiêu chí được xây dựng theo điều
kiện của nước này. Tuy còn có những trở ngại như còn thiếu nhận thức về canh tác hộ gia
đình, chưa tổ chức đào tạo đầy đủ và chưa gắn được GAP với các chương trình/quy trình
tiêu chuẩn khác như chương trình nông sản thân thiện với môi trường, nông sản
không/hoặc giảm tối thiểu dư lượng hóa chất, chăn nuôi hữu cơ….GAP vẫn được triển

khai.
Các hoạt động liên quan đến trang trại sản xuất tham gia GAP:
- Thực hiện đăng ký hệ thống truy nguyên nguồn gốc. Nhất thiết phải duy trì ghi
nhật ký sản xuất từ tất cả các công đoạn canh tác đến thu hoạch, sơ chế, chế biến và phân
phối. Xác định được nguyên nhân và bằng chứng khi có các vấn đề phát sinh.
- Lựa chọn loại giống.
- Quản lý môi trường sản xuất, sử dụng hóa chất nông nghiệp theo Luật bảo vệ môi
trường. Nguyên tắc chính của GAP là áp dụng quy trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp.
- Quản lý chế độ tưới tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và bảo vệ đất.
- Thực hiện chương trình phòng trừ tổng hợp.
- Quản lý thu hoạch và sau thu hoạch.
- Quản lý chế độ bảo quản sản phẩm (có nhật ký bảo quản đầy đủ), có bao gói, nhãn
hiệu ghi đủ các thông số theo yêu cầu.
- Quản lý tạp chất, vệ sinh kho.
- Quản lý các vấn đề liên quan đến người lao động (chế độ bảo hiểm, an toàn lao
động, sức khỏe…).
- Các vấn đề môi trường. Điều quan trọng là hướng tới chế độ canh tác bền vững,
giảm thiểu tác động đến thiên nhiên.
- Đảm bảo chế độ đào tạo để cập nhật kiến thức đầy đủ. Phải đạt được các tiêu
chuẩn chứng chỉ của đào tạo.
1.4. Đánh giá các nghiên cứu liên quan
Ngô Thị Thuận, “VietGAP trong sản xuất rau an toàn ở thành phố Hà Nội, tạp chí
Khoa học và Phát triển 2010: Tập 8, số 6: 1029-1036”: Nghiên cứu nhằm đánh giá những
19
kết quả bước đầu và thách thức khi áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau an toàn
cho Hà Nội, làm căn cứ để đề xuất các khuyến nghị nhằm triển khai áp dụng mô hình
trên diện rộng. Tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn 120 hộ trồng rau an toàn về thực hiện
các nội dung của quy trình. Kết quả cho thấy các tiêu chuẩn thực hiện tương đối tốt là:
vùng sản xuất rau của các xã điều tra đều đảm bảo các yêu cầu như cách xa các khu công
nghiệp, không chịu ảnh hưởng từ các chất thải công nghiệp, nguồn nước đảm bảo, chủ

yếu là sử dụng nước giếng khoan, các loại phân vô cơ sử dụng theo danh mục hướng dẫn,
phân hữu cơ có ủ hoai mục. Tuy nhiên, đất trồng rau chưa được kiểm tra hàng năm, sử
dụng thuốc BVTV không đúng hướng dẫn trên bao bì, đặc biệt là không ghi chép nhật kí
trong quá trình sản xuất. Đây chính là các thách thức cản trở việc thực hiện quy trình này.
Đinh Đức Hiệp (2013), “Nghiên cứu việc áp dụng VietGAP trong sản xuất rau của
Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu đã giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về
thực trạng việc áp dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận VietGAP của nông dân
trồng rau Hà Nội từ việc tiến hành điều tra, so sánh tại 3 huyện có diện tích trồng rau lớn
và tại các điểm đã thực hiện triển khai và đã được cấp chứng chỉ VietGAP, tại huyện Gia
Lâm đã thực hiện phỏng vấn và điều tra tại Xã Văn Đức, huyện Thanh Trì đã thực hiện
điều tra tại Xã Yên Mỹ và huyện Hoài Đức thực hiện tại HTX Tiền Lê. Kết quả điều tra
cho thấy mô hình trồng rau VietGAP bước đầu đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Tuy
nhiên quy mô sản xuất thực phẩm an toàn theo VietGAP vẫn còn ở mức rất khiêm tốn với
1,25 % tổng diện tích canh tác. Việc áp dụng VietGAP ở Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn
và hạn chế. Được sự hỗ trợ quan tâm từ cơ quan nhà nước và các tổ chức, việc tiếp cận
các công nghệ kỹ thuật dễ dàng nhưng do sản xuất nông nghiệp của Hà Nội có quy mô
nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành mối liên kết hoặc liên kết chưa chặt chẽ trong chuỗi
cung ứng giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, VietGAP còn một số yêu cầu khó,
không thực tế, không khả thi đối với một số đối tượng nên việc áp dụng quy trình chưa
được nhân rộng.
Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (2014), “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn chăn nuôi lợn theo hướng thực hành nông nghiệp
tốt (VietGAP) ở thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 5:
779-786. Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn
VietGAP vào chăn nuôi lợn tại các cơ sở chăn nuôi ở thành phố Hà Nội. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá khả năng áp dụng từng
tiêu chí thuộc 17 nhóm tiêu chuẩn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 10 nhóm với 34 tiêu chí
có ảnh hưởng mạnh đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi, trong đó
nhóm tiêu chí “Vệ sinh chăn nuôi” có ảnh hưởng lớn nhất, nhóm tiêu chí “chu chuyển và
liên kết tiêu thụ” có ảnh hưởng thấp nhất đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn này.

1.5. Đề xuất nội dung bảng hỏi phỏng vấn sâu
Để có thể tìm hiểu kĩ hơn về tình hình thực hiện tại địa phương, cũng như các ý
kiến liên quan đến định hướng và giải pháp cho việc triển khai hiệu quả quy trình
VietGAP, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 2 cán bộ hợp tác xã. Ngoài ra, nghiên cứu
20
cũng tiến hành phỏng vấn sâu 5 hộ nông dân để tìm hiểu về kinh nghiệm áp dụng cũng
như những thuận lợi, khó khăn cơ bản khi họ áp dụng quy trình này.
Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của các hộ nông dân sản xuất, nghiên cứu đã
tiến hành điều tra 150 hộ với bảng hỏi được xây dựng dựa trên các quy định của tiêu
chuẩn VietGAP và tổng hợp các ý kiến đạt được từ quá trình phỏng vấn sâu. (Câu hỏi
phỏng vấn sâu và bảng phỏng vấn cá nhân được trình bày chi tiết ở phụ lục 3).
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các tiêu chí được sử dụng để xây dựng bảng hỏi phỏng vấn
cá nhân
T
T
Tiêu chuẩn Các tiêu chí đánh giá
1 Đánh giá và lựa
chọn vùng sản xuất
- Phù hợp với quy hoạch địa phương
- Vùng sản xuất không có mối nguy cơ ô nhiễm
2 Nguồn giống - Có nguồn gốc rõ ràng
- Xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng
3 Đất trồng - Đánh giá chất lượng hàng năm
- Không chăn thả vật nuôi
- Có biện pháp chống xói mòn, thoái hóa đất
4 Nước tưới - Hàng năm đánh giá theo tiêu chuẩn quy định
5 Phân bón - Có nguồn gốc rõ ràng, trong danh mục cho phép
- Không dùng phân tươi, có bể ủ phân
- Dùng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ

6 Hóa chất, thuốc
BVTV
- Có nguồn gốc rõ ràng, trong danh mục cho phép
- Dùng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì
- Thường xuyên kiểm tra dư lượng hóa chất
7 Thu hoạch và xử lý
sau thu hoạch
- Thu hoạch đúng thời gian cách ly
- Rau không để trực tiếp đất, hạn chế để qua đêm
- Sơ chế trước khi tiêu thụ
- Có khu rửa, vệ sinh, sơ chế riêng
- Vệ sinh thiết bị, dụng cụ
8 Quản lý và xử lý
chất thải
- Xử lý chất thải ở mọi công đoạn
9 Người lao động - Được tập huấn sản xuất
- Được trang bị bảo hộ
- Trong độ tuổi lao động và có hồ sơ cá nhân
10 Ghi chép, lưu trữ hồ
sơ, truy nguyên
- Ghi chép và lưu giữ đầy đủ tất cả nhật ký trong quá
trình sản xuất kinh doanh
21
nguồn gốc
11 Kiểm tra, giám sát
nội bộ
- Một năm 1 lần kiểm tra giám sát nội bộ việc thực
hiện sản xuất theo quy trình
- Có biên bản, báo cáo tổng kết việc kiểm tra, đánh
giá

12 Khiếu nại và giải
quyết khiếu nại
- Có sẵn mẫu đơn khiếu nại
- Có trách nhiệm giải quyết ngay khi có yêu cầu
1.6. Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn mà khóa luận đã dựa vào để tiến
hành hệ thống hóa các kiến thức cần thiết cho việc nghiên cứu. Tài liệu được tham khảo
từ các bài báo trên diễn đàn điện tử, nghiên cứu của những tác giả đi trước để tìm hiểu
thông tin, phương pháp nghiên cứu phù hợp. Đặc biệt là các thông tin về khái niệm, đặc
điểm, khả năng đáp ứng của hộ nông dân và các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn
VietGAP được trình bày cụ thể. Nội dung chương cũng trình bày kinh nghiệm một số quy
trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở các khu vực, quốc gia đã có kinh nghiệm áp
dụng nhiều năm như: GlobalGAP, ASEANGAP, JGAP, KGAP từ đó có thể học hỏi và áp
dụng vào Việt Nam. Thông qua các thông tin đó, nghiên cứu đã đề ra nội dung bảng hỏi
phỏng vấn sâu để tiến hành điều tra phục vụ nghiên cứu. Kết quả điều tra được trình bày
cụ thể trong chương 2.
22
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG
DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI 12 TIÊU CHUẨN CỦA VIETGAP
VỀ RAU AN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG THỌ 2
2.1. Tổng quan về Hợp tác xã Quảng Thọ 2
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Hợp tác xã
HTX nông nghiệp Quảng Thọ 2 được thành lập từ năm 1981, được tách ra từ 1
HTX có qui mô toàn xã Quảng Thọ (hiện nay xã Quảng Thọ có 2 HTX nông nghiệp, đó
là : HTX Quảng Thọ 1 và HTX Quảng Thọ 2). Trải qua thời gian hơn 30 năm tồn tại và
phát triển đơn vị luôn được đánh giá là HTX phát triển khá toàn diện trên địa bàn huyện
Quảng Điền: Giai đoạn từ năm 1981 -1989 do cơ chế quản lý còn mang nặng tính quan
liêu, bao cấp nên bộ máy quản lý HTX khá cồng kềnh, trình độ chuyên môn có hạn. Hoạt
động cầm chừng, chỉ nhờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước nên hoạt động không có
hiệu quả, làm ăn không sinh lãi, công nợ phải trả của HTX khá lớn; đời sống vật chất và

tinh thần của xã viên HTX không được phát triển. Từ năm 1990 – 1996 được sự quan tâm
chỉ đạo của Đảng ủy và UBND xã Quảng Thọ, HTX đã mạnh dạn củng cố lại bộ máy
quản lý, đưa những nhân tố có trình độ chuyên môn và năng động hơn vào cơ cấu lãnh
đạo HTX, cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp nên sau 2 năm đã thanh toán hết công
nợ và từng bước kinh doanh có lãi. Đến năm 1997 thực hiện chuyển đổi hoạt động theo
Luật HTX từ HTX nông nghiệp thuần túy đã chuyển sang kinh doanh và đổi tên thành:
Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Quảng Thọ 2. Năm 2003 thực hiện
chủ trương “Dồn điền, đổi thửa” HTX đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích đất lúa
kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao hơn như : hoa, hành lá,
bia rô, đậu bắp, nưa nhưng nhiều nhất là cây rau má. Năm 2013, HTX đã tiến hành đăng
ký và sử dụng nhãn hiệu tập thể "Rau má Quảng Thọ" trên địa bàn xã Quảng Thọ cho
194 hộ với diện tích 30 ha. Tính đến giữa năm 2014 diện tích rau má trên địa bàn HTX đã
đạt 40 ha. HTX đang tiến hành các điều kiện cần thiết để có thể gửi hồ sơ yêu cầu cấp
chứng chỉ VietGAP cho 10 ha còn lại chưa được cấp chứng chỉ (trong tổng số 40 ha).
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của HTX
Tổ chức các dịch vụ sản xuất nông nghiệp phục vụ cho hộ xã viên, là bà đỡ cho hộ
xã viên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh của HTX, bảo toàn vốn, từng bước tăng nguồn vốn tích lũy, có lãi để chia cho
vốn góp của xã viên và mức độ sử dụng dịch vụ.
23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự
HTX
Đại biểu hội đồng thành viên
Ban kiểm soát
HĐQT
Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ
Phó GĐ
Phó GĐ
Bộ phận tài vụ
Cán bộ các khu vực

Bộ phận kế hoạch
Thủ quỹ
24
(Nguồn: Số liệu do HTX cung cấp)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của HTX
2.2. Tình hình áp dụng VietGAP tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2
2.2.1. Xây dựng vùng nguyên liệu
Thực hiện thành công mô hình sản xuất Rau má an toàn VietGAP từ nguồn vốn hỗ
trợ của Sở NN & PTNT, trực tiếp là Chi cục QLCLNLS & Thủy sản tỉnh Thừa Thiên
Huế. Qua đó đã được Công ty CP chứng nhận Globalcert thẩm định cấp chứng nhận Mã
số: VietGAP –TT-12-46-0001 với diện tích 30 ha cho 194 hộ tham gia. Đến năm 2014 là
40 ha với 244 hộ tham gia.
Trong đó đã thành lập Ban quản lý VietGAP và 24 nhóm tổ, mỗi nhóm tổ có 1 tổ
trưởng và 1 tổ phó phụ trách để thường xuyên kiểm tra, góp ý khắc phục những lỗi trong
quy trình SX rau má an toàn VietGAP, từ đó nâng cao rất nhiều ý thức sản xuất rau an
toàn của hộ nông dân.
2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm máy móc thiết bị
Được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện HTX đã xây dựng cơ bản hoàn thiện nhà
xưởng bao gồm: sân phơi, nhà sơ chế, các phòng chức năng và lắp ráp tương đối đầy đủ
dây chuyền máy móc thiết bị (bao gồm: hệ thống bể rửa; máy sục khí ozone; máy sấy
nguyên liệu; máy xay; máy đóng gói trà túi lọc; máy hàn miệng túi; máy in DaTe), với
tổng mức đầu tư: 1tỷ 047 triệu đồng; (Vốn hỗ trợ: 390 triệu đồng; vốn HTX và vốn vay
NH: 657 triệu đồng).
2.2.3. Về hồ sơ pháp lý
Cũng trong thời gian đó Ban Quản trị HTX đã tiến hành làm các thủ tục pháp lý:
- Cử cán bộ và công nhân tham gia các lớp tập huấn cơ bản về an toàn vệ sinh thực
phẩm do Chi cục QLCLNLS & Thủy sản, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tổ
chức.
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (logo) và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp .
- Đăng ký mã vạch các sản phẩm Rau má tươi và Trà rau má và đã được Tổng Cục

tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
- Đăng ký và đã được cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
số: 77/2014/ATTP-CNĐK do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp.
- Tiến hành gửi mẫu rau má tươi, Trà rau má, Trà rau má túi lọc đi kiểm nghiệm ở
Trung tâm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm của Sở Y tế và kết quả các chỉ tiêu (Mùi vị; năng
lượng; protein; glucid; chì; E.coli,…) đều đạt. Qua đó đã được:
- Cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho rau má tươi
do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế cấp số: 75/2014 ngày 13/8/2014.
- Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho thực phẩm chức
năng Trà rau má và Trà rau má túi lọc do Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp số: 15691
và 15692 ngày 28/8/2014.
25

×