Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong nuôi trồng thủy sản huyện kim sơn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 76 trang )


1
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ……………………………………………………….3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.…………………………………………………… 4
DANH MỤC HÌNH ẢNH……………………………………………………… 5
MỞ ĐẦU 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 9
1.1. Tổng quan về tính dễ bị tổn thƣơng 9
1.1.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng 9
1.1.2. Các nghiên cứu trên Thế Giới 9
1.1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam 11
1.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Ninh Bình 15
1.2.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Ninh Bình 15
1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển nuôi trồng thủy sản 18
1.2.3. Tình hình môi trƣờng và dịch bệnh 20
1.2.4. Lao động trong nuôi trồng thủy sản 20
1.2.5. Hiện trạng áp dụng khoa học công nghệ trong NTTS 21
1.3. Đánh giá chung về hiện trạng nuôi trồng thủy sản 22
1.3.1. Kết quả đạt đƣợc 22
1.3.2. Những khó khăn hạn chế 23
1.4. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở Ninh Bình 24
1.4.1. Quan điểm về phát triển nuôi trồng thủy sản 24
1.4.2. Nội dung quy hoạch phát triển 25
1.4.3. Các chƣơng trình, dự án hỗ trợ NTTS 36
1.5. Tình hình biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Bình 37
1.5.1. Biểu hiện của BĐKH trong những năm gần đây 37
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU 41
2.1. Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng 41
2.1.1. Phƣơng pháp luận 41
2.1.2. Xây dựng chỉ số độ phơi nhiễm (E) 43


2.1.3. Xác định biến thành phần độ nhạy (S) 46

2
2.1.4. Xác định biến thành phần khả năng thích ứng (AC) 47
2.2. Nguồn số liệu và phƣơng pháp xử lý 49
2.2.1. Nguồn số liệu 49
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 49
2.2.3. Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thƣơng 50
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu 52
3.2. Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi trồng thủy sản trong
những năm gần đây. 54
3.3. Đánh giá mức độ tổn thƣơng do tác động của BĐKH đến lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản tại huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. 57
3.3.1. Kết quả tính toán độ phơi nhiễm (E) 57
3.3.2. Kết quả tính toán độ nhạy cảm (S) 60
3.3.3. Kết quả tính toán khả năng thích ứng (AC) 63
3.3.4. Kết quả tính toán tính dễ bị tổn thƣơng (V) 68
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73









3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH
Biến đổi khí hậu
BM1
Đê Bình Minh 1
BM2
Đê Bình Minh 2
BM3
Đê Bình Minh 3
BTC
Bán thâm canh
DT
Diện tích
ĐVT
Đơn vị tính
IPCC
Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
NN VÀ PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
QCCT
Quảng canh cải tiến
SL
Sản lƣợng
TC
Thâm canh















4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2004-2009 16
Bảng 1.2. Diện tích và sản lƣợng NTTS mặn, lợ tỉnh Ninh Bình năm 2004-2009 18
Bảng 1.3. Quy hoạch đối tƣợng nuôi chính vùng nƣớc ngọt đến 2020 28
Bảng 1.4. Quy hoạch các phƣơng thức nuôi vùng nƣớc ngọt ở các huyện (thị xã,
thành phố) tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. 31
Bảng 1.5. Quy hoạch các đối tƣợng nuôi chình vùng mặn, lợ đến năm 2020 34
Bảng 1.6. Nhu cầu giống thủy sản tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015- 2020. 35
Bảng 2.1. Sơ bộ về tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy sản – Nguồn IMHEN
2011 43
Bảng 2.2. Biến chính và các biến thành phần (E) 44
Bảng 2.3. Biến chính và các biến thành phần (S) 46
Bảng 2.4. Biến chính và các biến thành phần (AC) 48
Bảng 3.1. Số liệu độ phơi nhiễm (E) 57
Bảng 3.2. Kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm (E) 58
Bảng 3.3. Số liệu độ nhạy cảm (S) 61
Bảng 3.4. Kết quả tính toán chỉ số độ nhạy cảm (S) 61

Bảng 3.5. Số liệu khả năng thích ứng (AC) 64
Bảng 3.6. Kết quả tính toán chỉ số thích ứng (AC) 66











5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Xu thế chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII của hai trạm
Nho Quan (a,c) và Ninh Bình (b,d) giai đoạn 1960 – 2010) 37
Hình 1.2. Xu thế biến động lƣợng mƣa mùa mƣa và mùa khô tại trạm Nho Quan
và Ninh Bình giai đoạn 1960 – 2010. 38
Hình 1.3. Bản đồ tần suất XTNĐ hoạt động (a), hình thành (b) ở Biển Đông và
ảnh hƣởng đến đất liền Việt Nam (c) 39
Hình 1.4. Diễn biến mực nƣớc nhiều năm tại Trạm Hòn Dấu 40
Hình 2.1. Phƣơng pháp đánh giá tính dễ tổn thƣơng. 42
Hình 2.2. Xác định các thành phần chỉ số 45
Hình 3.1. Bản đồ huyện Kim Sơn – Nguồn tỉnh Ninh Bình 52
Hình 3.2. Bản đồ phơi nhiễm của 3 xã Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông 59
Hình 3.3. Độ nhạy cảm của 3 xã Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông 62
Hình 3.4. Khả năng thích ứng của xã Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông 66
Hình 3.5. Đầm tôm tại xã Kim Đông 68
Hình 3.6. Đầm tôm tại xã Kim Trung 68

Hình 3.7. Bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng củaxã Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông 69












6
MỞ ĐẦU
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Châu thổ sông Hồng
với diện tích 1420,76km
2
. Ninh Bình có địa hình khá phức tạp (miền núi, bán
sơn địa, chiêm trũng và đồng bằng ven biển), chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khí
hậu Bắc Bộ và khu Bốn. Mạng lƣới sông ngòi chằng chịt, đan xen với chế độ
thuỷ triều phức tạp bao gồm tổ hợp các dạng lũ lớn: lũ sông Hoàng Long từ Hoà
Bình đổ về, lũ nội địa sông Đáy, lũ sông Hồng qua sông Đào Nam Định chuyển
sang, thuỷ triều biển. Diện tích tự nhiên 1392 km2, tỉnh Ninh Bình có 1 thành
phố (Ninh Bình), 1 thị xã (Tam Điệp) và 6 huyện (Hoa Lƣ, Nho Quan, Gia Viễn,
Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn) [30].
Huyện Kim Sơn đƣợc thành lập năm 1892 và là huyện ven biển duy nhất
của tỉnh Ninh Bình. Có chiều dài 15 km bờ biển, nằm kẹp giữa sông Đáy ở phía
Đông và sông Càn ở phía Tây, nên phần lớn đất đai của huyện đƣợc hình thành
bởi quá trình bồi tụ của hai con sông này tạo nên. Lịch sử phát triển huyện Kim

Sơn gắn liền với 9 lần quai đê lấn biển. Cho đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên
của huyện là 20.747 ha, trong đó vùng bãi bồi Kim Sơn có diện tích khoảng
6.660 ha.Toàn bộ khu vực bãi ngang gồm thị trấn Bình Minh, các xã: xã Kim
Đông, xã Kim Hải, xã Kim Trung, đảo Cồn Nổi và vùng biển Ninh Bình đã
đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tại đây thiên
nhiên, sự sống còn đa dạng và hoang sơ, thuận lợi phát triển loại hình du lịch
sinh thái đồng quê. Thắng cảnh khu vực ven biển Kim Sơn nằm trong quy hoạch
du lịch của tỉnh Ninh Bình bao gồm bãi biển, rừng phòng hộ, các đảo Cồn Nổi,
Cồn Mờ, cửa sông Đáy, cảnh quan đê biển, khu vực nuôi trồng và khai thác thủy
hải sản Trên cơ sở xác định vị trí, điều kiện tự nhiên có những thuận lợi nên
huyện Kim Sơn đã phát triển nuôi trồng thủy sản.
Kim Sơn là vùng đất mở ra đời từ công cuộc khẩn hoang vùng bãi biển
đầy lau sậy và sú vẹt dƣới sự tổ chức và điều hành của Doanh Điền sứ Nguyễn
Công Trứ năm Kỷ Tỵ, 1809. Vùng đất này, hàng năm tốc độ bồi tụ tiến ra biển
từ 80 – 100 m. Chính vì thế mà Kim Sơn gắn với lịch sử của những cuộc chinh
phục đất hoang bồi - quai đê lấn biển. Cây cói đã gắn bó với ngƣời dân Kim Sơn

7
cách đây gần 3 thế kỷ. Qua những lần quai đê lấn biển, Kim Sơn đã thực hiện tốt
phƣơng châm "lúa lấn cói, cói lấn biển", với diện tích lúc nhiều nhất lên đến hơn
1.000 ha, sản lƣợng đạt hơn 10.000 tấn cói chè. Các mặt hàng chiếu cói, sản
phẩm mỹ nghệ từ cói đã xuất khẩu đến nhiều thị trƣờng trên Thế giới. Nhƣng,
môi trƣờng ven biển khắc nghiệt nhƣ thiếu nƣớc ngọt không cấy lúa đƣợc, nhiều
nơi cây cói mọc đƣợc nhƣng vì đất bị phèn, chua và mặn dẫn đến năng suất thấp
và tình trạng lỗ vốn, nhiều diện tích bị bỏ hoang. Do ảnh hƣởng của gió bão, rét
đậm rét hại đã làm 242 ha rừng trồng ngập mặn ở ven biển Kim Sơn bị chết với
số lƣợng năm sau cao hơn năm trƣớc (Sở NN-PTNT Ninh Bình). Năm 2001, từ
chủ trƣơng cho phép chuyển đổi ruộng trồng lúa, cói sang nuôi trồng thủy sản, ở
đây hình thành nghề nuôi tôm sú và tập trung phần lớn là ở ba xã bãi ngang gồm
xã Kim Trung, xã Kim Ðông, xã Kim Hải giáp mặt với biển [30].

Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản, trong 10 năm qua (2001-2011), sản
lƣợng nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đã tăng 4 lần - từ hơn 700 nghìn tấn lên
khoảng 3 triệu tấn, với tốc độ tăng bình quân 15,7%/năm. Trong đó, sản lƣợng
NTTS ven biển (mặn, lợ) chiếm gần 30%. Tuy nhiên, hoạt động này thƣờng
xuyên chịu tác động của thời tiết và thiên tai do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây
ra, các biểu hiện nhƣ nƣớc biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều
cƣờng và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan khác. Những yếu tố này có thể ảnh
hƣởng trực tiếp hay gián tiếp lên NTTS (ở dạng đơn lẻ hay kết hợp) gây nhiều
thiệt hại về kinh tế, xã hội cho cộng đồng ngƣời nuôi. Trƣớc những tác động của
BĐKH, nhiệt độ tăng dẫn đến sự gia tăng các cơn bão ảnh hƣởng đến vùng ven
biển, mực nƣớc biển dâng, rét đậm rét hại là những nguy cơ hiện hữu sẽ tác
động mạnh mẽ đến ngành kinh tế nuôi trồng thủy sản vùng ven biển nói chung
và huyện Kim Sơn nói riêng [10].
Vì vậy, việc “Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trong nuôi trồng thủy sản
huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình” là hết sức cần thiết và quan trọng. Kết quả của
việc đánh giá đƣợc tính dễ bị tổn thƣơng của khu vực này sẽ giúp cho tỉnh Ninh
Bình có cơ sở quy hoạch, định hƣớng phát triển có hiệu quả ngành nuôi trồng
thủy sản tại vùng đất này. Đây cũng chính là lí do mà học viên chọn đề tài luận

8
văn tốt nghiệp của mình là: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong nuôi trồng
thủy sản huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình”.
Do quy mô mới chỉ dừng lại ở một luận văn thạc sỹ nên nội dung nghiên
cứu đƣợc khu trú với quy mô không gian gồm 3 xã: xã Kim Trung, xã Kim
Ðông, xã Kim Hải và quy mô thời gian là 5 năm từ 2008– 2012.
Quy mô luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu và khu vực nghiên cứu, chƣơng này nói về
một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến vấn đề BĐKH và nuôi
trồng thủy sản và tổng quan về khu vực nghiên cứu.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu, chƣơng này mô tả phƣơng pháp

đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do của IPCC 2007.
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu, nêu lên kết quả đạt đƣợc của luận văn.














9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tính dễ bị tổn thƣơng
1.1.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng
Tính dễ bị tổn thƣơng(TDBTT) là mức độ tổn thất, suy thoái của hệ
thống, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của nó trƣớc các tác động từ bên
ngoài. Có một số định nghĩa phổ biến về Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc đƣa ra nhƣ
sau:
Tính dễ bị tổn thƣơng là một hàm của 2 biến của mức độ tổn thất (do tai
biến, khả năng chống chịu và phục hồi(Clark, 1998) [21].
Tính dễ bị tổn thƣơng là tính nhạy cảm của tài nguyên (tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên xã hội) trƣớc những tác động tiêu cực của tai biến (NOAA,
1999) [26].

Tính dễ bị tổn thƣơng là khả năng bị tổn thƣơng của hệ thống tự nhiên –
xã hội, là những đặc tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống
đỡ và phục hồi từ những thay đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson,
2001) [30].
Tính dễ bị tổn thƣơng do Biến đổi khí hậu là mức độ mà hệ thống dễ bị tác
động và không có khả năng chống chịu trƣớc những tác động bất lợi (IPCC, 2007)
[23].
Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ cảm nhận, ứng phó, chống đỡ, tổn thất và
phục hồi của tài nguyên – môi trƣờng biển trƣớc các tác động từ bên ngoài (Mai
Trọng Nhuận, 2004) [5].
Các định nghĩa đều nói lên sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến đối
tƣợng tổn thƣơng và sự phục hồi hay ứng phó lại của chính nó.
1.1.2. Các nghiên cứu trên Thế Giới
Hiện nay, việc đánh giá tác động của BĐKH và nghiên cứu đánh giá tính
dễ bị tổn thƣơng trong các ngành, các lĩnh vực cụ thể là một trong những vấn đề
cấp bách nhất liên quan đến việc xây dựng chiến lƣợc ứng phó với BĐKH của

10
các ngành đó. Đối với lĩnh vực thủy sản cũng vậy, hiện nay có rất nhiều các
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến các vấn đề này. Cụ thể:
Theo nghiên cứu của Hargreaves and Tucker (2003), nghiên cứu về đặc
tính sinh học của con tôm, nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ tăng trung bình theo
kịch bản BĐKH có thể nằm trong phạm vi chịu đựng của con tôm nuôi, nhƣng
nó lại tác động lên quá trình trao đổi chất của đối tƣợng nuôi, ảnh hƣởng đến hệ
số chuyển hóa thức ăn, ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng, làm suy giảm hệ
thống miễn dịch và tăng nguy cơ dịch bệnh đối với tôm nuôi [25].
Nghiên cứu của tổ chức Worldfish Center (2006) đã chỉ ra các yếu tố
BĐKH tác động đến nghề nuôi trồng thủy sản nhƣ: Nhiệt độ tăng, nƣớc biển
dâng, lƣợng mƣa thay đổi, bão tố và hạn hán bất thƣờng. Tƣơng tự với nghiên
cứu này tác giả De Silva và đồng tác giả (2009) cũng chỉ ra các yếu tố chính của

BĐKH tác động đến đến nghề nuôi trồng thủy sản gồm: Nƣớc biển dâng, nhiệt
độ tăng, mƣa bất thƣờng và các yếu tố cực đoan nhƣ bão tố …[28].
Một nghiên cứu điển hình về đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng
thủy sản đó là nghiên cứu của Heather Cornell (2012) về việc xây dựng mô hình
đánh giá tác động của BĐKH đó là mô hình DPSIR ( Động lực - Driver; Áp lực
– Pressure; Hiện trạng – Status; Tác động – Impact; Ứng phó – Response) mô
hình đã đƣa ra cái nhìn tổng quát về BĐKH và các hoạt động ứng phó với
BĐKH của nghề nuôi trồng thủy sản tại biển Salish Canada.
Nghiên cứu tổng quan của De silva và Soto (2009), De silva, Cochrane và
đồng tác giả (2009), Badject và đồng tác giả (2009) về tác động tiềm tàng của
BĐKH lên ngành thủy sản cho thấy các nghiên cứu tác động của BĐKH lên
ngành thủy sản đều chứa đựng các yếu tố không chắc chắn, dựa trên các tính
chất đặc thù của giống loài và mối tƣơng quan với môi trƣờng tự nhiên để phán
đoán [19].
Trong nghiên cứu khả năng bị tổn thƣơng của các quốc gia đối với tác
động của BĐKH lên ngành thủy sản của Allison và các cộng sự ((2009). Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá dựa vào chỉ số
xuất phát từ khái niệm của IPCC (2001), V = f(E,S,AC) và đề xuất hàm tác động

11
tiềm tàng là PI = (E,S), Allison và cộng sự đã tính toán khả năng tổn thƣơng
bằng hàm V = [PI (E,S) – AC] kết quả cho thấy, ngành thủy sản của các quốc
gia miền Trung và Tây Phi (Maliwi, Guinea, Senegal và Uganda), Peru và
Colombia và 4 quốc gia vùng nhiệt đới Châu Á là Bangladesh, Campuchia,
Pakistan và Yemen đƣợc nhận diện là dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc BĐKH [22].
Nghiên cứu của Kam S.P và các tác giả (2010) đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long của
Việt Nam qua việc áp dụng phƣơng pháp đánh giá của IPCC và áp dụng mô
hình tính toán của Allison kết quả cho thấy tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang có mức độ tổn thƣơng cao nhất trong các

tỉnh [27].
Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu tổng hợp ở trên, chúng ta có thể nhận thấy,
các nghiên cứu vấn đề BĐKH trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở hai
khía cạnh chính: Một là, tìm ra các mối tác động đến quá trình sinh trƣởng của
con nuôi liên quan đến khí tƣợng, khí hậu; Hai là đánh giá định lƣợng đƣợc mức
độ tổn thƣơng dựa trên các phƣơng pháp mang tính chính thống của IPCC áp
dụng trong lĩnh vực thủy sản.
1.1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Thủy sản là ngành ít đóng góp nhất vào sự thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn
cầu nhƣng lại là một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất do biến đổi
khí hậu (Williams L., 2010) [29]. Cùng với những khó khăn ngày càng lớn của
ngành thủy sản nhƣ suy giảm nguồn lợi, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, thiếu
nguồn nƣớc ngọt cho nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển, nhu cầu ngày càng
tăng của cộng đồng ngƣ dân trong sử dụng nguồn lợi thủy sản và áp lực sử dụng
tổng hợp tài nguyên mặt nƣớc…, biến đổi khí hậu đang đặt thêm một gánh nặng
phải giải quyết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững (Nguyễn
V. N. et al, 2010)[8]
Thật vậy, BĐKH không chỉ tác động tới môi trƣờng thủy sinh trên biển,
tới nền kinh tế thủy sản nói chung mà còn tác động trực tiếp đến môi trƣờng
nuôi trồng thủy sản (Nguyễn V.T., 2010)[8]. Có thể kể ra các yếu tố biến đổi khí

12
hậu có thể ảnh hƣởng tới NTTS Việt Nam nhƣ sau: (i) sự gia tăng nhiệt độ; (ii)
nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn; (iii) lũ lụt, tiêu thoát nƣớc và sạt lở đất; (iv)
bão và áp thấp nhiệt đới (Trƣơng Q. H., 2011)[12].
Theo báo cáo “Đánh giá tác động, tổn hại của Biến đổi khí hậu đến lĩnh
vực thủy sản và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích ứng với Biến đổi khí
hậu trong ngành thủy sản Việt nam” (2009) của ThS. Nguyễn Quang Hùng và
KS. Hoàng Đình Chiểu, các tác giả đã phân tích rõ các tác động của BĐKH đối
với nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nhƣ sau:

Nhiệt độ tăng: thay đổi về nhiệt độ môi trƣờng sống sẽ ảnh hƣởng đáng kể
tới sự trao đổi chất, tốc độ phát triển, sự sinh sản và tái sản xuất theo mùa vụ của
các sinh vật sống trong môi trƣờng nƣớc đó, đồng thời chúng sẽ dễ bị nhiễm
bệnh và các loại độc tố. Khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lƣợng Ôxi trong
nƣớc trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá Ôxi làm ảnh hƣởng đến
sự sinh trƣởng và phát triển của loài nuôi, tôm cá có thể bị chết hoặc chậm lớn.
Điều này dễ nhận thấy qua hiện tƣợng phù dƣỡng của các ao nuôi; cá nổi đầu
vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng
ven biển.
Lũ lụt: Đối với nghề nuôi thủy sản nƣớc mặn nƣớc lợ, độ mặn lại là yếu tố
ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mƣa
lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vƣợt ra khỏi ngƣỡng chịu
đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn
các vực nƣớc gần bờ nhƣ các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm
cá, rong đều bị ảnh hƣởng nghiêm trọng.
Giông bão: Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mƣa to, gió lớn, sóng dữ dội
có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vì
vậy tổn thất là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn
ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục
hồi.So với sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thƣờng khó có thể dự
đoán, ngƣợc lại mức độ ảnh hƣởng của nó ảnh hƣởng nghiêm trọng hơn rất
nhiều.

13
Mực nƣớc biển dâng: có những ảnh hƣởng khá lớn đến nuôi trồng thủy
sản nhƣng chủ yếu là nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng cửa sông. Khi mực
nƣớc biển dâng sẽ làm biến đổi cấu trúc hệ sinh thái, các vùng nuôi tôm cua ven
rừng ngập mặn; khu vực nuôi ngao trên bãi triều sẽ bị thu hẹp; khu vực nuôi
lồng bè, nuôi hầu ở khu vực cửa sông bị thu hẹp hoặc ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng của loài nuôi.

Các yếu tố nói trên của biến dổi khí hậu sẽ làm thay đổi điều kiện thủy lý
và thủy hóa, ảnh hƣởng đến chất lƣợng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh.
Nhiệt độ tăng cao sẽ làm hàm lƣợng ô xy trong nƣớc giảm nhanh, tốc độ sinh
trƣởng của thủy sản sẽ chậm đi, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích
nghi với môi trƣờng thủy sản từ trƣớc đến nay, giảm lƣợng thức ăn của thủy
sinh.

Trong báo cáo “Kinh tế học thích ứng với Biến đổi khí hậu – Việt Nam”
của Ngân hang Thế giới năm 2010, các tác giả đã nêu rằng tác động trực tiếp của
hiện tƣợng mực nƣớc biển dâng có thể đặc biệt trở nên quan trọng do lũ lụt ra
tăng và hiện tƣợng nhiễm mặt sẽ tác ảnh hƣởng tới nuôi trồng thủy sản vùng
duyên hải đặc biệt là ở các ao, hồ ngay sát bãi biển. Bất kỳ sự tăng lên nào về
cƣờng độ và tần suất của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão đều có thể
ảnh hƣởng tới ngành nuôi trồng thủy sản do phá hủy các tài sản sử dụng trong
sản xuất và cơ sở hạ tầng giao cần thiết để giao thƣơng trên thị trƣờng (World
Bank, 2010)[27].
Theo đánh giá mới nhất của Tổ chức DARA quốc tế phối hợp với Diễn
đàn các nƣớc dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu (CVF) thực hiện trong khuôn
khổ Chƣơng trình Sáng kiến về Tính dễ Tổn thƣơng năm 2012, Việt Nam đứng
đầu trong danh sách các nƣớc có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến đổi khí
hậu ở mức nguy cấp, tức là mức báo động đỏ, khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và
mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030 (DARA International &
Climate Vulnerable Forum, 2012)[20].

14
Nhằm tăng cƣờng khả năng nghiên cứu phân tích và dự báo về BĐKH
cho các cơ quan chuyên môn trong ngành thủy sản, phục vụ cho công tác hoạch
định chính sách và xây dựng kế hoạch ứng phó trong ngành. Các nhà nghiên cứu
trong nƣớc cũng đã tích cực trong việc xây dựng và áp dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu đánh giá cho Việt Nam trong đó có:

Trong nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH có nghiên cứu “Tác động
của BĐKH đến nghề cá Việt Nam” của nhóm nghiên cứu gồm: TS. Nguyễn Viết
Thành, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh, TS. Ngô Thọ Hùng và TS. Dƣ Văn Toán.
Nghiên cứu này đánh giá tác động của BĐKH đến nghề cá Việt Nam.Hàm sản
xuất đƣợc sử dụng trong nghiên cứu để mô hình hóa tác động của BĐKH đối
với sản lƣợng khai thác.Kết quả cho thấy, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khu
vực ven biển có tác động tiêu cực đến sản lƣợng khai thác thủy sản của Việt
Nam, tuy nhiên việc tăng lƣợng mƣa đối với khai thác là tƣơng đối nhỏ [6].
Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của BĐKH đến nghề nuôi cá Tra ở Đồng bằng
sông Cửu Long” của nhóm tác giả TS.Trƣơng Hoàng Minh, KS. Đào Minh Hải
và GS.TS Nguyễn Thanh Phƣơng. Nghiên cứu này đã xác định đƣợc các tác
động đặc thù của BĐKH nhƣ gia tăng các kiểu thời tiết cực đoan, mực nƣớc
tăng lên ở các kênh rạch, gia tăng số ngày nóng và mùa nóng kéo dài, xâm nhập
mặn, tăng tần suất lũ và mùa mƣa đến sớm hơn, tăng cƣờng độ mƣa lớn… đến
hoạt động nuôi cá Tra của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long,
Trà Vinh và Sóc Trăng [11].
Trong nghiên cứu “Nhận thức về tác động của BĐKH và biện pháp thích
ứng đối với nghề nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của nhóm tác giả
Ths. Vũ Vi An, TS. Nguyễn Văn Hảo, Ths Phạm Bá Vũ Tùng, Ths Đoàn Văn
Bảy, Ths Phan Thanh Lâm, TS. Patrick White, TS. Nagothu Udaya SeKhar, TS
Sirisuda Jumnongsong, TS. Vurunthat Dulyapurk, TS.Methee Kaewnern. Kết
quả nghiên cứu xác định đƣợc 5 yếu tố liên quan đến BĐKH có tác động đến
nghề nuôi tôm ở ĐBSCL, bao gồm: Nhiệt độ tăng, nƣớc biển dâng, mƣa to và
mƣa trái mùa, bão tố. Đối với ngƣời nuôi tôm nhiệt độ tăng đƣợc xem là yếu tố

15
tác động mạnh đến nghề nuôi tôm (32.2%), trong khi đó nghiên cứu chỉ ra là
mƣa to và mƣa trái mùa mới là yếu tố tác động mạnh nhất (48.4%) [17].
Nghiên cứu “Xây dựng khung đánh giá và công cụ tính toán chỉ số tình
trạng dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu: Nghiên cứu thí điểm cho sản xuất

nông nghiệp tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” của ThS. NCS Hà
Hải Dƣơng, GS. Trần Thục, GS. Lars Ribbe. Kết quả của nghiên cứu xây dựng
một phƣơng pháp thống nhất đƣợc sử dụng để đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thƣơng nói chung và và đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam.
Điểm nổi bật là toàn bộ các công thức tính toán đã đƣợc tích hợp thành phần
mềm và chiết suất ra đƣợc bản đồ tổn thƣơng trong quá trình tính toán. Phần
mềm đã đƣợc sử dụng thử nghiệm cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, kết quả
cho thấy các tỉnh ven biển nhƣ Nam Định, Hải Phòng sẽ chịu tác động nặng nề
hơn các tỉnh nội địa nhƣ Hà Nam, Hải Dƣơng [4].
Nhƣ vậy, những nghiên cứu trên cho thấy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng
xây dựng, áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu trên Thế Giới vào nghiên cứu
cho Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu vấn đề tác động của BĐKH đến
nuôi trồng thủy sản, vấn đề đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng còn đang nhỏ lẻ, chƣa
có nhiều kết quả nghiên cứu để so sánh.
1.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Ninh Bình
1.2.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Ninh Bình
Giai đoạn 2004-2009, nghề nuôi trồng thủy sản huyện đã đạt đƣợc những
thành tích quan trọng và có những bƣớc phát triển mạnh cả về diện tích và sản
lƣợng. Diện tích nuôi tăng từ 7.284 ha năm 2004 lên 9.693 ha năm 2009 (tăng
bình quân 4,9%/năm). Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản tăng từ 10.817 tấn năm
2004 tăng lên 19.550 tấn năm 2009 (tăng bình quân 9,81%/năm) [10].

16
Bảng 1.1.Diện tích, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2004-2009
TT
Hạng mục
ĐVT
2004
2005
2007

2008
2009
I
Tổng diện tích nuôi
Ha
7.284
7.604
9.021
9.456
9.693
1
DT nuôi nƣớc ngọt
Ha
5.354
5.569
6.947
7.341
7.529
2
DT Nuôi mặn, lợ
Ha
1.930
2.035
2.074
2.115
2.164
II
Tổng sản lƣợng nuôi
tấn
10.817

11.312
15.194
17.022
19.550
1
SL nuôi nƣớc ngọt
tấn
8.265
8.412
12.294
14.092
16.158
2
SL Nuôi mặn, lợ
tấn
2.555
2.900
2.900
2.930
3.392
Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2009
a. Nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt
Đến nay, nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt trong các hộ gia đình đang từng
bƣớc trở thành một nguồn thu nhập đáng kể bên cạnh các thu nhập từ nông
nghiệp. Các đối tƣợng thuỷ sản nuôi nƣớc ngọt chủ yếu là các loài cá truyền
thống nhƣ: mè, trôi, trắm cỏ, chép Các đối tƣợng thuỷ sản mới đƣợc đƣa vào
nuôi gần đây với quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh nhƣ: tôm Càng xanh, cá Chép lai,
cá Chim trắng, cá Rô phi đơn tính, cá Rô phi hồng
Diện tích và sản lượng: Giai đoạn 2004-2009 phong trào NTTS nƣớc ngọt
đã có sự phát triển nhảy vọt. Diện tích nuôi thủy sản nƣớc ngọt năm 2004 là

5.354 ha, đến năm 2009 tổng diện tích nuôi nƣớc ngọt tăng lên 7.529 ha, đạt tốc
độ tăng trƣởng bình quân là 5,85%/năm. Sản lƣợng NTTS nƣớc ngọt năm 2004
là 8.495 tấn, tăng lên 16.158 tấn năm 2009 (đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân về
sản lƣợng là 11,31%/năm).
Hình thức thức nuôi: Đã có sự chuyển biến mạnh từ hình thức nuôi quảng
canh (QC), quảng canh cải tiến (QCCT) sang hình thức nuôi bán thâm canh
(BTC), thâm canh (TC), các yếu tố kỹ thuật nhƣ cải tạo ao nuôi, kỹ thuật chăm
sóc, quản lý trong quá trình nuôi đã đƣợc ngƣời dân quan tâm, áp dụng vào
trong quá trình nuôi và việc đầu tƣ sử dụng các loại thức ăn tinh, thức ăn công
nghiệp đã góp phân nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản.

17
Hiện trạng sản xuất nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ năm 2009: Tổng diện tích ao
hồ nhỏ đến năm 2009 là 2.007 ha, trong đó diện tích nuôi thủy sản trong ao hồ
nhỏ của Kim Sơn là 515 ha.
Hiện trạng sản xuất nuôi trồng thủy sản ruộng trũng năm 2009: Tổng diện
tích nuôi thủy sản ruộng trũng năm 2009 diện tích tăng đạt 5.432 ha. Trong đó
diện tích nuôi thủy sản ruộng trũng của Kim Sơn là 465ha.[10]
b. Nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, nƣớc mặn
Diện tích, sản lượng nuôi thủy sản mặn, lợ: Từ năm 2004 đến nay, nuôi
trồng thủy sản mặn lợ phát triển chậm. Diện tích nuôi thủy sản mặn lợ năm 2004
là 1.930 ha, đến năm 2009 diện tích tăng lên là 2.164ha (đạt tốc độ tăng bình
quân 1,93%/năm). Sản lƣợng thủy sản nuôi mặn lợ tăng từ 2.555 tấn (năm 2004)
tăng lên 3.392 tấn (năm 2009) đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân về sản lƣợng là
4,17%/năm.
Các đối tượng nuôi chủ yếu: Các đối tƣợng đƣợc nuôi phổ biến ở vùng
nƣớc mặn lợ là: tôm sú, cua xanh, tôm rảo và ngao Năm 2009, diện tích nuôi
tôm sú vụ là 2.064 ha, diện tích nuôi cua vụ 2 là 1.850 ha, diện tích nuôi ngao là
47ha. Đây là những đối tƣợng đã đƣợc nuôi trong thời gian qua, góp phần tạo
công ăn việc làm cho nhiều lao động vùng nông thôn ven biển và tạo ra sản

phẩm hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.
Phương thức nuôi:Qua kết quả điều tra, khảo sát thực tế các hộ NTTS,
báo cáo tổng kết và số liệu thống kê diện tích NTTS các năm của các địa
phƣơng cho thấy hình thức nuôi chủ yếu là QC và QCCT chiếm 95%, các hình
thức nuôi bán thâm canh và thâm canh còn ít, chỉ chiếm khoảng 5 % tổng diện
tích nuôi mặn lợ.
Năng suất nuôi: Năng suất nuôi tôm bình quân hiện nay của mô hình
nuôi thâm canh và bán thâm canh đạt: 2,0-1,5 tấn/ha, nuôi theo mô hình quảng
canh và quảng canh cải tiến đạt năng suất bình quân: 0,45-1,0 tấn/ha.

18
Bảng 1.2.Diện tích và sản lƣợng NTTS mặn, lợ tỉnh Ninh Bình năm 2004-2009
TT
Hạng mục
ĐVT
2004
2005
2006
2007
2008
2009
I
DT Nuôi mặn, lợ
ha
1.930
2.035
2.160
2.074
2.115
2.164

-
Huyện Kim Sơn
ha
1.930
2.035
2.160
2.074
2.115
2.164
II
SL Nuôi mặn, lợ
tấn
2.555
2.900
2.210
2.900
2.930
3.394
-
Huyện Kim Sơn
tấn
2.555
2.900
2.210
2.900
2.930
3.394
Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2009.
1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển nuôi trồng thủy sản
Sản xuất và cung cấp giống

Hiện nay sản xuất giống thủy sản ở huyện còn rất yếu kém, các cơ sở sản
xuất giống còn ít, năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất giống còn yếu, sản
xuất trong điều kiện không thuận lợi, đã đẩy chi phí sản xuất tăng cao không
cạnh trạnh đƣợc với nguồn giống nhập từ tỉnh ngoài.
Trại sản xuất giống nƣớc lợ: hiện nay có 5 cơ sở sản xuất giống nƣớc lợ
đang hoạt động, đối tƣợng sản xuất tôm sú và cua xanh nhuyễn thể.
Sản lƣợng giống tôm sú sản xuất hàng năm giai đoạn 2005-2007 đạt 5-10
triệu con tôm P15/năm. Hiện nay các trại không sản xuất tôm sú tại chỗ mà hoàn
toàn nhập giống từ tỉnh ngoài về. Các trại sản xuất tôm chuyển sang sản xuất các
đối tƣợng hải sản khác và làm dịch vụ cung cấp giống.
Sản lƣợng cua giống hàng năm sản xuất đƣợc 0,2-0,5 triệu cua bột/năm.
Một số đối tƣợng mới hiện nay đã đƣa và sản xuất thanh công nhƣ: Ngao
sản xuất đƣợc 15 triệu con, hầu giống 60 triệu con, cá Vƣợc giống 20 triệu con,
cá Bống bớ 90 vạn con;
Trại sản xuất giống nƣớc ngọt: Có một cơ sở sản xuất giống tôm càng
xanh, công suất thiết kế đạt 50 triệu con giống P15/năm và 2 cơ sở sản xuất cá
nƣớc ngọt. Các loài cá đƣợc sản xuất chủ yếu là cá truyền thống ngoài ra các
trại còn cho sinh sản một số đối tƣợng có giá trị kinh tế nhƣ: chép Lai, chim
Trắng, cá Rô phi hồng. Trại sản xuất giống nƣớc ngọt đã sản xuất đƣợc 30-40
triệu cá bột các loại và 2 triệu con tôm Càng xanh.

19
Nhìn chung hiện nay con giống sản xuất trong tỉnh mới chỉ đáp ứng đƣợc
10-15% nhu cầu con giống nuôi thả của nhân dân trong tỉnh, số lƣợng giống còn
lại phải nhập từ các tỉnh ngoài [15].
Thức ăn, thuốc thú y thủy sản
Ninh Bình chƣa có cơ sở sản xuất thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, hiện có
12 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản. Do đặc điểm sản xuất nuôi
tôm, cua của ngƣời dân chủ yếu là QCCT, năng suất thấp, tập quán ngƣời dân
còn nuôi thả tận dụng, sử dụng chủ yếu thức ăn tự chế biến. Nhu cầu sử dụng

thức ăn công nghiệp rất ít, mỗi năm tiêu thụ khoảng 100-120 tấn/năm (các loại
thức ăn phổ biến là KP90, Long Sinh, Hải Long, CP, ). Nhu cầu sử dụng thuốc
thú y thuỷ sản rất ít, thuốc và hoá chất lƣu hành phổ biến là vôi bột, Dolomid,
KMnO
4
, Chlorin, Formalin, BKC,
Điều kiện cơ sở hạ tầng
Hạ tầng cơ sở chƣa hoàn chỉnh đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thủy lợi
phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nội đồng. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất, các công trình thuộc dự án thủy lợi
phục vụ NTTS đang thi công chƣa hoàn thiện. Hiện nay chƣa chủ động đƣợc
việc cung cấp nƣớc cho các vùng nuôi thủy sản, nguồn nƣớc còn phụ thuộc vào
tự nhiên, chất lƣợng nƣớc chƣa đảm bảo.
Dự án quy hoạch chi tiết tiểu vùng 3 (từ đê BM2 đến BM 3) đã đƣợc
UBND huyện phê duyệt nhƣng đến nay thi công chƣa xong nên ảnh hƣởng đến
sản xuất phát triển nuôi trồng thủy sản.
Do thời gian ký hợp đồng NTTS ngắn từ 1-5 năm, nên các hộ dân chƣa
mạnh dạn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, bờ ao bị dò rỉ làm mất nƣớc, làm ảnh
hƣởng đến hiệu quả sản xuất. Nhiều ao có mức nƣớc quá thấp, chỉ đạt từ 50-70
cm làm cho những ngày thời tiết có biến động lớn nhƣ nắng nóng, mƣa lớn đột
ngột làm ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống giao thông, hệ thống điện phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy
sản hiện nay còn gặp nhiều khó khăn [15].

20
1.2.3. Tình hình môi trƣờng và dịch bệnh
Môi trƣờng và dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản diễn biến phức
tạp. Trong quá trình nuôi, một số bệnh gây nguy hiểm thƣờng gặp ở các đối
tƣợng là: bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, nấm, bệnh ký sinh trùng, bệnh
do dinh dƣỡng, bệnh do môi trƣờng, bệnh do chất lƣợng giống, các sinh vật hại.

Tất cả các giai đoạn phát triển từ con giống và nuôi thƣơng phẩm đều bị nhiễm
bệnh. Bệnh bắt gặp ở tất cả các phƣơng thức nuôi (quảng canh cải tiến, bán thâm
canh và thâm canh).
Các bệnh hay xảy ra ở cá nuôi là bệnh do ký sinh sán lá đơn chủ, trùng
mỏ neo (cá mè, chép, trắm cỏ ), bệnh treo râu (ở cá trê), bệnh lở loét, bệnh trùng
bánh xe, bệnh nấm (ở cá trê, cá chép, rô phi) và đặc biệt nguy hiểm là bệnh đốm
đỏ, xuất huyết (ở cá trắm cỏ, cá rô phi đơn tính), xuất hiện vào mùa Đông -
Xuân.
Tôm nuôi nƣớc lợ thƣờng mắc các bệnh Virus nguy hiểm nhƣ: bệnh đầu
vàng (Yellow Head Disease- YHD); bệnh còi do MBV (Monodon Baculovirus);
bệnh virus đốm trắng (White spot syndrome virus - WSSV); bệnh ở gan tụy
(Hepatopancreatic Parvovirus - HPV); bệnh nhiễm trùng virus dƣới da và hoại
tử (Infectious hypodermal and haematoietic necrosis virus- IHHNV), bệnh
Taura ở tôm he chân trắng (Taura syndrome virus- TVS). Các bệnh do vi khuẩn
Vibrio gây ra nhƣ: bệnh phát sáng, đỏ dọc thân, ăn mòn vỏ kitin…
Cua nuôi thƣơng phẩm thƣờng gặp một số bệnh nhƣ: bệnh cua sữa, bệnh
đen mang, bệnh vỏ (bệnh hoa mu); bệnh run chân, bệnh mềm vỏ [10]
1.2.4. Lao động trong nuôi trồng thủy sản
Tổng số lao động tham gia NTTS trên địa bàn tỉnh hiện nay ƣớc khoảng
20.000 lao ngƣời (bao gồm cả lao động chuyên và không chuyên), trong đó số
lao động không qua đào tạo chuyên môn chiếm tới 95%, số lao động có trình độ
chuyên môn chỉ chiếm 5% tổng số lao động.
Một số ít lao động đã đƣợc tham gia các khoá tập huấn về kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản. Những lớp tập huấn này đƣợc tổ chức bởi nhiều cơ quan, đơn vị
khác nhau nhƣ: Trung tâm Khuyến ngƣ của tỉnh, Chi cục thuỷ sản, phòng Nông

21
nghiệp của các huyện, Công ty cung cấp thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản. Các lớp
tập huấn thƣờng diễn ra trong vòng 1 hoặc 2 ngày, tập trung vào các vấn đề mấu
chốt nhƣ kỹ thuật nuôi, xử lý môi trƣờng và phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, do

trình độ nhận thức của ngƣời dân còn thấp nên việc áp dụng các kiến thức đã
học đƣợc của ngƣời dân vào thực tế còn nhiều hạn chế, việc áp dụng kỹ thuật
nuôi của ngƣời dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Qua khảo sát cho thấy, nhu cầu sử dụng lao động cho hoạt động sản xuất
nuôi trồng thủy sản biến động khác nhau theo các phƣơng thức nuôi khác nhau.
Số lao động trung bình sử dụng cho nuôi QCCT trong nuôi nƣớc lợ là 2
ngƣời/ha/vụ nuôi, nuôi TC/BTC là 3-4 lao động/ha ao nuôi/vụ nuôi. Đối với
nuôi cá nƣớc ngọt trên diện tích chuyển đổi với phƣơng thức nuôi QCCT, các
gia đình thƣờng sử dụng trung bình 1 lao động chính kết hợp với lao động phụ
trong gia đình cho việc quản lý chăm sóc 1 ao nuôi diện tích trung bình 2000m
2

[14]
1.2.5. Hiện trạng áp dụng Khoa học công nghệ trong NTTS
Việc áp dụng Khoa học công nghệ trong NTTS đƣợc các Bộ, Ban, Ngành
và các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm. Có sự kết hợp địa phƣơng với các
Viện nghiên cứu NTTS (I, III), và các Công ty thức ăn, thuốc và hoá chất. Khoa
học và công nghệ nuôi trồng thủy sản đã hƣớng vào giải quyết yêu cầu đa dạng
hoá giống loài nuôi, hình thức nuôi; nâng cao chất lƣợng con giống, phòng trị
bệnh và bảo vệ môi trƣờng.
Hoạt động Khoa học công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần đáng kể trong việc đƣa ngành thủy sản
trở thành ngành có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn và giá trị ngày
càng tăng.
Sự đóng góp nổi bật nhất của Khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản phải nói đến trƣớc hết là công nghệ sản xuất giống. Trong sản
xuất giống đã ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ cho sinh sản thành công
nhiều đối tƣợng có giá trị kinh tế nhƣ: tôm Sú, cua xanh, tôm Càng xanh, cá rô
phi đơn tính, cá chép lai 3 máu.


22
Các công nghệ nuôi ở nhiều hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh,
quảng canh cải tiến, quảng canh, nuôi cá-lúa đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng tại
nhiều địa phƣơng trong tỉnh. Đặc biệt triển khai nghiên cứu ứng dụng các quy
trình nuôi thực hành tốt trong thủy sản (GAP) và nuôi thủy sản có trách nhiệm
(CoC) nhằm tạo sản phẩm sạch trong nuôi trồng thủy sản nâng cao giá trị xuất
khẩu thủy sản cũng nhƣ trình độ và kỹ năng quản lý cộng đồng của ngƣời nuôi
[10]
1.3. Đánh giá chung về hiện trạng nuôi trồng thủy sản
1.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Phong trào nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2004 - 2008 phát triển nhanh,
mạnh và khá toàn diện. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng nuôi tập trung
với những phƣơng thức nuôi tiên tiến và từng bƣớc đã mang lại hiệu quả. Năng
suất, sản lƣợng NTTS tiếp tục tăng. NTTS đã trở thành nghề sản xuất chính và
đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá.
Qua việc đầu tƣ cho các dự án NTTS, cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành
Thuỷ sản đã đƣợc xây dựng ngày càng tăng. Góp phần nâng cao hiệu quả trong
việc sử dụng diện tích đất đai, mặt nƣớc NTTS. Đã hình thành những vùng nuôi
đạt 100-200 triệu đồng/ha.
Phát triển NTTS đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống cho ngƣời lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn (đặc biệt vùng nông thôn ven
biển). Nhiều ngƣ dân vùng ven biển và một số nông dân vùng nội đồng có thu
nhập cao từ NTTS.
Sản xuất thành công một số đối tƣợng giống nuôi mới có giá trị kinh tế
nhƣ: cua Xanh, cá Bống bớp, tôm Càng xanh, cá Rô phi đơn tính Đây là một
trong những cố gắng lớn của việc đa dạng hoá các đối tƣợng nuôi, từng bƣớc
chủ động đƣợc nguồn giống có chất lƣợng nhằm thúc đẩy phong trào nuôi thuỷ
sản phát triển mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, có hiệu quả và bền vững.
Kỹ thuật và trình độ nuôi của ngƣời dân đƣợc nâng lên một bƣớc rõ rệt,

thông qua việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ nuôi và sản xuất giống, đã

23
hình thành một đội ngũ kỹ thuật có tay nghề trong cộng đồng ngƣời NTTS. các
vùng nuôi đã và đang có xu hƣớng hình thành các hiệp hội hợp tác nhằm tạo
đƣợc sự đồng thuận cao trong việc chuyển đổi các hình thức nuôi, chọn đối
tƣợng nuôi phù hợp, phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng và tiêu thụ sản
phẩm.
Vai trò tham mƣu, tổ chức thực hiện của cơ quan chuyên ngành thuỷ sản
bƣớc đầu đƣợc phát huy.
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm từ NTTS khá ổn định, đặc biệt là sản phẩm
tôm nuôi nƣớc lợ đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nghề NTTS ở tỉnh
Ninh Bình phát triển mạnh hơn [14].
1.3.2. Những khó khăn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, nghề NTTS ở tỉnh Ninh Bình phải
đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế nhƣ:
Môi trƣờng vùng NTTS ngày càng bị ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng phát
triển và khó kiểm soát. Giải quyết các vấn đề về bệnh, quản lý – phòng và trị
bệnh có hiệu quả là thách thức lớn đối với nghề NTTS.
Công tác kiểm dịch, kiểm tra chất lƣợng giống thuỷ sản còn nhiều hạn chế
do thiếu máy móc, thiết bị các thông số kỹ thuật đƣợc xác định chủ yếu bằng
cảm quan và kinh nghiệm. Quản lý dịch vụ, thú y thuỷ sản còn yếu.
Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ cho nuôi trồng thủy sản nhất là hệ thống thủy
lợi (cung cấp và tiêu thoát nƣớc) còn yếu kém, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển
nghề NTTS hiện nay.
Thời tiết không thuận lợi cho việc sản xuất giống một số đối tƣợng có giá
trị kinh tế cao, sản xuất không ổn định. Để có đƣợc con giống đạt chất lƣợng
cao, sạch bệnh và cung cấp đủ số lƣợng, kịp thời vụ cho các vùng nuôi trên địa
bàn tỉnh đang và sẽ là những khó khăn không dễ giải quyết.
Nghề nuôi phát triển manh mún, tự phát, không theo quy hoạch. Công tác

quản lý việc dùng các loại hoá chất, kháng sinh trong quá trình nuôi, bảo quản
và chế biển thuỷ sản cũng nhƣ đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm
cũng đang là những thách thức lớn đối với ngành thuỷ sản Ninh Bình.

24
Biến đổi khí hậu toàn cầu, nƣớc biển dâng, tần suất bão và áp thấp nhiệt
đới gia tăng, lũ lụt xảy ra với cƣờng suất lớn ảnh hƣởng trực tiếp và gây nhiều
thiệt hại đến nghề nuôi trồng thủy sản ở Ninh Bình [14].
1.4. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở Ninh Bình [14]
1.4.1. Quan điểm về phát triển nuôi trồng thủy sản
Phát triển nuôi trồng thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị
kinh tế cao, ƣu tiên đầu tƣ cho các vùng có điều kiện thuận lợi phát triển thành
vùng nuôi thủy sản hàng hóa tập trung.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hƣớng đa dạng hoá sản phẩm, bên
cạnh đó cần lựa chọn các đối tƣợng phù hợp với đặc thù điều kiện tự nhiên và
tập quán sản xuất của từng vùng, nhƣng phải có đƣợc những vùng sản xuất hàng
hoá tập trung cao để cạnh tranh ở các thị trƣờng lớn trong và ngoài nƣớc.
- Tăng cƣờng áp dụng Khoa học công nghệ vào quản lý và sản xuất. Áp
dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng, nâng cao hiệu quả
sản xuất, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.
- Phát triển thuỷ sản trong mô hình sản xuất đa canh bên cạnh những vùng
chuyên canh, xây dựng mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ của các hộ sản
xuất thuỷ sản là hƣớng đi tích cực nhất, ổn định môi trƣờng đầu tƣ nhất và hiệu
quả nhất.
Định hƣớng phát triển
- Phát triển nuôi trồng thủy sản cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tập trung
chuyển đổi phƣơng thức nuôi từ quảng canh cải tiến sang nuôi theo phƣơng thức
bán thâm canh và thâm canh.
- Đối với các vùng ruộng trũng có khả năng cấp thoát nƣớc dễ dàng,
không chịu sự ảnh hƣởng của lũ lụt sẽ đƣợc chuyển đổi sang nuôi chuyên canh

các đối tƣợng đặc sản có giá trị kinh tế cao
- Phát triển nuôi ở tất cả các loại hình mặt nƣớc nhằm đa dạng hoá hình
thức nuôi, đối tƣợng nuôi, đồng thời tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở
các vùng trọng điểm (vùng bãi bồi huyện Kim Sơn, vùng ruộng trũng, hồ thuỷ
lợi).

25
- Ƣu tiên phát triển các đối tƣợng có giá trị kinh tế cao, đƣợc thị trƣờng
tiêu thụ mạnh, mang lại hiệu quả cao và có khả năng xuất khẩu, song phải đảm
bảo đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, con giống
và chất lƣợng nguồn nhân lực.
Mục tiêu phát triển
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 là 13.233 ha, đến năm
2020 là 16.473 ha, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân về diện tích trong giai đoạn
2010-2020 là 4,9%/năm.
Tổng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 đạt 32.150 tấn, đến
năm 2020 đạt 49.980 tấn, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân về sản lƣợng nuôi
trồng thủy sản giai đoạn 2010-2020 là 8,91%/năm.
1.4.2. Nội dung quy hoạch phát triển
a. Quy hoach nuôi thủy sản nƣớc ngọt
Ninh Bình có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng to lớn về phát
triển nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt.
Giai đoạn đầu thực hiện lấy mở rộng diện tích để tăng sản lƣợng và giá
trị, dần từng bƣớc phát triển theo hƣớng chuyển đổi hình thức canh tác và hỗ trợ
công nghệ, đầu tƣ hợp lý theo khả năng của dân và khả năng huy động vốn đầu
tƣ của nhà nƣớc, của các tổ chức
Diện tích NTTS nƣớc ngọt tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010-2020 đạt
tốc độ tăng trƣởng bình quân về diện tích là 5,05%/năm, đến năm 2015 diện tích
nuôi thủy sản nƣớc ngọt là 10.450 ha, đến năm 2020 là 12.950 ha.
Giai đoạn 2010-2020, sản lƣợng nuôi thủy sản nƣớc ngọt đạt tốc độ tăng

trƣởng bình quân 7,27%/năm. Sản lƣợng thủy sản nƣớc ngọt nuôi đến năm 2015
là 24.310 tấn; đến năm 2020 sản lƣợng ƣớc đạt 34.970 tấn.
Nuôi trồng trên diện tích ao hồ
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có diện tích ao hồ nhỏ xen lẫn trong khu dân cƣ
tƣơng đối lớn khoảng 2.012 ha, có khả năng sử dụng vào NTTS. Tuy nhiên do
điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn cung cấp nƣớc và thoát nƣớc thải của hệ thống ao
hồ nhỏ khó khăn, cùng với xu thế đô thị hóa ngày càng tăng, nên diện tích nuôi

×