Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia châu Á đạt mức sinh thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.42 KB, 9 trang )

1
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á ĐẠT MỨC SINH THẤP
DƯỚI MỨC THAY THẾ

Trong suốt 50 năm cuối của thế kỷ 20, châu Á đã giảm đáng kể mức sinh và
mức chết. Tổng tỷ suất sinh vào khoảng 6 con (1950-1955) đã giảm hơn một nửa,
xuống còn 2,7 (1995-2000). Tại thời điểm năm 2001, đã có 14 quốc gia châu Á đạt
mức sinh dưới mức thay thế trong giai đoạn 1995-2000. Trong số các quốc gia khu
vực Đông Á và Đông Nam Á, Nhật Bản và Xinh-ga-po đạt mức sinh thay thế vào
năm 1975. Cùng thời kỳ đó, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc là 3,2, Trung Quốc 3,6
và Thái Lan 4,9. Sau 25 năm, tất cả 5 quốc gia này đều có mức sinh thấp dưới mức
thay thế. Mức sinh thấp nhất thế giới đã trở thành hiện thực ở Hồng Kông, thành phố
Thượng Hải và thành phố Tokyo và các mô hình sinh không khác gì mấy so với các
mô hình sinh của các nước có mức sinh thấp nhất ở Châu Âu. Ngay cả ở những nước
chưa đạt mức sinh thay thế thì cũng đã có những vùng, thành phố đạt mức sinh thấp
như Bali (Indonesia), Kerala (Ấn Độ). Trong giới chuyên gia nhân khẩu học cũng đã
có ý kiến tranh luận rằng một khi mức sinh đã giảm xuống quá thấp dưới mức thay
thế thì gần như không có khả năng khôi phục mức sinh thay thế trong một thời gian
ngắn
1
.
Đã có người quan sát và rút ra nhận xét rằng ở những quốc gia châu Á đã đạt
mức sinh thấp, những yếu tố sau tác động làm giảm mức sinh: Xu thế kết hôn, mô
hình kết hôn, trình độ học vấn nhất là trình độ học vấn của phụ nữ, tỷ lệ chết trẻ em,
tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. Ngoài ra còn có ảnh hưởng của những
biến động kinh tế-xã hội, tỷ lệ đô thị hoá. Ở cả 05 quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Xinh-ga-po và Thái Lan, hơn ba phần tư số phụ nữ trên 15 tuổi biết
chữ. Riêng Thái Lan, chỉ có hơn 1/3 nữ vị thành niên còn đang đi học và Trung
Quốc là trường hợp ngoại lệ với các mức chết trẻ em xấp xỉ 20. Tỷ lệ kết hôn vị
thành niên (dưới 18 tuổi) ở những nước này hầu như rất thấp và tuổi kết hôn lần đầu
là khá cao.


2

Mức sinh của Nhật Bản bắt đầu giảm xuống dưới mức thay thế trong thập
niên 70 do tác động của việc tăng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, đặc biệt là
biện pháp triệt sản, và nạo phá thai được coi là hợp pháp. Mức sinh thấp dao động ở
mức 1,8 cho đến năm 1985, sau đó tiếp tục giảm (1,5 giai đoạn 1990-94, 1,34 năm
1999, 1,3 năm 2001). Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như giảm tỷ lệ phụ
nữ 15-49 tuổi có chồng, giảm mức sinh của phụ nữ có chồng. (Atoh 2001). Sau năm
1985, ngoài những nguyên nhân này, mức sinh của Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng
của những biến động kinh tế xã hội ví dụ như thu nhập bình quân đầu người tăng
vọt, tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 37% lên 77% và tuổi thọ tăng từ 54 lên 82 tuổi với

1
Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Đông Á và Đông Nam Á: Hệ quả và các chính sách
thích ứng , Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003
2
Bruce K. Caldwell và John C. Caldwell, Mức sinh thấp dưới mức thay thế: Các yếu tố quyết định và viễn cảnh ở
Nam Á, Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003
2
nữ và 50 lên 76 tuổi với nam. (Retherford, Ogawa và Sakamoto 1996).
3
Theo
Ogawa, sở dĩ Nhật Bản duy trì mức sinh quá thấp trong một thời gian dài vì có thay
đổi cơ bản trong các giá trị về hôn nhân và gia đình. Khi mô hình hôn nhân thông
qua mai mối suy giảm cũng là lúc chấm dứt khái niệm “mọi người đều lập gia đình”
đồng thời xuất hiện khái niệm “độc thân mới”. Đó là những người con đã trưởng
thành không chịu lập gia đình và vẫn sống cùng cha mẹ, không phải lo nghĩ gì nhiều
về mọi chi tiêu hay việc nhà. Tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến. Sinh hoạt
tình dục trước hôn nhân, sống chung như vợ chồng gia tăng.
Chương trình KHHGĐ quốc gia của Xinh-ga-po được chính thức triển khai

vào tháng 1 năm 1966, đánh dấu thời kỳ thực hiện chính sách giảm sinh. Để kiểm
soát tăng trưởng dân số, Xinh-ga-po đã thực hiện nhiều biện pháp khá “cứng rắn”,
thi hành các chính sách thưởng phạt gắn với lợi ích kinh tế, phúc lợi dành cho bà mẹ
và trẻ em nhằm mục tiêu sớm đạt mức sinh thay thế và duy trì ổn định dân số với
mức tăng trưởng dân số bằng không. Nhờ đó tỷ suất sinh thô đã giảm từ 32%o
(1964) xuống còn 17,81%o và đạt mức sinh thay thế vào năm 1975, trước 5 năm so
với kế hoạch. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1976-80) mục tiêu đặt ra là duy trì
mức sinh thay thế để ổn định dân số vào năm 2030. Chính phủ bắt đầu có những
điều chỉnh trong chính sách chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình:
Giai đoạn 1970-75 Chính phủ khuyến khích triệt sản và nạo phá thai với những quy
định khá “cởi mở”, Chính phủ trợ giá hoặc cung cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí tuỳ
thuộc vào mức thu nhập của đối tượng. Sau 1975, những quy định này bị bãi bỏ.
Năm 1980, tổng tỷ suất sinh đã giảm xuống còn 1,8 và Chính phủ bắt đầu nới lỏng
các rào cản hạn chế sinh đồng thời triển khai một số biện pháp khuyến khích phụ nữ
có trình độ học vấn cao sinh nhiều con. Chính sách khuyến sinh có chọn lọc của
Xinh-ga-po chính thức bắt đầu vào tháng 3 năm 1987. Mặc dù Chính phủ đã tập
trung nỗ lực trong thực hiện các chính sách khuyến sinh song tổng tỷ suất sinh vẫn
tiếp tục suy giảm dưới mức thay thế. Với trường hợp Xinh-ga-po, tuổi trung bình kết
hôn lần đầu và tuổi trung bình sinh con lần đầu, tỷ lệ phụ nữ chưa từng kết hôn ở
mức cao; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại và nạo phá thai không ngừng
tăng là những yếu tố chính làm giảm nhanh mức sinh và tiếp tục làm giảm mức sinh
dưới mức thay thế.
Năm 1962, trước sức ép của bùng nổ dân số do hiện tượng sinh bù sau Đại
chiến tranh thế giới thứ 2, Hàn Quốc triển khai chính sách kiểm soát sinh thông qua
chương trình KHHGĐ. Trong thực tế, chương trình chỉ thực sự bắt đầu trên phạm vi
cả nước vào năm 1965. Khi đó tổng tỷ suất sinh là 6,0 con, tỷ lệ gia tăng dân số hàng
năm là 2,9%, một tỷ lệ cao nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Những năm 70 chứng kiến
mức sinh giảm liên tục từ 4,5 con xuống còn 2,7 con vào năm 1982 và đạt mức sinh
thay thế 2,1 con vào năm 1983. Kết quả đạt mức sinh thay thế trong vòng 25 năm là


3
Bruce K. Caldwell và John C. Caldwell, Mức sinh thấp dưới mức thay thế: Các yếu tố quyết định và viễn cảnh ở
Nam Á, Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003.
3
ngoài sự tiên liệu của nhiều nhà hoạch định chính sách và quản lý chương trình dân
số-KHHGĐ.
Mặc dù kết quả của nhiều cuộc điều tra cho thấy kết hôn muộn, nạo phá thai
và thực hiện KHHGĐ bằng các biện pháp tránh thai là 3 yếu tố chủ yếu quyết định
giảm sinh nhanh trong những năm 70-80, song số sinh tăng trở lại vào những năm
đầu thập niên 80 đã khiến cho các nhà lãnh đạo đất nước lo ngại việc “bùng nổ dân
số” lần hai. Với quyết tâm nhanh chóng ổn định dân số, Chính phủ Hàn Quốc quyết
định thực hiện chương trình kiểm soát gia tăng dân số toàn diện với những biện pháp
mạnh hơn, coi đó là một phần của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm lần thứ
5. Thay vì khuyến khích người dân thực hiện quy mô gia đình 3 con, 2 con như
những năm 60-70, nhà nước đã có nhiều chính sách tập trung khuyến khích thực
hiện quy mô gia đình 1 con, triển khai rộng rãi biện pháp triệt sản (Tỷ lệ triệt sản
nam và nữ đã tăng từ 8,3% năm 1974 lên 48,2% năm 1988 và dao động lên xuống
trong khoảng 40% những năm đầu 90). Tỷ lệ tham gia của nam giới trong kế hoạch
hoá gia đình tăng vượt trội nhờ những biện pháp tuyên truyền vận động nhằm đả phá
tư tưởng trọng nam còn khá nặng nề trong người dân. Ngân sách nhà nước đầu tư
cho chương trình kế hoạch hoá gia đình năm 1980 tăng gấp 10 lần so với năm 1975;
sau khi đạt được mức sinh thay thế ngân sách nhà nước năm 1985 tiếp tục tăng gấp 3
so với năm 1980, tương ứng với 0,25% tổng ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó phát
triển kinh tế xã hội bao gồm cả những yếu tố như đô thị hoá nhanh, tốc độ nâng cao
trình độ văn hoá cũng như tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế ở mức cao của phụ nữ
Hàn Quốc đã góp phần quan trọng trong việc chấp nhận quy mô gia đình ít con và
ổn định xu thế giảm sinh (Cho và Lee 1999)
4
.
Trên cơ sở kết quả giảm sinh của giai đoạn 1985-1995, mức sinh dao động lên

xuống trong khoảng 1,7-1,6 con, năm 1996, Hàn Quốc chuyển từ chính sách kiểm
soát dân số sang chính sách nâng cao chất lượng dân số và phúc lợi xã hội nhằm duy
trì mức sinh 1,6 con. Tuy nhiên, kết quả điều chỉnh chính sách dân số không được
như mong đợi. Mức sinh tiếp tục giảm nhanh từ 1,34 (năm 2000) xuống 1,17 (2004)
và 1,08 (2005). Đây là mức sinh thấp nhất trong lịch sử thế giới.
Quá trình chuyển đổi mức sinh của Trung Quốc khác với các quốc gia nêu
trên. Chính sách dân số của Chính phủ, thường được gọi là chính sách “một con”,
đóng vai trò chính làm giảm mức sinh. Những năm cuối của thập niên 70 Chính phủ
triển khai đồng bộ và toàn diện chương trình KHHGĐ, khuyến khích thực hiện đẻ
muộn, đẻ thưa, đẻ ít trên phạm vi cả nước. Tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 3,6
1975

xuống còn 2,3
1980
. Do nới lỏng chính sách dân số bằng cách cho phép một số đối
tượng được sinh trên 2 con, TFR của Trung Quốc dao động xung quanh mốc 2,2 cho
đến năm 1990. Từ sau 1990, Trung Quốc lại xiết chặt chính sách 1 con và vì thế
mức sinh đã giảm xuống dưới mức thay thế (Zeng 1996). Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có

4
Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Đông Á và Đông Nam Á: Hệ quả và các chính sách
thích ứng , Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003.
4
chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng mạnh từ 71%
1988
lên
85%
1992
.
5

Năm 2003, tổng tỷ suất sinh của Trung Quốc đã giảm xuống mức 1,7.
Thành công của chương trình KHHGĐ Trung Quốc đã giải phóng phụ nữ khỏi gánh
nặng sinh và nuôi nhiều con, những gánh nặng và nỗi lo toan mưu sinh cho gia đình,
giúp phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. Mức chết trẻ
em khá thấp, tuổi thọ không ngừng được nâng cao, đà tăng trưởng kinh tế- xã hội
được duy trì ở mức cao trong nhiều năm đã tạo môi trường thuận lợi để duy trì mức
sinh thấp này.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia giảm sinh nhanh
nhất, từ TFR= 6,5 trong những năm đầu thập niên 60 đã giảm mạnh xuống còn 5,4
sau khoảng 10 năm (1970-74), 3,9 vào đầu thập niên 90 và đạt dưới mức sinh thay
thế (1,9) vào năm 1996
6
. Trong nửa cuối thập niên 90, các nhà hoạch định chính
sách và các học giả Thái Lan đã đặt vấn đề liệu mức sinh của Thái Lan có tiếp tục
giảm xuống nữa hay không. Những người theo trường phái khuyến sinh cho rằng
mức sinh của Thái Lan sẽ tiếp tục giảm và Thái Lan sẽ phải đối mặt với những hậu
quả do mức sinh thấp như các nước phát triển ở Châu Âu. Những người quá tả còn
khẳng định mức sinh thấp sẽ làm dân tộc Thái suy vong. Song cũng có người cho
rằng mức sinh của Thái dao động xung quanh mức sinh thay thế trên cơ sở phân tích
số liệu của các cuộc điều tra về số con mong muốn. Knodel và đồng sự (1996) đã có
phát hiện khá lý thú về xu thế giảm sinh trên cơ sở phân tích tổng hợp kết quả của
một loạt điều tra khảo sát cấp quốc gia. Qua phân tích cho thấy tỷ lệ phụ nữ 15-49
tuổi có chồng mong muốn có 2 con đã tăng không ngừng từ 19% trong những năm
1969-70 lên 64% năm 1993. Trong khi đó, tỷ lệ mong muốn có dưới 2 con hầu như
không thay đổi qua các năm. Khác với những quốc gia có nền văn hoá Nho giáo, mô
hình gia đình lý tưởng của người Thái là 2 con đủ cả nếp tẻ. Tại thời điểm năm
2000, (năm tiến hành Tổng điều tra dân số) Thái Lan cũng không dễ dàng gì trong
dự báo xu thế mức sinh. Kết quả điều tra cho thấy, khủng hoảng kinh tế 1997 cũng
là một trong những nguyên nhân tác động đến giảm mức sinh. Mặc dù lạm phát
khiến cho chi phí dịch vụ KHHGĐ tăng lên, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của

các cặp vợ chồng thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng kinh tế đã
tăng lên nhằm hoãn sinh đứa con thứ hai. Kết quả điều tra mẫu nhỏ cho thấy, 10%
phụ nữ thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng cho biết họ sẽ nạo phá
thai nếu không may có thai trong thời gian khủng hoảng kinh tế này.
7

Đến năm 2003, thực tế mức sinh của Thái Lan đã giảm xuống còn 1,7
8
. Với
Thái Lan, tuổi kết hôn lần đầu của cả nam và nữ là yếu tố quyết định nhất đối với
giảm mức sinh vì việc sinh con thường chỉ diễn ra trong hôn nhân. Tuổi kết hôn lần

5
Như trên.
6
Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Đông Á và Đông Nam Á: Hệ quả và các chính sách
thích ứng ,Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003.
7
Vipan Prachuabmoh và Preeya Mithranon, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Thái Lan và các giải pháp chính sách
thích ứng ,Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003.
8
Bộ Y tế Thái Lan, Thái Lan và KHHGĐ: Tổng quan kết quả thực hiện
5
đầu của Thái Lan đã tăng từ 22 lên 24 với nữ và 24,4 lên 27,2 với nam. Tỷ lệ phụ nữ
chưa từng kết hôn tiếp tục tăng rõ rệt ở tất cả các nhóm tuổi, nhóm 20-24 là 38%
1970
-
48%
1990
-56%

2000
; nhóm tuổi 40-44 là 3,9%
1970
-7,0%
1990
-9,3%
2000
. Khả năng sinh sản
cũng giảm khi tuổi kết hôn lần đầu tăng lên. Quan trọng hơn cả là sau một thời gian
dài trì hoãn việc kết hôn, người phụ nữ bị thu hút vào những vấn đề quan tâm khác
vì thế mà suy giảm vai trò làm vợ và làm mẹ. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng đang sử
dụng biện pháp tránh thai cũng tăng nhanh từ 34%
1975
-72%
1996
-79,2%
2000
, chủ yếu là
viên uống tránh thai (26,8% CPR), triệt sản nữ (22,6%), thuốc tiêm (22%). Vòng
tránh thai chỉ chiếm 3,1% CPR. Nhu cầu chưa được đáp ứng khoảng 6%
9
.
Theo Prachuabmoh và Mithranon, tiến trình toàn cầu hoá ở Thái Lan đã làm
cho những mối quan hệ ràng buộc của gia đình ngày thêm lỏng lẻo và công chúng
chấp nhận chủ nghĩa cá nhân dễ dàng hơn.

Nhật Bản Hồng Công Thái Lan Trung Quốc
Ma Cao
Singapore
Hàn Quốc


Nhóm nước
Đài Loan
Dân số 2001 (triệu người 127 83 63 1.273
Khởi điểm giảm mức sinh 1930s 1960-62 1965-70 1969
HDI tại khởi điểm giảm sinh 0,58-0,67 0,60 0,51
Thời điểm đạt mức sinh dưới mức thay
thế
1960-65 1976-86 1994 1990
TFR 2001 1,3 1,0-1,7 1,8 1,8
Tuổi kết hôn lần đầu của PN thập niên
90
27 16-29 24 22
Tỷ suất chết trẻ em 2001 3 3-8 22 31
Thu nhập bình quân đầu người tính
theo sức mua tương đương (USD)1999
25,170 15,530-
22,640
5,950 3,550
Tỷ lệ dân số thành thị 2001 78 77-100 30 36
Tỷ lệ PN 15
+
biết chữ 99 88-96 93 75
Tỷ lệ PN có trình độ THPT 104 70-102 37 67
% sử dụng BPTT ở PN 15-49 tuổi có
chồng
48 48-66 70 81
Nguồn: Bruce K. Caldwell và John C. Caldwell, Mức sinh dưới mức thay thế: các yếu tố quyết
định và viễn cảnh ở Nam Á.
In-đô-nê-xia cũng đã nhanh chóng đạt được mục tiêu giảm mức sinh xuống

còn một nửa trong 24 năm (5,61
1971
-2,86
1994
) với nét đặc trưng là sự thay đổi đáng kể
trong mức sinh của nhóm 20-24 và 25-29 chủ yếu do tuổi trung bình kết hôn lần đầu

9
Bộ Y tế Thái Lan, Thái Lan và KHHGĐ: Tổng quan kết quả thực hiện

×