Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tổng quan về tổng đài C&C08-128

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.73 KB, 22 trang )

Tổng quan về tổng đài C&C08-128
Nội dung
I. Tổng quan về tổng đài C&C08- 128
1. Các đặc tính kỹ thuật
2. Sơ đồ kết nối & chức năng các phần tử
2.1. Sơ đồ kết nối
2.2. Chức năng chính của các phần tử
3. Định tuyến cuộc gọi
a. Định tuyến cuộc gọi giữa các thuê bao trong cùng module
b. Định tuyến cuộc gọi giữa các thuê bao thuộc các module khác nhau:
c. Định tuyến cuộc gọi ra ngoài
II. RSM
1. Chức năng
2. Các đặc tính kỹ thuật
3. Cấu trúc phần cứng
2.1 Tổng quan cấu trúc
1. Chức năng cơ bản của các board
2. Đường đi báo hiệu từ RSM đến các khối khác
4. Cơ sở cấu hình thiết bị RSM
5. Load dữ liệu cho RSM
6. Quá trình xử lý cuộc gọi
6.1 Đường đi tín hiệu
6.2 Mô tả quá trình xử lý cuộc gọi
III.RSA/RIM
1. Các loại frame tương ứng với từng loại bộ tập trung thuê bao
2. Chức năng các board
3. Giao diện kết nối đến khối chuyển mạch AM/CM hoặc SM/RSM
4. Bảng so sánh các loại RSA/RIM
5. Định tuyến cuộc gọi cơ bản xuất phát từ RSA/RIM
I. Tổng quan tổng đài C&C08- 128
Tổng đài C&C08-128 do hãng Huawei (Trung Quốc) sản xuất, có cấu trúc chuyển mạch phân tán, rất


thích hợp với yêu cầu phát triển mạng lưới của PSTN Viettel. Tổng đài hiện đã được sử dụng tại khu
vực phía nam với gần 30.000 thuê bao (số liệu ngày 20/05/05 )
1. Các đặc tính của tổng đài C&C08- 128:
- Dung lượng tối đa 800.000 thuê bao (tương đương với 180.000 kênh trung kế).
- Dung lượng chuyển mạch trung tâm 128K Time Slot.
- Có khả năng kết nối đến tối đa 128 module SM/RSM
- Cung cấp các loại giao diện thuê bao: thuê bao tương tự, thuê bao số, giao diện ISDN 2B+D,
30B+D, giao diện truy nhập V5.1, V5.2, PHI, ….
- Cung cấp các giao diện kết nối liên đài: SS7, R2, TCP/IP, giao diện đến mạng chuyển mạch gói
X.25, …
- Về báo hiệu SS7: hỗ trợ chức năng STP, TUP, ISUP, SCCP, TCAP; hỗ trợ mã điểm báo hiệu
14 bit, 24 bit;
- Chương trình quản lý, khai thác tổng đài chạy trên WinNT, cơ sở dữ liệu SQL7.0; Cấu hình
server: ổ cứng 4x9,1 GB, RAM 256MB.
Tính module và phân cấp hóa của C&C08:
Hình 1.1 Tính module và phân cấp hóa của C&C08
Giống như các tổng đài khác, tổng đài Huawei có cấu trúc được module hóa. Tổng đài gồm nhiều
module, mỗi module lại bao gồm nhiều frame, mỗi frame lại bao gồm nhiều board. Tùy thuộc vào yêu
cầu cụ thể của tổng đài để xác định: số lượng module trong tổng đài, số lượng frame trong mỗi module,
loại frame trong mỗi module, số lượng board trong mỗi frame, loại board trong mỗi frame…Nhờ có
tính module và phân cấp như vậy nên việc thay thế, thêm bớt các phần rất dễ dàng, thuận lợi cho việc
lắp đặt, tăng hay bớt dung lượng…
2. Sơ đồ kết nối và chức năng của các phần tử:
2.1. Sơ đồ kết nối các module của tổng đài C&C08-128
Hình 1.2 Sơ đồ kết nối các module của tổng đài C&C08
2.2. Chức năng cụ thể của từng phần như sau:
Chức năng của AM/CM (FAM/CM và BAM): Vị trí của AM/CM được xem là vị trí đặt tổng đài. Khối
AM/CM là khối quan trọng nhất của tổng đài.
FAM/CM: FAM (Front Aministration Management) có chức năng điều khiển và quản lý hoạt động của
toàn bộ tổng đài, điều khiển và quản lý các cuộc gọi inter-module. CM (Communication Module): có

chức năng chuyển mạch trung tâm và xử lý báo hiệu giữa các module SM/RSM/SPM, dung lượng
chuyển mạch 128K Time Slot (tổng đầu vào và đầu ra). FAM thường được tích hợp phần cứng chung
với CM nên vẫn thường được gọi chung là FAM/CM hoặc AM.
BAM (Back Aministration Management) là module vận hành và bảo dưỡng, là cầu nối giữa người vận
hành với hệ thống, là nơi biên dịch các lệnh và gửi đến cho hệ thống, là nơi lưu trữ dữ liệu của hệ
thống. Trên thực tế, BAM là 1 server được cài đặt các phần mềm và cơ sở dữ liệu để xử lý lệnh, lưu trữ
dữ liệu và giao tiếp với tổng đài.
SPM/SRM(Service Processing Module/ Shared Resource Module): Khối xử lý dịch vụ và cung cấp tài
nguyên. SPM và SRM kết hợp với nhau cung cấp các khả năng xử lý dịch vụ như một SM nhưng với
khả năng mạnh hơn nhiều lần (xử lý cuộc gọi từ các bộ truy nhập thuê bao và các giao diện truy nhập
khác, xử lý các kết nối liên đài ). SPM/SRM kết nối trực tiếp với AM/CM thông qua các dây cáp tín
hiệu nội đài.
Chức năng của SM: Bản thân SM thực hiện các chức năng: chuyển mạch các cuộc gọi trong cùng 1
module, giao tiếp thuê bao, giao tiếp trung kế, xử lý cuộc gọi… SM có thể hoạt động một mình (cấu
hình single-module) mà không cần đến AM/CM khi số lượng thuê bao của vùng phục vụ tổng đài
<6000 thuê bao.
Dựa vào khoảng cách từ AM/CM đến SM, có thể phân ra làm SM nội đài và SM ở xa, trong trường
hợp SM ở xa thì sẽ có tên gọi là RSM (Remote SM). Các SM/RSM có thể tự chuyển mạch và điều
khiển cuộc gọi, do vậy giảm lưu lượng giữa SM/RSM và AM/CM và làm tăng độ tin cậy của hệ thống.
Dung lượng chuyển mạch (tổng cộng đầu vào và đầu ra) của SM/RSM: 4KTS.
Sự khác biệt về khoảng cách cũng dẫn đến sự khác biệt về cách thức đấu nối và tốc độ kết nối giữa
SM/RSM và AM/CM. SM kết nối đến AM/CM qua giao diện quang nội đài, tốc độ 40Mbps. RSM
thường được kết nối trực tiếp với AM/CM qua giao diện kết nối là E1/T1. Số lượng luồng E1/T1 tùy
thuộc vào lưu lượng của RSM.
Các cuộc gọi trong cùng một module (intra-module) sẽ do SM/RSM (Switching Module) chuyển mạch,
chỉ các cuộc gọi giữa các module khác nhau (inter-module) mới cần đến sự chuyển mạch của khối
chuyển mạch trung tâm nằm trong AM/CM.
ESM (Enhanced SM): có chức năng tương tự với SM, nhưng có dung lượng và khả năng xử lý mạnh
hơn. Dung lượng tối đa 50.000 thuê bao (tương đương 10.000 kênh trung kế), dung lượng chuyển mạch
16KTS.Các ESM có thể kết nối ngang ESM-ESM. Trong phạm vi tài liệu này, xem ESM như là một

loại SM.
Chức năng của RSA: là các bộ tập trung thuê bao đầu xa như RSA(RSB hoặc RSP), RIM, RSA/RIM
thường được sử dụng khi số lượng thuê bao dự đoán ở vùng phục vụ không lớn lắm (khoảng dưới 2000
thuê bao). RSA/RIM chỉ có chức năng tập trung thuê bao mà không có chức năng chuyển mạch. Việc
chuyển mạch, bảo dưỡng, ghi nhận cước sẽ được thực hiện tại AMCM/SM/RSM. RSA/RIM được nối
đến SM hoặc RSM thông qua giao diện E1/T1 (hình vẽ).
Bảng so sánh RSM và RSA/RIM
Đơn vị Dung lượng
(tính theo số
lượng thuê bao
tương tự)
Hệ số tập
trung thuê
bao
Chức
năng
chuyển
mạch
Giao diện kết
nối đến tổng
đài
Khả năng kết nối
đến các bộ tập
trung khác
RSM 2000-6688
1:1 ÷1:10 tùy
theo nhu cầu.
Có E1/T1 Có thể kết nối đến
các bộ tập trung
thuê bao

RSA/RIM (có thể
kết nối đến RSM
khi thật sự cần
thiết)
RSA/RIM Nên sử dụng khi
1:1 ÷1:10 tùy
Không E1/T1 (1 vài Không có khả
dung lượng vùng
phục vụ <=2000
thuê bao.
theo nhu cầu. loại có thể sử
dụng cáp
quang,HDSL)
năng, đây là điểm
cuối cùng của thiết
bị tổng đài giao
tiếp với mạng
ngoại vi.
Bảng 1. : So sánh RSM và RSA/RIM
Tổng đài hiện đang được khai thác ở mạng phía nam của công ty sử dụng rất nhiều RSM và các bộ
RSA, thích hợp với đặc điểm phân bố nhu cầu tập trung theo từng cụm, ở khoảng cách xa nhau của khu
vực phía nam.
3. Định tuyến cuộc gọi xuất phát từ thuê bao CC08
Ghi chú: Ở phần định tuyến này, AM/CM là đại diện cho khối FAM-CM/SPM-SRM. RSA đại diện cho
các loại bộ tập trung RSA, RSB, RSP, RIM. A là thuê bao gọi, B là thuê bao bị gọi.
3.1. Định tuyến cuộc gọi giữa các thuê bao trong cùng module:
- Cùng SM/RSM
A, B: thuê bao trực tiếp của SM/RSM
A – SM/RSM - B
A: thuê bao của RSA

A
, B: thuê bao của RSA
B
của cùng 1SM/RSM
A – RSA
A
- SM/RSM – RSA
B
– B
- Cùng AM/CM
A: thuê bao của các RSA
A
nối đến AM/CM, B: thuê bao của các RSA
B
nối đến AM/CM
A – RSA
A
- AM/CM – RSA
B
– B
3.2. Định tuyến cuộc gọi giữa các thuê bao thuộc các module khác nhau:
A: thuê bao trực tiếp của (SM/RSM)
A
, B: thuê bao trực tiếp của (SM/RSM)
B
A - (SM/RSM)
A
– AM/CM - (SM/RSM)
B
– B

A: thuê bao của RSA thuộc (SM/RSM)
A
, B: thuê bao của RSA thuộc (SM/RSM)
B
A – RSA - (SM/RSM)
A
– AM/CM - (SM/RSM)
B
– RSA – B
3.3 Định tuyến cuộc gọi ra ngoài
- Trường hợp trung kế ra ngoài được đấu vào AM/CM
A: thuê bao của RSA đấu nối vào AM/CM
A - RSA – AM/CM – tổng đài khác
A: thuê bao của RSA thuộc (SM/RSM)
A
A – RSA - (SM/RSM)
A
– AM/CM – B
- Trường hợp trung kế ra ngoài được đấu vào SM/RSM
A: thuê bao của RSA đấu nối đến SM/RSM có đường trung kế ra đấu ra ngoài
A – RSA – SM/RSM – tổng đài khác
A: thuê bao của RSA đấu nối vào AM/CM
A - RSA – AM/CM – SM/RSM - tổng đài khác
A: thuê bao của RSA thuộc (SM/RSM)
A
A – RSA - (SM/RSM)
A
– AM/CM – SM/RSM – tổng đài khác
II. RSM(Khối chuyển mạch đầu xa: Remote Switching Module)
1. Chức năng

RSM thực hiện các chức năng chính: chuyển mạch và xử lý cuộc gọi cho các thuê bao do nó quản lý,
giao tiếp thuê bao, giao tiếp trung kế.
RSM thường được kết nối trực tiếp với AM/CM qua giao diện kết nối là E1/T1. Số lượng luồng E1/T1
tùy thuộc vào lưu lượng của RSM (xem hình vẽ 1.2).
2. Đặc tính kỹ thuật
Cấu hình điển hình của RSM (loại EV (Enhanced Version)) cho ở bảng:
Thiết bị Số lượng thuê bao Số lượng trung kế
số
Số
lượng tủ
Tỉ lệ tập trung
thuê bao
Ghi chú
RSM (loại có
11 board NOD
+ 64 HW)
4256 (14 frame
thuê bao, 304
thuê bao/ frame)
480 (1 frame trung
kế, 8 board
DTF/frame, 2
luồng E1/1 board
DTF)
4 1: 1 – 1:10 tùy
theo đặc điểm
lưu lượng thuê
bao vùng phục
vụ
Còn 20HW

dùng cho mở
rộng
RSM (loại có
11board NOD
+ 96 HW)
8512
(14 frame thuê
bao, 608 thuê
bao/ frame)
960
(1 frame trung kế,
16 board
DTF/frame, 2
luồng E1/1 board
DTF)
4 1: 1 – 1:10 tùy
theo đặc điểm
lưu lượng thuê
bao vùng phục
vụ
Còn 8HW
dùng cho mở
rộng
Bảng 2.1 Cấu hình điển hình của RSM
Mỗi frame thuê bao và mỗi board trung kế sẽ chiếm một lượng tài nguyên xác định của hệ thống. Do
vậy tùy vào yêu cầu cụ thể có thể tăng hoặc giảm số lượng frame thuê bao, board trung kế có trong một
RSM miễn là không vượt quá giới hạn tài nguyên của hệ thống. Điều này làm cho RSM có cấu hình rất
mềm dẻo, phù hợp với nhiều yêu cầu. Thông thường có thể sử dụng với số lượng thuê bao = (1/10 ÷
1/20) số lượng trung kế.
Thông số kỹ thuật

BHCA: 171K
Bộ nhớ 64MB
Chuyển mạch 4Kx4K TS (tổng cộng đầu vào và đầu ra 4KTS)
Cung cấp đồng thời 64 hoặc 128 tone/announcement (tùy vào loại board SIG)
Ưu điểm của RSM:
Sử dụng hiệu quả mạng truyền dẫn hiện tại.
Dễ dàng xây dựng một mạng nội hạt với dung lượng lớn, phân bố rộng với số lượng tổng đài ít.
Chức năng tự chuyển mạch sẽ giúp RSM hoạt động với độ tin cậy cao hơn, an toàn hơn khi xảy
ra các trường hợp khẩn cấp.
3. Cấu trúc phần cứng
3.1. Sơ đồ tổng quan cấu trúc của SM/RSM
Hình 2.1 : Tổng quan cấu trúc của SM/RSM.
MPU là CPU của hệ thống, điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống. Đối với board cùng frame
chính, thông tin điều khiển đi qua bus điều khiển. Đối với các frame thuê bao và trung kế, thông tin
điều khiển đi qua trung gian board NOD. Trung tâm của SM/RSM là khối chuyển mạch, phần lớn các
thông tin đều được trao đổi qua khối chuyển mạch. SM/RSM cung cấp khá đa dạng các loại giao diện
thuê bao và giao diện trung kế.
3.2. Chức năng của các board
Tùy vào dung lượng mà 1 RSM có thể có từ 1-4 tủ thiết bị. Tuy nhiên, chỉ có 3 loại frame trong 1
RSM. Đó là frame chính, frame trung kế, frame thuê bao. Sơ đồ bố trí các board cho từng loại frame
như sau:
Hình 2.2 : Frame điều khiển chính của SM/RSM
Hình 2.3 : Frame trung kế của SM/RSM
Hình 2.4 : Frame thuê bao của SM/RSM
Chức năng của từng loại frame và các board của nó được cho ở bảng sau.
STT Frame Board Tên
bằng
tiếng
Anh
Chức năng Số lượng

1. Frame PWC Second Board nguồn thứ cấp, có chức năng biến đổi 04
chính:
có chức
năng
điều
khiển
hoạt
động
của
RSM,
chuyển
mạch và
xử lý
cuộc gọi
cho các
thuê bao
do RSM
quản lý,
điều
khiển
kết nối
đến
AM/CM
Power
Supply
Board
nguồn từ -48VDC thành +5V/20A DC cung
cấp cho các board trong frame. 1 board cấp
nguồn cho ½ frame khi cả 2 board hoạt động
bình thường, khi 1 board hỏng thì board còn

lại sẽ cấp nguồn cho toàn bộ frame.
2. MPU Main
Processi
ng Unit
Board điều khiển hoạt động của toàn bộ SM,
lưu trữ các dữ liệu của SM và các dữ liệu liên
quan đến định tuyến, xử lý số, lưu trữ tạm thời
các dữ liệu cước. Hoạt động theo chế độ
Active/Standby. MPU ở frame trên được gọi là
MPUA, MPU ở frame dưới được gọi là
MPUB. Theo mặc định, MPUA là active,
MPUB là standby.
02
3. EMA Emergen
cy auto-
swich
over
board
Điều khiển việc backup dữ liệu giữa 2 MPU,
điều khiển việc chuyển đổi chế độ hoạt động
của 2 MPU (swichover)
01
4. NOD Main
board
node
Board giao tiếp báo hiệu giữa MPU và các
frame thuê bao/board trung kế DTF. Mỗi
board NOD gồm 4 nod nhỏ, mỗi frame thuê
bao cần sử dụng 2 nod nhỏ, mỗi board DTF
cần sử dụng 1 node nhỏ. Đường đi tín hiệu báo

hiệu giữa board thuê bao và MPU: ASL –
DRV – NOD – MPU
11
5. SIG Digital
Signal
Tone
Board
Board cung cấp các loại tone (tone mời gọi,
tone báo bận…) và announcement trong quá
trình xử lý cuộc gọi. Cung cấp 128 kênh/ 1
board hoặc 64 kênh/1 board tùy từng version.
Mỗi frame có 2 board, hoạt động theo chế độ
active/standby. Đường đi tín hiệu của board
SIG đến board thuê bao: SIG – BNET – DRV
- ASL
02
6. BNET Intra-
module
switchin
g
module
Board chuyển mạch của RSM, chuyển mạch
các cuộc gọi do RSM quản lý. Mỗi frame có 2
board, hoạt động theo chế độ active/standby.
Dung lượng chuyển mạch 4Kx4K Time Slot,
cung cấp tất cả 128HW (HighWay: thuật ngữ
của riêng Huawei, dùng để chỉ luồng nội đài
dung lượng 2Mbps, có báo hiệu và cáp kết nối
theo chuẩn của Huawei). Trong đó, 64HW (32
02

HW) đã được sử dụng để kết nối cố định đến
các tài nguyên của RSM, 64 HW (hoặc 96
HW) còn lại được sử dụng tự do cho kết nối
đến các frame thuê bao và board trung kế. Mỗi
frame thuê bao 304 thuê bao cần 2HW, mỗi
board trung kế DTF cần 2HW. Đối với loại
frame cho loại board ASL32 , có thể chọn lựa
giữa 2, 4 hoặc 6 HW.
7. LAPM
C2
Module
Commun
ication
Board
Board xử lý báo hiệu giữa RSM với AM/CM. 02
8. MEM Memory
board
Board lưu trữ các dữ liệu liên quan đến dịch
vụ mạng thông minh.
9. MFC
(Slot)
Multi-
frequenc
y control
board
MFC là tên chung của khe cắm (slot). Có thể
sử dụng khe cắm này cho các board xử lý báo
hiệu. Một số các board thường được cắm vào
khe MFC như sau:
Board LAPRSA: Board xử lý báo hiệu giữa

RSM với các bộ tập trung đầu xa
RSA/RSP/RIM.
Board MFC: xử lý báo hiệu R2, mỗi board có
khả năng xử lý 16 hoặc 32 kênh báo hiệu R2
tùy theo cách khai báo.
Board LAPN7: xử lý báo hiệu C7; Board
LAPV5: xử lý báo hiệu V5.1/V5.2; board
LPHI: xử lý báo hiệu PHI.
Tùy vào nhu
cầu sử dụng
10. ALM Alarmin
g Board
Board kết nối đến hộp cảnh báo.
11. TCI
(Ít
được
sử
dụng)
Terminal
Control
Interface
Board
Board cho phép truy nhập trực tiếp vào SM mà
ko qua BAM, board này cũng cung cấp giao
diện để kết nối đến máy chủ của các thuê bao
sử dụng dịch vụ CENTREX.
12. Frame
trung
kế: Xử
lý giao

tiếp vật
lý trung
PWC Second
Power
Supply
Board
Board nguồn thứ cấp, có chức năng biến đổi
nguồn từ 48VDC thành 5VDC cung cấp cho
các board trong frame. 1 board cấp nguồn cho
½ frame khi cả 2 board hoạt động bình
thường, khi 1 board hỏng thì board còn lại sẽ
cấp nguồn cho toàn bộ frame.
02
13. DTF Digital
Trunk
Board xử lý giao tiếp trung kế, mỗi board cung
cấp 2E1. 1 frame trung kế có thể cung cấp đến
Tối đa 16
board/frame
kế liên
đài, nội
đài.
Board 16 board DTF, cung cấp tổng cộng 32 luồng
E1.
14. SET
(slot)
Khe cắm sử dụng để đấu dây từ frame trung kế
đến board BNET và board NOD.
15. Frame
thuê

bao:
giao
tiếp với
thuê bao
tương tự
và thuê
bao số.
PWX Secondar
y power
supply
board
Board nguồn thứ cấp, có chức năng biến đổi
nguồn từ 48VDC thành 5VDC và dòng rung
chuông 25Hz (75VAC/400mA) cung cấp cho
các board trong frame. 1 board cấp nguồn cho
½ frame khi cả 2 board hoạt động bình
thường, khi 1 board hỏng thì board còn lại sẽ
cấp nguồn cho toàn bộ frame.
16. ASL Analog
Subscrib
er Line
Board
Có chức năng BORSCHT (Battery
/Overvoltage protection/ Ringing/
Supervision/ Coding/ Hybrid/ Test), là các
chức năng cơ bản để kết nối máy điện thoại
với tổng đài và các chức năng thuê bao khác.
Dung lượng 16 thuê bao/board.
Tối đa 19
board/frame

17. ASL3
2
Analog
Subscrib
er Line
Board,
32
subscrib
ers
Giống với chức năng của board ASL, tuy
nhiên có dung lượng lớn hơn: 32 thuê
bao/board.
Tối đa 19
board/frame
18. DSL Digital
Subscrib
er Line
Board xử lý giao tiếp với thuê bao số. Dung
lượng 8 thuê bao/board
Tối đa 19
board/frame
19. DRV DTMF
receiver
and
drive
board
Có chức năng nhận số DTMF (chế độ load
sharing) trong quá trình xử lý cuộc gọi đồng
thời điều khiển hoạt động của ½ frame thuê
bao. Trong trường hợp 1 DRV hỏng, DRV còn

lại sẽ điều khiển hoạt động của toàn bộ frame.
1 DRV có 16 hoặc 32 bộ nhận số DTMF (tùy
loại board), 2 DRV hoạt động theo chế độ
load-sharing đối với việc nhận số.
02
20. TSS Test
Subscrib
er Board
Có chức năng test board ASL, đường dây thuê
bao, loop test, test máy điện thoại.
Thông
thường 2
frame kế tiếp
nhau sử dụng
chung 1 TSS
3. 3. Đường đi báo hiệu từ RSM:
Đến tổng đài trung tâm AM/CM
MPU – LAPMC2 – BNET – DTF – AM/CM (DTF được cấu hình dạng IDT)
Đến các bộ tập trung đầu xa RSA/RIM
MPU – LAPRSA – BNET – DTF - RSA/RIM (DTF được cấu hình dạng RDT)
Đến tổng đài khác
MPU – LAPN7/R2 – BNET –DTF – tổng đài khác (DTF được cấu hình theo giao diện kết nối
với tổng đài khác)
4. Cơ sở cấu hình thiết bị RSM (Sử dụng tài nguyên)
Khả năng xử lý của RSM được thể hiện dưới dạng các tài nguyên của board chuyển mạch BNET và
board xử lý báo hiệu NOD. Có thể thay tăng giảm số lượng thuê bao, trung kế miễn là không vượt quá
dung lượng cho phép của các board này.
- Board BNET: 2 board hoạt động ở chế độ active/standby, cung cấp 128HW. Có 2 loại RSM: loại có
64HW được sử dụng cho các kết nối cố định, 64HW cho kết nối đến các frame thuê bao và board DTF;
loại có loại có 32HW được sử dụng cho các kết nối cố định, 96HW cho kết nối đến các frame thuê bao

và board DTF. Mỗi frame thuê bao 304 thuê bao cần 2HW, mỗi board trung kế DTF cần 2HW. Đối
với loại frame cho loại board ASL32, có thể chọn lựa giữa 2, 4 hoặc 6 HW.
Sơ đồ kết nối của 128HW (loại RSM có 64HW dùng để kết nối đến các frame thuê bao/trung kế) như
sau:
Hình 2. : Sơ đồ kết nối HW của SM/RSM với 64HW dùng để nối đến trung kế, thuê bao.
- HW 0-47, HW 76-91: sử dụng cho frame thuê bao và board trung kế
- HW48, 71: kết nối đến 2 board SIG, cung cấp các âm tín hiệu và thông báo trong quá trình xử
lý cuộc gọi (SIG
HW
BNET
HW
Frame thuê bao/board trung kế)
- HW49: kết nối đến board ALM/TCI, chuyển tải các thông tin cảnh báo và thông tin của các
thuê bao CENTREX từ MPU đến các board ALM/TCI.
- HW50, 51: kết nối đến board MPU, cung cấp các khe thời gian cho việc xử lý dịch vụ điện
thoại hội nghị.
- HW52: sử dụng để gửi số thuê bao gọi
- HW53-60: sử dụng cho các board xử lý báo hiệu (board LAPMC2/LAPN7/LPV5…)
- HW61, 62: kết nối đến board MEM, dùng để chuyển các hóa đơn của các cuộc gọi mạng thông
minh.
- HW63, 75: các HW sử dụng cho mục đích loop test board chuyển mạch BNET
- HW68: kết nối đến MPU, sử dụng để load dữ liệu cho MPU khi bật nguồn hoặc khi reset MPU
(sử dụng cho SM ở cấu hình single-module, RSM không sử dụng).
- HW64, 65: dự trữ.
- HW66, 67: kết nối cố định đến OPT, dùng cho liên lạc giữa MC2 và OPT (dùng cho SM, RSM
không sử dụng)
- HW69, 70: kết nối cố định đến board MC2, dùng cho liên lạc giữa MC2 và OPT (dùng cho SM,
RSM không sử dụng)
- HW92-93: dự trữ
- HW94, 95: kết nối đến BAM, sử dụng cho 2 kết nối HDLC giữa MPU về BAM (sử dụng cho

SM với cấu hình single-module, RSM không sử dụng)
- HW96-127: kết nối đến board OPT, sử dụng cho cuộc gọi inter-module (chỉ sử dụng cho SM,
RSM ko sử dụng)
- Board NOD: Board giao tiếp báo hiệu giữa MPU và các frame thuê bao/board trung kế DTF. NOD
giao tiếp với MPU qua mailbox, giao tiếp với frame thuê bao/board trung kế thông qua cổng serial. Mỗi
board NOD gồm 4 nod nhỏ, mỗi frame thuê bao cần sử dụng 2 nod nhỏ, mỗi board DTF cần sử dụng 1
node nhỏ.
5. Load dữ liệu cho RSM:
MPU là trung tâm của RSM. Quá trình load dữ liệu cho RSM bắt đầu bằng quá trình load dữ liệu cho
MPU. Sau đó MPU sẽ tự load dữ liệu đến các frame/board do nó quản lý và đồng thời điều khiển hoạt
động của toàn bộ RSM. Có thể hình dung MPU như một máy tính với bộ vi xử lý, các bộ nhớ ROM,
RAM và hệ thống giao tiếp với các khối khác. Giống như đối với máy tính, khi chuyển từ trạng thái
OFF lên trạng thái ON, MPU phải load dữ liệu vào RAM thì mới có thể hoạt động được.
Có 2 cách load dữ liệu vào MPU: load từ BAM và load từ Flash Memory của MPU.
- Load từ BAM: dữ liệu được chuyển từ BAM vào MPU. Cách này được sử dụng trong 2 trường
hợp: khi lần đầu tiên bật nguồn cho RSM, lúc này trong Flash Memory của MPU chưa hề có dữ
liệu hay chương trình; khi có trục trặc khiến dữ liệu tại RSM không đúng với dữ liệu đã khai báo
trong BAM. Load từ BAM mất khá nhiều thời gian so với load từ Flash Memory.
Đường load dữ liệu như sau:
BAM – (khối AM/CM) – DTF – BNET - LAPMC2 - MPU
- Load từ Flash Memory:
Được sử dụng khi MPU bị mất nguồn không mong muốn và dữ liệu hiện chứa trong Flash Memory
không khác nhiều so với dữ liệu trong BAM. Load từ Flash Memory nhanh hơn nhiều so với load từ
BAM do vậy giảm thiểu thời gian dừng của hệ thống.
Dung lượng bộ nhớ của MPU: 32M DRAM, 5,5M Flash Memory (3,5M cho dữ liệu và 2M cho
chương trình). Flash Memory là nơi lưu trữ các dữ liệu và chương trình của MPU. Việc load dữ liệu từ
Flash Memory vào DRAM hay ghi dữ liệu từ DRAM được cài đặt bởi các DIP switch trên board MPU
(và khai báo các tham số thích hợp ở giao diện OM). Trên board MPU có 2 Switch quan trọng (được
gọi là SW1 và SW2), trên mỗi Switch có các switch nhỏ gọi là các DIP switch. Ý nghĩa của các DIP
switch được cho ở bảng:

OFF ON
Giá trị thiết lập đối với
RSM
SW1-8 O O
Kết hợp với nhau để chọn bandwidth (số lượng khe
thời gian) cho kênh báo hiệu inter-module giữa
ON
SW1-7 O O ON
SW1-6 O O
Program Available- OFF: Không load chương trình
chứa tại Flash Memory khi load SM; ON: cho phép
load chương trình chứa tại Flash Memory khi load
SM/RSM.
Thay đổi theo y/c của
từng lần load
SW1-5 O O
Data Availbale – OFF: Không load dữ liệu chứa tại
Flash Memory khi load SM; ON: cho phép load dữ
liệu chứa tại Flash Memory khi load SM.
SW1-4 O O
Data Writable – OFF: Không ghi dữ liệu từ DRAM
vào Flash Memory; ON: Cho phép ghi dữ liệu từ
DRAM vào Flash Memory.
SW1-3 O O
Program Writable – OFF: Không ghi chương trình
từ DRAM vào Flash Memory; ON: Cho phép ghi
chương trình từ DRAM vào Flash Memory.
SW1-2 O O OFF: chọn điều khiển từ xa; ON: không chọn Theo mặc định ON
SW1-1 O O
Kết hợp với SW2-1 và SW2-2 để chọn chế độ load

cho SM/RSM.
ON
SW2-4 O O Dự trữ
SW2-3 O O
Đối với SM: Chọn chế độ của kết nối quang giữa
SM và AM/CM – OFF: chế độ Active/Standby;
ON: chế độ load sharing.
Đối với RSM: chọn chế độ khóa pha cho BNET –
OFF: chọn khóa pha là tín hiệu định thời DT8K0 từ
frame trung kế; ON: chọn khóa pha từ board đồng
hồ của RSM (ít gặp).
Thông thướng OFF
SW2-2 O O Kết hợp với SW1-1 để chọn chế độ load cho
SM/RSM
ON nếu sử dụng board
LAPMC2; OFF nếu sử
dụng board MC2
SW2-1 O O
ON nếu sử dụng board
LAPMC2; OFF nếu sử
dụng board MC2
6. Quá trình xử lý cuộc gọi.
6. 1. Đường đi tín hiệu
- Cuộc gọi intra-module:
Đường đi tín hiệu thoại:
Thuê bao A – ASL
A
– DRV
A
– BNET – DRV

B
- ASL
B
– Thuê bao B
Đường đi báo hiệu:
Thuê bao A – ASL
A
– DRV
A
– NOD
A
– MPU – NOD
B
- DRV
B
- ASL
B
– Thuê bao B
- Cuộc gọi ra ngoài (inter-module hoặc liên đài):
Đường đi tín hiệu thoại:
Thuê bao A – ASL
A
– DRV
A
– BNET – DTF – đến AM/CM/ hoặc đến tổng đài khác
Đường đi báo hiệu:
Thuê bao A – ASL
A
– DRV
A

– NOD
A
– MPU – LAPMC2/hoặc board xử lý báo hiệu khác – BNET -
DTF – đến AM/CM/ hoặc đến tổng đài khác.
6.2. Mô tả cuộc gọi cơ bản xuất phát từ thuê bao RSM
A: thuê bao gọi; B: thuê bao bị gọi
1. A nhấc máy
Khi thuê bao nhấc máy, board ASL kiểm tra tình trạng nhấc máy và báo cáo cho MPU thông qua board
NOD. Đường tín hiệu như sau:
ASL – DRV – NOD – MPU
Các thông tin về A như loại thuê bao (ASL, DSL, PRA), số module, số thiết bị của thuê bao sẽ bao
gồm trong bản tin của ASL gửi về MPU.
Lưu ý:
- Số module: mỗi khối thiết bị của tổng đài đều xác định bởi một số duy nhất, được gọi là số module.
Ví dụ: AM/CM có số module xác định = 0, các RSM thường được chọn số module từ 30 trở lên
- Số thiết bị: số thiết bị của thuê bao, số thiết bị là duy nhất trong cùng 1 module, thông thường được
tính:
Số thiết bị = số thứ tự board * 16 (hoặc 32 tùy vào loại board) + số tuần tự của thuê bao trong board.
2. Tổng đài gửi âm mời quay số đến A
Căn cứ vào số module + số thiết bị trong bản tin từ ASL gửi đến, MPU phân tích dữ liệu của A để xác
định quyền gọi ra ngoài của thuê bao và chiếm thiết bị nhận số DTMF cho thuê bao.
Nếu thuê bao có quyền gọi ra ngoài, MPU gửi lệnh chiếm giữ kênh thoại cho thuê bao này (1 TS trong
các luồng HW nối giữa frame thuê bao (của A) và board BNET)
MPU sẽ kết nối A đến 1 bộ nhận số gọi để tiến hành nhận số khi A quay số.
- Nếu A là một thuê bao DTMF, nó sẽ được kết nối đến bộ nhận số DTMF đang rỗi của board
DRV.
- Nếu A là một thuê bao xung, MPU sẽ khởi động chương trình nhận số bằng xung, board ASL
sẽ chịu trách nhiệm nhận các xung số và chuyển về cho MPU.
- Nếu A là thuê bao có quyền chọn giữa quay số DTMF và xung, cả hai sự chuẩn bị trên đều
được tiến hành.

Sau khi phân tích và chuẩn bị nhận số, MPU sẽ gửi âm hiệu mời quay số đến thuê bao. Đường đi của
tín hiệu mời quay số:
SIG-BNET- DRV- ASL
3. Tổng đài nhận các số thuê bao quay
A tiến hành quay số sau khi nhận được âm hiệu mời quay số.
Bộ nhận số báo cáo cho MPU số đầu tiên mà thuê bao quay. MPU lưu trữ số này và ngưng việc gửi tín
hiệu mời quay số. Nếu MPU đã chuẩn bị cho cả hai phương thức quay số, đến thời điểm này nó sẽ giải
phóng phương thức không được sử dụng.
Đường đi của tín hiệu khi thuê bao quay số:
ASL(DRV) – NOD - MPU
MPU tiếp tục lưu trữ các số nhận được.
4. Tổng đài thực hiện việc phân tích số
Số lượng các chữ số từ bắt đầu từ đó MPU tiến hành công việc phân tích số được khai báo tại tổng đài.
Sau khi nhận đủ “prefix” cho việc phân tích, MPU bắt đầu việc phân tích để xác định đây là cuộc gọi
nội đài hay cuộc gọi ra ngoài.
Việc nhận số sẽ tiếp tục cho đến khi đủ số lượng các chữ số đã được khai báo cho “prefix” này. Sau đó,
bộ nhận số sẽ được giải phóng.
MPU tiến hành phân tích số bị gọi để xác định thông tin về B và chuẩn bị hướng định tuyến. Để có
được dữ liệu của B, MPU gửi bản tin yêu cầu đến dữ liệu của khối AM/CM. Kết quả trả về sẽ là tính
chất của cuộc gọi: intra-module, inter-module hay out-going và các thông tin của B nếu là cuộc gọi
intra-module hoặc inter-module (số module-số thiết bị và các đặc điểm thuê bao). Trong trường hợp
mất liên lạc giữa SM và khối AM/CM, MPU sẽ hỏi thông tin từ chính dữ liệu của SM và do đó chỉ tiến
hành thành công cho cuộc gọi intra-module.
5. Tổng đài tìm kiếm B và gửi dòng rung chuông đến B
- Nếu cuộc gọi là intra-module: MPU sẽ tiến hành truy vấn trạng thái của B. Nếu B ở trạng thái “bận”,
cuộc gọi sẽ bị từ chối.
Nếu B ở trạng thái “rỗi”, MPU của B sẽ yêu cầu chiếm giữ một kênh thoại từ board BNET đến frame
của B và chỉ định trạng thái của B là “bận”. Cùng lúc đó, MPU điều khiển board ASL của B gửi dòng
rung chuông đến B (nguồn của dòng rung chuông do board PWX tạo ra, board ASL đưa dòng này vào
mạch vòng thuê bao). MPU của A thiết lập kết nối từ board SIG gửi tín hiệu hồi âm chuông đến A.

- Nếu cuộc gọi là inter-module: MPU A yêu cầu thiết lập kênh báo hiệu với MPU B. Sau đó MPU của
A gửi bản tin “chiếm giữ” chứa thông tin về B đến MPU của B. MPU của B tìm kiếm B, truy vấn trạng
thái của nó. Nếu B ở trạng thái “bận”, cuộc gọi sẽ bị từ chối.
Nếu B ở trạng thái “rỗi”, MPU của A sẽ yêu cầu thiết lập 1 kênh thoại giữa A và B. Cụ thể: MPU của
A sẽ ra lệnh cho khối chuyển mạch BNET của nó chiếm giữ 1 kết nối giữa A và khối chuyển mạch của
AM/CM; khối AM/CM sẽ ra lệnh để khối chuyển mạch chiếm giữ 1 kết nối giữa SM của A và SM của
B; MPU của B sẽ ra lệnh cho khối chuyển mạch BNET của nó chiếm giữ 1 kết nối giữa khối chuyển
mạch của AM/CM và A (cho cuộc gọi SM/RSM-SM/RSM). MPU của A sẽ nhận được bản tin thông
báo về trạng thái của B từ MPU của A trước khi tiến hành cung cấp tín hiệu hồi âm chuông. MPU của
B điều khiển board ASL của B gửi dòng rung chuông đến B.
Đối với cuộc gọi giữa thuê bao của SM và thuê bao của AM/CM, quá trình xảy ra tương tự.
- Nếu cuộc gọi là liên đài: kết quả trả về khi MPU yêu cầu thông tin của B sẽ bao gồm thông tin để
MPU xác định định tuyến.
+ Nếu trung kế ra ngoài của hướng định tuyến cùng chung 1RSM với A, MPU sẽ tiến hành chiếm giữ
1 kênh trung kế giữ 2 đài và tiến hành các thủ tục báo hiệu theo chuẩn để yêu cầu thiết lập cuộc gọi đối
với tổng đài đối phương. Đường đi của tín hiệu báo hiệu:
MPU – LAP(board xử lý báo hiệu liên đài) – BNET – DTF – đến tổng đài khác
+ Nếu trung kế ra ngoài của hướng định tuyến nằm ở module khác (SM/RSM/AMCM), MPU sẽ phải
yêu cầu thiết lập và chiếm giữ đường thoại giữa các module và từ module có kết nối đến tổng đài đối
phương đến tổng đài đối phương đồng thời tiến hành các thủ tục báo hiệu theo chuẩn để yêu cầu thiết
lập cuộc gọi đối với tổng đài đối phương.
Đường đi của tín hiệu báo hiệu:
MPU
1
– LAPMC2
1
(board xử lý báo hiệu giữa RSM-AMCM) – BNET
1
– DTF
1

(dạng IDT) – AMCM –
DTF
2
(IDT) – BNET
2
- LAPMC2
2
(board xử lý báo hiệu giữa RSM-AMCM) – MPU
2
– LAP(board xử
lý báo hiệu liên đài) – DTF – đến tổng đài khác.
Tổng đài đối phương sẽ tiến hành tìm kiếm và trả về trạng thái của B. Nếu thuê bao ở trạng thái “bận”,
2 tổng đài của sẽ tiến hành giải tỏa đường trung kế liên đài đã chiếm giữ và các tài nguyên đang sử
dụng trong quá trình thiết lập cuộc gọi. Tổng đài A gửi tín hiệu báo bận cho A.
Nếu B ở trạng thái “rỗi”, tổng đài đối phương sẽ gửi tín hiệu rung chuông đến B, đồng thời gửi tín hiệu
hồi âm chuông trả về A (tín hiệu báo hiệu đi theo đường báo hiệu đã được thiết lập trước đó).
6. B nhấc máy, bắt đầu hội thoại
- Cuộc gọi intra-module: MPU của A điều khiển ngưng gửi hồi âm chuông và yêu cầu board BNET kết
nối các A và B.
- Cuộc gọi Inter-module: Các MPU sẽ liên lạc với nhau và liên lạc với bộ điều khiển của AM/CM để
tiến hành chuyển mạch qua nhiều tầng.
- Cuộc gọi liên đài: 2 bên tiến hành thông thoại theo các kênh trung kế liên đài và nội đài đã được
chiếm giữ trong quá trình thiết lập cuộc gọi.
7. A hoặc B gác máy, cuộc gọi kết thúc.
- Đối với cuộc gọi nội đài:
Board ASL kiểm tra trạng thái gác máy của thuê bao và báo cáo cho MPU
MPU thay đổi chỉ thị trạng thái của thuê bao gác máy từ “bận” sang “rỗi”
Nếu cuộc gọi intra-module: MPU điều khiển board SIG gửi tín hiệu báo bận đến thuê bao chưa gác
máy; nếu cuộc gọi inter-module: MPU của thuê bao gác máy gửi bản tin “thuê bao gác máy” đến MPU
của thuê bao còn lại. MPU này sẽ điều khiển board SIG gửi tín hiệu báo bận đến thuê bao của nó.

Thuê bao còn lại nghe tín hiệu báo bận, tiến hành gác máy. Board ASL báo cáo trạng thái cho MPU.
MPU thay đổi chỉ thị trạng thái thuê bao này từ “bận” sang “rỗi”. Cuộc gọi kết thúc.
- Đối với cuộc gọi liên đài, quá trình xảy ra tương tự, 2 tổng đài tiến hành giải phóng kết nối liên đài và
các tài nguyên sử dụng trong quá trình đàm thoại, thay đổi chỉ thị trạng thái của thuê bao về “rỗi”.
III. Các bộ tập trung thuê bao đầu xa RSA/RIM
1. Chức năng
Dựa vào đặc tính lưu lượng của thuê bao luôn <=1Erl (thông thường từ 0,01 ÷ 0,04 Erl), một trong các
chức năng của các bộ tập trung thuê bao là cung cấp các kết nối về tổng đài trung tâm dựa theo yêu cầu
của thuê bao tại từng thời điểm. Vì vậy, sử dụng các bộ tập trung sẽ tiết kiệm được dung lượng truyền
dẫn kết nối giữa khối xử lý thuê bao với tổng đài chuyển mạch trung tâm. Thông thường tỉ lệ giữa số
lượng kênh trung kế và số lượng thuê bao của bộ tập trung được chọn từ 1:1 đến 1:10.
RSA/RIM là các bộ tập trung thuê bao đầu xa của tổng đài C&C08. RSA/RIM thường được sử dụng
khi số lượng thuê bao dự đoán ở vùng phục vụ không lớn lắm (dưới 2000 thuê bao). Tuy nhiên, đối với
các vùng có số lượng thuê bao khá lớn (>3000) nếu chưa có điều kiện trang bị RSM, có thể sử dụng
RSP kết nối trực tiếp với AM/CM ( khối xử lý dịch vụ SPM/SRM có khả năng xử lý dịch vụ mạnh hơn
so với SM/RSM). RSA/RIM chỉ có chức năng tập trung thuê bao mà không có chức năng chuyển
mạch. Việc chuyển mạch, bảo dưỡng, ghi nhận cước sẽ được thực hiện tại AMCM/SM/RSM.
RSA/RIM được nối đến AMCM/SM/RSM thông qua giao diện E1/T1 (hình vẽ 1.2), một vài loại có thể
có giao diện quang, HDSL.
2. Chức năng các board & các loại frame
2.1. Các loại frame tương ứng với từng loại bộ tập trung
Có nhiều loại frame thuê bao của bộ tập trung đầu xa. Một số loại thường gặp là RSA (RSB và RSP ),
RIM
RSA được chia ra làm 2 loại: RSP - board giao diện kết nối đến AMCM/SM/RSM là board RSA; RSP
- board giao diện kết nối đến AMCM/SM/RSM là board RSP.
Hình 3.1 : Frame thuê bao RSB
Hình 3.2: Frame thuê bao RSP-12
Hình 3.3 : Frame thuê bao RSP-19
Điểm khác biệt chủ yếu giữa RSA và RIM là: RIM là RSA tích hợp thêm các chức năng về truỵền dẫn,
nguồn thứ cấp và có không gian riêng để chứa ắcqui. Frame thuê bao của RIM cũng giống với các loại

frame thuê bao của RSA.
Hình 3.4 : Bố trí các frame của 1 RIM
2.2. Chức năng các board
Thông thường, các bộ tập trung chỉ gồm các loại board chính như sau:
STT Board Tên đầy đủ Chức năng Ghi chú
1. PWX Secondary
power
supply
board
Board nguồn thứ cấp, có chức năng
biến đổi nguồn từ 48VDC thành 5VDC
và dòng rung chuông 25Hz
(75VAC/400mA) cung cấp cho các
board trong frame. 1 board cấp nguồn
cho ½ frame khi cả 2 board hoạt động
bình thường, khi 1 board hỏng thì
board còn lại sẽ cấp nguồn cho toàn bộ
frame.
2. ASL Analog
Subscriber
Line Board
Có chức năng BORSCHT (Battery
/Overvoltage protection/ Ringing/
Supervision/ Coding/ Hybrid/ Test), là
các chức năng cơ bản để kết nối máy
điện thoại với tổng đài và các chức
năng thuê bao khác. Dung lượng 16
thuê bao/board.
Số lượng
board/frame tùy vào

loại bộ tập trung
3. ASL32 Analog
Subscriber
Line Board,
32
subscribers
Giống với chức năng của board ASL,
tuy nhiên có dung lượng lớn hơn: 32
thuê bao/board.
Số lượng
board/frame tùy vào
loại bộ tập trung
4. DSL Digital
Subscriber
Line
Board xử lý giao tiếp với thuê bao số.
Dung lượng 8 thuê bao/board
Số lượng
board/frame tùy vào
loại bộ tập trung
5. DRV DTMF
receiver and
drive board
Có chức năng nhận số DTMF (chế độ
load sharing) trong quá trình xử lý
cuộc gọi đồng thời điều khiển hoạt
động của ½ frame thuê bao. Trong
trường hợp 1 DRV hỏng, DRV còn lại
sẽ điều khiển hoạt động của toàn bộ
frame.

Board này có thể có
hoặc không tùy vào
từng loại bộ tập
trung
6. TSS Test
Subscriber
Board
Có chức năng test board ASL, đường
dây thuê bao, loop test, test máy điện
thoại.
Thông thường 2
frame kế tiếp nhau
sử dụng chung 1
TSS
7. Board giao
tiếp với
khối trung
tâm
Giao tiếp với khối chuyển mạch trung
tâm AMCM hoặc SM/RSM
Board RSA: dùng
cho frame RSA,
frame RSB, RIM;
Board RSP dùng
cho frame RSP.
3. Giao diện kết nối đến khối chuyển mạch AMCM/SM/RSM
- Tại AMCM/SM/RSM:
Việc xử lý báo hiệu với RSA/RIM tại AMCM được thực hiện tại board CPC với cấu hình báo hiệu
LAPRSA. Mỗi board CPC có thể xử lý tối đa 32 link báo hiệu từ các RSA//RIM. Việc xử lý báo hiệu
với RSA/ RIM tại SM/RSM được thực hiện tại board LAPRSA với cấu hình báo hiệu RSA tương ứng.

Mỗi board LAPRSA có thể xử lý tối đa 16 link báo hiệu từ các RSA/ RIM.
- Tại RSA/RIM:
Bảng dưới dây so sánh các loại RSA/RIM với các tham số chính liên quan đến hoạt đông của chúng.
STT
Loại
frame
Số lượng
board thuê
bao tối
đa/frame
Số lượng thuê
bao/frame
Số lượng
luồng E1 tối
đa
Board giao tiếp
với
AMCM/SM/RSM
Ghi chú
1 RSB 16
256 (loại
ASL16)
4(2 active /
2standby)
/frame
RSA
2 RSP-12
12 (trong
trường hợp
này Slot

16, 17
không
dùng cho
board
PWX)
192(loại
ASL32)
384 (loại
ASL32)
4/1 board
RSP
RSP
2 board RSP
hoạt động
theo chế độ
load-sharing
3 RSP-19 19
304(loại
ASL32)
608 (loại
ASL32)
4/1 board
RSP
RSP
2 board RSP
hoạt động
theo chế độ
load-sharing
Đối với các RIM có sử dụng frame truyền dẫn, kết nối từ RIM về khối chuyển mạch trung tâm sẽ là kết
nối quang.

4. Định tuyến cuộc gọi xuất phát từ thuê bao của RSA
Xét RSA(loại RSP) kết nối trực tiếp đến SM
A
, xét cuộc gọi xuất phát từ thuê bao A của RSP đến thuê
bao B là thuê bao trực tiếp của SM
A
.
- Đường đi tín hiệu báo hiệu:
A - ASL – RSP – DTF(RDT) –BNET- LAPRSA – MPU – NOD – DRV – ASL- B
- Đường đi tín hiệu thoại
A - ASL – RSP – DTF(RDT) –BNET– DRV – ASL- B
- Đường cấp tín hiệu tone trong quá trình xử lý cuộc gọi:
A - ASL – RSP – DTF(RDT) –BNET– SIG
- Đường nhận tín hiệu DTMF khi thuê bao quay số:
A - ASL – RSP – DTF(RDT) –BNET– DRV
Quá trình chi tiết xử lý cuộc gọi tương tự như thuê bao của trạm RSM đã được mô tả ở phần trên.

×