Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thuyết trình môn thuế quốc tế: Thuế thu nhập Asean và những vấn đề cần lưu ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.27 KB, 25 trang )

THUẾ THU NHẬP ASEAN – NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
I. Giới thiệu về ASEAN
ASEAN là tổ chức liên kết của khu vực Đông Nam Á, được tạo dựng với mục
tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực và phát triển văn hóa
giữa các nước thành viên. Với mục tiêu trở thành một khối kinh tế mạnh, có sức
cạnh tranh cao, chính sách thuế là một trong những công cụ quan trọng. ASEAN
chủ trương xây dựng liên minh thuế quan, trong đó các thành viên ngoài việc cắt
giảm và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện
chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối
So với biểu thuế của khu vực ASEAN với các khu vực khác trên thế giới, nhận
thấy:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: mức trung bình ở ASEAN là dưới 25% và
vẫn đang giảm dần trong khi đó các nước châu Âu là 30%, Mỹ là 39,2%, Canada
là 29,5%, Úc là 30%,…
- Thuế suất thuế TNCN: mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế thu nhập cá nhân
các nước ASEAN trung bình là khoảng 28% (Việt Nam- 35%, Malaysia- 26%,
Indonesia- 30%,…) trong khi đó thuế suất cao nhất ở các nước châu Âu là rất cao
như Anh-Bỉ-Áo - 50%, Hà Lan-52%, đan mạch-55,4%, thụy điển – 56,6% và ở Mỹ
là 35%.
Hình 2: biểu đồ thuế thu nhập cá nhân các nước châu á và khu vực ASEAN từ
2008-2012
Nguồn KPMG
II. THUẾ THU NHẬP CÁ NHẤN
2.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ASEAN.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế phổ biến trên Thế giới và có lịch sử hàng trăm
năm. Đến nay đã có 180 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNCN có diện
điều chỉnh rộng tất cả các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ
kinh doanh; từ đầu tư gián tiếp như mua, bán cổ phần, trái phiếu, cổ phiếu, .
Thuế TNCN điều chỉnh không chỉ cá nhân trong nước mà cả cá nhân nước ngoài
nếu làm việc có thu nhập. Các khoản thu nhập chịu thuế cũng có diện rộng bao
gồm tất cả các khoản thu nhập của cá nhân


Các nước ASEAN: Thái lan bắt đầu áp dụng năm 1939, Philippiner năm 1945,
Indonesia năm 1949……
Mức thuế của cao nhất đối với thu nhập cá nhân, thuế thu nhập của các nước
ASEAN
STT Quốc gia thuế TNCN Thuế TNDN VAT
1 Việt nam 35% 25% 10%
2 Thái lan 37% 30% 7%
3 Singapore 20% 17% 7%
4 Malaisia 26% 25% 10%
5 Philipin 32% 30% 12%
6 Indonesia 30% 25% 10%
7 Myanma 30% 30% 5-30%
8 Cambodia 20.00% 20% 10%
9 Bruinei 0 23.5- 55% 0%
Hình 1: Biểu đồ thuế thu nhập cá nhân các quốc gia năm 2012- nguồn KPMG
2.2 SO SÁNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
ASEAN
Nhìn chung, Luật hoặc quy định về thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam và tất cả
các nước đều đề cập tới các vấn đề sau:
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
2. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
3. Thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân
4. Giảm trừ gia cảnh so với thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
5. Biểu thuế luỹ tiến từng phần
6. Thuế suất toàn phần đối với lãi tiền cho vay , lợi tức cổ phần và tiền bản
quyền
7. Thu nhập chịu thuế áp dụng khấu trừ thuế tại nơi chi trả (tại nguồn).
2.2.1 VỀ ĐỐI TƯƠNG NỘP THUẾ:
- Đều là cá nhân cư trú hoặc không cư trú

- Cá nhân cư trú hoặc không cư trú đều phải chịu thuế trên phần thu
nhập phát sinh tại nước đó.
- Đối với phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài có một số nước giống
Việt Nam, một số nước khác Việt Nam:
+ Việt nam: cá nhân cư trú phải chịu thuế thu nhập trên cả phần thu nhập
phát sinh tại nước ngoài lãnh thổ Việt nam không phân biệt nơi trả và nhận
thu nhập. Đối với người không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát
sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Giống với Việt
nam ở điểm này là Philipin, Thái Lan.
+Philipin: Người nước ngoài dù cư trú hay không cư trú đều phải chịu thuế
thu nhập trên phần thu nhập có nguồn từ Philipin.
Như vậy, Việt Nam, Thái Lan, Philipin đánh thuế thu nhập cá nhân trên
nguyên tắc nguồn.
+ Malaisia, Singapore: cá nhân không cư trú cũng được miễn thuế thu nhập
đối với thu nhập chuyển vào Malaisia, cá nhân cư trú được miễn thuế đối với
thu nhập có nguồn nước ngoài được chuyển vào Malaisia. Thu nhập nước
ngoài chuyển đến cho người không thường trú tại Singapore cũng được miễn
thuế thu nhập cá nhân.
Đối tượng nộp thuế cụ thể của các nước như sau:
1. VIỆT NAM Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không
phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi
trả và nhận thu nhập.
2 Malaysia Đối tượng nộp thuế là:
(1 )Cá nhân cư trú hoặc không cư trú, chịu thuế đối với thu nhập phát sinh tại Malaysia.
(2) Cá nhân không cư trú được miễn thuế đối với thu nhập nước ngoài được chuyển vào Malaysia. Với hiệu
lực từ năm tính thuế 2004, cá nhân là đối tượng cư trú cũng được miễn thuế đối với thu nhập có nguồn
nước ngoài được chuyển vào Malaysia.
(3) Cá nhân cư trú thuế cho năm tính thuế nếu tổng số ngày đối tượng đó ở Malaysia trong năm trên 182
ngày. Trên thực tế, cơ quan thuế sẽ tính số ngày thực tế mà đối tượng đó ở tại Malaysia bằng cách căn cứ

hộ chiếu của đối tượng đó.
3 Philippin Đối tượng nộp thuế là: cá nhân cư trú và không cư trú. Công dân cư trú là đối tượng chịu thuế thu nhập
trên thu nhập toàn cầu (bao gồm cả thu nhập có nguồn gốc tại Philippin và thu nhập có nguồn gốc từ nước
ngoài). Công dân không cư trú, người nước ngoài cư trú hoặc người nước ngoài không cư trú là đối tượng
chịu thuế đối với phần thu nhập phát sinh tại Philippin.
4 Thái Lan Đối tượng nộp thuế là: cá nhân cư trú và không cư trú. Được gọi là cư trú nếu tổng thời gian cư trú ở Thái
Lan lớn hơn 180 ngày trong năm tính thuế (năm dương lịch). Cá nhân có thời gian sinh sống và làm việc ở
Thái Lan từ 180 ngày trở xuống tính theo năm dương lịch thì được gọi là cá nhân không cư trú. Cá nhân cư
trú phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập nhận được, không phân biệt ở trong nước hay ở nước
ngoài. Cá nhân không cư trú chỉ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập phát sinh ở Thái
Lan.
2.2.2 VỀ THU NHẬP CHỊU THUẾ
Giống nhau: các thu nhập sau đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân:
- thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- thu nhập từ tiền lương, tiền công, các khoảng thu nhập tương tự
- thu nhập từ đầu tư vốn: lãi cho vay, lãi cổ phần,
- Thu nhập từ trúng xổ số, các cược, trúng thưởng, trò chơi có thưởng,
tiền bản quyền, và các quyền khác.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản,
Khác nhau:
+ Philipin đánh thuế thu nhập cá nhân trên tất phí dịch vụ được chi trả bất kể
hình thức nào.
+ Thái Lan quy định rõ thu nhập chịu thuế gồm cả Thu nhập từ các nghề tự
do; Thu nhập từ xây dựng và các hợp đồng công việc khác; trong khi Việt
Nam không quy định rõ mà chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công và tương
đương.
+ Bruinei không đánh thuế thu nhập cá nhân.
+ Singapore không thu thuế thu nhập cá nhân từ lãi cổ phần (capital gain),
STT Tên nước Thu nhập chịu thuế
1 Việt Nam (1) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh;

(2) Thu nhập từ tiền lương , tiền công, các khoản thu nhập có tính chất như tiên lương tiên công; (3) Thu
nhập từ đầu tư vốn, gồm lai cho vay, lợi tức từ các hình thức vốn góp khác; (4) Thu nhập từ chuển nhượng
vốn; (5) Thu nhập từ chuển nhượng bất động sản; (6) Thu nhập khác gồm: trúng xổ số, cá cược; trúng
thưởng trong các hình thức khuyễn mại, trò chơi có thưởng; tiền bản quyên, nhượng quyền thương mại,
thừa kế, quà tặng
3 Malaysia (1) Thu nhập từ lao động làm công bao gồm tất cả các hình thức tiền thù lao như tiền công, tiền lương,
tiền hoa hồng, tiền thưởng, trợ cấp về hưu;
(2) Thu nhập từ kinh doanh, lãi cổ phần, lãi tiền vay, tiền cho thuê và những khoản có tính chất tương tự.
4 Philippin (1) Phí dịch vụ được chi trả dưới bất kỳ hình thức nào;
(2) Tổng thu nhập thu được từ việc thực hiện kinh doanh;
(3) Lãi buốn bán tài sản; (4) Lãi tiền vay; tiền cho thuê; (5) Tiền bản quyền; (6) Cổ tức; (7) Tiền trợ cấp
hàng năm; (8) Phần thưởng và tiền thắng; (9) Tiền lường hưu; (10) Khoản phân chia từ thu nhập ròng
của công ty hợp danh chuyên nghiệp chung cho người vay vốn.
5 Thái Lan (1) Thu nhập từ các dịch vụ lao động; (2) Thu nhập từ kinh doanh. (3) Thu nhập từ cho thuê tài sản; (4)
Thu nhập từ bản chất công việc vị trí hoặc dịch vụ lao động cung cấp; (5) Thu nhập từ tín nhiệm quyền
tác giả, bản quyền, các quyền khác; (6)Thu nhập có bản chất là cổ tức, lãi tiền gửi ngân hàng; (7) Thu
nhập từ các nghề tự do; (8) Thu nhập từ xây dựng và các hợp đồng công việc khác;
2.2.3 VỀ BIỂU THUẾ LŨY TIẾN TỪNG PHẦN
STT Tên nước Số bậc của
biểu thuế
Thuế suất Thu nhập chịu thuế
1 Singapore 9 bậc Thấp nhất là 0%
Cao nhất 20%
Thấp nhất đến 20,000 SGD (340
Triệu vnd)
Cao nhất trên 320.000 SGD
(5440 triệu đồng)
2 Malaysia 9 bậc
(Bậc 1 Thuế
suất 0%)

Thấp nhất là 1%
Cao nhất 26%
Thấp nhất trên 2.500 RM (17
triệu VND)
Cao nhất trên 100.000 RM ( 380
triệu VND)
3 Việt Nam 7 bậc Thấp nhất là 5%
Cao nhất 35%
Thấp nhất đến 60.000.000đ ~
3.750USD
Cao nhất trên 960.000.000đ ~
60.000USD
4 Philppin 7 bậc Thấp nhất là 5%
Cao nhất 32%
Thấp nhất đến 10.000 PHP( 5t
triệu VND)
Cao nhất trên 500.000 PHP
(352 triệu VND)
5 Thái Lan 5 bậc
(Bậc 1 Thuế
suất 0%)
Thấp nhất là 5%
Cao nhất 37%
Thấp nhất trên 150,000 bath
(102 triệu VND)
Cao nhất trên 4.000.000 bath
(2720 triệu VND)
6 Cambodia 5 bậc (bậc 1
thuế suất
bằng 0)

Thấp nhất là 0%
Cao nhất là 20%
Thấp nhất KHR500,000 (5 triệu
VND)
Cao nhất là trên KHR12,500,00
(650 triệu VND)
7 Indonesia 4 bậc Thấp nhất là 10%
Cao nhất 30%
Thấp nhất đến 50 Triệu RP
Cao nhất trên 500 triệu RP
8 Myanma Thấp nhất là 3%
Cao nhất 30%

9. Brunei KHÔNG ĐÁNH THUẾ TNCN
BIỂU THUẾ LŨY TIẾN CỤ THỂ TẠI CÁC NƯỚC.
Việt Nam: 7 Bậc, bậc cao nhất là 35%
Bậc
thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính
thuế/tháng
Thuế suất (%)
(triệu đồng)
1 Đến 60 0 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35
Thái Lan (1bath=680 vnd): gồm 5 bậc, bậc cao nhất là 37%
Bậc Taxable Income
(baht)
Taxable Income (triệu VND) Tax Rate (%)
1
0 - 150,000 (2008 onwards) 1- 102 Miễn thuế
2
150,001 - 500,000 102 – 340 10%
3
500,001 - 1,000,000 340 – 680 20%
4
1,000,001 - 4,000,000 860 - 2,720 30%
5
4,000,001 and over Trên 2,720 37%
Singapore: 9 bậc, bậc cao nhất là 20%
Người cư trú sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến (theo năm), cụ
thể như sau:
RATES OF TAX FOR YEAR OF ASSESSMENT 2012:
(tỷ giá 1SGD=17000VND)
Bậc Taxable Income bracket Tax rate on income
in bracket
From SGD To SGD From VND To VND(Triệu đồng) Percent
1 0 - 20,000 0 340 0%
2 20,001 - 30,000 340 510 3.5%
3 30,001 - 40,000 510 680 5.5%
4 40,001 - 80,000 680 1,360 8.5%
5 80,001 - 160,000 1,360 2,720 14%
6 160,001 - 320,000 2,720 5,440 17%
7 320,001 - No limit 5,440 No limit 20%

Người không cư trú: Việc làm thu nhập của người không cư trú được đánh thuế ở
mức thuế suất 15% hoặc tỷ lệ cư trú, tùy theo điều kiện nào làm phát sinh một
khoản thuế cao hơn. Tất cả các khoản thu nhập khác không cư trú có nguồn gốc ở
Singapore, bao gồm cả lệ phí và các chuyên gia tư vấn Giám đốc phí, được đánh
thuế ở mức cố định là 20%
PHILIPINE: Gồm 7 bậc, mức cao nhất là 32% (theo tháng)
For Individuals Earning Purely Compensation Income and Individuals Engaged in
Business and Practice of Profession: (1 peso= 504 VND)

Bậc Amount of Net Taxable Income Rate
Over (peso) But Not Over (peso) Over (triệu
VND)
But not
Over( triệu
VND)
1 0 10,000
-
5 0
2 10,000 30,000 5 15 10%
3 30,000 70,000 15 35 15%
4 70,000 140,000 35 70 20%
5 140,000 250,000 70 126 25%
6 250,000 500,000 126 252 30%
7 500,000 unlimit 252 unlimit 32%
MALAISIA: gồm 9 bậc thuế, cao nhất là 26% (1 RM= 6800 VND)
Bậc Chargeable Income Quy Theo VND Tax Rate
1 From RM0 – RM2,500 17,000,000 0%
2 From RM2,501 – RM5,000 34,000,000 1%
3 From RM5,001 – RM10,000 68,000,000 3%
4 From RM10,001 – RM20,000 136,000,000 3%

5 From RM20,001 – RM35,000 238,000,000 7%
6 From RM35,001 – RM50,000 340,000,000 12%
7 From RM50,001 – RM70,000 476,000,000 19%
8 From RM70,001 – RM100,000 680,000,000 24%
9 RM100,001 and Above Trên 680,000,000 26%
CAMBODIA: 5 bậc thuế, mức thuế cao nhất là 20%
Tax on Salary rates are progressive, between 0% - 20%. (1KHR=52VND)
Bậc Thu nhập theo tháng (KHR) Monthly
Salary (KHR)
Thu nhập tháng theo VND Tax Rate (%)
1 KHR 0 - 500,000 26,000,000 0%
2 KHR 500,001 - 1,250,000 65,000,000 5%
3 KHR 1,250,001 - 8,500,000 442,000,000 10%
4 KHR 8,500,001 - 12,500,000 650,000,000 15%
5 KHR 12,500,001 and above Trên 650 triệu 20%
BRUNEI: không đánh thuế thu nhập cá nhân.
2.2.4 VỀ THUẾ ĐÁNH TRÊN PHẦN LÃI VỐN (CAPITAL GAIN)
Nguồn KPMG
Như vậy, đối với capital gain, các nước đành thuế trên thu nhập này là:
INDONESIA, MALAISIA, PHILIPIN, THAILAN, VIETNAM và chỉ có
malaysia, Việt Nam thì thuế trên phần lợi nhuận vốn là khác so với thuế trên thu
nhập.
Các nước không đánh thuế trên phần thu nhập từ lợi nhuận vốn: Singapore, Brunei
2.2.5. SO SÁNH KHOẢN GIẢM TRỪ
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối
với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp
thuế là cá nhân cư trú.
trong khu vực ASEAN, quy định về khoản giảm trừ này là khác nhau:
VIỆT NAM, INDONESIA quy định cụ thể mức giảm trừ là
Việt Nam:

a) Đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. Mức 4
triệu đồng/tháng là mức tính bình quân cho cả năm, không phân biệt một số tháng
trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng.
b) Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là
1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Indonesia:
- Hỗ trợ nghề nghiệp: mức giảm trừ 5% tổng thu nhập, lên đến tối đa là 6.000.000
đơn vị tiền tệ indonesia
- Lương hưu: 5% tổng thu nhập lên đến tối đa là 2.400.00
THÁI LAN, CAMPUCHIAM, MALAISIA, SINGAPORE: không quy định rõ
mức giảm trừ nhưng có mức thuế bậc 1 là 0.
Một số nước có khống chế số lượng người phụ thuộc được tính giảm trừ (ví dụ,
Thái Lan, Indonesia, Malaysia ), Khi xây dựng các khoản giảm trừ đặc thù, các
nước này đều khống chế mức tối đa cho từng loại giảm trừ, ví dụ như cho giáo dục,
y tế… (Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia ). Để được hưởng các khoản
giảm trừ này, người nộp thuế phải xuất trình được các chứng từ liên quan.
Quy mô của các khoản giảm trừ được các nước thiết kế chủ yếu dựa vào quan
điểm của từng nước trong chính sách động viên về thuế TNCN và thường không
dựa vào một công thức cụ thể nào. Theo một thống kê của IMF, quy mô các khoản
giảm trừ (so với GDP bình quân đầu người) của các nước phát triển thường thấp
hơn so với các nước đang phát triển.
2.2.6. VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (TỶ TRỌNG TRONG
DOANH THU THUẾ)
ĐÓNG GÓP CỦA THUẾ TNCN CỦA VIỆT NAM TRONG NSNN (đvt: tỉ đồng)
2009 2010 2011
Tổng Thu 14316 26282 37160
Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách 4.70% 5.50%
tỷ lệ trên GDP 0.87% 1.37% 2.03%
các nước khác chưa tìm thấy
KẾT LUẬN

Khu vực ASEAN có mặt bằng thuê thu nhập cá nhân với bậc thuế cao nhất từ 20-
40% (trừ BRUNEI), nhận thấy chia thành 2 nhóm, một nhóm là những quốc gia có
mức thuế thu nhập cá nhân khá thấp như SINGAPORE, MALAISIA, Brunei đây
hầu hết là các quốc gia khác phát triển trong khu vực, áp dụng mức thuế thu nhập
cá nhân khá ưu đãi, nhằm thu hút nhân tài về nước mình, đồng thời các chương
trình phúc lợi xa hội của các quốc gia này cũng rất tốt, Biểu thuế lũy tiến của các
nước khá khác nhau, trong đó Singapore và Malaisia có nhiều bậc nhất với 9 bậc
thuế, và khoảng cách giữa các bậc là khá nhỏ, và mức thu nhập phải chịu thuế khá
cao, điều này tạo động lực cho cá nhân nộp thuế. Nhóm thứ 2 như Việt Nam,
INDONESIA… có mức thuế cao hơn,
So với các nước trong khu vực, Việt Nam là nước có mức thuế thu nhập cá nhân
khá cao, đồng thời giới hạn trên và giới hạn dưới của thu nhập chịu thuế cũng
nhiều khác biệt, cụ thể, mức chịu thuế tối thiểu ở nước ta là 5 triệu và mức tối đa là
trên 80 triệu VND, trong khi đó quy ra VND,2 mức này của Campuchia là 26
triệu và 650 triệu, chưa kể tới Singapore, hay Malaisia thì 2 mức này còn cao hơn
nhiều lần.
TNCN hiện nay chưa thực sự hấp dẫn so với các nước trong khu vực nhưng VN
chưa có các chính sách thực sự ưu đãi cho cá nhân người nộp khi về hưu, về già.
III.THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Biểu thuế TNDN các nước ASEAN (2011)
Quốc
gia
FDI
ròng (tỷ
USD-
2010)
2000 2005 2010 2011 2012 Tỷ lệ
thuế/GDP
Thế giới 29% 27,4% 25% 23%
Singapo

re
38,638 26% 20% 17% 17% 17% 14.2%
Indonesi
a
13,304 30% 30% 25% 25% 25% 12.0%
Malaysi
a
9,509 28% 28% 25% 25% 25% 15.5%
Việt
Nam
(trong/n
goài)
8 45%/
25%
28% 25% 25% 25% 13.8%
Thái
Lan
6,306 30% 30% 30% 30% 23% 17.0%
Philippi
nes
1,713 32% 32% 30% 30% 30% 14.4%
Lào 0,350 35%/2
0%
35%/2
0%
35%/2
0%
35%/2
0%
28% 10.8%

Campuc
hia
0,782 20% 20% 20% 20% 8.0%
(Xếp theo trình tự về dòng vốn FDI thu hút được, qua đó so sánh với chính sách
thuế để thấy được nguyên nhân, qua đó thấy được ảnh hưởng của chính sách
thuế mỗi quốc gia trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài)
Thế giới: (xu hướng giảm)
Nhận định xu hướng hướng giảm của thuế suất thuế TNDN của thế giới. Qua đó
thấy được sự cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang diễn ra vô cùng
mạnh mẽ. Mỗi quốc gia cần điều chỉnh thuế suất của mình để đảm bảo đủ nguồn
thu từ thuế cho các hoạt động của NSNN đồng thời có thể thu hút lượng vốn lớn từ
hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.
ASEAN là khu vực đang có sự vươn lên mạnh mẽ, nhận được nhiều sự chú ý của
các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đang trên chặng đường phấn đấu trở thành
một khối kinh tế hùng mạnh, thành một thị trường chung thống nhất về hàng hóa
và dịch vụ. Vì vậy, chính sách thuế trở thành một trong số ít các công cụ tạo nên sự
khác biệt để các nước ASEAN có thể cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Điều này đòi hỏi các quốc gia cần có sự điều chỉnh, quản lý chính sách thuế hợp lý
đem lại lợi ích cho đất nước mình đồng thời vẫn tạo ra một môi trường ASEAN
hòa bình hợp tác cùng phát triển.
Việt Nam: (tiên tiến hơn, điều chỉnh linh hoạt theo xu hướng thế giới)
Trong tháng 1 năm 2004, theo xu hướng của thế giới, Việt Nam đã loại bỏ chế đô
thuế kép, trong đó thuế suất thuế TNDN của doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài có sự phân biệt rõ rệt là 25% và 45% để chuyển sang một hệ thống thuế
thống nhất 28% đối với cả 2 loại hình doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Trong cùng năm đó, thuế suất thuế TNDN
trung bình của thế giới là 28%. Trong năm 2009, khi trung bình thế giới giảm
xuống còn 25,44%, Việt Nam đã giảm tỷ lệ này xuống còn 25% để nâng cao sức
hấp dẫn của mình với giới đầu tư nước ngoài.
Có thể thấy hệ thống thuế Việt Nam đã cải cách đúng hướng sang một hệ thống

thuế tiên tiến hơn - tạo ra sân chơi bình đẳng với nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài đông và được điều chỉnh linh
hoạt theo diễn biến xu hướng chung của thế giới.
Singapore (chính sách thuế hào phóng và thực tiễn)
Singapore là quốc gia có chính sách thuế hào phóng và thực tiễn nhất với mức
thuế suất 17% - thấp nhất khu vực ASEAN và thấp thứ 3 khu vực châu Á – Thái
Bình Dương chỉ sau Macao (12%) và Hồng Kông (16,8%). Đây là quốc gia tích
cực nhất trong việc giảm thuế TNDN để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong 12
năm qua, kể từ 2000, khi trung bình thế giới là 29%, Singapore đã giảm thuế suất
thuế TNDN tới 6 lần từ mức 26%. Nhờ đó, quốc gia này đã trở thành trung tâm
tài chính lớn nhất khu vực ASEAN. Trong năm 2010, theo số liệu của Ngân hàng
thế giới, lượng vốn FDI ròng chảy vào Singapore là 38,638 tỷ USD, bỏ xa và gấp
gần 3 lần so với Indonesia – nước thu hút vốn FDI thứ 2 khu vực ASEAN. Con số
này cũng gấp gần 5 lần lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam.
Indonesia và Malaysia:
Đây là 2 quốc gia có điều chỉnh trong chính sách thuế trong những năm gần đây
khá giống với Việt Nam và hiện đang duy trì mức thuế suất 25%. Tuy nhiên, nhờ
có những điều kiện thuận lợi hơn về môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, trình độ
lao động,… mà hai quốc gia này thu hút được lượng vốn FDI lớn hơn, và xếp thứ
2, thứ 3 trong khu vực.
Thái Lan
Trong nhiều năm liền, thuế suất thuế TNDN của Thái Lan liên tục duy trì ở mức
30%, cao hơn so với mức trung bình thế giới và đạt tổng thu từ thuế khá cao (17%
GDP). Vì vậy nên tuy có những điều kiện khá thuận lợi nhưng lượng FDI thu hút
được chưa thực sự cao và đạt ở mức thấp hơn so với Việt Nam (hơn 6 tỷ USD so
với 8 tỷ USD).
Sự tăng lên của việc cạnh tranh trong việc thu hút các khoản đầu tư nước ngoài đã
buộc Thái Lan giảm thuế TNDN từ 30% xuống còn 23% trong tháng 1 năm
2012 mới đây. Theo kế hoạch, đến 2013 thuế TNDN của quốc gia này sẽ tiếp tục
giảm xuống còn 20% và có hiệu lực duy trì đến hết 2014. Hiệu quả đem lại trong

thời gian 3 năm này cho phép Thái Lan đưa ra quyết định có tiếp tục duy trì mức
thuế này hay không.
Philippines và Myanmar
Trong số các nước ASEAN, Philippines và Myanmar có tỷ lê thuế TNDN cao nhất
(30%). Cũng vì lý do này, sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đến 2 thị trường
này không cao. FDI ròng năm 2010 của Philippines chỉ đạt hơn 1,7 tỷ USD, thấp
hơn nhiều so với các quốc gia có điều kiện tương tự trong khu vực.
Lào
Trong thời gian dài liên tục Lào duy trì hệ thống thuế kép phân biệt đối với doanh
nghiệp trong và ngoài nước tương ứng là 45% và 20%. Mới đây năm 2012, Lào đã
thực hiện cải cách hệ thống thuế nhằm tạo 1 hệ thống thuế thống nhất với thuế
suất chung là 28% (tương tự Việt Nam năm 2004). Đây được xem là bước đi tích
cực tạo một sân chơi bình đẳng hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên mức thuế suất 28% lại được coi là một tỷ lệ thiếu hợp lý khi mà thuế
suất bình quân của thế giới liên tục giảm, thuế suất của các nước láng giềng khác
cũng đã giảm xuống chỉ còn 25%, thậm chí thấp hơn. Đây là quốc gia duy nhất
trong ASEAN có thuế suất thuế TNDN cao hơn so với 1 thập kỷ trước.
Mặt khác, đây là một quốc gia có khá nhiều bất lợi trong khu vực ASEAN: thị
trường nhỏ chỉ với khoảng 6,2 triệu người; không giáp biển làm tăng thêm chi phí
vận chuyển khi xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như EU, Mỹ,… ; cơ sở hạ
tầng yếu kém (hệ thống giao thông, điện, nước, công nghiệp dịch vụ); trình độ lao
động không cao…
Chính sách thuế mới thiếu hợp lý này dự báo sẽ khiến Lào khó khăn trong việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thâm chí tạo ra sự phát triển thiếu bền vững khi
mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển hướng tập trung mạnh vào các ngành dựa
trên tài nguyên thiên nhiên như khai khoáng, thủy điện,… thay vì các ngành không
dựa trên tài nguyên thiên nhiên như sản xuất vật chất, chế biến thực phẩm,…
Campuchia
Cũng là quốc gia có nhiều điểm khó khăn về cơ sở hạ tầng, trình độ, tuy nhiên
Campuchia lại luôn duy trì thuế suất là 20%, thấp hơn trung bình cả thế giới và khu

vực ASEAN nên thu hút vốn đầu tư tuy khá ít nhưng vẫn đạt trên mức của Lào.
(782 triệu USD so với 350 triệu USD), nhưng cũng vì vậy mà tổng thu từ thuế rất
thấp, chỉ đạt 8.0% so với GDP.
Quốc gia Thuế suất Hoạt động khuyến
khích
Thời gian miễn thuế Tỷ lệ giảm thuế
TNDN
Việt Nam 25%
Singapore Các ngành công nghiệp
mũi nhọn (các dự án đầu
tư sản xuất và dịch vụ
mới) do Bộ Tài chính
công bố.
5-10 năm miễn giảm thuế
TNDN cho các ngành công
nghiệp mũi nhọn
Miễn một phần thuế
trên khoản thu nhập
chịu thuế dưới 300
000 USD.
(mức thuế TNDN
theo quy định là
18%)
Philippines Các hoạt động ưu tiên
phát triển: ngành công
nghiệp sản xuất vật chất
mới, nông nghiệp, lâm
nghiệp, công nghiệp khai
khoáng sử dụng kĩ thuật
hiện đại

Các dự án ở các khu vực
kém phát triển
Dự án mở rộng hoặc
hiện đại hóa
Xuất khẩu
- Thời gian miễn thuế 6-8
năm cho các hoạt động và
dự án ưu tiên ở các khu
vực kém phát triển
- 4-7 năm miễn thuế cho
hoạt động không nằm
trong lĩnh vực ưu tiên
4-8 năm miễn thuế
cho các công ty nằm
trong khu chế xuất
(thuế suất thuế
TNDN theo quy
định là 35%)
Quốc gia Cơ sở đánh thuế Thu nhập chịu thuế Ưu đãi thuế
Việt Nam 25% Thuế suất đối với
doanh nghiệp hoạt - Đối tượng cư
- Thuế đánh trên lợi nhuận
công ty, bao gồm lợi
Thuế suất ưu đãi 10
-20% trong 10-15
động trong lĩnh vực
dầu khí và khai thác
tài nguyên quý khác
là 32-50%, tùy từng
dự án

trú bị đánh thuế
trên tất cả các
khoản thu nhập
phát sinh trên thế
giới
- Đối tượng
không cư trú chỉ
bị đánh thuế trên
các khoản thu
nhập phát sinh
trong lãnh thổ
VN
nhuận các công ty thành
viên, các chi nhánh.
- Doanh thu tính thuế bao
gồm thu nhập từ việc bán
các sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ, cho thuê hoặc bán
tài sản, chuyển nhượng cổ
phần, hoạt động liên
doanh với các đơn vị kinh
tế và tổ chức tài chính
khác.
năm cho các dự án
đầu tư trong lĩnh
vực được khuyến
khích hoặc tại các
khu vực kinh tế xã
hội khó khăn
Mức thuế suất thấp

hơn (0%, 5% hay
10%) thường được
áp dụng trong
những năm đầu của
thời kỳ ưu đãi thuế.
IV.Thách thức cạnh tranh về thuế và những điều cần lưu ý.
A. Thuế TNCN.
1. Bất cập về thuế suất.
Thu nhập người dân Việt Nam còn thấp, chất lượng cuộc sống suy giảm do tăng
giá và lạm phát. Thế nhưng, rất nhiều loại giá cả ở Việt Nam đang được tính theo
cơ sở và mặt bằng của thế giới, còn không ít loại thuế và phí thì thuộc hàng cao
nhất thế giới.
Thu nhập trung bình của người Việt Nam còn cách rất xa so với các nước ASEAN.
Theo các số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia trong khu do Quỹ Tiền
tệ quốc tế thống kê cho thấy, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt
Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010 và 1.300 USD
năm 2011, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã
dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm
hiện tại. GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng ¾ của Phillippines, 1/3
của Thái Lan, 1/5 của Malaysia .
Theo nhận xét của các chuyên gia, đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức
bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới. Thậm chí, chất lượng sống
của người Việt Nam đang bị suy giảm khi và có nguy cơ tụt lại phía sau so với các
nước. Theo Báo cáo phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với
Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Trong khi đó thuế suất thuế TNCN của Việt Nam là khá cao so với các nước trong
khu vực:
Mức thuế cao nhất đối với thu nhập cá nhân của các nước ASEAN
STT Quốc gia Thuế suất thuế TNCN

1 Việt Nam 35%
2 Thái Lan 37%
3 Singapore 20%
4 Malaysia 26%
5 Phillippine 32%
6 Indonesia 30%
7 Myanma 30%
8 Cambodia 20.00%
9 Bruinei 0%
Đây thực sự là những con số đáng suy nghĩ và có thể sẽ đáng ngại hơn khi
lạm phát gia tăng liên tục, giá cả tăng lên trong khi các dịch vụ ngày càng đắt đỏ,
người dân phải chịu rất nhiều tốn kém khác do các tệ nạn nhũng nhiễu và phức
tạp, chất lượng kém của hệ thống hành chính và dịch vụ công.
Không chỉ có giá cả những mặt hàng xăng dầu và điện mà giá cả nhiều mặt
hàng, dịch vụ khác mỗi khi có điều chỉnh thì như một thói quen, các đơn vị cung
cấp và cơ quan quản lý luôn có một cơ sở so sánh: giá cả các nước xung quanh
Việt Nam - thường là những nước phát triển cao hơn, đều có chung một hướng
đề xuất là tăng lên theo xu hướng giá cả thị trường, tiệm cận với mức giá thế
giới.
Bên cạnh đó, dự thảo sửa đổi thuế thu nhập cá nhân mới đây cũng dựa trên
mức lương và thu nhập của quy định nhà nước và thu nhập dự báo của người
dân để đánh thuế. Điều này gặp phải nhiều ý kiến phản biện vì sự bất hợp lý. Lý
do, người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập chưa đủ chi tiêu đã phải chịu đóng
thuế với mức khá cao. Trong khi, những con số về thu nhập để tính toán thu thuế
vốn đã là thấp so với thực tế ở Việt Nam và chắc chắn sẽ còn thấp so với mặt
bằng khu vực thì xem ra, đề xuất này chưa được thuận lòng người dân cũng là
một điều dễ hiểu.
Với thực tế trên, người dân có lý khi cho rằng những quy định về thuế TNCN
hiện nay là quá sức và tận thu người dân. Những con số chênh lệch quá lớn trên
đây chưa thể hiện hiện hết những khó khăn thực tế mà người dân gánh chịu

trong cuộc sống hàng ngày. Và do đó những nhà làm luật của Việt Nam nên có
những điều chỉnh để phù hợp hơn với mức sống và tình hình kinh tế của người
dân.
2. Hiện tượng chảy máu chất xám
Với mức thuế suất cao và mức chịu thuế tối thiểu là khá thấp so với các nước
trong khu vực, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám.
Nhân tài sẽ có xu hướng tìm đến các nước phát triển hơn và có chính sách thuế
ưu đãi hơn như Singapore, Malaysia,…Do đó nhu cầu giảm thuế suất thuế
TNCN càng trở nên cấp thiết.
3. Vấn đề né thuế
Một thách thức nữa mà chúng ta phải đối mặt là vấn đề né thuế thu nhập các
nhân. Đây là hiện tượng mà bất kì nước nào cũng phải đối mặt, tuy nhiên với
mức thuế suất thuế thu nhập của Việt Nam là khá cao so với mức thu nhập thì lại
càng đẩy mạnh hành vi tránh, né thuế. Việc né thuế TNCN thường được doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện bằng cách cử nhân viên, cán bộ quản
lý sang làm việc tại các liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
mỗi năm dưới 183 ngày và trả tiền lương, tiền công tại công ty mẹ ở nước sở tại.
Người lao động nước ngoài thường đề nghị được miễn thuế TNCN với lý do chủ
lao động của họ là chủ đầu tư nước ngoài không phải là đối tượng cư trú tại Việt
Nam. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc nhà thầu nước
ngoài cử nhân viên sang Việt Nam làm việc, nếu nhân viên nước ngoài không
hoàn thành nhiệm vụ hoặc để xảy ra rủi ro, cơ quan thuế các địa phương phải
xác định xem bên nào phải chịu trách nhiệm để xác định chủ lao động thực sự
B. Thuế TNDN
1. Sự phức tạp trong thủ tục đã tạo ra hiện tượng trốn, tránh thuế không thể
kiểm soát được.
Sự phức tạp trong thủ tục kê khai mã số thuế, số lượng giao dịch thương mại
chịu thuế, hay hệ thống các công ty đa quốc gia chằng chéo, đan xen trong giao
dịch quốc tế và phân chia lợi nhuận doanh thu giữa các quốc gia đó là các vấn
đề nan giải tồn tại cho hệ thống thuế mà các cơ quan chức năng cần tìm cách

thức giải quyết để chống chọi với vấn nạn trốn, tránh và lậu thuế. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục thuế năm 2011, cơ quan này vừa tiến hành xử lý 107
doanh nghiệp FDI khai lỗ giả trong 3 năm liên tiếp (2008, 2009, 2010) để trốn
lậu thuế.
Hơn thế nữa, mức thuế suất thuế TNDN của VN khá cao đã tạo động cơ hấp
dẫn cho các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận ra ngoài nhằm hưởng mức thuế
TNDN thấp hơn. Ngành thuế phải đối mặt với việc phản ánh không đúng giá và
chuyển thuế ra nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến thất thu thuế của ngân sách nhà
nước và khó khăn trong quản lý thuế của cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, cũng cần phải thừa nhận rằng các quy định pháp lý về phòng
chống lợi dụng chuyển giá của VN hiện nay vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, nên
gây nhiều khó khăn trong đấu tranh ngăn chặn.
Để kiểm soát hiện tượng trên, cần thực hiện minh bạch hóa các tiêu chuẩn kế
toán, thực hiện kiểm toán chặt chẽ, theo đúng quy định quốc tế để dễ dàng cho
cơ quan thuế kiểm kê và tiến hành truy thu thuế cho đúng và đủ pháp luật.
Mặt khác, chúng ta cần xác định “phòng hơn là chống”, tức là phải kiểm soát
ngay từ khi DN mới đặt chân vào đầu tư, nhận dạng các chiêu lách thuế, cần
phân loại từng đối tượng xem đặc thù của DN từng nước để đặt ra cách thức
quản lý ngay từ đầu. Cơ quan thuế phải có giải pháp thanh tra ngay từ khâu kê
khai.
2. Thách thức cạnh tranh về thuế trong thu hút vốn đầu tư quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay và trước xu hướng cạnh tranh bằng giảm
thuế của thế giới, để hỗ trợ doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư nước ngoài giảm
tình trạng gian lận thuế, góp phần chống chuyển giá, Việt Nam nên xem xét việc
hạ thuế TNDN. Vì với môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế: lạm phát cao, trình
độ lao động thấp, tình trạng tham ô, tham nhũng, cơ sở hạ tầng yếu kém,…thì
mức thuế suất 25% như hiện này chưa hẳn là hấp dẫn đối với giới đầu tư quốc
tế. Thực tế là Quốc hội đang xem xét việc sửa đổi Luật thuế TNDN xuống mức
20%.
3. Vấn đề cân bằng giữa việc hạ thấp tỷ lệ thuế để thu hút đầu tư và đảm bảo

nguồn thu cho NSNN trong điều kiện nguồn thu từ thuế gián thu giảm mạnh
đáng kể.
Tại VN, thuế xuất nhập khẩu đang phải cắt giảm đáng kể do phải thực hiện
đúng tiến trình tự do hoá mậu dịch, mở cửa thị trường, điều này làm giảm
nghiêm trọng nguồn thu cho Ngân sách.
Cụ thể là Việt Nam cam kết rằng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện
hành với 10.600 dòng thuế. Thuế suất bình quân giảm 23%.
Tuy nhiên, bên cạnh đó lại là nhu cầu áp đặt mức thuế cạnh tranh để thu hút
vốn đầu tư quốc tế như đã phân tích ở trên. Năm 2004, VN chuyển sang một
hệ thống thuế thống nhất 28% cho cả 2 loại hình (trong nước và đầu tư nước
ngoài có trụ sở tại VN). Trong cùng năm đó, thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp trung bình của thế giới là 28%. Năm 2009, khi trung bình thế giới
giảm xuống còn 25.44% VN đã giảm tỷ lệ này xuống còn 25% để nâng cao
sức hấp dẫn của mình với giới đầu tư nước ngoài. Mà không chỉ riêng VN,
xu hướng giảm thuế suất trong thu hút đầu tư đang là xu hướng không thể
tránh khỏi.
Để cân bằng mâu thuẫn trên, chúng ta cần tìm cách nâng cao số thu thuế mà
không làm cho mức thuế suất lên quá cao mất lợi thế cạnh tranh. Theo thống
kê của ngân hàng thế giới, số hụt thu của thuế thu nhập doanh nghiệp còn rất
cao, mà nếu chỉ cần cải tiến cách thu, biện pháp thu thì sẽ làm tăng nguồn
thu một cách đáng kể. Đó là một hướng đi khả quan để giải quyết hài hòa hai
mâu thuẫn trên.
Trong điều kiện các mức thuế suất buộc phải theo xu hướng giảm hiện nay,
thì việc mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập, tách chính sách xã
hội ra khỏi chính sách thuế là những biện pháp khả quan. (Theo Bộ trưởng
Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng)

×