Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.15 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của tất cả các chính quyền địa phương ở Việt Nam, thành phố
Đà Nẵng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Trong thời gian qua,
UBND thành phố Đà Nẵng và các cấp, các ngành trên địa bàn đã có
sự quan tâm, chỉ đạo điều hành quyết liệt đối với hoạt động quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, việc quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo yêu
cầu, gây thất thoát, lãng phí cho NSNN. Để khắc phục tình trạng trên
thì một trong những nội dung quan trọng đó là làm tốt hơn nữa công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB bằng cách tiếp tục hoàn thiện công tác
quản lý vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách
thành phố Đà Nẵng” đã, đang và trong tương lai vẫn luôn là vấn đề thời
sự được nhiều người quan tâm. Vì vậy, tôi chọn đề tài này làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về công tác quản lý vốn đầu tư.
- Tổng hợp và phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu
tư trên địa bàn, từ đó đưa ra những đánh giá của công tác này.
- Đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý vốn
đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần nâng cao hơn nữa
hiệu quả sử dụng VĐT.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các cơ
quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực vốn đầu tư từ khâu lập dự toán,
kiểm soát thanh toán đến quyết toán VĐT nhằm làm rõ thêm mục
đích nghiên cứu để đề ra các giải pháp thực hiện.


- Phạm vi nghiên cứu: Vốn đầu tư thuộc ngân sách thành phố
Đà Nẵng từ năm 2006 đến năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, tác giả đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích,
so sánh, đánh giá hoạt động quản lý vốn đầu tư trên địa bàn.
5. Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua nghiên cứu các số liệu lịch sử giai đoạn 2006-2010 đã
khái quát những ưu điểm, những hạn chế của công tác quản lý VĐT
tại các đơn vị. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý VĐT, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất
thoát ngân sách trong những năm đến.
6. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương
Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu
tư thuộc ngân sách Nhà nước.
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý VĐT thuộc ngân sách
thành phố Đà Nẵng
Chương 3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý
VĐT thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng.
3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư
- Đầu tư và vai trò của đầu tư
+ Đầu tư là việc bỏ vốn vào các hoạt động kinh tế - xã hội để
mong nhận được những lợi ích kinh tế - xã hội lớn hơn trong tương
lai.
+ Vai trò của đầu tư: Thông qua đầu tư, cơ sở vật chất kỹ
thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế được tăng cường,

đổi mới, hoàn thiện, hiện đại hóa; góp phần quan trọng hình thành và
điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế
vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.
- Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư
+ Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực
hiện các hoạt động đầu tư.
+ Phân loại vốn đầu tư: thông thường dựa trên một số tiêu thức
như phân chia theo hình thức đầu tư vốn; phân chia theo hình thái
biểu hiện của vốn hoặc phân chia theo nguồn hình thành của vốn.
1.2. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
1.2.1. Ngân sách nhà nước và vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước
Khái niệm và vai trò ngân sách nhà nước:
Ngân sách là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Vai trò của ngân sách nhà nước
4
- Giữ vai trò quyết định trong phân phối tổng thu nhập quốc
gia, làm căn cứ điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với Doanh
nghiệp và dân cư trong tiêu dùng và phát triển.
- Là công cụ quan trọng thực hiện nhiệm vụ ổn định xã hội
và tăng trưởng kinh tế
- Kiểm tra và giám sát mọi hoạt động kinh tế - xã hội nhằm
bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động tài chính- tiền tệ.
1.2.2. Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN, bao gồm:
a. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm
Quy trình công tác lập kế hoạch được khái quát qua sơ đồ sau
Sơ đồ 1.1: Quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư
Ghi chú:
(1) CĐT, Ban QLDA lập kế hoạch gửi Sở KH&ĐT.

(2),(3) Sở KH&ĐT phối hợp Sở Tài chính dự kiến phân bổ
vốn đầu tư trước khi báo cáo UBND TP quyết định.
(4) Sở KH&ĐT trình UBND TP danh mục chi tiết vốn đầu tư
cho từng dự án.
(5), (6) UBND TP lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình
HĐND TP quyết nghị.
5
(7) Theo Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết
định giao kế hoạch vốn đầu tư để triển khai thực hiện.
- Công tác lập kế hoạch được thực hiện trên cơ sở đảm bảo
các nội dung sau về căn cứ lập kế hoạch, nguyên tắc phân bổ vốn cho
các dự án trong kế hoạch năm và thời hạn hoàn thành việc phân bổ và
giao dự toán ngân sách.
- Thẩm tra phân bổ vốn đầu tư: Trong quá trình tham gia với
các đơn vị liên quan về kế hoạch VĐT hàng năm, Sở Tài chính đồng
thời thực hiện nhiệm vụ thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trước
khi các cơ quan trình UBND cấp tỉnh quyết định.
- Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư: Định kỳ địa phương rà
soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để
điều chỉnh kế hoạch, chuyển vốn từ các dự án không có khả năng
thực hiện sang các dự án có nhu cầu về vốn.
b. Công tác thanh toán vốn đầu tư
Quy trình công tác thanh toán vốn đầu tư trên địa bàn thành
phố được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán VĐT thuộc nguồn vốn NSNN
Ghi chú:
(1) Khi có khối lượng được nghiệm thu Nhà thầu đề nghị
Ban QLDA thanh toán vốn cho dự án.
(2) CĐT, Ban QLDA lập hồ sơ thanh toán vốn gửi KBNN.
6

(3),(4) Căn cứ kế hoạch của các công trình được Sở Tài
chính nhập vào chương trình, KBNN kiểm tra kế hoạch vốn
đầu tư đã bố trí để kiểm soát thanh toán cho các dự án.
(5) KBNN kiểm tra, kiểm soát theo quy định và thực hiện
thanh toán cho nhà thầu; hoặc thanh toán chi phí khác do
CĐT, Ban QLDA trực tiếp thực hiện.
Việc thanh toán vốn đầu tư nhằm để trang trải các chi phí đầu
tư và xây dựng các công trình thuộc các dự án sử dụng vốn NSNN,
bao gồm cấp phát tạm ứng, thu hồi tạm ứng và cấp phát thanh toán
khối lượng XDCB hoàn thành.
c. Công tác quyết toán vốn đầu tư: gồm:
c.1. Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách
Quy trình chung công tác quyết toán VĐT theo niên độ ngân
sách được khái quát qua sơ đồ 1.3 kèm theo.
Sơ đồ 1.3: Quy trình tổng hợp quyết toán VĐT theo niên độ ngân sách
Ghi chú:
(1) Các CĐT, Ban QLDA lập báo cáo gửi cơ quan cấp trên
của CĐT; Cơ quan cấp trên của CĐT tổng hợp lập báo cáo quyết
toán VĐT theo niên độ ngân sách thuộc phạm vi quản lý và theo các
biểu mẫu theo quy định gửi Sở Tài chính và KBNN Đà Nẵng.
7
(2) KBNN thực hiện đối chiếu xác nhận số vốn thanh toán
trong năm cho các CĐT, Ban QLDA theo niên độ và theo dự án
công trình.
(3) KBNN tổng hợp lập báo cáo quyết toán VĐT theo niên độ
ngân sách do KBNN cấp phát, thanh toán gửi Sở Tài chính.
(4) Sở Tài chính tổng hợp vốn đầu tư XDCB do KBNN tổng
hợp gửi sang và phần vốn chi đầu tư XDCB do Sở Tài chính cấp phát
trực tiếp (nếu có) để tổng hợp lập báo cáo quyết toán chi đầu tư
XDCB thuộc Ngân sách thành phố và lập báo cáo giải trình quyết

toán chi đầu tư XDCB.
Quyết toán VĐT theo niên độ ngân sách được thực hiện đối
với vốn trong dự toán NSNN và các loại VĐT khác của NSNN.
Nội dung thẩm định báo cáo quyết toán: Cơ quan Tài chính
các cấp có trách nhiệm thẩm định theo các nội dung chủ yếu sau: xác
định dự án có trong kế hoạch thanh toán VĐT trong năm; xác định kế
hoạch vốn được giao của từng dự án; xác định, so sánh số vốn thanh
toán với số vốn kế hoạch giao của từng dự án; xác định sự phù hợp
về nguồn vốn thanh toán cho các dự án
c.2. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Khi hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư hoàn thành,
CĐT lập báo cáo quyết toán VĐT; người có thẩm quyền tổ chức
thẩm tra và phê duyệt theo quy định về chế độ quyết toán VĐT.
Quy trình chung công tác quyết toán VĐT dự án hoàn thành
được khái quát qua sơ đồ 1.4 kèm theo.
8
Sơ đồ 1.4: Quy trình chung công tác quyết toán VĐT dự án hoàn
thành thuộc ngân sách thành phố
Ghi chú:
(1) Nhà thầu lập hồ sơ quyết toán dự án, công trình hoàn
thành theo quy định gửi CĐT, Ban QLDAđề nghị quyết toán.
(2),(3) CĐT, Ban QLDA tổng hợp chi phí khác của dự án để
lập Báo cáo quyết toán VĐT dự án hoàn thành, thực hiện đối chiếu
xác nhận số vốn thanh toán với KBNN; Gửi hồ sơ quyết toán VĐT
cho Sở Tài chính thẩm tra quyết toán. Đối với dự án được phép thuê
tổ chức kiểm toán độc lập thì CĐT, Ban QLDA gửi cơ quan kiểm
toán để kiểm toán trước khi gửi Sở Tài chính thẩm tra .
(4) Sở Tài chính thực hiện thẩm tra, phê duyệt hoặc trình
UBND thành phố phê duyệt quyết toán theo phân cấp.
(5) Hoàn trả kết quả thẩm tra cho CĐT, Ban QLDA.

Nội dung thẩm tra, phê duyệt quyết toán VĐT
Cơ quan được giao trách nhiệm thẩm tra quyết toán VĐT sẽ
tiến hành thẩm tra các thông tin khác nhau có tính chất định tính và
định lượng trong hồ sơ quyết toán theo quy định trước khi trình phê
duyệt quyết toán VĐT dự án hoàn thành.
1.3. Kiểm soát trong công tác quản lý VĐT thuộc NSNN
1.3.1. Kiểm soát trong quản lý: Kiểm soát là một chức năng của
quản lý, mà quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện
9
các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt
hiệu quả cao nhất. Kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một
pha của quá trình quản lý mà nó được thể hiện ở tất cả các giai đoạn
của quá trình này. Do đó kiểm soát được quan niệm là một chức năng
của quản lý. Tuy nhiên chức năng này được thể hiện khác nhau tùy
thuộc vào cơ chế kinh tế, cấp quản lý và loại hình cụ thể.
1.3.2. Các loại hình kiểm soát
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý vốn
đầu tư: Cơ chế quản lý, môi trường quản lý, hệ thống kế toán,
các thủ tục rà soát, kiểm tra, giám sát từ khâu lập dự toán đến
các khâu kiểm soát và tổ chức hệ thống KSNB và quyết toán
vốn đầu tư tại các đơn vị, trình độ cán bộ, hệ thống tiêu chuẩn,
chế độ, định mức…
Đối với các CĐT, để đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản
lý VĐT, đòi hỏi tất yếu mỗi đơn vị cơ sở đều tự kiểm tra mọi hoạt
động của mình trong tất cả các khâu của quá trình lập dự toán, thanh,
quyết toán VĐT.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
THUỘC NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát tình hình đầu tư từ ngân sách thành phố Đà Nẵng

2.1.1 Vài nét về thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng được chia tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng, trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương từ năm
1997. Ngay từ khi mới chia tách, thành phố đã luôn chú trọng huy
động mọi nguồn vốn cho đầu tư và dành phần lớn nguồn vốn Ngân
sách hàng năm để tập trung cho nhu cầu chi đầu tư, xây dựng các
công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của thành
phố. Nhờ được quan tâm đúng mức, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu
10
tư nâng cấp và nhiều công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã
hội đã hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả, góp phần tích cực
vào việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đại bộ phận nhân
dân thành phố.
2.1.2. Khái quát tình hình đầu tư từ ngân sách nhà nước cho
đầu tư phát triển của thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.1 - Tổng hợp tình hình chi ngân sách thành phố Đà Nẵng
(từ năm 2006-2010)
Đvt: Triệu đồng
TT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số
Tổng chi ngân sách địa phương 4.648.720 5.864.776 8.952.704
10.018.02
5 13.811.229 43.295.454
Trong đó
I Chi đầu tư phát triển 2.637.288 3.231.524 2.681.566 3.858.791 5.943.194 18.352.363
% so với tổng chi NSĐP 56,73 55,10 29,95 38,52 43,03 42,39
1 Chi XDCB 2.633.959 3.061.625 2.581.566 3.850.305 5.935.831
18.063.28
6
- Nguồn tập trung 314.992 628.285 396.846 534.778 671.221 2.546.122
- Nguồn tiền sử dụng đất 1.817.243 1.874.162 1.829.437 1.913.888 3.147.238 10.581.968

% so với tổng chi XDCB 68,99 61,21 70,87 49,71 53,02 58,58
- Nguồn TWBS có mục tiêu 36.454 108.004 57.873 105.134 179.061 486.526
- Nguồn vay ưu đãi ngân hàng 253.571 30.547 17.366 301.484
- Nguồn tạm ứng KBNN 111.864 111.864
- Nguồn năm trước chuyển sang 1.194.610 1.846.611 3.041.221
- Nguồn khác 99.835 451.174 297.410 71.348 74.334 994.101
2 Chi hỗ trợ di dời do thu hồi đất 3.328 34.350 37.678
3 Cấp vốn Quỹ Đầu tư phát triển 135.549 100.000 8.486 7.363 251.398
Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách hàng năm của ngân sách
TP Đà Nẵng
Qua bảng số liệu, giai đoạn này tổng chi ngân sách thành
phố về VĐT trên 18.352 tỷ đồng, trong đó năm 2006, 2007 NSTP
ưu tiên tập trung vốn cho đầu tư phát triển nên khoản chi này
chiếm trên 55% tổng chi ngân sách địa phương, năm 2008 tỷ lệ
11
này chỉ đạt gần 30% tổng chi ngân sách địa phương, năm 2009 đạt
38,5%, năm 2010 chiếm 43% tổng chi ngân sách địa phương.
Các mô hình tổ chức Ban QLDA trên địa bàn TP: UBND TP
đã thành lập ra các Ban QLDA chuyên ngành hoặc giao các Công ty
hoạt động sự nghiệp làm Chủ nhiệm điều hành dự án, gồm:
STT Tên Ban QLDA Cơ quan cấp trên
1 Ban QLDA công trình đường Bạch Đằng Đông
Sở Xây dựng
2 Ban QLDA Phát triển Đô thị Đà Nẵng
Sở Xây dựng
3 Ban QL các Dự án xây dựng Đà Nẵng
Sở Xây dựng
4 Ban QLDA Tái định cư
Sở Xây dựng
5 Ban QLDA ĐTXD công trình GTCC

Sở Giao thông Vận tải
6 Ban QLDA Giao thông Nông thôn ĐN
Sở Giao thông Vận tải
7 Ban QLDA Cơ sở Hạ tầng ưu tiên
Sở Giao thông Vận tải
8 Ban QLDA Hạ tầng Giao thông Đô thị
Sở Giao thông Vận tải
9 Ban QLDA Công nghệ Thông tin tập trung
Sở Thông tin truyền thông
10 Ban QLDA ĐTXD Khu công nghệ cao
Ban quản lý Khu công
nghệ cao
11 Công ty Phát triển và Khai thác Hạ tầng Khu
công nghiệp Đà Nẵng
Ban Quản lý Khu công
nghiệp và Chế xuất
12 Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng
Sở Tài nguyên và Môi
trường
2.2. Công tác quản lý VĐT thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng
giai đoạn từ năm 2006 đến 2010
2.2.1. Quy định về công tác quản lý VĐT của UBND thành phố
Để quản lý, sử dụng có hiệu nguồn VĐT thuộc NSNN, ngoài
các quy định của Trung ương, thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết
12
định quy định một số vấn đề về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng
trên địa bàn thành phố mà hiện nay đang được áp dụng là Quyết định
số 04/2010/QĐ-UBND ngày 12/02/2010.
Quy định này được áp dụng cho tất cả các dự án do UBND
TP quản lý và quyết định đầu tư trên cơ sở phân cấp cho các sở,

ngành, địa phương để thực hiện căn cứ theo tổng mức đầu tư của dự
án. Trên cơ sở các hình thức quản lý được áp dụng, các đơn vị tiến
hành thực hiện nhiệm vụ của mình theo từng nội dung như sau:
a. Đối với công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn
b. Đối với công tác quản lý cấp phát, thanh toán VĐT
c. Đối với công tác lập quyết toán và thẩm tra, phê duyệt
quyết toán VĐT dự án hoàn thành
d. Đánh giá chung về ưu, nhược điểm của các quy định
- Ưu điểm
Các quy định đã góp phần cụ thể hoá những nội dung quy
định của Chính phủ và các Bộ ngành của Trung ương
Phân công, phân cấp nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng cá
nhân, đơn vị trong công tác quản lý VĐT.
Có tác dụng tích cực trong việc giúp UBND thành phố kiểm
soát nguồn VĐT trong từng thời điểm
Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và đáp ứng kịp thời
nhu cầu vốn.
- Hạn chế
Chưa phù hợp với quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính
trong kiểm soát và thanh toán VĐT, tạo thêm thủ tục trong công tác
thanh toán VĐT xây dựng cơ bản, hạn chế tính chủ động của CĐT,
Ban QLDA trong công tác kiểm soát vốn, thanh toán đầu tư.
13
Việc quy định mức tạm ứng vốn thanh toán với tỷ lệ cố định
chưa khuyến khích các nhà thầu tích cực triển khai thi công công
trình do nguồn vốn hạn chế.
Việc quy định Chủ đầu tư cấp Sở thẩm tra, phê duyệt quyết
toán vốn đầu tư các dự án do mình làm chủ đầu tư có tổng mức đầu
tư dưới 0,5 tỷ đồng là chưa phù hợp.
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý VĐT thuộc NSTP Đà Nẵng

a. Công tác lập kế hoạch VĐT trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng:
* Tại các CĐT, Ban QLDA, cơ quan cấp trên của chủ đầu
tư: Các CĐT, Ban QLDA gửi kế hoạch VĐT trước ngày 30/9 trên cơ
sở các thứ tự ưu tiên theo quy định để được bố trí kế hoạch vốn.
* Tại Sở KH&ĐT: Trên cơ sở nhu cầu VĐT của các đơn vị,
địa phương, Sở KH&ĐT làm việc với Sở Tài chính rà soát các dự án,
công trình dự kiến bố trí kế hoạch, theo khả năng cân đối ngân sách
của địa phương và nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương để
phân bổ cho phù hợp.
14
Bảng 2.2 Tổng hợp kế hoạch vốn còn lại chưa sử dụng
từ năm 2006 đến năm 2010
Đvt: Triệu đồng
TT Nguồn vốn
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tổng số
Tổng số
858.99
9
752.14

4
643.51
1
805.43
3
499.97
0
3.560.057
1 Nguồn XDCB tập trung
213.89
4
11.103
224.56
4
124.21
1
59.908 633.680
2 Nguồn tiền sử dụng đất
28.744
398.84
5
76.541
523.13
1
130.02
5
1.157.286
3 Nguồn TWBS có mục tiêu
16.826
209.90

4
135.73
3
37.266 6.900 406.629
4
Nguồn vay theo Khoản 3 Điều
8, vay tín dụng ưu đãi
524.07
6
0 0 0 2.063 526.139
5 Nguồn XSKT
0 9.544 19.930 25.559 0 55.033
6 Nguồn tạm ứng KBNN
75.307 0 0 0 0 75.307
7
Nguồn khác (năm trước
chuyển sang, nguồn tài trợ…)
152
122.74
8
186.74
3
95.266
301.07
4
705.983
Nguồn: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm thuộc ngân
sách thành phố Đà Nẵng
Qua biểu số liệu thống kê về tình hình lập kế hoạch và sử
dụng VĐT các năm, thấy được công tác lập kế hoạch chưa được quan

tâm, chú trọng đúng mức từ khâu chuẩn bị đầu tư đến triển khai thực
hiện, cụ thể: kế hoạch vốn còn lại chưa sử dụng hủy bỏ hàng năm là
rất lớn.
15
Qua theo dõi kế hoạch vốn các năm, một số ưu điểm và hạn
chế của công tác này như sau:
Ưu điểm
Việc bố trí kế hoạch vốn cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về
vốn đầu tư cho các dự án, công trình
Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và đáp ứng kịp thời
nhu cầu vốn.
Hạn chế
Việc lập nhu cầu vốn chưa sát với nhu cầu thực tế tại đơn vị
Về trách nhiệm của các CĐT, Ban QLDA chưa thật sự làm
tốt trách nhiệm về quản lý, điều hành dự án
Chất lượng công tác tổng hợp và phân bổ kế hoạch vốn tại Sở
KH&ĐT chưa cao
Việc thực hiện điều chuyển thường xuyên kế hoạch vốn giữa
các dự án, công trình trong năm gây ảnh hưởng đến công tác quản lý.
b. Công tác kiểm soát thanh toán VĐT trên địa bàn TPĐN:
Công tác quản lý VĐT thuộc ngân sách thành phố có những
điểm khác biệt so với quy định chung như sau:
- Quy định về tạm ứng vốn theo tỷ lệ cố định trên giá trị
hợp đồng, cụ thể:
Hợp đồng Giá trị hợp đồng
Mức vốn được tạm ứng
Trung ương
quy định
TP Đà Nẵng
quy định

HĐ thi công
xây dựng
- Dưới 10 tỷ
- 10 tỷ đến 50
tỷ
- Trên 50 tỷ
Tối thiểu bằng 20%
GTHĐ
Tối thiểu bằng 15%
GTHĐ
Tối thiểu bằng 10%
GTHĐ
Bằng 20% GTHĐ
Bằng 15%
GTHĐ
Bằng 10% GTHĐ
HĐ mua sắm
thiết bị
Tối thiểu bằng 10%
GTHĐ
Bằng 10% GTHĐ
Hợp đồng tư
vấn
Tối thiểu bằng 25%
GTHĐ
Bằng 25% GTHĐ
16
- Quy định về thanh toán vốn: Thanh toán 100% KLHT đảm
bảo chất lượng được nghiệm thu trong từng đợt và thanh toán đến
90% giá trị KLHT lũy kế đối với đợt thanh toán cuối cùng của dự án,

công trình.
Ưu điểm
- Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình
- Đảm bảo công tác quản lý vốn đầu tư được hiệu quả.
- Đảm bảo mức độ an toàn vốn của ngân sách trong thanh toán
vốn cho các đơn vị thi công trong trường hợp qua thẩm tra quyết toán
có giá trị cắt giảm lớn so với số vốn thực tế thanh toán cho đơn vị thi
công.
Hạn chế
Do quy định về thanh toán theo tỷ lệ cố định nên còn gặp
nhiều vướng mắc đối với việc thanh toán, tạm ứng vốn một số dự án,
công trình trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ.
c. Công tác kiểm soát quyết toán vốn đầu tư theo niên độ
ngân sách: được thực hiện theo quy định của Chế độ kế toán đơn vị
CĐT ban hành kèm theo Quyết định 214/2000/QĐ-BTC ngày
28/12/2000 của Bộ Tài chính, Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày
20/12/2010, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003, gồm các
công tác sau:
- Công tác kiểm soát trong tổng hợp quyết toán theo niên độ
ngân sách tại các CĐT, Ban QLDA và cơ quan cấp trên của CĐT.
- Công tác kiểm soát trong tổng hợp lập quyết toán vốn đầu
tư theo niên độ ngân sách của KBNN Đà Nẵng.
- Công tác kiểm soát trong tổng hợp, thẩm định quyết toán
vốn đầu tư theo niên độ ngân sách tại Sở Tài chính.
17
d. Công tác kiểm soát trong quyết toán VĐT dự án hoàn
thành được thực hiện theo các trình tự, thủ tục quy định của Bộ Tài
chính và UBND thành phố và được thực hiện thông qua các đơn vị:
- Các CĐT, Ban QLDA
- Sở Tài chính và UBND TP

Ưu điểm
- Đảm bảo các mẫu biểu báo cáo theo quy định của trung
ương về quyết toán vốn đầu tư
- Đảm bảo rút ngắn thời gian thẩm tra so với quy định
Hạn chế
- Nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các đơn vị thi công, cần
nghiên cứu để rút ngắn hơn nữa quy trình thẩm tra, quyết toán vốn
đầu tư để đảm bảo công tác thanh toán vốn được kịp thời hơn.
- Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thẩm tra
quyết toán vốn đầu tư, cần tăng thêm thời gian thẩm tra của cán bộ kỹ
thuật trên cơ sở giảm tương ứng thời gian của cán bộ tài chính.
2.3. Đánh giá chung công tác quản lý VĐT trên địa bàn TPĐN
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Giúp UBND TP kiểm soát nguồn VĐT trong từng thời điểm,
đảm bảo hiệu quả sử dụng VĐT và đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, Ban QLDA với cơ
quan tổng hợp, đảm bảo cơ cấu vốn phân bổ cho các công trình theo
dự toán đầu năm khá hợp lý và đúng mục tiêu.
- Từng bước thực hiện tốt công tác được giao, góp phần vào
việc đưa công tác quản lý, thanh toán VĐT vào nề nếp, góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT của nhà nước.
- Được thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đối chiếu khớp đúng với
KBNN, không để tình trạng quyết toán thiếu, quyết toán sai, quyết
18
toán không đúng đối tượng làm ảnh hưởng chung để công tác quyết
toán chung của thành phố.
2.3.2. Những hạn chế
- Về cơ chế chính sách
- Về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư
- Về công tác thanh toán vốn đầu tư

- Về công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ THUỘC NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Những căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý VĐT thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng
3.1.1. Căn cứ về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về
cải cách NSNN
Với mục tiêu hướng tới xây dựng nền tài chính quốc gia lành
mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo tính hiệu quả trong
công tác quản lý, Chính phủ đã ban hành những chủ trương, cơ chế
chính sách đến năm 2020 gồm: từng bước đổi mới, hoàn thiện cơ chế
chính sách quản lý thu chi ngân sách và quản lý sử dụng tài sản nhà
nước theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn; triển khai
thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 theo chủ trương của
Thủ tướng Chính phủ
3.1.2. Định hướng chiến lược đến năm 2020
19
Để đạt được mục tiêu xây dựng TP Đà Nẵng trở thành một
đô thị lớn của cả nước, những nội dung cần tiếp tục thực hiện đó là:
- Bám sát kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế xã hội
giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở
thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung.
- Làm tốt công tác quy hoạch tổng thể phát triển thành phố
Đà Nẵng, đồng thời có giải pháp và bước đi trong việc triển khai cụ
thể các quy hoạch chi tiết phù hợp theo hướng thành phố công nghiệp
văn minh, hiện đại.
- Chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành,
kiểm tra tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, ban hành các cơ

chế, chính sách mới nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy thành phố phát triển.
- Cải cách công tác kiểm soát chi VĐT theo hướng tập trung
đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ
quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh
phí NSNN.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác
kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng
từ, nội dung kiểm soát. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội
dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi VĐT hiệu quả.
3.2. Giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc
ngân sách thành phố Đà Nẵng
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý, nhất là trong
lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng, phù hợp và nhất quán là hết sức
cần thiết.
- Thực hiện thắng lợi các nhóm giải pháp thực hiện chiến
lược của Chính phủ đã ban hành đến năm 2020.
20
Để thực hiện các giải pháp trên, địa phương cần triển khai
thực hiện các biện pháp thiết thực như sau:
- Các cơ quan có thẩm quyền và các ban ngành liên quan cần
đẩy nhanh thực hiện cải cách thủ tục trong đầu tư và XDCB ngày
càng đơn giản, chặt chẽ, công khai, rõ ràng minh bạch.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách mới ngay từ đầu năm
nhằm huy động nguồn lực xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng.
- Triển khai thực hiện đề án xây dựng kết cấu hạ tầng đồng
bộ theo định hướng, mục tiêu và lộ trình đã được xác định.
- Cần có quy định chế tài đối với các CĐT, nhà thầu khi
triển khai các dự án, không cho phép tình trạng công trình, dự án thực
hiện kéo dài qua nhiều năm như thực tế hiện nay.

3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch
* Đối với các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án:
- Phải xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa quy hoạch hệ
thống hạ tầng giao thông đô thị đối với các cơ quan cấp điện, cấp
thoát nước, bưu chính viễn thông nhằm tránh hiện tượng chồng chéo,
làm đi làm lại, gây thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến môi trường và
đời sống của nhân dân.
- Việc lập kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở hồ sơ thực
tế nhằm đáp ứng đúng, sát với nhu cầu thực tế về đầu tư xây dựng
trên địa bàn thành phố
* Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển
theo định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng đến năm
2020 sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ,
du lịch, tài chính ngân hàng, văn hóa thể dục thể thao, giáo dục
đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ của miền Trung.
21
- Thực hiện phân bổ kế hoạch vốn XDCB sát với nhu cầu
thực tế nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã bố trí.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc, chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban quản lý chủ động thực hiện
các nhiệm vụ được giao, kịp thời phát hiện các nhiệm vụ đã được bố
trí kinh phí nhưng triển khai thực hiện chậm, từ đó có các giải pháp
xử lý kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch theo tiến độ.
3.2.3. Giải pháp đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:
- Về xây dựng bộ máy kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại
KBNN
- Giải pháp về xây dựng nội dung, tiêu chí kiểm soát
- Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho CĐT, Ban QLDA
- Về tăng cường trách nhiệm của các đơn vị trong tạm ứng,

thanh toán vốn
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát trong công tác quyết
toán vốn đầu tư
- Đối với kiểm soát trong công tác quyết toán VĐT theo niên
độ ngân sách.
- Đối với công tác kiểm soát quyết toán VĐT dự án hoàn
thành.
- Xây dựng quy trình mới cho công tác thẩm tra và phê
duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành tại cơ quan Tài chính
- Về đổi mới nội dung kiểm soát trong thẩm tra phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
- Tổ chức tốt việc kiểm soát trong tổng hợp, thẩm định quyết
toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác
22
- Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý VĐT, từ
cán bộ trực tiếp làm công tác chuyên môn đến cán bộ quản lý tại các
Chủ đầu tư, Ban QLDA, các Sở ngành.
- Nghiêm túc thực hiện chỉ thị của Trung ương đối với công
tác luân chuyển cán bộ theo định kỳ, nhằm không ngừng đổi mới môi
trường làm việc, khuyến khích tư duy sáng tạo nhằm vận dụng và đổi
mới công tác quản lý vốn đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, khắc phục
tình trạng nhàm chán, quan liêu, xa rời thực tiễn đối với những người
gắn bó với một công việc quá lâu.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với CĐT, Ban QLDA
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư trong công
tác quản lý điều hành theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của
các Chủ đầu tư, nhất là các Chủ đầu tư kiêm điều hành dự án.

3.3.2. Đối với Sở Tài chính Đà Nẵng
- Cần có sự hướng dẫn chi tiết, đầy đủ, kịp thời cho các chủ
đầu tư, Ban QLDA trong công tác quyết toán vốn đầu tư theo niên độ
ngân sách và quyết toán VĐT dự án hoàn thành.
- Kịp thời tham mưu cho UBND thành phố quy định cụ thể
hóa đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương để các CĐT, Ban
QLDA áp dụng phù hợp .
3.3.3. Đối với KBNN Đà Nẵng
- Cần nâng cao vai trò và trách nhiệm hơn nữa của các cán bộ
trực tiếp thực hiện thủ tục cấp phát và thanh quyết toán.
23
- Tổ chức bộ phận thanh toán VĐT một cách chặt chẽ hơn,
chuyên nghiệp hơn .
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực
hiện nhiệm vụ.
- Tập trung hơn nữa công tác cải cách hành chính theo mô hình
một cửa, nâng cao tinh thần trách nhiệm, giải quyết thanh toán vốn .
3.3.4. Đối với các cơ quan kiểm toán
- Cơ quan Kiểm toán độc lập: cần mở rộng phạm vi và đối
tượng kiểm toán để đảm bảo công tác kiểm toán có chất lượng, hiệu quả.
- Cơ quan Kiểm toán Nhà nước: thường xuyên tổ chức các Hội
thảo về chuyên đề quản lý vốn đầu tư để trao đổi kinh nghiệm nhằm hạn
chế những sai sót trong thực tế triển khai thực hiện.
3.3.5. Đối với các cơ quan chức năng có liên quan
- Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính
+ Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá
xây dựng chuyên ngành làm cơ cở cho việc kiểm soát trong thanh,
quyết toán VĐT của từng cấp.
+ Cần sớm quy định trong công tác quyết toán VĐT theo
niên độ ngân sách để đảm bảo gắn kết được các nội dung công việc

giữa quyết toán VĐT theo niên độ ngân sách và quyết toán VĐT dự
án hoàn thành.
+ Cần sớm ban hành và hướng dẫn về nội dung và quy trình
thống nhất trong kiểm soát thanh, quyết toán VĐT
- Đối với UBND thành phố Đà Nẵng
+ Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của công tác
kiểm tra, thanh tra tài chính trong các lĩnh vực.
+ Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phối
hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát tài chính với cac cơ quan chức
24
năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính phát sinh.
+ Hoàn thiện và thực hiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn,
chế độ để làm cơ sở cho việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Đẩy mạnh thực hiện chế độ công khai, ngân sách
KẾT LUẬN
Việc hoàn thiện các quy chế, chính sách về đầu tư XDCB là
việc làm đòi hỏi mang tính thường xuyên và phải nghiên cứu sao cho
mỗi cơ chế, chính sách ban hành phải phù hợp với thực trạng nền
kinh tế và khuyến khích thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư đảm bảo sử dụng
nguồn VĐT một cách tiết kiệm hiệu quả, đúng mục đích, đối tượng là
mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, việc
tìm ra các giải pháp hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý VĐT,
góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn VĐT trong thời điểm
hiện nay là điều hết sức cần thiết.
Dựa trên thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư trong thời
gian vừa qua, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể và một số
kiến nghị về việc thực hiện các giải pháp đó để hoàn thiện công tác
nói trên.
Hy vọng những đề xuất này sẽ góp phần tăng cường quản lý

vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí vốn và nâng cao hiệu quả vốn
đầu tư./.

×