Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ - THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH LƯU TRỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.95 KB, 28 trang )

MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ - SỰ THÁCH THỨC LỚN
ĐỐI VỚI NGÀNH LƯU TRỮ
1. Khái quát về Chính phủ điện tử.
Mấy năm gần, đây trong xu hướng phát triển công nghệ mới đã xuất hiện các khái
niệm trong phạm vi quốc tế và quốc gia, trong đó phải kể đến các thuật ngữ như: "chính phủ
điện tử", "kinh tế tri thức " Riêng hai khái niệm vừa nêu có mối liên quan mật thiết với
nhau.
Thuật ngữ chính phủ điện tử được sử dụng chính thức tại Việt Nam từ sau "Hiệp định
khung ASEAN điện tử" mà Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia được công bố,
nhưng thuật ngữ đó được định nghĩa và giải thích ở các nước khác nhau. Chúng ta có thể
hiểu, chính phủ điện tử là một mô hình tổ chức chính quyền nhà nước có sử dụng công nghệ
mới, đặc biệt là công nghệ thông tin cho các hoạt động của mình, nhằm đạt hiệu quả tối ưu
cho yêu cầu quản lý nhà nước, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên trong xã hội,
thực hiện nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Điều 9 của Hiệp định khung ASEAN điện
tử được ghi là:
1. Các nước thành viên khai thác công nghệ thông tin và viễn thông nhằm đẩy mạnh
sự cung cấp và phân phối dịch vụ của chính phủ;
2. Các nước thành viên sẽ thực hiện các bước cung cấp trên diện rộng các dịch vụ của
chính phủ và các giao dịch trực tuyến qua việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin và
viễn thông nhằm tạo điều kiện kết nối giữa khu vực nhà nước và tư nhân và tăng cường công
khai trong hoạt động của chính phủ;
3. Các nước thành viên sẽ đẩy mạnh hợp tác liên chính phủ bằng cách:
(a) thúc đẩy các phương tiện điện tử trong việc mua sắm các dịch vụ và hàng hoá; và
(b) Tạo điều kiện lưu thông tự do hơn các luồng hàng hoá, thông tin và người dân
trong khu vực ASEAN.
Chính phủ điện tử (Electronic Gouvernment), có thể hiểu theo nghĩa trực tiếp là chính
quyền điện tử, vì cơ chế của nó bao gồm việc hiện đại hoá các hoạt động trong cả hệ thống
chính quyền từ Trung ương đến địa phương, chứ không phải riêng chỉ có chính phủ ở Trung
ương.
Có thể nói, cơ sở vật chất quan trọng nhất của chính phủ điện tử là kết cấu hạ tầng
thông tin quốc gia và các trang bị kỹ thuật để bảo đảm cung cấp các dịch vụ thông tin quản


lý cho chính phủ điện tử. Thông tin không những là cái bảo đảm cho các hoạt động của các
cơ quan của chính phủ mà thông tin phải trở thành sản phẩm của các dịch vụ, trở thành hàng
hoá.
Một xã hội có những đặc điểm nêu trên đang hướng tới một xã hội phát triển nền kinh
tế tri thức, đó là xã hội mà thông tin và tri thức đã trở thành một dạng sản phẩm hàng hoá có
giá trị cao trong nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế tri thức, theo đúng nguyên nghĩa là nền
kinh tế dựa trên tri thức (Knowledge Based Economy). Trong nền kinh tế này, thông tin và
tri thức được kết tinh trong giá trị của hàng hoá, cũng đòi hỏi một sự kết cấu kỹ thuật là kết
cấu hạ tầng thông tin quốc gia với những lao động được đào tạo lành nghề.
2. Mô hình chính phủ điện tử.
Mô hình chính phủ điện tử phải được hiểu từ hai mặt:
Một là, chủ thể của hệ thống chính quyền nhà nước phải được đào tạo đồng bộ; cán
bộ công chức trong hệ thống chính quyền phải là những người nắm được các tri thức về
công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, sử dụng được các thiết
bị kỹ thuật thông tin, kỹ thuật Internet và các kỹ thuật điện tử khác cho mọi công việc hàng
ngày. Từ đó, các công chức hoạt động trong các cơ quan chính quyền các cấp phải được tiêu
chuẩn hoá cao theo đúng yêu cầu công chức của chính phủ điện tử.
Hai là, thiết lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở tài chính bảo đảm cho các hoạt động của
chính phủ điện tử như:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin, trong đó có các hệ thông tin phục vụ
quản lý, điều hành của chính phủ, như hệ thông tin văn bản quy phạm pháp luật làm bản lề
cho các quyết định, hệ thông tin tư liệu tham khảo, hệ thông tin phục vụ điều hành tác
nghiệp, hệ thông tin quản lý nhân sự, hệ thông tin quản lý tài chính, tài sản ;
- Thay đổi phương pháp làm việc, chế độ hội họp truyền thống bằng các hình thức hội
họp điện tử, giao ban điện tử tập trung, hội họp từ xa, các hình thức văn phòng ảo, văn
phòng di động nhờ kỹ thuật thông tin và truyền thông.
- Bảo đảm chế độ tài chính, kỹ thuật cho chính phủ điện tử:
Để thực hiện được các mục tiêu của chính phủ điện tử, một đòi hỏi khách quan là Nhà
nước phải đầu tư ngân sách cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, xây dựng
các cơ sở dữ liệu, đầu tư trang bị kỹ thuật công nghệ thông tin và kỹ thuật truyền thông, xây

dựng các văn phòng, trụ sở làm việc theo mô hình mới, xây dựng các mạng thông tin, chi phí
các dịch vụ truyền thông, dịch vụ Internet
3. Sự thách thức đối với ngành lưu trữ.
a. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ.
Ngành lưu trữ đã sớm tiếp cận vào yêu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ để hiện
đại hoá công tác lưu trữ, trong đó có công nghệ thông tin. Ngay từ giữa những năm 80 của
thế kỷ trước, Cục Lưu trữ Nhà nước đã tham gia vào chương trình tin học quốc gia với đề tài
cấp nhà nước về xây dựng hệ thông tin lưu trữ quốc gia. Những năm tiếp sau, theo Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ, Cục Lưu trữ Nhà nước đã chỉ đạo xây dựng được các hệ quản trị
cơ sở dữ liệu văn thư, lưu trữ để triển khai phổ biến ứng dụng trong toàn quốc. Tại các
Trung tâm lưu trữ quốc gia, các cơ sở dữ liệu đã được xây dựng như: cơ sở dữ liệu Phông
lưu trữ Phủ Thủ tướng, cơ sở dữ liệu Châu bản triều Nguyễn, cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ
ghi âm, cơ sở dữ liệu quản lý tiêu chuẩn ngạch công chức lưu trữ Các trường thuộc Cục
Lưu trữ Nhà nước đã được trang bị các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại để phục vụ việc
giảng dạy các môn tin học và làm giáo cụ thực hành cho các bộ môn khác. Máy tính trong
khối các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước đã được kết nối Internet, nối mạng
diện rộng của Văn phòng Chính phủ và mạng LAN (mạng cục bộ).
Trong phạm vi ngành lưu trữ, hầu hết hệ thống văn thư tại các Bộ, tỉnh đều sử dụng
máy tính để chế bản và đăng ký văn bản thay các sổ đăng ký văn bản truyền thống. Riêng
trong lưu trữ, chỉ có lưu trữ lịch sử mới bước đầu xây dựng được các cơ sở dữ liệu cho tài
liệu lưu trữ, còn lưu trữ hiện hành thì việc ứng dụng máy tính chưa được nhiều.
Nhìn chung, ngành lưu trữ đã tiếp cận công nghệ thông tin hoà chung trào lưu của cả
nước, song điểm yếu kém, bất cập thể hiện ở các mặt sau:
- Hầu hết các cơ sở dữ liệu được xây dựng ở các cơ quan lưu trữ thường được thực
hiện qua các dự án và đề tài, chưa gắn chặt yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động hành chính, hoạt đông sự nghiệp hàng ngày của các cơ quan lưu trữ. Điều đó thể hiện ở
chỗ, nhiều cơ sở dữ liệu được nghiệm thu, sau đó bị "đắp chiếu" để đó, không được đưa vào
sử dụng để tra cứu phục vụ khai thác của độc giả. Có cơ quan đã tổ chức xây dựng cơ sở dữ
liệu và quản lý trên đĩa CD - ROM, cơ sở dữ liệu quản lý nhân sự, rất tốn kém thời gian và
kinh phí, nhưng hầu như sau đó được lưu giữ vào kho. Các công trình này đều kết thúc khi

dự án hết tiền hoặc hết hạn thực hiện dự án; cơ quan lưu trữ không tiếp quản đưa vào sử
dụng.
- Các thiết bị phần cứng trang bị cho các cơ quan lưu trữ còn quá ít, thậm chí nhiều
Trung tâm lưu trữ tỉnh không có máy tính. Máy tính chỉ được trang bị phục vụ điều hành và
khai thác thông tin trên mạng cho lãnh đạo văn phòng hoặc để đánh máy văn bản thay máy
chữ. Lý do vậy, không hẳn vì các tỉnh không có tiền để mua máy tính cho lưu trữ, mà cơ bản
vì những người làm lưu trữ chưa thuyết minh được tính cấp bách của việc sử dụng máy tính
cho lưu trữ và lúng túng không biết máy tính sẽ giải quyết được những vấn đề gì trong kho
lưu trữ. Một số tỉnh thành lập Trung tâm lưu trữ và công nghệ thông tin, tuy phần công nghệ
thông tin có được chú ý hơn, nhưng lại xem nhẹ các hoạt động lưu trữ, không chú ý quản lý
công tác lưu trữ theo thẩm quyền của tỉnh, không chỉ đạo các nguồn nộp lưu giao nộp tài liệu
vào lưu trữ để bảo quản và khai thác phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu của tỉnh. Như vậy,
Trung tâm lưu trữ và công nghệ thông tin tuy có được thành lập, nhưng không thực thi được
chức năng, nhiệm vụ đã quy định trong Thông tư số 40/1998/TT-TCCP ngày 24/01/1999 về
việc "hướng dẫn tổ chức lưu trữ ở cơ quan nhà nước các cấp" của Ban Tổ chức - Cán bộ
Chính phủ.
- Một phần cán bộ quản lý công tác lưu trữ các cấp, trong đó có cả chuyên vieen
chính lưu trữ chưa đáp ứng đủ trình độ quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
lưu trữ. Vì vậy trong quá trình đi kiểm tra, hướng dẫn các đối tượng quản lý thường né tránh
chỉ đạo hướng dẫn công nghệ thông tin, hoặc nếu mạnh dạn chỉ đạo công việc này thì đều
chỉ đạo thiếu chính xác, hoặc không ủng hộ chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác lưu trữ.
b. Những thách thức đối với ngành lưu trữ.
- Trước hết hoạt động của chính phủ điện tử tạo ra ngày càng nhiều các loại tài liệu
không truyền thống. Hiện tại, chúng ta đã được nghe các tên tài liệu mới: tài liệu đọc bằng
máy, tài liệu điện tử Nhưng với sự hoạt động của mô hình chính phủ đã nêu trên, thì tài
liệu được sản sinh ra không chỉ có thế, mà còn nhiều loại phức tạp hơn. Đối tượng thu thập,
bổ sung và bảo quản đối với các kho lưu trữ không phải là hồ sơ lưu trữ băng giấy, mà là các
vật mang tin khác nếu không có đội ngũ cán bộ được đào tạo mới thì không thể thu được tài
liệu về kho lưu trữ. Việc quản lý thông tin tài liệu điện tử lại là điều phức tạp nhất. Trong

kho lưu trữ, bất kể là loại hình tài liệu gì, đều có tài liệu mật, tài liệu quý hiếm Tài liệu đó
ở dạng tài liệu điện tử, nếu không được quản lý chặt chẽ thì chỉ trong vài phút, có thể bị sao
chụp chộm hết.
- Mô hình chính phủ điện tử tạo ra kết cấu mới của tài liệu lưu trữ. Tổ chức tài liệu
lưu trữ truyền thống thể hiện rất rõ trong mối quan hệ hệ thống trong Phông lưu trữ quốc gia
Việt Nam, trong đó nguyên tắc xuất xứ, nguyên tắc không phân tán phông lưu trữ được thể
hiện rất rõ trong việc quản lý tài liệu lưu trữ. Nhưng thông tin phục vụ cho hoạt động của
chính phủ điện tử không phải chỉ là các phông lưu trữ, mà là cơ sở hạ tầng thông tin quốc
gia, bao gồm những cơ sở dữ liệu là chủ yếu và hệ truyền thông phục vụ quản lý, cung cấp
thông tin cho chính phủ điều hành đất nước. Về tổ chức và nhân sự, các nhà quản lý làm
việc không chỉ phải cần sự trợ giúp của các đơn vị chức năng, của thư ký hoặc trợ lý, mà cần
sự trợ giúp của cơ sở dữ liệu và hệ truyền thông. Qua đó, kết cấu hồ sơ lưu trữ không phải
như cũ: văn bản nguồn, văn bản phát sinh qua thực hiện chỉ thị từ thông tin văn bản nguồn
và tổ hợp các văn bản liên quan với nhau thành hồ sơ. Các dịch vụ thông tin của mô hình
chính phủ điện tử tạo điều kiện cho các nhà quản lý đi con đường tắt để nhanh chóng đến kết
quả của quản lý. Vì thế, kết cấu giá trị vật lý của tài liệu bị phá vỡ. Hơn nữa, trật tự tài liệu
của các cơ quan, đơn vị hình thành phông cũng không còn chặt chẽ như tài liệu truyền thống
vì các cơ quan của chính phủ điện tử có chung nhiều "hồ sơ tài liệu" điện tử thông qua các
thông tin trên dịch vụ truyền thông. Ngay từ 5 năm trở lại đây, việc khai thác thông tin phục
cụ quản lý trên Mạng diện rông của Văn phòng Chính phủ đã là rất phổ biến đối với nhiều
cơ quan trung ương và địa phương, nhưng thông tin này mới hạn chế ở phạm vi văn bản quy
phạm pháp luật. Theo Đề án xây dựng hệ thông tin quản lý của Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ tại Văn phòng Chính phủ giai đoạn 2001 - 2005 thì nội dung hệ thống cơ sở dữ
liệu tại Văn phòng Chính phủ rất đa dạng, như:
- Cơ sở dữ liệu phân tích tổng hợp về đân cư;
- Cơ sở dữ liệu phân tích về lao động, việc làm và các vấn đề về xã hội;
- Cơ sở dữ liệu phân tích về nguồn vốn đầu tư;
- Cơ sở dữ liệu về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu phân tích về quốc phòng, an ninh;


- Mô hình chính phủ điện tử đòi hỏi kỹ thuật mới trong việc phục vụ khai thác, sử
dụng tài liệu lưu trữ của các kho lưu trữ. Cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính phủ
và các độc giả khác đòi hỏi các cơ quan lưu trữ phải phục vụ từ xa trong hệ thống viễn
thông, truy cập tài liệu lưu trữ trên Internet cộng đồng hoặc Internet nhà riêng; hoặc nếu độc
giả đến kho lưu trữ thì cũng đòi hỏi việc tra tìm tài liệu lưu trữ theo phương pháp tự động
hoá trên mạng cục bộ thay cho việc tra tìm tài liệu trên thẻ và trong mục lục trước đây.
- Từ những vấn đề nêu trên, mô hình chính phủ điện tử tạo ra sự thách thức lớn nhất
là vấn đề cán bộ, công chức lưu trữ. Với chương trình đào tạo cán bộ lưu trữ hiện nay, hầu
hết những người đã tốt nghiệp đại học và trung cấp lưu trữ ra trường đều không sử dụng
được máy tính để quản lý lưu trữ, trừ một số sinh viên viết luận văn về ứng dụng công nghệ
thông tin trong lưu trữ. Vì vậy, thông thường các cơ quan lưu trữ lớn đều tuyển dụng một số
cán bộ chuyên tin, nhưng số cán bộ này phải mất nhiều năm mới tiếp cận được việc ứng
dụng tin học vào chuyên ngành lưu trữ. Với tình trạng đội ngũ cán bộ lưu trữ như vậy, nếu
không có chiến lược cán bộ lưu trữ theo mô hình chính phủ điện tử thì rõ rằng, vào thập kỷ
tới ngành lưu trữ sẽ bị khủng hoảng về cán bộ.
- Mô hình Chính phủ điện tử còn đòi hỏi sự trang bị mới về cơ sở thiết bị tin học và
thiết bị truyền thông. Điều khó khăn là nhiều nhà quản lý trong ngành lưu trữ nhầm lẫn trong
quan niệm về tính hiệu quả của công nghệ thông tin. Họ cho rằng, đầu tư nhiều thiết bị máy
tính là thực hiện được yêu cầu hiện đại hoá công tác lưu trữ. Việc mua đủ máy cho các kho
lưu trữ là rất khó trong điều kiện hiện nay. Nhưng khi các kho lưu trữ lớn có một dự án thì
lại chỉ chú ý đến việc mua máy, trong khi đó không chú ý đồng bộ đến việc xử lý thông tin
tài liệu tiền máy, chưa chú đến yêu cầu thiết kế hệ thống cơ sơe dữ liệu và đào tạo cán bộ để
sử dụng tối đa khả năng của máy. Hiện trạng này sẽ gây ra tổn thất về kinh phí, bởi trong
thời đại hiện nay, máy tính điện tử là một trong các loại thiết bị công nghệ có độ hao mòn vô
hình cao nhất. Tuy vậy, việc đổi mới trang bị kỹ thuật trong các kho lưu trữ là cần thiết; các
cơ quan lưu trữ phải có máy tính, nhưng trong quá trình trang bị kỹ thuật máy tính, phải tiến
hành đồng bộ việc đào tạo người sử dụng máy tính và gắn với quá trình sử lý tài liệu lưu trữ.
4. Sự chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin hiện nay để tiếp cận vào mô hình chính
phủ điện ử
Nắm bắt được vai trò quan trong của công nghệ thông tin đối với việc xây dựng và

phát triển đất nước, ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Chủ trương này được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội Đảng IX của Đảng. Để
triển khai Chỉ thị quan trọng của Đảng, ngày 24/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-
CT/TW của Bộ Chính trị và ngày 25/7/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
112/2001/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001
- 2005. Về công nghệ thông tin và viễn thông, ngày 23/8/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet. Sự chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước trong các văn bản đã nêu, tạo tiền đề cho việc phát triển nhanh ngành
kinh tế thông tin của nước ta và là bước khởi đầu quan trọng để tiến tới xây dựng một mô
hình chính phủ điện tử.
Nắm bắt tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin,
từ cuối năm 2001, Cục Lưu trữ Nhà nước đã chú ý đồng bộ các biện pháp phát triển ứng
dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ. Một trong các biện pháp quan trọng là xác lập tổ
chức hệ thống quản lý công tác này trong một đề án tổng thể chung. Theo dự thảo Đề án: tại
Cục Lưu trữ Nhà nước lập Trung tâm tin học văn thư lưu trữ; riêng ở các Trường Trung học
lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng, thành lập các Trung tâm tin học và ở các Trung tâm lưu trữ
quốc gia, thành lập các Phòng tin học và công cụ tra cứu.
Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢNG
THỜI HẠN BẢO QUẢN ĐỐI VỚI LƯU TRỮ LỊCH SỬ
PGS-TS. Duong Van Kham
1.Khái quát về thời hạn bảo quản và bảng thời hạn bảo quản.
Thời hạn bảo quản là khoảng thời gian mà hồ sơ, tài liệu đã kết thúc giai đoạn văn thư
nhưng còn cần lưu giữ tại kho lưu trữ hiện hành của cơ quan có tài liệu để phục vụ yêu cầu
tra cứu, kiểm tra các vấn đề phát sinh của công việc đã kết thúc. Những công việc khác nhau
dẫn đến thời hạn bảo quản của tài liệu hình thành trên công việc đó khác nhau. Ví dụ, tài liệu
có thời hạn bảo quản 5 năm, 7 năm, 10 năm Số liệu đó cần được ghi vào hồ sơ tài liệu khi
tài liệu được giao nộp vào lưu trữ. Đây là một công việc rất khó đối với cơ quan có tài liệu.
Vì vậy, để các cơ quan ghi thống nhất thời hạn bảo quản, các ngành, cơ quan, tổ chức cần có

bảng thời hạn bảo quản. Bảng thời hạn bảo quản có vai trò hướng dẫn ghi thời hạn bảo quản
cho từng hồ sơ tài liệu.
2. Hệ thống lưu trữ và bảng thời hạn bảo quản.
Do nhu cầu bảo quản tài liệu phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu, Nhà nước tổ
chức hệ thống các kho lưu trữ gồm lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử và lưu trữ cố định
chuyên ngành.
Lưu trữ hiện hành là lưu trữ hiện diện có mặt ở từng cơ quan, tổ chức, có chức năng
bảo quản tài liệu còn giá trị hiện hành trước khi tài liệu đã kết thúc giai đoạn văn thư và giao
nộp vào lưu trữ lịch sử. Tài liệu của lưu trữ hiện hành phục vụ khai thác, sử dụng thực hiện
chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan có tài liệu. Bất kể thời hạn của hồ sơ, tài liệu khác nhau,
nhưng thời hạn giao nộp của hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử được quy định thống nhất là
10 năm ở cơ quan tổ chức Trung ương và 5 năm ở cơ quan, tổ chức địa phương kể từ năm hồ
sơ, tài liệu được giao nộp vào lưu trữ hiện hành.
Lưu trữ lịch sử là lưu trữ bảo quản cố định tài liệu có giá trị lịch sử. Lưu trữ lịch sử
được tổ chức trong một hệ thống với các lưu trữ hiện hành, trong đó các lưu trữ hiện hành
nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử trong một khu vực hành chính - lãnh thổ nhất định. Đây là
khu vực thẩm quyền thu thập, bổ sung tài liệu của lưu trữ lịch sử. với chức năng của lưu trữ
lịch sử như vậy, Nhà nước tổ cứ các lưu trữ lịch sử ở Trung ương là ba Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Lưu trữ tỉnh và thành phố trực thuộc
Trung ương thuộc Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và lưu trữ huyện thộc Văn
phòng ủy ban nhân dân huyện.
Lưu trữ cố định chuyên ngành là lưu trữ bảo quản tài liệu lâu dài, do giá trị hiện hành
của tài liệu kéo dài hơn tài liệu của lưu trữ hiện hành. Thời hạn giao nộp của lưu trữ cố định
chuyên ngành là 30 năm kể từ năm tài liệu được giao nộp vào lưu trữ cố định chuyên ngành,
trừ tài liệu chưa giải mật và tài liệu còn giá trị hiện hành.
3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Bảng thời hạn bảo quản đối với lưu trữ lịch sử
Bảng thời hạn bảo quản là công cụ xác định giá trị tài liệu của các cơ quan, tổ chức
lưu trữ. Ý nghĩa đó được thể hiện như sau: Trong tổng số tài liệu của một ngành, hoặc một
cơ quan, tổ chức, người ta phân ra các nhóm giá trị bảo quản khác nhau theo hai mức độ
phân loại:

Mức độ thứ nhất, phân từng hồ sơ, tài liệu ra các loại thời hạn bảo quản khác nhau.
Mức độ này, bảng thời hạn bảo quản chỉ được dùng cho lưu trữ hiện hành để ghi thời hạn
bảo quản cho từng hồ sơ, tài liệu khi tài liệu đó kết thúc giai đoạn văn thư và được giao nộp
vào lưu trữ hiện hành. Ở đây, bảng thời hạn bảo quản tương tự như danh mục hồ sơ có thời
hạn bảo quản.
Mức độ thứ hai, toàn bộ hồ sơ, tài liệu của một ngành, một cơ quan được phân ra các
nhóm và ghi vào bảng thời hạn bảo quản, như hồ sơ, tài liệu có thời hạn bảo quản: vĩnh viễn,
lâu dài và có thời hạn (tạm thời). Đối với một lưu trữ lịch sử, việc phân loại theo mức độ thứ
hai là rất quan trọng vì nễuác định giá trị tài liệu từ trước khi tài liệu được thu thập vào lưu
trữ lịch sử, khảng định đầu vào khả quan của tài liệu.
Phương pháp áp dụng bảng thời hạn bảo quản này là: Tại lưu trữ hiện hành, để chuẩn
bị cho việc giao nộp vào lưu trữ, gười ta lập ba danh ục tài liệu:
-Tài liệu có thời hạn bảo quản vĩnh viễn;
- Tài liệu có thời hạn bảo quản lâu dài;
- Tài liệu có thời hạn bảo quản có thời hạn ngắn (tạm thời).
Đương nhiên, việc khai thác tài liệu còn giá trị hiện hành cho cơ quan, tổ chức sản
sinh ra tài liệu thì bất kể tài liệu nào, đều có vài trò quan trọng, nhưng việc chuẩn bị tài liệu
để giao nộp vào lưu trữ lịch sử, thì chỉ tập trung vào danh mục tài liệu có thời hạn bảo quản
vĩnh viễn và tài liệu có thời hạn bảo quản lâu dàiủniêng tài liệu có thời hạn bảo quản lâu dài
thì
Kỷ niệm 100 năm Đông kinh Nghĩa thục,
BÀI HỌC VỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC VÀ
"THỰC HỌC THỰC NGHIỆP" TRONG LƯU TRỮ
PGS-TS. Dương Văn Khảm
Cách đây đúng 100 năm, năm 1907, một sự kiện đáng ghi nhớ đối với nền giáo dục
nước ta là Đông Kinh Nghĩa thục được thành lập, một trường tư thục đầu tiên dạy nghĩa, với
ý thức chuyển đổi nội dung và phương thức giáo dục Việt Nam, nhằm phát triển xã hội.
Đông Kinh Nghĩa thục thực chất là một trường học phục vụ yêu cầu cải cách xã hội Việt
Nam vào đầu thế kỷ thứ 20 (Đông Kinh là tên Hà Nội cũ. Nghĩa thục là Trường làm việc
nghĩa).

Cùng với phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan
Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Đông Kinh Nghĩa thục đã đóng một vai trò
quan trọng trong việc động viên lòng yêu nước và mở đầu cho cho công cuộc cách tân nước
nhà. Trường có ảnh hưởng lớn và đã trở thành một phong trào cách mạng- Phong trào Đông
Kinh Nghĩa thục.
Năm Đinh Mùi, tháng 3/1907, Đông Kinh Nghĩa thục được khai giảng tại nhà số 4
phố Hàng Đào Hà Nội với hai lớp, khoảng 70 học sinh. Ban đầu, người tham gia học phần
đông là con cháu của các hội viên sáng lập trường. Đây là căn nhà của cụ Lương Văn Can,
Thục trưởng (Hiệu trưởng) của trường. Đến tháng 5/1907, Thống sứ Bắc kỳ mới chính thức
cấp giấy phép cho trường hoạt động. Khi người học đông, trường phải mượn thêm căn nhà
số 10 gần đó cho các lớp học, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng trường. Lúc phát triển nhất,
trường có 40 lớp, với trên 1000 học sinh. Đây là trường tư thục, nhưng học sinh đến học đều
miễn phí.
Phỏng theo mô hình Khánh ứng Nghĩa thục của Nhật bản, Đông Kinh Nghĩa thục chủ
trương đưa tư tưởng dân chủ và văn minh phương Tây thay cho kinh điển nho gia, để
chuyển đổi giáo dục quốc dân, chấn hưng công nghệ và canh tân đất nước. Mục tiêu cơ bản
của trường là bỏ tư tưởng Khổng giáo, Tống nho, Hán nho. Du nhập tư tưởng tư sản mới,
phát triển văn hoá, thúc đẩy sử dụng chữ quốc ngữ. Đông Kinh Nghĩa thục đã tấn công vào
nền giáo dục phong kiến không còn phù hợp, tấn công vào kiểu học theo lối tầm chương
trích cú, lối khoa cử và vào thái độ tự cao tự đại, cố chấp, bảo thủ, tư duy hẹp hòi của đám
hủ nho. Các nhà Nghĩa thục đã nhận thấy cần phải truyền thụ cho mọi người một tư duy
công nghiệp để thay đổi lối sản xuất lạc hậu, cầu may. Ngoài ra, Đông Kinh Nghĩa thục hoạt
động như một tổ chức cách mạng bán công khai, tập hợp các lực lượng yêu nước để tạo
thành trung tâm vận động văn hoá mang tính chất dân tộc, dân chủ. Thông qua các hoạt
động ngoại khóa, nhà trường tố cáo chính sách ngu dân thâm độc của thực dân Pháp. Qua
đó, hướng tới mục đích cuối cùng là đấu tranh giải phóng dân tộc, dành độc lập tự do cho đất
nước.
Trường được tổ chức theo mô hình mới, khác hẳn những trường chữ nho cũ; không
giống các trường Pháp - Việt đương thời. Trường dậy chức quốc ngữ là chính, kèm theo một
phần chữ Hán và chữ Pháp. Các môn học bao gồm: Văn học, Sử ký, Toán học, Địa lý nước

nhà, Khoa học thường thức, Luân lý cách trí, Thể dục Tôn chỉ học thuật của trường còn
hướng tới ba điều: "Một là học làm người, làm quốc dân"- yêu nước, chăm lo xây dựng đất
nước; hai là "học trị sinh"- chăm lo cuộc sống lành mạnh hàng ngày; ba là "học vệ sinh"-
chăm lo thân thể, sức khoẻ. Nền giáo dục mới của Đông Kinh Nghĩa thục hướng trọng tâm
là:
- Học chức quốc ngữ. Yêu cầu học chữ quốc ngữ đã được đưa vào thơ ca, trong đó có
câu "Chữ quốc ngữ là hồn của nước"
- Học theo phương pháp mới. Trong cuốn "Văn minh tân học sách" có viết "cho phép
học trò bàn bạc đối đáp tự do "
- Chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu gia đình, làng xóm.
Một số sách giáo khoa được in chính thống như: "Nam quốc vĩ nhân","Nam quốc giai
sự", Việt Nam quốc sử lược”, "Quốc dân độc bản", "Luân lý giáo khoa" Nội dung các
cuốn sách hướng tới giáo dục truyền thống lịch sử và tinh thần dân tộc, đạo đức làm người,
nghĩa vụ đối với nước, đối với muôn loài Đặc biệt, Đông Kinh Nghĩa thục rất chú ý giáo
dục ý thức học lịch sử nước nhà để noi gương tổ tiên.
Về tổ chức, Đông Kinh Nghĩa thục có bốn ban hoạt động:
- Ban giáo dục
Nhiệm vụ của Ban là mở lớp học và dạy học. Tuy vậy, trường chưa có chương trình
học chính thống cho từng cấp học. Về cơ bản, trường có ba cấp học. Tiểu học dạy cho những
người mới học quốc ngữ; trung học và đại học dạy cho những người đã thông chữ Hán,
muốn học chữ Pháp. Các cấp học chủ yếu căn cứ vào trình độ hiểu biết của học sinh. Vì vậy,
tuổi học sinh trong cùng lớp không đồng đều.
- Ban tài chính
Trường không thu học phí của học sinh. Giáo viên trong thời gian đầu không nhận
lương, nhưng trường dựa vào các khoản "lạc trợ" của hội viên và những người hảo tâm yêu
nước và các khoản đóng góp tự nguyện của học sinh nên cần có một ban chuyên môn quản
lý tài chính. Thời gian sau, trường còn mở các tiệm buôn bán và kinh doanh nhằm khuếch
trương thực nghiệp, cổ động cải cách kinh doanh, đồng thời tăng thêm nguồn thu cho
trường. Khi kinh phí dồi dào, trường cấp giấy bút miễn phí cho học sinh và trả lương cho
giáo viên.

- Ban cổ động diễn thuyết và bình văn
Ban phụ trách hai tờ báo là "Đăng cổ tùng báo” và "Đại Việt tân báo", là cơ quan
ngôn luận của trường nhằm tuyên truyền cải cách, bài trừ hủ tục. Ban còn thường xuyên tổ
chức các buổi điễn thuyết về các ngày lễ, về các bậc vĩ nhân, bình văn. Các hoạt động này
đều có nội dung yêu nước, kêu gọi đoàn kết, bài trừ lối học cũ, mở mang các nghề công
thương, sống theo lối mới Các hoạt động ngoại khoá của trường thu hút được đông đảo
người tham gia nghe, trong đó có cả quan lại, binh lính, viên chức. Văn thơ Đông Kinh
Nghĩa thục có những câu mô tả hoạt động ngoại khoá là:
"Buổi diễn thuyết người đông như hội,
Kỳ bình văn khách tới như mưa"
- Ban trước tác
Nhiệm vụ của ban là biên soạn, dịch thuật tài liệu học tập, tài liệu tuyên truyền. Ban
xuất bản những tài liệu Tân thư được xem như các Cương lĩnh hành động của các sỹ phu.
Sách giáo khoa chữ Hán được in bản gỗ, trên giấy gió làng Bưởi, như "Nam quốc địa dư",
"Nam quốc vĩ nhân truyện", "Quốc dân độc bản" Một số sách quốc ngữ in bằng thạch.
Ban đầu, bọn thống trị Pháp tưởng Đông Kinh Nghĩa thục chỉ là một tổ chức có tính
chất cải lương, nên đã cấp giấy phép cho trường hoạt động. Sau đó, chúng đã nhận thấy mối
nguy hiểm của trường đối với chế độ thực dân của chúng. Vì vậy, chúng đã coi Đông Kinh
Nghĩa thục là "cái lò phiến loạn" thật sự ở Bắc kỳ và chúng đã thẳng tay đàn áp. Tháng 12
năm 1907, chúng ra lệnh đóng cửa trường và lần lượt bắt giam những người chủ trì. Hiệu
trưởng Lương Văn Can bị đưa đi an trí 10 năm trên đất Cao Miên (Cam-Pu-Chia). Nhà huấn
đạo Nguyễn Quyền, nhân vật số hai, bị đầy ra Côn Đảo, sau về an trí ở Bến Tre. Một số sỹ
phu khác bị giam cầm, hoặc bị giám sát, cấm hoạt động.
Phong trào Đông Kinh Nghĩa thục, một sự kiện nổi bật trong năm Đinh Mùi đầu thế
kỷ 20, tuy không tồn tại được lâu, nhưng đã ghi lại một dấu ấn trên trang sử cách mạng Việt
Nam. Cùng với phong trào Đông Du và Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa thục đóng vai trò quan
trọng trong việc động viên lòng yêu nước, đồng thời mở đầu cho công cuộc cách tân văn
hoá, giáo dục nước nhà.
Khi nghiên cứu về Đông Kinh Nghĩa thục, có nhiều tác giả đã phân tích, rút ra những
bài học để so sánh với yêu cầu cải cách giáo dục hiện nay từ người thật, việc thật của một sự

kiện cách đây một thế kỷ.
Bài học đầu tiên là giáo dục lòng yêu nước, phát triển văn hoá dân tộc. Trong bối
cảnh chính trị xã hội thời bấy giờ, các nhà Nghĩa thục đã tiếp thu văn hoá nước ngoài một
cách có lựa chọn, đã chú ý giáo dục tinh thần dân tộc Việt Nam thông qua lịch sử Việt
Nam Những ý tưởng Đông Kinh Nghĩa thục đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và đã
trở thành một trong những cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã từng cảnh báo: "Coi
trừng, có nhiều người Việt Nam lại không hiểu rõ lịch sử đất nước, con người và những cái
vốn quý báu của mình bằng người nước ngoài ". Điều này, ở một mức độ nào đó, Đông
Kinh Nghĩa thục đã chú ý. Nhưng, trong thực tế xã hội ta thấy, trong thời kỳ hội nhập, kinh
tế thị trường, không ít sự tiếp nhận văn hoá nước ngoài một cách xô bồ, lai căng, mất gốc,
khiến nhiều người lo lắng. Tình trạng sử dụng tiếng nước ngoài một cách quá mức cần thiết,
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt; tình trạng tiếp thu văn hoá nước ngoài qua phim ảnh
hơn văn hoá truyền thống, lịch sử Việt Nam; chất lượng thi môn lịch sử đạt mức thấp nhất
trong thập kỷ này trong giới học sinh, sinh viên là hồi chuông báo động đối với việc giáo
dục tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ của nước ta hiện nay.
Bài học thứ hai là công nghiệp hoá phát triển kinh tế đất nước phải gắn với giáo dục
tính nhân văn của con người.
Các nhà canh tân của Đông Kinh Nghĩa thục chủ trương bỏ lối sản xuất lạc hậu theo
cầu may, thay vào đó là mở rộng phát triển kinh tế theo mô hình phương tây. Nhưng bên
cạnh việc phát triển kinh tế, họ đã thực hiện giáo dục một tư duy công nghiệp hiện đại cho
mọi người, hay nói một cách khác, phải giáo dục văn hoá hiện đại phù hợp với mặt bằng của
nền công nghiệp. Nếu không có được “mặt bằng” đó, thì sẽ xẩy ra những thảm hại như
Phạm Toàn đã viết trong bài bài “Kỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa thục”, tháng 5 năm
2007 là nếu chúng ta không chú ý giáo dục văn hoá trong hiện đại hoá thì sẽ dẫn tới người
dân có tiền, nhưng dân trí vẫn thấp để “ có mô tô thì đem ra đua xe trái phép, có giàn âm
thanh thì chỉ để đem ra “lắc”, có tiền thì ê hề tham nhũng và đánh bạc”
Bài học thứ ba từ Đông Kinh Nghĩa thục tạo đội ngũ thầy giáo có lương tâm.
Thục trưởng Lương Văn Can là một tấm gương mẫu mực bởi sự không vụ lợi, yêu
quý học trò, tâm huyết với trường của cụ. Cụ đã dốc trí tuệ, của cải để mở trường và tự bỏ
tiền thanh toán các khoản nợ khi trường bị đóng cửa. Uỷ viên Ban Tu thư Nguyễn Hữu Cầu,

một trong các thầy giáo sáng lập trường, sau 5 năm bị giặc pháp bắt tù đầy, về làm nghề
đông y; khi sắp mất năm 1946, còn dặn vợ con đem hầu hết số tiền kiếm được và cả hiệu
thuốc để góp vào quỹ quốc phòng.
Ngày nay chúng ta đã phát động phong trào “nói không với tiêu cực”, bởi vì trong xã
hội đã nẩy sinh không ít tiêu cực. Ngoài ra, lợi dụng chủ trương “xã hội hoá công tác giáo
dục”, nhiều người đã thương mại hoá giáo dục, làm mất đi những tinh hoa, bản chất tốt đẹp
của nghề sư phạm, làm tổn hại đến mối quan hệ thầy trò.
Bài học thứ tư là “Thực học thực nghiệp”.
Chúng ta không phản đối việc tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức thông qua bằng cấp
đào tạo. Nguyên lý “thực học thực nghiệp” là một trong những yêu cầu đã được áp dụng
trong cải cách giáo dục trong suốt hơn một thập kỷ qua với phương châm "học đi đôi với
hành". Nhưng kết quả đó không được nhiều và để ngày nay chúng ta vẫn phải phát động
phong trào “nói không với tiêu cực” trong giáo dục. Chỉ lấy ví dụ trong ngành lưu trữ ta
thấy, so với các nước trong khu vực, tỷ lệ người có bằng Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ trong
ngành lưu trữ Việt Nam phải nói là xếp vào loại siêu cường. Thế nhưng, ta vẫn phải mời
chuyên gia các nước có nền học vấn về lưu trữ thấp hơn đến giảng dạy. Nhiều vấn đề nẩy
sinh trong lưu trữ, ta vẫn không hoá giải nổi, để hàng năm Nhà nước phải cấp một khoản
ngân sách lớn cho các chuyến đi khảo sát, học tập ở nước ngoài. Có chăng ta đã lạm phát
Thạc sỹ, Tiến sỹ, lạm phát về các bằng cấp xuất sắc, để sau khi học xong, lại phải làm cái
việc là cử đi các nước để học lại tri thức của các nhân viên được đào tạo thấp hơn mình. Vậy
có phải nền giáo dục đã xa rời nguyên lý “thực học thực nghiệp” để sản sinh ra đội ngũ
không có khả năng thực nghiệp, để phải đào tạo lại tốn tiền. Phải chăng chúng ta đã “xa rời
cái triết lý đã từng được khởi động trong công cuộc Duy Tân cách đây hàng thế kỷ?”
Tài liệu tham khảo:
1.Hồ Mậu Đường: Vai trò, tác động của Đông Kinh Nghĩa thục và liên hệ với cải
cách giáo dục hiện nay,
2.Website Wikipedia. Đông kinh nghia thuc.org. com,
3.Phạm Toàn: Kỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa thục, 5/2007,
4.Phan Ngọc Liên: Báo cáo khoa học trong Hội thảo ngày 23.5.2007 “Đông Kinh
Nghĩa thục với việc giáo dục tinh thần dân tộc”

5.Chương Thâu: Đông Kinh Nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ
XX, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1982,
6.Văn thơ Đông Kinh Nghĩa thục, NXB Văn hoá , Hà Nội, 1997,
7.Dương Trung Quốc: Đông Kinh Nghĩa thục với triết lý giáo dục. Báo cáo gửi hội
nghị “Triết lý giáo dục” tháng 10/2007,
8.Nguyễn Văn Tố: Một đại sỹ phu (cụ Nguyễn Hữu Cầu), Báo "Le Peuple" ngày
04/8/1946, Nguyễn Chí Công Cẩn dịch,
9.Phong trào Đông Du và Đông Kinh Nghĩa thục, Website tiengnoitre.com.
Nguyên tắc xuất xứ và lý thuyết về phân loại tài liệu
1. Sự xuất hiện tài liệu và khoa học lưu trữ.
Xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: xã hội nguyên thủy, xã hội nô
lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản và xã hội cộng sản. Tài liệu chỉ xuất hiện từ khi trong xã
hội loài người hình thành nhà nước và giai cấp, đó là xã hội nô lệ; tài liệu với tư cách là công
cụ quản lý kinh tế, đấu tranh giai cấp, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị - giai cấp chủ
nô. Nền văn minh chữ viết ban đầu còn rất đơn sơ; với mục đích ghi chép thông tin, như ghi
các sản phẩm thừa, ghi chép việc sở hữu nô lệ con người đã sử dụng các vật mang tin bất
kỳ để ghi chép như mặt cát, tre, gỗ, đất nung, thạch cao và sau này là da thú, giấy senlulo
Tuy vậy, đến ngày nay, hầu như loài người không còn lưu giữ được tài liệu từ thời kỳ nô lệ
có vật mang tin mềm, mà chỉ giữ lại được tài liệu thời kỳ đó trên đất nung, thạch cao, phổ
biến là các kho văn tự tại vùng Trung cận Đông. Như vậy, tài liệu thời kỳ phong kiến ghi
trên giấy da, giấy senlulo được coi như có niên đại lâu nhất của các quốc gia.
Tài liệu lưu trữ cổ nhất của Việt Nam là năm 1488, thế kỷ thứ XV, thời hậu Lê. Đây
mới chỉ là Sắc phong của Bộ Lại cấp cho một quan chức trong Triều đình, chưa phải là tài
liệu quản lý nhà nước. Tuy vậy, dân tộc Việt Nam vẫn biết đến lịch sử của mình thông qua
các Bộ sử còn để lại, như các Bộ Quốc sử nổi tiếng: "Đại Việt Sử ký Toàn thư" do nhóm tác
giả Lê Văn Hưu, Phan Phu tiên, Ngô Sĩ Liên biên soạn năm 1272- 1697; "Khâm định Việt
sử Thông giám Cương mục" do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn vào khoảng năm
1856- 1881
Riêng tài liệu phản ánh một nền hành chính nhà nước của nước ta chỉ còn lưu giữ lại
được từ năm 1802, thời kỳ Nguyễn Phúc ánh, con của Nguyễn Phúc Luân lên ngôi, có Niên

hiệu là Gia Long và Thụy hiệu là Cao Hoàng Đế. Việc lưu giữ được tài liệu cổ nhất của một
dân tộc là một trong các tiêu chuẩn đánh giá nền văn minh về văn hóa của dân tộc đó. Đa số
các nước trong khu vực Đông Nam Á bảo quản được tài liệu cổ nhất từ thế kỷ thứ VII sau
công nguyên; cá biệt có nước giữ lại được tài liệu cổ nhất là thế kỷ thứ III sau Công nguyên.
Dưới các triều đại phong kiến ở các nước, chưa hình thành một bộ môn khoa học về
lưu trữ. Tài liệu lưu giữ được chủ yếu ở chính quyền Trung ương, như thời kỳ nhà Nguyễn ở
nước ta, gồm các khối tài liệu châu bản, mộc bản, địa bạ, sách hán nôm, được lưu giữ liên
thông theo thời gian tại tàng thư của triều đình. Còn ở địa phương, tài liệu lưu trữ thời kỳ
phong kiến chủ yếu còn lại ở các gia đình, dòng họ như gia phả, tộc phả, bằng, sắc
phong Toàn bộ tài liệu ở các tàng thư được sắp xếp liên thông theo thời gian sản sinh ra tài
liệu, theo loại hình tài liệu và theo nội dung của tài liệu. Sự sắp xếp và quản lý tài liệu thời
kỳ phong kiến như vậy đôi khi trùng lặp ngẫu nhiên với các nguyên tắc quản lý tài liệu sau
này, ví dụ như, tài liệu quản lý theo thời gian, cũng là quản lý theo nguồn tập trung, tức là
theo triều đại, mà triều đại lúc đó mang tính chất trung ương tập quyền. Như vậy, cách sắp
xếp tài liệu khi đó cũng phản ánh một phần phương pháp quản lý tài liệu theo nguồn sản
sinh ra chúng như hiện nay. Nhưng bao trùm nhất, tài liệu thời kỳ phong kiến được quản lý
theo nội dung tài liệu. Do đó, các khoa học về sử liệu học, tư liệu học hiện thời không thể
chấp nhận.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với sự phân ngành sản xuất và đa dạng
hóa các loại hình hoạt động; qua đó, tăng hơn về số lượng các pháp nhân trong xã hội cộng
với sự gia tăng tài liệu. Xã hội bước vào thời kỳ "bùng nổ thông tin", bắt buộc người ta phải
nghĩ đến một nguyên tắc quản lý tài liệu mới, để xác định chính xác giá trị thông tin của tài
liệu; xác định việc lão hóa thông tin và xác định những tài liệu có giá trị để bảo quản; chống
tài liệu giả mạo và loại hủy những tài liệu hết giá trị. Cũng từ đây, một bộ môn khoa học mới
ra đời - khoa học lưu trữ, gồm hệ thống lý luận với các nguyên tắc quản lý tài liệu lưu trữ và
quản lý công tác lưu trữ.
2. Nguyên tắc xuất xứ và lý thuyết về phân loại tài liệu
Khoa học lưu trữ, hay các khoa học khác, trong hệ thống lý luận của nó, có nhiều
nguyên tắc; thông qua tổng kết kinh nghiệm, các nguyên tắc dần dần được hình thành và trở
thành chế độ phổ biến, mang tính chất bắt buộc. Vào thời kỳ khai sinh ra lý thuyết của khoa

học lưu trữ, được mở đầu bằng yêu cầu xem xét, đánh giá lại các kho văn tự ở châu âu, khi
chúng được sử dụng cho yêu cầu nghiên cứu lịch sử như nguồn sử liệu quan trọng nhất.
Theo nhận định của Giáo sư - Tiến sỹ B. Brachman, Đức, trong các kho văn tự, đã phát hiện
có nhiều văn tự không có độ tin cậy, thậm chí có kho có đến 60% văn tự giả. Nếu nguồn tư
liệu nghiên cứu như vậy sẽ đem lại nguy cơ cho việc nghiên cứu lịch sử. Vì vậy, bên cạnh bộ
môn tư liệu học và sử học, có một khoa học bổ trợ là khoa học "phê phán nguồn" (Quellen
Kritik). Bộ môn khoa học này đưa ra được giải pháp để xác định độ tin cậy của các nguồn sử
liệu, mà một trong các giải pháp đó là áp dụng nguyên tắc xuất xứ "Provenien's Princip".
Nguyên tắc xuất xứ được coi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các quy trình quản lý nghiệp vụ lưu
trữ, mà hiện nay, tất cả các nước, trong đó có nước ta, đều áp dụng để quản lý tài liệu lưu trữ
của mình. Nguyên tắc này đòi hỏi, đối với công tác lưu trữ, việc quản lý, lựa chọn tài liệu để
bổ sung lưu trữ, phải thực hiện theo nguồn sản sinh ra tài liệu. Đó là một yêu cầu bắt buộc.
Trong thời kỳ phong kiến trước đây, nguyên tắc phổ biến nhất là nguyên tắc nội dung
"Pertinien's Princip", tức là tài liệu được phân loại, quản lý theo nội dung. Còn theo nguyên
tắc xuất xứ, tài liệu hình thành qua hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, phải được
quản lý theo cơ quan, tổ chức và cá nhân mà tổng thể tài liệu đó được gọi là phông lưu trữ
cơ quan, tổ chức hoặc phông lưu trữ cá nhân. Việc quản lý tài liệu như vậy, tạo ra sự tin cậy
của tài liệu, vì nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu hoạt động của các pháp nhân và cá nhân. Vì
vậy, một tài liệu với nội dung cụ thể, phản ánh một sự kiện lịch sử, mà không biết tài liệu đó
là của ai, do ai làm ra, thì không thể đủ độ tin cậy để trở thành nguồn sử liệu.
Trong việc áp dụng nguyên tắc xuất xứ, các cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu theo
vòng đời của chúng. Cụ thể, tài liệu xuất hiện qua một hoạt động xã hội và làm công cụ để
thực hiện các hoạt động đó, chúng tồn tại theo công việc, được lưu giữ lại để kiểm tra, giám
sát công việc cũ, sau đó bị tiêu hủy, hoặc được lựa chọn để bảo quản lâu dài. Suốt quá trình
đó, tài liệu vẫn được quản lý theo phông, theo nguồn sản sinh ra nó. Giá trị sử dụng của tài
liệu có thể bị thay đổi do sự thay đổi vai trò làm công cụ cho quản lý, hoặc bị thay đổi do
nhu cầu sử dụng của thủ thư và của chủ sở hữu tài liệu; giá trị của chúng cũng có thể bị thay
đổi, do thông tin bị lão hóa qua 3 giai đoạn khác nhau, gọi là những giai đoạn trong vòng đời
của tài liệu là: giai đọan văn thư; giai đoạn lưu trữ hiện hành (lưu trữ cơ quan) và một số tài
liệu được tồn sinh đến giai đoạn lưu trữ lịch sử. Từ đây, tài liệu lưu trữ được coi là có giá trị

lịch sử mà một số nước cho rằng, chỉ có tài liệu lưu trữ lịch sử mới được coi là tài liệu lưu
trữ. Nhưng dù tài liệu ở giai đoạn nào, giá trị của chúng có thay đổi hay không, thì việc áp
dụng nguyên tắc xuất xứ là nhất quán trong suốt cả vòng đời của tài liệu, mà ở đây, quan
trọng nhất đối với khoa học lưu trữ là khi tài liệu đã được chuyển giao vào lưu trữ lịch sử.
Có nghĩa là, tài liệu thu thập một lần đối với một phông đóng, hay bổ sung nhiều lần của một
phông mở, thì không bao giờ cho phép xáo trộn phông. Ngày nay, yêu cầu đó đã rất phổ
biến, thể hiện ý nghĩa của nguyên tắc xuất xứ, mà bất kể ai làm việc trong lưu trữ, kể cả
người không được đào tạo một cách có hệ thống, cũng không thể làm sai. Nguyên tắc này
còn là tiền đề cho việc thực hiện một nguyên tắc quan trọng thứ hai trong công tác bảo quản
tài liệu là "Nguyên tắc không phân tán phông lưu trữ". Nghĩa là, tài liệu của cùng một
phông, xét về không gian, bắt buộc phải bảo quản ở một nơi. Quy định như vậy để phục vụ
tối ưu cho yêu cầu quản lý tài liệu và cho yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu của người
nghiên cứu.
Xét về lịch sử và cả về thực tiễn, nguyên tắc xuất xứ mang lại giá trị rất lớn đối với
việc nghiên cứu lịch sử, bởi các sự kiện lịch sử được tạo ra, đều do hoạt động của các cơ
quan, tổ chức và con người. Từ đó, khi lựa chọn các nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử, cũng
phải lựa chọn nguồn đủ tiêu chuẩn, là cơ quan, tổ chức và cá nhân để xây dựng một danh
mục nguồn nộp lưu và được pháp quy hóa danh mục đó. Vai trò, vị trí của các pháp nhân và
cá nhân trong danh mục này quyết định giá trị của tài liệu và làm căn cứ để quyết định đưa
vào hoặc loại ra khỏi danh mục nguồn.
Nguyên tắc xuất xứ còn được áp dụng cho cả việc sưu tầm những tài liệu cá biệt,
hoặc cho việc mua bán cả những tài liệu không đủ điều kiện lập một phông lưu trữ riêng
biệt. Ví dụ như, một bức tranh cổ mà người ta mang bán đấu giá với giá trị cao, hoặc một
bản thảo tác phẩm văn học được chào bán, thì thông tin đầu tiên mà người mua cần biết là
các sản phẩm đó là của ai, tức là phải biết rõ nguồn sản sinh ra chúng. Chính vì những ý
nghĩa như vậy của nguyên tắc xuất xứ, nên trong khoa học lưu trữ, kể từ khi được hình thành
và đến nay đều được vận dụng thống nhất ở tất cả các nước trên thế giới.
Ở đây, chúng ta nên xem xét lại lý thuyết về phân loại tài liệu lưu trữ để xem lý
thuyết này nhằm giải quyết vấn đề gì trong công tác thực tiễn và có vị trí nào trong khoa học
lưu trữ. Trong các thập kỷ qua, đặc biệt là từ 1960 đến 1970, có một số bài báo của một số

nhà lưu trữ các nước xã hội chủ nghĩa viết, phê phán nguyên tắc xuất xứ, với quan điểm vận
dụng tính giai cấp trong lưu trữ học. Với ý thức đó, có người đã viết, "nguyên tắc xuất xứ
biểu hiện hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa trong lưu trữ học". Nhưng các tác giả đó không đưa
ra được nguyên tắc nào tối ưu hơn để quản lý tài liệu lưu trữ. Trong một số sách, tạp chí
chuyên ngành lưu trữ, thường không nhắc đến nguyên tắc xuất xứ, hoặc các tác giả né tránh,
không thích nói đến chúng. Trong số đó, có cả giáo trình "Lý luận và thực tiễn công tác lưu
trữ" của Liên Xô trước đây đã được dịch ra tiếng Việt. Trong sách, có một chương quan
trọng là "Phân loại tài liệu Phông lưu trữ quốc gia ". Nội dung của chương này là giải quyết
vấn đề phân loại Phông lưu trữ quốc gia phân thành kho lưu trữ; kho lưu trữ phân thành
phông lưu trữ cơ quan, rồi phông lưu trữ thành hồ sơ Nội dung của giáo trình này được
chuyển tải vào một số giáo trình giảng dạy ở một số trường của nước ta. Chúng tôi nghĩ, nếu
bỏ qua nguyên tắc xuất xứ, mà các tác giả chỉ hướng vào lý thuyết phân loại tài liệu với nội
dung đã nêu, thì tự làm mất đi một tri thức quan trọng của khoa học lưu trữ và sai sót về
phương pháp luận trong việc xử lý tài liệu lưu trữ. Ngoài ra, việc quản lý tài liệu lưu trữ với
tư cách là nguồn sử liệu quan trọng nhất mà chỉ được viết và in ra như vậy, bỏ qua hệ thống
lý luận về nguyên tắc xuất xứ thì e rằng gây cho người đọc hiểu lầm và tự giản đơn hóa công
tác quản lý tài liệu là: tài liệu Phông lưu trữ quốc gia bị tích đống như ngọn núi. Thế rồi,
người ta phải phân chúng ra làm 3 bước như trên. Nếu học sinh đã có vốn thực tế do đã làm
việc trong các kho lưu trữ, họ có thể không hiểu khác đi so với kết cấu tự nhiên của tài liệu
bởi mắt thấy, tai nghe, thì khi họ đi học thêm tại các trường với lý thuyết này, vẫn phải học
thuộc để thi các thứ mà trong đời sống thực tế không có, hoặc không được vận dụng vào
thực tiễn công việc mà họ phải làm sau này.
Chúng ta có thể phân tích thêm một chút về lý thuyết phân loại như sau: Khi Phông
lưu trữ quốc gia phân thành kho lưu trữ, thì thường không phải nhiệm vụ của người xử lý tài
liệu, mà là của chính quyền nhà nước đương thời. Hệ thống các kho lưu trữ được hoạch định
một lần, sử dụng lâu dài, nếu trong xã hội không có gì đột biến. Như trước đây, Toàn quyền
Đông dương quy định các nước Đông dương được tổ chức 5 kho lưu trữ: Hà Nội, Huế, Sài
Gòn, Pnông Pênh và Viêng Chăn. Sau này, Chính phủ ta quy định 2, 3 và bây giờ là 4 Trung
tâm lưu trữ quốc gia. Chính vì vậy, không thể gán ghép công tác tổ chức này của Nhà nước
vào nghiệp vụ thường xuyên xử lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia. Còn tại cấp độ 2: phân

loại kho lưu trữ thành phông lưu trữ, lại càng không cần thiết, vì theo nguyên tắc xuất xứ đã
nêu trên, tài liệu lưu trữ từ khi hình thành, đến khi kết thúc giai đoạn văn thư, đều được quản
lý, thu thập và bảo quản theo phông riêng biệt. Liên quan đến cấp độ phân loại này, cá biệt
chỉ có thể có một số phông lưu trữ lớn có cùng cơ quan hình thành phông (vẫn gọi là đơn vị
hình thành phông), do từng giai đoạn, có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, thì có thể cần xem
xét phân phông để thuận tiện tổ chức tài liệu của từng giai đoạn cho hợp lý trong quá trình
chỉnh lý tài liệu. Toàn bộ lý thuyết phân loại tài liệu chỉ còn có thể xem xét ở cấp độ 3:
phông lưu trữ thành hồ sơ. Đây là yêu cầu cần thiết và rất phổ biến. Nhưng ở cấp độ này, lý
luận về phân loại tài liệu lại được giải quyết trong quá trình lập phương án hệ thống hóa tài
liệu của công tác chỉnh lý tài liệu. Vì vậy, những cuốn sách có in cả bài về phân loại tài liệu
và chỉnh lý tài liệu, thì mất nhiều trang viết trùng thừa trong cùng một cuốn sách và nếu sách
này được sử dụng làm tài liệu giảng dạy, thì gây khó khăn cho cả người giảng và người học.
Nếu như những công việc thuộc lý thuyết về phân loại tài liệu nêu trên vẫn cần thiết
đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh và sinh viên, thì theo kinh nghiệm của một số
nước châu Âu, được viết thành chương "Tổ chức tài liệu Phông lưu trữ quốc gia" và được
coi như lý thuyết về quản lý nhà nước công tác lưu trữ, chứ không thuộc phần xử lý có tính
chất vật lý đối với tài liệu lưu trữ quốc gia.
Vụ án Lệ Chi Viên và món nợ đối với tư liệu lưu trữ
1.Tư liệu lưu trữ
Theo Từ điển lưu trữ Việt Nam xuất bản năm 1992, trang 86, thuật ngữ “Tư liệu lưu
trữ” được xác định là “Xuất bản phẩm hoặc tài liệu lưu trữ không thuộc thành phần phông
lưu trữ và được đưa vào phòng tư liệu hoặc thư viện của kho lưu trữ để tham khảo trong quá
trình nghiên cứu, sử dụng tài liệu lưu trữ có liên quan”. Trong thực tế, đối với các kho lưu
trữ lịch sử lớn, định nghĩa trên về tư liệu lưu trữ còn được hiểu là các sưu tập lưu trữ theo
các chủ đề, không đủ điều kiện thành lập một phông lưu trữ riêng biệt, hoặc những tài liệu
có giá trị lưu trữ riêng lẻ, các sách cổ thuộc loại quý, hiếm Những tư liệu này rất có giá trị
đối với yêu cầu nghiên cứu khi tài liệu lưu trữ bị mất mát, thiếu hụt. Nhiều kho lưu trữ còn
xếp các loại tư liệu này thuộc nhóm tài liệu có giá trị đặc biệt và được bảo quản trong kho
lưu trữ. Phần lớn các lưu trữ lịch sử đều lập dự án sưu tầm, thu thập những tư liệu lưu trữ
còn thiếu hụt, đang bị phân tán, bằng nhiều phương tiện khác nhau, như phỏng vấn, ghi âm

các nhân chứng lịch sử hoặc mua, nhận biếu tặng, chuyển nhượng tài liệu Công việc làm
đó có ý nghĩa bù đắp lại những tài liệu thiếu hụt, các mảng trống của một kho lưu trữ để
phục vụ nghiên cứu, làm bằng chứng xác minh cho những vấn đề bức xúc hiện tại và xác
minh cho các vụ việc oan sai trong quá khứ.
Trong bài viết, tác giả muốn dẫn lại một vụ án oan quá lớn trong lịch sử mà biết bao
thế hệ người Việt, mỗi khi đọc lại, đều cảm thấy nỗi đau: Vụ án Lệ Chi Viên đối với Nguyễn
Trãi. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử trong nước và thế giới lên án triều chính thời hậu Lê,
trong đó có người lại khảng định: đây là món nợ đối với lịch sử và tư liệu lịch sử.
2.Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi, hiệu là ức Trai, có quê gốc là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương, nhưng ông sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại Tư đồ Trần Nguyên Đán,
dòng dõi quý tộc nhà Trần. Sau đó, ông về sống ở làng Ngọc Ôi, xã Nhị Khê, tỉnh Hà Đông.
Cha mẹ thân sinh ra ông là Nguyễn Phi Khanh, một nhà văn xuất sắc và làm quan thời nhà
Hồ và bà Trần Thị Thái. Năm 1400 nhà Hồ mở khoa thi đầu tiên, Nguyễn Trãi thi đỗ Tiến sỹ
và được phong chức Ngự sử đài. Năm Đinh Hợi, 1407, nhà Minh đem quân đánh nước Đại
Ngu của nhà Hồ. Nhà Hồ thua trận, cha con Hồ Quý Ly và các triều thần đều bị bắt mang về
Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh, cha của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi muốn giữ trọn đạo hiếu, đã cùng em trai theo cha sang Trung Quốc để
hầu hạ cha trong buổi xế chiều. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn là phải tìm
đường rửa nhục cho đất nước, nên ông đã trở về và làm nghề dạy học ở Nhị Khê, Thường
Tín Hà Tây. Ông bắt đầu làm lại cuộc đời từ con số không.
Năm 1416 Nguyễn Trãi gia nhập Nghĩa quân Lam Sơn và nhanh chóng trở thành
cánh tay đắc lực của chủ soái Lê Lợi. Nguyễn Trãi được giao làm Ký lục quân lương. Ông
thường bày tính các mưu kế đánh giặc và soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê
Lợi.
Năm 1927, ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và quản công
việc ở Viện Khu mật. Quân Lam Sơn giải phóng vùng Bắc Bộ, đánh tan viện binh của
Vương Thông và nhanh chóng làm chủ chiến trận.
Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo "Bình Ngô Đại cáo" để bá cáo cho toàn thiên
hạ biết về việc đánh giặc Minh. Phải nói rằng, Bình Ngô đại cáo được coi như bản tuyên

ngôn độc lập thứ hai của nhà nước phong kiến Việt Nam sau bài thơ "Nam quốc sơn hà"(1).
Các tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi bao gồm Quốc âm thi tập; Quân trung từ
mệnh tập; ức trai thi tập; Dư địa chí; Lam Sơn thực lục, Bình Ngô đại cáo Có thể nói, lịch
sử tư tưởng, văn hoá, văn học nghệ thuật Việt Nam đến Nguyễn Trãi mới có một bước ngoặt
mới. Cột mốc thơ Nguyễn Trãi tạo được vùng ảnh hưởng lớn mà ở đó, sắc thái triết gia, nghệ
sỹ trở nên nổi bật. Có lẽ cuộc đời nhiều vinh quang và cay đắng ở mức tột đỉnh đã tạo ra sự
phong phú trong thơ Nguyễn Trãi. Riêng với nội dung và hoàn cảnh ra đời của Bình ngô đại
cáo, thơ Nguyễn Trãi mang ý nghĩa chính trị, ngoại giao và nhân văn sâu sắc:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước
Từ Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
***
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
***
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con trẻ xuống dưới hầm tai vạ (2)
Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi. Chỉ sau một năm, Lê Lợi vì muốn thâu tóm quyền lực,
nên bắt đầu nghi ngờ những nhân vật lỗi lạc chung vai sát cánh đánh đuổi quân Minh. Cuộc
thanh trừng công thần trong nội bộ triều chính của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc lo ngại
phục hưng của nhà Trần và còn do mâu thuẫn giữa các phe cánh đồng hương, thân thích với
vua và những người có gốc tích từ các vùng khác trong việc tranh chấp quyền bính giữa các
tướng lĩnh trong triều. Ngoài ra, còn mâu thuẫn giữa các công thần trong việc lập ngôi Thái

tử giữa con trưởng là Lê Tư Tề và con thứ là Lê Nguyên Long của Lê Lợi.
Năm Thuận Thiên thứ hai, Lê Lợi sai bắt Trần Nguyên Hãn, một đệ nhất công thần,
một tướng giỏi là dòng dõi nhà Trần, người đã cùng Lê Lợi tham gia Hội thề ở Lũng Nhai,
Lam Sơn năm xưa, để hỏi tội do nghi là tích trữ vũ khí với âm mưu khôi phục vị thế nhà
Trần. Trần Nguyên Hãn đã kêu vô tội và nhảy xuống sông tự vẫn. Tiếp theo, Lê Lợi nghe lời
gièm pha là Phạm Văn Xảo, một đệ nhất công thần, có mưu phản, nên đã bắt và giết. Vì
Trần Nguyên Hãn là anh em họ với Nguyễn Trãi nên ông cũng bị bắt giam. Sau đó, vì không
có bằng chứng gì, nên vua Lê lại thả ông ra. Nhưng cũng từ đó, ông không được trọng dụng
như trước.
Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát trèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn
Sơn, Chí Linh, Hải Dương.
Năm 1438, nhà vua chấn chỉnh lại triều đình, cách chức và giết các quyền thần Lê
Sát, Lê Ngân. Năm 1439, các lương thần được trọng dụng trở lại, trong đó có Nguyễn Trãi.
Lúc này ông đã 60 tuổi, lại được đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm nhiệm thêm chức Hàn lâm
viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc (lúc đó cả nước chia làm 5 đạo).
Với các cương vị này, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy được tài năng của ông.
Tuy nhiên, khi đất nước bình yên thì cung đình lại là lúc xẩy ra các tranh chấp quyền
lực quyết liệt. Và cuối cùng, một tai hoạ nữa lại xẩy ra đối với Nguyễn Trãi: Ông và gia tộc
đã rụng đầu dưới lưỡi dao oan nghiệt của cái triều đình hèn hạ và ngu muội mà chính ông đã
chiến đấu gian khổ để dựng nên trong vụ án mà lịch sử gọi là “Vụ án Lệ Chi Viên”.
3.Vụ án lệ Chi Viên
Với lòng yêu nước thiết tha, Nguyễn Trãi đã tìm thấy lê Lợi, một minh chủ có đủ tài,
đức để gửi gắm niềm tin. Với vai trò và cống hiến lớn lao trong khởi nghĩa Lam Sơn,
Nguyễn Trãi đã trở thành một vị anh hùng cứu nước.
Nhưng chỉ 3 năm, kể từ khi Nguyễn Trãi được đảm nhận các chức vị cũ, một tai hoạ
khủng khiếp xẩy ra, như đã nêu trên: Vụ án Lệ Chi Viên. Ngày 27/7/1442, năm Nhâm tuất,
vua Lê Thái Tông đi tuần ở biển đông, duyệt quan ở thành Chí linh, Hải dương. Nguyễn Trãi
đón vua đến thăm, ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của ông. Ngày 4/8 vua về đến Lệ Chi Viên
(vườn vải), ven sông Thiên Đức, huyện Gia Định, nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh.
Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thứ thiếp của Nguyễn Trãi, khi ấy vào tuổi

40, được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn chương rất hay, được phong làm Lễ nghi
học, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với
Nguyễn Thị Lộ và băng hà lúc ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa thi hài về, ngày 6/8
mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình do Nguyễn Thị Anh cầm
đầu và bọn quyền thần đã dựng lên vụ án, quy cho Nguyễn Thị Lộ và ông tội giết vua.
Nguyễn Trãi và gia đình bị chu di tam tộc (3). Theo gia phả họ Nguyễn, ngoài những người
họ Nguyễn cùng họ với ông, còn có những người họ Trần cùng họ với bà Trần Thị Thái, mẹ
của ông; người trong họ bà Nhữ thị, vợ thứ của bố ông là Nguyễn Phi Khanh; những người
trong họ của các bà vợ của Nguyễn Trãi, kể cả vợ lẽ.
Cũng có người so sánh sự trả thù của triều đình nhà Lê đối với Nguyễn Trãi với việc
Vua Gia Long đem nhà đại trí thức Ngô Thì Nhậm đánh đòn ở Văn Miếu, làm ông chết ngày
16 tháng 2 năm Quý Hợi (09/3/1803). Nhưng Nguyễn Trãi bị hạ gục dưới lưỡi dao của chính
triều đình mà ông đã dựng nên, còn Ngô Thì Nhậm thì ngã gục bởi triều đình đối nghịch với
triều đình Tây Sơn mà ông đã phục vụ (4).
Ngày 12 tháng 8 năm đó, các đại thần Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh,
đã tôn Hoàng Thái tử Bang Cơ lên ngôi. Bang Cơ được ẵm lên ngai vàng từ khi còn chưa
biết nói. Mẹ của Bang Cơ phải buông rèm coi việc nước giúp con trai. Lấy danh nghĩa
Hoàng đế của con và dựa vào sự ngấm ngầm bày vẽ của những người thân tín, Nguyễn Thị
Anh thực sự điều hành đất nước, thâu tóm mọi quyền hành (5).
Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất, (19/9/1442), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và
nhiều người thân thuộc của ông bị hành quyết tại pháp trường Thăng Long. Ngày mồng 9
tháng 9 các quan thái giám Đinh Phúc và Đinh Thắng cũng bị giết vì khi nguyễn Trãi sắp bị
hành hình có nói là “ (Ta) hối không nghe lời Thắng và Phúc”(6).
Sau vụ án Lệ Chi Viên, dòng họ Nguyễn Trãi ở Chi Ngại, Nhị Khê, gần như bị thảm
sát hết. Trong các phả hệ còn ghi lại, số thoát nạn là: em thứ ba của Nguyễn Trãi chạy về
Bắc Ninh. Nguyễn Phù, con của Nguyễn Trãi chạy lên Cao Bằng, đổi sang họ Bế Nguyễn;
Bà họ Lê, vợ thứ năm của Nguyễn Trãi mang thai chạy về Phương Quất, huyện kim Môn,
Hải Dương; bà Phạm Thị Mẫn, vợ thứ tư của Nguyễn Trãi có thai 3 tháng, được người học
trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào Thanh Hoá. Sau sinh ra được Nguyễn
Anh Vũ và đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ.

4. Món nợ lịch sử
Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi,
Nguyễn Thị Lộ và thân nhân của Nguyễn Trãi; chưa đưa ra ánh sáng những con người đã lợi
dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để dựng nên vụ án kết liễu
thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại và liên luỵ đến gia đình ba họ (7). Nhiều nhà sử
học, văn học đã dày công thu thập những tác phẩm còn lại của Nguyễn Trãi và những tư liệu
lưu trữ khác, với ý định phá vụ án Lệ Chi viên. Nhiều bí ẩn cung đình được phát hiện, nhiều
giả thuyết được đặt ra, nhưng vẫn chỉ là các tình tiết chắp nối, phán đoán lô gích, hay chỉ
chứng minh được từng phần. Trong đó, chính sử triều Lê được viết theo quan điểm chính
thống, vẫn kết tội Nguyễn Thị Lộ "giết vua" và Nguyễn Trãi phải liên luỵ, kèm theo lời bàn:
"Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó mà

×