Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Xâm hại tình dục trẻ em nỗi đau và những hệ lụy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.15 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT KIM LIÊN - QUẬN ĐỐNG ĐA
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015).
Tên đề tài: “ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM – NỖI ĐAU VÀ NHỮNG HỆ LỤY
Lĩnh vực: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
-HD1:
Cô giáo Trần Thị Quyến
-Đơn vị công tác:
Giáo viên GDCD- Trường THPT
Kim Liên
HD2:
-Cô giáo Phạm Lê Phương Nga
- Đơn vị công tác:
Giáo viên Sinh học- Trường THPT
Kim Liên
TÁC GIẢ:
1Nguyễn Thị Vân Thanh Lớp: 12a13 Trường:
2. Lê Thị Tâm Đan Lớp : 12a13Trường:
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT KIM LIÊN
QUẬN ĐỐNG ĐA
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM – NỖI ĐAU VÀ NHỮNG HỆ LỤY
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT Họ và tên Lớp E-mail Ghi chú


01
Nguyễn Thị Vân
Thanh
12A13
01678545955

02 Lê Thị Tâm Đan 12A13
01236437605

Giáo viên hướng dẫn:
- Cô giáo Trần Thị Quyến- giáo viên môn Giáo Dục công dân
- Cô giáo Phạm Lê Phương Nga – giáo viên môn Sinh Học
1
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM – NỖI ĐAU VÀ NHỮNG HỆ LỤY
MỤC LỤC
2
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
I. Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nạn xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là vấn đề đáng quan tâm
của riêng một quốc gia nào mà nó mang tính chất toàn cầu. Tuy xâm hại tình
dục trẻ em không phải là một vấn đề mới xuất hiện ,nhưng trong những năm gần
đây, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đang có chiều hướng gia tăng, ngày càng
trở nên phức tạp và đặc biệt nghiêm trọng. Thêm vào đó, do sự bùng nổ trong
phát triển công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng, mọi người trong xã hội
có điều kiện cập nhật vấn đề này một cách nhanh chóng hơn. Xâm hại tình dục
không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người bị hại mà còn để lại nỗi đau cho gia đình

và những hệ lụy đối với xã hội. Theo thống kê của tổ chức Unicef : tỉ lệ tự tử ở
những người trưởng thành và vị thành niên đã từng bị xâm hại tình dục cao hơn
4 lần so với những người khác. Ở Việt Nam, theo thống kê của một số cơ quan
chức năng, tỷ lệ các ca xâm hại tình dục trẻ em tăng đều trong 5 năm trở lại đây.
Chính vì vậy cho nên cần có biện pháp can thiệp sớm về vấn đề xâm hại tình
dục ở trẻ em nhằm ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc do nó gây nên. Dưới góc
nhìn của học sinh- nhóm nghiên cứu muốn đề cập tới hậu quả và hệ lụy của vấn
đề xâm hại tình dục ở trẻ em, từ đó đưa ra một số giải pháp qua việc thực hiện
đề tài nghiên cứu : “ Xâm hại tình dục trẻ em- nỗi đau và những hệ lụy”.
Về việc thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu của trường THPT Kim Liên- Hà
Nội muốn đề cập và xoáy sâu vào tàn dư của những nỗi đau cả về thể xác lần
tinh thần mà xâm hại tình dục trẻ em đã để lại không chỉ đối với người bị hại,
mà còn cả thân nhân người bị hại hơn nữa còn có những ảnh hưởng xấu đến
tương lai của xã hội. Qua việc thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu muốn rung lên
hồi chuông cảnh tỉnh với những ai còn đang thờ ơ về hiện tượng trẻ em bị xâm
hại tình dục cũng như phần nào giúp mọi người có thế nhận ra được tính cấp
bách của vấn đề này từ đó đưa ra những đề xuất nhằm giảm bớt, xóa bỏ tệ nạn
xâm hại tình dục trẻ em. Thêm vào đó, đưa ra một số quan điểm về việc giáo
dục tình dục trong môi trường sư phạm dựa vào việc phân tích các số liệu từ ba
phương pháp nghiên cứu chính mà nhóm đề tài sử dụng đó là : Phân tích tài
liệu, phỏng vấn điều tra và sử dụng bộ phiếu hỏi đối với một số học sinh THCS
và THPT ở một số trường trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội.
3
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
2. Mục đích nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề này nhóm nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu và tìm
hiểu thực trạng của nạn xâm hại tình dục trẻ em không chỉ ở Việt Nam mà còn ở
trên thế giới với dụng ý:
- Cảnh báo về sự gia tăng của vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay

cũng như một số hậu quả nó đã để lại
- Mong muốn mọi người có thể hiệu rõ hơn về vấn đề xâm hại tình dục trẻ
em và sự ảnh hưởng đến cá nhân trẻ, gia đình và xã hội
- Đưa ra một số giải pháp cũng như đề xuất vào trong trường học nhằm
nâng cao sự hiểu biết của học sinh về vấn đề xâm hại tình dục cũng như biết
cách phòng tránh và giảm bớt tỷ lệ gia tăng trong xâm hại tình dục trẻ em.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của nhóm tác giả trong phạm vi đề tài này chủ yếu là
nhóm đối tượng trong cuộc, nhóm đối tượng nguy cơ (trẻ lang thang, trẻ có
khiếm khuyết và những trẻ em sống trong hoàn cảnh gia đình phức tạp).
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Chủ yếu đề cập tới hậu quả và những hệ lụy mà xâm hại tình dục trẻ em
để lại
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THCS, THPT tại địa bàn Hà Nội
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp. Việc sử dụng phương pháp này sẽ
giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể, toàn diện nhất về vấn đề thông qua sự phân tích
chi tiết đồng thời tổng hợp một cách khái quát và bao trùm toàn bộ vấn đề, từ
đó có thể có cái nhìn thấu đáo hơn đối với nạn xâm hại tình dục trẻ em, qua đây
nhóm tác giả mạnh dạn đưa ra các giải pháp, kiến nghị và đề xuất đối với các cơ
quan chức năng, nhà trường, gia đình và xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phân tích tài liệu: (Những tài liệu này đã được kiểm chững và có độ tin
cậy ) Dựa vào thông tin trên mạng, báo chí, ti vi về thực trạng của vấn đề xâm
hại tình dục trẻ em trong xã hôi hiện nay, lựa chọn phương pháp phân tích
truyền thống,dựa vào những hậu quả mà nó để lại và từ đó đưa ra một số giai
pháp nhằm phòng tránh, giảm bớt và hơn cả là nâng cao nhận thức của người
dân nói chung và học sinh nói riêng về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em.
+ Phỏng vấn, điều tra: tiến hành cuộc nói chuyện thông qua cách thức hỏi

đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn (thành viên trong nhóm) và người cung cấp
thông tin (một số nhà tâm lý học cũng như nhà báo các câu hỏi liên quan đến
việc tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, bên cạnh đó ghi nhận đề xuất
của mọi người góp phần bài trừ hiện tượng còn đang nhức nhối này)
4
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
+ Sử dụng bộ phiếu điều tra , phiếu khảo nghiệm: tiến hành phát phiếu xin
ý kiến 3 lần. Mỗi lần là 100 phiếu, tổng cộng là 300 phiếu. Điều đặc biệt là
nhóm đã sử dụng 50 phiếu điều tra dành riêng cho đối tượng là những trẻ em
sống lang thang ở khu vực quận Hoàn Kiếm, chợ Long Biên( Phường Phúc Xá-
quận Ba Đình) và bến xe Mỹ Đình. Số còn lại được điều tra tại các trường
THCS Đống Đa, THCS Nguyễn Trường Tộ, THPT Kim Liên, THPT Thăng
Long. Việc tiến hành điều tra nhằm mục đích thăm dò nhận thức về mức nguy
hiểm cũng như biện pháp phòng tránh việc xâm hại tình dục ở trẻ em, ngoài ra
còn dùng để tham khảo một số đề xuất của học sinh về việc giảm bớt tỷ lệ xâm
hại tình dục ở trẻ em và những biện pháp để nâng cao nhận thức của mọi người
đối với vấn đề này.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm
- Như thế nào được coi là trẻ em?
Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là
"mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi
trưởng thành được quy định sớm hơn." hiệp nước này được 192 của 194 nước
thành viên phê duyệt. Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam năm 2004
quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Một số định nghĩa tiếng
Anh của từ trẻ embao gồm thai nhi. Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai
trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinh và trưởng thành. Trẻ em
nhìn chung có ít quyền hơn người lớn và được xếp vào nhóm không để đưa ra

những quyết định quan trọng, và về mặt luật pháp phải luôn có người giám hộ.
- Quan hệ tình dục là gì?
+ Quan hệ tình dục: Còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi
đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/cái. Quan hệ tình
dục cũng có thể là giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng
tính. Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ
phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay)
cũng được bao gồm trong định nghĩa này.
Có hành vi tình dục thâm nhập và hành vi tình dục không thâm nhập. Tình dục
đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn được coi là tình dục thâm
nhập.Những hành vì tình dục khác và thủ dâm lẫn nhau được coi là tình dục
không thâm nhập.
- Xâm hại tình dục trẻ em là gì?
5
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình
dục trẻ em.
+ Lạm dụng tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục
của người lớn hơn, không nhằm mục đích kiếm tiền.
Lạm dụng tình dục trẻ em phổ biến ở các dạng: hiếp dâm trẻ em, loạn luân (giữa
cha/mẹ và con gái/trai), hành vi dâm ô (nhằm thoả mãn dục vọng của mình,
nhưng không có giao cấu). Chuyện lạm dụng tình dục xảy ra ngay cả khi người
lớn hơn sờ mó, đụng chạm vào các bộ phận kín của trẻ em, hoặc yêu cầu trẻ em
sờ mó, đụng chạm vào các bộ phận kín của người lớn đó.
+ Bóc lột tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn dục vọng của
người lớn nhẳm mục đích kiếm tiền, trục lợi.
Bóc lột tình dục trẻ em phổ biến ở dạng: mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em nhằm
mục đích mại dâm, văn hoá phẩm khiêu dâm sử dụng hình ảnh trẻ em làm mục
đích kinh doanh.

I.2 Hình thức
Trẻ có thể bị xâm hại theo nhiều hình thức. Sau đây là một số hình thức:
a. Xâm hại về mặt thể xác
- Làm tình sử dụng miệng (khi một người đàn ông ấn dương vật của hắn ta
vào miệng một trẻ).
- Hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục.
- Giao hợp hoặc làm tình qua đường hậu môn (khi một người đàn ông đút
dương vật của hắn ta vào âm đạo hoặc hậu môn của trẻ).
- Sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ (các bộ phận gợi dục) hoặc bắt trẻ sờ
mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn.
- Ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm (trả tiền sau khi giao hợp).
b. Xâm hại về mặt tinh thần
-Dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ
hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục.
- Cho trẻ nghe hoặc nhìn những người khác làm tình.
- Bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm).
- Cho trẻ xem sách báo khiêu dâm.
2. Thực trạng
Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em có tính
chất đặc biệt nghiêm trọng và hết sức phức tạp.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự, từ 2006- 2010, toàn quốc phát hiện
gần 7900 vụ xâm hại trẻ em, với 8400 trẻ em bị xâm hại: bắt giữ hơn 9600 đối
tượng gây án (trong đó tội phạm xâm hại tình dục trẻ em chiếm gần 60%). Chỉ
6
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
tính riêng 2011, tội phạm xâm hại trẻ em trên toàn quốc là 1500 vụ, hơn 1600
đối tượng gây án, 1640 trẻ em bị xâm hại
Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ngày càng nhiều, bình quân mỗi năm
1000 em bị xâm hại tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em không những gây ra cho

các em những đau đớn, thương tật về thể xác mà tình thần các em cũng bị tổn
hại nặng nề.
Theo khảo sát, có đến 60% trẻ ems au khi bị xâm hại tình dục đều trở nên
không bình thường, luôn mặc cảm, lo lắng, xa lánh mọi người, kể cả người thân
trong thời gian dài.
Thủ đoạn xâm hại tình dục trẻ em rất đa dạng và tinh vi. Đối với nạn nhân
là trẻ dưới 13 tuổi, bọn chúng thường lừa gạt, dụ dỗ cho quà, cho tiền để đưa
nạn nhân đến nơi vắng vẻ thực hiện hiếp dâm. Đối với nạn nhân từ 13 đến 16
tuổi, bọn tội phạm thường dụ dỗ, rủ rê tụ tập vui chơi, tiệc tùng, uống rượu, sau
khi nạn nhân say xỉn, bọn chúng thực hiện hành vi hiếp dâm và hiếp dâm tập thể
Tối 21/4, Dương Quốc Thái sinh năm 1993, thường trú xã Cửa Dương rủ
em H, 15 tuổi đi chơi. Đến khoảng 22h, y đưa H về nhà của mình để thực hiện
hành vi giao cấu. Đến ngày hôm sau, gia đình của H biết được sự việc và trình
báo cơ quan Công an.
Trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Quốc đã ra quyết
định khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Tấn Vũ, sinh năm 1995, thường trú xã
Cửa Dương về hành vi “Giao cấu trẻ em”.
Vào khoảng tháng 7/2013, Lê Tấn Vũ quen biết, nảy sinh tình cảm và quan
hệ tình dục nhiều lần với em L, 14 tuổi.
Đến ngày 4/3/2014 thì mối quan hệ này đã bị cơ quan chức năng phát hiện.
Tại cơ quan Công an, Lê Tấn Vũ đã thừa nhận hành vi sai trái của mình.
3. Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em.
Như trên đã đề cập, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều và luôn
tiềm ẩn yếu tố gia tăng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đang là hồi
chuông báo động cho sự suy đồi đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh về thể chất cũng như vấn
đề tâm, sinh lý của trẻ. Điều này có thể được xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau nhưng qua nghiên cứu thực tiễn nhóm chúng tôi chia thành hai nhóm
nguyên nhân
3.1 Nguyên nhân chủ quan:

-Nhìn nhận lại các vụ án xâm hại tình dục cho thấy, đối tượng thực hiện
hành vi đa số có mối quan hệ quen biết với gia đình nạn nhân. Đó là hàng xóm,
7
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
bạn bè của bố mẹ, anh em, thậm chí là bố đẻ, bố dượng. Chính vì thế mà không
mấy gia đình cảnh giác, đề phòng trước những đối tượng này
VD: Vụ Bùi Văn Tám (sinh năm 1991) hiếp dâm em B.T.T.H (sinh ngày
30/6/1998, cùng trú tại xóm Trang Trên 3, xã Tân Phong, huyện Cao Phong, tỉnh
Hòa Bình) là em cùng cha khác mẹ với Tám. Ngày 17/4/2013, bị cáo Bùi Văn
Tám đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình xử phạt bị cáo Bùi Văn Tám 10 năm
tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”.
VD: Vụ Lê Văn Dũng (sinh ngày 20/5/1965; trú tại Tổ 10, khu vực 5, thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2009 đã
nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em mà người bị hại chính là con gái
ruột của bị cáo. Ngày 07/6/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt
bị cáo Lê Văn Dũng 19 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”.
- Trong các vụ án, gia đình không giáo dục con cái phương pháp phòng
chống bị xâm hại tình dục, cũng như ít có sự quan tâm đến con cái mình, và
những biểu hiện không bình thường của con trong đời sống hằng ngày. Nhiều vụ
việc diễn ra trong một thời gian dài gia đình cũng không hay biết, chỉ đến khi
con gái mang thai gần đến ngày sinh, cha mẹ mới tá hỏa mang con đến cơ sở y
tế, hay đến trình báo công an thì đã quá muộn.
VD: Sáng ngày 23-9, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa sơ
thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Diễn (SN 1968, thôn Nghĩa Môn, phường Lam Sơn,
thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tội danh Hiếp dâm trẻ em.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, ngày 3-2-2013, Vũ
Văn Diễn đi làm về qua cổng nhà em N. (SN 2000, hàng xóm nhà Diễn) thấy bé
gái 13 tuổi này đang chơi một mình, Diễn lại gần bảo em N. trưa lên đồi trồng
táo nhà hắn chơi.

Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, Diễn đi bộ lên chòi trên đồi táo nhà hắn
cách nhà khoảng 80 m. Một lúc sau, thấy em N. lên, hắn liền dụ dỗ rồi bế em
nằm xuống và thực hiện hành vi giao cấu.
Sau khi thực hiện hành vi đồi bại, Diễn cho em N. 30.000 đồng rồi dặn phải
giữ bí mật chuyện này. Những ngày sau đó, Diễn tiếp tục dụ dỗ em N. quan hệ
nhiều lần và mỗi lần đều cho N. 30.000 - 50.000 đồng để N. không nói với ai.
Ngày 13-5-2013, thấy N. kêu đau bụng và có những biểu hiện không bình
thường, chị D. (mẹ em N.) đưa con đi bệnh viện khám mới phát hiện ra con
mình đã mang bầu 17 tuần tuổi.Lúc này, em N. mới kể toàn bộ sự việc bị gã
hàng xóm đáng tuổi cha chú mình dụ dỗ quan hệ tình dục nhiều lần.
8
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
- Có trường hợp, mặc dù các cháu bé là người bị hại đã kể lại chuyện bị
người khác xâm hại tình dục cho người lớn nghe nhưng người lớn do thờ ơ, coi
nhẹ tính chất nghiêm trọng của sự việc hoặc có thái độ bao che hành vi vi
phạm của người thân nên đã dẫn đến các hành vi xâm hại tình dục tiếp theo đối
với bé gái.
VD: Vụ án Vương Khánh Hiệp (sinh năm 1970, trú tại xóm Mậu 5, xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) bị bắt giam ngày 27/3/2009 vì có
hành vi xâm hại tình dục đối với cháu L.T.T (sinh ngày 09/8/1997, trú tại xóm
Trù 1, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Nội dung vụ án như sau:
Khoảng tháng 5 năm 2008, chị Châu Thị Thương (là vợ của Vương Khánh
Hiệp) có nhận cháu L.T. T về ở cùng gia đình để trông giữ con cho chị Thương,
gia đình chị Thương sẽ nuôi cháu ăn học, không tính tiền công. Trong thời gian
ở nhà chị Thương, cháu T được đi học, được giao trông giữ cháu Linh và dọp
dẹp nhà cửa. Vào khoảng trung tuần tháng 02 năm 2009, cháu T có nhắn với bà
nội là Vương Thị Tìu Em đến đón về. Ngày 20 tháng 02 năm 2009, bà Tìu Em
và chị Lê Thị Hồng Thái (là chị cháu T) đến đón cháu T về. Khoảng 24 giờ ngày
22 tháng 02 năm 2009, Vương Khánh Hiệp đi xe máy đến nhà bà Tìu Em, tắt xe

máy từ ngoài rồi dắt xe vào sân, sau đó vào nhà nằm cạnh cháu T thì bị bà Tìu
Em phát hiện, hô bắt giữ. Qúa trình điều tra, Cơ quan Công an xác định: Khoảng
cuối tháng 12 năm 2008 và tháng 02 năm 2009, Vương Khánh Hiệp đã hai lần
đến giường chỗ cháu T ngủ đang nằm với cháu Tài (con của Hiệp) để ôm hôn,
sờ soạng người cháu T, sau đó Hiệp cởi quần áo và thực hiện hành vi giao cấu
với cháu T. Cháu T có phản ứng nhưng không chống cự được. Cả hai lần cháu T
đều kể lại sự việc xảy ra với chị Thương (vợ của Hiệp) và đều được chị Thương
trả lời là “do chú Hiệp say rượu, chấp làm gì”.
Chính hành vi bao che, không tố giác của chị Thương là điều kiện cho
Vương Khánh Hiệp tiếp tục thực hiện hành vi đồi bại đối với cháu T vào ngày
22 tháng 02 năm 2009.
- Nạn nhân thường là các cháu nhỏ hoặc trẻ em khuyết tật, bị lợi dụng,
không có hiểu biết cũng như không có đầy đủ khả năng để tự bảo vệ mình, trước
sự xâm hại của các đối tượng, cũng như trước pháp luật. Nhiều cháu vì bị đối
tượng đe dọa nên đã giấu gia đình và mặc nhiên trở thành nạn nhân của hành vi
xâm phạm tình dục trong thời gian dài.
VD: Hai bé L.T.H (5 tuổi) và L.T.M (8 tuổi) đều có hoàn cảnh bất hạnh.
Mẹ em H. mất, cha bỏ đi, em ở với bà ngoại. Do tin tưởng hàng xóm nên hàng
9
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
ngày bà ngoại hay cho H. một mình sang nhà hàng xóm chơi. Không may, em
đã bị N.T.T (khoảng 17 tuổi) XHTD.
Còn em M., bố mẹ bỏ nhau, M. cũng ở với bà ngoại như H. Bà K. kể: M.
bị một người dượng rể hay lui tới nhà XHTD nhiều lần mà bà không hề hay
biết.
Mãi đến khi phát hiện H. bị xâm hại, bà gặng hỏi tất cả các cháu trong nhà
thì M. mới kể ra sự thật.Cứ sau mỗi lần như vậy, dượng cho 5.000 đồng và dọa
đánh, cấm M. không được nói với ai.
- Nhận thức pháp luật của một số người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,

vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Nhiều người chưa nhận thức được
hành vi họ đã thực hiện là vi phạm pháp luật hoặc danh dự, nhân phẩm của họ đã
bị xâm hại, phổ biến nhất là hành vi giao cấu với trẻ em. Thông thường giữa bị
cáo và người bị hại có quan hệ tình cảm, thậm chí có trường hợp gia đình của bị
cáo và người bị hại còn tổ chức đám cưới cho hai người, tạo điều kiện cho bị cáo
thực hiện hành giao cấu với người bị hại. Do đó việc phát hiện, xử lý hành vi
phạm tội chưa triệt để, một số trường hợp hai bên còn che giấu, không hợp tác
trong quá trình giải quyết vụ án.
VD: Vào ngày 17/12/2007, Trần Văn Trưởng đến dự đám tại nhà Tô Văn
Nghiêm cha ruột của cháu Tô H. C. Khoảng 23 giờ cùng ngày, Trưởng say rượu
được cháu Tô H. C đưa về. Đến nhà, cháu C giăng mùng cho Trưởng ngủ, hai
người quan hệ tình dục với nhau. Sau đó cứ 3 đến 4 ngày, Tưởng đến nhà cháu C
quan hệ tình dục 01 lần. Đến ngày 04/4/2008, gia đình phát hiện cháu Tô H. C
mang thai. Ngày 01/5/2008, gia đình cháu Tô H. C có làm đơn gửi đến chính
quyền địa phương yêu cầu giải quyết. Ngày 05/6/2008 hai gia đình thỏa thuận cho
Trưởng đón cháu C về nhà sống chung như vợ chồng. Sau đó cháu C sinh hai
con. Trong thời gian chung sống do có mâu thuẫn, cháu C bỏ đi. Ngày
19/11/2008, gia đình cháu Tô H. C tiếp tục có đơn yêu cầu xử lý Trưởng theo
pháp luật.
Ngày 17/11/2009, Tòa án nhân dân huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã xử phạt
bị cáo Trần Văn Trưởng 05 (năm) năm tù về tội “Giao cấu với trẻ em”.
Trên thực tế, có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em nhưng không có đủ cơ
sở để đưa đối tượng phạm tội ra pháp luật. Nhiều vụ xâm hại tình dục xảy ra,
gia đình biết nhưng vì các lý do khác nhau đã không tố giác tội phạm. Quá trình
điều tra, khởi tố vụ án cũng gặp khó khăn vì các nạn nhân và gia đình không
khai báo kịp thời hoặc tự giải quyết dẫn đến khai báo muộn, ảnh hưởng tới việc
10
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
thu thập chứng cứ. Trong khi đó, do thiếu hiểu biết, mang tâm lý mặc cảm nên

việc tiếp cận với nạn nhân cũng là một trở ngại.
3.2 Nguyên nhân khách quan
a. Hệ thống pháp luật, nhà nước
Do nhận thức xã hội còn hạn chế. Sự nguy hại nhiều mặt của tình trạng
xâm hại, bạo lực đối với trẻ em của pháp luật chưa được cảnh báo đúng mức.
Công tác truyền thông, vận động, giáo dục, tư vấn bảo vệ trẻ em chưa được quan
tâm cả về đầu tư, nguồn lực, trí tuệ và sự sáng tạo nên chưa đủ sức đề kháng
trước sự xâm nhập ồ ạt của văn hóa bạo lực, tình dục. Kiến thức, trách nhiệm
của những người chăm sóc trẻ, của gia đình và cộng đồng về bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em chưa cao.
Tuy hệ thống pháp luật, chính sách, pháp luật nhà nước ta về bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em đã được điều chỉnh, bổ sung để dáp ứng những vấn đề
nảy sinh và ngày càng hài hòa với Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em,
nhưng còn thiếu quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các
tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ trẻ em; tác
dụng phòng ngừa các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em của pháp luật chưa
cao; cơ cấu tổ chức, các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết
các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực chưa được quy định rõ ràng.
- Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em liên tục điều
chỉnh, mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em ở xã, phường, thôn, bản, cụm dân cư không bền
vững do thiếu chính sách khuyến khích. Việc cập nhật kiến thức và kỷ năng bảo
vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ này còn hạn chế. Sự phân công và trách nhiệm
cụ thể, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp trong công tác
bảo vệ trẻ em chưa rõ ràng. Lộ trình củng cố.kiện toàn tổ chức, bộ máy bảo vệ,
chăm sóc trẻ em không ổn định nên việc theo dõi, quản lý các đối tượng trẻ em
hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại còn lỏng lẻo
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ chế, biện pháp triển khai thực
hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em có nhiều hạn chế. Ngay cả cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng không có quyền tiến hành các

biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ trước tình hình trầm trọng
hơn. Cơ chế, biện pháp phòng chống xâm hại, bạo lực đối với trẻ em chưa
chuyển sang hướng quản lý và triển khai thực hiện có hệ thống, phân công trách
nhiệm, phân cấp thực hiện rõ ràng, cụ thể; chậm chuyển từ giải quyết hậu quả
sang chủ động phòng ngừa.
11
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
Những lúng túng trong xác lập cơ chế vận hành dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ
xã hội công ích khi rời bỏ bao cấp, tạo ra những thiếu hụt dịch vụ và làm cho
một bộ phận dân cư nghèo không đủ điều kiện đáp ứng những nhu cầu bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em tối thiểu cũng làm gia tăng nguy cơ và số lượng trẻ
em bị xâm hại
b. Tình hình văn hóa, xã hội
- Sự thay đổi về kinh tế xã hội trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị
trường, nổi lên sự phân hóa giàu nghèo, mức sống chênh lệch giữa các tầng lớp
dân cư, giữa các vùng dẫn đến sự gia tăng các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt như trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột sức lao
và các hình thức bóc lột vì các mục đích thương mại khác (mại dâm, khiêu dâm,
buôn bán người ).
- Sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận người trong xã hội cũng là
nguyên nhân chính, thường xuyên gây ra tình trạng xâm hại tình dục đối với trẻ
em. Những người gây ra bạo lực tình dục thường là không nhận thức được trách
nhiệm và bổn phận của mình đối với các thành viên khác trong xã hội. Nhiều
trường hợp do coi thường pháp luật; coi thường tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của người khác hoặc do dùng chất kích thích như ma túy, rượu bia
hoặc do ảnh hưởng lối sống, của văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực… mà bị kích
thích, mất kiểm soát hành vi bản thân dẫn đến phạm tội xâm hại tình dục đối với
trẻ em.
- Một số giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp chưa được phát huy.

Sự thay đổi quan niệm về một số đạo đức và lối sống tiêu cực: vị kỷ, nhân cách
bị đồng tiền tha hóa, gia tăng các tệ nạn xã hội, không coi trọng các mối quan hệ
ruột thịt, gia đình, dòng họ
III.HẬU QUẢ
Trẻ em là những đối tượng đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện
về mặt thể chất và tâm sinh lý.Vì vậy, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến
những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em - nạn nhân trực tiếp mà còn gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội.
1. Đối với cá nhân trẻ bị xâm hại
a. Về mặt tinh thần
Một nghiên cứu cho thấy hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ
tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai (84,3%)
- Trẻ dễ bị mặc cảm, phát triển không bình thường, khó có thể hòa nhập lại
với xã hội. ( 65.7%)
12
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
- Từ các tài liệu nhi khoa và tâm lý bệnh nhi cho thấy: Nhiều trẻ sau khi bị
xâm hại tình dục có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý (luôn có cảm
giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ
xâm hại, ).
- Nghiêm trọng hơn, sau khi bị xâm hại tình dục không ít em có suy nghĩ
tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần. Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ
và cảm thấy không có lối thoát. Một phần do xấu hổ, một phần khác do bị kẻ
lạm dụng đe dọa nên các em không dám thổ lộ cùng ai.
- Xâm hại tình dục còn có khả năng gây ra những lệch lạc giới tính thực cho
các em do những ám ảnh hoặc sợ hãi về giới tính của kẻ xâm hại.
- Đau lòng hơn, đối với nhiều em là nạn nhân của xâm hại tình dục trong
khoảng thời gian dài thì việc lạm dụng khiến các em trở nên chai sạn và dần coi
việc bị lạm dụng là chuyện bình thường, cảm thấy vô cảm khi bị lạm dụng và

thậm chí khi chứng kiến trẻ khác bị xâm hại tình dục.
- Nhiều trẻ sau khi bị xâm hại tình dục đã bị nghiện tình dục như một thể
loại sang chấn tâm lí hậu xâm hại, sau này khi trưởng thành có thể dẫn đến việc
quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.
b. Về mặt thể xác
- Theo một số thống kê gần đây, những trẻ em bị xâm hại tình dục có những
tổn thương về sức khoẻ thể chất chiếm (69,1%).
- Hơn nữa xâm hại tình dục còn gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ
phận sinh dục: bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh
dục hoặc các tổn thương thể chất khác như đau bụng, đau đầu, mất ngủ…
- Ngoài ra,với những em nữ việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em
mang thai ngoài ý muốn gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi (vì cơ thể các
em chưa phát triển hoàn chỉnh) hoặc gây ra nhiều nguyên nhân dẫn đến vô
sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình của các
em về sau. Những trường hợp xâm hại tình dục đi kèm với bạo lực có thể dẫn
tới tử vong.
- Và đáng báo động hơn cả, việc xâm hại tình dục trẻ em có thể khiến trẻ bị
nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
2. Đối với gia đình trẻ bị xâm hại tình dục
- Đứng trước mỗi một vụ việc xâm hại tình dục, những người trong cuộc
thường sẽ có những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp: bàng hoàng, hoài nghi,
phẫn nộ và thậm chí là hổ thẹn.
13
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
+ Gia đình nạn nhân do chưa chuẩn bị tâm lý nên sẽ cảm thấy bị sốc, từ đó
dẫn đến những phản ứng mang tính bộc phát có thể vi phạm pháp luật (đe dọa
tính mạng, sự an toàn của kẻ xâm hại hoặc gia đình kẻ xâm hại).
+ Sau khi sự việc xâm hại bị phát giác, những người thân của nạn nhân
thường có tâm lí đổ lỗi cho nhau, dẫn đến sự rạn nứt trong các mối quan hệ gia

đình- đặc biệt trong trường hợp nạn nhân và kẻ xâm hại tình dục có mối quan hệ
họ hàng.
+ Người thân của nạn nhân cũng sẽ gặp những vấn đề về tâm lí cần được tư
vấn do xu hướng tự dằn vặt bản thân vì đã không thể bảo vệ trẻ hoặc không nhận
ra sự biến chuyển của trẻ sớm hơn.
+ Do phải đối diện với dư luận xã hội rằng có người thân bị xâm hại tình
dục, gia đình trẻ trở nên xa lánh, trốn tránh xã hội, từ đó tự cô lập mình khỏi xã
hội, cộng đồng.
-Không chỉ gặp những gánh nặng về tâm lí, nhân thân của các trẻ em bị
xâm hại tình dục cũng phải đối mặt với những gánh nặng, tổn thất về kinh tế.
+ Chi phí cho dịch vụ y tế, tư vấn sẽ do gia đình nạn nhân bước đầu tự chi trả
hay thậm chí nếu không được hưởng bồi thường, gia đình sẽ phải chịu toàn bộ.
+ Nếu gia đình trẻ bị hại quyết định đưa vụ việc ra tòa, phí luật sư, kiện
tụng sẽ được thêm vào. Trong trường hợp bên bị không có khả năng bồi thường,
mức bồi thường được đưa ra không thỏa đáng hoặc do nhiều nguyên nhân, bên
bị được xử trắng án và không phải bồi thường thì gia đình nạn nhân sẽ phải chịu
toàn bộ chi phí.
+ Công việc, việc làm, hoạt động kinh doanh của gia đình trẻ bị xâm hại
cũng sẽ bị ảnh hưởng hoăc thậm chí thất bại do ảnh hưởng của dư luận cũng như
tâm lí của bản thân người thân.
Đối với xã hội
Tổn thương gây ra do hành vi xâm hại tình dục trẻ không chỉ làm tổn hại
đến trẻ và gia đình chúng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả cộng đồng.
- Những trẻ bị xâm hại tình dục có thể cảm thấy hổ thẹn và cô độc một cách
bất công, đôi khi có thể trở nên phá phách, bạo lực, trở nên nghiện rượu hoặc ma
túy, chất kích thích, vướng vào các tệ nạn xã hội.
- Vì những trải nghiệm bị xâm hại khi còn là một đứa trẻ, khi lớn lên,
những nạn nhân bị xâm hại tình dục có thể tin rằng tình dục là cách duy nhất để
thể hiện cảm xúc và sự an toàn. Bị đối xử tồi tệ và bị xâm hại tình dục có thể trở
thành hình mẫu trong cuộc sống của họ, và khi trưởng thành, những ám ảnh về

hành vi trên khiến trẻ trở nên thù hận và trở thành tội phạm xâm hại tình dục trẻ
14
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
em hoặc người khác, tạo nên vòng tròn xâm hại: những thế hệ nạn nhân và kẻ
phạm tội tương lai.
IV. GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT
1. Giải pháp
1.1Giải pháp phòng ngừa
a. Từ phía gia đình
- Cha mẹ, người giám hộ và người thân của trẻ nên có sự quan tâm, chăm
sóc, để ý đến trẻ, hành vi và sự chuyển biến trong cả tâm lí lẫn thể xác của trẻ.
- Gia đình cần giáo dục, trang bị kỹ năng sống cho các em; phổ biến những
kiến thức về giới tính một cách khéo léo, lành mạnh; góp phần phòng chống việc
lạm dụng tình dục trong cuộc sống.
- Bản thân cha mẹ cũng cần có sự học hỏi, nắm vững kiến thức về an toàn
tình dục và xâm hại tình dục trẻ em.
- Bậc phụ huynh cần có sự chọn lọc trong việc nuôi dạy con cái (như môi
trường sống, hàng xóm, bạn bè của gia đình, ) nhằm mục đích bảo vệ sự an
toàn cho trẻ.
b. Từ phía nhà trường
- Nhà trường cần có những chương trình hoạt động ngoại khóa giáo dục các
trẻ về giới tính cũng như cách thức bảo vệ bản thân khỏi bị xâm hại.
- Có những chương trình ngoại khóa kết hợp với phía công an nhằm giáo
dục các em về xâm hại tình dục.
- Giáo viên cần có sự quan tâm để ý đến những hành vi, biến chuyển tâm lí
của trẻ.
- Thành lập ban tư vấn hoặc đường dây tư vấn riêng của trường về vấn đề
tình dục, giới tính.
- Bảo đảm an toàn học đường cho học sinh, tạo một môi trường học tập và

phát triển lành mạnh cho các trẻ.
c. Từ phía xã hội
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Chiến lược Quốc gia
về bảo vệ trẻ em, và nội dung các văn bản pháp luật như: Luật hình sự, Luật
phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình,
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của các tầng
lớp nhân dân về bạo lực tình dục và phòng, chống bạo lực tình dục. Việc tuyên
truyền, phổ biến pháp luật này phải có kế hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn
cụ thể, trong đó chú trọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông phòng,
chống xâm hại tình dục trẻ em vào trong sinh hoạt của thôn, ấp, tổ dân phố;
15
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
trong sinh hoạt ngoại khóa của các cấp học và sinh hoạt chuyên đề của các tổ
chức, đoàn thể các cấp.
- Hệ thống truyền thông cần phổ biến sâu rộng hơn nữa về quyền của trẻ
em để mọi người nhận thức được tầm quan trọng và sự cấp thiết trong vấn đề
bảo vệ trẻ em trước những cái xấu, độc hại. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc
thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh trong
cộng đồng dân cư.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp tuyên
truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động
xâm hại tình dục
- Nâng cao năng lực và trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân người tham gia
phòng, chống bạo lực tình dục các cấp. Theo đó, cần kiện toàn lại đội ngũ các
cán bộ, cộng tác viên làm công tác truyền thông về dân số, gia đình và trẻ em tại
cơ sở. Quy định cụ thể và nâng cao trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể và
đặc biệt cần quy định trách nhiệm của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi theo hướng:
Ủy ban Dân tộc và Miền núi có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, các ban
ngành liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hình

sự, hôn nhân gia đình, pháp luật về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, pháp luật
về bình đẳng giới và pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục cho đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu và vùng xa.
1.2 Giải pháp giải quyết hậu quả
a. Từ phía gia đình
- Khi bị xâm hại tình dục, phát hiện ra hành vi xâm hại tình dục, nạn nhân
và gia đình phải trình báo ngay cho cơ quan Công an để được hỗ trợ tư vấn, giải
quyết tránh để lọt tội phạm.
- Gia đình trẻ bị xâm hại cần phải giữ bình tĩnh, tránh có những hành vi bộc
phát vi phạm pháp luật nhằm mục đích trả thù hay “tự đòi công bằng”.
- Người thân nạn nhân bị xâm hại tình dục cần phải vững tâm, chăm sóc,
bảo vệ và cảm thông cho trẻ, trở thành điểm tựa vững chắc giúp trẻ vượt qua
nỗi đau.
b. Từ phía xã hội
- Có những hỗ trợ, tư vấn pháp lí khi cần thiết cho nạn nhân và gia đình
nạn nhân bị xâm hại tình dục.
- Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Tòa án các cấp tăng cường sự phối
hợp với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát và các cơ quan hữu quan khác để thu
thập đầy đủ chứng cứ, hoàn thiện hồ sơ vụ án; thường xuyên trao đổi, thống nhất
16
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
nhận thức về các quy định của pháp luật cũng như những vấn đề còn có ý kiến
khác nhau về đánh giá các tình tiết khách quan của vụ án, nhằm đảm bảo xét xử,
giải quyết các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em đúng pháp luật.
- Tòa án nhân dân tối cao tập trung làm tốt hơn nữa công tác tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán; thường xuyên tổ chức việc
trao đổi, rút kinh nghiệm công tác xét xử, đặc biệt là kinh nghiệm xét xử, giải
quyết các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân.
- Truyền thông nên tập trung tuyên truyền lên án những hành vi xâm hại tình

dục trẻ em.
- Thành lập đường dây nóng tư vấn tâm lí và phản ánh, tố cáo hành vi xâm
hại tình dục.
2. Đề xuất
- Để khắc phục các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ việc áp dụng các
quy định của pháp luật hình sự trong giải quyết, xét xử các tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em, cần thiết phải thắt chặt các đạo luật xử phạt hành vi xâm hại
tình dục trẻ em.
- Nhà nước cần có sự đầu tư trong đào tạo đội ngũ chuyên gia tâm lí, tư vấn
tâm lí cho các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị xâm hại tình dục như: cử đi du
học nước ngoài, cấp nguồn vốn cho các đề tài nghiên cứu tâm lí, đầu tư cơ sở
vật chất cho các trung tâm, bệnh viện tâm thần hơn nữa,
- Bổ sung thêm những chính sách hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình của
nạn nhân bị xâm hại tình dục (bảo hiểm y tế, chi phí y tế, tư vấn tâm lí, ) giúp
các nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục- đặc biệt là trẻ em tái hòa nhập cộng
đồng, xã hội.
V. Phụ lục
- Tham khảo tài liệu ở một số trang báo mạng đáng tin cậy
/> />%28aq0na2ns3xsvmi45scy00ke2%29%29/Default.aspx?u=dt&id=8783
/>gap-9-lan-singapore-3084198.html
khong-
dung-cham ngay-cang-gia-tang.html#ui=mobile
/>xam-pham-183943.html
/>17
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
/>chuong-a44421.html
/>hi-tinh-dc-ca-thanh-thiu-nien
/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hfRxMDTyNnA3cLPzdDA88
woxBfc89gQx9zA_2CbEdFAMfMzTk!/?

WCM_PORTLET=PC_7_O9A01I41H89GF0AG1IMO1OJMF4_WCM&WCM
_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbn_yt_vi/sbn_yt/kho_noi_dung/tin
_tuc/tin_tuc_chung1/cb91858044d8c751b423b6772c8f72dd&cur_id=cb918580
44d8c751b423b6772c8f72dd
18
Xâm hại tình dục trẻ em – nỗi đau và những hệ lụy
Nhóm GDCD – THPT Kim Liên
VI. Kết luận
Việc trẻ em hiện nay bị xâm hại tình dục đang vấn đề nhức nhối của
không chỉ riêng một quốc gia nào. Với nhiều trăn trở, trách nhiệm xã hội của
bản thân, nhóm nghiên cứu muốn góp thêm mội tiếng nói mong được đón nhận
từ phía các nhà quản lý, hoạch định chính sách và của toàn xã hội để nhằm giảm
bớt và tiến tới chấm dút hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em nhằm xây dựng một
xã hội tốt đẹp và văn minh.
19

×