THƯ
VIỆN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ THU THỦY
THỂ KÝ VÀ VIỆC GIẢNG DẠY
TÁC PHẨM KÝ Ở NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỒI THANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, học sinh các cấp, đặc biệt là cấp trung học phổ thơng có
thái độ khơng xem trọng bộ mơn ngữ văn, cho bộ môn ngữ văn chỉ là môn phụ, không cần
thiết phải tốn nhiều thời gian. Trong suy nghĩ của các em thường chỉ tập trung vào các mơn
tự nhiên để có thể đi tiếp vào cánh cửa trường đại học. Chính vì thế, việc giảng dạy bộ môn
văn ở nhà trường phổ thông đã gặp những trở ngại, các em khơng có hứng thú học mơn văn
thì thầy cô cũng dễ bị mất niềm say sưa truyền đạt kiến thức đến cho học sinh. Với các tác
phẩm là truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ thì việc truyền đạt tương đối thuận lợi bởi trong những
thể loại này “chất văn” đậm đà, phong phú, nổi bật đã giúp cho người thầy làm tốt được cơng
việc của mình. Cịn đối với tác phẩm kí thì việc giảng dạy có những khó khăn riêng. Vì việc
giảng dạy kí địi hỏi người giáo viên phải bám chắc đặc điểm cơ bản của thể kí, đó là tính
xác thực. Tác phẩm kí thường không hư cấu mà tác giả chỉ lựa chọn ngay những sự việc,
những con người vốn đã có giá trị điển hình trong cuộc sống. Nếu thầy giáo chỉ thỏa mãn với
những kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ học bài kí diễn
ra rất “khơ khan”, học sinh khó tiếp nhận được tác phẩm. Từ đó, yêu cầu người giáo viên khi
dạy những tác phẩm kí phải có ý thức nghiên cứu lí luận về thể kí và phải biết vận dụng linh
hoạt phương pháp giảng dạy một thể loại văn học lấy người thực, việc thực làm đối tượng
phản ánh, giúp cho học sinh hiểu biết và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của những sự việc,
con người có tính tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa của nó. Đồng thời, phải giúp học sinh biết
liên hệ với thực tế đời sống, với những sự việc và con người gần gũi với nội dung tác phẩm
thì bài giảng mới có thể hấp dẫn và sâu sắc.
Việc giáo viên và học sinh chưa chú trọng vào việc giảng dạy và học tập tác phẩm kí
cũng bởi những nội dung của bài kí rất ít khi được đưa vào các đề thi cuối kì. Nếu có thì
cũng chỉ nằm ở những mục câu hỏi về lý thuyết, chiếm một phần nhỏ trong tổng số điểm của
đề thi. Ngoài ra, so sánh giữa các thể loại trong tồn bộ chương trình học bộ mơn Ngữ văn ở
cấp trung học phổ thơng thì việc phân bố thời lượng cho những bài dạy về kí cịn q ít, lại
rải đều trong hai năm lớp 11 và 12. Như vậy, mỗi năm, học sinh chỉ được học một đoạn trích
nhỏ của tác phẩm kí trong năm lớp 11, và một bài bút kí, một bài tùy bút trong năm lớp 12.
Từ đó, có thể thấy, học sinh lớp 11 chưa kịp ghi nhớ về thể loại ở bài học đầu năm lớp 11, thì
đã lại học sang một thể loại khác dài hơi hơn, rồi sang đến năm 12 (nghĩa là gần một năm sau)
mới được tiếp tục tìm hiểu về thể loại này nhưng cũng với thời lượng bài học rất ngắn ngủi
(4 tiết) và đoạn trích viết theo thể kí được phân bố trong chương trình rất ít, lại càng làm cho
người giáo viên dễ có sự so sánh với các thể loại khác làm giảm bớt đi sự quan tâm, đầu tư
thời gian với việc giảng dạy thể loại này.
Riêng đối với học sinh, việc học kém, thậm chí là coi thường bộ môn Ngữ văn đã
được thấy rất rõ trong thời gian vừa qua, có những học sinh, sau khi học xong đã khơng cịn
nhớ đến những tác phẩm kí vừa được học. Bởi đối với các em, giờ học bộ môn Ngữ văn đã
rất tẻ nhạt, lại phải học những tác phẩm kí thiên về tính chất xác thực, ít có sự hư cấu, lãng
mạn lại làm các em thêm phần chán học những giờ này.
Từ những điều trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề Thể loại kí và việc giảng
dạy tác phẩm kí ở trong nhà trường phổ thơng để tìm hiểu thêm về những đặc điểm của thể
kí, tìm hiểu thực trạng của việc dạy học tác phẩm kí ở trường phổ thơng và góp phần đề xuất
phương hướng giảng dạy kí nhằm nâng cao chất lượng dạy – học văn nói chung cũng như
giờ dạy tác phẩm kí nói riêng được
2. Lịch sử vấn đề
Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết vốn có sự ổn định tương đối về đặc trưng thể
loại, các tác phẩm kí tuy cùng nằm trong loại hình văn xuôi tự sự song lại là tên gọi chung
cho một nhóm thể tài có tính giao thoa giữa báo chí (chính luận, điều tra, ghi chép tư liệu,
tường thuật sự kiện...) với văn học, in đậm dấu ấn “sự hợp nhất truyện và khảo cứu” [M.
Gorki] và thường có tính xã hội, tính thời sự sâu sắc, bao gồm nhiều tiểu loại thể văn như bút
kí, kí sự, phóng sự, tiểu thuyết phóng sự, du kí, hồi kí, nhật kí, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu
luận, ... Đặc điểm sự giao thoa này càng trở nên rõ ràng khi mà bản thân thể tài kí cịn đang
trong q trình hình thành và phát triển, khi mà ngay đường biên thể loại giữa truyện ngắn và
ghi chép, giữa tiểu thuyết và phóng sự đơi khi cũng chưa được phân định rõ nét.
Thể kí, như cái tên đặt cho nó, đã nói lên đặc điểm cơ bản của nó là thể văn dùng để
“ghi lại” sự việc, ý nghĩa, cảm xúc, … Mặc dù theo nguyên tắc, tích chất của thể kí là “xác
thực” và người viết kí khơng được quyền hư cấu nhưng khơng thể coi viết kí chỉ là một công
việc chụp ảnh và ghi âm một cách máy móc và vai trị của người viết kí là hồn tồn thụ
động mà người viết kí phải làm cơng việc lựa chọn, sắp xếp.
Lịch sử văn học đã cho thấy kí thường phát triển mạnh mẽ trong những thời kì mà xã
hội có nhiều sự biến động nên ta phải thấy rằng thể kí có khả năng phản ánh “một cách
nhanh nhạy” cuộc sống. Do đó, nó là thể văn thích hợp nhất để ghi lại cuộc sống trong những
giai đoạn như ta vừa nói. Như vậy, một đặc trưng nữa của thể kí là tính chất tương đối giản
dị, ngắn, gọn, lưu lốt về mặt hình thức. Kết cấu của bài kí thường rõ ràng theo trình tự diễn
biến của sự việc. Tình tiết trong kí khơng lắt léo quanh co, thường là cụ thể, nổi bật.
Với chiều dài lịch sử của thể kí bắt đầu từ thời trung đại và kéo dài cho tới tận ngày
nay chứng tỏ kí có vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam nhưng thực tế trong
chương trình dạy học Ngữ văn ở bậc phổ thơng trung học thì những tác phẩm kí lại khơng có
được tầm quan trọng như nó vốn có. Ba năm trung học phổ thơng, học sinh chỉ được học ba
tác phẩm thuộc thể loại kí:
1. Đầu năm học lớp 11 các em được học kí sự: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác
2. Đến gần cuối học kì I của năm học lớp 12 thì các em được học tiếp tùy bút Ai đã đặt
tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường và tùy bút Người lái đị sơng Đà của
Nguyễn Tn.
Tác phẩm của Nguyễn Tn thì có sẵn từ trước, cịn tác phẩm của Hồng Phủ Ngọc
Tường thì mới được đưa vào trong chương trình thay sách giáo khoa từ năm học 2003 –
2004.
Thêm một vấn đề nữa là từ trước đến giờ, thể kí vốn rất ít được các nhà nghiên cứu
quan tâm và tìm hiểu quá trình phát triển của nó một cách cụ thể và sâu sắc nên dẫn đến việc
nguồn tư liệu để tìm hiểu và nghiên cứu đối với thể loại này tương đối ít, gây ra khó khăn
cho thầy cơ giáo khi đứng lớp giảng dạy nói chung cũng như người viết luận văn nói riêng.
Ngồi ra, nếu để ý thì chúng ta cũng có thể thấy trong chương trình thi cử của bộ mơn này,
thể loại kí rất ít khi được đưa vào làm nội dung trọng tâm trong các kì thi lớn nhỏ khác nhau
ở trường trung học phổ thông. Với những trở ngại như thế, việc dạy – học những tác phẩm
này đã và đang gặp khơng ít trở ngại, vướng mắc. Bởi trong suốt một q trình dài trước đó,
học sinh chủ yếu được học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự. Dần dần, cảm xúc và nhận
thức của các em đã quen nương theo cốt truyện, hệ thống nhân vật, tình tiết, … Đến khi cần
cảm thụ một tác phẩm văn xi giàu chất trữ tình, nghĩa là khơng cịn những căn cứ quen
thuộc để bám víu, chắc chắn các em sẽ gặp lúng túng. Vì khơng thật sự hứng thú nên việc
truyền đạt và tiếp nhận trên lớp học đối với những nội dung này khó lịng đạt được kết quả
như mong muốn.
Mặt khác, quan niệm về thể loại và định hướng tiếp cận tác phẩm tùy bút trong sách
giáo khoa và sách giáo viên (đều do Bộ Giáo dục ấn hành năm 2007) cũng chưa được trình
bày một cách thật sáng rõ và nhất quán. Điều bất cập này chắc chắn có ảnh hưởng khơng nhỏ,
gây nên khó khăn trước hết đối với người giáo viên khi chuẩn bị giảng bài. Trong phần
hướng dẫn giảng dạy và học tập các tác phẩm tùy bút trong sách giáo viên và sách giáo khoa
đã không trách khỏi thiên lệch, chưa đảm bảo nguyên tắc cơ bản của việc cảm thụ và bình
giá tác phẩm văn chương là phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Ở bài Người lái đị sơng Đà,
những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu “cái tôi tài hoa, uyên bác” của tác giả thường chiêm tỉ lệ lớn
hơn so với những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu về “cái tơi trữ tình, giàu cảm xúc”; Hay như ở bài
Ai đã đặt tên cho dịng sơng thì chỉ có một câu hỏi trong tổng số sáu câu ở phần hướng dẫn
học bài là hỏi về chất trữ tình của đoạn trích. Do đó, ta có thể thấy rằng, ngay cả ở những bộ
sách cơ bản nhất trong nhà trường là sách giáo khoa và sách giáo viên, thì nội dung liên quan
đến những vấn đề giảng dạy kí cũng chưa đạt được yêu cầu so với những thể loại khác, từ đó
chúng ta có thể khẳng định thêm rằng, lĩnh vực nghiên cứu về phương pháp giảng dạy kí
hiện nay đang cịn bị bỏ ngỏ, chưa thật sự được quan tâm bởi những nhà nghiên cứu, những
chuyên gia đầu ngành. Có thể nói rằng, tài liệu quan trọng đề cập một cách có hệ thống việc
giảng dạy kí trong nhà trường phổ thơng là hai cuốn giáo trình Vấn đề giảng dạy tác phẩm
văn học theo loại thể do Trần Thanh Đạm chủ biên và cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương do Nguyễn Viết Chữ biên soạn. Các tác giả cho rằng khi dạy kí trung đại (cụ thể
là dạy một phần nhỏ của tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác), “chúng ta cần khởi
động tạo hứng thú cho các em từ cuộc đời của tác giả, ngòi bút vừa sắc sảo vừa thơng minh
hóm hỉnh của tác giả, đơi khi lại vừa khẽ khàng kín đáo vừa lạnh lùng ghi lại bức tranh hiện
thực sống động về đời sống vương giả, kiêu sa mà tàn tạ, bạc nhược đến mức thảm hại nơi
phủ chúa chốn kinh kì.
Khi phân tích tác phẩm nên tận dụng con đường theo bước tác giả, đọc kĩ những cảm
nhận tinh tường trước các vấn đề sự kiện mà tác giả ghi lại. Nên dùng những câu hỏi chi tiết
nghệ thuật, tập trung vào “đọc diễn cảm” những đoạn giàu thông tin nghệ thuật: chân thực,
phải đạo mà cũng đầy chất hài hước”. [11, tr. 121]
Cũng theo thầy Nguyễn Viết Chữ, khi dạy tác phẩm kí hiện đại (tùy bút) như Người
lái đị sơng Đà và Ai đã đặt tên cho dịng sơng “ta nên tận dụng con đường theo bước tác giả
kết hợp với đọc diễn cảm, kết hợp giảng bình và câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái hiện”.
Do đó, người viết có thể nói rằng vấn đề về thể loại kí và việc giảng dạy tác phẩm kí
ở trong nhà trường phổ thơng dường như chưa được nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học
cũng như các khóa luận, luận văn tốt nghiệp và các bài báo đề cập hoặc có đề cập thì cũng
chỉ mang nội dung khái qt. Nhìn chung, nó thường làm cơ sở, nền tảng cho người giảng
dạy tham khảo, nghiên cứu để góp phần mở rộng nội dung bài giảng của mình.
Từ những vấn đề nêu trên, người viết nhận thấy việc nghiên cứu về phương pháp
giảng dạy kí đã được chú ý từ trước đây nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong
chương trình thay sách diễn ra trong những năm gần đây, các tác phẩm kí cũng được đưa vào
chương trình giảng dạy nhiều hơn trước thì vấn đề nghiên cứu phương pháp giảng dạy kí vẫn
rất hiếm.
Qua những thực tế nghiên cứu và giảng dạy, người viết hi vọng những cơng trình
nghiên cứu về phương pháp giảng dạy kí về sau sẽ ngày càng nhiều và luôn luôn được đổi
mới cập nhật, luôn luôn có sự gắn kết trong mối liên hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Nghĩa
là giữa việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm kí cần phải đảm bảo tính liên kết, khoa học và
hệ thống.
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiêu cứu
- Đề tài nghiên cứu những cơng trình nghiên cứu lý luận về thể loại kí
- Nghiên cứu những bài giảng, những phân tích của các chuyên gia trong nước về
những tác phẩm kí.
- Đề tài tập trung đi vào khai thác và thực nghiệm những tác phẩm kí được dạy ở
chương trình trung học phổ thông
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lí luận về thể kí và phương pháp giảng
dạy kí để nắm được đặc trưng và cách thức dạy học
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề: nghiên cứu lịch sử của thể kí và lịch sử
giảng dạy kí.
- Phương pháp điều tra và khảo sát:
+ Dự giờ lên lớp của một số giáo viên ở trường THPT để nắm bắt tình hình dạy học
văn nói chung cũng như dạy học các tác phẩm kí nói riêng.
+ Điều tra, khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh (bằng phiếu) trong việc tiếp
nhận thể loại kí trong nhà trường phổ thơng và tình hình sử dụng các phương pháp trong q
trình dạy học tác phẩm kí.
+ Khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo; các bài viết, bài phân
tích của một số nhà giáo, nhà nghiên cứu về các tác phẩm kí trong chương trình ngữ văn ở
trường phổ thơng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để xử lý các tư liệu và ý kiến nghiên cứu của
các nhà giáo, nhà phê bình, nghiên cứu nhằm làm rõ các quan điểm trong việc giảng dạy tác
phẩm kí.
- Phương pháp thống kê: dùng để thống kê ý kiến của giáo viên và của học sinh đã trả
lời trên các phiếu điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thiết kế giáo án thực nghiệm nhằm tìm ra
phương pháp tốt nhất cho việc giảng dạy thể loại kí trong nhà trường phổ thơng.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương với các nội dung
sau:
Chương 1: Đặc điểm của thể loại kí văn học
Chương 2: Tình hình dạy học tác phẩm kí ở nhà trường phổ thông
Chương 3: Phương hướng, biện pháp và thực nghiệm giảng dạy tác phẩm kí ở trường
trung học phổ thông
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI KÍ VĂN HỌC
1.1. Khái quát chung về thể kí
1.1.1 Khái niệm
Theo những nhà biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học, kí là thể loại văn học có đặc
điểm “tơn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hư cấu” và “Nhà văn viết kí ln
chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [20,
tr. 137]. Còn các tác giả của “Từ điển tiếng Việt” thì cho rằng, kí là loại “thể văn tự sự có
tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất”[48, tr. 501]. Có thể nói, đây
là những khái quát rất cụ thể về đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Kí là một loại hình văn học khơng thuần nhất. Đó là lĩnh vực văn học bao gồm nhiều
thể loại, chủ yếu là văn xuôi ghi chép, miêu tả và biểu hiện những sự việc, con người có thật
trong cuộc sống. Kí có cái hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của nó. Ở thể loại này, người
ta đặc biệt quan tâm đến các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của đời sống có
thực ngồi đời và đồng thời muốn bộc lộ trực tiếp cá tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm
xã hội của tác giả. “Với thể loại kí, từ sự thôi thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu được
cơng bố kịp thời đến những nhận xét, những đánh giá, những ý tưởng … Kí ghi được rất rõ
những nét mang dấu ấn của một sự kiện, của một thời kì, của một lớp người, của một vùng
miền” [61, tr. 243)
Chính vì các tính chất nói trên mà thể loại kí có một phạm vi biểu hiện đời sống rất
rộng lớn. Kí có thể thiên về ghi chép sự việc, hiện tượng như phóng sự, kí sự; có thể thiên về
biểu hiện những cảm xúc trữ tình như tùy bút, tản văn;… Chính vì cơ động, linh hoạt, nhạy
bén trong nhìn nhận và khai thác các sự kiện của đời sống cũng như năng động phát huy vai
trò sáng tạo của người cầm bút mà loại kí rất đa dạng và tác phẩm kí cụ thể ln độc đáo.
Kí là một loại hình nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn – tinh thần có tham
vọng can dự trực tiếp vào mọi lĩnh vực của đời sống. Những người mới vào nghề thường
tìm tới kí hoặc truyện ngắn. Nhưng các nhà văn chuyên nghiệp viết kí khơng phải là để thử
bút, luyện nghề mà là do sự thôi thúc của đời sống buộc họ phải góp một tiếng nói kịp thời,
phải phát biểu ngay một ý kiến nhằm thúc đẩy các hoạt động của xã hội. Nhà văn Lê Minh
đã khẳng định một đặc điểm nổi bật, thuộc loại quan trọng nhất của kí mà từ lâu đã được mọi
người thừa nhận. Tìm mọi cách can dự trực tiếp vào đời sống, kí trở thành loại hình văn học
thời sự, một thể văn xung kích theo sát các vấn đề nóng hổi, cấp bách của hiện thực mang ý
nghĩa xã hội rộng lớn. [62, tr. 361]
Kí văn học là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào hiện thực đời sống. Đó là những
sáng tác văn học theo sát các vấn đề thời sự nóng hổi mang ý nghĩa xã hội rộng lớn. Mặt
khác, kí văn học cịn là sự biểu hiện của những giá trị nhân sinh, là thông tin về sự thực của
những quan niệm, tư tưởng. Nội dung đặc thù của kí đã chứa đựng trong bản thân nó cơ sở
để “thơng tin sự thực” chuyển thành “thơng tin thẩm mĩ” và những dịng chữ ghi việc có thể
phát triển thành tác phẩm văn chương. Nhưng cũng chính vì thế mà kí đúng là ghi chép sự
việc, nhưng khơng phải ai cũng có thể viết kí. Muốn viết kí, người sáng tác phải vừa là nhà
hoạt động xã hội năng nổ, xông xáo, vừa là nhà nghệ sĩ tài hoa và là nhà văn hóa có tư tưởng
rộng lớn với vốn tri thức uyên thâm.
Về văn phong và ngơn từ nghệ thuật của kí thì theo Nguyễn Tuân: “Cách diễn đạt của
thể kí cũng rất đa dạng và phức tạp” [61, tr. 251]. Có nhà nghiên cứu cho rằng: “đặc điểm
văn học của kí lộ rõ nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật”. [61, tr. 251]
Ngơn từ trong tác phẩm kí chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - người chứng
kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống. Đồng thời, tác giả luôn là người đối thoại, chứng
kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác. So với ngôn từ nghệ thuật của
các thể loại khác, ngơn từ nghệ thuật của kí ln có xu hướng mở rộng, thừa nhận, dung nạp
nhiều hình thức và phong cách sáng tạo. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí thường rất
linh hoạt về giọng điệu. Kí thường không chỉ trần thuật, mà cùng với trần thuật là phân tích,
khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm. Trước
hết, ngơn từ nghệ thuật của kí hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường
hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống. Vì thế nó vừa cụ thể, sinh động, đậm chất
đời thường, vừa khái quát. Đặc điểm phổ biến này của các tiểu loại kí thường biểu hiện rõ
nhất ở phóng sự, kí sự.
Do hướng tới những phạm vi thông tin và nhận thức, kí cũng đa dạng về kiểu loại và
kết cấu. Các thể và biến thể của kí hình thành một cách tự nhiên trong quá trình vận động
của lịch sử văn học. Theo đó, người ta chia kí thành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất thiên về tự
sự gồm các thể chính như kí sự, phóng sự, nhật kí. Nhóm thứ hai nghiêng về trữ tình với các
thể chính như: tùy bút, bút kí, tản văn …
1.1.2. Vài nét về diện mạo thể kí ở Việt Nam
Về sự hình thành và xuất hiện của thể Kí, theo các tác giả biên soạn Giáo trình lý luận
văn học, tập 2 thì: “Kí vốn là tên gọi của một thể văn đã xuất hiện từ trước đời nhà Hán ở
bên Trung Quốc bên cạnh các thể văn công vụ, hành chính khác. Đời Đường có nhiều tác
phẩm kí dùng để ghi việc xen với lời bình. Kí ngày càng phát triển và được ý thức về đặc
điểm thể loại.” [61, tr. 241]
Trong văn học cổ phương Đơng, thể kí vốn có mặt từ thời Tiên Tần và về sau phân
thành hai nhánh: có kí của sử và có kí của truyện. Trong một thời gian khá dài, kí là tiền thân
của tiểu thuyết, có khi tên gọi kí cũng dùng cho tiểu thuyết hay một câu chuyện có kịch tính
như Tây du ký, Tây sương ký, …
Trong nền văn học Việt Nam, kí có từ rất lâu đời nhưng phải đến thế kỷ XVII, đặc biệt
là từ thế kỷ XIX, khi đời sống dân tộc ngày càng nâng cao, kỹ nghệ in ấn và báo chí phát
triển, văn học xé rào thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của xã hội và nhà
văn có ý thức tham gia vào các cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển và là thể loại
phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung đại. Các tác phẩm kí giai đoạn này đều thiên về
ghi chép, mang nặng tính chất lịch sử về các nhân vật, sông núi, đền chùa, …
Các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận để nhận diện kí nhưng cho đến nay, giới
lý luận văn học vẫn chưa đưa ra một hệ thống lý thuyết thống nhất cho thể loại văn học này.
Nhà nghiên cứu Rubinxep cho rằng: “Về kí, thực tế là khơng thể nói đến cái gì xác định được
đặc trưng thể loại của nó”. Do cách tiếp cận khơng hồn tồn giống nhau, các nhà nghiên
cứu đưa ra những ý kiến khác nhau trong việc xác định khái niệm và đặc trưng của kí.
Sự phức tạp của thể kí cịn có căn ngun từ sự năng động, linh hoạt của thể loại này
trong việc phản ánh hiện thực. “Kí khơng phải là thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình
thức ghi chép và biểu hiện cuộc sống” như: kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, tuỳ
bút, bút kí chính luận … mỗi tiểu loại này tuy có chung những đặc điểm chủ yếu nhất của kí
song vẫn có những điểm riêng để xác định. [21, tr]
Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí địi hỏi sự trung thực,
chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tơn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, những vấn
đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử
học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn
ngành, có thời gian, địa điểm, hành động, và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh, gợi
khơng khí. Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ, nhận
xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự cịn có những đoạn thể hiện suy tưởng nhận
xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái thú vị của kí là ở những ý riêng, suy
nghĩ riêng của tác giả.
Có thể nói, kí cũng như các loại hình nghệ thuật khác, cũng trải qua hai giai đoạn
chính là kí thời trung đại và kí thời hiện đại.
Kí thời trung đại cũng giống như truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, chủ yếu được
viết bằng chữ Hán dưới hình thức các văn thể Trung Hoa. Do đặc trưng thể loại, phạm vi đề
tài của kí bị thu hẹp rất nhiều so với truyện nên kí thời kì này khơng phát triển mạnh và có
những thành tựu như truyện. Trong giai đoạn từ thế kỷ X – XIV, về cơ bản kí vẫn thuộc văn
học chức năng, nằm trong khuôn khổ văn học chức năng và gồm hai loại chính là văn khắc
và tự bạt. Sang đến giai đoạn thứ hai, từ thế kỉ XV – XVII, cùng với sự bùng nổ về tác phẩm
sưu tầm cũng như sáng tác trên mọi lĩnh vực, từ thơ ca trữ tình đến văn xi tự sự, từ văn
học chữ Hán đến văn học viết bằng chữ Nôm, từ văn học chức năng đến văn học nghệ thuật
đã làm cho thể văn tự bạt phát triển theo. Kí dưới dạng tự bạt đến hậu kì trung đại tách dần ra
thành môn khoa học riêng: nghiên cứu – phê bình – lí luận văn học và chia tay văn xi tự sự.
Song nó đã đặt nền móng cho loại hình kí nghệ thuật: tự bạt là tiếng nói cá nhân người cầm
bút; khi vai trò cá nhân chưa trực tiếp bộc lộ thì thể kí đích thực chưa thể ra đời.
Mở đầu cho thể kí thể kỉ XVIII – XIX là Cơng dư tiệp kí của Vũ Phương Đề (năm
1755 hoàn thành). Nhiều năm sau, Trần Tiến cho ra đời liên tiếp hai tác phẩm kí khá đặc sắc
là Tiên tướng công niên phả lục (viết xong năm 1764) và Trần Khiêm Đường niên phả lục
(ngừng viết năm 1765). Có thể nói, Trần Tiến đã đưa thể kí phát triển thêm một bước mới.
Trước hết, tác giả bám sát hiện thực, phản ánh trực tiếp những sự kiện, những con người
quanh ông, hoặc của chính bản thân ơng. Nhưng chủ yếu, hiện thực cuộc sống kia được phản
ánh từ góc nhìn của người cầm bút. Khác với Trần Tiến, Lê Hữu Trác không viết tự thuật về
cuộc đời mình, mà chỉ ghi lại chuyến đến kinh đô chưa bệnh cho cha con chúa Trịnh trong
tác phẩm Thượng kinh kí sự. Trong tác phẩm, Lê Hữu Trác hồn tồn làm chủ ngịi bút, ơng
tự do tung hồnh trên dịng cảm xúc của mình. Chưa bao giờ và chưa có một tác phẩm kí nào
mà cái tôi cá nhân của tác giả được bộc lộ một cách mạnh mẽ, rõ ràng như ở Thượng kinh kí
sự. Mọi sự kiện trong tác phẩm đều quy tụ về một cái tôi cá nhân tác giả. Như vậy, có thể nói,
đến Lê Hữu Trác, thể kí văn học đích thực đã thật sự ra đời, tạo đà cho hàng loạt tác phẩm kí
khác ra đời như: Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tây
hành kiến văn kỉ lược của Lý Văn Phức, Hải trình chí lược của Phan Huy Chú,…
Sau các tác phẩm kí trung đại viết bằng chữ Hán, sang đến giai đoạn 1900 – 1930, tác
phẩm kí hiện đại đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ đã ra đời, đó là tác phẩm Chuyến đi Bắc Kì
năm Ất Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký; và đến khi các tờ báo tiếng Việt ra đời thể kí đã có
điều kiện để phát triển. Ta có thể kể đến một số tác phẩm kí buổi đầu như: Hương Sơn hành
trình kí của Nguyễn Văn Vĩnh, Mười ngày ở Huế và Một tháng ở Nam Kì của Phạm Quỳnh.
Tuy thành tựu kí giai đoạn này chưa có gì thật sự nổi bật song định hướng này là một tiền đề
để cho kí có những bước nhảy vọt ở giai đoạn tiếp theo. Với giai đoạn tiếp theo 1930 – 1945,
kí đã phát triển rực rỡ. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của kí, bởi trong vịng 15 năm,
kí đã phát triển với tốc độ chưa từng thấy cả về số lượng tác giả lẫn chất lượng tác phẩm. Kí
giai đoạn này chủ yếu được thể hiện dưới hai dạng: phóng sự và tùy bút. Ở thể loại tùy bút,
có thể kể đến các tùy bút tiêu biểu như: Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam, Chiếc
lư đồng mắt cua, Tóc chị Hồi, Tùy bút I, Tùy bút II của Nguyễn Tn. Ở thể loại phóng sự
thì có các phóng sự nổi tiếng thời bấy giờ như: Tơi kéo xe của Tam Lang, Việc làng, Tập án
cái đình của Ngô Tất Tố, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người của Vũ Trọng
Phụng, … Như vậy, phóng sự và tùy bút là hai tiểu loại kí tiêu biểu làm nên những thành tựu
nổi bật của kí giai đoạn 1930 – 1945.
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, trong một thời điểm kich sử mới, kí sẽ có những
bước phát triển mới cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức thể hiện. Kí vẫn tỏ rõ ưu thế của
thể loại trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Bên cạnh các thể loại khác, các sáng tác của
thể kí đã ghi lại khá đầy đủ diện mạo và tiến trình cách mạng, các sự kiện lịch sử chủ yếu của
đời sống đất nước và con người Việt Nam trong 30 năm chiến tranh và cách mạng. Thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp đã tạo nên một bước phát triển mới của văn xi, trong đó
kí đóng một vai trò đáng kể với những tác phẩm như: Trong rừng Yên Thế, Trận phố Ràng
của Trần Đăng, Trên những con đường Việt Bắc, Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng, Ở
rừng của Nam Cao, Đường vui của Nguyễn Tuân, Đường vơ Nam, Ngược sơng Thao của Tơ
Hồi, Kí sự Cao – Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, … Bước vào công cuộc chống Mỹ cứu
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kí ln có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xung kích:
Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Đường lớn của Bùi Hiển, Chúng tôi ở Cồn Cỏ của
Hồ Phương, Những sự tích ở Đất thép, Người mẹ cầm súng, Ước mơ của đất của Nguyễn
Thi, Sống như Anh của Trần Đình Vân, Bức thư Cà Mau của Anh Đức, Đường chúng ta đi,
Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc của Nguyễn Trung Thành – Nguyên Ngọc,
Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân,… Kết thúc giai đoạn chống Mỹ cứu
nước là một loạt kí sự về Mùa xuân đại thắng 1975, ghi lại thời điểm hào hùng của một thời
đánh Mỹ và thắng Mỹ: Tháng Ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Nhật kí chiến dịch của
Nguyễn Thành Vân – Nguyễn Trọng Oánh,…
Bên cạnh những sáng tác kí đi sâu vào những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa mang
cảm hứng nghiên cứu đời sống trước bước chuyển mình, đổi thay của hình thức xã hội từ
thời chiến tranh sang thời bình là sự xuất hiện của các hồi kí văn học mang đậm yếu tố tự
truyện: Nửa đêm sực tỉnh của Lưu Trọng Lư, Một giọt nắng nhạt của Nguyễn Khải, Cát bụi
chân ai của Tơ Hồi, Nhớ lại một thời của Tố Hữu, Từ bến sông Thương của Anh Thơ,… Từ
những năm 1970 đến nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số những tác giả chuyên tâm
với thể kí. Trên con đường sáng tạo của mình, Hồng Phủ Ngọc Tường ln ln tìm tịi,
làm lạ, làm mới cách thể hiện như một “nghệ sĩ bút kí” với một phong cách riêng độc đáo.
Lật giở những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc cảm thấy tác giả tìm đến
thể kí như một điều tất yếu, bởi kí là một thể loại phóng khống, tự do mà với cá tính nghệ sĩ,
Hồng Phủ Ngọc Tường có khả năng phát huy sở trường của một cái tơi trữ tình nồng nàn,
từng trải đầy chiêm nghiệm, suy tưởng và thấm đẫm chất thơ. Kí của Hồng Phủ Ngọc
Tường, như có người nói, ngồi câu chữ, văn bản là “phần kí tâm hồn”.
Với đặc trưng riêng của mình, kí là một trong những thể loại năng động nhất của loại
hình văn xi nghệ thuật. Trong suốt cả thế kỉ XX, nhìn từ phương diện thể loại, kí đã có sự
vận động và đổi mới. Từ chỗ chỉ tỏ ra ưu thế ở phóng sự và tùy bút, kí đã có sự đổi thay về
nội dung và hình thức thể loại. Bên cạnh các loại hình văn xi khác, kí đã chiếm một vị trí
xứng đáng trong đời sống văn học, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong tiến trình
vận động và phát triển của văn học Việt Nam.
1.2 Đặc điểm kí văn học
1.2.1 Đặc điểm chung
Phương Lựu xác định: “Kí là một loại văn xi tự sự, trần thuật những người thật,
việc thật với những đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trò của
người trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện” [36]
Trong Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến nêu ba đặc điểm của kí: “Kí là thể
loại nằm giữa báo chí và văn học; kí là sự hợp nhất truyện và nghiên cứu; kí là sự nhức nhối
của trí tuệ” [22]
Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu về sự phức tạp của kí là do kí có sự giao thoa,
thâm nhập với nhiều thể loại văn học khác. Giữa kí và báo chí có mối liên hệ đặc biệt,
thường xuyên có tác động qua lại lẫn nhau. B.Polevoi xem kí văn học là hoạt động hỗ trợ
cho báo chí và cũng mang tính chất báo chí: “Kí sự trở thành một thể tài văn nghệ có phong
cách độc đáo vũ trang cho báo chí”. Lê Bá Hán (chủ biên) xếp kí là một loại hình văn học
trung gian, nằm giữa báo chí và văn học [18]. Mối liên hệ này đã đem lại cho kí khả năng
tiếp cận hiện thực nhanh nhạy, nắm bắt và thể hiện cuộc sống kịp thời, mạnh dạn hướng vào
những vấn đề nóng bỏng đang được xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, những thơng tin xác thực
trong kí có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá đáp ứng nhu cầu hiểu biết thực tế của
người đọc.
Kí văn học cũng tái tạo sự kiện nhưng mục đích chủ yếu không phải chỉ là thông tin về
sự kiện xã hội, mà nhằm phản ánh cái hay, cái đẹp và những giá trị, ý nghĩa xã hội – thẩm
mỹ của con người. Như vậy, có thể thấy kí văn học có phần uyển chuyển hơn nhưng cũng
khơng được xa rời hiện thực. Kí khơng cho phép người viết tưởng tượng ra những điều
không xảy ra trong thực tế nhưng cũng khơng phải là sự ghi chép máy móc thực tế. Sự kiện
trong kí văn học mang ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật nhiều hơn. Việc lựa chọn đối tượng theo
mục đích này khiến cho người thật, việc thật trong kí văn học mang ý nghĩa điển hình và sự
thật về sự kiện, con người mang ý nghĩa sâu rộng hơn tính thời sự của chúng, có khả năng
khêu gợi, tác động đến nhiều mặt đến người đọc. Tác giả kí là người chứng kiến, lắng nghe
và cảm nhận sự việc, con người và tình huống mình miêu tả. Tài năng của người viết kí thể
hiện ở chỗ chọn đúng chủ đề, tìm ra góc nhìn tốt và chắt lọc được những chi tiết điển hình từ
cuộc sống để làm nổi bật tính tư tưởng, tác động đến lí trí và làm xúc động tâm hồn người
đọc. Tuy nhiên, thông tin sự thật, ghi chép sự thật khơng có nghĩa là sao chép cuộc sống, bê
nguyên cuộc sống một cách nô lệ, thụ động vào tác phẩm. Những người thật việc thật, những
biến cố, những vấn đề của đời sống khách quan được tác giả kí lấy làm điểm tựa đều được
nhìn nhận, chọn lựa, khái quát, được khai thác ở những nội dung, những khía cạnh có ý
nghĩa xã hội – thẩm mĩ nào đó. Trong tác phẩm kí, các chi tiết, sự kiện của cuộc sống vừa
giữ được phẩm chất cơ bản của sự thật, của điển hình xã hội, lại vừa được nhìn nhận, cảm
thụ, đánh giá theo cách nhìn độc đáo của riêng nhà văn.
Theo Hà Minh Đức: “Các thể kí văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh
hoạt trong văn xi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về sự kiện và
con người có thật trong cuộc sống, với ngun tắc phải tơn trọng tính xác thực và chú ý đến
tính thời sự của đối tượng miêu tả”
Kí văn học cũng bắt đầu từ sự việc có thật của đời sống, nhưng nhà văn, nhà báo qua
lăng kính của mình chắt lọc được cái gì, phản ánh lại cho người đọc. Người viết cũng có thể
dự báo, tiên đốn, phân tích, nhưng phân tích bằng hình tượng văn học. Ngồi ra, đơi khi
trong kí văn học, người viết có thể đặt yếu tố chủ quan lên hàng đầu hoặc có thể đưa thêm
những yếu tố bên ngồi sự kiện, từ một hiện thực khác mà họ đã có được qua sự trải nghiệm
của mình. Do đó, kí văn học mang tính chủ quan nhiều hơn, nó khơng địi hỏi sự nóng hổi
hàng ngày hàng giờ như kí báo chí nhưng nó lại đề ra u cầu cao hơn về chất suy nghĩ và
tình cảm của chủ thể.
1.2.2 Đặc điểm của kí trung đại
Văn học trung đại Việt Nam đa dạng về thể loại nhưng kí là loại hình phức tạp nhất
trong văn xuôi tự sự thời trung đại. Kí là một bộ phận cùng với truyện ngắn và tiểu thuyết
chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự. Tuy nhiên, kí với tư cách là một thể văn, kí có số phận
riêng và dần trưởng thành qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là từ thế kỉ X – XIV, giai
đoạn thứ hai từ thế kỉ XV – XVII, giai đoạn thứ 3 từ thế kỉ XVIII – XIX.
Từ thế kỉ X – XIV, khơng chỉ là thời kì đặt nền móng cho loại hình truyện ngắn, mà
cịn đặt nền móng cả cho dịng tự sự viết dưới dạng kí. Tuy nhiên, so với truyện thì kí giai
đoạn này chưa đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đề tài của kí cịn bị hạn chế trong khn
khổ viết về hiện tại, về những điều mắt thấy tai nghe. Kí khơng được viết về quá khứ, nếu có,
chẳng qua chỉ là quá khứ gần, xoay quanh nhân vật hiện tại. Thời trung đại, kí khơng được
hư cấu, khơng được dùng các thủ pháp nghệ thuật của thần thoại, sử thi, truyền kì. Khơng
gian và thời gian nghệ thuật trong kí bao giờ cũng cụ thể, gắn với sự kiện hoặc nhân vật đang
đề cập tới. Hơn nữa, khoảng cách từ khi giành độc lập đến hết thế kỉ XIV so với hàng ngàn
năm lịch sử của dân tộc thì quá ngắn, bởi vậy, người và vật, cảnh và tình dùng làm đề tài cho
kí khơng thể phong phú, dồi dào như truyện. Đấy là lý do giúp ta hiểu vì sao thành tựu của
thể kí thế kỉ X – XIV khơng bằng truyện.
Giai đoạn từ thế kỷ XV – XVII, kí chưa thành một thể riêng mà chỉ là một phần nhỏ
nằm trong tác phẩm tự sự nhiều thiên. Mặc dù truyện ngắn đã đạt đến đỉnh cao nhưng kí
nghệ thuật đích thực chỉ mới bắt đầu, có mặt lẻ tẻ trong một số tập truyện ngắn và chưa có
một quyển sách nào đứng riêng rẽ với tư cách một tập kí. Ranh giới giữa truyện và kí cũng
hết sức mờ mỏng. Tính chất kí trong văn xi tự sự chưa rõ, vì vậy muốn tách kí ra khỏi
truyện là một việc làm khó. Theo Nguyễn Đăng Na: “Điều làm nên sự phân biệt giữa truyện
và kí về bản chất là thái độ người cầm bút. Nếu người cầm bút tách mình ra khỏi các sự kiện,
các nhân vật mình miêu tả như người ngồi cuộc thì đấy là truyện; cịn tác giả hồ mình vào
sự kiện, các nhân vật với tư cách là người trong cuộc thì đấy là kí” [46, tr.37]. Kí chỉ thực sự
ra đời khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng mình đang phản ánh bằng cảm quan
của chính mình. Thế kỉ XV – XVII chưa làm được điều đó vì cái tơi cá nhân chưa đập vỡ và
chui ra khỏi lớp vỏ của cái ta cộng đồng, phải đợi tới thế kỉ XVIII – XIX, khi điều kiện chín
muồi và cho phép.
Sự ra đời của một loạt tác phẩm kí ở giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa
đầu thế kỷ XIX đã đánh dấu một bước phát triển của văn xuôi tự sự chữ Hán ở nước ta. Theo
giáo sư Nguyễn Lộc: “Đây là giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều biến cố, biến động. Con
người sống trong giai đoạn này khơng phải chỉ có rung cảm trước cuộc sống, mà còn muốn
nhận thức, lý giải nó; và q trình này đưa đến sự ra đời của một loạt tác phẩm kí”. Các tác
phẩm kí xuất hiện ở giai đoạn này khá phong phú. Bên cạnh những bài du kí ngắn có tính
chất tuỳ bút viết về những chuyến ngao du của các nhà văn đến những danh lam thắng cảnh
còn xuất hiện một số tác phẩm viết về phong tục và các sản vật của quê hương xứ sở. Đáng
chú ý là tập Vũ Trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ. Bên cạnh đó, phải kể đến những tác phẩm
mang hình thức kí viết về các sự kiện lịch sử của dân tộc lúc bấy giờ như Thượng Kinh ký sự
của Lê Hữu Trác và Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái.
Giai đoạn từ thế kỷ XVIII – XIX, kí đã thực sự ra đời với sự thức tỉnh của ý thức cá
nhân. Ta có thể coi Cơng dư tiệp ký của Vũ Phương Đề là tác phẩm mở đầu cho thể kí ở Việt
Nam, đánh dấu cho bước phát triển của thể kí trung đại. Sau đó là hàng loạt các tác phẩm kí
khác như: Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành
tùng ký của Lê Quýnh, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ… lần lượt xuất hiện và đạt đỉnh
cao về nghệ thuật.
Đến Lê Hữu Trác và Phạm Đình Hổ thì thể kí đã đạt đến đỉnh cao và đa dạng về hình
thức. Sau đó, kí có bước chuyển mới về nội dung và những tác phẩm về kí phương Tây bắt
đầu xuất hiện với tác phẩm Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức. Giai đoạn này, kí
đã có khả năng to lớn, phản ánh được những vấn đề quan trọng mà thời đại đặt ra, phản ánh
những vấn đề mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Thế nhưng, “cuộc xâm lược của người Pháp
vừa mở ra một cục diện phản ánh mới cho thể kí, nhưng đồng thời cũng đẩy thể kí vào sự bế
tắc về phương thức phản ánh”. [44, tr. 72]. Do đó, khi đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX, kí
chuyển sang dạng điều trần và kế sách.
Như vậy, cũng như tất cả các thể loại khác trong văn học trung đại, thể kí sau khi đạt
đến đỉnh cao đã rơi vào sự bế tắc. Trước tình hình mới, thể kí khơng thể giữ mãi lối viết như
xưa hơn nữa kí viết bằng chữ Hán cũng không đáp ứng được yêu cầu thời đại. Kí trung đại
đã đi hết hành trình lịch sử mười thế kỷ và nhường bước cho kí hiện đại sau này.
1.2.3 Đặc điểm của kí hiện đại
Từ đầu thế kỷ XX, trong khơng khí hiện đại hố của nền văn học dân tộc, văn xi
tiếng Việt phát triển mau lẹ, phong phú với một hệ thống thể loại hồn chỉnh. Trong đó, các
sáng tác thuộc các thể loại kí cũng đa dạng hơn gồm: phóng sự, kí sự, tuỳ bút,…
Ở những năm đầu thế kỷ, nổi bật là cây bút Tản Đà với những tác phẩm văn xuôi
nghiêng về giãi bày cảm xúc, bộc lộ nỗi niềm với cái nhìn riêng về nhân sinh, thế sự. Tiêu
biểu là các bài Tình cảm, Kỷ niệm hái hoa đào, Giải sầu, Luận cô Kiều, Xem Liêu Trai, …
được xem là những bài kí giàu chất trữ tình, tuy vẫn phảng phất điệu văn biền ngẫu. Những
tác phẩm văn xuôi của Tản Đà là dấu hiệu báo trước khuynh hướng kí trữ tình của văn học
Việt Nam sau này.
Thời kỳ văn học 1930 – 1945 được đánh giá là một trong những đỉnh cao của văn học
dân tộc. Bên cạnh sự nở rộ của Thơ Mới, tiểu thuyết, truyện ngắn … các tác phẩm thuộc thể
kí cũng gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, khẳng định sự lớn mạnh của thể loại.
Thể Phóng sự thu hút nhiều cây bút thuộc dòng văn học hiện thực phê phán bởi thể
văn này có khả năng xơng xáo mọi ngõ ngách đời sống, kịp thời “nhận chân” xã hội hiện tại.
Phần lớn các phóng sự đều tập trung mơ tả thực trạng đen tối của xã hội đương thời. Thực
trạng đó lá sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa và chính sách văn hóa ngu
dân của chế độ thực dân phong kiến. Ngoài ra, thể tùy bút cũng là một kiểu loại kí đặc sắc
làm nên những đóng góp của kí giai đoạn này, mặc dù số lượng của nó khơng nhiều bằng
phóng sự và chỉ tập trung ở một, hai tác giả tiêu biểu. Và nói đến tùy bút ở giai đoạn này (và
cả giai đoạn về sau) ta không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân – một cây bút chung thủy và
có những đóng góp nổi bật ở thể loại này. Tùy bút đã làm cho ngòi bút của Nguyễn Tuân
thăng hoa và để lại dấu ấn cá tính trên từng trang viết.
Như vậy, phóng sự và tùy bút là hai tiểu loại kí tiêu biểu làm nên những thành tựu nổi
bật của kí giai đoạn 1930 – 1945. Từ sau Cách mạng, trong một thời điểm lịch sử mới, kí sẽ
có những bước phát triển mới cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức thể hiện để cùng với thơ,
tiểu thuyết và kịch làm nên bức trang phong phú và sinh động của văn học Việt Nam thế kỉ
XX.
Có thể nói, sự đa dạng và nở rộ của các tác phẩm thuộc thể kí ở những năm đầu thế kỷ
XX đã góp phần làm cho đời sống văn học sôi động và khởi sắc, tiến những bước tự tin,
vững chắc vào quỹ đạo của công cuộc hiện đại hoá nền văn học dân tộc.
Hiện thực đời sống dân tộc từ sau cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt là hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc tạo tiền đề thuận lợi để kí phát huy những ưu thế riêng của thể loại, đạt tới những
thành tựu đáng ghi nhận. Kí đã chứng tỏ được tầm quan trọng khơng thể thiếu của mình
trong đời sống cách mạng của dân tộc. Ở giai đoạn này, kí vẫn tỏ rõ ưu thế của thể loại trong
nền văn xi Việt Nam hiện đại. Hơn các loại hình khác, do đặc trưng riêng, kí bám sát đời
sống bằng tác phẩm. Bản thân kí được sự bảo lãnh của chính thực tế đời sống; tính xác thực
của thời gian, khơng gian, của biến cố, sự kiện và của con người. Trong lịch sử văn học, sự
phát triển của thể loại kí gắn liền với những giai đoạn có những thay đổi lớn lao, với sự hình
thành những hiện tượng mới của cuộc sống chưa được nghiên cứu. Thể loại kí cho phép
nhanh chóng tái tạo những hiện tượng mới, khắc họa những nét cơ bản nhất của những hiện
tượng đó.
Trong các thể văn xi giai đoạn 1945 – 1954, kí phát triển mạnh hơn cả, nhất là kí sự
và tuỳ bút. Kí có sự xâm nhập vào các thể văn học khác khiến các tác phẩm thuộc thể truyện
ngắn, tiểu thuyết đậm đặc các sự kiện đời sống. Các “cây kí” đã dũng cảm xơng xáo vào
những chiến trường ác liệt, bám sát các mũi nhọn chiến đấu, đến với các chiến dịch, các mặt
trận để tái hiện xác thực bức tranh đời sống chiến trường.
Sự nở rộ của kí trong văn học kháng chiến chống Mỹ đã góp cho văn học viết về chiến
tranh một cái nhìn nghiêm túc, giàu giá trị nhân bản. Những tác phẩm kí đậm cảm hứng sử
thi ra đời ở thời điểm này đã phản ánh chân thực cuộc chiến đấu của dân tộc, sự vận động
của dòng thách cách mạng và biểu dương kịp thời những tấm gương anh hùng của thời đại.
Đáng chú ý là dịng kí trữ tình vẫn nảy nở và phát triển trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến
tranh như một minh chứng cho sự sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
Sau năm 1975, đất nước bước vào hồ bình, xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhất là vào
thời kỳ Đổi Mới (1986), kí có sự chuyển mình rõ rệt. Với phương châm “nhìn thẳng vào sự
thật”, thể phóng sự một thời gian dài vắng bóng nay lại hồi sinh. Các thể kí, tuỳ bút, tạp văn,
tản văn cũng xuất hiện phong phú hơn bao giờ hết. Đội ngũ viết kí đơng đảo, nhiều cây bút
chun tìm tịi ở thể loại và ngày càng khẳng định được phong cách riêng, tiêu biểu là:
Nguyễn Khải với tạp văn; Mai Văn Tạo, Băng Sơn với thể Tản văn, đoản văn; Minh Chuyên,
Hoàng Minh Tường, Hoàng Phủ Ngọc Tường với thể bút kí.
Xu hướng “dân chủ hố” đã giúp kí thâm nhập vào mn mặt của cuộc sống, mở rộng
phạm vi phản ánh, các nhà văn công khai bày tỏ thái độ, cách nhìn, cách đánh giá đối với
hiện thực. Đặc biệt người viết kí có cơ hội để bộc lộ vai trò của chủ thể sáng tạo, khẳng định
được dấu ấn của riêng mình.
1.3 Đặc điểm của một số thể kí trong chương trình phổ thơng
1.3.1 Kí sự
Theo từ điển tiếng Việt, kí sự là loại kí ghi lại những diễn biến của cuộc sống xã hội,
không hoặc rất ít xen vào những bình luận chủ quaan của người viết [42]
Theo sách lí luận văn học: kí sự là một thể của kí, thiên về tự sự, kí sự thường ghi chép
các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện tương đối hồn chỉnh khi nó vừa xảy ra. Nó dựa vào
cái xác thực, cụ thể, đơn nhất để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Nó vẫn có thể sử dụng liên
tưởng, nghị luận và trữ tình nhưng chủ yếu là tái hiện các sự kiện.
Kí sự có quy mơ gần với truyện ngắn hoặc truyện vừa. Nó sử dụng nhiều biện pháp và
phương tiện biểu đạt nghệ thuật để ghi lại xác thực những diễn biến khách quan của cuộc
sống và con người thông qua bức tranh tồn cảnh của sự kiện, trong đó sự việc và con người
đan chéo vào nhau, cốt truyện không chặt chẽ như trong truyện. Kí sự thiên về phản ánh sự
kiện, sự việc hơn là phản ánh con người; tính cách và tâm hồn những người trong cuộc cũng
có khi hiện lên khá rõ nét nhưng đó chỉ là cách kí sự ghi việc, gây ấn tượng về sự việc. Kí sự
thường đậm yếu tố tự sự, giàu chất sống thực tế, yếu tố liên tưởng, bàn luận cá nhân trong kí
sự thường ít được sử dụng hơn so với trong bút kí, tùy bút. Người viết kí sự có quyền bình
luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của bản thân sự kiện đời sống khách quan
đang vận động, phát triển. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm toát lên từ việc ghi chép sinh động,