Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích các yêu cầu về ngôn ngữ văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.9 KB, 4 trang )

Bùi Thị Hương 342140
Đề 3. Phân tích các yêu cầu về ngôn ngữ văn bản pháp luật.
A. LỜI MỞ ĐẦU: Ngôn ngữ văn bản pháp luật là phương tiện dùng để giao
tiếp giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản lí. Ngôn ngữ là phương tiện quan
trọng hàng đầu để thể hiện ý chí của cấp có thẩm quyền. Vậy việc sử dụng
ngôn ngữ trong VBPL phải đảm bảo những yêu cầu gì?
B. NỘI DUNG.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, khoản 1
Điều 5. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật
1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác,
phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
1. Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ Viết.
Một trong những đặc điểm của VBPL là được xác lập bằng ngôn ngữ
viết. Sử dụng ngôn ngữ viết, các nhà quản lí có thể lựa chọn từ ngữ có tính
chính xác cao, mang tính khái quát, phổ thông nhất, lập câu có kết cấu chặt
chẽ. Như vậy, chủ thể quản lí có thể biểu đạt rõ ràng, đầy đủ, đúng đắn ý chí
của mình, từ đó đối tượng quản lí cũng dễ dàng nắm bắt được đúng đắn và
đầy đủ nội dung của VBPL. Đồng thời cách thức thể hiện này, cũng giúp các
cơ quan nhà nước thuận lợi trong việc sao gửi, nghiên cứu, lưu trữ thông tin
nhằm phục vụ cho hoạt động quản lí của mình.
2. Ngôn ngữ VBPL là ngôn ngữ tiếng Việt.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Khoản 1, Điều
5 quy định:” 1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt”.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ khác
nhau, trong đó tiếng Việt chiếm đa số, được đưa vào giảng dạy trong giáo
dục và được xem là quốc ngữ. Vì đặc tính thông dụng và phổ biến nên văn
bản pháp luật được viết bằng tiếng Việt. Như vậy sẽ dễ dàng đến với nhân
1
Bùi Thị Hương 342140
dân và nhờ đó mới đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình truyền tải ý


chí của chủ thể quản lí nhà nước.
3. Ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ được nhà nước sử dụng chính
thức.
Đặc thù của VBPL là mang tính quyền lực nhà nước nên ngôn ngữ
VBPL phải là ngôn ngữ chuẩn quốc gia, được nhà nước sử dụng chính thức.
Hệ thống ngôn ngữ trong VBPL phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định do
nhà nước đề ra, cũng từ những yêu cầu đótạo ra sự đặc thù của ngôn ngữ
VBPL.
Sự đặc thù trong ngôn ngữ VBPL thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, ngôn ngữ trong VBPL phải đảm bảo tính nghiêm túc.
VBPL là phương tiện thực hiện quyền lực nhà nước nên buộc phải có
tính nghiêm túc, thể hiện sự uy quyền, tạo tâm lí tôn trọng pháp luật của đối
tượng chịu tác động. Khi soạn thảo VB, người viết không được sử dụng
khẩu ngữ, từ ngữ thô thiển, hạn chế tối đa các yếu tố ngôn ngữ mang tính
chất biểu cảm, lối viết sáo rỗng. Tính nghiêm túc trong ngôn ngữ còn ít
nhiều ảnh hưởng đến giá trị của VBPL.
Thứ hai, ngôn ngữ trong VBPL phải đảm bảo tính chính xác.
Ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Việc sử dụng
chính xác, phù hợp không phỉa là vấn để đơn giản. Các VBPL cần được soạn
thảo với một ngôn ngữ có độ chính xác tối đa. Nếu chưa đạt được giới hạn
tuyệt đối, thì ngôn ngữ phải dùng một cách chính xác, mới phản ánh đúng và
đầy đủ rõ ràng ý chí của nhà nước. Từ đó, người tiếp nhận mới có cách hiểu
thống nhất về ý đồ được ghi nhận trong VBPL.
Tính chính xác trong việc sử dụng ngôn ngữ được biểu hiện ở nhiều
phương diện khác nhau. Điều kiện tiên quyết là: ngôn ngữ VBPL phải viết
đúng các âm, các vần, tiếng, từ, chữ viết hoa, viết tắt, tên riêng…. Theo
chuẩn quốc gia. Những quy định về chính tả đã được quy định chặt chẽ theo
2
Bùi Thị Hương 342140
quy định thông thường của tiếng Việt. Đây là yếu tố quan trong tạo nên uy

tín và giá trị cho văn bản.
Tính chính xác của VB còn là chính xác trong cách viết và sử dụng
dấu chấm câu. Trong mỗi câu, ngoài đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ,
đủ ý, còn đòi hỏ câu văn ngắn gọn, xúc tích. Câu văn ngắn gọn thì tính chính
xác và dễ hiểu cao hơn. Việc này đồi hỏi người soạn thảo phải có vấn từ sâu
rộng và có khẳ năng kết hợp từ ngữ một cách chặt chẽ, logic và đúng ngữ
pháp. Dấu chấm câu phải được đặt hợp lí mới đạt được hiệu quả tối đa. Ví
dụ, nội quy phòng học trường Đại học Luật Hà Nội có quy định: “… cấm
không được chuyển dịch bàn ghế”…Người soạn thảo sử dụng cách viết
không chính xác, vì “phủ định + phủ định” thì có nghĩa là ngược lại.
Thứ ba, ngôn ngữ văn bản đỏi hỏi tính thồng nhất. Trong cùng một
văn bản và trong hệ thống văn bản pháp luật cần thống nhất về nghĩa cho tất
cả các từ, ngữ được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm trong các văn bản
pháp luật khác nhau. Chỉ có vậy, văn bản mới được hiểu và thực hiện một
cách thống nhất.
Thứ tư, ngôn ngữ VBPL phải có tính phổ thông. Ngôn ngữ phổ thông
là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trong phạm vi toàn quốc, dễ hiểu
đối với tất cả mọi người không phân biệt trình độ học vấn, vùng miền, dân
tộc. Ngôn ngữ thể hiện tính đại chúng, dần gũi với đời sống nhân dân. Trong
quá trình soạn thảo, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt rất được coi trọng
và đó được coi là biểu hiện của tính phổ thông.
Những từ cổ và từ ngữ Hán việt tuy vẫn được sử dụng nhưng rất hạn chế vfa
phải thỏa mãn những điều kiện chặt chẽ. Ngoài ra, đặc trưng trong ngôn ngữ
VBQPPL là có những thuật ngữ pháp lý. Nhờ nó mà nhà soạn thảo có thể
diễn đạt gãy gọn và chính xác hơn. Tuy nhiên, vì nó là ngôn ngữ chuyên
ngành nên tính phổ thông khó mà thỏa mãn. Trong trường hợp, bắt buộc
phải sử dụng thuật ngữ không quen với người đọc thì cần phải có phần giải
3
Bùi Thị Hương 342140
thích. Một biểu hiện của tính phổ thông nữa là phân chia, sắp xếp các đơn vị

nội dung trong văn bản: đi từ khái quát đến cụ thể, đi từ quan trọng đến ít
quan trọng… là hướng tư duy phỏ biến của người việt.
C. KẾT BÀI. Việc soạn thảo VBPL cần được chú ý không chỉ ở vấn đề
thẩm quyền, vấn đề thủ tục ban hành mà cả về kĩ thuật soạn thảo. Thỏa mãn
đồng thời những điều kiện kể trên là một biểu hiện của tính hợp lí, hợp pháp
của VBQPPL. Đó cũng là một biện pháp đảm bảo VBPL phát huy hiệu lực
trên thực tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2008.
2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
3. .
4

×