Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.32 KB, 7 trang )

A. LÝ GIẢI PHẦN THẨM QUYỀN.
I. Thẩm quyền hình thức.
Thẩm quyền hình thức được hiểu là giới hạn quyền lực của các chủ thể về ban
hành văn bản để giải quyết theo chức năng, quyền hạn của mình.
Thẩm quyền hình thức trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được
quy định trong Hiến pháp, luật ban hành VBQPPL 2008 và luật ban hành VBQPPL
của HĐND và UBND năm 2004.
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001), Điều 120 quy định: “Căn cứ
vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân
ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp
luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc
phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của
nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với
cả nước”.
- Luật ban hành VBQPPL 2008, Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư
của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với
cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân


dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân.
Điều 21. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
được ban hành theo nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân.
- Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004. (Điều 1, Điều 2)
NO7_Nhóm 11
1
Vậy theo đề bài đã nêu, HĐND thành phố Hà Nội là chủ thể ban hành văn
bản pháp luật. Với mục đích là “quyết định các biện pháp phòng chống ô nhiễm
môi trường, làm cơ sở để UBND triển khai có hiệu quả”.
Như vậy, ta có thể kết luận: chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp
luật là HĐND. Loại văn bản được ban hành là VBQPPL, cụ thể là Nghị quyết.
II. THẨM QUYỀN NỘI DUNG.
Thẩm quyền nội dung được hiểu là giới hạn công việc mà pháp luật cho phép
các chủ thể ban hành văn bản để giải quyết. Thẩm quyền nội dung của chủ thể ban
hành VBQPPL cũng được quy định trong pháp luật hiện hành và được quy định
trong nhiều văn bản khác nhau.
- Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001), Điều 119
“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”.
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước, có nhiệm vụ đề ra đường lối, chủ
trương, chính sách, biện pháp trong hoạt động quản lý các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội.
Luật tổ chức HĐND và UBND 2003, Điều 1 quy định: “…Hội đồng nhân

dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của
địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. …”.
Điều 18, khoản 3 quy định: “Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công
cộng, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan
đô thị”.
Như vậy, việc quyết định những biện pháp về phòng chống ô nhiễm môi
trường làm cơ sở để UBND thực hiện, triển khai có hiệu quả; nó thuộc mĩnh vực
“bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị”. HĐND có quyền ban hành Nghị quyết để
giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
B. LÝ GIẢI PHẦN HÌNH THỨC.
I. TÊN GỌI.
Tên gọi văn bản do pháp luật quy định, phản ánh những giới hạn về quyền lực
của cơ quan ban hành văn bản. Nghĩa là, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhất
định có quyền quyết định vấn đề gì? Ở mức độ nào thì chỉ có quyền ban hành văn
bản với tên gọi cụ thể theo quy định của pháp luật?
NO7_Nhóm 11
2
Trong bài này, để quyết định các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường
làm cơ sở để UBND triển khai có hiệu quả, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết.
II. THỂ THỨC.
Thể thức của văn bản là hình thức của văn bản theo quy định của pháp luật.
1. Quốc hiệu.
Quốc hiệu được hợp thành bởi tên nước, chế độ chính trị và mục tiêu chính trị
của nước ta. Quốc hiệu được trình bày bên phải, phía trên cùng của văn bản, bao
gồm 2 dòng: dòng trên việt chữ in hoa, dòng dưới viết chữ thường, có gạch nối giữa
các từ. Phía dưới có đường gạch ngang, nét liền, kéo dài đến hết chữ.
2. Tên cơ quan ban hành.
HĐND TPHN là cơ quan có vị trí tương đối độc lập với cơ quan cấp trên trực

tiếp nên ta chỉ ghi cơ quan ban hành văn bản. Phần này trình bày ngang hàng với
Quốc hiệu, về phía trái văn bản.
3. Số, kí hiệu văn bản.
Đối với Nghị quyết của HĐND ta chọn cách đánh số theo loại văn bản, sẽ tiện
lợi hơn cho việc theo dõi. Sau phần số là phần năm ban hành, phần này được trình
bày dưới tên cơ quan ban hành văn bản. Ví dụ: 181/2003/NĐ-CP.
4. Địa danh và tên cơ quan ban hành văn bản.
Cơ quan ban hành văn bản trong trường hợp này là HĐND TPHN, nên địa
danh ghi trên văn bản sẽ là Hà Nội.
Thời gian ban hành văn bản, có nhiều cách xác định. Đây là phần có ý nghĩa
quan trọng đặc biệt, nên cần được xác định chính xác, rõ ràng.
5. Tên gọi văn bản.
Tên gọi văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân
ban hành. Khi ban hành VBQPPL và văn bản hành chính đều phải ghi tên loại văn
bản, trừ công văn
1
. Ở đây, tên gọi của văn bản là Nghị quyết.
6. Trích yếu văn bản.
Trích yếu văn bản là phần ghi tóm tắt một cách chính xác nội dung của văn
bản. Trích yếu thường được trình bày ngắn gọn, rõ ràng trong một câu, bắt đầu bằng
các từ: về, về việc, đối với…
Phần này được trình bày trong nghị quyết này như sau: về việc quyết định các
biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Phần kí trong văn bản.
HĐND là cơ quan hoạt động theo nguyên tắc biểu quyết tập thể và quyết định
theo đa số nên thể thức kí là: TM (thay mặt), phần này được trình bày ở góc phải,
cuối văn bản.
8. Dấu trong văn bản.
1
Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT

NO7_Nhóm 11
3
Sau khi VBPL đã được người có thẩm quyền kí đúng thể thức, văn bản phải
được đóng dấu, tuyệt đối không được đóng dấu khi chưa có chữ kí.
9. Nơi nhận.
Nơi nhận được trình bày ở góc trái, cuối văn bản, ngang chữ kí. Nghị quyết
này được gửi tới các đối tượng sau:
- UBTVQH, văn phòng QH, Chính phủ: là các cơ quan, tổ chức có quyền kiểm tra,
giám sát hoạt động của HĐND TP HN.
- Thường trự HĐND TP, các ban của HĐND TP, các đại biểu của HĐND TP là các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc thực hiện văn bản.
- UBND TPHà Nội là cơ quan có trách nhiệm thi hành văn bản.
C. LÝ GIẢI PHẦN NỘI DUNG.
Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội có tính quy phạm, được áp dụng tại Hà
Nội, một địa bàn rộng lớn và phức tạp, có nhiều cơ quan, trụ sở ban ngành. Nhiệm
vụ đặt ra là: Nghị quyết đề cập đến các biện pháp giải quyết ô nhiễm môi trường,
văn bản Nghị quyết này sẽ được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn.
Văn bản này sẽ được trình bày theo kết cấu điều khoản. Thể hiện sự rõ ràng,
mạch lạc, phù hợp với việc định hướng, chỉ đạo trong công việc mà HĐND cần giải
quyết. Nội dung đó sẽ được cụ thể sau đây:
1. Phần mở đầu: cơ sở ban hành Nghị quyết.
* Cơ sở pháp lý: Đảm bảo cho văn bản được ban hành bao gồm:
- Nhóm những VBQPPL quy định thẩm quyền của chủ thể ban hành: Luật tổ chức
HĐND-UBND năm 2003; Luật ban hành VBQPPL của HĐND-UBND năm 2004.
- Nhóm những văn bản có nội dung liên quan trực tiếp đến chủ đề nêu: Luật bảo vệ
môi trường năm 2005; Nghị quyết 34/2005/QĐ-TTg của TTCP; Nghị quyết 41/NQ-
TW về “bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước”, phần này tách ra
khỏi những Nghị định khác tạo thành một bộ phận trong hình thức của VB và được
công thức hóa bằng các từ: “căn cứ + tên VB”. Sau mỗi văn bản là dấu (;).
* Cơ sở thực tiễn: được trình bày như sau: “xét báo cáo tình trạng ô nhiễm môi

trường trên địa bàn TPHN của UBND TP…”
2. Phần nội dung (các điều khoản).
NO7_Nhóm 11
4
- Điều 1: Nội dung công việc cần giải quyết (thể hiện quan điểm, xem xét tính cấp
thiết của vấn đề…).
- Điều 2: Quyết định các nhiệm vụ và giải pháp chung, làm cơ sở để UBND TPHN
triển khai có hiệu quả.
- Điều 3: Tổ chức thực hiện công việc.
3. Phần kết thúc-hiệu lực về mặt thời gian.
VBQPPL sẽ có hiệu lực sau khi ban hành một khoảng thời gian nhất định.
Đối với NQ này “NQ này sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày kí”. Khoảng thời
gian này để các cơ quan, ngành, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả.
D. SOẠN THẢO VBPL HOÀN CHỈNH.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TP HÀ NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số…/…/NQ-HĐND Hà Nội, ngày…/tháng…/năm…
NGHỊ QUYẾT
Về việc quyết định các biện pháp về phòng chống ô nhiễm môi trường
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội
HĐND Thành phố Hà Nội
Khóa…kỳ họp thứ…
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của thủ tướng về việc thực
hiện Nghị quyết 41/NQ-TW về “bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất
nước”;
Xét báo cáo khảo sát tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố
Hà Nội của UBND TPHN …/2010.

NGHỊ QUYẾT
Điều 1. Nhất trí với báo cáo khảo sát của UBND về tình trạng ô nhiễm môi trường
trên địa bàn Thành phố và nhận thấy cần có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi
trường, bảo vệ cho sự phát triển của Thành phố.
Điều 2. Quyết định các nhiệm vụ và giải pháp chung, làm cơ sở để UBND TPHN
triển khai có hiệu quả:
1. Hoàn thiện về hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý môi trường từ TP đến
cơ sở. Tăng cường năng lực điều hành và quản lý.
NO7_Nhóm 11
5

×