Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.66 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ






TRẦN THỊ MAI HƯƠNG





XÂY DỰNG LÝ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NGÀNH Y
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HIỆN NAY









LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC













HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ






TRẦN THỊ MAI HƯƠNG




XÂY DỰNG LÝ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NGÀNH Y
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC





Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80




Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỀN LƯƠNG








HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY
DỰNG LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC 7
1.1. Lý tưởng đạo đức và lý tưởng đạo đức nghề y 7
1.1.1. Khái lược đạo đức và đạo đức nghề y 7
1.1.2. Lý tưởng đạo đức nghề y 14
1.2. Tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu của việc xây dựng lý tưởng
đạo đức ngành y cho sinh viên Đại học y Hà nội hiện nay 29
1.2.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng lý tưởng đạo đức ngành y
cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay 29
1.2.2. Nội dung, yêu cầu của việc xây dựng lý tưởng đạo đức ngành y

cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay 34
Chƣơng 2. XÂY DỰNG LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y
HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 39
2.1. Thực trạng công tác xây dựng lý tưởng đạo đức cho sinh viên
Đại học Y Hà Nội hiện nay 39
2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Hà Nội 39
2.1.2. Đặc điểm của sinh viên Đại học Y Hà Nội 41
2.1.3. Thực trạng công tác giáo dục lý tưởng đạo đức cho sinh viên
Đại học Y Hà Nội hiện nay 45
2.2. Hệ giải pháp nâng cao hiệu quả của việc xây dựng lý tưởng
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội 66
2.2.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục 68
2.2.2. Giáo dục tư tưởng y đức Hồ Chí Minh 73
2.2.3. Hệ giải pháp học tập quán triệt chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước 73
2.2.4. Hệ giải pháp nâng cao chính sách đãi ngộ đối với ngành Y nói
chung và đối với cán bộ ngành y nói riêng 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 25 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng tự
hào. Về cơ bản, chúng ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội và đã có
sự tăng trưởng về kinh tế, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ
đối ngoại, tình hình kinh tế, chính trị về cơ bản là ổn định, quốc phòng an
ninh được tăng cường, thế và lực ngày càng được củng cố và phát triển.
Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều “kỳ diệu” trong sự phát

triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nó cũng nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực. Các
tác động của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn
hóa, chà đạp lên những khuôn mẫu đạo đức, những giá trị đạo đức đích thực.
Mặt khác, các thế lực thù địch đang tấn công chúng ta trên lĩnh vực văn hóa,
đạo đức, lối sống, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Và thực tế ngày nay,
đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên suy thoái về đạo đức, mờ nhạt
về lý tưởng, thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản
thân và tiền đồ đất nước.
Như vậy, đổi mới, mở cửa, thuận lợi, khó khăn, thời cơ, nguy cơ đan
xen nhau. Trong đó, nhân tố đạo đức, lý tưởng đạo đức, giá trị đời sống tinh
thần của sinh viên đã và đang trở thành một trong những vấn đề nóng thách
thức cần phải vượt qua. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt
Nam đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của
nhân dân là sự nghiệp chung của toàn đảng, toàn dân, tuy nhiên trong đó đóng
vai trò quan trọng là đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y.
Nghề Y là một nghề đặc biệt, khác với các nghề khác trong xã hội vì
người làm nghề Y liên quan một cách sâu sắc đến đời sống con người và mỗi
lỗi lầm nhỏ nhất của người làm nghề Y cũng có thể gây tác hại lớn cho con
người… Do tính đặc thù như vậy, cho nên xã hội luôn có những yêu cầu,

2
những đòi hỏi người làm nghề y bên cạnh trình độ chuyên môn phải vững
vàng, còn phải có lương tâm trong sáng, có như vậy thì mục đích, tôn chỉ cao
quý của nghề Y mới không bị phai mờ.
Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó của xã hội, ngay từ thời cổ đại, ở
phương Đông cũng như ở phương Tây, người ta đã quan tâm xây dựng những
tiêu chuẩn của người thầy thuốc.
Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là từ khi ta bắt đầu xây dựng nền
kinh tế thị trường thì nó đã tác động vào mối quan hệ cơ bản của nghề Y, đó
là mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh. Có lúc, có nơi dẫn đến suy

thoái đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc. Biểu hiện của sự suy thoái
ấy khá phong phú. Sự suy thoái của một bộ phận thầy thuốc đã tạo nên nỗi
băn khoăn, lo lắng, làm giảm lòng tin của nhân dân với truyền thống và giá trị
nhân đạo của ngành y tế.
Đạo đức ngành Y là một bộ phận của hệ thống đạo đức xã hội, nó
không chỉ có vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của dịch vụ y tế,
mà còn góp phần tạo nên kiến trúc thượng tầng xã hội. Vì vậy, việc giáo dục,
rèn luyện đạo đức cho sinh viên y khoa ngay từ khi mới vào Trường Đại học
Y Hà Nội là tất nhiên. Đó là lý do em chọn đề tài “Xây dựng lý tưởng đạo
đức ngành Y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn
thạc sỹ của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công việc giữ gìn
những giá trị tốt đẹp của ngành Y nói riêng và con người Việt Nam nói
chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, có những nhận thức mới liên quan đến vấn
đề này. Một số đề tài, công trình đó đã nêu lên được những nét cơ bản đạo
đức, lý tưởng và việc xây dựng lý tưởng đạo đức cho sinh viên nói chung và
sinh viên ngành Y nói riêng. Chẳng hạn: “Đạo đức học” (Trần Hậu Khiêm
(chủ biên) Nxb CTQG, Hà Nội,1997); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo

3
đức”(Thành Duy (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội, 1996); “Trang bị lý tưởng
đạo đức nghề Y” (Nguyền Hiền Lương, báo nhân dân số 1976, ngày
11/5/2010); “Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị
đạo đức hiện nay” (Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, số 6, năm 1996); “Kế
thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện
nay” (Lê Sỹ Thắng, Tạp chí Triết học, số 5, năm 2002); “Tìm hiểu định hướng
giá trị của thanh niên Việt nam trong điều kiện của kinh tế thị trường” (Thái
Duy Tuyên chủ biên, Nxb Hà Nội, 1994); “Giá trị- định hướng giá trị nhân
cách và giáo dục giá trị”(Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nxb Giáo dục,

4/1995); “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện
pháp giáo dục lối sống cho sinh viên”(Mạc Văn Trang, Đề tài nghiên cứu
khoa học, mã số B94-38-32, Nxb Giáo dục, 1995); “Sự biến đổi định hướng
giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”(Thái Duy
Tuyên, Tạp chí Triết học, số 5, 1995); “Sự tác động hai mặt cơ chế thị trường
đối với đạo đức người cán bộ quản lý” (Nguyễn Tĩnh Gia, tạp chí Nghiên cứu
lý luận, 2-1997); “Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong
cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay” (Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 5,
1998); “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo
đức trong kinh tế thị trường” (Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998);
“Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” (Nguyễn
Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998); “Giáo dục đạo đức đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay” (Trần Sỹ Phán, Luận án tiến sỹ triết học, 1999); “Vì sao Hồ Chí Minh lại
đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức?” (Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số
4, 2000); “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện
hiện nay” (Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 6, 2000); “Giá trị đạo đức
và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội” (Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết
học, số 3, 2001); “Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho thanh niên

4
trong điều kiện hiện nay” (Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001);
“Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người lãnh
đạo quản lý” (Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2001);
“Giá trị đạo đức truyền thống Việt nam và cái phổ biến toàn nhân loại của
đạo đức trong nền kinh tế thị trường” (Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học,
số 5, 2002); “Một số biểu hiện của biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục” (Nguyễn Đình
Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002); “Khoa học công nghệ và đạo đức
trong điều kiện kinh tế thị trường” (Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số

6, số 8, 2002); “Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo
dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay” (Lê Thị Hoài Thanh, Luận án
Tiến sỹ triết học, 2002); “Tiếu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo
chính trị hiện nay” (Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, 2003)…
Các đề tài, công trình trên đây đã nêu lên được những nét cơ bản trong
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về
đạo đức, lý tưởng đạo đức, về thực trạng đạo đức và những biến đổi đạo đức
của thanh niên, của sinh viên trong giai đoạn hiện nay nhưng chưa cụ thể hóa
và xây dựng thành quy trình từ đào tạo rèn luyện, trang bị đánh giá phẩm chất
và phát huy tác dụng của lý tưởng Đạo đức nghề nghiệp trong thực tiễn hiện
nay và lý tưởng đạo đức trong việc hình thành nhân cách của sinh siên ngành
Y nói chung và sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng. Đó tuy là
những kết quả rất đáng trân trọng và cần đựơc đánh giá cao; song, một là, các
công trình, đề tài chưa bao quát những nhận thức mới trong vài năm gần đây;
hai là, nhiều vấn đề về đạo đức và lý tưởng đạo đức cho sinh viên ngành Y ở
nước ta còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các vấn đề này còn không ngừng
biến đổi trong thực tiễn. Luận văn này chỉ góp một phần nhỏ vào việc làm
sáng tỏ, bổ sung, phát triển vấn đề đó.

5
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ bản chất, nội dung đạo đức và lý tưởng đạo đức của
người thầy thuốc, luận văn khảo sát thực trạng lý tưởng đạo đức nói chung và
của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm
nâng cao lý tưởng đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát lịch sử, bản chất của đạo đức, lý tưởng đạo đức của người
thầy thuốc trong lịch sử.
- Phân tích thực trạng đạo đức của người thầy thuốc trong xã hội Việt

Nam, từ đó khảo sát thực trạng của việc xây dựng đạo đức và lý tưởng đạo
đức ngành y của sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay.
- Tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng lý
tưởng đạo đức và đề xuất những giải pháp cơ bản trong việc xây dựng lý
tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Trường Đại học Y Hà nội hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng lý tưởng
đạo đức ngành Y cho sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Xem xét việc xây dựng đạo đức và lý tưởng đạo đức trong ngành y nói
chung và cho sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, những quy định của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và

6
Trường Đại học Y Hà Nội về việc xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho
sinh viên Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dùng hệ phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS kết
hợp với phân tích và tổng hợp, thống kê xã hội học nhằm thực hiện mục
đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
- Luận văn đã góp phần bổ sung, phát triển quan niệm về đạo đức và lý
tưởng đạo đức ngành y.
- Luận văn đã đưa ra đựơc một số giải pháp có tính khả thi để xây dựng

lý tưởng đạo đức cho sinh viên ngành y nói chung và sinh viên Đại học Y Hà
Nội nói riêng.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn cuả luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Luận văn không chỉ góp phần hệ thống hóa những nhận thức đã đạt
được, mà còn có sự bổ sung, phát triển đối với việc nhận thức về đạo đức, lý
tưởng đạo đức ngành y trong giai đoạn hiện nay. Phát hiện ra tình huống có
vấn đề liên quan tới các vấn đề nêu trên, từ đó, đưa ra hệ giải pháp để giải
quyết chúng.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là một công trình khoa học nghiêm túc, có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy vấn đề đạo đức trong chương
trình dành cho các trường đại học và cao đẳng y ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.

7
Chƣơng 1
LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC XÂY DỰNG LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC

1.1. Lý tƣởng đạo đức và lý tƣởng đạo đức nghề y
1.1.1. Khái lược đạo đức và đạo đức nghề y
Ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội xuất hiện
sớm là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, trong đó có tập hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và
cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và các quan hệ xã hội,
chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và
sức mạnh của dư luận.

Khái niệm trên cho thấy đạo đức phản ánh hiện thực của đời sống xã
hội. Lịch sử đạo đức gắn liền với lịch sử loài người, khi nào không còn đạo
đức thì cũng không còn con người và ngược lại. Trong mỗi giai đoạn phát
triển khác nhau của xã hội thì biểu hiện của đạo đức cũng khác nhau. Sự xuất
hiện đạo đức một dấu hiệu quan trọng để nhận thấy vai trò của đạo đức đối
với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tín ngưỡng và tôn giáo cũng xuất hiện
sớm nhưng bản thân nó không tách rời đạo đức.
Từ việc xem xét xung quanh mình, đặt mình trong mối quan hệ với bên
ngoài, thế giới quan của con người hình thành. Trong đó bao gồm việc tự
đánh giá mình với xã hội, cộng đồng và nó đã bao hàm nhân sinh quan. Nhân
sinh quan giúp con người tự điều chỉnh định hướng trong quan hệ giữa con
người với con người, xã hội, tự nhiên. Do vậy, đạo đức rất quan trọng với
chính mỗi cá nhân và cộng đồng, không chỉ sự tồn vong mà còn cho sự tiến
bộ và phát triển của chúng.
Trong đời sống xã hội, bên cạnh pháp luật, các quy tắc, chuẩn mực
hành vi được áp dụng cho mọi người, đạo đức có tính cảm xúc, tình cảm của

8
con người với con người, của cá nhân với xã hội. Vì vậy, đạo đức chứa đựng
ý nghĩa xã hội sâu sắc và mang tính điều chỉnh tích cực đối với con người.
trong đời sống đạo đức, tự trách nhiệm cá nhân được đề cao và cấu thành một
bộ phận quan trọng làm cho nhân cách mang tính đặc thù cao.
Đạo đức thể hiện tính tự nó của các cá nhân và cộng đồng với lẽ sống,
lương tâm, trách nhiệm… trên cơ sở tự nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh,
tự kiểm soát chính mình như xấu hổ, sợ hãi, mặc cảm, tự ti… Hoặc ngược lại
như vô cảm, trơ trẽn, kiêu ngạo, hống hách… Tuy nhiên xã hội lại có những
chuẩn mực cộng đồng tự qui định ra những nguyên tắc công khai hoặc không
công khai bằng các áp lực như dư luận, thiết chế, buộc mọi người phải tuân
theo một cách tự giác hoặc áp đặt. Ngoài ra việc không phân biệt đạo đức với
pháp luật, chính trị, tôn giáo, khoa học, văn hóa… cũng tạo sự khó khăn khi

tiếp cận lịch sử đạo đức.
Với tư cách là ý thức xã hội sớm nhất, tính tự phát từ tâm lý đến hệ tư
tưởng tự giác cũng là tiêu chí quan trọng trong phân kỳ đạo đức. Các học
thuyết về đạo đức cần được phân kỳ dựa vào tính khoa học: từ chưa khoa học,
không khoa học trở thành khoa học. Mặc dù nó chỉ mang tính tương đối vì
giữa hai thời kỳ này có sự đan xen và pha trộn không dễ xác định chính xác
trong một thời điểm nhất định. Chúng ta có thể chia ra thành hai thời kỳ:
Thời kỳ đạo đức tự phát và các lý thuyết đạo đức chưa thực sự khoa
học thể hiện qua quan niệm của các nhà triết học cổ đại phương Tây như
Xôcrat cho rằng cần xây dựng những khái niệm về chuẩn mực đạo đức chung
của mọi người, ông coi tri thức là nền tảng của đức hạnh, mỗi điều thiện đó là
tri thức, và mỗi điều ác đó là sự dốt nát. Của cải và danh tiếng chẳng mang lại
phẩm giá gì, ngược lại chỉ đem đến những điều ngu xuẩn. Vì vậy, theo ông
con đường dẫn đến tri thức cũng là con đường hoàn thiện nhân cách đạo đức
của con người, con đường hướng tới cái thiện và hạnh phúc. Thời kỳ Trung
cổ có Tômat Đacanh, thời kỳ Phục hưng cận đại có Tomat Hôp…sau đó là

9
Kant, Heghen, Phoibach. Phương Đông cổ đại tiêu biểu Nho giáo, Đạo gia,
Mặc gia, Pháp gia, Phật gia… có chung các quan niệm: Đạo đức xét đến cùng
là yêu thương con người, đề cao giá trị con người, vì con người và cho con
người. Tuy nhiên, tất cả các lý thuyết đạo đức đó đều suy tôn con người trên
cơ sở duy tâm, phiến diện và thiếu phương pháp khoa học.
Thời kỳ đạo đức tự giác và trở thành khoa học: Trên cơ sở nghiên cứu
từ hiện thực xã hội, Chủ nghĩa Mác-Lênin xem đạo đức là một hiện tượng xã
hội thuộc đời sống tinh thần nên sự ra đời và phát triển luôn bị quy định bởi
tồn tại xã hội và hoạt động thực tiễn của con người. Đạo đức bị chi phối bởi
điều kiện kinh tế-xã hội. Mặt khác đạo đức còn bao hàm cảm xúc trách nhiệm
của con người trước hoàn cảnh sống, trước đồng loại. Do đó, đạo đức là sản
phẩm tổng hợp của những yếu tố khách quan (tồn tại xã hội) và những nhân tố

chủ quan (những nỗ lực vươn tới của con người nhằm đạt đến những giá trị
đích thực). Với quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lần đầu tiên con người
có cơ hội thực hiện khát vọng mang lại điều thiện, giải phóng con người đem
hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.
Từ những quan niệm chung về đạo đức mà mỗi nghề trong xã hội dù
tồn tại dài hay ngắn lại có những chuẩn mực và đòi hỏi tương ứng. Tuy nhiên,
ít có nghề nào lại tồn tại lâu dài và đòi hỏi những người hành nghề về tiêu
chuẩn đạo đức khắt khe như nghề y.
Đạo đức nghề y
Đạo đức nghề nghiệp không bao giờ tách rời đạo đức chung của nhân
loại. Nó chỉ là sự hiện thực hóa, thể hiện ra những chuẩn mực, lý tưởng khát
vọng chung của nhân loại trong một lĩnh vực nghề nghiệp. Từ khi ra đời nghề
Y đã gắn liền tư tưởng nhân đạo của con người. Thông qua nghề y, chủ nghĩa
nhân đạo đã ngày càng phát triển, nó không chỉ nhân đạo với người bệnh mà
còn với sức khỏe của con người, với toàn nhân loại, hay xã hội loài người.

10
Trước Công nguyên, trong nền văn minh Lưỡng Hà đã ghi: Toàn thể
dân chúng là thầy thuốc… kẻ đi đường có bổn phận thăm hỏi bệnh nhân và
không được lặng thinh, lẳng lặng bỏ đi. Ở văn minh Ai Cập do sự ảnh hưởng
của tôn giáo nên: Đạo đức của người y sĩ cũng như đạo đức của tu sĩ có thiên
mệnh chữa khỏi bệnh tật và chính chúa đã tạo ra họ. Do đó, đức tính chủ yếu
của thầy thuốc là đức tin, phương pháp điều trị cơ bản là cầu xin.
Ở Ấn độ, Phật giáo cho rằng: Y đức phải học ở Phật lòng vị tha và
tránh những cám dỗ. Giáo lý của nhà Phật là để đức giúp người. Thiện là tiêu
chuẩn của người thầy thuốc. Người thầy thuốc đạt đến đỉnh cao của y đức
phải tự rèn luyện mình thế nào để cuối cùng cứu người mà không biết mình
cứu người, giống như hơi thở, thở ra mà không biết mình thở, người giác ngộ
phải hòa được cái tâm nhỏ bé của mình vào tâm chân như của nhà Phật, để đạt
được lý tưởng đạo đức của nghề y.

Y học Trung Quốc đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm vững Kinh Dịch.
Lão Tử cho rằng bản chất của nghề y là cứu người, cái đức của người thầy
thuốc ở chỗ cứu người mà không thấy rằng mình cứu người, ví đấy là lý
đương nhiên như chim bay, cá lặn, gió thổi. Nếu vì nhân mới làm, có nghĩa
mới làm, vì lễ hay pháp mới làm, thì đã có phân biệt thân sơ, có chuyện trả
ân, có sợ phép nước thì lúc này đức quá mỏng và không còn là Đạo nữa.
Thần Apollo (Hy Lạp) là vị thần sáng lập ra thuật chữa bệnh đã thể
hiện mầm mống tư tưởng đề cao nghề y trong thần thoại với hình ảnh
Asclepion nổi tiếng với cây gậy có con rắn quấn quanh khi hành nghề y.
Hippocrates (Hy Lạp) là thầy thuốc vĩ đại có ảnh hưởng đến toàn bộ
nền y học phương Tây và được coi là ông tổ của nghề y bởi các đóng góp vô
cùng to lớn đó là: Đã tách y học ra khỏi thần học thành một khoa học độc lập,
tách việc chữa bệnh khỏi việc thờ cúng, tách nơi chữa bệnh ra khỏi các đền
thờ. Ông đã hệ thống hóa các tri thức y học và xây dựng lý thuyết cho y học
trên quan điểm thể dịch; đặc biệt là đã đặt nền móng cho việc xây dựng tiêu

11
chuẩn đạo đức nghề y về cơ bản là đúng cho đến tận ngày nay. Với những
đóng góp đó, ông luôn được coi là bậc thầy vĩ đại của y học mọi thời đại.
Mặc dù ở những thời kỳ khác nhau nhưng nhìn chung các đại biểu trên
đều đề cập đến vấn đề trọng tâm của đạo đức là lương tâm. Người thầy thuốc
phải có lương tâm và việc chữa bệnh phải theo lương tâm của mình. Khi chữa
bệnh theo lương tâm thì mới tránh khỏi mọi bất công với người bệnh. Đây là
một trong những đòi hỏi lớn trong xây dựng đội ngũ thầy thuốc để họ có bản
lĩnh hành nghề bằng lương tâm của mình, đòi hỏi người thầy thuốc một lý
tưởng cao đẹp là: cố gắng hết mình vì người bệnh hay sự hy sinh vô điều kiện
của sự nghiệp y tế.
Nghề y là một nghề đặc biệt bởi y học có đầy đủ khả năng xây dựng
địa ngục hay thiên đường ngay tại thế gian này. Làm thế nào để nghề y không
tạo ra địa ngục? Phải chăng là khoa học, tài năng của thầy thuốc? Đó chỉ là

một phần, Hồ Chí Minh đã quan niệm người có tài mà không có đức là người
vô dụng, trong nghề y, có tài mà không có đức thì sẽ nguy hại hơn, do vậy
ngay khi mới hình thành, nghề y đã đòi hỏi khắt khe đạo đức nghề nghiệp bởi
nó mang một số đặc điểm riêng:
Thứ nhất: Tác động đến tất cả mọi người trong xã hội, không kể giai
cấp, vị trí, giàu nghèo và tác động đến cuộc đời con người các giai đoạn từ khi
bào thai cho đến khi chết.
Thứ hai:Người hành nghề thầy thuốc có nhiều quyền lực, do nắm trong
tay tính mạng bệnh nhân nên có thể lạm quyền và dễ có cơ hội để lạm dụng
Thứ ba: Biết nhiều bí mật về cuộc sống người khác.
Thứ tư: Dễ gây ra bệnh cho người khác.
Thứ năm: Kỹ năng hành nghề không dễ kiểm soát
Thứ sáu: Không có mẫu hình tốt duy nhất của y đức, đôi lúc khó diễn
tả và dễ ngụy biện.

12
Thứ bảy: Chỉ có lương tâm và người cùng hành nghề mới có thể kiểm
soát được đạo đức nghề nghiệp.
Những người hoạt động trong lĩnh vực y tế có nhiệm vụ khám, chữa
bệnh phòng bệnh và chăm sóc, nâng cao sức khỏe của con người. Chính vì
vậy, nghề y không đơn thuần là một loại nghề nghiệp hay loại hình dịch vụ
như những nghề khác. Nó là một nghề đặc biệt bởi từ xưa đến nay đây là nghề
ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Người làm nghề y không những cần tài năng, mà đặc biệt cần tấm lòng
nhân ái, thấu hiểu tình người để có thể hành nghề được. Quan trọng hơn, từ
yêu thương con người, người thày thuốc sẽ nhiệt tình hơn trong việc cứu chữa
người bệnh, trau dồi năng lực và hăng say nghiên cứu các phương pháp trị
bệnh tốt hơn. Thấu hiểu điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng,
cán bộ y tế “phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của
mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn” và “Lương y kiêm từ mẫu” là

một đòi hỏi khách quan trong thực hành y nghiệp.
Bản chất của con người trong tính hiện thực của nó là tổng hòa các
quan hệ xã hội. Nên việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe không thể
chỉ quan tâm tới mặt tự nhiên, mà còn quan tâm tới mặt xã hội. Trong ngành y
có câu “Chỉ có người bệnh chứ không có bệnh”, ý nói rằng tuy bệnh do cùng
một nguyên nhân gây ra nhưng ở mỗi người “bệnh” sẽ có một cách chữa khác
khác nhau, không ai giống ai. Bệnh lao chẳng hạn, do vi trùng Koch gây ra
nhưng mỗi người sẽ biểu hiện bệnh khác nhau. Vì thế, mà có người bị lao dễ
chữa, có người chữa khó hơn, có người thậm chí chữa không khỏi. Người
thầy thuốc nếu chỉ biết “tiêu diệt” vi khuẩn Koch thì chưa đủ, mới chỉ chú ý
tới “bệnh” mà chưa chú ý đến “người” bệnh. Vì vậy, bác sĩ cần điều trị
“người bệnh” chứ không chỉ đơn thuần điều trị “bệnh”.
Tuy nhiên, nghề Y cũng là một nghề trong xã hội, nên người hành nghề
Y cũng có nhu cầu được trả công xứng đáng với những cống hiến, hi sinh của

13
họ cho người bệnh, cho cộng đồng. Mặc dù vậy, những người lựa chọn nghề
Y làm lẽ sống cần chấp nhận, thậm chí là phải chịu nhận thiệt thòi. Ví dụ, khi
gặp một bệnh nhân nghèo, hoàn toàn không có khả năng chi trả cho việc chữa
bệnh thì một thầy thuốc chân chính là người vẫn sẽ hết lòng điều trị, chăm sóc
cho bệnh nhân đó dù biết mình sẽ không được trả công, thậm chí là dùng tiền
của mình để cứu chữa bệnh nhân đó. Hoặc trong những trường hợp có dịch
bệnh lớn, đe dọa tính mạng của cộng đồng, người nhân viên y tế vẫn sẵn sàng
chấp nhận nguy hiểm, nguy cơ lây bệnh để hết lòng chăm sóc bệnh nhân và
nghiên cứu cách điều trị, chống dịch.
Do đặc điểm riêng của nghề Y đòi hỏi việc lựa chọn những người hành
nghề phải theo những tiêu chuẩn đạo đức đặc biệt, thể hiện rõ qua việc nhấn
mạnh trách nhiệm của người thầy thuốc đối với bệnh nhân.
Trước hết, người thầy thuốc cần có tấm lòng sẵn sàng cứu chữa người
bệnh. Người bệnh là những người không am hiểu y học, lại đang bị áp lực về

thể chất và tinh thần, thậm chí là cả tài chính. Nên họ rất cần sự giúp đỡ của
thầy thuốc, và thường tuân theo lời thầy thuốc. Vì thế, người thầy thuốc chỉ
cần có những hành động như quan tâm, hỏi han, thăm bệnh kĩ càng, lắng nghe
bệnh nhân… cũng đủ để họ thấy thoải mái về tinh thần và tin tưởng thầy
thuốc hơn. Sự sẵn sàng giúp đỡ người bệnh là điều kiện tiên quyết hình thành
và thực hành đạo đức nghề y. Vì vậy, mỗi người thầy thuốc cần rèn luyện để
đức tính đó trở thành bản năng thực thụ của mình.
Trách nhiệm của người thầy thuốc còn thể hiện ở sự tận tụy, hết lòng vì
công việc cứu chữa người bệnh. Điều này được thể hiện qua nhiều khía cạnh
trong công việc. Như: trong theo dõi bệnh nhân, cần thường xuyên túc trực để
quan sát được những biểu hiện khó nhất, cần nỗ lực hết sức để cứu chữa cho
người bệnh dù hi vọng rất mong manh, cần kiên nhẫn tìm tòi, điều trị cho
những trường hợp khó, không lảng tránh bệnh nhân khi họ cần…

14
Bên cạnh đó, người thầy thuốc cần có năng lực cứu chữa người bệnh
đến mức tinh thông nghề nghiệp. Muốn được như vậy, trước hết người thầy
thuốc cần am tường chuyên môn của mình, luôn học tập và tích lũy kiến thức
mới của đồng nghiệp và thế giới. Vì kiến thức y học luôn vận động và phát
triển, đổi mới hàng ngày. Mỗi người bệnh lại có đặc điểm riêng, cơ địa khác
nhau, phản ứng với thuốc và bệnh tật khác nhau, nên cùng một loại bệnh
nhưng người thầy thuốc giỏi cần linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với
mỗi người bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.
Cuối cùng, ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc còn phải được biểu
hiện qua sự gương mẫu trước cộng đồng và quan tâm đến cộng đồng xung
quanh. Trước hết họ cần là tấm gương trước người bệnh. Vì, trong con mắt
của người bệnh, thầy thuốc là người cứu chữa cho mình, là người có học thức,
tài giỏi nên những hành vi của thầy thuốc luôn được bệnh nhân dõi theo và
ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Những thầy thuốc tốt, có đạo đức và biết
quan tâm thường tạo được sự tin tưởng và yêu mến của người bệnh. Điều này

như một liệu pháp tâm lý làm tăng hiệu quả trong điều trị.
Người thầy thuốc cũng là tấm gương cho đồng nghệp và cộng đồng
xung quanh. Mỗi người hành nghề y thực hiện được y đức của mình cũng
khiến cho đồng nghiệp nể phục và noi theo, góp phần làm giảm tiêu cực và
tha hóa đạo đức trong ngành. Đồng thời, người thầy thuốc cũng là cá thể trong
cộng đồng, sống trong mối quan hệ giữa người với người. Bởi vậy, họ cũng là
tấm gương cho xã hội, để xã hội nhìn nhận về ngành y nói riêng và tầng lớp
trí thức nói chung.
1.1.2. Lý tưởng đạo đức nghề y
Lý tưởng được xem là bộ phận hợp thành rất quan trọng của xu hướng
nhân cách, cùng với nhu cầu, hứng thú, thế giới quan, niềm tin… Lý tưởng
vừa có tính hiện thực, vì những hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng được xây
dựng từ những chất liệu vốn có trong hiện thực, nó có sức mạnh thúc đẩy con

15
người hoạt động để đạt được mục đích hiện thực. Đồng thời, vừa có tính lãng
mạn vì mục tiêu của lý tưởng bao giờ cũng có cái gì đó để đạt được trong
tương lai.
Lý tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới, vừa là động
lực thôi thúc con người hành động. Sức hấp dẫn của nó nhiều khi rất khó hình
dung, vì thế mà đôi khi có người đã dùng từ “say lý tưởng”. Thiếu lý tưởng,
con người cảm thấy mình mất phương hướng, thiếu niềm tin và cảm thấy
cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị. Chính lý tưởng khơi dậy sự nỗ lực nhận thức, sự
nồng nhiệt của tình cảm, sự mãnh liệt của ý chí và quyết tâm trong hành động,
giúp con người vươn tới mục tiêu cao cả đó, bất chấp gian khổ hy sinh. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có
con người là những người xã hội chủ nghĩa. Nhân cách là những đặc điểm,
những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội chủ
nghĩa của con người. Nói một cách ngắn gọn, nhân cách là một chỉnh thể
thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người

Nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa của “người cách mạng” theo
Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa đạo đức cách mạng và tri thức cách mạng.
Lý tưởng cách mạng có thể được chia thành bốn loại sau: lý tưởng chính trị-
xã hội, lý tưởng đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp và lý tưởng thẩm mỹ. Trong
khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ đi sâu vào phân tích lý tưởng nghề nghiệp và
lý tưởng đạo đạo đức. Theo đó, lý tưởng đạo đức là hình ảnh về một nhân
cách hoàn thiện, với những phẩm chất đạo đức cao quý nhất; như Hồ Chủ tịch
nói, đó là trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Lý tưởng nghề nghiệp
là sự hướng tới một nghề nghiệp hoàn toàn phù hợp với năng lực, sở trường
của bản thân, được xã hội trân trọng, có lợi cho bản thân, cho gia đình và cho
xã hội.

16
Trong cuộc đời, mỗi người đều có ước mơ đối với tương lai, có mục
tiêu phấn đấu của mình. Và mỗi người, khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình
đều bắt đầu từ sự hứng thú, yêu thích với công việc đó, mong muốn được
sống với nghề, hết lòng vì nghề trong mọi hoàn cảnh. Bởi nghề nghiệp không
chỉ là phương tiện để mưu cầu cuộc sống mà nó còn là nơi con người cống
hiến sức lực, trí tuệ và bộc lộ những phẩm chất đạo đức của mình. Trong luận
văn tốt nghiệp trung học của mình Mác đã khẳng định: nếu ta chọn một nghề
nào đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta không còng
lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người. Những việc
làm của ta sẽ sống một cuộc sống âm thầm nhưng mãi mãi có hiệu quả. Nghề
y là một nghề như thế, nó không chỉ cần tài năng của người thầy thuốc mà còn
đòi hỏi khắt khe về đạo đức hành nghề, về sự hy sinh quên mình cho cộng
đồng. Nhưng để có thể đạt được và giữ vững y đạo, mỗi người thầy thuốc
trước tiên cần tình yêu nghề, gắn bó với nghề và quan trọng nhất là lý tưởng
nghề nghiệp, để từ đó hình thành bản lĩnh nghề nghiệp.
Lý tưởng nói chung là trạng thái cao nhất, hoàn hảo nhất mà con người

muốn đạt tới. Lý tưởng thôi thúc con người hành động để thỏa mãn các nhu
cầu lợi ích. Trong đời sống mọi giai tầng xã hội, lý tưởng có một ý nghĩa rất
quan trọng. Lý tưởng đạo đức cao đẹp, trong sáng là tiền đề để hình thành một
nhân cách đạo đức cao đẹp. Không thể xây dựng một nhân cách đạo đức cao
đẹp trong một con người sống không có lý tưởng, không nhận thức được điều
nên làm hay không nên làm Lý tưởng chung của thời đại chúng ta đã được
Đảng, Bác Hồ và cả dân tộc ta lựa chọn: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Lý tưởng đạo đức phải gắn với lý tưởng xã hội - chính trị thì
mới có một nội dung cụ thể, xác định. Lý tưởng đạo đức trong thời đại chúng
ta đó là đấu tranh để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách do
Đảng và Nhà nước đề ra để bảo vệ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Là bộ phận hợp thành lý tưởng, lý tưởng đạo đức là cơ sở lựa chọn những giá

17
trị đạo đức của thời đại; là mục tiêu cao nhất cho mọi hành vi đạo đức của các
cá nhân; là tiêu chuẩn cao nhất của các đánh giá đạo đức. Lý tưởng đạo đức
của ngành y nói riêng cũng như lý tưởng đạo đức nghề nghiệp nói chung đều
bắt nguồn từ lý tưởng sống tốt đẹp của con người.
Lý tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất, là những khát khao và ước
vọng mà con người muốn đạt tới. Lý tưởng có vai trò to lớn đối với hoạt động
của con người. Người có lý tưởng cao đẹp, thì sẽ sống lương thiện, lành
mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt và không những có yêu cầu cao đối với chính
bản thân mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với người khác. Lý tưởng
chính là sự hướng tới và theo đuổi đối với tương lai có tính chất hiện thực,
được hình thành trong thực tiễn của con người.
Quá trình hình thành lý tưởng được bắt đầu từ sự đồng cảm của con
người, ngày càng được tích lũy dẫn đến sự biến đổi về chất và hình thành tình
cảm đạo đức. Tình cảm là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa từ tri
thức đạo đức thành hành vi đạo đức đúng đắn. Nếu không có tình cảm đạo
đức trong sáng, lành mạnh sẽ dẫn đến những hành vi phản đạo đức dù có thể

rất hiểu biết về đạo đức. Từ tình cảm đạo đức, niềm tin được xác định, củng
cố, và sau đó niềm tin sẽ trở thành một động lực quan trọng đối với hoạt động
của con người, đặc biệt là hình thành nên lý tưởng. Khi có niềm tin vào những
hành vi đạo đức đúng đắn, con người sẽ có động lực để làm, phấn đấu thực
hiện và bảo vệ những chuẩn mực đạo đức đó. Lý tưởng là biểu hiện tập trung
trong mục tiêu phấn đấu của lập trường chính trị và lý tưởng chính trị, lý
tưởng đạo đức, lý tưởng chức nghiệp…nên luận văn này tập trung phân tích
lý tưởng đạo đức ngành y.
Lý tưởng nghề nghiệp là bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần
của con người. Nó giúp chúng ta có mục đích, có khát vọng vươn lên đỉnh cao
của nghệ thuật nghề nghiệp, có ước mơ cháy bỏng về tương lai. Thiếu lý

18
tưởng nghề nghiệp, người lao động không thể vượt qua những khó khăn trong
công việc, không dám nghĩ, dám làm để vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách.
Lý tưởng đạo đức chỉ nhân cách lý tưởng mà con người hướng tới, là
khuôn mẫu và tiêu chuẩn làm người, là mục tiêu bên trong cuộc sống đạo đức
người ta kỳ vọng đạt tới.
Lý tưởng đạo đức vừa là tiền đề, vừa là cơ sở căn bản quyết định sự
hình thành và phát triển của nhân cách đạo đức.
Không thể xác định được phạm trù lý tưởng đạo đức nếu không dựa
trên nền tảng chung của nó là lý tưởng, vì cùng với lý tưởng chính trị - xã hội,
lý tưởng tôn giáo, lý tưởng thẩm mỹ lý tưởng đạo đức là một bộ phận hợp
thành lý tưởng chung của một nhóm người, của một giai cấp, của một dân tộc.
Lý tưởng đạo đức có vai trò quan trọng trong việc định hướng giá trị, định
hướng mục tiêu cho mọi hành động, tạo ra sự khát vọng, say mê, tạo ra động
cơ thúc đẩy chủ thể trong các hoạt động sáng tạo những giá trị đạo đức phù
hợp với lợi ích của mình, của dân tộc mình.
Lý tưởng đạo đức không chỉ phản ánh những giá trị đạo đức căn bản
trong thực tiễn xã hội mà còn phản ánh khả năng thực tế của sự phát triển xã

hội tiến tới những giá trị đạo đức cần có, những giá trị đạo đức cao nhất và
hoàn thiện những giá trị đạo đức ấy đáp ứng yêu cầu trong tương lai con
người mong muốn. Trên bình diện nhân cách đạo đức, lý tưởng đạo đức phản
ánh những khát vọng của con người về giá trị đạo đức với tư cách là mục đích
của hành vi, là lợi ích của họ. Ở đây, nhu cầu và lợi ích của chủ thể đạo đức là
hai yếu tố căn bản xác định nội dung sự định hướng giá trị đạo đức. Sự thống
nhất biện chứng giữa lý tưởng đạo đức của cá nhân và lý tưởng đạo đức của
xã hội là điều kiện cho chủ thể đạo đức tham gia tích cực vào hoạt động đạo
đức xã hội. Đồng thời nó cũng là một chỉ báo về sự phát triển ý thức đạo đức
của con người như một nhân cách.

19
Như vậy, tình cảm, niềm tin, tri thức và lý tưởng đạo đức chỉ được thể
hiện trong hiện thực cuộc sống khi nó được vận dụng, thực hành, tức là được
thể hiện thông qua năng lực thực tiễn, qua đó thể hiện năng lực đạo đức của
mỗi chủ thể đạo đức.
Lý tưởng đạo đức nghề nghiệp bắt nguồn từ chính đạo đức nghề
nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực của
hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi cá nhân phải tuân theo trong hoạt động nghề
nghiệp. Trong xã hội có bao nhiêu nghề, thì có bấy nhiêu đạo đức nghề
nghiệp. Khi những chuẩn mực hành vi đạo đức có tính đặc trưng của nghề
nghiệp ấy trở thành mục đích, khát vọng mà con người muốn đạt được, muốn
biến nó thành bản chất của mình thì khi đó hình thành nên lý tưởng đạo đức
nghề nghiệp.
Lý tưởng đạo đức nghề nghiệp là sự tự nguyện, được khởi nguồn từ cái
tâm của cá nhân, nghĩa là nó được xuất phát, thôi thúc bởi tình cảm, trách
nhiệm trước người khác và xã hội. Nó còn là nhu cầu tiến bộ và hoàn thiện
của chính bản thân mỗi người. Vì thế, lý tưởng đạo đức không phải là sự ép
buộc từ bên ngoài mà nó là sự gắn bó chặt chẽ với ý thức về lẽ sống, hạnh
phúc và triết lý sống của mỗi người. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp,

mỗi người thường chọn cho mình một triết lý nghề nghiệp riêng, nhưng
không mâu thuẫn với lợi ích của người khác và xã hội, mà còn đáp ứng được
những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, phục vụ cho mục đích chung.
Với tính chất là một nghề đặc biệt, liên quan trực tiếp đến tính mạng và
sức khỏe của con người, nên đạo đức ngành y luôn được xã hội quan tâm. Y
đức không phải là luật pháp, là nghĩa vụ pháp lý mà là những phẩm chất tốt
đẹp, cao quý của người hành nghề y, là những quy ước và nguyên tắc được
coi là kim chỉ nam cho việc hành nghề. Các quy ước này cho phép, nghiêm
cấm, hay đề ra cách hành xử cho các tình huống khác nhau. Vì vậy, ngành y

20
không chỉ cần những thầy thuốc tài năng, mà hơn thế là những tấm gương
đạo đức cao cả.
Lý tưởng đạo đức của ngành y nói riêng cũng như đạo đức nghề nghiệp
nói chung đều bắt nguồn từ lý tưởng sống tốt đẹp của con người. Lý tưởng
đạo đức nghề y cho những người hành nghề y. Lý tưởng là mục đích cao nhất,
tốt đẹp nhất, là những khát khao và ước vọng mà con người muốn đạt tới. Lý
tưởng có vai trò to lớn đối với hoạt động của con người. Người có lý tưởng
cao đẹp, thì sẽ sống lương thiện, lành mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt và
không những có yêu cầu cao đối với chính bản thân mình mà còn thể hiện
tinh thần trách nhiệm đối với người khác. Ðạo đức nghề nghiệp là những quan
điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi cá nhân phải tuân
theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của nghề nghiệp. Lý
tưởng đạo đức nghề nghiệp là sự tự nguyện, được khởi nguồn từ cái tâm của
cá nhân, nghĩa là nó được xuất phát, thôi thúc bởi tình cảm, trách nhiệm cá
nhân trước người khác và xã hội. Nó còn là nhu cầu tiến bộ và hoàn thiện của
chính bản thân mỗi người. Vì thế lý tưởng đạo đức không phải là sự ép buộc
từ bên ngoài mà nó là sự gắn bó chặt chẽ với ý thức về lẽ sống, hạnh phúc và
triết lý sống của mỗi người. Lý tưởng đạo đức nghề y được biểu hiện qua 4
nguyên tắc:

- Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh, có nghĩa là quyền tự do,
tự xác định rõ quyền lợi. Nguyên tắc này được phát triển trên cơ sở đạo đức
chung là con người có quyền không bị can thiệp khi đưa ra những quyết định
về chính bản thân. Trong chăm sóc sức khỏe, tôn trọng quyền tự chủ bao gồm
nhiều nội dung đòi hỏi người thầy thuốc phải quan tâm và tìm kiếm sự đồng ý
của người bệnh trước khi tiến hành bất kỳ một hoạt động chăm sóc y khoa
nào cho họ. “Tôn trọng quyền tự chủ” bao gồm tôn trọng quyền lợi tốt nhất
cho người bệnh; tôn trọng quyền tự quyết định và quyền từ chối điều trị của
người bệnh; bảo mật thông tin của người bệnh; trung thực, không lừa dối

21
người bệnh; thể hiện khả năng giao tiếp tốt giữa bác sỹ và người bệnh; cung
cấp thông tin cho người bệnh; tìm kiếm sự đồng ý, sự lựa chọn của bệnh
nhân. Trong quá trình chữa bệnh, người thầy thuốc cần tôn trọng người bệnh,
trong cách nói năng, cư xử, cần nhẹ nhàng trao đổi. Chúng ta biết khi người
bệnh đến các cơ sở y tế là khi trên cơ thể họ đau đớn về thể xác, vì thế, việc
thầy thuốc khi trao đổi nhẹ nhàng, tâm lý sẽ có tác dụng xoa dịu nỗi đau đớn
cho người bệnh. Làm cho họ thấy thêm nghị lực vượt qua nỗi đau bệnh tật.
- Lòng nhân ái: Đạo đức trong nghề y đòi hỏi không chỉ tôn trọng
người bệnh và hạn chế tối đa những tổn hại, mà còn có trách nhiệm quan tâm
đến hạnh phúc của người bệnh. Lòng nhân ái được định nghĩa là làm việc tốt,
có lòng vị tha, làm những điều tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho người khác.
Trong nghề y, lòng nhân ái không đơn giản là làm việc theo nhiệm vụ hay
theo lòng tốt của mình. Lòng nhân ái không có nghĩa là bác sỹ chỉ làm việc
với danh dự và niềm tự hào của bản thân mà còn vì một xã hội tốt đẹp, vì
hạnh phúc của tất cả mọi người, trong đó có bác sỹ. Lòng nhân ái thể hiện ở
chỗ: luôn đồng cảm với nỗi đau khổ của người bệnh; chỉ cung cấp những
nguồn lực phù hợp với tình trạng bệnh; cân nhắc mọi điều có lợi trước khi
cung cấp bất kỳ một thăm dò, trị liệu nào. Đảm bảo lợi ích nhiều hơn nguy cơ;
hạn chế tối đa tác hại; luôn sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân trong mọi tình huống;

cân nhắc về khả năng kinh tế của người bệnh trước khi cho bất kỳ trị liệu hoặc
kê đơn điều trị tại nhà. Tình yêu thương đồng loại, giữa người với người, tình
mẫu tử. Lương y kiêm từ mẫu. Người thầy thuốc là người chữa bệnh, thương
yêu người bệnh như thương yêu người thân của mình. Người bệnh đau đớn
cũng như người thân mình đau đớn, có như vậy người bác sỹ mới làm đúng
lương tâm của người thầy thuốc.
- Không làm việc có hại tới người bệnh. Để tăng tối đa lợi ích và giảm
tác hại cho người bệnh, bác sỹ phải tích cực cập nhật kiến thức và kỹ năng để
đảm bảo chất lượng dịch vụ đang cung cấp; không được làm bất cứ điều gì có

22
hại tới cuộc sống sức khỏe, giá trị cá nhân, nhân phẩm của người bệnh; phải
biết rõ ràng về lợi ích và nguy cơ gây tai biến trước khi thăm khám hay cung
cấp bất kỳ một trị liệu nào; trong quá trình hành nghề chữa bệnh, người thầy
thuốc tuyệt đối không được lợi dụng hoàn cảnh bệnh tật, yếu thế của người
bệnh. Trong khi tiếp xúc để thăm khám, người thầy thuốc phải vì người bệnh
không được làm những điều trái với đạo đức, trái với lương tâm. Không được
bắt họ trả ơn mình bằng vật chất hoặc tình cảm.
- Công bằng. Công bằng ở đây đề cập đến khái niệm đối xử hợp lý,
không thiên vị tùy theo mỗi người. Trong y học, công bằng mang ý nghĩa là
các quyền lợi và dịch vụ y tế tiêu chuẩn được cung cấp một cách thích hợp
nhất cho bất kỳ một thành viên nào trong xã hội khi cần được chăm sóc y
khoa. Công bằng là một tiêu chí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe bao
gồm: công bằng trong phân chia các nguồn nguyên liệu hiếm: máu, huyết
tương; công bằng trong quyền con người, không phân biệt đối xử, không kỳ
thị; công bằng trong các khía cạnh có liên quan đến sự chấp nhận của luật
pháp, đó là, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Công bằng trong
chăm sóc y khoa không có nghĩa là mọi bệnh nhân được chăm sóc giống
nhau. Mọi người trong xã hội đều có quyền được chăm sóc sức khỏe, dù là
người giàu hay người nghèo; công bằng là mọi người được hưởng dịch vụ

chăm sóc sức khỏe khi cần thiết và theo nhu cầu của bản thân; công bằng còn
thể hiện ở việc ưu tiên trẻ nhỏ, người già và người đang cần cấp cứu, người
tàn tật, phụ nữ có thai. Người thầy thuốc cần công bằng, không phân biệt giàu
nghèo. Không căn cứ vào khả năng tài chính của người bệnh. Người nào đến
trước chữa trước, người nào bệnh nặng, nguy cấp đến tính mạng thì được ưu
tiên trước.
Bốn nguyên tắc trên của đạo đức y học đã kế thừa nội dung lời thề
Hyppocrates và thể hiện rõ trong những lời thề cho tân bác sỹ của Hội Y học

×