ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐỖ VIỆT HÙNG
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI
(QUA KHẢO CỨU HAI LÀNG NGHỀ: LÀNG LỤA
VẠN PHÚC VÀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG)
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ VĂN YÊN
HÀ NỘI - 2012
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GDP
Gross Dometic Product
GNP
Gross National Product
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
WTO
World Trade Oganization
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
WTTC
World Travel and Tourism Council
DANH MỤC
CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1. Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ ........................................................ 22
Bảng: 2.1. Một số chỉ tiêu tính bình qn đầu người của Hà Nội .................. 55
Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống................. 70
Bảng 2.3. Tình hình thu nhập và lao động tại một số LN truyền thống ........ 71
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 3
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
6. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 10
7. Kết cấu của luận văn: ............................................................................... 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH ............ 11
1.1. Cơ sở lí luận về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ..... 11
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................... 11
1.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. ........................ 30
1.2. Thực tiễn phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch của một số
địa phương ở Việt Nam. .............................................................................. 40
1.2.1. Thực tiễn việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch
của một số địa phương ở Việt Nam.......................................................... 40
1.2.2. Kinh nghiệm rút ra đối với Hà Nội. ............................................... 48
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI.................................................. 50
2.1. Điều kiện, chính sách, đặc điểm làng nghề của Hà Nội trong việc phát
triển làng nghề truyền thống gắn du lịch. .................................................... 50
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách của Hà Nội trong
việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. ........................... 50
2.1.2. Khái quát làng nghề truyền thống của Hà Nội. .............................. 61
2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội
hiện nay ....................................................................................................... 67
1
2.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng
lụa Vạn Phúc. ........................................................................................... 67
2.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng
gốm Bát Tràng. ......................................................................................... 78
2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn
với du lịch ở Hà Nội .................................................................................... 85
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH
Ở HÀ NỘI. ..................................................................................................... 92
3.1. Quan điểm, phương hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với
du lịch ở Hà Nội........................................................................................... 92
3.2.1. Quan điểm phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch....... 92
3.2.2. Phương hướng kết hợp phát triển làng nghề truyền thống gắn với
du lịch. ...................................................................................................... 94
3.2. Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch
ở Hà Nội ....................................................................................................... 96
3.2.1. Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mơ ................................................... 96
3.2.2. Nhóm các giải pháp về kết hợp phát triển làng nghề truyền thống
gắn với du lịch. ....................................................................................... 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 120
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 128
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển đa dạng và kết hợp các ngành nghề phù hợp với điều kiện
của từng địa phương là một trong những định hướng quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta. Điều này đã được xác định trong Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI:
"Quy hoạch phát triển nơng thơn và phát triển đơ thị và bố trí các điểm dân
cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề... Triển khai chương
trình xây dựng nơng thơn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước
đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn". { 26, tr. 101}.
Trong những năm gần đây, phát triển làng nghề đang được nhiều địa
phương quan tâm, phát triển. Đây là một trong những giải pháp quan trọng
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội,
bảo tồn các giá trị văn hóa của mỗi địa phương. Các làng nghề phát triển có
khả năng kết hợp với các ngành kinh tế, trong đó có du lịch nhằm thu hút
nhiều lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập ở nơng thơn, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp,
tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, đây là ngành dựa
vào lợi thế so sánh của từng địa phương, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, bảo
tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải
thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, làng nghề ở Việt Nam, trong
đó một bộ phận quan trọng là làng nghề truyền thống với các sản phẩm là các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chế biến nông sản... đang có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển, tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế
3
giới. Làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong
đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Những làng
nghề như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không
thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi
vùng, miền, địa phương. Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch chính là một
hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách
quảng bá và phát triển. Những lợi ích to lớn của việc phát triển làng nghề gắn
với du lịch không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế,
ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách
thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hố của dân tộc. Cùng với đó, làng
nghề truyền thống được khẳng định là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề ln bao
gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể. Vừa là hình thức để
phát triển thương hiệu, vừa là “cánh cửa” để phát huy những tiềm năng cũng
như phát huy “nội lực” của làng nghề, đồng thời nhằm góp phần giữ gìn,
quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt với những
du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, về con người và đất nước Việt Nam.
Hà Nội được mệnh danh là đất "trăm nghề", từ khi mở rộng về phía tây,
Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống
và 272 làng được cơng nhận với 116 nghệ nhân và hàng ngàn thợ giỏi. Hàng
năm, làng nghề tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần một triệu lao động
khu vực nông thôn. Sản phẩm làng nghề Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu
trong nước "xuất khẩu tại chỗ" mà còn phục vụ xuất khẩu ra nước ngồi. Thị
trường xuất khẩu chính của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội là Mỹ,
EU, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, các nước ASEAN và đang tiếp tục mở rộng
sang các thị trường khác. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của các làng nghề ước đạt gần 100 triệu USD, giá trị sản xuất làng nghề
4
chiếm khoảng 8,5 - 9% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn thành phố. Hiện
nay, sự phát triển của các làng nghề truyền thống ở Hà Nội đang ngày càng
thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngồi bởi những giá trị văn hóa
lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng. Thế mạnh của phần lớn
các làng nghề ở Hà Nội là nằm trên trục giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn
đường sơng nên rất có lợi thế trong việc kết hợp với phát triển du lịch.
Tuy nhiên, ở Hà Nội cùng với những thế mạnh vốn có về phát triển các
làng nghề truyền thống, về gắn kết với các loại hình dịch vụ du lịch và thực tế
đã thu hút được một số lượng khách đáng kể nhưng vẫn là những nỗ lực tự
phát, chưa có quy hoạch, việc khai thác vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với
tiềm năng, chưa hình thành được cách làm chun nghiệp, cịn gặp nhiều khó
khăn, bất cập trong việc liên kết phát triển. Chưa phát huy tối đa vai trò, thế
mạnh trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, chưa phát huy
lợi thế so sánh trong phát triển bền vững, chưa phù hợp với tình hình thực tế,
với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và với xu hướng vận động, phát triển
của nền kinh tế. Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để việc phát triển làng
nghề truyền thống gắn với du lịch, phát huy được tiềm năng và hiệu quả, đóng
góp ngày một lớn, bền vững hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo
tồn các giá trị văn hóa của Hà Nội.. được coi là nhiệm vụ cấp thiết, nhất là
trong giai đoạn Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang từng bước hội
nhập toàn diện với châu lục và thế giới. Do đó, tác giả chọn đề tài "Phát triển
làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội" (Qua khảo sát thực tiễn
2hai làng nghề : làng Lụa Vạn Phúc và làng Gốm Bát Trang) làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ nhiều năm nay vấn đề phát triển làng nghề, phát triển du lịch đã
được nhiều học giả, các nhà khoa học và những nhà hoạch định chính sách
5
quan tâm nghiên cứu rộng rãi ở nhiều góc độ khác nhau. Căn cứ trên cơ sở
hướng nghiên cứu của đề tài có thể chia hệ thống các cơng trình nghiên cứu
liên quan thành các nhóm sau:
Nhóm các đề tài khoa học công nghệ liên quan đến đề tài:
- Tác giả Trần Minh Yến (2004), có cơng trình "Làng nghề truyền thống
trong quá trình CNH, HĐH". Nghiên cứu này đề cấp đến một số lý luận cơ
bản của làng nghề truyền thống, tác giả tập trung phân tích thực trạng cũng
như xu hướng vận động của làng nghề truyền thống ở nơng thơn nước ta, trên
cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở
nơng thơn nhằm đẩy mạnh q trình CNH, HĐH đất nước đến năm 2010.
- “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng
CNH nông thôn Việt Nam” của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) –
Bộ NN và PTNT Việt Nam, năm 2003. Đây là sản phẩm nghiên cứu hợp tác
của JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nghiên cứu về quy
hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp ở Việt Nam.
Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc điều tra và lập bản đồ ngành nghề
trên phạm vi cả nước.
- “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng
sông Hồng”, Đề tài KH cấp Bộ của chủ nhiệm GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh, Liên
hiệp các Hội KHKT Việt Nam năm 2005.
- “Xây dựng và phát triển mơ hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”, Đề tài KH cấp Bộ của chủ nhiệm GS.TS Hoàng Văn
Châu, Bộ GD và ĐT năm 2006.
- “Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới”, Đề tài KH cấp Viện của chủ nhiệm TS Vũ
Thị Thoa, Viện Kinh tế, Học viện CTQG HCM năm 2009.
6
- “Nghiên cứu khả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểu thủ công
nghiệp dọc hành lang Đông - Tây”, Dự án của Tổng cục Du lịch.
- Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020, Tổng Cục Du lịch năm 2001.
- Đề án chiến lược phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, UBND Thành phố Hà Nội năm 2011.
- Đề án "Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2020", UBND Thành phố Hà Nội năm 2011.
Nhóm các tác phẩm được in thành sách đã phát hành:
- “Nghề cổ truyền nước Việt”, Tác giả Vũ Từ Trang, NXB Văn hóa dân
tộc, Hà Nội 2001.
- “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH”, Tác giả
Dương Bá Phượng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001.
- “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, Tác giả Bùi Văn
Vượng, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2002.
- “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”, Đồng
tác giả Mai Thế Hởn, Hồng Ngọc Hịa, Vũ Văn Phúc, NXB Chính trị QG,
Hà Nội 2002.
- "Quy hoạch du lịch" Bùi Thị Hải Yến (2006), Nxb. Giáo dục.
- "Tài nguyên du lịch" Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007),
Nxb. Giáo dục.
Nhóm các luận văn cao học, luận án Tiến sĩ:
- Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá
trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội;
- Nguyễn Vĩnh Thanh (2006), Nghiên cứu vấn đề thương hiệu cho các
làng nghề truyền thống;
7
- Đinh Thị Hương (2007), Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch
phục vụ khách quốc tế đến Hà Nội;
- Hồng Thị Minh (2008), Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu
vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội);
- Bạch Thị Lan Anh (2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;
- Nguyễn Thị Bích Huyền (2011), Phát triển du lịch nơng thơn tại Ninh
Bình.
Ngồi ra, cũng có nhiều bài báo và bài viết cho các hội thảo đề cập tới
các khía cạnh, các góc độ khác nhau của phát triển làng nghề, phát triển du
lịch như:
- PGS.TS. Phạm Trung Lương (2011), Một số giải pháp phát triển du
lịch đặc thù ở Việt Nam.
- Nguyễn Lê (2010), phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội.
www.laodong.com.vn
- Lưu Quốc Thắng, (2009) Xu hướng phát triển làng nghề ở đồng bằng
Sông Hồng
- Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực đồng bằng Sơng Hồng, Tập
chí Nơng thơn mới số 249/2009
- Phát triển làng nghề gắn với du lịch. www.baomoi.com (2011)
- Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, {Báo công
thương} (2011)
- Giới thiệu du lịch làng nghề ở Việt Nam. www.cinet.gov.vn (2011)
Các cơng trình nghiên cứu, các bài viêt trên đã trình bày ở trên đề cập
các góc độ và những nội dung của làng nghề, du lịch với các cách tiếp cận
khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu trên đây chỉ đề cập một hoặc một vài
vấn đề của làng nghề, của du lịch ở các cấp độ vùng hoặc ở góc độ của cả tỉnh
8
mà chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu phát triển làng nghề truyền
thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về phát triển làng nghề
truyền thống gắn với du lịch, đánh giá thực trạng (khảo cứu qua hai làng nghề
làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng) luận văn đề xuất phương hướng và
giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội một cách
có hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống
gắn với du lịch.
- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch
ở Hà Nội hiện nay. (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng
gốm Bát Tràng)
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề
truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi: Đây là vấn đề rộng, luận văn tập trung nghiên cứu việc
phát triển làng nghề truyền thống có tính chất điển hình, có tiềm năng phát
triển gắn với du lịch ở Hà Nội.
- Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
- Về không gian: Khảo cứu trong hai làng nghề tiêu biểu của Hà Nội là
làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng.
9
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chung:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp
nghiên cứu lý thuyết.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu;
phương pháp thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp thu thập
tài liệu.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển làng nghề
truyền thống kết hợp với du lịch.
- Làm rõ thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch,
(khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng), qua
đó chỉ ra những vấn đề cần giải quyết để kết hợp một cách có hiệu quả việc
phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay.
- Đề xuất được một số định hướng và giải pháp để phát triển làng nghề
truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội một cách hiệu quả.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển làng nghề truyền
thống gắn với du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du
lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa
Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng)
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề
truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Phát triển, phát triển bền vững.
* Quan niệm phát triển:
Phát triển nói chung theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hồn thiện hơn. Q trình đó diễn ra vừa dẫn dần, vừa nhảy
vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ. {8, tr. 99}
Phát triển kinh tế, dưới góc độ kinh tế chính trị là sự tăng trưởng kinh tế
gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và việc nâng cao chất lượng
cuộc sống. Phát triển kinh tế gắn với 3 nội dung cơ bản:
Một là, sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Phản ánh
mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Hai là, sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ tăng trong GDP cịn tỷ trọng nơng nghiệp giảm xuống.
Phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất đảm bảo
cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ba là, mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự
tăng lên của thu nhập thực tế, của chất lượng y tế, giáo dục. Phản ánh mặt
công bằng của tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện cơ bản, đầu tiên để giải
11
quyết công bằng xã hội, là mục tiêu phấn đấu của nhân loại và là động lực
quan trọng của sự phát triển.
* Quan niệm về phát triển bền vững:
Thuật ngữ "phát triển bền vững" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1890
do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên quốc tế (IUCN) công bố. Năm
1987, trong báo cáo "Tương lai của chúng ta" do ủy ban môi trường và phát
triển thế giới (WCED) nay còn gọi là ủy ban Brundtland đã công bố phát triển
bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu
hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai" và được thế giới cơng nhận là khái niệm chính thức.
Tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh tại các Hội nghị quốc tế về phát
triển bền vững, các hội nghị đều khẳng định" Phát triển bền vững là quá trình
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hịa giữa 3 mặt của sự phát
triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và một
trong những nội dung quan trọng, cơ bản nhất là con người, trung tâm của sự
phát triển.
Quan niệm về phát triển bền vững về kinh tế được hiểu là sự tiến bộ
mọi mặt về kinh tế, thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và sự
thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao động.
Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn
định, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của người
dân, tránh được sự suy thoái trong tương lai, tránh gây nợ nần cho thế hệ mai
sau.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong
Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công
tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn
mạnh: "Bảo vệ mơi trưởng là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong
12
đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các
cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước".
Kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững trên thế giới cũng như ở
Việt Nam giúp rút ra kết luận chung rằng: "phát triển bền vững là sụ phát triển
nhằm thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".
Cũng như vậy, phát triển bền vững làng nghề là q trình phát triển lâu
dài, có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa trong việc sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực, duy trì được năng suất lao động, đảm bảo liên tục tạo ra những
sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa, truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện
tại mà không gây ra những nguy hại đến các thế hệ mai sau. Phát triển bền
vững làng nghề cũng phải dựa trên 3 trụ cột của phát triển bền vững:
+ Phát triển bền vững về kinh tế là: Bảo đảm hoạt động sản xuất kinh
doanh của các đơn vị kinh tế trong làng nghề phát triển lâu dài với năng suất
và hiệu quả cao.
+ Bền vững về mặt xã hội là: bảo đảm sản xuất, kinh doanh phải tuân
thủ các quy định của pháp luật, giữ gìn và phát triển bản sắc và giá trị văn hóa
của ngành nghề, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội,
đảm bảo quyền hạn và quyền lợi, nâng cao đời sống và năng lực cho những
đối tượng tham gia hoạt động sản xuất trong làng nghề và quan hệ với cộng
đồng địa phương.
+ Bền vững về môi trường là: bảo đảm sản xuất, kinh doanh phải đi đơi
với duy trì sự cần bằng sinh thái và môi trường tự nhiên không bị suy thối,
đồng thời khơng gây tác hại đối với sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đối
với các hoạt động kinh tế khác trong làng nghề.
13
1.1.1.2. Nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.
* Nghề truyền thng:
Nghề truyền thống là một hiện tượng kinh tế văn
hoá đặc sắc ở Việt Nam.
Truyền thống là thut ngữ dùng để chỉ các giá
trị, yếu tố, quan niệm của một cộng đồng người hay
của xà hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ
này qua thệ hệ
khác. Truyền thống biểu hiện tính kế
thừa là chủ yếu tuy nhiên cũng có sự phát triển theo
lịch sử.
Truyền thống được biểu hiƯn ë h×nh thøc: trun
thèng häc tËp, lƠ héi trun thống, truyền thống
dòng họ, nghề truyền thống.
Nghề truyền thống là nghề được lưu truyền từ đời
này qua đời khác (truyền nghề), lưu giữ kỹ thuật sản
xuất (bí quyết nghề nghiệp), đúc kết kinh nghiệm.
Nghề trong chữ nghề truyền thống được hiểu là
các nghề phi nông nghiệp. Nghề truyền thống thường
được lưu giữ trong một gia đình, một dòng họ, một
làng, một vùng cho nên mới nói đất có nghệ.
Theo tiến sĩ Dương Bá Phượng, nghề thủ công
truyền thống là những nghề phi nông nghiệp ra đời
trước thời Pháp thuộc và còn tồn tại đến nay. Các
ngành nghề thủ công truyền thống ở nước ta được phân
chia thành năm nhóm sau (cách chia này chỉ là tương
đối).
14
1) Mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : sơn mài, khảm
trai.
2) Mặt hàng công cụ sản xuất: như
sản xuất liềm,
hái.
3) Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường: như
dao, kéo.
4) Mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống: như
nề, mộc, sản xuất vật liệu xây dựng.
5) Mặt hàng được chế biến từ lương thực phẩm: như
bánh cuốn, rượu.
Khi nói tới nghề truyền thống phải nói tới phường
nghề, hội nghề. Đó là những thợ thủ công cùng nghề
nhóm họp lại thành một tổ chức có luật lệ riêng. Ví
dụ: Thăng Long trước kia có 36 phố phường trong đó
có nhiều phường nghề (Hàng Bạc, Hàng Khay).
Còn tổ nghề là những người có đức, có công dạy
nghề, hay phát minh ra nghề. Tổ nghề thì không nhất
thiết phải là người ở điạ phương đó. Một số làng tổ
nghề được suy tôn là thành hoàng làng hoặc được lập
miếu thờ.
Như vậy, nghề truyền thống là những nghề phi
nông
nghiệp
tồn
tại
trong
một
thời
gian
dài
và
thường gắn với một địa phương nhất định.
* Lng ngh truyn thng.
Lng ngh:
Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn
vị hành chính ở nông thôn bao hàm là một tập hỵp
15
cộng đồng dân cư trên một lănh thổ xác định, có khả
năng độc lập về kinh tế. Trong điều
kiện chống
ngoại xâm thiên tai thì họ là một cộng đồng thống
nhất. Họ còn là một cộng đồng văn hoá gắn liền biểu
tượng cây đa, giếng nước, mái đình, nhà thờ.
Xét về kết cấu kinh tế - xà hội thì nông thôn
Việt Nam đă hình thành các loại làng:
- Làng thuần nông, lâm, ngư nghiệp.
- Làng nông nghiệp có nghề phụ.
- Làng dịch vụ (làng Triều Khúc).
- Làng nông-công thương kết hợp (phổ biến nhất).
Nếu coi nông nghiệp là chính còn nghề để chỉ tất
cả các nghề phụ ở nông thôn để phục vụ sinh hoạt tận
dụng thời gian thì tất cả nông thôn Việt Nam đều là
làng nghề. Hiện nay, người ta quan niệm làng nghề
dùng để chỉ những làng mà trong đó có một nghề phát
triển mạnh có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống kinh
tế xà hội của làng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định
cho một số lượng lao động nhất định và kỹ thuật nghề
đó đạt đến trình độ tương đối. Khi nói tới làng nghề
người ta còn nói tới xà nghề, phố nghề. Phố nghề là
kết quả của quá trình đô thị hoá và mở rộng thị
trường mới những người thợ thủ công từ lng ngh truyn
thng tụ họp lại. Còn xó nghề để chỉ sự lan toả của
nghề vượt khỏi phạm vi từ
làng này sang làng khác.
Quỏ trỡnh phỏt trin ca lng ngh l mt q trình phát triển của tiểu
thủ cơng nghiệp nơng thơn. Lúc đầu từ một vài gia đình, rồi đến cả họ và sau
16
đó lan rộng tới cả làng. Hiện nay, chưa có khái niệm chính thức và vẫn cịn
nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề cũng như các tiêu chuẩn để cơng
nhận làng nghề. Song, có một số quan niệm cần được xem xét:
Quan niệm thứ nhất: làng nghề là mô hình sản xuất đặc thù trong nơng
thơn, nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy
đó làm nghề sống chủ yếu. Nhưng với quan niệm như vậy thì làng nghề hiện
nay khơng cịn nhiều. Ví dụ như nghề Gốm chỉ có Phù Lãng (Bắc Ninh), Bát
Tràng (Hà Nội), Đơng Triều (Quảng Ninh)..., Đó là những làng thuần nhất
khơng làm ruộng, cịn đại đa số là vừa làm ruộng, vừa làm nghề. Ở đây thủ
công chỉ là nghề phụ để tăng thu nhập. Thậm chí ở Bát Tràng, chun nghề
gốm, nhưng khơng phải tất cả dân làng đều làm nghề này; số người làm nghề
gốm chỉ chiếm 50% dân số, còn 50% là nghề khác như buôn bán, làm nề,
mộc, may vá...
Quan niệm thứ hai: Làng nghề là cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây
không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ
công nhiều khi cũng là người làm nông nghiệp. Nhưng do yêu cầu chuyên
môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chun mơn sản xuất thủ công truyền
thống ngay tại làng nghề hay phố nghề nơi khác. Với quan niệm như vậy chưa
đủ, vì khơng phải bất cứ làng nào có vài gia đình làm nghề nào đó đều là làng
nghề. Để xác định làng đó có phải là làng nghề hay khơng cần xem xét tỉ
trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỉ
trọng thu nhập từ ngành nghề so với thu nhập của làng.
Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy
tục các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu
đời, có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội,
kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có cùng tổ nghề. Song ở đây chưa
phản ánh đầy đủ tính chất của làng nghề; nó là một thực thể sản xuất và tồn
17
tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là một đơn vị kinh tế tiểu thủ cơng
nghiệp có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội một cách
tích cực.
Từ các quan niệm trên có thể hiểu rằng: Làng nghề là một thiết chế
kinh tế - xã hội, là một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thơn,
làng, có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất, kinh
doanh độc lập và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định. Thu nhập từ
các nghề chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng.
Làng nghề truyền thống:
Các làng nghề truyền thống là những thôn, làng làm nghề thủ công có
truyền thống lâu năm, thường nhiều thế hệ, ít nhất hàng chục năm và nhiều
làng nổi tiếng hàng thế kỷ tạo ra những sản phẩm độc đáo, độ tinh xảo cao.
Làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời
trong lịch sử; trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ cơng truyền thống; là
nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề; là nơi có nhiều hộ gia
đình chun làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ
nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các
thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.
Làng nghề truyền thống cũng được xem xét dưới một số quan niệm như
sau:
Quan niệm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một công đồng dân cư
trong một phạm vi, một địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất
nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống lâu đời, để
sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi.
Quan niệm thứ hai: Làng nghề truyền thống là những làng nghề thủ
cơng có truyền thống lâu năm, thường là qua nhiều thế hệ.
18
Quan niệm thứ ba: Làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại
bộ phận dân số làm nghề cổ truyền, nó được hình thành, tồn tại và phát triển
lâu đời trong lịch sử, được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác theo kiểu
cha truyền, con nối hoặc ít nhất cùng tồn tại hàng chục năm. Trong làng sản
xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa; đồng thời sản xuất ra
những sản phẩm mang tính tiêu biểu, độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng, đậm nét
văn hóa dân tộc.
Nhìn chung các quan niệm về làng nghề truyền thống nói trên chưa đầy
đủ. Các quan niệm mới thể hiện được yếu tố
* Đặc điểm làng nghề truyền thống:
- Điều kiện sản xuất, kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nơng thơn và
ngành nơng nghiệp.
Nghề thủ công truyền thống bắt nguồn từ nông nghiệp mà ra và gắn
liền với sự phân công lao động ở nông thôn. Trước đây hàng loạt các nghề thủ
công truyền thống ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung, tự cấp của
người nông dân và chủ yếu phục vụ nơng nghiệp. Khơng những vậy, nghề
truyền thống cịn dựa vào nông nghiệp để phát triển. Nông nghiệp là nguồn
cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường
tiêu thụ rộng lớn.
Lao động trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là những người
nông dân, địa điểm sản xuất của nghề thủ công truyền thống là tại gia đình họ.
Họ tự quản lý, phân cơng lao động, thời gian cho phù hợp với cả việc sản xuất
nông nghiệp những lúc mùa vụ và nghề thủ công những lúc nông nhàn.
- Đặc điểm về sản phẩm của làng nghề truyền thống.
Sản phẩm của làng nghề truyền thống nhằm phục vụ đời sống, sinh
hoạt và sản xuất cho chính người dân. Nó là các vật dụng hàng ngày, có thể
vừa là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ hoặc
19
chỉ là vật để dùng trang trí ở nhà, cơng sở, nơi tơn nghiêm như đình, chùa.
Các sản phẩm nghề thủ công truyền thống đạt tới nét tinh xảo, điêu luyện, đạt
tới đỉnh cao nghệ thuật trang trí, nhìn vào sản phẩm có thể biết xuất xứ sản
phẩm; thậm chí trong làng nghề truyền thống người ta có thể đánh giá gia
đình nào đã làm ra sản phẩm này.
Truyền thống nghề với truyền thống văn hóa vùng miền, tập quán,
phong tục từng vùng được hịa quyện trong sản phẩm. Nó thể hiện sự gắn bó
khăng khít giữa văn hóa với nghề truyền thống. Các sản phẩm của nghề thủ
công truyền thống mang tính chủ quan, sáng tạo, hồn tồn phụ thuộc bàn tay
người thợ. Cũng vì thế, ở các làng nghề truyền thống sản phẩm chia loại chất
lượng phụ thuộc trình độ người thợ, phụ thuộc thị hiếu, mức tiền.
- Về kỹ thuật, công nghệ
Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề truyền thống là công cụ thủ
công, phương pháp, cơng nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do
chính người lao động trong làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất trong làng
nghề truyền thống là đôi bàn tay khéo léo của người thợ được tích lũy qua
nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề. Đặc điểm kỹ thuật này
quyết định chất lượng của sản phẩm. Đôi bàn tay người thợ thủ cơng là cơng
đoạn kỹ thuật khó có máy móc nào có thể thay thế. Nó làm cho nghề thủ cơng
truyền thống có tính đơn chiếc, phụ thuộc yếu tố chủ quan của người sản xuất.
Lao động làm nghề truyền thống chủ yếu là lao động sáng tạo kỳ diệu của
những nghệ nhân và thợ nghề, sản phẩm không giống sản phẩm công nghiệp
được sản xuất đồng loạt theo công nghệ dây chuyền, mỗi sản phẩm của làng
nghề được coi là một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng phong cách riêng, nét
sáng tạo riêng, đầu óc mỹ thuật riêng của người làm ra sản phẩm đó.
- Về tổ chức sản xuất kinh doanh
20
Sự gắn bó giữa nơng nghiệp và nghề thủ cơng truyền thống đã tạo nên
mơ hình sản xuất, kinh doanh truyền thống phổ biến ở các làng nghề truyền
thống đó là: Hộ gia đình, tổ sản xuất, Hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần.
Hộ gia đình là mơ hình sản xuất truyền thống, chiếm hơn 90% các mơ
hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay. Đây là mơ
hình sản xuất đặc biệt, trong đó lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ
khi thời vụ hoặc khi chạy hàng thì có thể th thêm lao động. Mọi thành viên
trong gia đình đều có thể tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm
cơng việc phù hợp nhưng bao giào cũng có ít nhất 1 hoặc 2 người chịu trách
nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, điều hành, giao dịch...do đó, mơ hình sản
xuất hộ gia đình gắn với đặc trưng là quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, xét về vai trị đây là mơ hình sản xuất phù hợp nhất với cơ
sở vật chất của làng nghề, nên đã phát huy được nhiều ưu điểm trong sản xuất
kinh doanh: Tận dụng, tranh thủ được thời gian lao động; linh hoạt trong sản
xuất kinh doanh; hiệu quả kinh tế được hạch tốn cụ thể, kịp thời, kích thích
sản xuất nhanh nhất và có sự phù hợp giữa quy mơ, năng lực sản xuất với
trình độ quản lý.
Tổ sản xuất: Xuất hiện do các chủ thể kinh tế độc lập liên kết lại nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế, thỏa mãn lợi ích kinh tế chung. Các đơn vị kinh tế
độc lập mà chủ yếu là hộ gia đình được ký hợp đồng sản xuất lớn mà không
thể đảm nhiệm được do hạn chế về vốn, lao động, thời gian thanh lý hợp
đồng. Từ thực trạng này đã xuất hiện sự liên kết, hợp tác giữa các hộ gia đình
để cùng sản xuất, cùng chia sẻ những khó khăn và lợi ích giữa các bên.
Hợp tác xã cũng là mơ hình sản xuất quan trọng trong các làng nghề.
Nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã là sự tự nguyện tham gia của các chủ thể
kinh tế độc lập tự chủ, đóng góp vốn theo điều lệ hợp tác xã và được chi lãi
21
theo cổ phần. Vốn đóng góp có thể là hiện vật hoặc tiền, nếu là hiện vật sẽ
được quy đổi theo giá cả thị trường lúc đó. Hình thức phân phối theo lao động
và vốn cổ phần theo các chủ thể kinh tế đóng góp.
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần: Đây là hình thức mới
xuất hiện ở làng nghề truyền thống và phát triển sau khi luật doanh nghiệp ra
đời. Được xuất hiện từ những chủ thể kinh tế có số vốn lớn và năng động
trong cơ chế thị trường. Mặc dù mới xuất hiện và chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng
các mơ hình kinh tế này đã khẳng định được vai trị của mình trong xu thế hội
nhập của các làng nghề truyền thống.
* Phân loại làng nghề truyền thống.
Việc phân loại các nhóm nghề truyền thống khơng phải là dễ vì một số
nghề có thể được coi là ở nhóm này, song cũng có thể vừa thuộc cả nhóm
khác. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng chúng chỉ mang tính chất
tương đối. Theo nhiều cơng trình nghiên cứu, nghề thủ cơng truyền thống ở
nước ta được chia thành năm nhóm sau:
1. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: sơn mài, khảm trai.
2. Mặt hàng công cuản xuất như: cuốc, liềm, hái..
3. Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: dao, kéo
4. Mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, vật liệu
xây dựng.
5. Mặt hàng được chế biến từ lương thực, thực phẩm như: bánh
cuốn, rượu.
Theo như tài liệu nghiên cứu của Tiến sĩ Bạch Thị Lan Anh đã chia các
nhóm nghề truyền thống ở nước ta thành 52 nhóm nghề như sau:
Bảng 1.1. Nhóm nghề thủ cơng mỹ nghệ
* Nhóm nghề thủ cơng, mỹ nghệ:
28. Nghề làm đàn, sáo, nhị
1. Nghề gốm
29. Nghề làm trang phục sân khấu
22