Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.04 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





PHẠM NGỌC ANH







PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HÔN NHÂN
VÀ TỤC LỆ CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI KHƠ - MÚ
Ở HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI






LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC











HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




PHẠM NGỌC ANH




PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HÔN NHÂN
VÀ TỤC LỆ CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI KHƠ - MÚ
Ở HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN SƠN





HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI KHƠ-MÚ, ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN VÀ
TỤC LỆ CƢỚI XIN CỦA NGƢỜI KHƠ-MÚ Ở HUYỆN VĂN
CHẤN TỈNH YÊN BÁI 6
1.1. Vài nét về người Khơ-mú ở Việt Nam 6
1.1.1. Tên gọi, dân số, địa bàn cư trú 6
1.1.2. Lịch sử tộc người 6
1.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa của người Khơ-mú 8
1.2. Khái quát về người Khơ-mú ở Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái 11
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 11
1.2.2. Dân số và dân cư 12
1.2.3. Lịch sử cư trú 13
1.2.4. Các hoạt động kinh tế 14
1.2.5. Tổ chức xã hội 15
1.2.6. Văn hoá truyền thống 17
1.3. Hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ mú ở Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái 20

1.3.1. Hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú 20
1.3.2. Những nét văn hóa trong tục lệ cưới xin của người Khơ-mú 33
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI, NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG HÔN NHÂN VÀ TỤC LỆ CƢỚI XIN
CỦA NGƢỜI KHƠ-MÚ Ở VĂN CHẤN YÊN BÁI 55
2.1.
Thực trạng những biến đổi trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của
người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
55
2.1.1. Thực trạng và những biến đổi trong hôn nhân 55
2.1.2. Thực trạng và những biến đổi trong nghi lễ cưới xin 64
2.1.3. Nguyên nhân của sự biến đổi trong hôn nhân và tục lệ cưới xin 73
2.2 Giải pháp phát huy giá trị truyền thống trong hôn nhân và tục lệ cưới
xin của người Khơ Mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 75
2.2.1. Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân 75
2.2.2. Phát huy giá trị văn hóa trong tục lệ cưới xin 79
2.3. Một số kiến nghị giải pháp 83
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 93

1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hôn nhân và cưới xin là một trong những sự kiện hệ trọng trong vòng
đời của con người, là mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và khẳng định
vai trò của mỗi con người trong gia đình, dòng họ và trong xã hội. Không
riêng ở Việt Nam mà khắp mọi nơi trên thế giới, vấn đề hôn nhân luôn được
các dân tộc coi trọng và dành được sự quan tâm đặc biệt. Hôn nhân và tục lệ
cưới xin thể hiện rõ đặc trưng văn hóa riêng, đậm đà bản sắc của mỗi tộc

người.
Trong nhiều năm trở lại đây, dưới tác động của các điều kiện kinh tế-xã
hội, nhất là sự tác động của kinh tế thị trường làm cho đời sống văn hoá và
các phong tục tập quán truyền thống đã có những thay đổi về nhiều mặt cả
tích cực và tiêu cực làm ảnh hưởng nhiều đến việc gìn giữ và phát huy những
giá trị truyền thống dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu các phong tục tập quán
truyền thống trong đó có hôn nhân và cưới xin của các dân tộc, đặc biệt là
các dân tộc thiểu số được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết.
Cho đến nay, người Khơ-mú ở Việt Nam không đông. Cả nước có
56.542 người (năm 1999), trong đó trên địa bàn tỉnh Yên Bái, người Khơ-mú
có hơn 1.000 người. Văn Chấn là huyện duy nhất trong tỉnh có nhiều người
Khơ-mú sinh sống. Do tác động của nền kinh tế thị trường, do có sự giao thoa
văn hóa của các tộc người sống xen kẽ, những năm qua vấn đề hôn nhân gia
đình và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú đã có nhiều thay đổi theo những
chiều hướng khác nhau. Đặc biệt là đã bắt đầu xuất hiện một số vấn đề làm
ảnh hưởng đến gìn giữ bản sắc văn hóa trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của
người Khơ- mú ở Yên Bái.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung tìm
hiểu về hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái.

2
Luận văn sẽ góp phần nâng cao nhận thức về văn hoá truyền thống của
người Khơ-mú nói chung, ở Văn Chấn nói riêng. Từ đó, thấy được những giá
trị tích cực cũng như những yếu tố không còn phù hợp trong quá trình xây
dựng đời sống văn hoá mới. Đồng thời có thêm luận cứ khoa học giúp cho các
nhà quản lý ở địa phương có thêm cơ sở khoa học trong việc hoạch định chính
sách và tìm ra các giải pháp thích hợp trong việc bảo lưu, gìn giữ và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc, theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị T.W 5, khoá
8 về Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Phát huy giá trị văn hoá trong
Hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn tỉnh
Yên Bái làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho đến nay, đã có một số các tác giả người nước ngoài nghiên cứu về
người Khơ-mú nhưng chủ yếu về người Khơ-mú ở Lào và Thái Lan, ở Việt
Nam còn rất ít, ngoại trừ công trình Études Ethnographiques sur les Khas,
Revue Indochinoise, 1907, của Macey và bài viết Chương trong văn học dân
gian, trong lịch sử và tiềm thức của người Khơ-mú của TS. Frank Proschan.
Tuy nhiên, so sánh với các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme
miền Bắc, thì Khơ-mú cũng là tộc người được nhiều nhà nghiên cứu trong
nước quan tâm, chú ý. Ngay sau 1954, người Khơ-mú được nhiều người biết
đến qua các báo cáo của Ban Dân tộc Khu Uỷ Tây Bắc với tộc danh là Xá.
Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước, các công trình nghiên cứu
có liên quan đến người Khơ-mú bắt đầu được công bố như: Các dân tộc
nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam, 1963 và Sự phân bố dân tộc và nhóm
dân cư ở miền Bắc Việt Nam, 1966 của Vương Hoàng Tuyên.
Từ sau 1975, người Khơ-mú ngày càng được giới thiệu nhiều hơn trong
các công trình, bài viết, tiêu biểu như: Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ
Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Khoa học xã

3
hội H, 1972; Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) của Viện
Dân tộc học, Nxb Khoa học xã hội, H, 1978; Dân tộc Khơ-mú ở Việt Nam do
Khổng Diễn chủ biên, Nxb Văn hoá Dân tộc, H, 1999; Người Khơ-mú do Chu
Thái Sơn chủ biên, Nxb Trẻ -2006; Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An của
Nguyễn Đình Lộc, Nxb Nghệ An, 1993; Đặc trưng văn hoá và truyền thống
cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn, Nghệ An do Phạm Quang Hoan chủ biên,
Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1995; Xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở
miền Bắc Việt Nam của Viện Dân tộc học, Nxb, Khoa học xã hội, H, 1975;

Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc Việt Nam của Viện Dân
tộc học, Nxb, Khoa học xã hội, H, 1980; Sổ tay các dân tộc ở Việt Nam của
Viện Dân tộc học, Nxb, Khoa học xã hội, H, 1983; Dân tộc và bản sắc văn
hoá vùng Văn Chấn, Mường Lò của Bùi Huy Mai, Nxb Văn hoá Dân tộc, H,
2007… Trong các công trình, bài viết kể trên, người Khơ-mú đã được giới
thiệu khá đầy đủ từ góc độ tộc danh, dân số, địa bàn cư trú cho đến các hoạt
động kinh tế truyền thống, các dạng thức văn hoá cổ truyền của họ. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn thiếu vắng một khảo cứu mang tính chuyên sâu về
phong tục hôn nhân và cưới xin của họ. Đặc biệt, vẫn còn rất ít các công trình,
bài viết riêng về người Khơ-mú ở Văn Chấn nói chung, và phong tục hôn
nhân và cưới xin của họ nói riêng. Mặc dù vậy, đây là những tư liệu hết sức
quý giá, giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên chưa có dề tài
nghiên cứu sâu sắc về những giá trị văn hoá của hôn nhân và tục lệ cưới xin
của người Khơ mú dưới góc độ xã hội- chính trị.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
* Mục đích
Đánh giá thực trạng và tìm ra những giải pháp gìn giữ, phát huy những
giá trị văn hoá trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ mú ở huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

4
* Nhiệm vụ
Làm rõ những giá trị văn hoá trong hôn nhân và cưới xin của người
Khơ- mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cần phát huy và những hạn chế
Đề xuất giải pháp để phát huy giá trị văn hoá trong hôn nhân và cưới
xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu: Những giá trị văn hoá trong hôn nhân và tục
lệ cưới xin của người Khơ-mú, những yếu tố truyền thống và những yếu tố
biến đổi.

* Phạm vi nghiên cứu là người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái, Ngoài ra, luận văn cũng có so sánh với hôn nhân và tục lệ cưới xin của
người Khơ-mú ở Yên Bái với người Khơ-mú ở một số địa phương khác như ở
Nghệ An, Hà Tĩnh qua tham khảo các tài liệu đã công bố.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp: phương pháp luận mác xít và
phương pháp nghiên cứu chính trị- xã hội. Trong đó luận văn cũng sử dụng
các phương pháp khác: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp. Ngoài ra, luận
văn có sử dụng phương pháp khảo sát thực địa: bao gồm quan sát, ghi chép,
chụp ảnh, ghi âm.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Đây là nghiên cứu có tính tổng hợp, đầy đủ và chuyên sâu đầu tiên về
hôn nhân và tục lệ cưới xin dưới góc độ chính tri- xã hội của người Khơ-mú
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Luận văn góp phần làm cơ sở khoa học cho
các nhà quản lý, hoạch định chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá
truyền thống của người Khơ-mú tại địa phương và là tài liệu phục vụ cho
giảng dạy môn Lý luận chính trị.

5
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được bố cục thành 2 chương:
Chương 1: Khái quát về người Khơ-mú, đặc điểm hôn nhân và tục lệ
cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Chương 2: Thực trạng, những giải pháp phát huy giá trị văn hoá trong
hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái.










6
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI KHƠ-MÚ, ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN
VÀ TỤC LỆ CƢỚI XIN CỦA NGƢỜI KHƠ-MÚ
Ở HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI

1.1. Vài nét về ngƣời Khơ-mú ở Việt Nam
1.1.1. Tên gọi, dân số, địa bàn cư trú
Người Khơ-mú là một trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cho đến
nay, dân số người Khơ-mú ở Việt Nam không đông. Theo số liệu thống kê
năm 1999, dân tộc Khơ-mú có 56.542 người, đứng thứ 23 trong 54 các dân
tộc Việt nam. Họ chủ yếu cư trú tại các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Lai Châu,
Sơn La, Yên Bái Khơ-mú là một trong sáu tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ
Môn-Khơ-me (của Ngữ hệ Nam Á) miền Bắc Việt Nam.
Người Khơ-mú tự gọi mình là Khmụ, Kmh mụ hoặc Kừm mụ tuỳ theo
cách phát âm ở từng địa phương. Những tên ấy có nghĩa chung là “người” hay
“cộng đồng người”. Tuy vậy, trước ngày hoà bình lập lại (1954) thì các tộc
người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me ở Tây Bắc nói chung và người
Khơ-mú nói riêng vẫn thường được gọi bằng tên phổ biến là Xả hoặc Xá (với
nghĩa thấp hèn, da đen như cái giàn bếp).
Ngoài tên Xá, người Khơ-mú còn được các dân tộc gọi bằng những tên
khác nhau: Xá Cẩu, Khá Klẩu, Mảng Cẩu (người búi tóc ngược), Tềnh, Phu
Thênh (người ở trên núi cao), Tày Hạy (người chuyên làm nương), Mứn Xen
(ngàn vạn) v.v… Sau đợt xác minh thành phần dân tộc (1968-1978), Khơ-mú

trở thành tên gọi chính thức, được ghi trong Danh mục thành phần các dân tộc
Việt Nam, công bố năm 1979.
1.1.2. Lịch sử tộc người
Khi xem xét về nguồn gốc và lịch sử của người Khơ-mú ở Tây Bắc
Việt Nam, trước đây có ý kiến cho rằng cùng với người Kháng, Xinh-mun,

7
Mảng, Khơ-mú cũng là một trong những cư dân bản địa đã cư trú lâu đời ở
vùng núi Tây Bắc. Ý kiến này được trình bày trong tài liệu “Báo cáo về tình
hình người Xá Cẩu” của Ban Dân tộc Tây Bắc năm 1954. Sau này, Lã Văn
Lô, Vương Hoàng Tuyên cũng có nhắc lại trong các bài viết của mình. Theo
truyền thuyết trong truyện “Quả bầu” của Người Thái Tây Bắc cũng kể rằng:
Tổ tiên của người Khơ-mú và người Thái đều chui ra từ một quả bầu nhưng
người Khơ-mú thì chui ra trước theo lỗ dùi bằng sắt nhọn, nên có màu da đen,
còn tổ tiên người Thái thì chui ra sau bằng lỗ dao khoét, nên có màu da trắng
hơn.
Có lẽ vì thế mà người ta cho rằng truyền thuyết “Chương Han” vốn là
của người Khơ-mú, nói về một vị tù trưởng của mình đã một thời tập hợp
được hàng ngàn binh lính đánh chiếm được nhiều vùng rộng lớn; sau đó
người Thái tiếp thu cốt truyện này để sáng tác và phát triển thành một truyện
thơ đồ sộ, hào hùng mà ngày nay người ta quen gọi là: “Sử thi Chương Han”
hay “Anh hùng ca Khủn Thưởng”, đồng thời biến Chương Han thành người
Thái từ đó. Trong một sử thi khác của người Thái cũng có đoạn nói rằng: Khi
họ đến đánh chiếm lưu vực sông Đà, sông Mã, Nậm U, Nậm Khoóng thì có
gặp một giống người được gọi là Xá Chi vốn sinh ra từ quả bầu thần thoại
với người Thái, cũng có tục đội khăn piêu buông sau gáy nên “Không chia hai
nửa đánh nhau”. Nếu như Xá Chi là tổ tiên của người Khơ-mú như sử thi đã
miêu tả thì tộc người này đã có mặt ở Tây Bắc từ thế kỷ thứ XI hoặc thế kỷ
thứ XII vì nó trùng khớp với thời gian người Thái Đen thiên di từ Mường Lò
(Yên Bái) vào sông Đà, sông Mã, Nậm U, Nậm Khoóng.

Tuy nhiên, ngay từ đầu đã có những ý kiến nghi ngờ về quan điểm
người Khơ-mú là cư dân bản địa miền Tây Bắc nói trên. Sau những đợt điền
dã ở vùng Tây Bắc từ những năm 1960, GS. Đặng Nghiêm Vạn đã đưa ý kiến
nghi ngờ này trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 78/1965 và chứng minh rằng
Khơ-mú không phải là cư dân bản địa miền Tây Bắc, mà họ mới di cư từ Lào

8
sang Việt Nam cách đây hơn 200 năm. Đến nay, với những tư liệu và tài liệu
thu thập được, ý kiến này vẫn phù hợp. Về mặt nhân chủng, khi so sánh người
Khơ-mú với người Kháng và người La Ha, Nguyễn Đình Khoa cũng nhấn
mạnh, ở người Khơ-mú, yếu tố Inđônêdiêng trội hơn yếu tố Nam Á, mặc dù
yếu tố Inđônêdiêng ở họ cũng đang mờ dần.
Các truyền thuyết về tranh chấp đất đai của người Thái cũng không
thấy nhắc gì tới người Khơ-mú. Như vậy có thể khẳng định rằng, nguồn gốc
của người Khơ-mú là từ Lào (tập trung ở Luông Pra Băng với các vương quốc
Swa/Saowa), nhưng sau này người Thái do tù trưởng Khun Bo Rôm cùng con
trai là Khun Lò tràn từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống đánh chiếm, cộng thêm
các cuộc xâm lược từ bên kia sông Mê Công của phong kiến Xiêm thế kỷ
XVII-XVIII, nên họ phải chạy sang các nước láng giềng lánh nạn, trong đó có
miền Tây Bắc, miền núi Thanh - Nghệ và cả Bắc Thái Lan. Sau này, với
mong muốn khôi phục lại vương quốc, thủ lĩnh Chương Han mới tổ chức lực
lượng đánh chiếm nhiều nơi, gọi là nạn giặc Chương (xấc Chương), trong đó
có nhiều lần đánh sang cả Mường Lay (Lai Châu), Kỳ Sơn (Nghệ An) vào
những năm cuối thế kỷ XIX. Sau khi Chương Han thất bại, những người theo
ông phải ở lại Việt Nam và chịu thân phận cuông, nhốc (tức là nô lệ, tôi tớ)
cho các lãnh chúa Thái.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa của người Khơ-mú
Hầu hết người Khơ-mú đều lấy canh tác nương rẫy làm nguồn sống
chính. Ngoài trồng lúa, bà con còn trồng các loại ngô, sắn, bầu bí, cây ăn quả.
Công việc hái lượm, săn bắt, đánh bắt cá còn chiếm vị trí khá quan trọng

trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra chăn nuôi gia súc, gia cầm phổ biến ở hầu
hết trong các gia đình. Nghề thủ công truyền thống phát triển nhất là đan lát
với nhiều sản phẩm đan có tiếng như mâm mây, gùi, ghế và các đồ gia dụng
khác. Trao đổi chủ yếu diễn ra trong nội bộ và với người Thái. Trước kia, trao
đổi chủ yếu dưới hình thức vật đổi vật, nay phổ biến dùng tiền.

9
Xã hội cổ truyền của người Khơ-mú được tổ chức theo thiết chế bản-
mường của người Thái. Các bản Khơ-mú đều trực thuộc mường, nhưng vẫn
được duy trì việc tự quản theo tập quán truyền thống. Mỗi bản có trưởng bản
Khun cung (cha truyền con nối, do bầu bán hay do chỉ định) đứng đầu điều
hành, quản lý. Hằng năm, mỗi bản phải chịu cống nạp và lao dịch theo lệ
mường quy định. Ngoài ra, còn phải nộp các loại thuế cho chúa đất mường là
người Thái.
Từ trước tới nay, người Khơ-mú thường ở thành từng bản làng, vẫn có
tập quán ở nhà sàn, kiểu nhà hình khum mai rùa. Do du canh du cư, nên kiểu
nhà truyền thống của họ thường chỉ làm bằng các loại gỗ tạp, ba gian, lợp
tranh hay lá cọ, đầu hồi có trang trí khau cút hình chéo. Thông thường có hai
bếp: bếp dành để nấu ăn hàng ngày và một bếp chỉ dùng để nấu nướng khi giỗ
tổ họ hay khi làm nhà lớn. Nơi thờ ma nhà thường bố trí thành một gian riêng
tại hồi phía sau. Sau này, nhiều bản đã định cư, nên nhà cửa có phần khang
trang hơn.
Trừ một số nơi có nghề dệt, còn lại hầu hết người Khơ-mú thường đem
các sản phẩm đan lát đổi lấy vải của người Thái về sử dụng. Hiện nay, ở Điện
Biên, Lai Châu, phụ nữ Khơ-mú còn mặc váy đen và kiểu áo truyền thống có
trang trí hàng cúc bạc hay nhôm hình chữ nhật, đội khăn đen kiểu khăn piêu;
còn lại thường mặc y phục kiểu phụ nữ Thái, thường đeo các đồ trang sức
bằng bạc, nhôm như: vòng cổ, vòng tay, khuyên tai; Đàn ông Khơ-mú mang
trang phục của người Thái hoặc trang phục của người Kinh và thường đội mũ
đen.

Người Khơ-mú gọi dòng họ là tạk hay sinh, để chỉ những nhóm người
cùng huyết thống và những người cùng tổ tiên huyền thoại, thể hiện qua việc
kiêng cữ và thờ chung một vật tổ tô tem (động vật hay thực vật). Các họ mang
tên thú gồm: Rvai (hổ), Rvaivêngung (hổ vằn), Rvaitlắp (báo), Rvaiđer (hổ
xám ); Tmoong (chồn, cầy hương). Các họ mang tên chim gồm: Chưnđre

10
(chim màu trắng); Tgooc (chim đuôi dài); Ric (chim én); Pit (chim cú);
Thràng (đại bàng); Ôm (rẻ quạt); Elót (chim elót). Họ mang tên thực vật gồm:
Tvạ (dương xỉ). Họ mang tên vật vô tri vô giác có: Soong (cái rọ lợn).
Gia đình là tế bào của xã hội, thực hiện nhiều chức năng quan trọng
trong các lĩnh vực của đời sống, tác động rất lớn đến sự phát triển của xã hội,
đến tư tưởng và ý thức tộc người.
Với người Khơ-mú, hình thức gia đình cũng giống như người Việt, đó
là quá trình phát triển từ hình thức đại gia đình đến gia đình hạt nhân. Trong
qua trình phát triển của xã hội, hình thức đại gia đình ngày càng giảm dần,
thay vào đó là gia đình hạt nhân, gia đình nhỏ với hai thế hệ vợ chồng và con
cái.
Gia đình người Khơ-mú là gia đình phụ quyền, người chồng, người cha
là người chủ gia đình, có vai trò quan trọng nhiều mặt của cuộc sống: có
quyền hành lớn, quyết định mọi việc từ làm ăn, cưới xin, tang ma đến công
việc tín ngưỡng. Đồng thời, họ còn là người thay mặt gia đình quan hệ với họ
hàng, làng xóm và các tổ chức xã hội, với chính quyền địa phương. Mọi tài
sản trong nhà, kể cả ruộng nương, trâu bò, công cụ sản xuất đều do người đàn
ông là người chủ nắm giữ. Quyền lực này sẽ được bàn giao lại cho con trai cả
khi đã trưởng thành đảm đương, người cha chỉ đóng vai trò cố vấn và lo việc
đối ngoại.
Bên cạnh quyền lực thực tế của người chồng người cha được xã hội ghi
nhận, người phụ nữ (người mẹ) trong gia đình người Khơ-mú có vai trò quan
trọng trong đời sống gia đình và sản xuất, từ việc tham gia lao động sản xuất

trên nương, ngoài ruộng đến các công việc nội chợ trong gia đình, nuôi dạy
con cái… ngoài việc tham gia lao động nặng nhọc, người phụ nữ đảm nhận
lớn hơn nam giới rất nhiều. Tuy nhiên trong xã hội truyền thống của người
Khơ-mú, người phụ nữ hầu như không có quyền hành gì lớn trong gia đình.

11
Khi còn nhỏ chịu sự quản lý của gia đình, cha mẹ, khi có chồng thi theo
chồng, phụ thuộc vào chồng.
Trong gia đình người Khơ-mú, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
tương đối bình đẳng. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, phải kính trọng, chăm
sóc, phụng dưỡng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ phải chăm lo nuôi nấng, giáo
dục con cái, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, các nghề thủ công, các công
việc trong gia đình. Cha mẹ uốn nắm con cái về lời ăn tiếng nói, cách ửng xử
trong gia đình và với cộng đồng.
Gia đình người Khơ-mú là nơi bảo tồn các gía trị văn hóa truyền thống,
là nơi trao truyền các truyền thống tộc người trong văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần.
1.2. Khái quát về ngƣời Khơ-mú ở Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, người Khơ-mú chỉ có hơn 1.500 người tập
trung sinh sống tại: Nghĩa Sơn (huyện Văn Chấn) và Túc Đán (huyện Trạm
Tấu). Mặc dù số lượng không nhiều, song người Khơ-mú ở Văn Chấn, Yên
Bái cũng tạo dựng được những nét văn hóa tộc người độc đáo, có bản sắc
riêng.
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Văn Chấn là một trong những địa danh ở miền núi Tây Bắc có người
Khơ-mú sống tập trung với tỷ lệ cao và còn giữ được nhiều nét đặc trưng của
nền văn hóa dân tộc mình.
Tuy chỉ cách thị xã Nghĩa Lộ chưa đến 10km và cách huyện lỵ Văn
Chấn gần 20km nhưng nơi cư trú của người Khơ-mú (Nghĩa Sơn) là một vùng
cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Phía Đông giáp

phường Pú Trạng; phía Nam giáp xã Nghĩa An; phía Bắc giáp xã Nghĩa Phúc
(thuộc thị xã Nghĩa Lộ); phía Tây giáp xã Túc Đán (thuộc huyện Trạm Tấu).
Nơi cư trú và canh tác của người Khơ-mú ở Văn Chấn có tổng diện tích
hơn 927 ha, trong đó đất nông nghiệp 43 ha; đất rừng tự nhiên 41,6 ha; đất

12
rừng tái sinh 315,5 ha; đất rừng kinh tế 130 ha; đất rừng phòng hộ 130 ha; đất
trồng lúa nương và cây màu 155 ha; các loại đất khác hơn 92 ha. Nhìn chung
địa hình phức tạp, có độ dốc vừa và thoải, nên có điều kiện canh tác ruộng bậc
thang.
Là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9,
mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa khô chịu ảnh hưởng
của gió nóng theo hướng tây nam thổi từ Mù Cang Chải và Văn Chấn.
Trên địa bàn có hai con suối chảy qua Nghĩa Sơn: suối Huông dài 4 km
và suối Nậm Tộc dài hơn 10 km, đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Hai con suối này có giá trị tưới tiêu, nước sinh hoạt và thủy điện nhỏ. Vào
mùa mưa, nước thường dâng cao, gây lũ lụt, lũ quét.
Do diện tích rừng tự nhiên giảm nhiều, chủ yếu là rừng tái sinh và rừng
trồng, nên thảm thực vật ở Nghĩa Sơn không dày. Động vật chủ yếu chỉ còn
lợn rừng, cầy hương, gà rừng, hoẵng các loại động vật quý hiếm như voi, tê
giác, hổ, gấu và bộ linh trưởng hầu như không còn.
1.2.2. Dân số và dân cư
Tính đến cuối năm 2008, toàn Nghĩa Sơn có 311 hộ, 1.474 khẩu, trong
đó Khơ-mú: 221 hộ, 1.083 khẩu, chiếm 73,22%, cư trú tại sáu bản: Bản
Loọng, bản Bẻ, Noong Khoang 1, Noong Khoang 2, tập trung đông nhất tại
hai bản là Nậm Tộc 1 và Nậm Tộc 2. Ngoài ra, trong xã còn một số dân tộc
khác cùng sinh sống như người Thái: 235 khẩu, người Kinh: 150 khẩu, người
Mường: 8 khẩu, người Hmông: 3 khẩu
1

.
Đời sống kinh tế của bà con còn khá khó khăn. Nền kinh tế ở Nghĩa
Sơn chủ yếu là nông - lâm nghiệp, nhưng việc áp dụng khoa học, kỹ thuật còn
rất hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu, nên năng suất cây trồng chưa cao, dẫn


1
. Năm 1989, tỉnh Yên Bái có 903 người Khơ-mú, cư trú tại 2 huyện Văn Chấn và Trạm Tấu, trong đó, xã
Nghĩa Sơn: 764 khẩu, thị trấn Nghĩa Lộ: 21 khẩu, xã Nặm Canh: 47 khẩu. Đến năm 1998, dân số Khơ-mú
tăng lên 1.258 khẩu. Dẫn theo Khổng Diễn (chủ biên), Dân tộc Khơ-mú ở Việt Nam, tr. 46 và 56.

13
đến tình trạng là số hộ nghèo đói còn chiếm trên một nửa (52,68%). Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 1,7%. Lương thực bình quân đầu người hiện tại là 253
kg/năm; thu nhập bình quân đầu người gần 200.000đ/tháng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng (Điện - đường - trường - trạm) cũng chưa hoàn
chỉnh. Đường giao thông từ Quốc lộ 32 vào trung tâm vẫn còn có những đoạn
đường đất, đường cấp phối. Đường vào các thôn bản chủ yếu là đường đất,
nên việc giao lưu, đi lại còn khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa.
Nghĩa Sơn có một trạm y tế nhưng cho đến nay vẫn chưa có bác sĩ. Có
trường Mầm non và trường Tiểu học đảm bảo cho con em đủ tuổi là đến
trường. Tuy nhiên cơ sở vật chất vẫn còn rất nghèo, cần được đầu tư, nâng
cấp thêm.
1.2.3. Lịch sử cư trú
Trong cuốn Dân tộc Khơ-mú ở Việt Nam (phần Tộc danh và lịch sử tộc
người do Vi Văn An chấp bút), trang 32 có đoạn viết: Một nhóm nhỏ người
Khơ-mú hiện cư trú ở xã Nghĩa Sơn (Văn Chấn, Yên Bái) là do một tù trưởng
Thái dẫn họ sang khi đi đánh giặc vào cuối thế kỷ XIX. Đây chính là những
bộ phận người Khơ-mú đầu tiên cư trú tại vùng Văn Chấn. Những tư liệu
khảo sát được về sự có mặt của người Khơ-mú tại địa phương này cũng cho

thấy rõ hơn về nguồn gốc và những đợt chuyển cư của họ đến Văn Chấn hiện
nay. Theo ông Vì Văn Sang (74 tuổi, bản Nậm Tộc 2, nguyên là Bí thư Đảng
uỷ xã) thì người Khơ-mú cư trú ở xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn đến nay đã
được 6-7 đời. Từ năm 1954, trở về trước, mỗi bản mới chỉ có vài ba nhà, từ
1954 trở về sau, mỗi bản có khoảng 10 hộ. Ba dòng họ Khơ-mú đến lập
nghiệp đầu tiên trên mảnh đất này là: họ Rvaiđer: hổ xám (chuyển thành họ
Lường), họ Ric: chim cú (chuyển thành họ Vì-nay là họ chiếm số đông) và họ
Tvạ: dương sỉ (chuyển thành họ Lò). Gốc gác của ba dòng họ này từ Điện
Biên, Sơn La di cư xuống. Nguyên nhân là do nạn đói kém và do chạy nạn
giặc dã. Lúc đầu khi mới di cư về vùng Văn Chấn, một số gia đình người

14
Khơ-mú sống tản mát tại các bản ở các xã khác nhau, sau này mới quy tụ lại
tại các bản của xã Nghĩa Sơn, nhưng tập trung nhất tại hai bản Nậm Tộc 1 và
Nậm Tộc 2.
Có một thực tế là Nghĩa Sơn ở trên một vùng núi cao và tất cả người
Khơ-mú ở Văn Chấn đã tụ tập về đây. Họ gắn bó với quả núi này và không
muốn đến nơi khác, dù cuộc sống ở Nghĩa Sơn rất khó khăn, vất vả. Chính vì
sống tập trung trên một địa bàn nên người Khơ-mú ở Nghĩa Sơn còn gìn giữ
được nhiều nét văn hoá riêng của dân tộc mình, có thể nói là còn đậm nét hơn
một số nơi khác.
1.2.4. Các hoạt động kinh tế
Trước kia, người Khơ-mú ở Văn Chấn sinh sống bằng canh tác nương
rẫy, gắn với cuộc sống du canh du cư. Từ sau năm 1968, do phong trào vận
động hạ sơn, nên đa phần họ đã định cư và bắt đầu canh tác ruộng nước.
Đến nay, toàn xã có khoảng 70% số hộ làm ruộng nước, chăn nuôi; chỉ
còn 30% số hộ do địa hình đồi núi, không có điều kiện làm thủy lợi, nên vẫn
canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, do đất bạc màu nên năng suất thường không
ổn định.
Ngoài nương lúa còn có nương ngô, sắn, đỗ xanh, khoai lang và trồng

xen canh các loại đỗ, bầu, bí… công việc hái lượm, săn bắt vẫn duy trì, nhưng
thường tiến hành theo mùa. Mục đích săn bắt, hái lượm chủ yếu nhằm cải
thiện nhu cầu thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Một số gia đình đã đào ao
nuôi cá, chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Nghề thủ công phổ biến là đan lát. Các sản phẩm đan lát của họ khá
phong phú về chủng loại, kiểu dáng. Từ các loại gùi, thúng, giần, sàng, cho
đến mâm mây, ghế mây, hộp đựng chỉ, ép cơm; trong đó bem (plụm) là sản
phẩm đan có tiếng nhất, được các tộc người trong vùng ưa chuộng. Họ dùng
sản phẩm mây tre đan để đổi lấy những thứ cần thiết cho cuộc sống (quần áo,
vải vóc ) hoặc là đổi công lao động.

15
1.2.5. Tổ chức xã hội
“Bản” là tổ chức chính trị-xã hội có tính tự quản ở địa phương, “Bản”
của người Khơ-mú thông qua bộ máy điều hành do dân lựa chọn. Cấu thành
bộ máy tự quản là các chức vị có nhiệm vụ khác nhau. Đứng đầu mỗi bản là
Khun cung (trưởng bản) do dòng họ Vì nắm giữ. Khun cung có trách nhiệm
duy trì sự hoà thuận giữa các thành, giải quyết các mâu thuẫn nẩy sinh trong
bản và có quyền xử phạt những người vi phạm luật tục. Khun cung là người
thay mặt dân bản thiết lập mối quan hệ láng giềng với các bản lân cận, giao
thiệp với các chức dịch cấp mường và cũng là người điều hành công việc lao
động sản xuất, duy trì phong tục tập quán dân tộc, đồng thời cùng với các thầy
cúng chủ trì nghi lễ cúng bản vào dịp đầu năm.
Bên cạnh Khun cung, già làng cũng đóng vai trò quan trọng trong xã
hội của người Khơ-mú. Họ là những người tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
sản xuất, thông thạo phong tục tập quán nên thường được dân bản vị nể. Có
thể nói, già làng như là cố vấn cao nhất về phong tục, tập quán, kinh nghiệm
sản xuất và đối nhân xử thế cho các cá nhân và cộng đồng, nên các trưởng bản
thường phải tranh thủ ý kiến của họ trong điều hành công việc chung của bản.
Ngoài ra, trong các bản của người Khơ-mú ở Văn Chấn trước kia còn

có những người hành nghề tín ngưỡng tôn giáo. Họ được dân bản gọi chung
là mo (mo cúng, mo xem bói, mo bốc thuốc chữa bệnh ), có vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng.
Hiện nay, người Khơ-mú ở Văn Chấn gọi dòng họ là Sinh. Trong xã có
bảy họ: Vì, Lường, Lò, Mè, Lèo, Hà và Hoàng, trong đó họ Vì là họ chiếm số
đông và có thế lực nhất. Người Khơ-mú ở Văn Chấn cũng có ba mối quan hệ
họ hàng: tai hem (anh em trai cùng thế hệ, cùng tô tem), dông êm, mạ êm (anh
em trai bên vợ) và mạ cưn, dông quynh (anh em trai bên chồng chị em gái).
Trong quan hệ dòng họ, người cậu (người anh, người em trai của mẹ)
có vai trò quan trọng. Cậu vừa có quyền lợi, vừa có nghĩa vụ liên quan đến

16
gia đình các cháu con của chị gái, đặc biệt là cháu gái. Khi dựng vợ gả chồng
cho con cái, cha mẹ phải xin ý kiến của người cậu từ khi ăn hỏi cho đến khi
làm lễ cưới chính thức. Người cậu phải là người chủ trì trong ăn hỏi và trong
lễ cưới. Đôi khi, người cậu là người quyết định trong việc hôn nhân của con
cháu. Khi cháu làm nhà mới, người cậu là người làm “the le” (tấm đan hình
mắt cáo) buộc trên đầu cây cột ở gian khách, đồng thời cũng là người đầu tiên
nhóm bếp lửa của ngôi nhà mới; cho hạt giống, gia súc.
Do vai trò người cậu rất quan trọng, nên khi người cậu chết, cháu rể
phải có trách nhiệm tổ chức tang ma và được hưởng đùi trâu, đùi lợn theo quy
định của tập quán. Không những thế, người Khơ-mú còn có tục chia tài sản
của ngươi cậu cho cháu gái sau khi ông ta qua đời.
Hiện tại vẫn tồn tại hình thức gia đình lớn nhiều thế hệ, nhưng chủ yếu
vẫn là hình thức gia đình nhỏ, gia đình gồm vợ chồng, con cái và bố mẹ già là
phổ biến. Gia đình người Khơ-mú là một đơn vị kinh tế độc lập, tài sản của
gia đình là nhà ở, nương rẫy, công cụ, gia súc và đồ dùng gia đình. Việc phân
công lao động trong tiểu gia đình tuỳ theo giới tính. Đàn ông thì đảm nhiệm
những công việc nặng nhọc như làm nhà cửa, nương rẫy, săn bắt, còn đàn bà
thì làm những việc nhẹ trong sản xuất, lấy nấm, kiếm củi, hái măng, nội trợ,

thả trâu bò thì dành cho người già và trẻ em.
Gia đình Khơ-mú thể hiện tính phụ quyền khá rõ. Người cha có vai trò
quyết định mọi việc trong nhà và kể cả việc đối ngoại. Chủ nhà là người chủ
trì các nghi lễ cúng tổ tiên, cúng nhà mới, khi trong nhà có người ốm đau
Khi cha mẹ qua đời, con trai là người lo tang lễ, đưa hồn cha mẹ về thế giới
bên kia và ra nghĩa địa rước hồn ma về ngự tại nơi thờ ma trong nhà. Trong
việc phân chia tài sản, chỉ con trai được hưởng quyền thừa kế.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người Khơ-mú đã tạo dựng
cho mình một nền văn hóa khá phong phú, ổn định và còn lưu giữ đến tận
ngày nay như phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, truyền thuyết, cồng chiêng, đàn

17
sáo, ca múa dân gian.v.v. Đấy là những di sản quý báu cần được trân trọng,
bảo tồn. (Nội dung này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần sau).
1.2.6. Văn hoá truyền thống
* Văn hóa vật chất
+ Trước kia, người Khơ-mú ở Văn Chấn chủ yếu ở nhà sàn hoặc nhà
nửa sàn nửa đất. Do du canh du cư, nên ngôi nhà của họ cũng mang tính tạm
bợ, chủ yếu dựng bằng các loại gỗ tạp, lợp gianh, vách nứa. Hiện nay, nhà ở
cũng phong phú hơn, bên cạnh những ngôi nhà sàn truyền thống, bà con cũng
dựng những ngôi nhà đất giống người Kinh, hoặc nhà sàn đổ cột bê tông, có
tường xây, gạch lát nền, gầm sàn lát xi măng
+ Trang phục của người Khơ-mú ở Văn Chấn cũng không có gì đặc
biệt bởi họ không duy trì nghề dệt vải. Trước kia, y phục của nam nữ Khơ-
mú cơ bản giống như bộ y phục của người Thái Đen Mường Lò. Hiện nay,
nam giới chủ yếu mặc âu phục như người Kinh, nữ vẫn mặc theo kiểu y phục
phụ nữ Thái.
+ Ẩm thực của người Khơ-mú cũng đơn giản trên cơ sở tự cung tự cấp.
Người Khơ-mú rất thích ăn cay, ăn đồ nướng. Món ăn đặc trưng nhất của họ
là thịt lam nhoọc (thịt chuột, sóc sấy khô nấu trộn với tấm). Họ cũng thích

ăn món ruột non (nậm pịa) như người Thái trong vùng.
Cũng giống như nhiều dân tộc miền núi khác, người Khơ-mú Nghĩa
Sơn thường xuyên uống rượu cần và rượu nếp do họ tự cất ủ theo kiểu riêng
của mình. Trong đời sống văn hóa của người Khơ-mú, ruợu cần có vị trí và
vai trò quan trọng. Nghi thức cúng rượu cần được sử dụng trong những sự
kiện quan trọng của gia đình, đó là lễ lên nhà mới, lễ cưới và lễ rước hồn mẹ
lúa. Rượu cần chỉ cúng cho tổ tiên và trong lễ hội Xên bản, Xên mường.
* Văn hóa tinh thần
+ Cũng giống như các vùng khác, tín ngưỡng dân gian của người Khơ-
mú Nghĩa Sơn khá sâu đậm. Họ vừa có ý thức tín ngưỡng riêng của dân tộc

18
mình, lại vừa chịu sự chi phối, giao thoa của tín ngưỡng bản địa các dân tộc
lân cận, đặc biệt là dân tộc Thái.
Đồng bào cho rằng: mọi hoạt động trong cuộc sống thường ngày của
mình đều do lực lượng siêu nhiên giám sát, chi phối. Lực lượng “siêu nhiên”
ấy được gọi chung là ma, trong đó ma trời (Hrôi Lvang) là to nhất, đáng tôn
trọng và đáng sợ nhất. Ma trời có nhiều ma khác nhau giúp việc như ma sấm,
ma mưa gió nên nếu mà trời giận thì sẽ rất nguy hiểm. Sau ma trời là ma đất
(Hrôiptê), dưới quyền ma đất là ma nương, ma rừng, ma bản… Loại thứ ba là
ma Thuồng Luồng - ma tượng trưng cho nguồn nước, sông suối (Prưdồng).
Thuồng Luồng có quyền uy nằm ở những vũng nước lớn để điều hành lượng
nước cần thiết cho con người. Ma thứ tư là ma Hổ (Rvai) là chúa tể của rừng
núi, cai quản tinh linh của muôn loài thú vật.
Đó là bốn loại ma quan trọng nhất mà bất cứ dịp cúng lễ nào cũng được
nhắc tới. Bốn ma to này cùng với ma nhà và ma Tổ tiên (của thị tộc, dòng họ)
có thể trừng phạt hay phù hộ con cháu bất cứ lúc nào tuỳ theo cách đối xử của
con cháu.
Tục thờ vật tổ (tô tem) cũng in đậm ở người Khơ-mú cho đến tận ngày
nay. Mỗi khi lễ tết, hội hè họ sẽ hoá trang giống hình thù con vật hay cây cối

mang dòng họ của mình để tham gia cùng cộng đồng. Trong dịp cúng tổ tiên,
các dòng họ đều diễn lại những đặc điểm của dòng họ mình khi xưa.
Ngoài lễ cúng ma nhà, người Khơ-mú còn có tục lệ cúng ma bản, ma
làng. Ma làng được bà con quan niệm là linh hồn của những người có công
lập nên làng bản trong thuở ban đầu. Ngoài ra, dân bản còn tổ chức cúng ma
trời đất, ma sông suối, ma tà, ma độc (gọi chung là ma đến ăn).
Các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp cũng rất được người
Khơ-mú coi trọng và thực hiện khá đầy đủ. Tùy tính chất và nhu cầu, đặc
điểm, thời gian mà những nghi lễ được tổ chức thích hợp.

19
Lễ cầu mưa: Người Khơ-mú sợ nhất là vào mùa nương rẫy mà hạn hán,
nên trước mùa nương rẫy bà con mở hội “cầu mưa”. Cách cầu mưa của họ
không chỉ là các hình thức ma thuật, bắt chước, diễn lại hiện tượng mưa rơi
(vảy nước, tuốt lá thể hiện tiếng mưa), mà còn là làm các điều “xúi quẩy” vào
chỗ linh thiêng ở nương để “chọc tức” trời hay ma hạn hán (hrôi nhan) bực
mình mà đổ mưa xuống.
Lễ tra hạt: Lễ này được tiến hành sau khi đốt rẫy ba ngày chủ nhà phải
làm một khu rẫy tượng trưng rộng khoảng 2m
2
rồi trồng khoai sọ vào bốn
góc. Sau đó mổ một con gà trống luộc chín cùng với chai rượu, trầu cau đặt
lên mâm để cúng và đọc thần chú cầu mong thần linh phù hộ cho hạt mọc
đều, chim muông không đến phá phách…
Lễ cúng hồn lúa, mẹ lúa: Người Khơ-mú cho rằng lúa có hồn và phải
giữ được hồn của nó thì lúa mới chắc, mới cho con người thu hoạch có kết
quả. Nếu hồn lúa bỏ đi là lúa hỏng hết. Lễ này được tổ chức vào một ngày tốt
trong tháng 9 âm lịch bên cạnh kho thóc vừa dựng lên trên nương rẫy. Thầy
cúng thay mặt gia đình vào hành lễ, mời hồn lúa vào kho. Sau lễ này gia đình
mới được phép thu hoạch lúa trên nương rẫy của mình.

Lễ cúng cơm mới: Đây là nghi lễ quan trọng trong năm sau lễ cúng ma
nhà và lễ cúng ma bản. Nó thể hiện lòng biết ơn của con người đối với lực
lượng siêu nhiên đã cho họ một mùa thu hoạch. Lễ được tổ chức trước hoặc
sau khi thu hoạch mùa màng tuỳ theo từng vùng.
+ Văn nghệ dân gian của người Khơ-mú ở Văn Chấn khá phong phú
Trước hết là phải nói đến những truyền thuyết, sự tích về nguồn gốc tộc
người, nguồn gốc dòng họ như chuyện “Quả Bầu” chuyện “T góoc”, chuyện
“Chim én”, chuyện “Chim chìa vôi”, chuyện “Cây dương xỉ”… Ngoài ra,
người dân cũng sở hữu một kho tàng ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cười,
truyện cổ tích phong phú.

20
Người dân Khơ-mú trong bản còn lưu truyền những làn điệu dân ca của
dân tộc như “Mưa rơi”, “hát tơm” (hát đối đáp vào những dịp mừng nhà mới,
đón năm mới, đám cưới ), “hát cơnchơ” (hát ở trên rừng để gọi tình yêu, nhớ
người yêu, ca ngợi cảnh thiên nhiên, hát động viên trong lao động, đi
đường )
Những nhạc cụ người Khơ-mú thường dùng như “Thằm đao đao”,
“Đàn trống”; “Đàn môi”; “Sáo dọc pi tơn”, “Sáo dọc pi tót”; “Sáo thổi bằng
mũi”; “Sáo nhiều ống”; “Đàn dây”; “Khèn bè”; “Cồng chiêng”
Người Khơ-mú cũng thích nhảy múa trong những dịp lễ tết hội hè và
họ đã có những điệu múa được nhiều người biết đến như “múa tăng bu”,
“múa cá lượn” (hay còn gọi là “múa giao duyên”)
Đó là những hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian khá độc đáo của
người Khơ-mú có từ thuở xa xưa và đến nay vẫn còn tồn tại trong các bản
làng.
1.3. Hôn nhân và tục lệ cƣới xin của ngƣời Khơ mú ở Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái
1.3.1. Hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú
1.3.1.1. Những vấn đề chung về hôn nhân của người Khơ-mú

Quan niệm về hôn nhân
Về hôn nhân, người Khơ-mú đều tuân thủ những nguyên tắc nhất định,
từ yêu đương tìm hiểu đến các lễ tục trong việc cưới xin. Trước kia việc dựng
vợ gả chồng là do cha mẹ sắp đặt, con cái không có quyền lựa chọn. Hiện nay
trai gái được tự do tìm hiểu bạn đời, hôn nhân hoàn toàn dựa trên cơ sở tự
nguyện.
Cũng giống như các dân tộc khác, người Khơ-mú quan niệm hôn nhân
là để sinh con đẻ cái, có người nối dõi tông đường. Điều này được thấy rõ
trong việc thờ cúng ma nhà, người Khơ-mú có câu: “Sưp đặc tay ray đặc quai,
sưp sơ đen đen dua” (lấy vợ lấy chồng để sinh con cái để nối dài nòi giống

21
gia đình và dòng họ). Do đó, họ rất lo khi không có con trai, vì nếu không có
ai thờ cúng ma nhà thì cái hồn cái vía của ông bà tổ tiên, của bố mẹ sẽ phải đi
ăn xin. Nếu gia đình có cả trai và gái là tốt phúc.
Người Khơ-mú cũng muốn có đông con để có nhân lực lao động, chăm
sóc cha mẹ khi già yếu và thờ cúng khi cha mẹ qua đời. Nếu không có con
cái, họ sẽ xin con nuôi. Vì thế, hiện nay thủ tục xin con nuôi của họ thường
đơn giản. Hai bên thoả thuận trước, đến khi đứa trẻ lọt lòng mẹ thì bố mẹ nuôi
đến nhận và đón về làm lễ đặt tên, cúng ma nhà.
Các nguyên tắc thể hiện nét văn hóa trong hôn nhân
Trước kia, trong bất cứ một cuộc hôn nhân nào của người Khơ-mú, các
nguyên tắc truyền thống, đặc biệt là vấn đề huyết thống xa hay gần, luôn được
đưa ra xem xét. Ngày nay, tính nghiêm ngặt, việc tuân thủ và duy trì các
nguyên tắc ở từng địa phương có sự khác nhau.
Nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ hôn nhân của người Khơ-mú ở
Văn Chấn là ngoại hôn dòng họ, cấm người cùng một dòng họ kết hôn với
nhau. Ai vi phạm nguyên tắc này bị coi là phạm tội loạn luân và bị xử phạt
theo luật tục của dòng họ. Đồng bào quan niệm, tội loạn luân sẽ gây ô uế cho
nguồn nước, động đến thần linh, làm cho các thần tức giận gây ra hạn hán, lũ

lụt, dịch bệnh… để trừng trị con người.
Lúc đầu, việc nghiêm cấm có hiệu lực đối với tất cả các thành viên có
chung một ông tổ, một vật tô tem. Về sau, việc nghiêm cấm tuyệt đối chỉ áp
dụng đối với con cái của những anh em có chung một ông tổ Tam đại (anh em
trực hệ, ba đời), còn từ đời thứ tư trở lên (thậm chí ngay cả từ đời thứ ba) có
thể quan hệ hôn nhân với nhau được. Ông Vì Văn Sang cho biết: “Đồng bào
Khơ-mú ở đây cho dù có cùng họ, nhưng khác ma nhà là lấy được nhau”.
Nguyên tắc thứ hai là nội hôn tộc người. Trước đây, hôn nhân của
người Khơ-mú ở Văn Chấn chỉ diễn ra trong phạm vi nội bộ dân tộc. Đồng
bào có câu: “ngua hắc ngua, quai hắc quai” (Bò đi theo bò, trâu đi theo trâu).

×