Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.51 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








CHU THỊ NGỌC





XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM









LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










Hà Nội – 2014

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT






CHU THỊ NGỌC









XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM





Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Đức Minh


Hà nội – 2014
[
3

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN



Chu Thị Ngọc

4

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 7
Chương 1 12
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ VÀ XỬ LÝ
VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM 12
1.1. Khái niệm và phân loại vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 12
1.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 12
1.1.2. Phân loại vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 15
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế
thu nhập doanh nghiệp 21
1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp 21
1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp 22
1.2.3. Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế thu nhập
doanh nghiệp 24

1.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm pháp luật hành chính về thuế thu nhập doanh
nghiệp 25
1.3.1. Các nguyên tắc chung 26
1.3.2. Các nguyên tắc kỹ thuật 27
1.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế thu nhập doanh nghiệp và các
biện pháp khắc phục hậu quả 28
1.4.1. Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 28
1.4.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả 30
1.5. Quy định thủ tục xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh
nghiệp 31
1.5.1. Thủ tục xử phạt đơn giản. 31
1.5.2. Thủ tục thông thường 32
Chương 2 36
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 36
5

2.1. Thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế
thu nhập doanh nghiệp 36
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập
doanh nghiệp 39
2.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực
thuế thu nhập doanh nghiệp 40
2.2.2. Về kỹ thuật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 40
2.2.3. Sử dụng hình thức công văn để quy định quy phạm pháp luật 41
2.2.4. Về nguyên tắc xử phạt đối với hành vi vi phạm 42
2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập
doanh nghiệp 43
2.3.1. Những kết quả đạt được 43
2.3.2. Những hạn chế bất cập 46

2.3.3. Nguyên nhân 55
2.4. Đánh giá chung về thực trạng xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp 57
2.4.1. Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế TNDN 57
2.4.2. Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế TNDN 61
Chương 3 63
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI
PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 63
3.1.Yêu cầu nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
63
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN nhằm đáp
ứng yêu cầu cải cách pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. . 63
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN phục vụ yêu
cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật
quốc tế 64
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp 71
3.2.1. Về xây dựng và hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập
doanh nghiệp 71
3.2.2. Về thực hiện pháp luật xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
78
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN
: Doanh nghiệp
NSNN

: Ngân sách Nhà nước
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
VAT
: Vale Added Tax (Thuế giá trị gia tăng)
VPHC
: Vi phạm hành chính
VPPL
: Vi phạm pháp luật
XLVPPL
: Xử lý vi phạm pháp luật
WTO
: World Trade Organization (Tổ chức Thương
mại thế giới)
7

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn thu cho ngân sách quốc
gia và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội và chi tiêu cho bộ máy nhà nước. Cùng với sự phát triển của
kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách pháp luật thuế luôn có sự thay đổi nhằm
góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh
tế phát triển đúng hướng, từng bước thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội,
đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng của nhà nước.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu quan trọng và chiếm một tỷ
trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Ở hầu hết các nước phát triển, thuế thu
nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
NSNN. Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng số thu
NSNN ước thực hiện năm 2009 là 25,3%; năm 2010 là 25,7% và 6 tháng đầu

năm 2011 là 26,5% [www.mof.gov.vn]. Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh
tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh
doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế thu nhập doanh nghiệp ngày
càng lớn cho NSNN. Thế nhưng, trong thời gian qua, các hành vi vi phạm
pháp luật về thuế, cụ thể gồm các hành vi trốn thuế, gian lận thuế đã và đang
gây thất thu không nhỏ cho NSNN. Những hành vi trốn thuế, gian lận thuế
ngày càng diễn biến phức tạp, quy mô ngày càng lớn với các thủ đoạn rất tinh
vi như: Tạo giao dịch mua, bán hàng giả mạo; Hạch toán kế toán và kê khai
thuế sai quy định pháp luật; Buôn lậu; Khai sai chủng loại hàng xuất khẩu,
nhập khẩu; Chuyển giá…
Những hành vi trên một mặt làm cho tính hiệu lực, hiệu quả của chính
sách pháp luật thuế giảm sút, gây thất thu cho NSNN, mặc khác tạo ra sự bất
công bằng trong thực hiện nghĩa vụ về thuế giữa những người nộp thuế, tạo ra
môi trường kinh doanh không minh bạch…
8

Với thực tế trên, nhận thấy các quy định pháp luật ở nước ta vẫn còn
nhiều kẽ hở dẫn tới các hành vi vi phạm về thuế thu nhập doanh nghiệp xảy ra
nhiều. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp ở Việt Nam” để nghiên cứu, nhằm đưa ra các biện pháp
nâng cao việc ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập
doanh nghiệp, chống thất thu cho ngân sách Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Học viên đã tiếp cận một số công trình khoa học về vấn đề xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế TNDN được công bố trong khoảng 5 năm
gần đây như:
Quỳnh Như (2009), Gỡ vướng về ưu đãi thuế TNDN, Hà Nội;
Lê Văn Hải (2010), Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và giải
pháp chống chuyển giá ở Việt Nam, Nghd : PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy. Khoa
Luật, Luận văn thạc sỹ ngành: Luật kinh tế, 2010;

Lưu Thị Tuyết (2012), Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
ở Việt Nam, Khoa Luật, Luận văn thạc sỹ ngành: Luật kinh tế, 2012
Ngoài ra, còn có một số bài viết của các cán bộ chuyên gia liên quan
đến đề tài luận văn đã được đăng trên các tạp chí, một số các bài viết trên
trang web của Tổng cục thuế
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào một hoặc một vài
hành vi vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó kế thừa, tổng
hợp và phát triển những luận điểm trên, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài
“Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam”.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá và
hoàn thiện pháp luật xử lý hành vi vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp.
9

Để đạt được mục đích nói trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vi phạm pháp luật về thuế và
xử lý vi phạm pháp luật về thuế, quy định pháp luật xử lý vi phạm pháp luật
về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thứ hai, Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; từ
đó chỉ ra những điểm đã đạt được, những hạn chế của pháp luật về xử lý vi
phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; những kết quả, khó khăn,
vướng mắc, cùng nguyên nhân của thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý vi
phạm pháp luật thuế TNDN.
Thứ ba, Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp
thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế TNDN.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Các hành vi vi phạm pháp luật thuế Thu nhập

doanh nghiệp, pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế Thu nhập doanh
nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả chỉ nghiên cứu xử lý vi phạm pháp luật
về thuế với tính chất là một trong 8 nội dung quản lý thuế, được quy định
trong Điều 3 Luật Quản lý thuế, được điều chỉnh chủ yếu trong Chương XII
Luật Quản lý thuế và áp dụng cho vi phạm pháp luật về thuế Thu nhập doanh
nghiệp. Hành vi vi phạm pháp luật về thuế do người nộp thuế, người thu thuế
và các chủ thể khác thực hiện, nhưng để phù hợp với mã ngành Luật Kinh tế,
đề tài chỉ nghiên cứu hành vi vi phạm pháp luật về thuế Thu nhập doanh
nghiệp của những người có nghĩa vụ nộp thuế được quy định ở Điều 103 Luật
Quản lý thuế và việc xử lý liên quan đến hành vi vi phạm của đối tượng này.
10

Đồng thời, xuất phát từ thực tế, các hành vi vi phạm pháp luật thuế TNDN đa
số bị xử lý là các hành vi hành chính, do đó, đề tài đi sâu hơn vào các hành vi
hành chính, các chế tài hành chính đối với các hành vi đó.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc tiếp cận đề tài, nghiên cứu, phân tích, nhận xét, đánh giá và đề
xuất kiến nghị, giải pháp được dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nước và pháp luật, trong đó có lý luận về thuế, về vi phạm pháp luật, về
phòng ngừa, đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật.
Trong nghiên cứu và biên soạn luận văn, người nghiên cứu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp hệ thống hóa, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp
thống kê. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Luận văn kế thừa, tổng kết lại những kết quả của các công trình nghiên
cứu về xử lý vi phạm pháp luật thuế nói chung, thuế TNDN nói riêng. Tuy

nhiên, đây không phải là sự sao chép vì đã có sự sắp xếp theo kết cấu khác
theo góc nhìn của tác giả.
- Phương pháp so sánh
So sánh việc xử lý vi phạm pháp luật thuế TNDN của nước ta trong
một số giai đoạn khác nhau; So sánh pháp luật xử lý vi phạm về thuế TNDN
của nước ta với các nước trên thế giới.
- Các phương pháp của xã hội học pháp luật
Phân tích cơ sở xã hội của việc xử lý vi phạm.
- Phương pháp của thống kê xã hội học
Từ những kết quả thống kê, điều tra, khảo sát về thực trạng vi phạm và
xử lý vi phạm pháp luật thuế TNDN để đề ra những giải pháp hợp lý.
11

5. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định pháp luật về vi phạm
pháp luật thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt
Nam.
Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi
phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tác giả hy vọng với những nghiên cứu và phân tích của mình sẽ góp
phần vào việc hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật về xử lý vi phạm
pháp luật thuế TNDN nhằm tránh tình trạng thất thu ngân sách nhà nước,
đồng thời, tạo môi trường pháp lý cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa các
DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
12

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và phân loại vi phạm pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ sở của việc xử lý vi phạm về thuế TNDN là có hành vi vi phạm
pháp luật thuế TNDN được pháp luật quy định. Việc nghiên cứu về khái niệm
vi phạm pháp luật thuế TNDN có ý nghĩa lý luận quan trọng và mang tính
thực tiễn sâu sắc, bởi lẽ, chỉ khi định nghĩa đúng về vi phạm pháp luật về thuế
TNDN mới có thể xác định được các hành vi phạm cụ thể trong từng lĩnh vực
quản lý nhà nước. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý hoặc áp dụng hình thức
xử phạt, thông thường chúng ta đều phải xác định hành vi vi phạm của người
vi phạm. Xác định được đúng hành vi vi phạm pháp luật (tức là xác định đúng
cơ sở xử phạt) thì việc thực hiện xử phạt mới đúng đắn, mới đảm bảo được
quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức và cá nhân, phát huy
được hiệu quả và mục đích của việc xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
thuế TNDN là nhằm lập lại trật tự quản lý nhà nước bị xâm hại, góp phần
giáo dục người vi phạm và cảnh báo, phòng ngừa vi phạm trong tương lai và
tránh được sự tùy tiện trong việc xử phạt.
Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [18, tr. 537]:
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các lợi ích
được bảo vệ bằng ngành luật tương ứng hoặc trái với các quy định được quy
định trong ngành luật ấy, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý và đủ tuổi
chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách có lỗi.
Theo giáo trình Luật Thuế Việt Nam [26, tr. 337]: Vi phạm pháp luật
được hiểu là hành vi làm trái các quy định của pháp luật, do tổ chức hoặc cá
13

nhân thực hiện với một lỗi xác định (cố ý hoặc vô ý), gây thiệt hại đến lợi ích

chung và do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình.
Từ các quan niệm trên, theo nghĩa rộng, vi phạm pháp luật về thuế
TNDN được hiểu là việc tổ chức, cá nhân và các chủ thể khác tham gia quan
hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đầy đủ một cách cố ý hoặc vô ý nghĩa vụ và trách nhiệm
thu, nộp thuế và làm dịch vụ về thuế TNDN do pháp luật quy định, làm phát
sinh những hậu quả pháp lý đối với hành vi đó. Theo nghĩa rộng như vậy, vi
phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ được pháp luật về
quản lý thuế điều chỉnh, mà còn được nhiều quy định pháp luật khác điều
chỉnh như: Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính
.v.v. Chủ thể vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ có
người nộp thuế, mà cả người thu thuế (cơ quan, cán bộ, công chức thuế), các
tổ chức làm dịch vụ thuế .v.v.
Theo nghĩa hẹp, vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp là
hành vi của các tổ chức, cá nhân và các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật
thuế thu nhập doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ một cách cố ý hoặc vô ý các quy định của pháp luật thuế thu
nhập doanh nghiệp và pháp luật quản lý thuế, làm phát sinh hậu quả pháp lý
đối với hành vi đó.
Ở nghĩa hẹp nhất, vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
được hiểu là các hành vi vi phạm được quy định ở Điều 103 Luật Quản lý
thuế năm 2006 do người nộp thuế thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, làm
phát sinh hậu quả pháp lý bất lợi mà người thực hiện hành vi đó phải gánh
chịu. Luận văn tiếp cận khái niệm vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp theo nghĩa hẹp nhất này.
Trước tiên cần phải khẳng định vi phạm pháp luật về thuế TNDN là
một loại vi phạm pháp luật. Nó mang đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của vi
14

phạm pháp luật: đó là hành vi khách quan được thể hiện thông qua hành động

(hoặc không hành động) của con người trái với các quy tắc xử sự chung do
nhà nước đặt ra bằng các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành; hành vi
đó thể hiện ý chí của chủ thể thực hiện bằng sự cố ý hoặc vô ý đối với việc
thực hiện và nó xâm hại đến lợi ích của cộng đồng, trật tự xã hội và lợi ích
của nhà nước và bị áp dụng chế tài pháp lý mang tính cưỡng chế nhà nước.
Nhìn một cách tổng quát, có thể nhận diện hành vi vi phạm pháp luật
thuế nhờ ở các dấu hiệu cơ bản sau đây:
Về phương diện chủ thể, vi phạm pháp luật thuế TNDN là hành vi được
thực hiện bởi chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động nộp
thuế TNDN. Sở dĩ như vậy là bởi vì, chủ thể này thường được trao các thẩm
quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định khi tham gia vào quá trình nộp thuế (vì
lợi ích riêng của họ hoặc lợi ích chung) nhưng đã không thực hiện đúng các
thẩm quyền, nghĩa vụ đó như đòi hỏi của pháp luật. Điều đó cho thấy, vi
phạm pháp luật thuế bao giờ cũng liên quan đến chủ thể được pháp luật thuế
quy định các quyền, nghĩa vụ nhất định và việc quy định những quyền, nghĩa
vụ này không ngoài mục đích nhằm đảm bảo lợi ích chung, trên cơ sở dùng
pháp luật để điều chỉnh hành vi của họ.
Về phương diện khách quan, vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái
pháp luật. Tính trái pháp luật của những hành vi này thể hiện ở chỗ, chúng
không chỉ vi phạm những quy tắc xử sự chung đã được thể hiện trong trật tự
pháp luật mà trong chừng mực nào đó, những hành vi này còn có thể gây
phương hại đến những lợi ích chung hoặc lợi ích riêng đang được pháp luật
bảo vệ. Nói cách khác, vi phạm pháp luật thuế chính là hành vi làm trái những
gì mà pháp luật thuế đòi hỏi tuân thủ ở chủ thể pháp luật khi họ tham gia vào
quá trình nộp thuế. Có thể dẫn ra đây nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuế
như vi phạm các thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số
tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.
15

Về phương diện chủ quan, vi phạm pháp luật thuế bao giờ cũng phản

ánh mức độ lỗi (cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện. Tính chất có lỗi của
người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế thể hiện ở chỗ, chủ thể của
hành vi hoàn toàn có khả năng tránh được sự vi phạm nhưng họ đã không
tránh hoặc cố ý thực hiện hành vi vi phạm vì một động cơ hay mục đích thúc
đẩy. Tính chất có lỗi của hành vi vi phạm pháp luật thuế được xem là một
trong số các căn cứ để xác định và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người
thực hiện hành vi. Trong mặt chủ quan của nhiều vi phạm, yếu tố động cơ,
mục đích vi phạm cũng được tính đến khi xem xét để quyết định các hình
thức và mức xử phạt cụ thể.
Về phương diện khách thể, hành vi vi phạm pháp luật thuế đã phương
hại đến những lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ. Những lợi ích này có thể
chỉ là lợi ích riêng của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn xã hội.
Tùy thuộc vào mức độ xâm hại của hành vi vi phạm pháp luật thuế đến lợi ích
(khách thể) mà người ta xác định được mức độ cũng như loại chế tài tương
ứng sẽ áp dụng đối với hành vi đó. Chẳng hạn, đối với hành vi trốn thuế, tùy
thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi (thường được xác định dựa vào
mức tiền thuế trốn lậu) mà hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo Luật
xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam.
Khi xem xét, đánh giá một hành vi trái pháp luật có phải là vi phạm
pháp luật hay không, cần xem xét đầy đủ các dấu hiệu, yếu tố cấu thành pháp
lý của vi phạm; từ đó có thể xác định là vi phạm gì để chọn chế tài đúng.
1.1.2. Phân loại vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong thực tiễn pháp lý, các hành vi vi phạm pháp luật thuế diễn ra rất
đa dạng, tinh vi và phức tạp, với nhiều dạng thức khác nhau. Việc phân loại
các vi phạm pháp luật về thuế không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có
ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt là giúp cho các nhà làm luật xây
16

dựng được cơ chế xử lý phù hợp, thỏa đáng đối với từng nhóm loại và từng

hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đương nhiên, cho dù các vi phạm này tồn
tại dưới những hình thức nào thì về phương diện bản chất, mỗi vi phạm đó
đều thuộc về một trong các loại hình vi phạm chủ yếu sau đây:
* Theo mức độ vi phạm
- Vi phạm hành chính về thuế TNDN
Trên nguyên tắc, do đa số các quy định pháp luật về thuế nói chung,
thuế TNDN nói riêng, thuộc loại quy phạm pháp luật hành chính nên phần lớn
những hành vi vi phạm pháp luật về thuế TNDN diễn ra trong thực tế thuộc
loại vi phạm hành chính.
Về mặt lý thuyết, vi phạm hành chính về thuế là hành vi (hành động
hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có
năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm
trật tự nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, của tổ chức
và của cá nhân, xâm phạm các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân
mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính [29, tr. 393]
Giáo trình Đại học Luật cho rằng, vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thuế TNDN là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh
vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến
những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý
hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính [26, tr. 340].
Như vậy, có thể nhận diện các vi phạm hành chính về thuế TNDN
thông qua những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây:
Một là đối tượng vi phạm của các hành vi vi phạm hành chính về thuế
TNDN chính là các quy phạm pháp luật hành chính về thuế TNDN. Các quy
phạm pháp luật này cụ thể được thể hiện trong đạo luật về thuế TNDN năm
2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN năm 2013 và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
17

Hai là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với những vi phạm này chỉ

có thể là trách nhiệm hành chính. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày
20/6/2012; Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế, các biện pháp xử phạt chính được áp dụng đối với
những hành vi vi phạm hành chính về thuế bao gồm: phạt cảnh cáo; phạt tiền.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm mà người vi phạm còn
có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời
hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
hành chính về thuế.
Ba là việc tuyên bố một hành vi là vi phạm hành chính về thuế, vốn dĩ
thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính và các công chức hành chính
có thẩm quyền. Thông thường, sự tuyên bố này được thể hiện bằng một quyết
định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành theo đúng thể thức luật định.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế TNDN bao gồm các dạng cơ
bản sau đây:
+ Vi phạm các quy định về đăng ký thuế; kê khai thuế; cung cấp thông
tin về thuế; nộp thuế, quyết toán thuế: Về nguyên tắc, việc đăng ký thuế, kê
khai thuế và quyết toán thuế đúng luật là nghĩa vụ pháp lý của người nộp
thuế. Có thể hình dung hành vi vi phạm nghĩa vụ này của người nộp thuế bao
gồm: Hành vi đăng ký thuế quá thời hạn do luật định; hành vi kê khai thuế
không chính xác hoặc nộp tờ khai thuế quá thời hạn luật định; hành vi lập
quyết toán thuế sai quy trình luật định hoặc nộp quyết toán thuế quá thời hạn
luật định.
+ Vi phạm các quy định về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt: các nhà làm
luật thông thường luôn đặt ra một thời hạn cố định, lấy đó làm mức chuẩn và
căn cứ vào đó để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà
nước. Quá thời hạn này, người nộp thuế sẽ bị xác định là có hành vi vi phạm.
18

+ Vi phạm các quy định về miễn giảm thuế, truy thu tiền hoàn thuế;

+ Vi phạm các quy định về kiểm tra, thanh tra thuế;
+ Vi phạm các quy định về khiếu nại về thuế;
+ Hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
- Vi phạm hình sự về thuế TNDN
Khác với vi phạm hành chính về thuế, vi phạm hình sự về thuế là hành
vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được
luật hình bảo vệ [26, tr. 341].
Có thể phân biệt vi phạm hình sự về thuế với các vi phạm pháp luật
khác về thuế thông qua những đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là đối tượng của hành vi vi phạm hình sự về thuế chính là các quy
định có liên quan đến lĩnh vực thuế được quy định trong Bộ luật hình sự và
các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bộ
luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này chỉ quy định
những hành vi nào được coi là vi phạm hình sự về thuế (ví dụ, tội trốn thuế
được quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự), chứ không quy định thủ tục xử
lý các hành vi vi phạm đó như thế nào, bởi lẽ vấn đề này vốn dĩ thuộc phạm
vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định có tính chất “dẫn
chiếu” đã được quy định trong các đạo luật về thuế.
Hai là loại trách nhiệm pháp lý duy nhất áp dụng cho các hành vi vi
phạm hình sự về thuế (hay còn gọi là các tội phạm về thuế) là trách nhiệm
hình sự mà biểu hiện cụ thể của trách nhiệm hình sự là việc áp dụng các hình
phạt đối với người phạm tội.
Ba là vi phạm hình sự về thuế là hành vi có mức độ nguy hiểm cao cho
xã hội, cần được xử lý nghiêm khắc bằng hình luật nhằm trừng phạt đối với
người phạm tội và ngăn chặn người khác phạm tội. Mọi hành vi vi phạm hình
19

sự về thuế đều được coi là tội phạm và đều có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự và bị áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.

Bốn là việc tuyên bố một hành vi vi phạm hình sự về thuế là tội phạm,
chỉ thuộc thẩm quyền của tòa án. Trên nguyên tắc, sự tuyên bố này phải được
thể hiện bằng một bản án hoặc quyết định xét xử do tòa án tuyên theo đúng
thể thức luật định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam [19] [Điều 161,
278, 279, 281, 282, 285] các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế
được coi là tội phạm bao gồm các dạng cơ bản sau đây:
- Tội trốn thuế (Điều 161 Bộ luật hình sự);
- Tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự);
- Tội nhận hối lộ (Điều 279 Bộ luật hình sự);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281
Bộ luật hình sự)
- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật
hình sự)
* Theo chủ thể vi phạm
Việc phân loại xử lý vi phạm pháp luật theo từng chủ thể có ý nghĩa
quan trọng, bởi trên thực tế, một số các chế tài chỉ được áp dụng đối với một
nhóm chủ thể xác định. Có thể liệt kê như sau:
- Vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế:
Về nguyên tắc, việc đăng ký thuế, kê khai thuế và quyết toán thuế đúng
luật là nghĩa vụ pháp lý của người nộp thuế. Có thể hình dung hành vi vi
phạm nghĩa vụ này của người nộp thuế bao gồm: Hành vi đăng ký thuế quá
thời hạn do luật định; hành vi kê khai thuế không chính xác hoặc nộp tờ khai
thuế quá thời hạn luật định; hành vi lập quyết toán thuế sai quy trình luật định
hoặc nộp quyết toán thuế quá thời hạn luật
- Vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế
20

- Vi phạm của công chức quản lý thuế
- Vi phạm của người có thẩm quyền và trách nhiệm xử lý vi phạm pháp

luật về thuế
- Vi phạm của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người
bảo lãnh nộp tiền thuế
- Vi phạm pháp luật về thuế của các tổ chức, cá nhân có liên quan
- Vi phạm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến
việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế
* Các loại vi phạm khác [26, tr.344]
Trong lĩnh vực chấp hành pháp luật thuế, các vi phạm pháp luật về thuế
không chỉ diễn ra dưới hình thức vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự mà
còn có thể diễn ra dưới những hình thức khác, tuy rằng trên thực tế hai loại vi
phạm này – vi phạm hành chính và vi phạm hình sự về thuế vẫn được xem là
chủ yếu. Xét về phương diện luật học, do những vi phạm khác về thuế diễn ra
không nhiều và cũng ít được giới luật học quan tâm để ý nên lý thuyết về
chúng vẫn còn khá nghèo nàn.
Nhìn từ góc độ bản chất pháp lý, các vi phạm hành chính và vi phạm
hình sự về thuế thực chất là những hành vi vi phạm các quy định pháp luật về
thuế về phương diện nội dung. Tuy nhiên, trong thực tế có tồn tại một bộ
phận không nhỏ các quy phạm pháp luật về thuế được coi là những quy phạm
pháp luật về hình thức, ví dụ: quy định về hình thức tờ khai đăng kí thuế, hình
thức của văn bản kê khai thuế và văn bản thông báo thuế, hình thức văn bản
quyết định giải quyết khiếu nại về thúe, hình thức đơn khiếu nại và đơn khởi
kiện về thuế, hình thức đơn xin miễn giảm thuế và hoàn thuế; hình thức biên
bản vi phạm hành chính về thuế Về nguyên tắc, những hành vi làm trái các
quy định này cũng phải được coi là vi phạm pháp luật thuế nhưng về bản chất
chúng không phải là vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự về thuế, do vậy,
các chế tài áp dụng cho những hành vi vi phạm đó cũng không phải là chế tài
21

hành chính hay chế tài hình sự về thuế. Trong thực tiễn, chế tài xử lý đối với
loại vi phạm này được thực hiện chủ yếu bằng việc Nhà nước không thừa

nhận giá trị pháp lý của các văn bản do người nộp thuế lập hoặc do cơ quan
có thẩm quyền lập không đúng với hình thức luật định trong quá trình hành
thu thuế.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các biện pháp chế tài xử lý vi phạm
trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh
nghiệp
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do
Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị
trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực
hiện bằng Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự
và ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội [18, tr. 288]. Pháp luật
có ba chức năng chính: điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục. Sở dĩ pháp luật có
chức năng bảo vệ vì trong xã hội vẫn tồn tại những “vi phạm pháp luật” – là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các lợi ích của xã hội, quyền và
lợi ích của công dân, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một
cách có lỗi

[18, tr. 537]. Và người vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm
pháp lý – hậu quả của vi phạm pháp luật và được thể hiện trong việc cơ quan
nhà nước (người có chức vụ) có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
(chế tài xử lý) [18, tr. 550].
Các biện pháp chế tài được áp dụng để đảm bảo sự tuân thủ Luật thuế
bao gồm các biện pháp cưỡng chế hành chính và cưỡng chế tư pháp.
Tại khoản 2, điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định,
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
22


phạm hành chính. Và Luật cũng quy định 3 nhóm biện pháp có thể được áp
dụng đối với vi phạm hành chính: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính;
Các biện pháp khắc phục hậu quả; Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành
chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính. Áp dụng các hình thức xử
phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả chính
là hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính theo lý luận nêu trên. Còn các
biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm
hành chính là các biện pháp ngăn chặn hành chính, được áp dụng trong các
trường hợp cần thiết phải ngăn chặn, dập tắt những vi phạm hành chính, đảm
bảo việc xử phạt hay ngăn chặn những hậu quả thiệt hại do vi phạm hành
chính gây ra [29, tr. 378].
Tại Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm
2009 không quy định về khái niệm xử lý vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế.
Nhưng tại Khoản 8, Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 cũng đã quy
định cụ thể về trách nhiệm pháp lý đối với tội trốn thuế. Theo đó, khi người
nộp thuế có hành vi vi phạm nghiêm trọng tới mức truy cứu trách nhiệm hình
sự với tội trốn thuế, thì sẽ bị xử phạt với hình thức xử phạt chính là phạt tiền
hoặc phạt tù.
Vậy, có thể kết luận xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế TNDN là việc
các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài
(gồm chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự) đối với những cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh
nghiệp
- Cơ sở để xử lý vi phạm là có vi phạm
Không có vi phạm thì không có trách nhiệm, không có chế tài. Cơ sở
để xử phạt vi phạm hành chính là vi phạm hành chính, cũng như cơ sở của
23

trách nhiệm hình sự là tội phạm, của trách nhiệm dân sự là vi phạm quan hệ

dân sự, của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật.
- Hoạt động xử lý vi phạm chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng và được áp dụng theo một
thủ tục, trình tự chặt chẽ và thống nhất.
Do các vi phạm về thuế TNDN đa phần là những vi phạm nhỏ và phổ
biến nên việc xử lý được quy định rất cụ thể trong Luật xử lý vi phạm hành
chính nói chung, các quy định xử lý vi phạm về thuế nói riêng.
Đối với việc xử lý hành chính, không phải bất kỳ cơ quan quản lý nhà
nước nào cũng có thẩm quyền XLVPHC về thuế mà chỉ có Cơ quan Thuế, Cơ
quan Hải quan mới được nhà nước trao quyền hạn này. Hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính, cũng như việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính
nói chung, nằm ngoài hoạt động xét xử của Tòa án. Còn các biện pháp trách
nhiệm hình sự, dân sự được thực hiện theo trình tự xét xử của tòa án.
Thủ tục XLVPHC đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng cưỡng chế hình
sự và dân sự.
- Hoạt động xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế TNDN không chỉ nhằm
đảm bảo thực hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật hành chính,
luật hình sự mà còn đảm bảo thực hiện và bảo vệ các quy phạm vật chất của
các ngành luật khác (như luật tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường )
- Giữa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện xử phạt vi
phạm hành chính (hình sự) và chủ thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi
phạm hành chính (hình sự) không có quan hệ trực thuộc.
Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt việc áp dụng biện pháp xử phạt
vi phạm hành chính (hình sự) và các biện pháp cưỡng chế kỷ luật – dạng
cưỡng chế mà cơ quan quản lý nhà nước cũng có quyền áp dụng rộng rãi
trong hoạt động của mình. Giữa chủ thể có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế kỷ
luật và người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế đó phải có quan hệ trực thuộc.
24

1.2.3. Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chế tài hành chính
Về mặt lý luận, chế tài hành chính (hay trách nhiệm pháp lý hành
chính) [18, tr.553] là hậu quả của hành vi VPPL hành chính và được thể hiện
trong việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người đã có lỗi
trong việc VPPL hành chính một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế (chế tài xử
lý) của Nhà nước do pháp luật hành chính quy định.
Trên nguyên tắc, chế tài hành chính chỉ được áp dụng để xử lý đối với
các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Vì vậy, muốn áp dụng chế tài
hành chính đối với các hành vi vi phạm cụ thể trong lĩnh vực thuế, cần phải
nhận diện rõ hành vi đó có phải là vi phạm hành chính hay không và tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó như thế nào, để áp dụng
các biện pháp chế tài hành chính (cảnh cáo, phạt tiền hay các biện pháp
khác ) cho phù hợp.
- Chế tài hình sự
Chế tài hình sự (hay trách nhiệm pháp lý hình sự) [18, tr.553] là dạng
TNPL nghiêm khắc nhất và là hậu quả của việc thực hiện tội phạm và được
thể hiện trong việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tòa án) áp dụng đối với
người đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm một hoặc nhiều biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước do pháp luật hình sự quy định.
Trong quá trình áp dụng pháp luật thuế, nếu hành vi vi phạm pháp luật
thuế của tổ chức, cá nhân cấu thành một hoặc nhiều tội phạm được quy định
trong bộ luật hình sự thì người vi phạm sẽ phải chịu các chế tài hình sự. Về
phương diện lý luận, chế tài hình sự là trách nhiệm pháp lý mà Nhà nước áp
dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Những hành vi này
đều có đặc điểm chung là do người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực
25

thuế thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý nhằm xâm hại đến các lợi ích phát
sinh trong quan hệ về thuế được luật hình sự bảo vệ.

Về lý thuyết, việc áp dụng chế tài hình sự đối với người vi phạm pháp
luật thuế, thực chất là giải quyết hai vấn đề cơ bản sau đây:
- Xác định hành vi vi phạm pháp luật thuế có phải là tội phạm hay
không?
- Xác định những hình phạt nào sẽ áp dụng đối với người thực hiện
hành vi phạm tội đó và cơ sở pháp lý (điều luật) được áp dụng?
Vậy những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào trong lĩnh vực thuế
sẽ được coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự?
Trên nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế, nếu có tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất cao, đến mức không thể chỉ dừng lại
ở việc xử lý hành chính thì cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét để xử lý
bằng biện pháp hình sự nhằm trừng phạt thỏa đáng đối với người vi phạm và
răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm mới. Trong thực tiễn pháp lý, các
hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị coi là tôi phạm thường xảy ra khá đa
dạng và phức tạp, dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể được thực hiện
bởi người nộp thuế hoặc người có liên quan trong việc thu thuế như công
chức ngành thuế, hải quan, nhân viên kho bạc nhà nước
Thực tiễn cho thấy các vi phạm hình sự chủ yếu trong lĩnh vực thuế vẫn
là hành vi trốn thuế, hành vi tham ô tiền thuế, hành vi nhận hối lộ, hành vi
lạm quyền trong khi thi hành công vụ, hành vi cố ý làm trái ác nguyên tắc
quản lý tài chính trong lĩnh vực thuế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thì
chủ thể là người nộp thuế chủ yếu phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự đối
với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
1.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm pháp luật hành chính về thuế thu
nhập doanh nghiệp

×