ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CÙ HỒNG ANH
SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KHOẢN
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CÙ HỒNG ANH
SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KHOẢN
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Nguyên Khánh
HÀ NỘI – 2013
1
MỤC LỤC
`
MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KHOẢN
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 11
1.1 Quyền sở hữu trí tuệ và hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ 11
1.1.1 Quyền sở hữu trí tuệ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ 11
1.1.2 Hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ 15
1.2 Bản chất pháp lý của điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến
quyền SHTT 17
1.2.1 Khái niệm điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền
SHTT 17
1.2.2 Các đặc điểm pháp lý của điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan
đến quyền SHTT 18
1.2.3 Nội dung cơ bản của điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến
quyền SHTT 20
1.3 Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật quốc tế về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp
đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ 24
1.3.1 Quy định, quan điểm của WTO 24
1.3.2 Quan điểm của WIPO 26
1.3.3 Quy định, quan điểm của Nhật Bản 28
1.3.4 Quy định, quan điểm của Hoa Kỳ 30
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP
ĐỒNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA LIÊN
MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM TỪ CÁCH TIẾP CẬN LUẬT
SO SÁNH 32
2
2.1 Một số vấn đề chung về pháp luật cạnh tranh có liên quan đến sở hữu trí tuệ của
Liên minh Châu Âu và Việt Nam 32
2.1.1 Một số vấn đề chung về pháp luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu. 32
2.1.2 Giới thiệu khái quát các quy định của Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi
hành về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 36
2.2 So sánh về phạm vi, đối tượng điều chỉnh 37
2.2.1 Phạm vi, đối tượng điều chỉnh theo pháp luật EU: 37
2.2.2 Theo pháp luật Việt Nam 38
2.3 So sánh các công cụ nhận dạng hành vi hạn chế cạnh tranh 40
2.3.1 Khái niệm đối thủ cạnh tranh (competitor), Không phải đối thủ cạnh tranh (non-
competitor) 40
2.3.2 Về thị trường liên quan: 42
2.3.3 Về thị phần và cách tính thị phần: 44
2.4 So sánh về một số quy định cụ thể 45
2.4.1 Các trường hợp được miễn trừ 45
2.4.2 Cách tính thời gian miễn trừ theo pháp luật EU và Việt Nam. 48
2.4.3 Các hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng (“hard-core restriction”) và các loại trừ 49
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG CÓ LIÊN QUAN ĐỀN QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SO SÁNH 55
3.1 Yêu cầu, định hướng của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh có liên quan đến sở hữu trí tuệ 55
3.1.1 Việc hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có liên quan đến sở hữu
trí tuệ phải phù hợp với đặc thù của nền kinh tế và sự phát triển của khoa học công nghệ ở
Việt Nam hiện nay 55
3
3.1.2 Việc hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có liên quan đến sở hữu
trí tuệ phải đảm bảo khuyến khích phát triển tài sản trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam 56
3.1.3 Việc hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có liên quan đến sở hữu
trí tuệ nhằm đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 57
3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có liên quan
đến sở hữu trí tuệ 58
3.2.1 Những hạn chế hiện tại trong pháp luật cạnh tranh có liên quan đến sở hữu trí tuệ
của Việt Nam hiện nay 59
3.2.2 Kiến nghị, đề xuất 64
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EU
Liên minh Châu Âu;
HCCT
Hạn chế cạnh tranh;
Hiệp định EC
Hiệp định thành lập Cộng đồng chung châu Âu
Hiệp định TRIPs
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ;
Luật Cạnh tranh
Luật số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về
cạnh tranh của Việt Nam;
Nghị định 772/2004
Nghị định của Ủy ban châu Âu số 772/2004 hướng dẫn
việc áp dụng Điều 81(3) của Hiệp định với các loại hợp
đồng chuyển giao công nghệ;
SHTT
Sở hữu trí tuệ;
TFEU
Hiệp định về hoạt động của Liên minh châu Âu (thay
thế Hiệp định EC);
WIPO
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.
WTO
Tổ chức thương mại thế giới;
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy quá trình đàm phán gia nhập
WTO giai đoạn 2005-2006, một loạt các luật mới liên quan đến kinh doanh,
thương mại đã được ra đời, trong đó có Luật Cạnh tranh. Luật Cạnh tranh
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp
thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng
07 năm 2005 đã có ảnh hưởng nhất định tới môi trường kinh doanh của nước
ta. Đến nay, Luật Cạnh tranh đã đi vào thực tế đời sống được gần 7 năm, đã
có 3 vụ việc HCCT và gần 40 vụ cạnh tranh không lành mạnh với hơn 50
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kinh doanh trên thị trường Việt
Nam được giải quyết và xử lý theo các quy định của Luật này. Sự ra đời của
Luật Cạnh tranh đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo môi trường kinh
doanh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho mọi thành phần kinh
tế và bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng.
Cũng ra đời gần với thời gian ra đời của Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu
trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng
7 năm 2006, đã được sửa đổi, bổ sung vào ngày 19 tháng 6 năm 2009. Luật
Sở hữu trí tuệ được đánh giá là một công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay, đồng thời là biện pháp của
Nhà nước để khuyến khích và bảo đảm giá trị của các tài sản trí tuệ.
Mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ thực sự chưa
được đề cập và nghiên cứu nhiều ở Việt Nam nhưng đã được bàn luận sôi nổi
ở nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới. Nhìn từ bên ngoài, mối quan hệ giữa
hai luật này mang tính chất trái ngược, mâu thuẫn nhau. Nếu như Luật Cạnh
tranh có chức năng kiểm soát các hành vi mang tính chất hạn chế, ảnh hưởng
6
bất lợi đến môi trường kinh doanh thì Luật Sở hữu trí tuệ lại có chức năng bảo
vệ các quyền, lợi ích mang tính độc quyền của người sở hữu các tài sản trí
tuệ. Theo nhiều nghiên cứu về vấn đề này, thực chất, mối quan hệ giữa hai
luật này là sự bổ sung cho nhau bởi cả hai đều có một mục đích là khuyến
khích sự sáng tạo công nghệ và sản phẩm, phục vụ lợi ích của người tiêu
dùng.
Để góp phần tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và
Luật Sở hữu trí tuệ cũng như sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với
các hoạt động thương mại có liên quan đến quyền SHTT thì việc nghiên cứu,
tìm hiểu về vấn đề này là rất cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận và thực
tiễn, đặc biệt là trong điều kiện chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về vấn
đề này. Trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sĩ luật học, luận
văn không có tham vọng đi sâu tìm hiểu tất cả các nội dung của pháp luật về
các thỏa thuận HCCT trong các hoạt động thương mại liên quan đến quyền
SHTT mà chỉ tập trung nghiên cứu theo hướng “So sánh pháp luật về điều
khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu, học
tập các kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu và góp phần hoàn thiện pháp
luật về các thỏa thuận HCCT trong các hoạt động thương mại có liên quan
đến quyền SHTT.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Như đã đề cập ở trên, đề tài nghiên cứu của Luận văn chưa thực sự được
nghiên cứu sâu rộng tại Việt Nam. Hiện nay, về vấn đề này, có Luận án Tiến
sĩ của Nguyễn Thanh Tú năm 2009 với nội dung “Nghiên cứu pháp luật cạnh
tranh trong chuyển giao công nghệ theo Hiệp định TRIPS và rút ra các kinh
nghiệm áp dụng pháp luật cạnh tranh trong chuyển giao công nghệ cho các
nước đang phát triển”, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về quyền sở
7
hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Nguyễn Thị Thu năm 2009, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Kiểm soát thoả thuận
hạn chế cạnh tranh - những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2006 của Đồng
Ngọc Dám. Ngoài ra, còn có những bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các báo,
tạp chí trong thời gian vừa qua. Các công trình trên là những nguồn tài liệu
tham khảo quý báu đối với luận văn. Trong phạm vi luận văn này, tác giả luận
văn có mong muốn nghiên cứu vấn đề trên theo hướng so sánh luật, một cách
tiếp cận khác so với các công trình kể trên. Cụ thể, luận văn sẽ trình bày
những nội dung cơ bản trong việc điều chỉnh của pháp luật EU với các điều
khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT để
rút ra kinh nghiệm cho việc xây dựng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực
SHTT tại Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình
khoa học đã công bố, Luận văn với đề tài “So sánh pháp luật về điều khoản
hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của
Liên minh Châu Âu và Việt Nam” có đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể
như sau:
(i) Đối tượng nghiên cứu
Nhằm mục đích tập trung nghiên cứu theo hướng gần nhất với thực tế
của pháp luật hiện tại, Luận văn hướng tới đi sâu nghiên cứu các đối tượng
sau:
- Hệ thống các quan điểm, quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về thỏa thuận HCCT, các quy định của pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận
HCCT trong các hợp đồng có các đối tượng của quyền SHTT;
- Các quan điểm, quy định của Liên minh Châu Âu điều chỉnh hành vi
cạnh tranh trong các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT, đặc biệt là các
8
quy định về miễn trừ áp dụng các quy định về thỏa thuận HCCT của Liên
minh Châu Âu;
(ii) Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những quy
định của pháp luật về hành vi HCCT, mà cụ thể là thỏa thuận HCCT trong
các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT mà
phổ biến nhất là hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng của quyền
SHTT hay còn được biết đến với tên gọi hợp đồng li-xăng mà không đề cập
đến nội dung về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí
độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh cũng như cơ quan quản lý cạnh
tranh và thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT;
đánh giá so sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam để
từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền
SHTT ở Việt Nam hiện nay.
Với mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về điều khoản hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT;
- Đánh giá so sánh pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp
đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt
Nam;
9
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền
SHTT ở Việt Nam hiện nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, Luận văn đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước và Pháp
quyền trong điều kiện kinh tế thị trường;
- Phương pháp bình luận, phương pháp lịch sử… được sử dụng trong
Chương 1 nghiên cứu những vấn đề chung về quyền SHTT, hợp đồng có liên
quan đến quyền SHTT và điều khoản HCCT trong các hợp đồng có liên quan
đến quyền SHTT;
- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp
đánh giá, phương pháp đối chiếu… được sử dụng trong Chương 2
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn giải…
được sử dụng trong Chương 3 nghiên cứu xác lập định hướng và đưa ra những
giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh các thỏa thuận
HCCT trong các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn được hoàn thành sẽ có những đóng góp về mặt khoa học chủ
yếu sau đây:
- Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cạnh
tranh và sở hữu trí tuệ;
10
- Cung cấp các thông tin có giá trị tham khảo bổ ích về một số quy định
của các tổ chức quốc tế và các quốc gia trong việc xử lý các thỏa thuận HCCT
trong các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT.
- Góp phần xác lập những luận cứ khoa học của việc đưa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các điều khoản HCCT trong hợp đồng có liên
quan đến quyền SHTT tại nước ta;
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời nói đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận; luận
văn được kết cấu thành 3 Chương; cụ thể:
- Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung về điều khoản hạn chế cạnh
tranh trong hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;
- Chương 2: Điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu và Việt Nam từ cách tiếp
cận Luật so sánh.
- Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp
luật Việt Nam về điều khoản thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ từ kết quả nghiên cứu so sánh.
11
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KHOẢN
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1 Quyền sở hữu trí tuệ và hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ
1.1.1 Quyền sở hữu trí tuệ và đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ
Theo giải thích của WIPO trong một tài liệu có tên “Quyền sở hữu trí
tuệ là gì”, quyền SHTT cũng giống như các quyền với tài sản khác. Nó cho
phép người sáng tạo ra, hay người sở hữu sáng chế, nhãn hiệu hay tác phẩm
được bảo hộ hưởng lợi ích trên công trình của mình hay việc đầu tư vào quá
trình sáng tạo. Các quyền này đã được nêu ra và ghi nhận tại Điều 27 của
Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền, quy định về quyền hưởng lợi từ việc bảo
hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả các tác phẩm khoa
học, văn học hay nghệ thuật. Tầm quan trọng của SHTT cũng như một số đối
tượng của quyền SHTT được ghi nhận lần đầu tiên tại các văn bản có tính
toàn cầu là Công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 và Công
ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886.
Tương tự như vậy, WTO định nghĩa quyền SHTT là các quyền trao cho
cá nhân hay tổ chức đối với kết quả của việc sáng tạo trí óc của họ. Quyền
SHTT cho phép người sáng tạo quyền độc quyền trong việc sử dụng sản phẩm
sáng tạo của mình trong một thời gian nhất định.[26]
Điều 1226, Phần IV, Bộ luật dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga lại
quy định:
Quyền SHTT được công nhận trên cơ sở kết quả của hoạt động trí tuệ
và sự cá biệt hóa các kết quả của hoạt động đó, bao gồm quyền độc quyền tức
12
là quyền sở hữu; và trong các trường hợp được quy định bởi Bộ luật này,
cũng là các quyền sử dụng cá nhân và các quyền khác (quyền cho tác giả tác
phẩm, quyền tiếp cận và các quyền khác)
Pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật SHTT về Quyền
sở hữu trí tuệ như sau: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân
đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền
tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”
Như vậy, mặc dù không hoàn toàn đồng nhất song các quốc gia và các
tổ chức trên thế giới đều có quan niệm chung rằng, quyền SHTT (cũng giống
như các quyền đối với tài sản khác) là các quyền dành cho người (bao gồm cả
tổ chức, cá nhân) đối với các tác phẩm, sự sáng tạo hay sự cá biệt hóa, đặc
biệt là quyền độc quyền sử dụng, và thường là trong một thời gian nhất định.
Theo quy định của luật Việt Nam, quyền SHTT là một loại quyền tài
sản, điều đó có nghĩa là quyền SHTT cũng là một loại tài sản, có thể định giá
được và có thể tham gia vào các giao dịch dân sự. Tương tự với các loại tài
sản khác, pháp luật dành cho chủ thể của quyền SHTT quyền sở hữu tối cao
và quyền ngăn cấm người khác sử dụng quyền SHTT của mình. Đây cũng là
chế độ pháp lý dành cho quyền SHTT mà đa số các nước áp dụng. Chế độ
pháp lý này được xây dựng dựa trên nền tảng kinh tế hay bản chất kinh tế của
quyền SHTT. Đó là quyền SHTT có tính công cộng cao. Tính công cộng cao
của quyền SHTT được thể hiện ở chỗ, quyền SHTT sau khi được công bố có
thể được sử dụng với chi phí rất thấp và dễ dàng, ví dụ như việc sao chép một
kiểu dáng công nghiệp, một phần mềm máy tính Vì lý do đó, chỉ có việc bảo
vệ và trao quyền độc quyền sử dụng cho chủ thể của quyền SHTT mới có thể
thúc đẩy được sự phát triển của sáng tạo và khoa học – công nghệ.
13
Về mặt phân loại, quyền SHTT thường được phân chia thành quyền tác
giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng.
Như đã đề cập, quyền SHTT thường bao gồm 3 loại đối tượng lớn, đó
là quyền tác giả và quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối
với giống cây trồng. Cùng với sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật, sự phát
triển và mở rộng của các đối tượng của quyền SHTT được thể hiện qua thời
gian khá dài và được ghi nhận trong các công ước, hiệp ước quốc tế.
Công ước Paris là công ước đầu tiên liên quan đến quyền SHTT và đối
tượng của quyền SHTT. Công ước Paris ra đời năm 1883 quy định về các
quyền sở hữu công nghiệp và đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Các
đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được Công ước Paris nêu ra bao
gồm: sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế hữu ích, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Sau này, một
đối tượng nữa của quyền sở hữu công nghiệp được bổ sung đó là thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn được quy định và ghi nhận trong Hiệp ước
Washington năm 1989 về Sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp
Liên quan đến quyền tác giả, năm 1886, Công ước Bern ra đời với mục
đích bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Đây chính là cơ sở quan
trọng để bảo vệ một loại đối tượng quan trọng nữa của quyền SHTT đó chính
là quyền tác giả. Cùng với sự phát triển của xã hội, một loại đối tượng nữa
của quyền SHTT được ghi nhận đó là quyền liên quan đến quyền tác giả.
Công ước Rome năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà xuất bản, ghi âm
và tổ chức phát sóng là một cơ sở quan trọng để bảo hộ quyền liên quan đến
quyền tác giả hiện nay. Bên cạnh đó cũng phải kể đến Công ước Brussel năm
1974 về bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, sau này,
cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và khoa học máy tính, quyền
14
đối với phần mềm máy tính, chương trình sưu tập dữ liệu cũng được bổ sung
trở thành một đối tượng mới của quyền tác giả;
Quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận và quy định trong Công
ước UPOV năm 1961 về bảo hộ giống cây trồng mới.
Trong quá trình hình thành WTO, Hiệp định TRIPs đã ra đời thể hiện
sự phát triển của các đối tượng của quyền SHTT dưới góc độ thương mại hóa
trong nền kinh tế toàn cầu. Theo ghi nhận của Hiệp định TRIPs, quyền SHTT
gồm có: quyền tác giả và quyền liên quan, cũng tại đây, các chương trình máy
tính và sưu tập dự liệu được liệt kê vào danh sách những đối tượng thuộc
quyền tác giả. Nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,
bằng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh. Bên cạnh đó,
Hiệp định TRIPs cũng quy định về các phương pháp và biện pháp để thực thi
và bảo hộ quyền SHTT.
Trên cơ sở các công ước, hiệp ước quốc tế này, các quốc gia đã nội luật
hóa các quy định về đối tượng của quyền SHTT tại nước mình. Điều 3, Luật
SHTT của Việt Nam quy định các đối tượng của quyền SHTT bao gồm:
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn
hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và
vật liệu thu hoạch.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận và bảo hộ đầy đủ các đối
tượng của quyền SHTT như đa số các nước trên thế giới. Đây là cơ sở quan
15
trọng để bảo hộ quyền của các chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ của mình, từ
đó góp phần khuyến khích phát triển sáng tạo và khoa học - công nghệ
1.1.2 Hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các đối tượng của quyền SHTT
đã trở thành những đối tượng thương mại mang lại lợi nhuận cho những
người sở hữu nó bằng cách chuyển giao quyền sử dụng cho người khác. Từ
đó, các loại hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT cũng phát triển theo để
đáp ứng nhu cầu chuyển giao và nhận chuyển giao này. Luật SHTT của Việt
Nam hiện nay quy định hai loại hợp đồng cơ bản có liên quan đến quyền
SHTT là Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHTT và Hợp đồng chuyển quyền
sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ. Luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam
lại quy định về hình thức chuyển giao công nghệ như sau:
Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức
sau đây:
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
c) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
d) Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;
3. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Luật thương mại hiện hành của Việt Nam còn quy định về
hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo đó, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
16
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Nhìn ra thế giới, hiện nay có thể thấy có một số hình thức hợp đồng có
liên quan đến quyền SHTT mà chưa có hoặc ít xuất hiện ở Việt Nam như:
Hợp đồng nhóm về quyền SHTT (cross licensing hay patent pool) theo đó hai
hoặc nhiều bên cùng nhau thỏa thuận sẽ hợp tác với nhau trong việc phát
triển, sử dụng các đối tượng của quyền SHTT do một trong các bên đó tạo ra.
Bên cạnh đó, thực tiễn phong phú trên thế giới còn ghi nhận hợp đồng nghiên
cứu và phát triển (research and development agreement). Nghiên cứu và phát
triển là việc nắm bắt các bí quyết kỹ thuật liên quan đến sản phẩm hoặc quy
trình và việc thực hiện các phân tích lý thuyết, nghiên cứu hệ thống hay kinh
nghiệm, bao gồm kinh nghiệm sản xuất, thử nghiệm kỹ thuật sản phẩm hoặc
quy trình, việc hình thành các cơ sở kỹ thuật cần thiết và kết quả là đạt được
các quyền SHTT. Theo quy đinh của pháp luật châu Âu, hợp đồng nghiên cứu
và phát triển là thỏa thuận của các bên để cùng nhau nghiên cứu và phát triển
sản phẩm hoặc quy trình và cùng nhau khai thác kết quả của việc nghiên cứu
và phát triển đó; hoặc cùng nhau khai thác kết quả của việc nghiên cứu và
phát triển sản phẩm hoặc quy trình đã cùng nhau tiến hành theo thỏa thuận
trước đó; hoặc cùng nhau nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc quy trình,
bao gồm cả cùng nhau khai thác các kết quả. [17]
Như vậy, mặc dù thực tế diễn ra khá phong phú xong các hợp đồng nêu
trên đều có một đặc điểm chung đó là đối tượng của các hợp đồng này đều
chứa đựng một hoặc nhiều đối tượng của quyền SHTT với mục đích đạt được
quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT đó.
17
Vì quyền SHTT được coi là một dạng tài sản đặc biệt nên các hợp đồng
có liên quan đến quyền SHTT cũng được coi là một trong những dạng hợp
đồng đặc biệt. Các hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT là một hình thức
phổ biến và quan trọng trong việc thực thi các quyền SHTT của các chủ thể
của quyền SHTT. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật cạnh tranh với những hợp
đồng này cũng có những nguyên tắc, đặc điểm riêng. Trong khi pháp luật
SHTT tiếp cận theo hướng trao quyền và đồng thuận thì luật cạnh tranh lại
tiếp cận theo hướng cấm và ngăn cản các hành vi nhất định. Chính cách tiếp
cận khác nhau đó khiến cho pháp luật SHTT và pháp luật cạnh tranh có
những mâu thuẫn nhất định nếu nhìn từ bên ngoài. Đa số các nghiên cứu chỉ
ra rằng, pháp luật về SHTT và pháp luật cạnh tranh về thực chất là cùng một
mục đích, tuy nhiên lại có cách tiếp cận khác nhau nên nhìn bề ngoài, hai
ngành luật này có sự mâu thuẫn với nhau. Cụ thể, pháp luật SHTT và pháp
luật cạnh tranh đều cùng hướng đến mục đích là bảo vệ lợi ích người tiêu
dùng, khuyến khích phát triển kinh tế và sáng tạo. Tuy nhiên, cách tiếp cận
của hai luật này lại hoàn toàn khác nhau, thậm chí là trái ngược.
Do đó, việc áp dụng pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh các hợp đồng
có liên quan đến quyền SHTT vừa cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản của
luật cạnh tranh, vừa cần có những điều chỉnh, ngoại lệ áp dụng một cách linh
hoạt để cân bằng lợi ích cá nhân của chủ thể quyền SHTT được pháp luật
SHTT trao cho và lợi ích công cộng, lợi ích của người tiêu dùng.
1.2 Bản chất pháp lý của điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
có liên quan đến quyền SHTT
1.2.1 Khái niệm điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng có liên
quan đến quyền SHTT
Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận HCCT (Cartel) được nhìn nhận là
sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ
18
sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập
giữa các đối thủ cạnh tranh. Từ điển Chính sách thương mại quốc tế định
nghĩa Cartel là một thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức để đạt được
kết quả có lợi cho các hàng có liên quan, nhưng có thể có hại cho các bên
khác [12, tr74]
Một định nghĩa khác: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất
ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kì hình thức
nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường” [13, tr
125]
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là một hình thức cụ thể của hành vi hạn
chế cạnh tranh. Mục đích của thoả thuận hạn chế cạnh tranh là để tăng giá
bằng cách loại bỏ hay giảm thiểu cạnh tranh và do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp
tới người mua hàng hoá, dịch vụ. [23]
Với các quan điểm và định nghĩa như trên về hạn chế cạnh tranh cùng
các đặc điểm riêng của hợp đồng trong lĩnh vực SHTT, có thể thấy về cơ bản
điều khoản HCCT trong hợp đồng có liên quan đến quyền SHTT là thỏa
thuận giữa các bên nhằm làm giảm và hạn chế cạnh tranh trên cơ sở sử dụng
các quyền đối với các đối tượng của quyền SHTT theo pháp luật về SHTT.
1.2.2 Các đặc điểm pháp lý của điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp
đồng có liên quan đến quyền SHTT
Trong thực tiễn kinh doanh, nội dung của các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh rất đa dạng và luôn có sự thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thực tế của
mỗi chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, xét trên phương diện kinh tế học và luật
học, có thể thấy các thỏa thuận HCCT có các đặc điểm pháp lý sau
- Thứ nhất, thỏa thuận HCCT cũng như các dạng thỏa thuận khác là sự
thống nhất giữa hai hay nhiều chủ thể độc lập. Một thỏa thuận HCCT phải
được hình thành từ sự thống nhất ý chí của các doanh nghiệp tham gia về việc
19
thực hiện một hành vi HCCT. Hình thức pháp lý của sự thống nhất ý chí
không ảnh hưởng đến việc định danh thỏa thuận HCCT. Do đó, chỉ cần hội đủ
hai điều kiện là có sự thống nhất ý chí và các doanh nghiệp đã cùng thống
nhất thực hiện một hành vi HCCT là có thể kết luận đã có thỏa thuận HCCT
cho dù thỏa thuận đó bằng văn bản hay lời nói, thỏa thuận công khai hay thỏa
thuận ngầm. Bên cạnh yếu tố có sự thống nhất ý chí và hành động thì việc
thống nhất ý chí và hành động đó phải được các chủ thể độc lập với nhau thực
hiện, thậm chí các chủ thể đó có thể là các đối thủ cạnh tranh với nhau. Tính
độc lập giữa các chủ thể trong thỏa thuận HCCT thể hiện ở việc các doanh
nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải là những người liên quan
của nhau theo pháp luật, không cùng trong một tập đoàn kinh doanh, không
cùng là thành viên của tổng công ty.
- Thứ hai, các thỏa thuận HCCT, đúng như tên gọi của nó, có khả năng
gây ra hậu quả HCCT trên thị trường, không thúc đẩy sự phát triển và gây tổn
hại tới người tiêu dùng. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau
nhằm tạo nên sức mạnh chung trong quan hệ với khách hàng hoặc trong quan
hệ cạnh tranh với những đối thủ khác không tham gia thỏa thuận đã xóa bỏ
cạnh tranh giữa những doanh nghiệp tham gia thỏa thuận và làm giảm khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận cũng như
ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Đối với các hợp đồng có liên quan
đến quyền SHTT, các thỏa thuận HCCT thường có hậu quả là làm giảm, hạn
chế khả năng và mong muốn nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các công nghệ
mới của các bên tham gia thỏa thuận. Do đó, gây ra sự hạn chế đối với sự phát
triển công nghệ, sự phát triển của sản phẩm nói chung, đồng thời, không hạ
được giá thành sản phẩm, gây bất lợi cho người tiêu dùng.
- Thứ ba, các thỏa thuận HCCT trong các hợp đồng liên quan đến
quyền SHTT được hình thành dựa trên các quyền độc quyền mà pháp luật
20
SHTT mang lại cho các chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT. Trên cơ
sở các quyền được pháp luật SHTT trao cho, chủ sở hữu đối tượng quyền
SHTT khi tham gia các thỏa thuận HCCT có khả năng sử dụng các quyền độc
quyền đó để cùng nhau hạn chế việc cải tiến đối tượng quyền SHTT, đặc biệt
như sáng chế hoặc hạn chế khối lượng sản phẩm hay phân chia thị trường, ấn
định giá bán…Chính vì việc sử dụng các quyền đã được pháp luật SHTT
mang lại nên khi điều chỉnh các thỏa thuận HCCT trong các hợp đồng có liên
quan đến quyền SHTT, pháp luật cạnh tranh các quốc gia buộc phải xử lý hài
hòa mối quan hệ giữa hai ngành luật để làm thế nào vừa bảo vệ được môi
trường cạnh tranh lành mạnh, vừa khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp
phát triển các đối tượng của quyền SHTT.
1.2.3 Nội dung cơ bản của điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp
đồng có liên quan đến quyền SHTT
Trên thực tế, các điều khoản HCCT trong các hợp đồng có liên quan
đến quyền SHTT vô cùng phong phú và đa dạng. Các điều khoản sẽ có sự
thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các bên trong từng hợp
đồng. Tuy nhiên, về tổng thể, các điều khoản HCCT trong hợp đồng có liên
quan đến quyền SHTT thường tập trung vào một số nội dung sau:
(a) Điều khoản HCCT liên quan đến giá:
Điều khoản HCCT liên quan đến giá bao giờ cũng được các bên trong
hợp đồng chú trọng, đồng thời, đó cũng là điều khoản được pháp luật cạnh
tranh chú trọng điều chỉnh. Bởi một trong những mục đích của luật cạnh tranh
là mang đến lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc điều chỉnh một mức
giá phù hợp, không tổn hại tới lợi ích người tiêu dùng. Trong các hợp đồng,
nhất là hợp đồng chuyển giao công nghệ, thông thường, bên giao công nghệ
luôn muốn tối đa hóa thu nhập từ giá của công nghệ. Trong khi đó, bên nhận
công nghệ thường muốn tối thiểu hóa nghĩa vụ tài chính của mình đối với bên
21
giao công nghệ. Thông thường, các bên trong hợp đồng chuyển giao công
nghệ thường được tự do xác định mức giá của công nghệ và phương thức
thanh toán. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, có thể xuất hiện một
số trường hợp liên quan đến nghĩa vụ về giá của bên nhận công nghệ. Cụ thể
như hợp đồng chuyển giao công nghệ chỉ là cái cớ để các bên thiết lập một
thỏa thuận ấn định giá hay bên giao công nghệ áp đặt một mức giá chuyển
giao cao bất hợp lý hoặc buộc bên nhận công nghệ phải tiếp tục thanh toán
phí chuyển giao công nghệ sau khi công nghệ đó không còn được bảo hộ theo
pháp luật SHTT hay hạn chế quyền của bên nhận trong việc ấn định giá bán ra
của sản phẩm sản xuất theo công nghệ được chuyển giao. Ví dụ như, pháp
luật Việt Nam quy định thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp là một trong những loại thỏa thuận HCCT. Pháp luật
EU quy định một trong những điều khoản có tính chất HCCT nghiêm trọng là
việc các bên trong hợp đồng, dù trực tiếp hay gián tiếp, hạn chế quyền của
một bên trong việc xác định giá bán sản phẩm cho các bên thứ ba. Trong các
án lệ của mình, pháp luật Hoa Kỳ cũng thể hiện quan điểm rằng, việc bên
chuyển giao quyền sử dụng một đối tượng quyền SHTT ấn định giá bán lại
sản phẩm của bên nhận chuyển giao là bất hợp pháp. [21, tr25] Tương tự,
pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản cũng cho rằng việc hạn chế giá bán của
bên giao công nghệ với bên nhận công nghệ là một hành vi hạn chế tính cạnh
tranh của hợp đồng chuyển giao công nghệ.
(b) Điều khoản HCCT liên quan đến thị trường
Bên cạnh điều khoản HCCT liên quan đến giá thì các điều khoản
HCCT liên quan đến thị trường cũng được chú ý điều chỉnh bởi pháp luật
cạnh tranh. Việc phân chia thị trường tiêu thụ cũng như phân chia khách hàng
của các bên trong hợp đồng có ảnh hưởng nhất định đến tính cạnh tranh của
nền kinh tế. Pháp luật Việt Nam coi thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ,
22
nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ, thoả thuận hạn chế hoặc kiểm
soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ là một trong
những loại thỏa thuận HCCT. Nếu các bên trong thỏa thuận có thị phần kết
hợp từ 30% trở lên thì thỏa thuận với nội dung phân chia thị trường như trên
sẽ bị cấm. Theo hướng dẫn về áp dụng luật cạnh tranh của Nhật Bản với các
hợp đồng chuyển giao công nghệ thì về nguyên tắc, việc áp dụng hạn mức tối
thiểu trong việc sản xuất các sản phẩm của bên nhận công nghệ sẽ không
được coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, việc áp dụng hạn mức
tối đa trong việc bên nhận chuyển giao sản xuất các sản phẩm sẽ bị coi là vi
phạm pháp luật cạnh tranh. [19, tr22]
(c) Điều khoản HCCT liên quan đến chuyển giao ngược
Các hành vi không liên quan đến giá không chỉ giới hạn ở hành vi
chuyển giao ngược (grantback), chuyển giao có bán kèm (tying) và chuyển
giao cả gói (packeage licensing) như được liệt kê ở khoản 2, Điều 40 Hiệp
định TRIPs mà còn có thể là chuyển giao độc quyền cho bên nhận (exclusive
licensing), chuyển giao có giới hạn khối lượng sản phẩm sản xuất, và các
hành vi khác. Trong đó, thỏa thuận về chuyển giao ngược là một thỏa thuận
khá phổ biến trong các hợp đồng. Chuyển giao ngược là một thỏa thuận trong
hợp đồng chuyển giao công nghệ, theo đó bên nhận phải chuyển giao quyền
sử dụng hay quyền sở hữu đối với các cải tiến được bảo hộ theo pháp luật về
SHTT cho bên giao miễn phí hoặc có phí tùy từng trường hợp. Chuyển giao
ngược có khả năng thúc đẩy cạnh tranh trong trường hợp các bên cùng khai
thác các cải tiến mà bên nhận phát triển được, tuy nhiên, nó cũng có thể gây
ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh nếu bên nhận công nghệ bị buộc phải
chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng độc quyền đối với các cải tiến
kỹ thuật được bảo hộ thì điều này khiến bên nhận không được hưởng nhiều
lợi ích từ việc cải tiến công nghệ và qua đó không khuyến khích bên nhận cải
23
tiến và phát triển công nghệ ban đầu. Hơn nữa, điều khoản này còn có khả
năng mở rộng sức mạnh thị trường của bên giao một cách bất hợp lý. Đối với
vấn đề này, pháp luật Hoa Kỳ thường xem xét dựa trên nguyên tắc hợp lý
(rule of reason) để xem xét nghĩa vụ cấp lại theo hợp đồng có tính HCCT hay
không. Theo pháp luật Việt Nam, điều khoản có nội dung “buộc bên được
chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến
đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền
đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến
đó” trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT bị coi là
đương nhiên vô hiệu theo luật SHTT.
(d) Điều khoản HCCT liên quan đến nghĩa vụ không khiếu kiện
Đây cũng là một điều khoản thường thấy trong các hợp đồng chuyển
giao công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT. Quan niệm
của các quốc gia đối với vấn đề này khá đa dạng. Trong khi pháp luật Hoa Kỳ
cho rằng điều khoản không được khiếu nại giá trị pháp lý của quyền SHTT
không vi phạm Đạo luật Sherman, không phải là việc lạm dụng quyền SHTT
thì pháp luật EU lại có quan điểm chặt chẽ và nghiêm khắc hơn với vấn đề
này. Theo Nghị định 772/2004, điều khoản về nghĩa vụ không khiếu kiện
không được miễn trừ. Cơ sở cho quan điểm này được Ủy ban Châu Âu giải
thích trong đoạn 112, 113 của Hướng dẫn áp dụng Điều 81 Hiệp định EC với
các hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau: trên thực tế,thông thường, bên
nhận chuyển giao phải là người xem xét kỹ nhất việc đối tượng quyền SHTT
mà mình chuẩn bị nhận chuyển giao có hiệu lực hay không. Nghị định này
cũng cho phép bên giao được quyết định chấm dứt hợp đồng trong trường hợp
bên nhận khiếu nại giá rị pháp lý của quyền SHTT đối với công nghệ chuyển
giao. Quy định này bảo vệ bên giao qua việc không khuyến khích bên nhận
khiếu nại và bảo đảm rằng bên nhận gánh hậu quả pháp lý tương tự như bên