LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Huệ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SƯ PHẠM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Giáo viên hướng dẫn
:
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HUỆ
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HUỆ
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ CHÂU
Hà Nội – 2013
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1.
Tính cấp thiết của đề tài
1
2.
Mục tiêu nghiên cứu
3
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
4.
Phương pháp nghiên cứu
4
5.
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
4
6.
Kết cấu của đề tài
7
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP
LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
9
1.1
Tranh chấp môi trường
9
1.1.1
Khái niệm tranh chấp môi trường
9
1.1.2
Đặc trưng của tranh chấp môi trường
19
1.1.2.1
Số lượng chủ thể trong tranh chấp môi trường lớn và vị thế của
các bên tranh chấp không cân bằng
19
1.1.2.2
Trong tranh chấp môi trường lợi ích công và lợi ích tư gắn liền
với nhau.
21
1.1.2.3
Thiệt hại trong tranh chấp môi trường rất lớn và khó xác định
22
1.1.2.4
Tranh chấp môi trường có thể phát sinh từ khi chưa có hành vi
22
gây thiệt hại đến môi trường
1.1.3
Phân loại tranh chấp môi trường
23
1.1.3.1
Phân loại theo chủ thể trong tranh chấp Môi trường
23
1.1.3.2
Phân loại theo lợi ích mà tranh chấp hướng tới
23
1.1.3.3
Phân loại theo đối tượng tranh chấp
26
1.1.3.4
Phân loại theo phạm vi xảy ra tranh chấp
26
1.1.3.5
Phân loại theo nội dung tranh chấp
28
1.2
Giải quyết tranh chấp môi trường
28
1.2.1
Khái niệm giải quyết tranh chấp môi trường
28
1.2.2
Các yêu cầu đối với giải quyết tranh chấp môi trường
31
1.2.2.1
Giải quyết tranh chấp môi trường phải hướng tới đảm bảo duy
trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp.
31
1.2.2.2
Giải quyết triệt để nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nhằm hạn
chế các tranh chấp tiếp tục lặp lại trong tương lai.
31
1.2.2.3
Ngăn chặn sớm nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với môi
trường.
32
1.2.2.4
Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại trong
tranh chấp môi trường.
33
1.3
Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp môi trường ở
Việt Nam
33
1.3.1
Sự phát triển của pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường
ở Việt Nam
33
1.3.1.1
Giai đoạn trước khi có luật BVMT 2005
35
1.3.1.2
Giai đoạn từ khi có luật BVMT 2005
38
1.3.2
Kinh nghiệm điều chỉnh bằng pháp luật về giải quyết tranh chấp
môi trường ở một số nước
44
1.3.3.1
Quy định về giải quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản
45
1.3.3.2
Quy định về giải quyết tranh chấp môi trường của Trung Quốc
46
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
51
2.1.
Thực trạng các quy định giải quyết tranh chấp môi trường ở
Việt Nam hiện nay
51
2.1.1
Quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
51
2.1.1.1
Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
51
2.1.1.2
Một số bất cập trong các quy định về phương thức giải quyết
tranh chấp môi trường
60
2.1.2
Quy định về người đại diện tham gia giải quyết tranh chấp môi
trường
63
2.1.2.1
Người đại diện tham gia giải quyết tranh chấp môi trường
63
2.1.2.2
Một số bất cập trong các quy định về người đại tham gia giải
quyết tranh chấp môi trường.
66
2.1.3
Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường
67
2.1.3.1
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường
67
2.1.3.2
Một số bất cập trong quy định về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp môi trường
71
2.1.4
Quy định về nghĩa vụ chứng minh và chứng cứ trong giải quyết
tranh chấp môi trường
72
2.1.4.1
Nghĩa vụ chứng minh và chứng cứ trong giải quyết tranh chấp
môi trường
72
2.1.4.2
Bất cập trong các quy định về nghĩa vụ chứng minh và chứng cứ
trong giải quyết tranh chấp môi trường
77
2.1.5
Quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp môi trường
77
2.1.5.1
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp môi trường
77
2.1.5.2
Bất cập trong quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp môi
trường
78
2.2
Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp môi
trường ở Việt Nam hiện nay
79
2.2.1
Thực trạng thực hiện pháp luật về phương thức giải quyết tranh
chấp môi trường
79
2.2.2
Thực trạng thực hiện pháp luật về đại diện tham gia giải quyết
tranh chấp môi trường
82
2.2.3.
Thực trạng thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp môi trường
84
2.2.4
Thực trạng thực hiện pháp luật về nghĩa vụ chứng minh trong
giải quyết tranh chấp môi trường
85
2.2.5
Thực trạng thực hiện pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp
môi trường
86
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
89
3.1
Kiến nghị hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp
môi trường ở Việt Nam
89
3.1.1
Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết
tranh chấp môi trường ở Việt Nam
89
3.1.2
Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật
về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam
93
3.1.2.1
Xây dựng khung pháp lý riêng cho giải quyết tranh chấp môi
trường
93
3.1.2.2
Thành lập tòa án môi trường
93
3.1.2.3
Người đại diện và khiếu kiện tập thể
94
3.1.2.4
Hoán đổi nghĩa vụ chứng minh
95
3.1.2.5
Kéo dài thời hiệu khởi kiện
97
3.2
Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết
tranh chấp môi trường
98
3.2.1
Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết
tranh chấp môi trường
98
3.2.2
Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật giải quyết tranh chấp môi trường
99
3.2.2.1
Khuyến khích các tổ chức, cá tham gia hỗ trợ giải quyết tranh
chấp môi trường
99
3.2.2.2
Sử dụng công cụ truyền thông & công khai thông tin
101
3.2.2.3
Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về “trách
nhiệm xã hội
102
KẾT LUẬN
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
106
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Nội dung
1.
BVMT
Bảo vệ môi trường
2.
ÔNMT
Ô nhiễm môi trường
3.
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
4.
TTDS
Tố tụng dân sự
5.
TN & MT
Tài nguyên và Môi trường
6.
TAND
Tòa án nhân dân
7.
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC HỘP
STT
Nội dung
Trang
Hộp 1
Một số thông tin về vụ việc của Vedan
10
Hộp 2
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện công ty
Formosa Plastic Marine và Vitaco
14
Hộp 3
Nhà nước phải kiện Vedan!
25
Hộp 4
5.853 hộ bị thiệt hại do Công ty Vedan xả thải
64
Hộp 5
Vedan bất ngờ đồng ý bồi thường 100% cho nông dân
80
Hộp 6
12 hành vi bị phạt tiền 267,5 triệu đồng của Vedan
92
Hộp 7
Số lượng các vụ việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý cho
nạn nhân ô nhiễm (CLAPV) trong 10 năm đầu hoạt động
(1999-2009)
100
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các quốc gia khác, số
lượng và mức độ tranh chấp môi trường (Environmental Disputes) ngày càng
tăng. Thời báo New York (New York time) ra ngày thứ 4, ngày 15 tháng 11
năm 2007 đã thống kê hàng năm, Hoa Kỳ phải giải quyết hàng nghìn vụ tranh
chấp môi trường; Tại Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội liên kết giải quyết
các tranh chấp môi trường từ 01 tháng 4 năm 2000 đến 31 tháng 3 năm 2001,
trên toàn nước Nhật có 83.881 đơn thư khiếu kiện có liên quan đến tranh chấp
môi trường được gửi đến các cấp chính quyền cơ sở. Còn tại Trung Quốc,
Theo Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia thì trong năm
2005, Trung Quốc đã có trên 50.000 vụ tranh chấp môi trường xảy ra. Vì vậy,
giải quyết tranh chấp môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong quản lý nhà nước về môi trường. Nhiều quốc gia đã thành lập các
cơ quan, tổ chức có chức năng chuyên về tư vấn và giải quyết tranh chấp môi
trường, như hệ thống tòa án môi trường của Trung Quốc; Hội đồng chất
lượng môi trường (Council on Environmental Quality - CEQ) của Hoa Kỳ;
Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường (Institute fo mediate disputes on
Environment), Hoa Kỳ; Trung tâm đánh giá và giải quyết tranh chấp môi
trường (Center for Environment Disputes Assessment and Resolution -
CEDAR), Đại học NewSouthWales, Australia hay Hiệp hội liên kết giải quyết
tranh chấp môi trường của Nhật Bản (The Environmental Dispute
Coordination Commission) [28]
Ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số vụ tranh chấp môi
trường đã được giải quyết, nhưng thực tế có thể thấy, số vụ tranh chấp môi
trường đã được giải quyết ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với số vụ tranh chấp
2
môi trường đã được giải quyết tại Nhật, Hoa Kì và Trung Quốc, nhưng điều
này liệu có đồng nghĩa rằng môi trường của Việt Nam ít ô nhiễm hơn, pháp
luật BVMT của Việt Nam được thực thi tốt hơn, quyền được sống trong môi
trường trong lành của người dân Việt Nam được đảm bảo tốt hơn hay nguyên
tắc người gây thiệt hại cho môi trường phải bồi thường ở Việt Nam được thực
hiện tốt hơn ở Nhật Bản, Hoa Kì và Trung Quốc hay không?
Theo kết quả kiểm tra được công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường
thì hiện có đến 40% các khu công nghiệp trên cả nước vi phạm pháp luật về
môi trường, gây ảnh hưởng rất lớn tới các yếu tố môi trường và cuộc sống của
người dân xung quanh.
Vụ việc Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý gây hủy
diệt dòng sông Thị Vải được phát hiện vào cuối năm 2008 đã gây chấn động
dư luận về mức độ ảnh hưởng tới môi trường, tới cuộc sống người dân và xã
hội. Với sự hỗ trợ từ rất nhiều chủ thể, (Hội nông dân, Hội luật gia, cơ quan
truyền thông, các siêu thị, người tiêu dùng…) vụ việc cũng đã được giải quyết
trên thực tế, người dân đã được nhận tiền bồi thường, nhưng rất nhiều vấn đề
pháp lý đặt ra trong quá trình giải quyết vụ việc đến nay vẫn còn chưa được
giải quyết, như chủ thể có quyền đòi bồi thường cho những thiệt hại về môi
trường do Vedan gây ra; Thủ tục khiếu kiện tập thể? Vai trò của tòa án trong
giải quyết tranh chấp môi trường…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này nhưng có lẽ
nguyên nhân chính đó chính là bởi pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh
chấp môi trường còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện. Trước thực tế đó, việc
nghiên cứu, đánh giá, định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp
môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc BVMT và đảm bảo sự phát
triển bền vững ở Việt Nam
3
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi
trường ở Việt Nam” để làm đề tài của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
- Luận giải cơ sở lý luận của giải quyết tranh chấp môi trường và thực
tiễn giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu và đánh giá một cách những điểm bất cập, hạn chế của
pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở
Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích thực trạng và so sánh với pháp luật
của các nước khác.
- Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định
pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích khái niệm, đặc trưng, phân loại tranh chấp môi trường, phân
biệt với xung đột môi trường và các tranh chấp khác
- Nghiên cứu quá trình hình thành các quy định pháp luật về giải quyết
tranh chấp môi trường ở Việt Nam và pháp luật giải quyết tranh chấp môi
trường của một số quốc gia
- Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật
giải quyết tranh chấp môi trường của Việt Nam và so sánh với các quy định
giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước.
- Đánh giá những bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật
giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay.
4
- Định hướng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt
Nam về giải quyết tranh chấp môi trường.
- Định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
giải quyết tranh chấp môi trường
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải
quyết tranh chấp môi trường; quy định của một số quốc gia về giải quyết
tranh chấp môi trường và một số vụ tranh chấp môi trường đã xảy ra ở Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tranh chấp môi trường là một khái niệm có nội
hàm rộng, là một vấn đề rộng và phức tạp, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu
của để tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các tranh chấp môi trường có nội dung
đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và môi trường trong
phạm vi một quốc gia vì đây là dạng tranh chấp môi trường chủ yến hiện nay
chứ không chú trọng đến các dạng tranh chấp khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin và đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời đối chiếu
với các quy định của pháp luật môi trường, dân sự, hành chính Đồng thời
trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng các phương pháp cụ thể trong nghiên
cứu khoa học như phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để nghiên cứu đề
tài này.
5
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết tranh chấp môi trường là một vấn đề pháp lý còn nhiều bất
cập, vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh
chấp môi trường là rất cần thiết. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài như:
- “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
BVMT tại Việt Nam” luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh, 2004;
- “Giải quyết các tranh chấp quốc tế về môi trường: Khiếm khuyết của
các cơ chế hiện có và hướng khắc phục”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế 12/2005
của Ths Lý Vân Anh, Học viện quan hệ quốc tế;
- “Tranh chấp môi trường (Environmental Disputes)”, Đào Thanh
Trường,
/>x=13&title=Tranh-chap-moi-truong.html
- “Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án thực
tiễn áp dụng cụ thể”, Trần Thị Hương Trang
- Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp môi trường, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 1 năm 2003, ThS Vũ Thu Hạnh,
- “Bồi thường thiệt hại về môi trường”, thuộc chương trình hợp tác Việt
Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi
trường;
- “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về
môi trường gây nên tại Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
của Đại học Luật Hà Nội, 2007;
- “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân
sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của Chu Thu Hiền, 2010;
6
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi
trường gây nên tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Chủ
nhiệm đề tài Vũ Thu Hạnh
- Các quy định pháp luật về thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm
ÔNMT gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 1 năm 2011, PGS.TS Phạm Hữu
Nghị, Bùi Đức Hiển
- Pháp luật về bảo đảm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm
pháp luật môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà
nước và pháp luật số 1 năm 2012, Võ Thị Mỹ Hương
- Một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT
theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa án, Tòa án nhân dân tối
cao số 4 năm 2005, Nguyễn Xuân An
- Căn cứ xác định thiệt hại về môi trường, Tạp chí Tòa án, Tòa án nhân
dân tối cao số 14 năm 2009, ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào
- “Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trưởng ở Australia” của
Vũ Thu Hạnh và Trần Thị Hương Trang;
Các công trình nghiên cứu này đã phân tích các khía cạnh khác nhau về
tranh chấp môi trường như định nghĩa, đặc điểm của tranh chấp môi trường;
phương thức giải quyết tranh chấp môi trường; so sánh giữa tranh chấp môi
trường và xung đột môi trường; Pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường
của một số nước trên thế giới; Các quy định về xác định thiệt hại, bồi thường
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường (ÔNMT)…
Luận án tiến sĩ của PGS.TS Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và hoàn thiện
cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam”, đã phân
tích một cách toàn diện về cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt
Nam, tuy nhiên công trình này lại được thực hiện giai đoạn trước khi có luật
7
BVMT 2005; Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu về xác định thiệt
hại, bồi thường thiệt hại do hành vi làm ÔNMT. Các công trình này sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho luận văn của tôi vì xác bồi thường
thiệt hại môi trường là một trong những nội dung tranh chấp môi trường chủ
yếu mà đề tài của tôi sẽ tập trung vào để phân tích.
Như vậy trong số các công trình nghiên cứu liên quan đến giải quyết
tranh chấp môi trường thì chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về
pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay, vì vậy luận
văn của tôi sẽ tập trung vào phân tích những bất cập của pháp luật và thực
hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường từ đó đưa ra những khuyến
nghị cụ thể, khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi
trường ở Việt Nam là không trùng lặp với bất kì công trình nào trước đây.
Theo lộ trình, đến năm 2013, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua dự
thảo sửa đổi luật BVMT 2005. vì vậy hiện nay, VCCI đang tiến hành rà soát
các quy định của Luật BVMT 2005 cùng các văn bản có liên quan và đã đưa
ra bản thảo của báo cáo rà soát tuy nhiên báo cáo không đề cập đến thực trạng
của các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường. Tôi hi vọng công trình
này sẽ là một trong những nguồn thông tin để VCCI có thể tham khảo và góp
phần hoàn thiện luật BVMT 2005.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm ba Chương:
Chương 1. Tổng quan về tranh chấp môi trường và pháp luật giải quyết
tranh chấp môi trường ở Việt Nam.
8
Chương 2. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh
chấp môi trường ở Việt Nam.
9
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.1 Tranh chấp môi trường
1.1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường
Cuối năm 2008, vụ việc công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra
sông Thị Vải biến dòng sông này trở thành dòng sông chết được cơ quan chức
năng phát hiện. Vụ việc đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các cơ
quan quản lý nhà nước ở Trung ương, cơ quan truyền thông, các tổ chức, cá
nhân và xã hội. Nguyên nhân không phải chỉ bởi số tiền phạt 216 triệu và số
tiền phí BVMT 127 tỷ đồng mà Vedan bị truy thu mà chính bởi đơn khởi kiện
của hơn 5000 hộ dân yêu cầu Vedan bồi thường cho những thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe và tài sản mà họ phải gánh chịu do dòng sông Thị Vải bị ô
nhiễm và những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý mà người dân gặp phải
trong quá trình yêu cầu đòi bồi thường. Vụ việc của Vedan không phải là vụ
việc tranh chấp môi trường đầu tiên nhưng có thể nói, vụ việc Vedan đã chỉ ra
nhiều lỗ hổng trong các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi
trường. Trong bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội
trong việc bảo vệ pháp luật môi trường và tranh tụng vì lợi ích cộng đồng”,
ngày 20/3/2012 do Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc (United Nation Development Program, viết tắt là UNDP)
tổ chức, luật sư Trương Trọng Nghĩa đã khẳng định “Vụ kiện Vedan: Một
điển cứu pháp lý mang tính cột mốc” [25]. Chính vì vậy, trong luận văn của
mình, tôi sẽ sử dụng vụ việc Vedan như một minh chứng chủ yếu để luận giải
các vấn đề về pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện
nay.
10
- Từ phản ứng bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả
nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng
9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra
sông Thị Vải.
- Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông. Ngay
từ năm 1994, bắt đầu hoạt động, Vedan đã tránh né việc đầu tư xử lý chất thải theo
quy định, đồng thời cố tình xả thải trái pháp luật, gây ÔNMT.
- Thông thường, đối với loại hình chế biến thực phẩm của Vedan, kinh phí
chi cho môi trường bằng khoảng 10%-15% tổng giá trị đầu tư, nhưng đến lúc bị
phát hiện, Vedan mới chỉ đầu tư khoảng 0,73% tổng giá trị đầu tư.
- Năm 2005, khi bị thanh tra của Bộ phát hiện, Vedan chi 15 tỷ “hỗ trợ nông
dân nuôi trồng thủy sản”, rồi tiếp tục đầu độc sông Thị Vải. Trong suốt thời gian
đó, bất chấp ý kiến của Bộ TNMT và cả Thủ tướng, Vedan vẫn nhiều lần được phê
duyệt mở rộng công suất và thậm chí được đề nghị khen thưởng về “thành tích
BVMT” (!?), như một thứ “đèn xanh” cho họ tiếp tục giết chết dòng sông Thị Vải
bằng thủ đoạn mà chính Bộ trưởng Bộ TN & MT gọi là “gian lận”, “lừa đảo”. Với
hành vi này, Vedan tránh chi phí đầu tư hệ thống xử lý là 143 tỷ đồng, chi phí vận
hành hàng năm là 210 tỷ đồng, trốn nộp phí BVMT lên tới 127 tỷ đồng.
- Bộ Tài nguyên - Môi trường áp dụng quy định hiện hành, phạt Vedan 216
triệu và truy thu 127 tỉ đồng phí BVMT, buộc tháo dở hệ thống xã thải trái phép.
- Phần thiệt hại trực tiếp cho hàng ngàn nông dân đánh bắt, nuôi trồng thủy
sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được
Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học Quốc gia TPHCM tính ra khoảng
217 tỉ thì nông dân phải trực tiếp khởi kiện Vedan. Ban đầu, Vedan không chấp
nhận ‘bồi thường”, chỉ đồng ý “hỗ trợ” khoảng 20 tỉ đồng. Sau cùng, qua hòa giải,
Vedan phải đồng ý bồi thường toàn bộ số thiệt hại trên.
- Riêng thiệt hại cho dòng sông Thị Vải và môi trường sinh sống của hàng
ngàn nông dân ba địa phương do hàng chục triệu mét khối nước thải chưa qua xử lý
gây ra trong 14 năm, mà chi phí để tái tạo đến nay vẫn chưa tính hết được, thì vẫn
chưa có ai bồi thường.
Hộp 1. Một số thông tin về vụ việc của Vedan [25]
Vậy thế nào là tranh chấp môi trường?
11
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào
đưa ra định nghĩa tranh chấp môi trường. Luật BVMT 2005 chỉ nêu ra các nội
dung tranh chấp môi trường tại Điều 129 về tranh chấp về môi trường. Theo
đó nội dung tranh chấp môi trường bao gồm:
“- Tranh chấp về quyền, trách nhiệm BVMT trong khai thác, sử dụng
thành phần môi trường;
- Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái,
sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra”[7]
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Luật môi trường
đã đưa ra những định nghĩa tranh chấp môi trường khác nhau.
Trên cơ sở phân tích nội dung và đối tượng của tranh chấp môi
trường, PGS.TS Vũ Thu Hạnh đã định nghĩa “Tranh chấp môi trường là
những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về quyền và lợi
ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái sự cố môi
trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi
trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo
vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ÔNMT gây nên”[4, tr 408]
Định nghĩa này đã chỉ ra đối tượng hướng tới của tranh chấp môi
trường và chủ thể của tranh chấp môi trường. Theo đó, chủ thể của tranh chấp
môi trường là các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư. Đối tượng hướng tới
của các tranh chấp môi trường là các quyền và lợi ích liên quan đến:
- Việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường
12
- Quyền được sống trong môi trường trong lành
- Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ÔNMT gây
nên
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, định nghĩa này đến nay đã không
còn phù hợp vì:
- Thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có thể là chủ thể
của tranh chấp môi trường. Theo quy định tại Nghị định số 113/2010/NĐ-CP
do Chính phủ ban hành ngày 03/12/2010 về việc xác định thiệt hại đối với
môi trường, chủ thể chịu trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định
thiệt hại đối với môi trường là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:
UBND cấp xã; UBND cấp huyện; UBND cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Theo điều 14, Nghị định 113/2010/NĐ-CP, các cơ quan nhà nước trên
được quyền lựa chọn một trong ba phương thức sau để đòi bồi thường thiệt
hại đối với môi trường: 1) Thỏa thuận với người gây thiệt hại; 2) Yêu cầu
trọng tài giải quyết; 3) Khởi kiện tại tòa án [3]. Hành động này của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền là biểu hiện của một tranh chấp môi trường. Trong
trường hợp này, mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ
thể gây ô nhiễm, suy thoái là mối quan hệ tố tụng dân sự (TTDS), chứ không
phải mối quan hệ mệnh lệnh hành chính. Như vậy, chủ thể của tranh chấp môi
trường không chỉ là các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư mà còn bao gồm
cơ quan nhà nước (Ví dụ trường hợp ở Hộp 2)
- Đối tượng hướng tới của tranh chấp môi trường không chỉ là các
quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái
môi trường mà còn cả các sự cố môi trường phát sinh từ hoạt động của con
người. Theo quy định tại Khoản 7, Điều 3 Luật BVMT (BVMT) 2005, “Sự cố
môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
13
người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc
biến đổi môi trường nghiêm trọng”. Như vậy, sự cố môi trường phân làm hai
loại: 1) Những sự cố môi trường phát sinh từ những biến đổi bất thường của
tự nhiên như cháy rừng do sét đánh, ô nhiễm do lũ lụt… 2) Những sự số môi
trường phát sinh từ những hoạt động của con người như sự cố tràn dầu, sự cố
lò phản ứng hạt nhân… Các sự cố môi trường phát sinh do biến đổi tự nhiên
sẽ không phát sinh trách nhiệm pháp lý của các chủ thể, còn các sự cố môi
trường phát sinh từ hoạt động của con người thì sẽ phát sinh trách nhiệm pháp
lý cho các chủ thể đó. Vì vậy, tranh chấp môi trường cũng phải hướng đến
việc phòng ngừa, khắc phục các sự cố môi trường phát sinh từ hoạt động của
con người. Ví dụ như vụ việc Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu uỷ quyền cho Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh khởi kiện
Công ty Formosa Plastic Marine và Vitaco tại Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu đòi bồi thường thiệt hại do ÔNMT và kinh tế du lịch và
thuỷ - hải sản của tỉnh lên tới 17,2 triệu USD (Hộp 2) cũng được coi là một
tranh chấp môi trường.
14
Đâm tàu, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thiệt hại 43 tỷ đồng
Con số thống kê trên vừa được Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo
ngày 19/9, vì sự cố tràn dầu do tàu Formosa One của Công ty Formosa Plastic
Marine, đâm vào tàu chở dầu Petrolimex 01, của Công ty Vận tải xăng dầu khu vực
II (Vitaco), ngày 7/9, gây nhiều thiệt hại cho ngành kinh tế du lịch - dịch vụ tỉnh
này.
Báo cáo cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố dầu tràn gây ô nhiễm, lượng
khách du lịch tới Vũng Tàu giảm 1/2. Từ ngày 10/9 trở đi, lượng khách tới Vũng
Tàu chỉ còn 1/6, ngày thứ bảy và chủ nhật chỉ còn 1/10 so với bình thường. Đặc
biệt, khách nước ngoài tới du lịch tại Vũng Tàu chỉ còn 30%, nên thiệt hại do thất
thu ngoại tệ khá lớn.
Trước đó, ngày 17/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu uỷ quyền cho Sở Khoa
học Công nghệ và Môi trường tỉnh đâm đơn lên TAND tỉnh chính thức khởi kiện
Công ty Formosa Plastic Marine và Vitaco, đòi bồi thường thiệt hại do ÔNMT và
kinh tế du lịch và thuỷ - hải sản của tỉnh lên tới 17,2 triệu USD. Và Vitaco cũng đã
có đơn khởi kiện tàu Formosa One, thuộc Công ty Formosa Plastic Marine, bồi
thường cho Vitaco 1,653 triệu USD. Ngay trong ngày 17/9, TAND tỉnh đã triệu tập
các bên nguyên đơn và bị đơn tới toà án đối chất và ghi lời khai.
Hộp 2. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện công ty Formosa
Plastic Marine và Vitaco [6]
Giáo trình Luật Môi trường của Viện Đại học Mở Hà Nội, do Tiến sĩ
Nguyễn Văn Phương chủ biên đã định nghĩa “tranh chấp môi trường là
những mâu thuẫn, những bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia các quan
hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình
bị xâm phạm” [31, tr 225]
15
Theo định nghĩa này, tranh chấp môi trường sẽ phát sinh khi có chủ thể
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, trên
thực tế tranh chấp môi trường có thể phát sinh từ khi quyền và lợi ích của chủ
thể có nguy cơ bị xâm phạm. Trường hợp này thường liên quan đến các dự án
đầu tư và phát sinh từ giai đoạn đầu của dự án. Ở giai đoạn này, mặc dù các
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể chưa bị xâm phạm nhưng nếu có
căn cứ khoa học cho rằng, dự án đó có nguy cơ gây ra các vấn đề về môi
trường nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì người dân vẫn được quyền
khởi kiện yêu cầu chủ dự án đầu tư không được tiếp tục tiến hành dự án hoặc
phải áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.
Bên cạnh đó, tranh chấp môi trường không chỉ phát sinh từ hành vi xâm
phạm các quyền và lợi ích của các chủ thể mà còn có thể phát sinh từ việc
một chủ thể không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình.
Đào Thanh Trường trong bài viết phân tích về Tranh chấp môi
trường đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về tranh chấp môi trường là
“những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội
trong việc khai thác, sử dụng và BVMT” [28]
Như vậy, theo quan điểm cá nhân tranh chấp môi trường “ là những
mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ
liên quan đến môi trường”. Tuy nhiên, tranh chấp chỉ hình thành khi những
mâu thuẫn, bất đồng đó được thể hiện ra ngoài thông qua những hành vi pháp
lý cụ thể như: gửi văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố môi
trường; gửi đơn khiếu kiện…
Vậy, môi trường là gì?