Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luận văn ThS. Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.89 KB, 85 trang )


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
5. Bố cục của luận văn
5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM
6
1.1. Khái niệm về thực phẩm và an toàn thực phẩm
6
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
6
1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm
7
1.2. Một số khái niệm liên quan an toàn thực phẩm
8
1.2.1. Các loại thực phẩm
8
1.2.2. Các khái niệm truyền thống liên quan đến thực phẩm


11
1.2.3. Một số khái niệm mới được quy định trong Luật an toàn thực phẩm
năm 2010
17
1.2.4. Những vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm pháp lý đối với các
hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
18
1.3. Vai trò, ý nghĩa của an toàn thực phẩm
19
1.3.1 Vai trò của an toàn thực phẩm
19
1.3.2. Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
20
1.4. Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, người tiêu dùng, người kinh doanh,
nhà sản xuất, chế biến thực phẩm
21
1.4.1. Vai trò của Nhà nước
21
1.4.2. Vai trò người tiêu dùng
22
1.4.3. Trách nhiệm của người tiêu dùng thực phẩm
23
1.4.4. Trách nhiệm của nhà sản xuất chế biến thực phẩm
25
1.4.5. Trách nhiệm của người kinh doanh
25
1.5. Một số hành vi bị cấm và sẽ bị cấm về an toàn vệ sinh thực phẩm
26
1.5.1. Các hành vi bị cấm

26
1.5.2. Các hành vi sẽ bị cấm
30
Chương 2. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM
32
2.1. Thực trạng an toàn thực phẩm tại Việt Nam
32
2.1.1. Hiện trạng ATTP ở Việt Nam
32

2.1.2. Nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm
35
2.2. Pháp luật an toàn thực phẩm tại Việt Nam
41
2.2.1. Một số văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm
41
2.2.2. Các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
46
2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
54
2.3. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP
63
2.3.1. Kết quả đạt được
63
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
64
2.3.3. Nguyên nhân
66
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

68
3. 1. Giải pháp
68
3.1.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách
68
3.1.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
70
3.1.3. Nhóm giải pháp về nguồn lực
72
3.2. Kiến nghị
73
3.2.1. Đối với Quốc hội
73
3.2.2. Đối với Chính phủ
74
3.3.3. Đối với các cơ quan tư pháp
75
3.3.4. Đối với các Bộ có liên quan đến quản lý ATTP
75
3.3.5. Đối với UBND cấp tỉnh
76
3.3.6. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội
77
KẾT LUẬN
78
Tài liệu tham khảo
82


















DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT


ATTP : An toàn thực phẩm
BVTV : Bảo vệ thực vật
CLVSATTP : Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật
NĐTP : Ngộ độc thực phẩm
PGTP : Phụ gia thực phẩm
SXKD : Sản xuất kinh doanh
RAT : Rau an toàn
UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
















1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, tình trạng bùng nổ dân số ngày càng nhanh thì việc an toàn
vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt đặt ra những vấn đề bức thiết, tất cả mọi
nhu cầu của người dân đều tăng cao như là ăn, mặc, ở, sinh hoạt, vui chơi,
giải trí, và nhiều nhu cầu khác, đều cần phải được đáp ứng một cách đầy
đủ. Nhưng trong các nhu cầu đó vấn đề ăn uống là một vấn đề được đặt lên
hàng đầu trong các vấn đề cần thiết, cấp bách nói trên. Hiện nay tại nước ta
vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) được xem là một trong các mục tiêu quốc
gia. Và làm thế nào để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ăn uống của con người
đã là một cái khó, nhưng ngoài việc đáp ứng đầy đủ về số lượng cho nhu cầu
sử dụng thì việc đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng và an toàn cho sức khỏe
của người tiêu dùng lại là một việc không dễ.
Theo thống kê từ báo cáo của Ủy ban thưởng vụ Quốc hội thì “trong
giai đoạn 2004 -2008 nước ta xảy ra 2.160 vụ ngộ độc thực phẩm, trung bình

có 432 vụ/năm, riêng năm 2008 có 468 vụ với 8.656 người mắc, số người
chết là 89 người”. Trong năm 2009 có 152 vụ ngộ độc với hơn 5.200 người
mắc trong đó có 35 người bị tử vong, trong năm 2010 toàn quốc đã xảy ra 132
vụ ngộ độc thực phẩm với 4.676 người mắc, 3.281 người nhập viện và có 41
trường hợp tử vong, năm 2011, các ca ngộ độc thực phẩm tập thể trên toàn
quốc tăng 7 vụ (31,8%) với số ca mắc tăng hơn 60% so với năm 2010. Do
tình hình ngộ độc thực phẩm trở nên trầm trọng và ít được quan tâm, mặt khác
trong quá trình hội nhập kinh tế thì lượng hàng hóa lưu thông ngày càng nhiều
và đa dạng khó có thể kiểm soát hết, chính vì vậy mà an toàn thực phẩm là
một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay của toàn xã hội vì


2
nó gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tất cả mọi người, sự tồn
tại của thế hệ đương đại và sự phát triển của thế hệ tương lai, ảnh hưởng đến
sự phát triển của xã hội loài người và nó cần sớm được giải quyết một cách
nhanh chóng để đảm bảo tính mạng sức khỏe cho con người.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, đã và đang tham
gia hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo, với mô
hình sản xuất nhỏ lẻ.
Cho đến năm 2003, nước ta vẫn chưa có pháp lệnh hoặc Luật về an
toàn thực phẩm, mà cao nhất mới chỉ là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
(15/4/1999). Tổ chức bộ máy về quản lý, thanh tra chuyên ngành và kiểm
nghiệm còn quá thiếu, các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hầu
như chưa có, nhận thức và thực hành của người quản lý lãnh đạo, người sản
xuất, kinh doanh và người tiêu dùng còn rất hạn chế. Đặc biệt, trình độ sản
xuất nông nghiệp, trong đó có ngành trồng trọt và chăn nuôi còn nhỏ lẻ, cá
thể, chưa phát triển. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước còn quá trầm
trọng. Công nghệ chế biến thực phẩm chưa phát triển, còn thủ công, mang
tính hộ gia đình và cá thể. Nhiều phong tục, tập quán và tiêu dùng còn lạc

hậu.
Trước tình hình ở Việt Nam như vậy, công tác bảo đảm ATTP ở nước
ta phải đối mặt với một thực trạng hết sức khó khăn và nặng nề. Yêu cầu về
ATTP đòi hỏi rất cao, song điều kiện để kiểm soát ATTP lại không đảm bảo
được từ khâu tổ chức bộ máy đến đầu tư nguồn lực, trang thiết bị, ngân sách,
con người và năng lực quản lý.
Luật an toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 và có
hiệu lực vào ngày 1/7/2011 là một bước đột phá của công tác quản lý an toàn
thực phẩm. Là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc quản lý
ATTP và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP. Trước sự phát


3
triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc tham gia tổ chức
thương mại thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển. Tuy
nhiên, bên cạnh sự phát triển đó là những khó khăn và thách thức đặt ra, một
trong những khó khăn đó là việc quản lý các lĩnh vực liên quan đến an toàn
thực phẩm, đến xuất nhập khẩu các hàng hóa là thực phẩm qua biên
giới Trước sự phát triển của kinh tế, các doanh nghiệp thực phẩm cũng như
các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm trước mục tiêu lợi nhuận vì chạy
theo đồng tiền mà không màng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.
Với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, các hành vi vi phạm pháp luật về an
toàn thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp. Được sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước và Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan đã có những
động thái tích cực để kiểm soát tình hình an toàn thực phẩm.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm pháp lý
đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm” là rất cấp thiết,
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý hiện nay ở Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có rất nhiều tác giả
tiến hành nghiên cứu, tuy nhiên liên quan đến vấn đề trách nhiệm pháp lý đối
với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì chưa được đề cập
đến nhiều nên vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cập trong công tác quản lý, đặc
biệt là trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn
thực phẩm. Chính vì lý do đó, mà tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: Trách
nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để
nghiên cứu nhằm đóng góp vào phương thức quản lý của cả nước nói chung
và công tác quản lý an toàn thực phẩm nói riêng.


4

3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thực hiện Đề tài này, Tác giả đặt ra những mục đích nghiên cứu sau
đây:
- Tổng thuật một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn pháp lý về an toàn
thực phẩm.
- Rà soát các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm.
- Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm.
- Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các đối tượng trong xã hội đối
với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Nâng cao kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều

phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, trong đó tác giả đặc biệt coi
trọng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời sử
dụng phổ biến các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh đối chiếu,
phương pháp thống kê, phương pháp biện chứng, kết hợp thực tiễn, nhằm
để phân tích, lý giải, chứng minh các vấn đề được nêu ra, trong đó có tổng
hợp các bài viết, bài báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học
của các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu và sử dụng một số tài liệu có
liên quan để thực hiện bài viết.



5
5. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần danh mục từ viết tắt, mục lục, tài liệu tham khảo, thì bố
cục nội dung chính của Luận văn gồm có 3 chương và phần kết luận:
Chương1: Những vấn đề pháp lý chung về an toàn thực phẩm.
Chương 2: Trách nhiệm pháp lý và các hành vi vi phạm pháp luật về
an toàn thực phẩm
Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị.



6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM

1.1. Khái niệm về thực phẩm và an toàn thực phẩm
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Theo chúng ta được biết thì thực phẩm là hai từ ngữ được sử dụng từ

rất lâu, và nó được hiểu là những gì có thể ăn hay uống được và mang lại chất
dinh dưỡng giúp con người phát triển. Khái niệm đầu tiên về thực phẩm đã
xuất hiện năm 1999 là:
“Thực phẩm là những đồ ăn, uống của con người ở dạng tươi, sống
hoặc đã qua sơ chế, chế biến bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất
được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.”[5]
Khái niệm này đã khái quát được thực phẩm là gì trong giai đoạn này,
nhưng về sau nó không còn phù hợp nữa vì sự bao gồm cả đồ uống, nhai,
ngậm là bao gồm cả thuốc dùng để chữa bệnh mà đây thì không được xem là
thực phẩm, mặc dù vậy nhưng nó đã phần nào khẳng định bước đầu hình
thành nền pháp lý về ATTP ở Việt Nam. Và để loại bỏ những sai xót trên nó
đã được thay thế bởi một khái niệm tương đối hoàn chỉnh hơn trong một văn
bản có giá trị pháp lý cao hơn và ở đây thực phẩm được định nghĩa là :
“Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi,
sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản.”[13]
Và đây là một khái niệm khá đầy đủ được sử dụng trong khoảng thời
gian qua, nhưng do xã hội ngày càng phát triển thực phẩm cũng trở nên đa
dạng và phong phú nên nó vẫn chưa được thể hiện một cách đầy đủ nhất, mà
nó sẽ được thay thế bởi một khái niệm đầy đủ và có giá trị pháp lý cao hơn
trong thời gian tới đây là Luật ATTP trong đó:


7
“Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi,
sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Khái niệm thực phẩm này không
bao gồm thuốc dùng cho người, các chất gây nghiện và thuốc lá”.[10]
Qua khái niệm trên đã khái quát một cách đầy đủ và khắc phục những
hạn chế, thiếu xót mà các văn bản trước đó mắc phải. Từ đây ta có thể nhận
thấy rằng vấn đề thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng và là một vấn đề
cấp thiết hiện nay, nó cần phải được giải quyết một cách tốt hơn.


1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm
Trước tình hình sức khỏe người dân đang bị đe dọa bởi việc thực phẩm
mất vệ sinh, kém chất lượng ngày càng tràn lan làm ảnh hưởng đến sức khỏe
hiện nay thì việc giữ gìn ATTP là một đều hết sức cần thiết, vì vậy nên đảm
bảo an toàn thực phẩm.
“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại cho
sức khỏe và tính mạng con người”.[10]
An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực
phẩm đối với con người nói chung. An toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực
phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo quản thực
phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc
tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật
bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe của con người.
Nói tóm lại An toàn thực phẩm là làm sao cho thực phẩm khi sử dụng
không còn chứa mầm bệnh và chất độc hại cho cơ thể người sử dụng. Nhưng
để làm được chuyện đó thì thật không đơn giản chút nào, vì nhiều nguyên
nhân khác nhau làm cho thực phẩm không được đảm bảo vấn đề đó. Có thể là
do trong quá trình chế biến không loại bỏ được hết tác nhân gây hại, và phần
lớn là mua thực phẩm không đảm bảo độ an toàn thực phẩm, vì do nhu cầu sử


8
dụng thực phẩm hằng ngày của con người là rất lớn nên việc đáp ứng đủ đã là
một vấn đề, còn chuyện giữ cho chúng được vệ sinh an toàn thì lại là một vấn
đề khác, mặc khác do lợi nhuận mà người sản xuất sẵn sàng thu hoạch khi còn
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hay người kinh doanh sử dụng nhiều chất bảo
quản gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy để người tiêu dùng lựa
chọn được thực phẩm an toàn là rất khó, và đảm bảo tất cả mọi người đều
được sử dụng thực phẩm an toàn lại càng khó hơn. Chính vì lẽ đó mà việc

đảm bảo an toàn là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, để bảo vệ sức
khỏe được tốt hơn.

1.2. Một số khái niệm liên quan an toàn thực phẩm
1.2.1. Các loại thực phẩm
Thực phẩm bao gói sẵn
Là “thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán
trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay”[10]. Ngày nay
với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của xã hội thì ngoài nhu cầu sử dụng
thức ăn nhanh đường phố ra thì thực phẩm bao gói sẵn cũng là một trong
những loại thực phẩm phù hợp với những người có công việc bận rộn hay ít
có quỹ thời gian rảnh, có rất nhiều loại thực phẩm bao gói sẵn, có thứ có thể
ăn ngay được như các loại bánh, , có loại phải qua chế biến nhưng phần lớn
nếu sử dụng chúng thì tiết kiệm được thời gian rất nhiều mà vẫn đảm bảo
được chất dinh dưỡng. Ngày nay thực phẩm bao gói sẵn có rất nhiều dạng và
chủng loại của nhiều công ty, cơ sở sản xuất khác nhau cho người sử dụng lựa
chọn, nhưng ngoài mặt thuận tiện và lợi ích thì nó cũng không kém phần nguy
hại cho sức khỏe người sử dụng. Vì vậy mặc dầu việc sử dụng thực phẩm bao
gói sẵn là một nhu cầu không thể thiếu nhưng người tiêu dùng nên cận thận
với loại hàng hóa này để bảo vệ sức khỏe.


9
Thực phẩm biến đổi gen
Theo quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Y tế năm 1999
thì được gọi là thực phẩm sử dụng công nghệ gen “là những thực phẩm được
chế biến từ những thực phẩm nguyên liệu đã bị biến đổi do áp dụng công
nghệ gen và bao gồm các chất phụ gia thực phẩm và chất hổ trợ chế biến thực
phẩm”.[5]
Theo Pháp Lệnh số 12 năm 2003 của UBTVQH thì gọi là thực phẩm có

gen bị biến đổi “là thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gen đã bị biến đổi
do sử dụng công nghệ gen”.
Theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì “Thực phẩm có một hoặc
nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen”.
Thực phẩm đã qua chiếu xạ
Theo quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Y tế năm 1999
thì “thực phẩm chiếu xạ là thực phẩm sử dụng các chất có hoạt tính phóng xạ
nhằm bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm”[5]
Theo Pháp Lệnh số 12 năm 2003 của UBTVQH không gọi là thực
phẩm chiếu xạ mà gọi là thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu
xạ “là thực phẩm được chiếu xạ bằng các nguồn có hoạt tính phóng xạ để bảo
quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm”.
Theo Luật ATTP năm 2010 thì gọi là thực phẩm đã qua chiếu xạ “là
thực đã được chiếu xạ bằng các nguồn phóng xạ để xử lý và ngăn ngừa sự
biến chất của thực phẩm”. Mặc dù tên gọi thực phẩm liên quan đến vấn đề
chiếu xạ có khác nhau nhưng cuối cùng thì việc sử dụng phương pháp chiếu
xạ cũng là nhằm mục đích ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm làm cho
thực phẩm giữ được giá trị dinh dưỡng của nó.




10
Thực phẩm có nguy cơ cao
Theo quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Y tế năm 1999
không đề cập đến vấn đề này nên nó trở thành một điểm mới trong Pháp lệnh
số 12 năm 2003.
Theo Pháp Lệnh số 12 năm 2003 của UBTVQH thì “Thực phẩm có
nguy cơ cao là thực phẩm có nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, hóa
học, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”. Và

dường như loại thực phẩm này đã được giải quyết tốt bằng một phương pháp
khác nên nó cũng không được nhắc đến trong Luật an toàn thực phẩm năm
2010.
Thức ăn đường phố
Xã hội ngày càng phát triển và từ đó nhu cầu ăn uống cũng tăng theo,
mặc khác là do nhu cầu cần phải tạo thêm thu nhập của những người có hoàn
cảnh khó khăn, từ đó mà thức ăn đường phố xuất hiện và ngày một phát triển
như hiện nay. Và chính sự phát triển ngày càng tăng đó nên nó cũng trở thành
một vấn đề cần được sự quan tâm và quản lý của nhà nước. Để tạo hành lang
pháp lý điều chỉnh kịp thời vấn đề này Bộ Y tế đã có Quyết định
4196/1999/QĐ-BYT trong đó thức ăn đường phố là:
“Thực phẩm đường phố là những thức ăn, đồ uống, kể cả rau, hoa quả
tươi có thể ăn ngay được bày bán trên đường phố hoặc nơi công cộng”
Từ đây thấy được thức ăn đường phố là một loại thức ăn có rất nhiều
ưu điểm như là người ta có thể sử dụng ngay, mặc dù vậy nhưng nó cũng có
mặt tiêu cực cần phải giải quyết chính từ việc bày bán trên đường phố đó có
thể làm cho nó không đảm bảo vệ sinh. Nhưng khi Pháp lệnh số 12 năm 2003
của UBTVQH ra đời thì dường như vấn đề này lại không được đề cập đến mà
chỉ quy định chung để đảm an toàn thực phẩm. Đến năm 2010 khi Luật an


11
toàn thực phẩm được ban hành thì thức ăn đường phố được định nghĩa như
sau:
“Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống
ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên
đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự”.
Có thể chia thức ăn đường phố làm 3 loại: bán trong cửa hàng cố định,
bán trên hè phố và bán rong. Hiện nay, cả 3 loại hình này đang phát triển
mạnh nhất là các cửa hàng ăn uống cố định mọc lên ở khắp nơi, việc phát

triển các loại hình thức ăn đường phố trên là một nhu cầu tất yếu của cuộc
sống, của xã hội, với việc đem lại nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng.

1.2.2. Các khái niệm truyền thống liên quan đến thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm
Trước đây mặc dù ngộ độc thực phẩm (NĐTP) đã từng diễn ra trên
thực tế, nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào điều chỉnh vấn đề này,
khi Pháp Lệnh số 12 năm 2003 ra đời thì ngộ độc thực phẩm được hiểu là:
"Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm có
chứa chất độc." nhưng hiện nay khái niệm này đã được Luật an toàn thực
phẩm thể hiện một cách chính xác hơn là: “Ngộ độc thực phẩm là tình trạng
bệnh lý, xảy ra đột ngột, do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất
độc”.
Ngộ độ c thự c phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn nhữ ng thứ c ăn không
còn thí ch hợ p , do thức ăn nhiễm vi sinh vật hay độc tố của vi sinh vật, do
virus, nấm mốc độc, thức ăn bị biến chất, ôi thiu, hoặc trong bản thân thực
phẩm có chất độc: cóc, cá nóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm. Thức ăn nhiễm
các chất hóa học: kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, các loại thuốc thú y
(thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng ), các loại hóa chất bảo quản thực


12
phẩm, phẩm màu độc, hoặc thức ăn chế biến sẵn cũng có thể gây ngộ độc khi
không được bảo quản tốt. Sau khi chế biến không che đậy, vi khuẩn xâm nhập
từ không khí, bụi, ruồi và sinh sôi rất nhanh, đặc biệt là các món ăn giàu
dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa có nguy cơ gây ngộ độc rất cao, hoặc do
quá trình chế biến thức ăn không kỹ và không đúng nên gây ngộ độc NĐTP
là một vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe nó có thể gây tử vong cho con
người. Hiện nay tình trạng NĐTP ở nước ta rất đáng báo động, và càng nguy
hại hơn là trong tháng an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn có nhiều người bị

ngộ độc thực phẩm. Tình hình chung cho thấy khả năng giám sát về an toàn
thực phẩm của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều thiếu xót và chưa quản
lý chặt vấn đề này. Cụ thể có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm không tìm ra
nguyên nhân.
Vì vậy để tránh bị ngộ độc thực phẩm chúng ta cần phải thực hiện đúng
các nguyên tắc sau để đảm bảo thực phẩm an toàn. Đó là: Chọn thực phẩm
tươi, sạch; Ăn chín, uống sôi, ngâm kỹ và rửa sạch rau quả khi ăn sống; Ăn
ngay thức ăn khi nấu vừa xong; Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu
chín; Đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại; Thức ăn sống, chín phải để riêng,
không dùng lẫn dụng cụ chế biến; Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn;
Giữ dụng cụ và nơi chế biến luôn khô sạch; Không ăn thức ăn ôi thiu; Chế
biến thức ăn bằng nước sạch.
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm
“Sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một
số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế,
chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm.”
Sản xuất thực phẩm là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn như
phải trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt để có được nguồn thực phẩm ban
đầu. Từ nguồn thực phẩm ban đầu này đưa qua quá trình sơ chế, chế biến mới


13
có thể sử dụng được còn đối với những nơi không trực tiếp sản xuất ra thực
phẩm nên phải sử dụng thực phẩm từ nơi sản xuất được đem đến thì cần phải
có thêm một giai đoạn nữa là vận chuyển và thông qua buôn bán mới đến
được người sử dụng. Hiện nay Luật an toàn thực phẩm đã được ban hành với
nhiều tiến bộ hơn rất nhiều trong đó việc định nghĩa về sản xuất thực phẩm và
kinh doanh thực phẩm được cụ thể và tách riêng biệt nhau.
“Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo

quản để tạo ra sản phẩm thực phẩm”.
“Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán
thực phẩm”
Suy cho cùng thì việc sản xuất thực phẩm là việc tạo ra nguồn thực
phẩm cho con người sử dụng bằng cách thực hiện các hoạt động trên nhưng ở
đây việc sản xuất không bao gồm khâu vận chuyển mà nó chỉ dừng lại ở giai
đoạn thực phẩm đã được tạo ra. Tóm lại, sản xuất thực phẩm là một hoạt động
duy nhất để tạo ra nguồn thực phẩm cho con người sử dụng, để nuôi sống con
người và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội mỗi con người trong xã
hội đều phải tham gia vào hoạt động này dù gián tiếp hay trực tiếp dưới sự
quản lý của nhà nước để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và sự phồn vinh
của đất nước. Trong khi đó, kinh doanh thực phẩm là quá trình chuyển tiếp
của sản xuất thực phẩm và phải qua nhiều giai đoạn nữa như là: bảo quản và
vận chuyển đến nơi cần bán để bán, hay nói khác hơn đây là một việc làm tạo
ra lợi nhuận từ thực phẩm.
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
Như chúng ta được biết điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là các
tiêu chuẩn về thực phẩm và các tiêu chuẩn đó là “những văn bản kỹ thuật về


14
thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”, những tiêu chuẩn
này là cơ sở để người tạo ra thực phẩm phải làm theo để đảm bảo cho thực
phẩm được đảm bảo vệ sinh, an toàn. Khi Luật an toàn thực phẩm ra đời tiêu
chuẩn này đã thay đổi khá nhiều, “Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm là
những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực
phẩm, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích
bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng thự c

phẩ m.”
Theo đó ta có thể hiểu như sau, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm là
ngoài những điều kiện mà người tạo ra thực phẩm phải đáp ứng khi làm ra
thực phẩm thì còn có những điều kiện đối với thực phẩm hay là các điều kiện
về kỹ thuật, môi trường trong quá trình tạo ra thực phẩm và còn có cả điều
kiện về vận chuyển, kinh doanh cũng phải được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Ví
dụ: Việc kinh doanh thức ăn trong các nhà hàng khách sạn phải tuân theo các
điều kiện tối thiểu về mặt không gian như: Phải xa cống rãnh, bãi rác và các
nguồn gây ô nhiễm; vệ sinh dụng cụ chứa đựng trước khi sử dụng; có phương
tiện che chắn nắng, mưa, bụi bẩn và côn trùng…Hay là trong sản xuất chế
biến thì nghiêm cấm các loại hóa chất bị cấm sử dụng hay ngoài danh mục
được phép sử dụng; sử dụng phương tiện bị ô nhiễm không đảm bảo vệ sinh,
phương tiện đã vận chuyển các chất độc hại để vận chuyển thực phẩm… tất
cả những điều kiện này là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để
đảm bảo cho thực phẩm được vệ sinh an toàn, sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe cho
người tiêu dùng.





15
Sự cố về an toàn thực phẩm
“Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống ảnh hưởng tới sức khỏe,
tính mạng con người xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực
phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm”.[10]
Điều đó có nghĩa là khi con người sử dụng phải thực phẩm không đảm
bảo vệ sinh sẽ xảy ra hai trường hợp. Một là, gây NĐTP hoặc mầm bệnh sẽ từ
thức ăn xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh; hai là, những chất độc hại sẽ
tích tụ trong cơ thể người từ lượng nhỏ đến lớn và gây ra các bệnh nguy hiểm

đến sức khỏe và tính mạng. Hiện nay các vụ ngộ độc thực phẩm hay các bệnh
truyền qua đường ăn uống là tình trạng rất phổ biến, nó diễn ra hằng ngày,
hàng giờ và là một mối nguy hại cho sức khỏe người dân và sự phát triển của
cộng đồng.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, theo Bộ Y tế
thống kê thì các nguyên nhân sau là chủ yếu: Thứ nhất là do ăn phải thức ăn
bị nhiễm khuẩn (chiếm 33-49%). Thứ hai là do thực phẩm bị ô nhiễm hóa
chất (chiếm từ 11-27%). Thứ ba là bị đầu độc qua: nước, thức ăn, không
khí chiếm tỷ lệ rất thấp. Thứ tư là các loại thực phẩm vốn hàm chứa các chất
độc tự nhiên (chiếm 6 - 37,5%) sẵn có nhiều trong sắn, măng; trong khoai tây
đã mọc mầm; hay nấm mốc; thức ăn ôi thiu; Nấm độc, cá nóc, thịt cóc
Ngoài ra còn có rất nhiều loại khác, chúng sẽ gây hại cho cơ thể nếu người sử
dụng không biết mà dùng phải chúng, để tránh khỏi bị nhiễm độc tốt nhất nên
lựa chọn các loại thức ăn còn tươi sống và phải lưu ý kỹ đến khâu chế biến và
bảo quản để tránh xảy ra các sự cố về ATTP.
Phụ gia thực phẩm
Theo quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Y tế năm 1999
không có đề cập đến vấn đề này.


16
Theo Pháp Lệnh số 12 năm 2003 của UBTVQH “Phụ gia thực phẩm
(PGTP) là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thành
phần thực phẩm trong qua trình chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển thực
phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thực phẩm”.
Theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì “Phụ gia thực phẩm là chất
có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ định đưa vào thành phần của
thực phẩm trong quá trình sản xuất nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính
của sản phẩm thực phẩm”. Nói tóm lại phụ gia thực phẩm là được thêm vào
thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính ban đầu của sản phẩm

thực phẩm.
Vi chất dinh dưỡng và vitamin
Theo quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Y tế năm 1999
thì vi chất dinh dưỡng và vitamin lại không được đề cập đến.
Theo Pháp Lệnh số 12 năm 2003 của Ủy ban thường Vụ Quốc hội thì
vi chất dinh dưỡng và vitamin “là vitamin, chất khoáng có hàm lượng thấp
cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống của cơ thể người”.
Đây là một trong những loại chất quan trọng mà con người khi ăn thức ăn
cũng chỉ để hấp thụ, lấy nó cho cơ thể.
Theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì được gọi là Thực phẩm bổ
sung vi chất dinh dưỡng “là thực phẩm được bổ sung thêm các vitamin,
khoáng chất hoặc các thành phần được phép khác nhằm cải thiện giá trị dinh
dưỡng của thực phẩm đó”. Với cách gọi này người ta sẽ phân biệt được thế
nào là vi chất dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, vì thực
phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng là khi người tạo ra thực phẩm này hoặc đã
thêm vitamin hoặc chất dinh dưỡng vào thực phẩm một lượng cần thiết nhất
định, để khi sử dụng cơ thể sẽ hấp thụ nó.



17
1.2.3. Một số khái niệm mới được quy định trong Luật an toàn thực phẩm
năm 2010
Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ một hoặc nhiều
chức năng của cơ thể người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề
kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm: thực phẩm bổ sung, thực phẩm
bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Kiểm nghiêm thực phẩm
“Là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù

hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ
gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm,
bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm”.
Thời hạn sử dụng thực phẩm
Là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng và
bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn
của nhà sản xuất. Tùy theo loại sản phẩm thực phẩm, thời hạn sử dụng an toàn
bao gồm: “ ngày hết hạn sử dụng”, “ thời hạn sử dụng cuối cùng”, “ thời hạn
sử dụng tốt nhất trước ngày”. Sau đó sản phẩm không được đưa vào lưu thông
trên thị trường”. Việc quy định thời hạn sử dụng và ghi thời hạn sử dụng đối
với sản phẩm thực phẩm là một điều hết sức cần thiết, vì khi thực phẩm đã hết
thời gian sử dụng sẽ không đảm bảo an toàn cho người sử dụng và gây nguy
hại đến sức khỏe tính mạng của người tiêu dùng.
Hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
Hiện tại chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về các hành vi vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm mà chỉ được quy định chung trong các
văn bản như Bộ luật hình sự (Điều 157, 158, 168, 187, 188 và Điều 244 );
Nghị định số 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (từ Điều


18
15 đến Điều 19); Và mới đây nhất là Luật an toàn thực phẩm, theo đó các “tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn
thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật” và “Người lợi
dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định
khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được
hiểu là những hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực
phẩm.
Như vậy hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm sẽ được chia
thành 2 loại hành vi là hành vi vi phạm hành chính và hành vi vi phạm hình
sự.
1.2.4. Những vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm pháp lý đối với các
hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
Trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý (TNPL) thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với
chủ thể dựa trên cơ sở hành vi vi phạm pháp luật do chủ thể gây ra. Nhà nước
sử dụng những biện pháp bất lợi về vật chất, tinh thần đối với chủ thể.
Như vậy trách nhiệm pháp lý có đặc điểm như sau:
- Có hành vi vi phạm pháp luật và được chủ thể thực hiện dưới dạng
hành động hoặc không hành động, xâm hại đến các lợi ích nhất định và gây ra
(hoặc có khả năng thực tế gây ra) hậu quả nguy hại cụ thể cho lợi ích công
dân, cho xã hội hoặc cho Nhà nước.


19
- Nhà nước bằng quyền lực của mình sử dụng những biện pháp mang
tính chất trừng phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm hại.
- Chủ thể vi phạm chịu những bất lợi nhất định về mặt tinh thần hoặc
vật chất do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
Trách nhiệm pháp lý có 3 loại: Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân
sự và trách nhiệm hành chính.
Trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu về
trách nhiệm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực

phẩm.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của an toàn thực phẩm
1.3.1 Vai trò của an toàn thực phẩm
Mọi người chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng
thực phẩm, đó là nhu cầu hàng ngày, rất cấp bách và phải đáp ứng. Vì ăn
uống sẽ mang lại chất dinh dưỡng nuôi cơ thể lớn và cung cấp năng lượng cho
chúng ta hoạt động, vì vậy nhu cầu sử dụng thực phẩm là rất cần thiết. Ngoài
việc cung cấp đầy đủ thức ăn cho nhu cầu sử dụng hằng ngày thì việc giữ
ATTP cũng là một việc cần thiết không kém. Nhưng nếu chúng ta sử dụng
thức ăn không đảm bảo vệ sinh thì nguồn nguy hại đó sẽ làm ảnh hưởng đến
sức khỏe của chúng ta, và bệnh có thể vào từ "miệng". Thức ǎn sẽ không còn
giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu không bảo đảm vệ sinh an
toàn. Khi ǎn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại với
lượng quá cao, sẽ gây ngộ độc thực phẩm cấp tính và nếu nặng có thể dẫn đến
tử vong. Thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính
một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính gây suy kiệt
sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân, thuốc bảo
vệ động thực vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử


20
dụng, đặc biệt là các độc tố như vi nấm trong ngô, đậu, lạc mốc có thể gây
ung thư gan. Nói tóm lại an toàn thực phẩm nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe
và làm thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của cộng đồng người, nếu như sức
khỏe con người không được đảm bảo thì ngoài việc phải chi một khoản tiền
để khắc phục hậu quả do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra, thì phải có
một quỹ thời gian để khôi phục lại sức khỏe, vì vậy sẽ làm cho các giai đoạn
của quá trình phát triển bị đình trệ. Nói cho cùng việc đảm bảo an toàn thực
phẩm là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay, muốn đảm bảo
được sự sống và phát triển mạnh khỏe thì phải đảm bảo được an toàn thực

phẩm cho người sử dụng, có thể nói sức khỏe đóng vai trò quan trọng đối với
con người bao nhiêu thì an toàn thực phẩm đóng vai trò bấy nhiêu đối với
việc đảm bảo sức khỏe, vì chỉ có sử dụng thực phẩm sạch thì mới có được sức
khỏe tốt để thực hiện ước mơ trong cuộc sống.

1.3.2. Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
Thực phẩm là một loại thức ăn mà con người phải sử dụng hằng ngày để có
thể duy trì sự sống, làm việc và phát triển. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe con người, nâng cao
chất lượng cuộc sống hiện tại cũng như đối với phát triển nòi giống. Chỉ khi
con người có thể tồn tại và phát triển một cách mạnh khỏe, thì mới có thể bảo
đảm cho sự phát triển của giống nòi sau này được bền vững và tốt hơn. ATTP
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chúng ta mà còn liên quan chặt
chẽ đến năng suất, chất lượng lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tác
động trực tiếp đến nguồn lực và môi trường đầu tư phát triển kinh tế - văn
hóa, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo của cả một thế hệ tương lai
nếu như không đảm bảo tốt ATTP. Chính vì vậy nếu thực phẩm sử dụng hằng


21
ngày đều được đảm bảo thì sẽ giúp cho người sử dụng nó mạnh khỏe, phát
triển tốt về năng lực, trí lực tạo ra một nguồn lao động dồi dào cho đất nước
cho xã hội. Và chính nguồn lực này sẽ lao động và tạo ra của cải cho xã hội,
giúp cho nền kinh tế của quốc gia phát triển, góp phần ổn định kinh tế thế
giới. Tạo cho con người một cuộc sống ấm no, đầy đủ thoát được đói nghèo,
hướng tới cuộc sống tốt đẹp. Đồng thời nó cũng tạo ra được một nguồn tài
chính dồi dào có thể đầu tư để duy trì và phát triển văn hóa, giáo dục, an sinh
xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường một cách tốt hơn. Và cũng
chỉ có sự phát triển về năng lực trí lực đó mới cung cấp một tiềm lực quân sự

mạnh mẽ, tinh nhuệ có thể đảm bảo được an ninh quốc phòng, lợi ích quốc
gia và sự phát triển bền vững của quốc gia đó. Chính vì lẽ đó mà việc đảm
bảo ATTP có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
và an ninh quốc phòng, nói tóm lại muốn phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng lợi ích quốc gia dân tộc thì phải phát triển nguồn lực con
người, và muốn phát triển nguồn lực con người thì phải đảm bảo ATTP vì nó
là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, hiện nay vấn đề này cũng đã
trở thành mục tiêu quốc gia và là một trong những mối quan tâm trọng yếu
của thế giới.
1.4. Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, người tiêu dùng, người kinh
doanh, nhà sản xuất, chế biến thực phẩm
1.4.1. Vai trò của Nhà nước
Có thể nói trong suốt chuỗi thực phẩm, từ sản xuất, vận chuyển, bảo
quản, buôn bán cho đến tiêu dùng, thì nhà nước không trực tiếp làm bất kỳ
một khâu nào, nhưng với cương vị là người quản lý nhà nước đóng một vai
trò hết sức quan trọng trong chuỗi thực phẩm đó, là làm thế nào để chuỗi thực
phẩm đó được được vận hành một cách chắc chắn và an toàn để tạo ra các sản
phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng hay có thể nói Nhà nước


22
là chất xúc tác trong chuỗi thực phẩm đó. Trong đó nhà nước ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, kịp thời điều chỉnh về an toàn thực phẩm; ban hành
các quy chuẩn về kỹ thuật, chất lượng và các quy chuẩn cần thiết cho công
việc sản xuất thực phẩm an toàn; quy định các hình thức kỷ luật, xử phạt,
khen thưởng hợp lý làm cơ sở cho người dân thực hiện, cho nhà sản xuất
làm theo, đồng thời tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản
lý. Ngoài ra nhà nước còn xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao,
đã phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện
nhiệm vụ quản lý, xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện công tác quản lý như

xây dựng phòng thí nghiệm, xét nghiệm để thực hiện việc quản lý của mình.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc
lĩnh vực được phân công quản lý để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, có
hình thức xử phạt khen thưởng, kỷ luật nhằm tạo niềm tin cho nhân dân.
Đồng thời tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an
toàn thực phẩm cho người dân nâng cao vốn hiểu biết và cách phòng tránh;
xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an
toàn để bảo đảm rằng các sản phẩm thực phẩm được tạo ra là an toàn vệ sinh,
không gây hại cho người sử dụng.

1.4.2. Vai trò người tiêu dùng
Ngoài việc quản lý của nhà nước bằng các biện pháp thanh, kiểm tra,
giám sát và xử lý các hành vi vi phạm thì người tiêu dùng cũng là một nhân tố
hết sức quan trọng trong việc đảm bảo ATTP. Vì người tiêu dùng là người
trực tiếp sử dụng thực phẩm, nếu người tiêu dùng nhận thức được vai trò của
mình là đảm bảo tốt vấn đề ATTP không để xảy ra tình trạng NĐTP thì sẽ
góp phần giúp nhà nước quản lý tốt vấn đề này, đồng thời bảo vệ được sức

×