Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.14 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



DOÃN THỊ DUNG


Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cương



HÀ NỘI - 2010




1
Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Trang


Danh mục bảng biểu
Mở đầu
Chương 1-
Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
10
1.1
Sự cần thiết và chủ trương cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước tại VNPT
10
1.1.1
Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại
VNPT
10
1.1.2
Chủ trương và định hướng cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước tại VNPT
15
1.2
Những đặc thù cần chú ý trong việc cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước tại VNPT
17
1.3
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa tại Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam
20
Chương 2
Thực trạng thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
21

2.1


Khái quát chung về pháp luật cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước

21




2
2.1.1

2.1.2

2.1.3
Khỏi nim v bn cht ca c phn húa doanh
nghip Nh nc
Chớnh sỏch v cỏc quy nh ca phỏp lut Vit Nam
v c phn húa doanh nghip nh nc
Nhng thnh tu v nhng hn ch trong vic thc
hin c phn húa doanh nghip nh nc ti Vit
Nam hin nay.
21

22

38
2.2



2.2.1

2.2.2
Nhng thun li v khú khn ca Tp on Bu
chớnh Vin thụng Vit Nam trong vic thi hnh phỏp
lut c phn húa doanh nghip nh nc
Nhng thun li trong cụng tỏc c phn húa doanh
nghip nh nc thuc VNPT

Nhng kt qu thc hin cỏc chớnh sỏch, phỏp lut
trong vic thc hin c phn húa doanh nghip nh
nc ti VNPT
43


43


45
2.3
Nhng khú khn trong vic thi hnh phỏp lut c
phn húa doanh nghip nh nc ti VNPT
54
Chng 3
Kin ngh hon thin v thi hnh phỏp lut c phn húa
doanh nghip nh nc ti VNPT
62
3.1

Nguyên nhân của những khó khăn trong việc thi
hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n-ớc tại VNPT
62
3.2
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà n-ớc
62


3
3.3
Kiến nghị thi hành pháp luật cổ phần hóa Doanh
nghiệp nhà n-ớc
72

Danh mục tài liệu tham khảo
77






















4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Giải thích
1 VNPT
: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
2 VNPT VTV
: Tổng công ty Viễn thông vùng
3 BCVT
: Bưu chính Viễn thông
4 CPH
: Cổ phần hoá
5 DNNN
: Doanh nghiệp nhà nước
6 CNV
: Công nhân viên
7 ĐMQLDN
: Đổi mới quản lý doanh nghiệp
8 CP
: Cổ phần













5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Danh mục sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
19

Danh môc b¶ng
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3
Báo cáo số lượng, quy mô các doanh nghiệp cổ phần hóa
Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trong các doanh nghiệp cổ phần
hóa
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp cổ phần hóa
46-47
50-51

53
















6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là yêu
cầu cấp bách của nước ta hiện nay. Doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh những
lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, được nhà nước giao phó vai trò chủ đạo
và được nhà nước đầu tư một khối lượng vốn lớn. Song trên thực tế doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn chưa thực sự phát huy tốt vai trò nòng cốt, đa
số DNNN làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tài sản nhà nước một cách nghiêm
trọng.
Mục tiêu của quá trình đổi mới DNNN là từng bước phát huy có hiệu
quả vai trò của DNNN để nhà nước chi phối, điều tiết sự phát triển nền kinh
tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cổ phần hóa là một chủ trương
lớn của Đảng và nhà nước, một trong các giải pháp quan trọng tạo chuyển
biến cơ bản trong việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Thực

hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với DNNN mà
nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn…".[16 tr85-86]
Cổ phần hóa DNNN mở ra triển vọng xây dựng thị trường vốn lành
mạnh và phong phú. Cổ phần hóa DNNN cũng tạo điều kiện cơ cấu lại nền
kinh tế quốc dân. Thông qua quá trình “cổ phần hóa” chúng ta có điều kiện
cấu trúc lại nền kinh tế quốc dân phân bố theo nhiều thành phần, nhiều hình
thức sở hữu, và từ đó tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc
doanh trên những mũi nhọn hàng đầu. Như vậy, kinh tế quốc doanh sẽ đảm
bảo được vai trò là công cụ điều tiết mà không cần quá nhiều lĩnh vực, quá
nhiều ngành nghề, khiến phải đầu tư vốn tràn lan không nắm chắc được hiệu
quả, dễ gây thất thoát và thiệt hại.


7
Việc cổ phần hóa DNNN còn góp phần cải tiến quản lý kinh tế có hiệu
quả hơn, bởi nó khẳng định vai trò của Hội đồng quản trị, là tổ chức thay mặt
các cổ đông, quản lý với tư cách người chủ thực sự của doanh nghiệp, với
động cơ tất cả vì hiệu quả của đồng vốn, vì quyền lợi và lợi nhuận của các cổ
đông. Cổ phần hóa giúp cho người lao động ở đó thực hiện quyền làm chủ tốt
hơn.
Việc cổ phần hóa các DNNN cũng tạo điều kiện làm cho cạnh tranh
lành mạnh và phân phối thỏa đáng lợi nhuận thu được (theo vốn góp, theo
năng suất và hiệu quả lao động), giúp cho việc xây dựng các quỹ phúc lợi
(như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ tiết kiệm tương trợ trong doanh nghiệp, quỹ
bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, ) bảo đảm thực hiện tốt các chính
sách xã hội.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá DNNN là nhằm tạo ra loại hình
doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Trong đó có đông đảo người lao động để
sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội
vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý

năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước, phát huy vai trò làm chủ
thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội
đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và
người lao động.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định
số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập
Công ty mẹ – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam (VNPT) là công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành
lập, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nước. Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế
hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm trực tiếp thực hiện các hoạt động


8
đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác trong các ngành,
nghề lĩnh vực sau:
Dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin; Dịch vụ truyền thông;
Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông và
CNTT;
Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông
và CNTT;
Dịch vụ tài chính, tín dụng ngân hàng; dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất
động sản, cho thuê văn phòng;
Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
Quá trình cổ phần hoá DNNN những năm qua ở Việt Nam nói chung
và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng cho thấy đây là một
công việc hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm như: Vấn đề sở hữu, vấn
đề chủ đạo của kinh tế nhà nước, hậu quả xã hội đối với người lao động, luôn
luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thi

hành pháp luật cổ phần hoá DNNN hiện nay ở nước ta nói chung và ở Tập
đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam nói riêng, để từ đó rút ra một số kiến
nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các DNNN thuộc Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt Nam(VNPT) có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết cả
về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đi sâu nghiên cứu và khẳng định sự đúng đắn của các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hoá DNNN. Mục đích
nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của


9
các quy định về thi hành pháp luật cổ phần hoá của DNNN dưới góc độ pháp
lý trên cơ sở đó phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn áp dụng cổ
phần hoá DNNN ở nước ta nói chung và VNPT nói riêng, từ đó tìm ra những
khó khăn, vướng mắc, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện và thi hành pháp
luật cổ phần hóa.
Để đạt được mục đích này luận văn tập trung vào những vấn đề sau:
Khái quát chung về cổ phần hóa DNNN tại Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam.
Thực trạng thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN tại VNPT.
Kiến nghị hoàn thiện và thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN ở Việt
Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã vận dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng, phân tích,
tổng hợp, đối chiếu so sánh, kết hợp giữa phương pháp thống kê, phương
pháp hệ thống, phương pháp phân tích mô tả, các phương pháp này đều dựa
trên quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước.
4. Bố cục của luận văn:

Chương 1: Khái quát chung về cổ phần hóa DNNN tại Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN tại
VNPT.
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện và thi hành pháp luật cổ phần hóa
DNNN tại VNPT.



10


Chương 1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)
1.1. Sự cần thiết và chủ trương cổ phần hóa DNNN tại VNPT
1.1.1 Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại VNPT
Là một loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước nên các
doanh nghiệp thuộc VNPT cũng đứng trong xu thế phát triển chung của các
doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương sắp xếp, đổi mới
và nâng cao hiệu quả phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh
tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp cổ phần hóa, kể cả
một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn, trong đó có các doanh nghiệp của
VNPT. Hiện nay, công tác chuẩn bị cổ phần hóa các doanh nghiệp của VNPT
đã và đang được tiến hành. VNPT đã tiến hành việc cổ phần hóa các đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thương mại dịch vụ …., thời gian tới sẽ tiến
hành cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ viễn thông.
Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp của VNPT hoạt động trong lĩnh
vực viễn thông là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động của

các doanh nghiệp VNPT, củng cố và cơ cấu lại các doanh nghiệp theo hướng
tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại nhằm
nâng cao năng lực tài chính, trình độ công nghệ, năng lực tổ chức kinh doanh,
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới trong những năm
tới. Tính tất yếu hay sự cần thiết phải cổ phần hóa các DNNN nói chung và
doanh nghiệp của VNPT nói riêng hiện nay thể hiện qua những điểm như
sau:


11
Thứ nhất, nhìn từ góc độ vĩ mô thì chủ trương cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua đã thể hiện tính đúng đắn
của nó và đem lại nhiều thành quả trên thực tế.
Thực tiễn cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong những năm
vừa qua cho thấy các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa cơ bản đều hoạt động
tốt và có khả năng sinh lời ổn định. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh
nghiệp đã đưa ra các bản thống kê cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh đều chuyển biến tích cực so với trước khi chuyển đổi sở hữu. Vốn điều
lệ cũng như doanh thu của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều tăng. Từ
đó, số tiền nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp và thu nhập của
người lao động cũng tăng lên đáng kể. Sự phát triển như vậy đem lại những
hiệu ứng tích cực cho cả nền kinh tế. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện cổ
phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước đã thay đổi được tận gốc phương thức
quản lý lạc hậu và nhiều hạn chế trước đây để áp dụng phương thức quản lý
mới, tự chủ, linh hoạt hơn.
Các doanh nghiệp của VNPT hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ bưu chính, viễn thông trước hết cũng là một loại hình doanh nghiệp nhà
nước được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh
doanh trong phạm vi hoạt động bưu chính, viễn thông, là một lĩnh vực kinh
doanh quan trọng đối với nền kinh tế. Và nếu như cổ phần hóa các doanh

nghiệp nhà nước là một tất yếu thì việc cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực viễn thông cũng vậy. Mặc dù rất thận trọng, nhưng trong
những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng xúc tiến vấn đề
này và cho đến hiện nay- khi mà chúng ta đã thấy được tính đúng đắn của chủ
trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng như đã có rất nhiều bài
học trong việc cổ phần hóa thì việc đặt ra vấn đề cổ phần hóa các doanh


12
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông hoàn toàn là đúng đắn và cần
thiết.
Hơn nữa, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung và cổ
phần hóa các doanh nghiệp của VNPT nói riêng thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước ta về chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa
với nhiều thành phần kinh tế cùng song hành phát triển, giảm mức độ độc
quyền sở hữu trong hoạt động bưu chính, viễn thông, tạo mọi điều kiện cho
tất cả các thành phần kinh tế cùng có cơ hội phát triển trên một sân chơi bình
đẳng.
Thứ hai, cổ phần hóa là giải pháp hiệu quả nhất để giúp các doanh
nghiệp của VNPT có thể tăng nhanh về trình độ công nghệ và năng lực tài
chính nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam vừa
gia nhập WTO và phải mở cửa thị trường bưu chính, viễn thông.
Khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm
2006, các Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông và truyền thông lớn trên thế giới
sẽ được tạo điều kiện nhiều hơn để hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam.
Điều có cũng có nghĩa là các doanh nghiệp của VNPT hiện nay sẽ phải chịu
sự cạnh tranh rất gay gắt ngay chính trên sân chơi vốn dĩ lâu nay là của mình.
Để có thể cạnh tranh và tồn tại, các doanh nghiệp buộc phải tiến hành những
cải cách và một trong số đó là tăng trình độ công nghệ, trình độ quản lý và
năng lực tài chính…

Mặc dù VNPT đã nỗ lực trong việc bổ sung vốn cho các đơn vị, thế
nhưng các doanh nghiệp đó khó có thể tăng vốn bằng nguồn ngân sách và của
VNPT vốn đã rất eo hẹp và còn phải phân bổ cho nhiều mục tiêu quan trọng
khác của VNPT. Chính vì vậy, huy động vốn từ công chúng đầu tư thông qua
phát hành cổ phiếu là phương thức khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay. Nó
không những giúp giảm bớt áp lực cho nguồn vốn của VNPT mà còn giúp


13
cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ.
Đó là yếu tố rất quan trọng để các doanh nghiệp củaVNPT có thể cạnh tranh
được với các Tập đoàn bưu chính, viễn thông và truyền thông quốc tế trong
bối cảnh Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Thứ ba, cổ phần hóa sẽ tạo ra áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do nhu cầu cạnh tranh nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
Bưu chính, Viễn thông chỉ chú trọng phát triển mạng lưới, đẩy chi phí lên
trong khi lợi nhuận đem lại không cao có xu hướng giảm. Một lý do nữa là
dịch vụ và sản phẩm của các doanh nghiệp vẫn còn nghèo nàn, các dịch vụ
mới chưa phát triển, chưa tạo được nguồn thu từ các dịch vụ tiện ích…. Tất
cả những điều đó đều xuất phát từ cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp
nhà nước, phải thực hiện nhiều chính sách xã hội do nhà nước đề ra, bộ máy
lãnh đạo cồng kềnh không linh hoạt và khó thích ứng được với cơ chế kinh tế
thị trường.
Khi các doanh nghiệp của VNPT được cổ phần hóa, với cơ chế quản trị
điều hành năng động hơn, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bắt kịp được
trình độ phát triển chung của thế giới. Hơn nữa, các doanh nghiệp đó sẽ bắt
buộc phải hoạt động có hiệu quả, tăng khả năng sinh lời để thu hút các nhà
đầu tư nếu không muốn tự đào thải khỏi nền kinh tế.
Thứ tư, cổ phần hóa sẽ tạo ra cơ chế điều hành quản trị năng động,

hiện đại hóa công nghệ và phát triển sản phẩm mới, tạo ra động lực để
phát triển bền vững, hội nhập.
Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay trên thế giới đang đặt ra những thách
thức lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và VNPT nói riêng.
Nó đòi hỏi các doanh nghiệp của VNPT phải đáp ứng được những yêu cầu
khắt khe về quy mô hoạt động cũng như quy mô vốn, về trình độ quản lý và


14
đội ngũ cán bộ quản lý, về phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến
hiện đại trong hoạt động bưu chính, viễn thông, về tăng cường thị trường sản
phẩm, dịch vụ tiện ích trong nước và quốc tế. Những yêu cầu đó là thực tế
khách quan mà các doanh nghiệp của VNPT hiện nay phải đối mặt và đáp
ứng được để tồn tại và phát triển.
Để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hiện đại hóa công nghệ
và phát triển sản phẩm mới thì việc khuyến khích sự tham gia của các đối tác
nước ngoài vào các doanh nghiệp của VNPT là rất cần thiết. Bởi các đối tác
đó thường là những tổ chức bưu chính, viễn thông, có năng lực công nghệ, tài
chính hùng hậu, có kinh nghiệm và bề dày hoạt động trong lĩnh vực thông tin.
Với tư cách là các nhà đầu tư chiến lược trong các doanh nghiệp của VNPT,
cái mà họ có thể đem đến cho các doanh nghiệp không chỉ là công nghệ,
nguồn vốn … mà quan trọng hơn đó là trình độ quản trị điều hành theo các
chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, chúng ta sẽ có điều kiện để áp dụng các công
nghệ thông tin tiên tiến nhất, các quan hệ với khách hàng sẽ được đối xử bình
đẳng trên cơ sở các tiêu chí rõ ràng. Những dịch vụ và sản phẩm mới của
doanh nghiệp viễn thông sẽ trở nên đa dạng, phong phú hơn. Tất cả những
điều đó sẽ đảm bảo tăng cường tính an toàn của hệ thống, giúp cho hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao nhiều hơn. Và như vậy, hệ
thống bưu chính, viễn thông của Việt Nam mới có thể phát triển một cách bền
vững và hội nhập quốc tế.

Thứ năm, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chung và VNPT
nói riêng sẽ giải quyết được cơ chế tiền lương, thu nhập cho người lao
động.
Nguồn nhân lực cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển
của mỗi doanh nghiệp và đây là bài toán khó giải quyết. Hầu như không


15
doanh nghiệp nhà nước nào mà không phải đối mặt với tình trạng chảy máu
chất xám. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tiền lương.
Với cơ chế về quản lý tiền lương đang áp dụng, các doanh nghiệp nhà
nước không thể trả công cho người lao động tương xứng với thành quả làm
việc của họ. Một khi lương không đủ sức để giữ chân người giỏi thì làm sao
có thể thu hút, đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh để phục vụ cho
các mục tiêu phát triển.
Với những yêu cầu hết sức cần thiết như vậy, vấn đề cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước nói chung và của VNPT nói riêng đã trở thành một
trong những vấn đề quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm xúc
tiến. Việc nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa các DNNN sẽ tạo điều kiện cho
các ngành kinh tế khác của Việt Nam phát triển hơn nữa, tạo ra động lực để
Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh Việt
Nam vừa gia nhập WTO.
1.1.2 Chủ trương và định hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại
VNPT
Nhằm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới nhiệm vụ phát triển kinh tế,
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề cổ
phần hoá doanh nghiệp đã được Đảng ta xác định trong Văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X: Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá… Đẩy mạnh và mở
rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà

nước. Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, kể cả
giá trị quyền sử dụng đất, phải theo cơ chế thị trường. Đề phòng và khắc phục
những lệch lạc, tiêu cực trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
[ 16 tr 85 ].


16
Trên cơ sở các Nghị định về việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần: Nghị định 28/CP ngày 05/07/1996, Nghị định
44/1998/ NĐ-CP; Nghị định 64/2002/ NĐ-CP; Nghị định 187/2004/ NĐ-CP;
Nghị định 109/2007/ NĐ-CP và các văn bản của Bộ Tài chính, Bộ Lao động
thương binh và xã hội về việc hướng dẫn thi hành các Nghị định trên, Tổng
công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam) đã quán triệt và thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp
theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt.
Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại VNPT
Nhằm tạo ra những đầu tàu mạnh cho nền kinh tế quốc gia, Chính phủ
đã có chủ trương thành lập các Tập đoàn kinh tế mạnh. Điều đó được thể hiện
tại Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết
định về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh). Thực hiện chủ trương
trên, Chính phủ quyết định chọn một số Tổng công ty mạnh để thí điểm thành
lập Tập đoàn kinh tế trong giai đoạn đầu. VNPT là một trong những Tổng
công ty được thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn trong
giai đoạn này. Để chuẩn bị cho việc chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập
đoàn hiện nay VNPT đang thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất và quản
lý của mình theo hướng tạo sự chủ động cho các đơn vị thành viên, thu hút
được nguồn lực của xã hội vào phát triển doanh nghiệp - hướng quản lý phù
hợp với hoạt động của một Tập đoàn kinh tế. Việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất
và quản lý tại VNPT có nhiều cách. Tuy nhiên, cách đem lại hiệu quả lớn nhất
đó là cổ phần hoá vì nó vừa tạo thế chủ động cho doanh nghiệp vừa thu hút

được vốn của xã hội vào phát triển doanh nghiệp. Chủ trương cổ phần hoá của
VNPT là lần lượt cổ phần hoá các đơn vị thành viên theo từng lĩnh vực và
không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời rút ra
được kinh nghiệm để triển khai các đơn vị tiếp theo:


17
Các công ty hoạt động trong sản xuất công nghiệp và thương mại;
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp;
Các công ty hoạt động mang tính phụ trợ khác như: Công ty tem, Công
ty tin học phần mềm ;
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông.
Như vậy, việc đưa ra chủ trương, định hướng cổ phần hoá các đơn vị
thành viên như trên là hợp lý vì nó sẽ không làm xáo chộn hoạt động kinh
doanh hiện tại, nó được thực hiện từ những đơn vị độc lập tương đối đến độc
lập. Điều đó làm cho việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất, kinh doanh và quản lý
của VNPT nhằm tiến tới hoạt động theo mô hình Tập đoàn được thực hiện tối
ưu hóa. Đó cũng là tiền đề cho công tác điều hành mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong mọi lĩnh vực của Tập đoàn được hiệu quả và phù hợp với
quy luật thị trường.
1.2 Những đặc thù cần chú ý trong việc cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước tại VNPT
Mặc dù cũng là doanh nghiệp nhà nước nhưng các doanh nghiệp (trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông) của VNPT là những doanh nghiệp
mang nhiều đặc trưng riêng xuất phát từ chức năng cũng như lĩnh vực kinh
doanh của mình. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp của VNPT cũng
vậy, nó hàm chứa những nét tương đồng với quá trình cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực khác nhưng nó cũng có những
nét đặc thù. Nhìn chung, có thể nói rằng cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông của VNPT phức tạp và khó

khăn hơn so với cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước thông thường.


18
Thứ nhất, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện
nay không còn là vấn đề mới. Hiện tại, VNPT mới chỉ tiến hành cổ phần hóa
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thương mại …….và đang
tiến hành chuẩn bị cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ viễn thông. Chính vì đây là vấn đề rất mới mẻ như vậy mà
có thể nói rằng kinh nghiệm thực tế về thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông là hầu như chưa có.
Điều này gây khó khăn không nhỏ cho quá trình cổ phần hóa các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông của VNPT.
Thứ hai, việc xác định giá trị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông khi cổ phần là khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với xác định giá
trị doanh nghiệp nhà nước khác khi cổ phần hóa. Do đặc thù về lĩnh vực hoạt
động, rất nhiều tài sản của các doanh nghiệp là những tài sản khó xác định
chính xác giá trị như: thương hiệu, hệ thống khách hàng của doanh nghiệp, và
các doanh nghiệp này không phải là đơn vị hạch toán độc lập Rất dễ xảy ra
trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị
thực tế. Nó sẽ dẫn đến sự thất thoát tài sản của Nhà nước trong trường hợp
định giá thấp và tình trạng không thu hút được các nhà đầu tư nếu định giá
quá cao. Vì thế mà xác định giá trị doanh nghiệp là một trong những vướng
mắc cơ bản của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông.
Thứ ba, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông là hoạt
động mang tính nhạy cảm và bảo mật cao. Nó khác so với hoạt động của các
doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác ảnh hưởng của
hoạt động lĩnh vực viễn thông đối với nền kinh tế là rất lớn. Vị thế của các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ta hiện nay là rất quan

trọng. Cho nên, những biến động trong hoạt động của các doanh nghiệp cung


19
cấp dịch vụ viễn thông luôn luôn có ảnh hưởng rất lớn tới hầu hết các ngành
kinh tế khác. Do vậy mà việc cổ phần hóa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viễn thông đòi hỏi sự cẩn trọng hơn rất nhiều so với việc cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước thông thường. Điều đó không chỉ nhằm đảm bảo sự
an toàn và bền vững của hệ thống viễn thông quốc gia mà còn của toàn bộ
nền kinh tế.






Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy VNPT












20

1.3 Thực hiện chủ trương cổ phần hóa tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam.
Để triển khai chủ trương nêu trên, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông
Việt Nam(nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam) thực hiện cổ
phần hoá DNNN đầu tiên thuộc Tổng công ty vào năm 1998 là Nhà máy Cáp
và Vật liệu viễn thông, có tên viết tắt là SACOM, theo Nghị định 28/CP ngày
05/07/1996 của Chính phủ về việc chuyển một số DNNN thành Công ty cổ
phần; khi chuyển sang Công ty cổ phần được lấy tên là Công ty cổ phần Cáp
và Vật liệu viễn thông SACOM. [3]
Để tổ chức chỉ đạo công tác cổ phần hoá, Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam đã thành lập một Ban chỉ đạo cổ phần hoá của VNPT; đến
năm 2000 được đổi tên là Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và năm 2002 có
tên là Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
Qua từng thời kỳ, Ban đã xây dựng lộ trình cổ phần hoá các doanh
nghiệp của VNPT và đã tập trung chỉ đạo thực hiện lộ trình với phương
châm: chỉ đạo sát sao, nhân những điển hình tiên tiến và giải quyết nhanh
những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục.
Để giúp cho Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp chỉ đạo triển khai
kế hoạch cổ phần hoá các đơn vị thành viên, đồng thời VNPT cũng đã thành
lập một bộ phận chuyên trách cổ phần hoá. Bộ phận này có nhiệm vụ theo dõi
sát tiến độ; hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị đang triển khai thủ tục cổ phần hoá;
trực tiếp giải quyết hoặc xin ý kiến chỉ đạo để giải quyết những vướng mắc
của các đơn vị.




21
Chương 2 - THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN

THÔNG VIỆT NAM

2.1 Khái quát chung về pháp luật cổ phần hóa DNNN
2.1.1. Khái niệm và bản chất của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bắt đầu thực hiện thí điểm từ năm
1990. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chương trình này là Quyết định số
143/HĐBT ngày 10/05/1990 của Hội đồng Bộ trưởng và sau đó được thực
hiện với quy mô rộng hơn. Thực ra, việc CPH được đề cập từ những năm
1987, song thực tế lúc đó chưa cho phép triển khai giải pháp này. Bởi ở nước
ta vào thời điểm này vẫn tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với hai
thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể. Việc
chuyển sang nền kinh tế thị trường được Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986)
khởi xướng đã tạo ra những điều kiện, tiền đề để cải cách triệt để vì nó giải
quyết được căn nguyên của những yếu kém trong tổ chức, quản lý và hoạt
động của DNNN, đó là vấn đề sở hữu. CPH doanh nghiệp chấp nhận sự dung
hoà của nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong bản thân các thực thể kinh
tế vi mô mà trước hết là trong các doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà nước là giải pháp làm thay đổi kết cấu sở hữu của chóng, điều mà trước
đổi mới ít ai dám nghĩ tới.
Xét ở khía cạnh chính trị: Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không
nhằm mục tiêu tư nhân hoá nền kinh tế, mặc dù CPH có chứa đựng yếu tố “tư
nhân hoá”. CPH được coi là quá trình tư nhân hoá một phần. CPH không xoá
bỏ hoàn toàn sở hữu Nhà nước trong các cơ sở kinh tế công, mà chỉ giảm
mức độ sở hữu, tức là chỉ có sự thay đổi về lượng chứ không có sự thay đổi
về chất trong các cơ sở kinh tế này [ 6 tr 135]. CPH là giải pháp làm cho sở
hữu sở hữu trong DNNN từ ''ảo'' đến ''thực'', chuyển từ sự kiểm soát bằng
“chế độ quan liêu” sang sự kiểm soát thông qua lợi ích của các chủ sở hữu


22

thực. Khác với làn sóng tư nhân hoá ở các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu
đang chuyển các DNNN từ sở hữu chung của xã hội sang sở hữu của cá nhân,
CPH DNNN ở Việt Nam nhằm thu hút sự tham gia làm chủ thực sự của
người lao động vào DNNN thông qua việc để họ sở hữu một phần vốn trong
DNNN, biến họ từ “người lao động ” thuần tuý thành người lao động “có sở
hữu vốn của doanh nghiệp”. Giải pháp này làm cho doanh nghiệp có thêm
những chủ nhân thực sự bên cạnh chủ nhân trừu tượng là Nhà nước. Với tư
cách là giải pháp cải cách nền kinh tế, CPH DNNN ở nước ta được tiến hành
với sự cân nhắc triệt để các hậu quả chính trị và xã hội của nó. Đặc biệt CPH
DNNN vẫn đảm bảo được tính định hướng xã hội chủ nghĩa của việc phát
triển kinh tế thị trường trong lúc vẫn củng cố được những thành quả của công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước ta [ 6 tr 170].
Xét về bản chất pháp lý: CPH là việc biến doanh nghiệp một chủ thành
doanh nghiệp nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở
hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp cho
những người khác.Những người này trở thành sở hữu chủ của doanh nghiệp
theo tỷ lệ tài sản mà họ sở hữu trong doanh nghiệp CPH. Xét đưới góc độ này
thì CPH dẫn tới sự xuất hiện không chỉ của công ty cổ phần trên nền tảng của
doanh nghiệp được CPH
Qua phân tích trên đây ta thấy, để hiểu rõ hơn về bản chất của cổ phần
hóa, cần phải nhận thức được bản chất chính trị và bản chất pháp lý của CPH.
2.1.2. Chính sách và các quy định của pháp luật Việt Nam về cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù đã được đặt ra từ rất sớm nhưng vấn đề cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay không còn là vấn đề mới. Cho đến thời
điểm hết năm 2008, cả nước đã có 5.414 trên tổng số hơn 6.500 doanh nghiệp
nhà nước được sắp xếp, trong đó có 3.836 doanh nghiệp nhà nước được cổ


23

phần hóa tương đương với 71% tổng số doanh nghiệp nhà nước và đang thúc
đẩy việc tiến hành cổ phần hóa nốt các doanh nghiệp còn lại [15]. Các văn
bản pháp lí trực tiếp điều chỉnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước hiện vẫn còn rất ít và chủ yếu chúng ta vẫn sử dụng văn bản có tính hiệu
lực pháp lí cao nhất là Nghị định của Chính phủ số 109/2007/NĐ-CP ngày
26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ
phần, kế đến là Thông tư của Bộ Tài chính số 146/2007/TT-BTC ngày 06
tháng 12 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực
hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo
quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP cũng như một số văn bản pháp
luật có liên quan. Theo các quy định pháp luật hiện hành, có thể khái quát
chung quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trải qua ba giai đoạn
chính là: Giai đoạn chuẩn bị cổ phần hóa, giai đoạn cổ phần hóa và giai đoạn
hậu cổ phần hóa.
Giai đoạn chuẩn bị cổ phần hóa
Chuẩn bị cổ phần hóa là giai đoạn đầu tiên của quá trình cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước tiến hành những
công việc cần thiết nhằm tạo điều kiện về mọi mặt để doanh nghiệp tiến hành
cổ phần hóa thành công. Theo Nghị định số 109 của Chính phủ ban hành
ngày 26/6/2007, Thông tư của Bộ Tài chính số 146/2007/TT-BTC ngày 06
tháng 12 năm 2007 và một số văn bản pháp luật có liên quan thì các doanh
nghiệp nhà nước phải thực hiện một số công việc chính là xử lí tài chính và
xác định giá trị của doanh nghiệp trước khi tiến hành chào bán cổ phần ra thị
trường.
Các quy định về xử lý tài chính của doanh nghiệp trước khi cổ phần
hóa


24
Trước khi tiến hành việc xác định giá trị của doanh nghiệp, công việc

đầu tiên phải tiến hành là xử lí tài chính. Hoạt động này nhằm đảm bảo cho
doanh nghiệp nhà nước ở trong tình trạng tài chính lành mạnh để tiến hành cổ
phần hóa. Doanh nghiệp mại nhà nước sẽ phải thực hiện một số công việc
bao gồm: kiểm kê, phân loại tài sản và xử lí những tồn tại về tài chính; Xử lí
các tài sản thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh, liên kết, những tài sản
không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi;
Xử lí các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả và xử lí các
khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi và một số nguồn tài chính khác.
Trước hết, khi nhận được quyết định cổ phần hóa thì doanh nghiệp nhà
nước có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản mà doanh nghiệp đang
quản lý sử dụng tại thời điểm xác định giá trị của doanh nghiệp. Việc kiểm
kê, đánh giá, phân loại tài sản là vốn bằng tiền, tài sản cho thuê tài chính và
các khoản công nợ của doanh nghiệp phải tuân theo quy định của Thông tư số
146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước tiến
hành kiểm kê đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền
gửi; đối chiếu tài sản là dư nợ tín dụng kể cả dư nợ được theo dõi ngoài bảng;
đối chiếu các tài sản cho thuê tài chính; phân loại các khoản nợ phải thu tồn
đọng đủ điều kiện xử lí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm toán hàng năm theo
chế độ Nhà nước quy định hoặc lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định
giá trị doanh nghiệp. Sau đó, dựa trên cơ sở kết quả kiểm kê, kiểm toán báo
cáo tài chính này, doanh nghiệp nhà nước sẽ tiến hành phối hợp với các cơ
quan có liên quan để chủ động xử lí những tồn tại về tài chính thuộc thẩm
quyền của mình trước khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp. Trong
trường hợp những tồn tại về tài chính không thuộc thẩm quyền xử lí của
doanh nghiệp thì phải báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xem

×