NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TPHCM, Ngày tháng năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô giáo trong
khoa Công nghệ may và Thời trang, chuyên ngành Công nghệ may nói riêng đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô Tạ Vũ Thục Oanh, cô đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp
chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án công nghệ. Trong thời gian làm
việc với cô, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được
tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều
rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này.
Đồng thời xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú cũng như xưởng
may Guston Molinel đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất giúp tôi có một môi trường
tốt để thực hiện đề tài.
Sau cùng, em xin chúc quý công ty thành công và phát triển vững mạnh trong cũng như
ngoài nước, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Công nghệ may và Thời
trang thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là
truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam hiện có hơn 4000 doanh nghiệp dệt may trên cả nước, doanh thu toàn
ngành năm 2012 đạt 20 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm hơn 17 tỷ USD, tạo việc làm
cho 2,5 triệu lao động, đóng góp khoảng 10% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ngành
dệt may Việt Nam được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn lên trở thành trung
tâm dệt may của khu vực Đông Nam Á và là một trong những trung tâm dệt may quan
trọng của thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đang nổ lực mở rộng thị trường quốc tế thông qua việc đẩy
nhanh tiến trình đàm phán tham gia của các hiệp định thương mại tự do với các đối tác,
và hiện tại đã trong những bước cuối cùng để gia nhập Hiệp hội đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương, dệt may luôn là một nội dung quan trọng bởi quy mô và sự ảnh hưởng của ngành
này đến tất cả các nội dung đàm phán như về thương mại và cắt giảm thuế quan; quy tắc
xuất xứ và yêu cầu về tỷ trọng sản xuất trong nước; vấn đề đầu tư; dịch vụ bán lẻ; phân
phối; vấn đề sở hữu trí tuệ và quyền của người lao động; vấn đề chi tiêu công và hoạt
động của doanh nghiệp Nhà nước; vấn đề y tế, môi trường và vệ sinh dịch tễ cùng hàng
loạt vấn đề pháp lý liên quan. Vì vậy, khi hiệp định này được ký kết sẽ có tác động rất lớn
đến ngành dệt may của Việt Nam cả về cơ hội cũng như những thách thức.
Dệt may là lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống lâu đời cũng là thế mạnh
của Tổng Công ty Cổ phần Quốc tế Phong phú. Với công nghệ hiện đại luôn được chú
trọng đầu tư đổi mới và một bề dày kinh nghiệm được đúc kết hơn 50 năm qua, Phong
Phú tự hào mang đến những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã Phong Phú và dịch vụ
chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Công ty luôn tập trung mọi thế mạnh và tiềm năng sẵn có, kích thích khả năng
sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên có kiến thức, tay nghề và kỷ luật lao động.
Đóng góp vào sự thành công là công sức của toàn thể, tập thể cán bộ công nhân viên, các
phòng ban của công ty. Trong đó, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm có vai trò rất
quan trọng trong việc đề xuất được hàng và tạo được thương hiệu uy tín cho công ty.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, khi gia nhập vào WTO, đất nước ta đã có những bước
phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ… Đối thủ canhj tranh cũng tang theo
từng ngày, không chỉ có những đối thủ trong nước mà cả nước ngoài đầu tư vào thị
trường Việt Nam ngày càng nhiều. Để tồn tại được, mỗi doanh nghiệp buộc phải tham gia
vào cuộc đua giành lấy sự tín dụng của khách hàng. Trong cuộc đua này, muốn tồn tại thì
doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng, đây là động lực thúc đẩy phát triển cho những
doanh nghiệp có năng lực thực sự. Ngành may Việt Nam cũng vậy, là một trong những
ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi công ty đều có
chiến lược riêng để tồn tại, để khẳng định vị trí của mình. Nhưng bất kể dùng cách thức
gì thì nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề hàng đầu mà các công ty
lựa chọn.
Đối với Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú có quy trình sản xuất hiện đại, là một
trong những đơn vị có đóng góp rất lớn, đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong
ngành may đứng thứ hai sau dầu thô, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động.
Để khẳng định mình, công ty luôn tập trung mọi thế mạnh và tiềm năng sẵn có, kích thích
khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên có kiến thức, tay nghề và kỷ luật
lao động. đóng góp vào sự thành công là công sức của toàn thể, tập thể cán bộ công nhân
viên, các phòng ban của công ty. Trong đó, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, là một
trong những bộ phận quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, đạt yêu cầu
mà khách hàng đề ra từ đó tạo nên được mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa doanh
nghiệp, với khách hàng và đảm bảo được uy tín của công ty. Lấy chất lượng sản phẩm đặt
lên hàng đầu là phương châm sản xuất của công ty ngay từ ngày đầu thành lập.
1.2. Tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài
Trong qua trình học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh,
nhà trường các thầy cô đã trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết về chuyên
ngành may vào trong thực tế. Với đồ án công nghệ may là điều kiện tốt để em làm quen
với thực tế nhiều hơn, thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn sản xuất. Từ đó
giúp em làm quen với thực tế nhiều hơn, thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết và thực
tiễn.
Như đã biết, quá trình sản xuất sản phẩm may, từ khâu ban đầu đến khâu hoàn tất có
rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi phải đạt yêu cầu chất lượng của công đoạn
đó. Ở mỗi công đoạn đều quan trọng, công đoạn trước quyết định công đoạn sau, không
thể xem nhẹ bất kỳ một công đoạn nào. Nhận thấy kiểm tra chất lượng sản phẩm là một
công đoạn vô cùng quan trong trong suốt quá trình sản xuất, và không thể tránh khỏi yếu
tố ảnh hưởng đến nó. Vì thế, để tìm hiễu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm, cụ thể là sản phẩm áo khoác nỉ. Khi được bước vào môi trường thực tế và trực
tiếp trên chuyền góp phần tạo ra sản phẩm nên em đã chọn đề tài này với mong muốn là
sẽ có kiến thức chuyên sâu hơn để nắm vững được kiến thức về chất lượng sản phẩm.
Đây là những bước đi căn bản đầu tiên trong việc nhìn nhận và đánh giá một công việc
trong ngành may.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Hiểu kỹ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm áo khoác nỉ nói riêng và hiểu
tổng quan về quy trình làm việc của bộ phận KCS. Biết được sự khác biệt giữa thực tế và
lý thuyết đã học
1.4. Giới hạn đề tài
Vì thời gian không cho phép nên tôi chỉ nghiên cứu về thiết kế trong quy trình công
nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm áo khoác nỉ tại Công ty CP Quốc Tế Phong
Phú
1.5. Nội dung đề tài
Gồm có 4 chương
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Nội dung nghiên cứu
Chương 4: Kết luận-đề nghị
1.6. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm áo khoác nỉ (Winter Jacket) tại
Công ty CP Quốc Tế Phong Phú.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thông qua thực tế tại Công ty CP Quốc Tế Phong Phú
Phương pháp nghiên cứu thông qua tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu thông qua chuyên gia:
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan về sản phẩm áo khoác nỉ
2.1.1. Khái niệm
Áo khoác là loại áo choàng bên ngoài, được sử
dụng bởi cả nam lẫn nữ. Tác dụng chính của loại trang phục
này là giữ ấm cơ thể. Áo khoác thường có thiết kế với áo tay
dài và phần thân áo dài hơn so với các loại áo thông thường.
Tùy thuộc vào các loại áo khoác khác nhau, nhà sản
xuất cho ra đời các mẫu, kiểu dáng màu sắc phù hợp với mọi
lứa tuổi. chất liệu có thể là: len, sợi bông, cotton,…ở đây áo
khoác nỉ là sản phẩm làm từ vải nỉ.
2.1.2. Cấu trúc chung
Áo khoác nỉ ở đây hay còn gọi tên chung là Winter Jacket, áo khoác dành cho
mùa đông làm từ chất liệu vải nỉ.
Cấu trúc: áo có kết hợp từ 2 áo đơn lẻ với nhau:
Áo chính: gồm 3 lớp, lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong
Áo nỉ (áo trong): 1 lớp chất liệu 100% là vải nỉ
Mô tả mẫu:
Áo chính
Áo nỉ
2.1.3. Phân loại
Ở thời đại hiện nay áo khoác là trang phục khá quen thuộc trong tủ đồ của quý
ông, quý bà hiện đại. Họ luôn theo đuổi thời trang về áo khoác, ngày càng có nhiều loại
cũng như nhiều mẫu áo khoác đa dạng, họ phân biệt rõ ràng về các loại áo khoác và sự
khác biệt của chúng.
Áo khoác được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:
Phân loại theo chất liệu:
Denim Jacket: áo khoác làm bằng vải denim, thường có tay dài, phía trước gài
nút.
Leather Jacket: áo khoác làm từ da (da thật hoặc da công nghiệp, da PU),
leather jacket thông dụng nhất là biker jacket.
Chino Jacket: áo khoác làm từ vải cotton dày giống chất liệu của quần chino.
Việt Nam hay gọi là áo khác kaki
Winter Jacket: áo khoác đặc biệt dành cho mùa đông, bên trong được làm chất
liệu hút ẩm tốt, bên ngoài là chất liệu khó thấm nước…
Phân loại theo kiểu dáng:
Sản phẩm thời ngày một đa dạng, để cạnh tranh được với nhau các doanh
nghiệp luôn tạo ra những sản phẩm có kiểu dáng độc đáo, đẹp mắt, thẩm mỹ cao, sang
trọng, giúp người tiêu dùng dễ dàng mang về cho mình những sản phẩm phù hợp.
Các loại áo khác khác
Ví dụ một số loại áo khoác như:
*Waistcoat-độ dài từ eo đến thắt lưng: loại áo khoác không có tay áo và
được cài nút phần dưới. Waistcoat đi cùng một bộ 3-pieces suit hoặc đi
riêng một mình không có áo ngoài.
*Jacket-độ dài ngang thắt lưng: là loại áo khoác với độ dài ngang hông đến gần đùi.
Jacket thường mở có nút hoặc dây kéo. Jacket mặc thời trang hoặc có tính năng riêng
(Jacket nhiều túi cho phóng viên, Jacket có cầu vai cho biker, Jacket chống nước…).
*Pea Coat-độ dài từ thắt lưng, ngang đùi, trên đầu
gối: là loại áo khoác chuyên giữ ấm, thông thường có
màu xanh navy với chất liệu len dày. Pea Coat có
lapel lớn, nút lớn bằng kim loại, nhựa hoặc gỗ và túi
trổ dọc.
*Áo gió: là một chiếc áo khoác mỏng hơn, nhẹ hơn
không thấm nước, làm từ PVC (vải dù) hoặc nylon.
Không giống như các loại áo khoác khác là giữ ấm cơ
thể khi trời rét, loại vải may áo này cho người mặc
thoải mái và mát hơn, tránh gió và có thể mặc khi trời
nóng.
*Áo chui đầu: áo khoác trùm đầu (hay gọi áo hoodie theo
tiếng anh) là loại áo có mũ trùm đầu, với dạng không có dây
kéo khóa trước ngực, người mặc phải chui đầu vào áo giống
một chiếc áo thun.
*Áo khoác phao: hay còn gọi là áo béo, là lạo áo khoác dày,
có mũ trùm đầu. Áo được may bằng loại vải không thấm
nước, chóng lại thời tiếc rét lạnh và gió.
Áo khoác bóng chày, áo khoác măng tô, áo cape,…
2.1.4. Công dụng
Ngoài dụng ý tạo nên thời trang cho áo khoác ngoài thì công dụng của áo
khoác cũng chủ yếu là: chống lạnh, giữ ấm, che nắng, che mưa,…
2.1.5. Lựa chọn áo khoác nỉ
Mỗi khi đông đến, không khí lạnh bắt đầu vay kính lấy con người, lúc đó nhu
cầu chọn một loại áo khoác cho mình lại trở thành nhu cầu thiết yếu ngay lúc đó để đáp
ứng điều kiện thời tiết hiện tại. Đặc biệt đối với thời tiết lạnh tại các nước Châu Âu, áo
khoác là nhu cầu không thể thiếu, ngoài để giữ ấm mà còn là món đồ thể hiện phong cách
của mình. Để đối trọi với thời tiết như thế Công ty Cổ phần Quốc Tế Phong Phú đã tạo ra
một sản phẩm dành riêng cho mùa đông, đáp ứng đúng nhu cầu với chất lượng phù hợp,
Winter Jacket là sản phẩm tốt nhất, sản phẩm nhiều lớp giúp giữ ấm tốt nhất cho cơ thể,
với thời trang đẹp mắt, còn tiện lợi cho những ai có xu hướng thích đi phượt thì Winter
Jacket luôn đáp ứng được điều kiện đo. Vì thế, việc lựa chọn Winter jacket là lựa chọn
hàng đầu cho màu đông.
Có hai cách để lựa chọn áo khoác: Theo dáng người và theo Quốc gia.
Theo dáng người: Con người sống không thể thiếu những nhu cầu mà cơ bản nhất là nhu
cầu ăn, mặc và ở. Ngày nay, khi đã “đủ ăn”, “đủ ở” thì “đủ mặc” trở thành nhu cầu bức
thiết. Trang phục giúp con người hòa hợp với thiên nhiên, tô điểm cho cuộc sống, thể
hiện cái tôi, khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đây là nền tảng cốt yếu cho ngành
công
nghiệp thời trang phát triển.
Biết rõ ưu nhược điểm của cơ thể là tín đồ đã nắm giữ đến 80% thành công trong việc
chinh phục cái sự mặc đẹp.
Có thể bạn không đẹp, nhưng vẫn khiến người khác ngước nhìn vì cách trang điểm, phối
đồ hài hòa, đó mới được gọi là thành công. Không phải ai sinh ra cũng may mắn sở hữu
vóc dáng chuẩn, số đo ba vòng hoàn hảo. Với những người thông minh, họ luôn nắm rõ
những điểm yếu cơ thể để có thể chọn trang phục phù hợp.
Theo Quốc gia: Sản phẩm winter jacket là sản phẩm tạo ra để khống chế cái lạnh khắc
nghiệt của các nước Châu Âu.
Được biết, mùa đông tại các nước Châu Âu là vô cùng khắc nghiệt và nhiệt độ sẽ xuống
đến mức nếu bạn không thể giữ đủ ấm thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Con người có rất
nhiều cách để giữ ấm, bằng các thiết bị có thể giúp chúng ta chống chọi với thời tiết lạnh
giá của mùa đông. Thế nhưng cách tốt nhất và nó luôn giúp ta giữ ấm mọi lúc mọi nới, đó
chính là chiếc áo khoác dành cho mùa đông (winter jacket), loại sản phẩm áo khoác được
thiết kế dành riêng cho mùa đông, giúp con người có thể di chuyển đi nhiều nơi mà
không phải trốn lạnh trong các lò sưởi tại nhà, mà có thể đi phượt hay đi đâu đó vào mùa
đông, vui chơi thỏa thích vào mùa đông mà không lo cái lạnh ảnh hưởng đến cơ thể.
Chính vì vậy, winter jacket la lựa chọn tốt nhất cho mùa đông với những con người tại
Châu Âu.
2.2. Tổng quan về chất lượng sản phẩm may (CLSP)
2.2.1. Khái niệm
Trên thế giới, khái niệm về chất lượng sản phẩm đã từ lâu luôn gây ra những tranh
cãi phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các khái niệm về chất lượng nói
chung và chất lượng sản phẩm nói riêng được nêu ra dưới các góc độ khác nhau của mỗi
cách tiếp cận, mỗi cách nhìn nhận riêng biệt.
Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự vật,
hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác
hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác. Chất lượng của
khách thể không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách thể như
một khối thống nhất bao chùm toàn bộ khách thể. Theo quan điểm này thì chất lượng đã
mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó không phù hợp với thực tế đang đòi
hỏi một khái niệm về chất lượng vừa mang tính đơn giản vừa dễ hiểu và có tính chất
quảng bá rộng dãi đối với tất cả mọi người, đặc biêt là với người tiêu dùng, với các tổ
chức, hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ cũng như với các phương pháp
quản trị chất lượng trong các tổ chức các doanh nghiệp
Có rất nhiều khái niệm về chất lượng, một số khái niệm khác về chất lượng sản phẩm
cũng được đưa ra nhằm bổ xung cho các khái niệm đã được nêu ra trước đó. Cụ thể theo
các chuyên gia về chất lượng thì chất lượng là:
- Sự phù hợp các yêu cầu.
- Chất lượng là sự phù hợp với công dụng.
- Chất lượng là sự thích hợp khi sử dụng.
- Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.
- Chất lượng là sự phù hợp các tiêu chuẩn (Bao gồm các tiêu chuẩn thiết kế và các
tiêu chuẩn pháp định)
- Chất lượng là sự thoả mãn người tiêu dùng.
+ Theo tiêu chuẩn ISO – 8402 /1994. Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể
tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã xác định hoặc cần đến.
+ Theo định nghĩa của ISO 9000/2000. Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc
tính vốn có đáp ứng được các yêu cầu.
+ Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Chất lượng là tổng thể các chi tiêu, những đặc
trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với công
dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất.
Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên
những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất. Đó là sự phù hợp với yêu
cầu. Yêu cầu này bao gồm cả các yêu cầu của khách hàng mong muốn thoả mãn những
nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý
khác. Với nhiều các khái niệm dựa trên các quan điểm khác nhau như trên, dovậy trong
quá trình quản trị chất lượng cần phải xem chất lượng sản phẩm trong một thể thống nhất.
Các khái niệm trên mặc dù có phần khác nhau nhưng không loại trừ mà bổ xung cho
nhau. Cần phải hiểu khái niệm về chất lượng một cách có hệ thống mới đảm bảo hiểu
được một cách đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất về chất lượng. Có như vậy, việc tạo ra các
quyết định trong quá trình quản lý nói chung và quá trình quản trị chất lượng noí riêng
mới đảm bảo đạt được hiêụ quả cho cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
hay tổ chức.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLSP may
2.2.2.1. Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, cấu
thành thực thể sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào chất
lượng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình
cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá
trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, sản phẩm ra đời với chất lượng cao. Ngược lại,
không thể có được những sản phẩm có chất lượng cao từ nguyên liệu sản xuất không bảo
đảm, đồng bộ hơn nữa nó còn gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mà doanh nghiệp có thể bảo đảm được việc cung ứng
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất với chất lượng cao, kịp thời, đầy đủ và đồng bộ.
Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như doanh nghiệp xác lập thiết kế mô hình dự
trữ hợp lý; hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở nghiên cứu đáng giá
nhu cầu về thị trường (cả đầu vào và đầu ra), khả năng tổ chức cung ứng, khả năng quản
lý.
2.2.2.2. Quy trình công nghệ
2.2.2.2.1.Thiết kế
Thiết kế là quá trình đầu tiên để chế tạo nên sản phẩm có chất lượng. Thiết kế
góp phần tạo nên sản phẩm, chất lượng sản phảm có hay không cũng do mẫu mã sản
phẩm có hợp mắt khách hàng hay không. Nếu không có thiết kế thì làm sao có những sản
phẩm đa dạng hoặc có thể tạo nên sản phẩm. Chính vì vậy yếu tố thiết kế là yếu tố cực kỳ
quan trọng trong sản xuất. Người thiết kế tạo nên mẫu mã cho sản phẩm nếu sản phẩm
không đẹp, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sản phẩm xem như không có
chất lượng…
2.2.2.2.2.Kỹ thuật lắp ráp
Một sản phẩm đẹp mắt, thì yêu cầu một thợ may phải tận tình chau chuốt sản
phẩm ấy, không những thế người thợ may còn hiểu rõ các kỹ thuật để thao tác nhanh
nhẹn chính xác và thẫm mỹ, mang lại sản phẩm đẹp đến từng đường kim mũi chỉ, không
những thế nếu hiểu rõ về kỹ thuật lắp ráp có thể hoàn tất nhanh một sản phẩm rút ngắn
thời gian, tăng năng suất, sản phẩm lại đạt chất lượng.
2.2.2.2.3.Các định mức kỹ thuật
Mỗi sản phẩm được tạo ra, đầu tiên để tạo ra nó người nhân viên viên kỹ thuật
luôn kỹ càng tạo ra những định mức cho sản phẩm ấy, vì mỗi sản phẩm, mỗi một vật liệu
tạo nên sản phẩm ấy đều có một định mức nhất định và chính xác để tạo nên sản phẩm
chất lượng.
2.2.2.2.4.Tài liệu kỹ thuật
Tài liệu kỹ thuật đòi hỏi người soạn thảo văn bản phải có kỹ thuật soạn thảo
văn bản kỹ thuật (tài liệu kỹ thuật) thật tốt. Trong doanh nghiệp bộ phận soạn thảo văn
bản cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vì khi bộ phận
chế tạo một sản phẩm thì dựa vào số liệu trong tài liệu kỹ thuật mà chế tạo sản phẩm.
Nếu như tài liệu kỹ thuật sai thì dẫn đến cả lô hàng sản xuất ra cũng sai. Không chỉ ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến việc uy tính công ty bị giảm
xuống vì không xuất hàng kịp thời.
2.2.2.3. Cơ sở vật chất
Là yếu tố cơ bản quyết định nên chất lượng sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải
cải tiến trang thiết bị cơ sở vật chất liên tục. Đối với doanh nghiệp tự động hóa dây
chuyền sản xuất hàng loạt thì trang thiết bị, cơ sở vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp, có thể do máy móc bị trục trặc hư hỏng trong khi sản
xuất, trong trường hợp đó bắt buộc phải ngừng sản xuất dẫn đến chậm tiến độ hoạt động
của công ty, gây chậm trễ giao hàng… Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một
trong những yếu tố cơ bản, quyết định tới chất lượng sản phẩm.
Trình độ hiện đại, tính đồng bộ và khả năng vận hành công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới
chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, thật khó tin rằng với trình độ công nghệ,
máy móc ở mức trung bình mà có thể cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao. Ngược
lại, cũng không thể nhìn nhận rằng cứ đổi mới công nghệ là có thể có được những sản
phẩm chất lượng cao, mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguyên vật
liệu, trình độ quản lý, trình độ khai thác và vận hành máy móc, thiết bị
Đối với các doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt thì
chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, trình độ của các doanh nghiệp về
công nghệ, thiết bị máy móc phụ thuộc vào rất nhiều và không thể tách rời trình độ công
nghệ thế giới. Bởi nếu không, các nước, các doanh nghiệp sẽ không thể theo kịp được sự
phát triển trên thế giới trong điều kiện đa dạng hoá, đa phương hoá. Chính vì lý do đó mà
doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị
trường thì doanh nghiệp đó cần có chính sách công nghệ phù hợp và khai thác sử dụng có
hiệu quả các công nghệ và máy móc, thiết bị hiện đại, đã đang và sẽ đầu tư.
2.2.2.4. Con người
Con người luôn là yếu tố quyết định. Bởi lẽ, các yếu tố đều do con người làm
chủ, do con người hoạt động và là do con người tạo nên chúng, vì thế con người luôn là
yếu tố quyết định tạo nên chất lượng sản phẩm. Cho dù có cơ sở vật chất hiện đại, trình
độ tay nghề, ý thức con người không có thì làm sao có thể tạo nên một sản phẩm hoàn
thiện huống gì là một sản phẩm có chất lượng.
Chương 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về Công ty CP Quốc Tế Phong Phú
Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển công ty
Được thành lập năm 2007 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty CP Phong Phú,
Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú là bước phát triển mới của Tổng Công ty trong lĩnh
vực phát triển chuỗi giá trị may mặc-được xác định là ngành cốt lõi của Tổng Công ty.
Sau khi thành lập Công ty được tiếp nhận quản lý hai Nhà máy May từ Tổng Công ty
Phong Phú đó là nhà máy May Phong Phú Guston Molinel chuyên sản xuất Workwear
xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Nhà máy May Jeans Xuất Khẩu chuyên sản xuất
hàng Jeans xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 2009, Công ty thành lập them nhà máy
Wash thời trang tại các địa điểm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Long An…
Kế thừa và tiếp nối truyền thống của Tổng công ty CP Phong Phú, ngay từ những
buổi đầu mới thành lập, Ban lãnh đạo Công ty đã nhanh chống xây dựng bộ máy quản lý,
cơ cấu tổ chức Công ty hoạt động theo mô hình quản lý tiên tiến và hiệu quả.
Bước vào giai đoạn thử thách mới, lãnh đạo và toàn thể CBCNV Công ty Cổ phần
Quốc tế Phong phú đã và đang phát huy những lợi thế sẵn có biến thách thức thành cơ
hội để hoàn thành tốt xứ mệnh của mình theo đúng mục tiêu định hướng của Tổng Công
ty CP Phong Phú khẳng định được thương hiệu “Phong Phú Jeans” trên toàn quốc. Vừa
qua công ty đã vinh dự nhận danh hiệu “Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành
may Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn Hiệp Hội dệt may Việt Nam và Hiệp Hội
Da giày Việt Nam phối hợp tổ chức.
Sau khoảng thời gian tổ chức lại hệ thống may mặc cũng như khởi động hàng loạt
các dự án may mặc để nâng cao nâng xuất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Đầu năm 2012 đánh dấu một bước phát triển mới của Công ty khi tiếp tục duy trì
và phát triển lên tầm cao mới các Chi nhánh/Nhà máy đã được xây dựng và đưa vào hoạt
động như:
• Xưởng may Phong Phú Guston Molinel
• Chi Nhánh Tp. HCM
• Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Long An.
• Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Nha Trang.
• Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Đà Nẵng.
• Nhà máy Thời Trang Phong Phú.
• Nhà máy May Thời Trang Phong Phú – Thủ Đức.
• Nhà máy May Jean Xuất Khẩu (Khu A-Khu B).
Song song đó trong năm 2012 lần lượt cho ra đời các nhà máy:
• Nhà máy Thun Xuất Khẩu Phong Phú Sài Gòn.
• Nhà máy Phong Phú Phú Yên.
• Điểm nghiên cứu ứng dụng và phát triển thời trang Phong phú…vv…
Nhìn lại khoảng thời gian một năm làm việc đứng trước tình thế muôn vàn khó
khan của kinh tế thế giới và trong nước. Tập thể Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú với
phương châm: “Hiệp lực cùng phát triển” trên dưới một long đoàn kết để gặt hái them
được nhiều thành công tốt đẹp.
Cùng với sự chuyển mình của các ngành công nghiệp nói chung và ngành may
mặc nói riêng, công ty đã dần thay đổi công nghệ sản xuất lao động và từ đó thu nhập cho
cán bộ-công nhân viên dần được cải thiện.
Với những kết quả đó, Công ty đã làm hài lòng các khách hàng khó tính trong và
ngoài nước. Uy tín được nâng cao, có nhiều lãnh đạo và các vị khách quý ghé thăm, tham
quan và làm việc.
Ngoài ra, Công ty cũng đặc biệt chú trọng đến thị trường nội địa phục vụ tiêu dùng
trong nước nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước “Người Việt Nam dùng hàng
Việt Nam”. Công ty đã mạnh dạn thành lập Công ty Cổ phần Thời Trang Quốc tế Phong
Phú để đẩy mạnh thị trường nội địa. Hiện nay sản phẩm mang thương hiệu của Phong
Phú như: POP, Enriche, Town Streets, Jolie Maison…đã xuất hiện ở hầu hết các vùng
miền trong cả nước và được người tiêu dùng ưa chuộng do tính thời trang, giá cả phù
hợp, chất lượng vượt trội. Từ những kết quả đạt được, Công ty đã mở nhiều đại lý cửa
hàng không những trên địa bàn Tp. HCM mà còn ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai,
Long An…và các Trung tâm thương mại, chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ
Tên tiếng anh: Phong Phu Joint Stock Company (PPJ)
ĐC: Số 48, Đ. Tăng Nhơn Phú, KP3, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP. HCM
Tên viết tắt: PPJ
Fax: 84-837281846
Website:
ĐT: (08) 7305 6886 fax: (08) 37.281.846
Giới thiệu về xưởng may Guston Molinel
Xưởng may Phong Phú Guston Molinel (PPGM) được thành lập năm 1991 theo
Hợp đồng hợp tác sản xuất giữa Tổng Công ty Phong Phú và Công ty Guston Molinel,
sản xuất các loại sản phẩm may mặc bảo hộ lao động chuyên dùng có chất lượng cao để
phục vụ và xuất khẩu
PPGM hiện đặt cơ sở tại Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, hệ
thống nhà xưởng khang trang trải rộng trên khu vực gần 6.000m
2
.
PPGM có 800 cán bộ công nhân viên làm việc hai ca. Hàng năm, xuất khẩu
khoảng 2 triệu sản phẩm sang các nước Châu Âu và Châu Á.
Sản phẩm đáp ứng cho nhiền ngành như: Công Nghiệp sản xuất, xây dựng, đóng
tàu, thực phẩm, hàng không, hàng hải, khách sạn, nhà hàng, Dịch vụ y tế, áo quần công
sở, áo quần dạo phố… với chủng loại đa dạng:
Áo liền quần có tay, Áo liền quần không tay, Quần yếm, Quần Tây, Quần jean,
Quần short, Áo blouse, Áo Blouson, Áo chemise, Áo quần bếp, Tablier, Áo quần mùa
đông, Áo quần bảo hộ vận động viên thể thao.
Sản phẩm được sản xuất qua các giai đoạn theo qui trình:
NGUYÊN PHỤ LIỆU
CẮT MAY ỦI ĐÓNG KIỆN
THÀNH PHẨM
Trong quá trình sản xuất, sử dụng hơn 500 máy may và máy chuyên dùng các
loại
PPGM luôn quan tâm đến:
CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG – TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Hiện tại PPGM được thiết lập và
duy trì các hệ thống quản lý sản xuất theo
yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001,
ISO 14001, SA8000trong toàn
bộ hệ thống sản xuất tại PPGM.
3.2. Quy trình sản xuất mã
hàng
Mã hàng 81219 winter
jacket
3.2.1. Chuẩn bị vật tư,
nguyên vật liệu
Chuẩn bị tất cả những gì liên quan đến vật tư, nguyên vật liệu, tính chất nguyên
vật liệu, định mức nguyên phụ liệu, cân đối nguyên phụ liệu.
Đề đảm bảo chất lượng từ đầu cần kiểm tra kỹ từ khâu chuẩn bị
- Kiểm tra kỹ nguyên phụ liệu khi chưa tiến hành sản xuất và kiểm tra lại về qui
cách, màu sắc, phẩm chất… của nguyên phụ liệu khi đã may thành phẩm xem có
đạt yêu cầu hay không ( đúng hay sai vị trí, có an toàn trong sử dụng hay không,
có sử dụng được hay không ).
- Việc đảm bảo tốt chất lượng nguyên phụ liệu sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng của sản phẩm đầu ra. Để đáp ứng điều này, khi lựa chọn các nhà cung cấp
và sản phẩm mua vào phải xác định kỹ các tiêu chuẩn để có sự đánh giá và lựa
chọn thích hợp. Bộ phận kho sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả nguyên phụ liệu
nhập về số lượng và chất lượng dưới sự quản lý của phòng kế hoạch công ty.
- Sản phẩm đạt chất lượng nếu đáp ứng nhu cầu chất lượng về nguyên phụ liệu, vi
vậy, việc đảm bảo chất lượng nguyên phụ liệu có vai trò rất lớn. chính vì thế, khi
lựa chọn nhà cung cấp và sản phâm đặt mua, cần phải xem xét thật kỹ lưỡng các
tiêu chuẩn chất lượng để có sự đánh giá và chọn lựa thích hợp
Tất cả những thông tin về nguyên phụ liệu cần được nhân viên kiểm tra chất lượng
tổng hợp và báo cáo cho phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật biết để có kế hoạch sử dụng
nguyên phụ liệu va giác sơ đồ cho chính xác.
Sau khi kiểm xong, nhân viên kiểm tra cần phải dán nhãn xác nhận đã kiểm vải và
tính số điểm lỗi trung bình. Mức độ lỗi cho phép tùy thuộc vào từng khách hàng.
Nếu hàng đạt sẽ được nhập về kho tạm chứa. Nếu vải kiểm trên 10% tổng số mà bị
loại, tiếp tục kiểm thêm 15% nếu kết quả lỗi vẫn cao, thì phải tiến hành kiểm 100% lô
vải. Nếu chất lượng nguyên phụ liệu không đạt yêu cầu thì cần thông báo với ban giám
đốc để khiếu nại với khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tiến
độ sản xuất.
Cách kiểm tra nguyên phụ liệu và những lỗi thường gặp:
Nội dung kiểm tra Những lỗi thường gặp
Nguyên liệu
-Kiểm tra màu sắc, cấu trúc: thấy có khác
biệt phải báo với phòng kế hoạch để làm
việc với nhà cung cấp.
-Kiểm tra khổ vải: phải đo chính xác, đo
đầu, giữa và cuối cây.
-Kiểm tra chiều dài cây vải: dựa theo
đồng hồ đo gắn trên máy.
-Kiểm tra độ co dãn
-Kiểm tra loang màu (Kiểm tra giữa hai
bên sườn, sườn với trung tâm, giữa 2 đầu
cây vải).
-Kiểm tra độ khác màu: thấy có khác biệt
phải để riêng mẻ nhuộm và kiểm 100% số
lượng mẻ nhuộm này.
-Kiểm tra lỗi trong cây vải (kiểm bằng
-Về sợi: lỗi sợi, sợi không đều, vải bị rút
sợi ngang, bị nhàu, xéo canh vải, sai chiều
tuyết, vải có mùi, sót sợi, lủng lỗ, vết lằn,
đường sọc vải, gút sợi, lỗi dệt hoa văn
-Lỗi nhuộm: đốm nhuộm hoặc sọc
nhuộm, tông màu, loang màu, vết sọc do
nhuộm không đều, khác màu hoặc nhuộm
khác màu trên cùng thân, in thêu bị bung,
nứt gẫy
-Lỗi hoàn tất: sợi xiên hoặc vòng cung,
nếp gấp, nhăn, vết xước, rách
-Lỗi vệ sinh: vết dầu mỡ, vết bẩn
máy với tốc độ 25 đến 30m/ phút).
Phụ liệu
-Kiểm tra số lượng chất lượng phụ liệu
-Tất cả phụ liêu nhận về phải được kiểm
tra đối chiếu với bảng màu được duyệt :
kiểm tra về màu sắc, chủng loại, size, các
ký hiệu trên phụ liệu.
-Lấy mẫu kiểm trong thùng carton: kiểm
tra kích thước, nội dung ghi trên mã hàng
-Sai qui cách, chủng loại, kích thước,số
lượng, trọng lượng
-Dơ, mất sợi, lỏng sợi, lỗi dệt, nối chỉ
dệt, thun bị đứt
-Bao bì ghi nhãn khác với tài liệu cung
cấp
-Trầy xước, lem chữ, khác màu
3.2.2. Chuẩn bị kỹ thuật
Chuẩn bị mọi thứ về công nghệ. Bộ tiêu chuẩn kỹ được nhân viên phòng kỹ
thuật lập ra sau khi nhận thông tin mã hàng từ khách hàng, bộ tiêu chuẩn được chuẩn bị
đầy đủ và kỹ càng. Bảng thiết kế chuyền và bố trí mặt bằng phân xưởng cũng được chuẩn
bị và kiểm tra cẩn thận.
TRÁCH NHIỆM
BƯỚC
CÔNG VIỆC
HƯỚNG DẪN
1. Trưởng nhóm
TCKT
Mã hàng
mới/yêu cầu
sửa đổi
− Nhận TCKT mới hoặc thông tin thay đổi của
khách hàng.
− Xem xét nội dung
− Vô sổ nhận mẫu (QP-75-01-F01)
2. Nhóm TCKT
Thiết lập/ sửa
đổi
− Thiết lập mới:
− Soạn thảo nội dung
− Đặt tên theo mã hàng qui định.
− Ghi rõ tài liệu tham khảo vào trang sửa đổi
tài liệu.
− Sửa đổi:
− Sửa đổi theo yêu cầu mới
− Ghi rõ nội dung sửa đổi và tài liệu tham
khảo vào trang theo dõi sửa đổi tài liệu.
3. TBP kỹ thuật
Xem xét
phê duyệt
− Xem xét TCKT mới hoặc TCKT sửa đổi tài
liệu tham khảo của khách hàng:
• Không đồng ý : yêu cầu nhóm TCKT thực
hiện lại
• Đồng ý : ký phê duyệt cho ban hành tài liệu.
4. Nhóm TCKT Ban hành
− Đóng dấu “BẢN CHÍNH” mặt sau mỗi
trang TCKT gốc.
− Nếu là TCKT sửa đổi thì trang TCKT có sửa
đổi phải được hủy bỏ và thay thế bằng trang
mới.
− Cập nhật vào Danh Sách Tài Liệu Kỹ Thuật
Hiện hành (QP-42-03-F01)
− Lưu TCKT gốc tại Bộ Phận Kỹ Thuật (đính
kèm tài liệu tham khảo của khách hàng).
5. Nhóm TCKT
Phân phối
Thu hồi
(nếu có sửa
đổi)
− Từ TCKT gốc copy nội dung nội dung phân
phối.
− Đóng dấu “KIỂM SOÁT” trên trang đàu của
bản copy
− Nếu là TCKT sửa đổi, phải thu hồi TCKT
cũ, hủy bỏ trang sửa đổi tahy thế bằng trang
mới.
− Ghi nhận việc phân phối vào Danh Sách
Phân Phối Tài Liệu Kỹ Thuật (QP-42-03-
F02)
3.2.3. Công đoạn cắt
Là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ chu trình may, chất lượng của nó đóng vai trò
quan trọng, ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng của các công đoạn sau này. Vì vậy, tại phận
xưởng cắt phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng thành phẩm tại phân xưởng may. Quy trình này hằng năm đều được đánh giá lại.
Nhờ đó mà chất lượng của thành phẩm tại phân xưởng cắt nói riêng và chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp nói chung của những thay đổi đáng kể. Những sai hỏng bao gồm
ở các chi tiết, các lỗi sai hỏng chủ yếu như cắt sai, làm vải phai màu, rơi chi tiết làm dơ
sản phẩm,…
Công việc tại phân xưởng cắt. Thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan tới quá trình kiểm
tra, giám sát. Trách nhiệm của nhân viên kiểm soát chất lượng cắt bao gồm giúp cho tổ
trưởng tổ cắt, giám đốc nhận dạng các vấn đề phát sinh trong quá trình cắt và nghiên cứu
đến các nguyên nhân gây ra sai lỗi, đưa ra các hành động khắc phục sửa chữa kịp thời
Thủ tục kiểm tra cắt
Việc kiểm soát chất lượng trong công đoạn cắt được thực hiện từ khâu trải vải cho
tới khi các bán thành phẩm được hoàn thành chuẩn bị đưa vào may. Việt kiểm soát tốt
chất lượng của khâu cắt sẽ là tiền đề quan trọng cho việc đảm bảo chất lượng trong các
khâu tiếp theo góp phần vào việc nâng cao chất lượng thành phẩm.
- Lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra
Việc kiểm tra có đạt hiệu quả không hoàn toàn phụ thuộc vào việc chọn mẫu để
kiểm tra. Người kiểm tra không nên ban hành một lộ trình cụ thể, chẳng hạn như sáng
kiểm tra bộ phận cắt, chiều kiểm tra bộ phận may điều này dẫn tới việc đối phó, chống
chế nên việc kiểm soát không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhân viên kiểm tra phải cố
gắng tạo ra được sự cân bằng trong việc lấy mẫu và năng lực cắt (điều này có nghĩa là
việc lấy mẫu ngẫu nhiên phải được thực hiện sau cho tương xứng với năng lực và các
hoạt động cắt).
Được thực hiện theo qui trình: tổ cắt chịu trách nhiệm thực hiện
Lãnh vảitrải vảikhoan dấucắt và phối bàn kiểm soát qua trình cắt BTPđánh số
Lưu ý: ở mã hàng này áo nỉ phải được xổ vải 24 giờ trước khi cắt
Lãnh vải:
- Nhận vải tại kho nguyên phụ liệu theo phiếu lãnh vải
- Kiểm tra màu, loại vải trên tem củ nhà sản xuất đúng yêu cầu
- Dùng thước dây kiểm tra khổ vải trên cây phù hợp với sơ đồ (thước dây phải có tem hiệu
chuẩn của Bộ phận Đảm Bảo Chất Lượng)
- Ghi số vải thực lãnh vào phiếu lãnh vải
- Chuẩn bị khung sắt, xe lắc tay sạch sẽ, an toàn
Xếp vải đặt ngay ngắn lên khung sắt, dùng xe lắc tay chuyển về khung chuẩn bị
của tổ cắt. Khi sắp xếp, vân chuyển chú ý không làm dơ hay hư hỏng vải
- Hoàn trả lại kho: Lưu ý sắp xếp, vận chuyển không làm dơ hay hư hỏng vải.
• Khi vải kém chất lượng: yêu cầu TBP ĐBCL xác nhận trên từng cây vải.
• Khi lãnh dư định mức: ghi loại vải, màu, số lượng còn lại của từng cây vải.
Trải vải: công nhân thực hiện
Là đặt chồng nhiều lớp vải lên nhau, cùng loại khổ vải, chiều dài lên bàn vải, đặt
sơ đồ lên bàn vải, cắt theo sơ đồ. Khi cắt một chi tiết sản phẩm ta được cùng một lúc
nhiều chi tiết giống nhau với số lượng bằng số lớp trên mặt vải.
- Chuẩn bị bàn trải, thiết bị, dụng cụ sạch sẽ, an toàn, tránh dơ hư hỏng vải. Đặt sơ đồ lên
bàn trải, lấy dấu chiều dài và đo khổ sơ đồ.
- Căn cứ mã hàng chuẩn bị trải, kiểm tra đối chiếu TCKT (tên vải, code vải)
Kiểm tra khổ vải có phù hợp với sơ đồ trải, khổ vải tính từ bờ trong giữa 2 biên
vải từ
1cm < khổ vải < 0.5cm so với sơ đồ là phù hợp. Kiểm tra sự loang màu giữa 2
biên không khác qua rõ so với mắt thường.
- Ghi phiếu kiểm tra sơ đồ / trải vải/ khoan dấu/ cắt-phối/ đánh số.
- Tiến hành trải, giữ vải thẳng, canh 1 bên biên thẳng, đủ số lớp theo yêu cầu, trải đúng kỹ
thuật, mặt bàn trải phẳng không dợn sóng, hai đầu bàn chừa 1cm theo sơ đồ và đồng đều.
- Cắt mẫu vải khoảng 10cm ở cuối roll đính tem vải vào lưu lại (thời gian lưu theo phiếu
kiểm tra sơ đồ / trải vải/ khoan dấu/ cắt-phối/ đánh số), trên tem phải có ghi OF mã hàng
mà trải. Nếu không sử dụng hết roll vải, đính tem vải vào phần còn lại của roll vải để
người sau trai tiếp có thể kiểm tra.
- Đặt sơ đồ giấy lên lớp vải trên cùng, ghim kim để giữ sơ đồ không bị xê dịch.
Khoan dấu: công nhân thực hiện
- Chuẩn bị máy khoan sạch sẽ, an toàn, không làm dơ hư hỏng vải
- Chọn kim đúng tiêu chuẩn:
• Kim 1mm dùng cho vải có polyester.
• Kim 1.5mm dùng cho vải 100% cotton.
- Kiểm tra cự ly cần khoan của kim, điều chỉnh đúng độ dày của bàn trải.
- Lót ván mỏng dưới lớp cuối cùng của bàn trải ngay vị trí cần khoan.
- Đặt máy khaon lên bàn trải, canh giọt nước trên máy làm chuẩn.
- Khoan dấu:
• Chia đôi bàn trải theo chiều dọc, bắt đầu khoan hết một bên từ đầu bàn đến cuối bàn, sau
đó khoan tiếp bên còn lại.
• Để tránh sót dấu khoan, phải khoan hết các dấu trên cùng một chi tiết (dấu +) rồi mới
sang chi tiết khác.
- Kiểm tra lại bàn trải đã khoan dấu.
Cắt và phối bàn: công nhân thực hiện
Cắt:
- Kiểm tra máy cắt, dao cắt thích hợp. Sử dụng phải theo đúng qui trình vận hành.
- Vệ sinh bàn cắt, máy cắt, dao cắt sạch sẽ, an toàn để không làm dơ hay hư hỏng vải-lưu ý
khi chuyển từ bàn cắt vải màu đậm sang bàn cắt vải màu sáng.
- Tiến hành cắt từ đầu bàn vải, cắt rời từng chi tiết một theo đường vẽ trên sơ đồ giấy
- Bấm đúng cự ly và đầy đủ các dấu dấu được khoanh bút đỏ
- Kiểm tra các chi tiết đã cắt, đồng thời phát hiện dấu khoan còn sót
*lưu ý: nếu có 1 hay nhiều người cắt thì phải cắt từ cùng một đầu bàn, không được
cắt từ hai phía tránh tình trạng sơ đồ bị đùa, lệch dấu khoan và ảnh hưởng đến các chi tiết
sau cùng.
Phối bàn:
- Phối bàn theo mã số trên chi tiết của sơ đồ (A theo A, B theo B, …)
- Kiểm tra số lượng chi tiết đã cắt đúng với số lượng ghi trên sơ đồ mini
- Vải thừa bỏ vào bao, quét sạch bàn cắt, chuẩn bị cắt tiếp bàn khác
- Chuyển bàn phối sang đánh số.
Kiểm soát qua trình cắt bán thành phẩm:
Đánh số : công nhân thực hiện
- Chuẩn bị đánh số, ngăn xếp bán thành phẩm (BTP) sạch sẽ, an toàn để không làm dơ hay
hư hỏng BTP.
- Đánh số:
• Xác định mặt vải:
o Thông thường đánh số, lên bề mặt trái vải, nếu không có qui định riêng.
o Vải màu tối dùng bút sáp trắng, vải màu sáng dùng bút chì.
• Số thứ tự đánh trước, số cỡ đánh sau (ví dụ: 1/50).
• Trong một tập chỉ đánh số lớp đầu và lớp cuối. Chi tiết có ép keo, ép nhãn phải đánh số
100% và để riêng.
• Vị trí đánh số theo sơ đồ mini của từng mã hàng.
- Bóc tập:
• Theo số thứ tự từ 5 đến 10 sản phẩm tùy theo mã hàng.
• Riêng hàng áo gió do có nhiều chi tiết nên phải bóc tập theeo từng bó 5 sản phẩm.
- Phối kiện:
• Kiểm tra số lượng chi tiết theo sơ đồ mini.
• Ghi rõ vào tem phối bàn, số hợp đồng, mã hàng, OF/list, màu, số lượng, số thứ tự, cỡ
vóc, tổ may, tên người đánh số, tên người cắt.
• Xếp chi tiết nhỏ bên trong chi tiết lớn bên ngoài, buộc dây thành một bó có cột tem đã
ghi.
• Ghi phiếu theo dõi Đôn số để ca sau đánh số đôn theo.
• Xếp lên ngăn BTP của mỗi tổ.
3.2.4. Công đoạn may
Phương pháp kiểm tra công đoạn may
Yêu cầu
- Khi bắt đầu đưa bán thành phẩm vào chuyền phải có đầy đủ các tài liệu: Bảng màu,
Tài liệu kỹ thuật của khách hàng, bảng góp ý, sản phẩm mẫu đối của khách hành,
tiêu chuẩn kỹ thuật (FOB), sản phẩm mẫu gốc.
- Các công đoạn sản xuất ở chuyền may trước khi tiến hành lắp ráp sản phẩm may
phải kiểm tra có đúng số, đúng tập, đúng bàn. May xong sản phẩm phải cắt chỉ
sạch sẽ, xếp gọn gàng ngăn nắp, cột hàng đúng quy định, phải tự kiểm tra chất
lượng sản phẩm của mình làm ra trước khi chuyển đến công đoạn tiếp theo của
quy trình.
- KCS may (kiểm phẩm) tiến hành kiểm tra 100% chất lượng thành phẩm sau may
trước khi chuyển sang khâu ủi.
- Việc kiểm tra thành phẩm phải theo thứ tự “từ trên xuống dưới, từ trái sang phải”
của sản phẩm.
Phương pháp
KCS chuyền kiểm tra. Phương pháp kiểm tra bằng cảm quan. Kiểm tra 100%.
Tùy theo mức độ phức tạp của sản phẩm các KCS được phân chia thành các cụm để việc
kiểm tra được tiến hành nhanh chóng và ngăn ngừa các sai hỏng xảy ra hàng loạt. (Ví dụ:
Cụm chính, cụm lót, cụm thành phẩm…). Các chỉ tiêu kiểm tra bao gồm:
• Kết cấu sản phẩm
Các loại nguyên phụ liệu trên sản phẩm (màu sắc, chủng loại nguyên vật liệu: chỉ, nút,
dây kéo…) đối chiếu với bảng màu, tài liệu kỹ thuật, mẫu gốc, mẫu đối để xem các loại
vật liệu này có sử dụng đúng yêu cầu kết cấu sản phẩm không.
• Kiểm tra lỗi kỹ thuật may
- Kiểm tra đường may ráp, đường diễu không nhăn vặn, bỏ mũi, đứt chỉ cầm, sự cân
xứng của các đường may, diễu, lại mũi phải chắc chắn. Tiến hành đo cự ly các
đường diễu trang trí, đường may theo quy định và so sánh với tài liệu kỹ thuật.
- Các đường vắt sổ: Các đường vắt sổ phải đúng quy định, vắt sổ phải ôm bờ và
thẳng, không đứt chỉ, bỏ mũi.
- Kiểm tra mật độ chỉ: tiến hành đo 1cm hoặc 1 inch, đếm số mũi so sánh tài liệu kỹ
thuật (Dung sai cho phép ± 0,5 mũi/1cm hoặc ± 1 mũi/1inch).
- Kiểm tra các chi tiết đối xứng: Các chi tiết may trên sản phẩm phải cân xứng với
nhau (decoup, túi…).
- Kiểm tra mổ túi chính, lót có đúng thông số, hình dáng, góc cạnh phải vuông và sắc.
- Kiểm tra bọ: Kiểm tra số lượng và vị trí bọ có đầy đủ và đúng theo quy định hay
không, quy cách bọ cũng phải phù hợp với các quy định trong tài liệu kỹ thuật.
- Kiểm tra khuy, nút: Vị trí khuy , nút phải đúng quy định, khuy, nút phải cân xứng
với nhau. Đóng khuy phải sắc nét, mật độ chỉ phải phù hợp.
- Các chỉ tiêu khác:
+ Lấy dấu, vẽ gọt: Phải thật chính xác, kiểm tra mẫu thành phẩm có đúng quy định
không.
+ Ủi chi tiết: Các sản phẩm khi ủi xong phải vẫn đạt vẻ mỹ quan, không được bóng,
ố vàng, không xước, không nhăn, gấp xếp gọn, bó bược ngay ngắn.
+…
• Kiểm tra lỗi ngoại quan, VSCN
- Kiểm tra vệ sinh công nghiệp (các vết dơ, chỉ, bụi, ẩm ướt…) trên tất cả các mặt các
chi tiết của sản phẩm, các sản phẩm lỗi phải được xử lý cho đạt.
- Chi tiết nào bị rách loang màu, các lỗi vải, gút sợi, dạt sợi, các vết bẩn không tẩy
được, có lỗ kim phải được thay bằng chi tiết cùng loại khác.
• Kiểm tra thông số
- Trong ngày ít nhất mỗi 2 giờ/ 1 lần KCS bóc ngẫu nhiên 1 sản phẩm từ các sản
phẩm đang sản xuất tiến hành kiểm tra tất cả các thông số như nguyên liệu. Đặt
ngay ngắn trên bàn, êm, phẳng và tiến hành đo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy
định. Nội dung thông số đo dựa vào tài liệu của khách hàng. Dung sai cho phép
đối với thông số do khách hang quy định hoặc theo bảng dung sai cho phép của
công ty (nếu không đúng, báo kỹ thuật xí nghiệp thông qua phiếu đo thông số).
Một số lưu ý khách hàng
1. Lưu ý chỉnh mật độ mũi chỉ đều, đẹp trên tất cả các công đoạn.
2. Chỉnh máy để vải không bị sờn ( có dấu của chân vịt và bàn lừa lên mặt vải)
3. Mổ túi phải vuông góc, không xì và đối xứng hai bên.
4. Lưu ý kiểm tra thông số thường xuyên tránh hụt và dư thông số.
5. Các chi tiết đối xứng phải bắt cặp để kiểm tra khi may.
6. Sau khi ép keo xong phải kiểm tra 100% qua máy thử nước.
7. Đường may sau khi ép keo phải thẳng đều, không nhăn dún, hai bên mép keo không được
hở, không bị vô nước.
8. Tra dây kéo nẹp phải đều, êm không gợn sóng, không nhăn vặn.
9. May nẹp che dây kéo phải thẳng đều, không nhăn.
10.Các chi tiết lộn, diễu phải đều, êm không sụp mí.
11. Vắt sổ ôm bờ, không chém tránh trường hợp hụt thông số.
12.Các chi tiết đối xứng phải bắt cặp để kiểm tra khi may.
13.Lưu ý tất cả các mắt cáo đều phải có đệm bên trong, nút 4 phần: phải có đệm nút mặt (+)
và mặt (-).
14.Khi đóng nút logo con cáo phải thẳng, không được nghiêng, không chấp nhận mắt cáo
nghiên.
15.Lưu ý cắt bang dính có vạt góc, và phải cắt trước khi may.
16.Vệ sinh máy móc thiết bị sạch sẽ trước khi vô chuyền sản xuất.
17.Sử dụng vải kẹp BTP khi treo hàng lên cây.
18.Yêu cầu công nhân lấy sản phẩm ra khỏi chân vịt trước khi rời khỏi máy.
Công đoạn may quyết định được có đúng các yêu cầu kỹ thuật và thông số cho sản
phẩm.
3.2.5. Công đoạn hoàn tất sản phẩm
KCS
Chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của công ty, vì thế bộ phận KCS luôn
được chú trọng và quan tâm với việc phát triển sản xuất. Kiểm tra chất lượng là thước đo
quan trọng của giá tri sản phẩm, chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi một công nghệ
sản xuất tiên tiến mà còn được đảm bảo bằng một quá trình kiểm tra chặt chẽ các công
đoạn trong quá trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Chính vì thế kiểm tra chất
lượng là khâu đóng vai trò quan trọng nhất trong qua trình sản xuất.
Kiểm tra hoàn tất
Hướng dẫn đánh giá các dạng lỗi
Kiểm tra lần 1 sản phẩm may
Hành động khắc phục-phòng ngừa
Hướng dẫn cách đo
Packing list
Tẩy bẩn trên sản phẩm
Có nhiều nguyên nhân gây nên vết bẩn trên sản phẩn sau khi hoàn thành sản
phẩm qua các công đoạn (dệt, cắt, may…) đối với từng loại vết bẩn đều có cách tẩy bằng
hóa chất và phương pháp thích hợp.
Trước khi tẩy ta cần nắm rõ tính chất nguyên liệu: màu sắc, độ bền, sự tương
thích của sợi và hóa chất sử dụng. Làm sạch các vết dầu, chỉ thừa, bụi bẩn khi may
Phương phấp tẩy: