Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.64 KB, 101 trang )


1
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
3
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
7
1.1. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - MỘT LOẠI LAO ĐỘNG CÓ TÍNH ĐẶC THÙ
7
1.1.1. Khái niệm yếu tố nước ngoài trong pháp luật lao động
7
1.1.2. Phân loại lao động nước ngoài
10
1.2. PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
12
1.2.1. Sự cần thiết phải có quy định riêng đối với lao động nước ngoài
tại Việt Nam
12
1.2.2. Nguyên tắc về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
14
1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam
16
1.2.4. Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về sử dụng lao động
nước ngoài tại Việt Nam
22
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
33


1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng lao động
nước ngoài
33
1.3.2. Những bài học cho Việt Nam
46
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
49
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC
NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
49
2.1.1. Về những đối tượng được phép sử dụng lao động nước ngoài
49
2.1.2 Về các hình thức vào Việt Nam làm việc của lao động nước ngoài
52
2.1.3. Về điều kiện đối với người nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam
56
2.1.4. Về trình tự, thủ tục tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
59
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC
61

2
NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Quản lý lao động nước ngoài trước hết bằng "công cụ" Giấy
phép lao động
61
2.2.2. Quản lý những lao động nước ngoài không thuộc diện phải xin
Giấy phép lao động
65

2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động và chủ
sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
66
2.2.4. Sự phối hợp quản lý của các cơ quan nhà nước về người lao
động nước ngoài tại Việt Nam
67
2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
69
2.3.1. Ưu điểm
69
2.3.2. Hạn chế
70
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
81
3.1. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
81
3.1.1. Về mặt khách quan
81
3.1.2. Về mặt chủ quan
83
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
84
3.2.1. Về các quy định pháp luật
84
3.2.2. Về quá trình tổ chức thực hiện
92

KẾT LUẬN
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97



3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan trong xu thế toàn
cầu hóa. Hội nhập giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn trong sự hợp tác
cùng có lợi nhưng cũng khiến các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trong xu thế đó, cùng với dòng di chuyển của hàng hóa và vốn, di chuyển lao
động là điều không tránh khỏi. Theo đánh giá của tổ chức di dân quốc tế
(IOM), tính đến năm 2005, cả thế giới có khoảng 185 triệu người đang ở
ngoài lãnh thổ quốc gia mình, trong đó có 85 triệu người di dân vì mục đích
làm việc [48]. Di chuyển lao động không chỉ có ý nghĩa đối với người dân
(cần việc làm và tiền lương) mà còn có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng
chính sách lao động của mỗi quốc gia. Xuất hay nhập khẩu lao động tùy thuộc
tình hình kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển của mỗi nước.
Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc không phải là điều mới mẻ
và đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh đối tượng này. Bộ luật Lao
động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã có những quy định riêng cho một số loại lao
động đặc thù, trong đó có lao động nước ngoài tại Việt Nam. Hướng dẫn
thực hiện Bộ luật Lao động là những nghị định, thông tư được sửa đổi, bổ
sung và thay thế nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, tình
hình kinh tế - xã hội và thực trạng lao động của Việt Nam luôn thay đổi, đặc

biệt việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 khiến
Việt Nam phải chịu sự ràng buộc với những cam kết của mình. Một tất yếu
xảy ra khi chúng ta chưa chuẩn bị tốt cho cuộc hội nhập quốc tế là các văn
bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề phát sinh sau hội nhập. Một khối
lượng lớn lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới nhiều hình thức

4
nhưng các văn bản pháp luật hiện hành chưa bao quát hết những vấn đề mà
thực tiễn đòi hỏi. Chính vì vậy, pháp luật lao động về người lao động nước
ngoài tại Việt Nam được sửa đổi, bổ sung và thay thế nhiều lần nhưng vẫn
còn nhiều bất cập, việc thực hiện các quy định đó lại chưa nghiêm túc trên
phạm vi cả nước, từ người lao động, chủ sử dụng lao động đến những cơ
quan quản lý nhà nước về lao động.
Từ tình hình trên tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài "Pháp luật về sử
dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình, với
mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn
của pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài ở nước ta.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm hai mặt là:
- Phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng
các quy định pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam.
- Từ đó, rút ra những kết luận cần thiết, những ý kiến đề xuất nhằm
góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt
Nam, cũng như áp dụng có hiệu quả chúng trong thực tiễn đời sống.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Khái quát chung về lao động nước ngoài và thực trạng lao động nước
ngoài tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về sử dụng lao động
nước ngoài tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
- Ngoài ra, luận văn còn nêu lên những điểm hạn chế, bất cập trong

các quy định pháp luật hiện hành về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt
Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao
động nước ngoài tại Việt Nam.

5
4. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam là
một đề tài khá mới mẻ trên cả bình diện lý luận và thực tiễn. Đã có một số bài
báo và một vài công trình nghiên cứu về vấn đề này, như:
- Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học (1996), "Đổi mới và hoàn
thiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với người nước ngoài ở nước ta
hiện nay", của Bùi Quảng Bạ.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2005), "Bảo hiểm xã hội đối với
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam", của Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2005), "Vấn đề di chuyển thể
nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Khóa luận tốt nghiệp (2010), "Pháp luật về tuyển dụng, quản lý
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực trạng và một số kiến nghị", của
Nguyễn Tú Anh - sinh viên lớp K51 - Chất lượng cao, Khoa Luật, Đại học
quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, còn một số bài báo cũng đề cập đến lao động nước ngoài tại
Việt Nam như: "Không quản được lao động nước ngoài", của Phạm Hồ -
Nam Dương đăng trên Báo Người lao động số ra ngày 02/07/2009 hay "Lao
động nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập" của Cao Nhất Linh
đăng trên Báo Lao động và Xã hội số ra từ ngày 01 đến 15/6/2007, v.v
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chủ yếu tiếp cận vấn đề từ
khía cạnh xã hội mà chưa quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp lý hoặc chỉ tập
trung một vấn đề nhỏ về lao động nước ngoài tại Việt Nam. Do vậy, có thể

nói rằng, đề tài "Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam" là
công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện việc sử dụng

6
lao động nước ngoài dưới góc độ pháp luật. Trước thực tiễn lao động nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu có hệ thống vấn đề này mang
tính thời sự cao. Với kết quả đạt được, luận văn hy vọng là tài liệu tham khảo
hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu, học tập, thực thi pháp luật,
những người muốn tìm hiểu về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và
mong muốn được góp phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước
ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả lấy phép biện chứng của
triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, khảo sát, thu thập,…
được sử dụng phù hợp với từng mặt, từng lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực lao động liên
quan đến người nước ngoài là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình
nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về lao động nước ngoài và pháp luật về sử
dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại
Việt Nam.



7
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT
VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1.1. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - MỘT LOẠI LAO ĐỘNG CÓ TÍNH ĐẶC THÙ
1.1.1. Khái niệm yếu tố nước ngoài trong pháp luật lao động
Cùng với sự phát triển của quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới,
ngày nay, sự chuyển dịch lao động từ khu vực này sang khu vực khác, đặc
biệt, từ nước này sang nước khác, ngày càng gia tăng đáng kể. Việc thu hút
lao động nước ngoài vào các ngành kinh tế nước mình cũng như việc gửi lao
động nước mình đi làm việc ở nước ngoài ngày càng có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia, nhất là đối với những nước
đang phát triển.
Thực tế ở một số nước phát triển trên thế giới cho thấy cùng với việc
thu hút lực lượng lao động có tri thức cao, trình độ tay nghề tốt thì họ còn thu
hút những lao động thủ công từ các nước đang phát triển nhằm phục vụ các
nhu cầu của xã hội. Với nhiều nước đang phát triển, bên cạnh việc thu hút lực
lượng lao động có tay nghề cao trong một số lĩnh vực kinh tế, công nghệ theo
hướng dẫn trực tiếp của người nước ngoài, vấn đề xuất khẩu lao động được
đặc biệt coi trọng. Bởi lẽ xuất khẩu lao động tạo cơ hội cho người lao động có
việc làm, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, tạo cơ
hội cho họ có thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
bản thân và gia đình. Hơn nữa, xuất khẩu lao động còn mang lại nguồn lợi
đáng kể cho nền kinh tế các nước này. "Theo thống kê của Tổ chức Lao động
Thế giới (ILO), khoản thu nhập hàng năm của người lao động đi làm việc ở
nước ngoài đạt tới 65,5 tỷ đô la. Trong khi đó, tổng các khoản tiền viện trợ
phát triển chính thức (ODA) trên thế giới mỗi năm chỉ đạt mức 51 tỷ đô la" [42].

8

Xu hướng mở rộng quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài của thế
giới tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Cũng như nhiều quốc gia đang phát
triển khác, xuất khẩu lao động là lĩnh vực được Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm. Đây là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân
lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người
lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác
quốc tế giữa nước ta và các nước trên thế giới.
Mặt khác, sự mở cửa nền kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế đã
và đang ngày càng thu hút đông đảo lực lượng lao động có trình độ cao của
nước ngoài vào Việt Nam. Cùng với luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài ("839
dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,48 tỉ USD".
"Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD" [45]), hàng ngàn lao động nước
ngoài vào Việt Nam làm việc.
Việc đưa người nước mình đi làm việc ở nước ngoài cũng như việc
nhận người nước ngoài đến làm việc tại nước mình được pháp luật các nước
điều chỉnh. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) gọi những lao động này là lao
động di trú và đã có công ước về vấn đề này. Đó là Công ước về Di trú vì việc
làm năm 1939, Công ước về Di trú vì việc làm (sửa đổi) năm 1951 có hiệu lực
từ ngày 22/01/1952 (hay còn được gọi là Công ước 97) và Công ước về người
di trú trong hoàn cảnh bị lạm dụng và về việc thúc đầy cơ hội và sự đối xử
bình đẳng với người lao động di trú năm 1973 có hiệu lực từ ngày 09/12/1973
(còn được gọi là Công ước 143).
Theo Công ước 97, thuật ngữ “người di trú vì việc làm” được hiểu là
một người di cư từ một quốc gia này tới quốc gia khác để tìm kiếm việc làm,
bao gồm bất kỳ người nào được tuyển dụng một cách lâu dài như là một
người di trú vì việc làm. Công ước này không áp dụng với những người lao

9
động qua lại ở các vùng biên giới; những nghệ sỹ và người có chuyên môn
hành nghề tự do đến làm việc ở nước khác trong thời gian ngắn; các thủy thủ.

Theo Công ước 143, thuật ngữ “người lao động di trú” có nghĩa là
người di cư hoặc đã di cư từ một nước này sang một nước khác vì mục đích
được tuyển dụng lao động chứ không phải tự lực lao động, và bao gồm cả
những người được chính thức tuyển làm lao động di trú.
Hai Công ước này điều chỉnh người lao động nước này đi làm việc ở một
nước khác. Pháp luật lao động của Việt Nam không gộp chung trong một khái
niệm “người lao động di trú” mà tách riêng quy định về người Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài và về người nước ngoài làm việc ở Việt Nam.
Về khái niệm quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, theo Giáo trình
tư pháp quốc tế năm 2003 - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì quan hệ
lao động có yếu tố nước ngoài là quan hệ phát sinh theo hợp đồng lao động
giữa người sử dụng lao động và người lao động khi những người này có quốc
tịch khác nhau. Như vậy, các nhân tố làm phát sinh quan hệ lao động có yếu
tố nước ngoài bao gồm:
- Người Việt Nam được người nước ngoài sử dụng lao động ở nước ngoài;
- Người Việt Nam được cử đi công tác theo hợp đồng lao động ở
nước ngoài theo thời hạn;
- Người nước ngoài lao động tại Việt Nam.
Theo quan điểm của chúng tôi, quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
là quan hệ phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động khi
những người này có quốc tịch khác nhau hoặc có cùng quốc tịch nhưng làm
việc trên lãnh thổ của một nước khác theo hình thức hợp đồng lao động hoặc
theo các hình thức khác. Và các nhân tố làm phát sinh quan hệ lao động có
yếu tố nước ngoài gồm:

10
- Người Việt Nam được tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động
ở nước ngoài;
- Người Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao
động ở nước ngoài;

- Người Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao
động ở Việt Nam;
- Người nước ngoài được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao
động ở Việt Nam;
- Người nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao
động ở Việt Nam;
- Người nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao
động ở nước ngoài.
Như vậy, yếu tố nước ngoài trong pháp luật lao động thể hiện ở quốc
tịch của người lao động khác với "quốc tịch” của người sử dụng lao động
hoặc quốc gia mà họ đang làm việc.
1.1.2. Phân loại lao động nước ngoài
Để phân loại lao động nước ngoài, chúng ta có thể dựa vào các tiêu
chí sau đây:
- Căn cứ vào hình thức Giấy phép lao động được cấp bởi quốc gia nơi
làm việc, lao động nước ngoài gồm:
+ Những đối tượng cần phải xin cấp Giấy phép lao động;
+ Những đối tượng không cần xin cấp Giấy phép lao động.
Dựa vào cách phân loại này, các quốc gia có thể quản lý số lượng và
chất lượng của lao động nước ngoài cũng như thời gian họ sống và làm việc
tại nước mình. Thông qua Giấy phép lao động, các nhà quản lý cũng nắm

11
được các thông tin cá nhân của từng người lao động nước ngoài. Dựa vào việc
cấp, gia hạn hay không cấp, không gia hạn Giấy phép lao động, các nhà quản
lý có thể cho phép hay không cho phép họ được tiếp tục làm việc tại nước
mình.
- Căn cứ hình thức vào làm việc, lao động nước ngoài gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động;
+ Người làm việc theo các hình thức di chuyển trong nội bộ doanh

nghiệp có hiện diện thương mại tại nước này;
+ Người thực hiện các hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, v.v;
+ Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
+ Người chào bán dịch vụ;
+ Người đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép
hoạt động tại nước này;
+ Và các hình thức khác.
Dựa vào cách phân loại này, nhà quản lý có thể nắm được mục đích
đến nước mình của những người nước ngoài này, để từ đó có những chính
sách đối xử cho phù hợp. Mặt khác, người lao động nước ngoài đến kéo theo
các hoạt động như chào bán dịch vụ, cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, thực
hiện hợp đồng kinh tế, v.v ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh
của các tổ chức, cá nhân nước mình cũng như nền kinh tế nước mình. Tùy
từng giai đoạn và định hướng phát triển kinh tế của nước mình, các nhà quản
lý sẽ có chiến lược khuyến khích hay hạn chế đối với từng đối tượng.
- Căn cứ vào trình độ chuyên môn, lao động nước ngoài gồm:
+ Những đối tượng có trình độ chuyên môn tay nghề cao (như kỹ sư,
cử nhân, thạc sĩ, v.v );

12
+ Những đối tượng là lao động phổ thông (như người giúp việc gia
đình, công nhân, v.v ).
Trình độ của lao động nước ngoài phản ảnh chất lượng lao động của
họ. Sử dụng họ vào những công việc gì không chỉ là yêu cầu của nhà tuyển
dụng mà còn là trách nhiệm của nhà quản lý. Có thể nói, nhà quản lý lao động
gián tiếp sử dụng lao động nước ngoài thông qua chính sách về việc làm. Họ
khuyến khích lao động trình độ cao, hạn chế lao động phổ thông hay ngược
lại là tùy thuộc vào yêu cầu của sự phát triển kinh tế và phải cân đối với lao
động trong nước. Đấy là lý do vì sao hiện nay nhiều nước có nền kinh tế phát

triển như Séc, Đức, Đài Loan, Nhật sử dụng nhiều lao động phổ thông đến từ
các nước kém phát triển và đang phát triển và nhiều nước có nền kinh tế chưa
phát triển như Việt Nam lại sử dụng những lao động có trình độ, chuyên môn
cao mà lao động trong nước chưa đáp ứng được.
1.2. PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Sự cần thiết phải có quy định riêng đối với lao động nước
ngoài tại Việt Nam
Với hầu hết các quốc gia, sử dụng lao động nước ngoài là cần thiết,
tuy nhiên số lượng và trình độ của lao động nước ngoài tại mỗi nước tùy
thuộc tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động mỗi quốc
gia trong từng thời kỳ. Với những nước đang phát triển, việc sử dụng lao
động nước ngoài có những mặt lợi và cũng có những mặt hại.
Nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang đối mặt
với sự dịch chuyển lao động lớn, từ ngành nông nghiệp sang chế biến và công
nghiệp, từ ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất lao
động cao tạo ra dư thừa lao động ở một số ngành nhưng cũng thiếu ở một số
ngành khác, nhất là ngành công nghệ cao. Việc sử dụng lao động nước ngoài
có trình độ cao sẽ lấp đầy những thiếu hụt đó, giúp cho nền kinh tế đạt được
những mục tiêu đặt ra.

13
Lao động nước ngoài có trình độ cao vào Việt Nam làm việc sẽ làm
tăng tính cạnh tranh trên thị trường lao động nước ta. Những lao động thiếu
kỹ năng, trình độ văn hóa và kỹ thuật thấp bị loại trừ dần hoặc họ phải vươn
lên, tự nâng cao trình độ, chuyên môn của mình. Chất lượng lao động trong
nước từ đó sẽ được nâng cao trên thực tế.
Việc cho phép sử dụng cả lao động trong nước và lao động nước ngoài
sẽ khiến các doanh nghiệp, tổ chức chủ động hơn trong việc bố trí nhân lực
phù hợp với đặc thù công việc. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài lại càng
mong muốn sử dụng những người có tác phong làm việc giống như họ mà

phải mất một thời gian tương đối dài, lao động trong nước mới đáp ứng được.
Tuy nhiên, việc sử dụng lao động nước ngoài cũng làm tăng gánh
nặng việc làm và thất nghiệp ở nước ta. Lao động nước ngoài chất lượng cao
vào Việt Nam làm việc nhưng nếu không có kế hoạch thay thế bằng người
Việt Nam thì sẽ không còn cơ hội cho lao động Việt Nam chất lượng cao. Lao
động nước ngoài chất lượng thấp vào Việt Nam sẽ tạo gánh nặng cho nền
kinh tế và làm dư thừa lao động phổ thông trong nước.
Dù muốn, dù không, lao động nước ngoài vẫn hiện diện ở Việt Nam
và với số lượng ngày càng tăng. Pháp luật lao động phải có những quy định
cụ thể để quản lý họ nhằm mục tiêu khuyến khích sự phát triển nền kinh tế,
đồng thời vừa phải đảm bảo an toàn cho thị trường lao động trong nước.
Lao động nước ngoài là một lao động có tính đặc thù, khác hẳn với
lao động trong nước cả về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ. Việc quản
lý những người lao động nước ngoài không thể áp dụng nguyên các quy phạm
pháp luật về quản lý lao động trong nước.
Mặt khác, sử dụng lao động của một quốc gia khác còn ảnh hưởng
đến quan hệ ngoại giao, thương mại và văn hóa giữa các nước với nhau. Do
vậy, có thể nói việc sử dụng lao động nước ngoài là một vấn đề cần thiết

14
nhưng rất nhạy cảm. Quốc gia có sử dụng lao động nước ngoài cần đối xử
bình đẳng như những người lao động là công dân của mình nhưng cũng cần
có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ công dân mình.
Xét trên bình diện quốc tế, các nước có sử dụng lao động nước ngoài
đều có các văn bản pháp luật cụ thể quy định chi tiết việc tuyển dụng và quản
lý lao động nước ngoài. Có nước xây dựng một luật riêng, cũng có nước quy
định thành một mục trong các văn bản pháp luật về lao động. Hơn nữa, theo
quy định tại Điều 12, Phần II Công ước 143 thì các quốc gia thành viên (trong
đó có Việt Nam) phải ban hành luật và triển khai các chương trình giáo dục
nhằm đảm bảo chấp nhận và thực hiện chính sách bình đẳng về cơ hội và đối

xử đối với người lao động di trú.
Với những lý do xét trên góc độ kinh tế, xã hội và pháp lý như trên,
chúng ta cần phải xây dựng những quy định pháp luật riêng đối với lao động
nước ngoài.
1.2.2. Nguyên tắc về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội và lao động, việc làm của nước ta,
việc sử dụng lao động nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nhà nước thống nhất quản lý, có sự phân công nhiệm vụ cụ
thể đối với từng cơ quan, tổ chức.
Nhà nước thống nhất quản lý vấn đề lao động và việc làm, do vậy,
việc sử dụng lao động nước ngoài đương nhiên cũng nằm trong sự quản lý
của nhà nước. Các cơ quan nhà nước, tùy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể
của mình, quản lý lao động nước ngoài ở từng khâu, từng giai đoạn của quá
trình sử dụng lao động lao động nước ngoài, bao gồm: Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban
nhân dân các cấp, ).

15
Thứ hai, sử dụng lao động nước ngoài phải đảm bảo cơ hội việc làm
cho lao động trong nước.
Thực trạng việc làm và lao động nước ta hiện nay cũng như xu hướng
trong thời gian tới cho thấy, việc sử dụng lao động nước ngoài là một nhu cầu
tất yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, sử dụng lao động nước ngoài chỉ nhằm bù
đắp thiếu hụt lao động trong nước, không khuyến khích những trường hợp lao
động trong nước đáp ứng được. Đối với một số ngành nghề, lĩnh vực mà
chúng ta cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ với WTO, chúng ta vẫn tạo điều
kiện để họ vào Việt Nam làm việc nhưng phải đảm bảo các nghĩa vụ cần thiết
đối với nhà nước Việt Nam như đóng thuế, khai báo xuất nhập cảnh, v.v
Bên cạnh đó, chúng ta phải có kế hoạch, chương trình đào tạo người
lao động Việt Nam thay thế. Được làm việc với các chuyên gia nước ngoài,

lao động Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với trình độ khoa học, kỹ thuật và
quản lý cao, đồng thời học được phong cách làm việc chuyên nghiệp và
nghiêm túc. Đây cũng được coi là cơ hội đối với người Việt Nam để nâng cao
chất lượng lao động của mình. Sử dụng lao động nước ngoài trong một thời
hạn nhất định và có kế hoạch đào tạo người Việt Nam thay thế là một yêu cầu
bắt buộc. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có kế hoạch và thực
hiện rất tốt việc đào tạo nhân viên là người Việt Nam với các chương trình
đào tạo ở nước ngoài. Nếu không sử dụng họ đúng vị trí, chúng ta sẽ đứng
trước nguy cơ "chảy máu chất xám" và "chảy máu lao động trình độ cao".
Thứ ba, sử dụng lao động nước ngoài không được làm ảnh hưởng xấu
đến vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn
định xã hội và văn hóa trong nước.
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng. Người nước ngoài đến Việt
Nam có thể với nhiều mục đích. Nếu chúng ta không cẩn trọng, những người
có mục đích chính trị rất dễ lọt vào phá hoại thông qua con đường du lịch,
hoặc lao động. Với những người đến Việt Nam làm việc vì mục đích lao động

16
đơn thuần, chúng ta sử dụng sức lao động của họ phục vụ cho sự phát triển
kinh tế của đất nước, do vậy, tuyệt đối không để họ có những hành động ảnh
hưởng không tốt tới nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra. Do vậy,
chúng ta cũng cần hạn chế tiếp nhận người nước ngoài vào làm một số công
việc hay nghề nghiệp nhất định vì lợi ích quốc gia (Ví dụ: công an, quân đội,
nhân viên tòa án, viện kiểm sát, v.v). Không những vậy, họ là những người
đến từ những nền văn hóa khác nhau, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến người Việt
Nam. Chúng ta cũng cần sàng lọc những gì nên học và những gì nên loại bỏ.
Thứ tư, sử dụng lao động nước ngoài không để mang dịch bệnh truyền
nhiễm, làm tổn hại sức khỏe nhân dân.
Đây là nguyên tắc mà pháp luật nước nào cũng quy định, thậm chí rất
nghiêm ngặt. Người nước ngoài khi muốn đến làm việc tại Việt Nam phải

được kiểm tra sức khỏe cẩn thận và phải có xác nhận đủ điều kiện làm việc
của các cơ quan y tế có thẩm quyền.
Thứ năm, sử dụng lao động nước ngoài phù hợp với quy định của
pháp luật các nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Xuất khẩu hay nhập khẩu lao động là một phần của hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực lao động. Do vậy, việc sử dụng lao động nước ngoài phải đảm bảo
nguyên tắc phù hợp với pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài đó mang
quốc tịch cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam
Bộ luật Lao động Việt Nam (điều 131 và Khoản 2 Điều 133) quy định
người lao động nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động
Việt Nam và được pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ; được hưởng các
quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

17
Theo Công ước 97 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam
đã là thành viên từ năm 1992 thì mỗi quốc gia thành viên ILO phải cam kết áp
dụng với mọi người di trú hợp pháp trong lãnh thổ nước mình, không có sự
phân biệt đối xử nào về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo hoặc giới tính, một sự đối
xử ở mức không kém hơn so với công dân của nước mình trong các vấn đề
sau đây:
- Trong chừng mực mà các vấn đề như sau được điều chỉnh bởi pháp
luật hoặc quy định, hoặc được quản lý bởi các nhà chức trách hành
chính:
+ Thù lao, bao gồm trợ cấp gia đình ở những nơi mà những trợ cấp
này là một phần của thù lao, thời giờ lao động, thỏa thuận làm
thêm, các ngày lễ được nghỉ hưởng lương, những hạn chế về công
việc gia đình, tuổi tối thiểu được lao động, thời gian học nghề và
việc huấn luyện nghề nghiệp, công việc của phụ nữ và công việc

của những người trẻ tuổi;
+ Tư cách thành viên của các tổ chức công đoàn và việc hưởng các
lợi ích của thỏa ước lao động tập thể;
+ Nơi ở;
- An sinh xã hội (tức những quy định pháp luật liên quan đến các
quyền lợi khi bị tai nạn nghề nghiêp, ốm đau, sinh đẻ, tàn tật, tuổi
già, chết, thất nghiệp và trách nhiệm gia đình, và bất kỳ những việc
ngẫu nhiên nào khác mà theo pháp luật hoặc quy chế của quốc gia
sẽ được chi trả bởi hệ thống an sinh xã hội), ngoại trừ những trường
hợp sau:
+ Nếu có thể có những thu xếp thích đáng nhằm duy trì các quyền có
được và các quyền đang tìm kiếm;

18
+ Luật và các quy tắc quốc gia của các nước nhập cư có thể bao gồm
những thu xếp liên quan đến các khoản trợ cấp hoặc sự phân chia
các khoản trợ cấp mà được chi trả hoàn toàn không phụ thuộc vào
các quỹ công cộng và liên quan đến những khoản trợ cấp trả cho
những người mà không hoàn thành những điều kiện đóng góp
được quy định để được nhận một khoản lương hưu bình thường;
+ Các khoản thuế, lệ phí hoặc đóng góp về việc làm mà người lao
động được tuyển dụng phải trả; và
+ Các thủ tục tố tụng liên quan đến những vấn đề được nêu trong
Công ước này.
Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt
Nam nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật Việt Nam như Bộ luật Lao động,
Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, v.v.
Theo các quy định pháp luật hiện hành, người lao động nước ngoài tại
Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
1.2.3.1. Về quyền của người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Một là, người nước ngoài có quyền được cung cấp đầy đủ các quy
định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình. Theo
Nghị định 34/2008/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các
các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của
người nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Người nước ngoài phải nghiên cứu
đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam do người sử dụng lao động cung
cấp, đồng thời phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và thực hiện theo đúng quy
định.
Hai là, người lao động nước ngoài được hưởng tương tự như người
lao động Việt Nam các chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Họ
làm việc không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.

19
Đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thời giờ làm việc được rút
xuống 1 giờ đến 2 giờ. Việc làm thêm giờ theo thỏa thuận nhưng không quá 4
giờ/ngày và không quá 200 giờ/năm. Người nước ngoài được nghỉ sáu ngày
nghỉ lễ theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, ngày Quốc khánh và Tết dân tộc
của quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch không được pháp luật Việt
Nam quy định. Pháp luật của một số nước sử dụng lao động nước ngoài (Ví
dụ: Đài Loan) quy định ngoài những ngày nghỉ theo pháp luật lao động nước
sở tại, lao động nước ngoài còn được nghỉ thêm một ngày Tết dân tộc và một
ngày Quốc khánh của nước họ.
Ba là, đối với lao động theo hợp đồng, người nước ngoài được nhận
lương thỏa thuận theo hợp đồng nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu
vùng. Theo Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010, mức lương tối
thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác
xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt
Nam có thuê mướn lao động , tùy từng địa bàn, từ 830.000 đồng/tháng đến
1.350.000 đồng/tháng. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp trả cao hơn
mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, người lao động nước ngoài còn được

hưởng các chi phí đi lại và chi phí lưu trú (theo thỏa thuận với chủ sử dụng)
Bốn là, về chế độ bảo hiểm xã hội, người lao động nước ngoài không
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như tự nguyện theo
pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Thực tế, chế độ bảo hiểm do hai
bên thỏa thuận, có trường hợp người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm
thương mại hoặc bảo hiểm thân thể cho người lao động, có trường hợp trả
luôn vào tiền lương để họ tự lo. Thông thường người lao động nước ngoài
tham gia bảo hiểm thương mại về thân thể, tai nạn, y tế do các tổ chức nước
ngoài thực hiện. Ngoài ra, nhiều người còn trích phần lương của mình để
tham gia các bảo hiểm tuổi già ở nước họ. Việc lao động nước ngoài tham gia
các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam cũng khó bởi lẽ thời gian họ làm việc ở
Việt Nam rất ngắn (thường từ 1 đến 3 năm, một số có gia hạn thêm một thời

20
gian ngắn nữa). Do vậy, trong thời gian này, họ chỉ có nhu cầu tham gia các
chế độ bảo hiểm ngắn hạn như tai nạn, chăm sóc y tế.
Năm là, có thu nhập hợp pháp tại Việt Nam, người lao động nước
ngoài được phép chuyển lợi nhuận về nước hoặc sang nước khác sau khi hoàn
thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật Việt Nam về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Sáu là, được ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều chủ sử dụng lao
động. Theo Nghị định 34/2008/NĐ-CP, người nước ngoài đã được cấp Giấy
phép lao động và Giấy phép đó đang còn hiệu lực, nếu có nhu cầu giao kết
thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác thì phải làm thủ tục
để xin cấp Giấy phép lao động khác.
Bảy là, khi phát sinh tranh chấp lao động, người lao động nước ngoài
có thể nhờ đến sự giúp đỡ của tập thể người lao động trong đơn vị và cơ quan
lãnh sự, cơ quan ngoại giao của nước họ tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam
hiện hành chưa có quy định riêng về việc giải quyết tranh chấp lao động khi
người lao động là người nước ngoài. Tổ chức công đoàn không có trách

nhiệm bảo vệ người lao động nước ngoài vì đây là tổ chức chính trị - xã hội
của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam.
Như vậy, có thể nói, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
hiện đã có nhiều quyền tương đối bình đẳng so với người lao động Việt Nam.
1.2.3.2. Về nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 34/2008/NĐ-CP và Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH có
nhiều quy định về nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam, cụ
thể:
Thứ nhất, đối với người lao động theo hợp đồng lao động, khi muốn
làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam, phải nộp hồ sơ đăng ký dự
tuyển đúng theo quy định.

21
Thứ hai, người lao động nước ngoài có trách nhiệm nghiên cứu và
thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của họ khi được chủ sử dụng lao động hoặc bên Việt Nam cung cấp
các tài liệu này.
Thứ ba, họ phải cung cấp cho người sử dụng lao động các giấy tờ cần
thiết để được tuyển dụng và cấp Giấy phép lao động theo yêu cầu của từng
hình thức lao động vào Việt Nam.
Thứ tư, đối với một số đối tượng không phải xin cấp Giấy phép lao
động thì phải thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi họ đến.
(Người chào bán dịch vụ phải thông báo trước ít nhất 7 ngày trước khi đến
Việt Nam). Ngoài ra, họ phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cho chủ sử
dụng lao động hoặc phía Việt Nam để họ lập trích ngang thông tin cá nhân,
gửi cơ quan quản lý lao động theo quy định.
Thứ năm, khi có Giấy phép lao động, người nước ngoài phải giữ gìn
Giấy phép khi còn hiệu lực và phải xuất trình khi làm thủ tục xuất nhập cảnh
hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ sáu, trước khi rời khỏi Việt Nam, người nước ngoài phải hoàn

thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Việt Nam, đặc biệt, nộp thuế thu
nhập cá nhân theo các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Thứ bảy, ngoài ra, người lao động nước ngoài còn phải tuân thủ đầy
đủ và nghiêm túc kỷ luật lao động của nơi làm việc và các quy định pháp luật
khác của Việt Nam.
Tóm lại, ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ như những người lao
động Việt Nam, người lao động nước ngoài còn có thêm những nghĩa vụ khác
đối với các cơ quan quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.


22
1.2.4. Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về sử dụng lao
động nước ngoài tại Việt Nam
1.2.4.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật Lao động
Trước năm 1990 của thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu tan vỡ; các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên nhiều
mặt. Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh
quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và biến động giá cả trên thị
trường quốc tế Các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Đông Nam
Á thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực phát triển năng động của thế
giới. Trong khi đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá
nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ,
mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp,
nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới
trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào
tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy,
để khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền
kinh tế, thực hiện công cuộc "đổi mới" toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện,
nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1987. Việc làm này thể hiện sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mở

cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp
"đổi mới" trong chặng đường vừa qua.
Trong giai đoạn này, với sự hợp tác trên tinh thần giúp đỡ các tổ chức
kinh tế Việt Nam cũng như giúp phục hồi nền kinh tế Việt Nam sau chiến
tranh, nhiều chuyên gia nước ngoài đã đến Việt Nam làm việc chủ yếu trong
các xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó
chủ yếu là chuyên gia từ Liên Xô cũ, Ba Lan và các nước Đông Âu khác. Sau
khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 ra đời, Nghị định 233-
HĐBT ngày 22/06/1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế Lao động

23
đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định 233-
HĐBT) và Thông tư 19-LĐTBXH/TT ngày 31/12/1990 hướng dẫn thi hành
Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây
gọi là Thông tư 19-LĐTBXH/TT đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất về việc sử
dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Theo những văn bản này, người lao động nước ngoài đến Việt Nam
làm việc phải là lao động có chuyên môn, trình độ nhằm thực hiện công việc
đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc để làm công việc quản lý mà phía Việt Nam chưa
đáp ứng được, phải có thẻ làm việc theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội. Xí nghiệp muốn tuyển lao động nước ngoài phải có văn bản đề
nghị và phải được cơ quan lao động địa phương (Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội) chấp thuận.
Tuy nhiên, do quy định mới dừng ở Nghị định, Thông tư nên hiệu lực
pháp lý chưa cao, các quy định vẫn còn mang tính chung chung. Điều kiện
của người lao động nước ngoài, điều kiện cũng như trình tự thủ tục cấp thẻ
làm việc, hình thức xử lý những trường hợp không đủ điều kiện v.v chưa
được quy định cụ thể. Một phần lý do là do giai đoạn này lao động nước ngoài
vào Việt Nam vẫn chưa nhiều, tính phức tạp của quan hệ pháp luật với họ
chưa lớn nên pháp luật lao động cũng chưa chú trọng điều chỉnh đối tượng này.

1.2.4.2. Giai đoạn sau khi Bộ luật Lao động được ban hành
Từ sau 1994, "dòng chảy" đầu tư vào Việt Nam và sự hội nhập của
Việt Nam với nền kinh tế quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lao
động nước ta. Người nước ngoài vào Việt Nam tăng liên tục cả về chất và
lượng. Đáp ứng tình hình đó, pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại
Việt Nam được sửa đổi, bổ sung nhiều lần.
- Giai đoạn từ 1994 đến 2001:
Một bước ngoặt đối với pháp luật lao động, đó là năm 1994, Bộ luật
Lao động ra đời. Đây là Bộ luật có quy mô, điều chỉnh nhiều vấn đề của lĩnh

24
vực lao động nhưng các quy định dành cho lao động nước ngoài lại rất khiêm
tốn, trong một mục chung dành cho "lao động cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài lao động tại Việt Nam, lao động ở nước
ngoài" (Mục V - Chương XI - Bộ luật Lao động năm 1994) và rải rác từ Điều
131 đến Điều 133 và Điều 184.
Ở giai đoạn trước, pháp luật lao động chỉ điều chỉnh đối với lao động
nước ngoài làm trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ luật lao
động đã tiến bộ hơn khi mở rộng đối tượng điều chỉnh, người lao động nước
ngoài là người nước ngoài làm việc thường xuyên cho các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân Việt Nam hoặc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
Hướng dẫn Bộ luật Lao động về lĩnh vực này có hai văn bản là Nghị
định 58/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ về cấp Giấy phép lao động cho
người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam (sau đây
gọi là Nghị định 58/CP) và Thông tư 09/LĐTBXH-TT ngày 18/03/1997 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp Giấy
phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở
Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư 09/LĐTBXH-TT)
Nếu như trước đây, Nghị định 233-HĐBT và Thông tư 19-BLĐTBXH/TT

không quy định chi tiết về việc cấp Thẻ lao động cho người nước ngoài thì
Nghị định 58/CP và Thông tư 09/LĐTBXH-TT lại quy định rất cụ thể việc
cấp Giấy phép lao động, từ điều kiện cấp, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp
đến thời hạn của Giấy phép. Giấy phép lao động thay thế cho Thẻ lao động
trước đây. Tuy nhiên, những Thẻ lao động đã được cấp có thời hạn dưới 3
năm thì vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn.
Khái niệm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định cụ
thể là người không có quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam và

25
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào làm việc cho các doanh nghiệp, tổ
chức tại Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện về độ tuổi, trình độ, chuyên môn,
không có tiền án, tiền sự và không thuộc các trường hợp ngoại lệ. Người nước
ngoài thuộc trường hợp ngoại lệ sẽ được vào Việt Nam làm việc mà không
cần xin cấp Giấy phép lao động.
Các doanh nghiệp, tổ chức được sử dụng lao động là người nước
ngoài trong thời hạn tối đa không quá 3 năm. Do vậy, thời hạn của Giấy phép
lao động không là quá 3 năm, kể cả thời gian gia hạn.
Cơ quan cấp Giấy phép lao động được phân cấp rõ ràng. Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc ở
Việt Nam từ 3 tháng trở lên và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp
Giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam dưới 3 tháng hoặc
những trường hợp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền.
Như vậy, Nghị định 58/CP và Thông tư 09/LĐTBXH-TT đã tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam tuyển và sử dụng lao động nước
ngoài, đồng thời giúp người lao động nước ngoài đơn giản hơn trong việc
được cấp Giấy phép lao động nhưng trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một
số bất cập so với thực tế, cần phải sửa đổi, bổ sung. Hạn chế lớn nhất của hai
văn bản này là chưa bao quát hết các đối tượng được phép sử dụng lao động
nước ngoài, thẩm quyền cấp Giấy phép lao động bao gồm cả Bộ LĐTB&XH

và Sở LĐTB&XH khiến thủ tục thêm phức tạp. Đó chính là lý do để Chính
phủ ban hành Nghị định 169/1999/NĐ-CP ngày 03/12/1999 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 58/CP về cấp Giấy phép lao động cho người nước
ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam (sau đây gọi là Nghị
định 169/1999/NĐ-CP) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 08/2000/TT-BLĐTB&XH ngày 29/03/2000 thay thế Thông tư
09/LĐTBXH-TT.

×