Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.48 KB, 107 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



DƯƠNG THỊ MINH THÚY








HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VIỆT NAM NHẰM ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU








LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC














Hà Nội – 2010


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



DƯƠNG THỊ MINH THÚY






HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VIỆT NAM NHẰM ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU







Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THU HẠNH









Hà Nội - 2010

iii






LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt
Nam nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu” ñược tác giả nghiên cứu theo sự
hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thu Hạnh – Khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại
học Luật Hà Nội. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả ñã tham khảo và
dẫn chiếu một số quan ñiểm từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác,
tuy vậy các quan ñiểm, ý kiến của tác giả ñưa ra là hoàn toàn ñộc lập và không
sao chép từ các công trình nghiên cứu trước ñây. Tôi xin cam ñoan ñây là công
trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các tác phẩm, bài viết ñược trích dẫn
trong Luận văn theo những nguồn ñã ñược công bố ñảm bảo ñộ tin cậy.

Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn






DƯƠNG THỊ MINH THÚY

iv



LỜI CẢM ƠN


Trước hết em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn ñến các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Luật trường Đại học quốc gia Hà Nội, các phòng ban, thư
viện trong và ngoài nhà trường cùng toàn thể bạn bè và người thân ñã tạo
ñiều kiện giúp ñỡ em trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.

Đặ
c bi

t, em xin g

i l

i c

m
ơ
n chân thành và sâu s

c
ñế
n cô giáo –
TS. V
ũ
Thu H

nh
ñ
ã t

n tình

ñộ
ng viên, h
ướ
ng d

n và giúp
ñỡ
em hoàn
thành lu

n v
ă
n t

t nghi

p này.



















v

MỤC LỤC
Lời cam ñoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VIỆT NAM
7

1.1 Khái quát chung về biến ñổi khí hậu 7
1.1.1. Tình hình biến ñổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam 7
1.1.2. Nguyên nhân của biến ñổi khí hậu 11
1.1.3. Tác ñộng của biến ñổi khí hậu 15
1.2. Ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của nó ñến biến ñổi khí
hậu ở Việt Nam 17
1.2.1. Các hoạt ñộng gây ra ô nhiễm môi trường không khí, phát thải khí
nhà kính ở Việt Nam 17
1.2.2. Tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam 18
1.2.2.1. Phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng 18
1.2.2.2. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt ñộng công nghiệp 19
1.2.2.3. Phát thải khí nhà kính và hấp thụ khí nhà kính trong lĩnh vực lâm

nghiệp và thay ñổi sử dụng ñất 19
1.2.2.4. Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp 20
1.2.2.5. Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải 21
1.3. Khái quát hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường không khí Việt Nam
nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu 22
1.3.1. Vai trò và yêu cầu của pháp luật bảo vệ môi trường không khí nhằm
ứng phó với biến ñổi khí hậu 22

vi
1.3.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường không khí
Việt Nam nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu 24
1.3.2.1. Pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường
không khí 24
1.3.2.2. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
25
1.3.2.3. Pháp luật về phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường không
khí, cải thiện chất lượng môi trường không khí 26
1.3.2.4. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí 29
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
VIỆT NAM NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
30

2.1. Pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí 30
2.1.1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không
khí xung quanh 32
2.1.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khí thải 33
2.2. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 36
2.2.1. Kiểm soát nguồn thải tĩnh 36
2.2.2. Kiểm soát nguồn thải ñộng 38

2.3. Pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí,
cải thiện chất lượng môi trường không khí 39
2.3.1. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng 39
2.3.1.1. Phát triển rừng 40
2.3.1.2. Bảo vệ rừng 42
2.3.2. Pháp luật về cơ chế phát triển sạch 48
2.3.3. Pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo 57

vii
2.4. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí 62
2.4.1. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát ô nhiễm
không khí 62

2.4.2. Xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm
không khí 63
Chương 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ VIỆT NAM NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
65

3.1. Cơ sở của kiến nghị 65
3.2. Các kiến nghị cụ thể 66
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường
không khí 66
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường
không khí 68
3.2.3 Hoàn thiện pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi
trường không khí, cải thiện chất lượng môi trường không khí 70
3.2.3.1. Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng 70

3.2.3.2. Pháp luật về Cơ chế phát triển sạch 72
3.2.3.3. Pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo 76
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 88





viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
CDM
CERs
COP
CPA-DD
DNA
EB
HƯNK
IPCC
JI
KNK
KP
PDD
PIN
PoA

PoA-DD
QCVN
TCVN
UNFCCC
Biến ñổi khí hậu
Cơ chế phát triển sạch
Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính ñược chứng nhận
Hội nghị của Liên hợp quốc về biến ñổi khí hậu
Văn kiện thiết kế Hoạt ñộng chương trình
Cơ quan ñầu mối về CDM
Ban chấp hành quốc tế về CDM
Hiệu ứng nhà kính
Ban liên chính phủ về Biến ñổi khí hậu
Cơ chế cùng thực hiện
Khí nhà kính
Nghị ñịnh thư Kyoto
Văn kiện thiết kế dự án theo CDM
Tài liệu ý tưởng dự án theo CDM
Chương trình các hoạt ñộng theo CDM
Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt ñộng theo CDM
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến ñổi khí hậu

ix


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài

Lịch sử khí hậu trái ñất ñã trải qua nhiều biến ñộng và BĐKH là một
hiện tượng tự nhiên có lịch sử cùng với sự hình thành, phát triển của Trái ñất.
Từ trước ñến nay, BĐKH vẫn luôn là ñối tượng nghiên cứu của khoa học tự
nhiên. Cho ñến những năm gần ñây, khi có hàng loạt những thảm họa thiên
nhiên: sóng thần, ñộng ñất, lũ lụt, hạn hán, băng tan, nước biển dâng gây thiệt
hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường thì nó ñã trở thành vấn ñề
nóng bỏng nhất, không chỉ trong phạm vi mỗi quốc gia mà trên phạm vi toàn
cầu. BĐKH ñược chứng minh là ñã, ñang và sẽ tác ñộng nghiêm trọng ñến sản
xuất, ñời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Kết quả của nhiều
công trình nghiên cứu cho thấy vấn ñề BĐKH toàn cầu ñang diễn ra và trái ñất
nóng lên không chỉ thuần túy do BĐKH tự nhiên mà con do tác ñộng của nhiều
hoạt ñộng của con người. Đặc biệt, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong
công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp ñã kéo theo hệ quả lượng phát
thải các loại KNK, lượng CO
2
không ngừng tăng nhanh, tích lũy trong thời
gian dài gây hiện tượng HƯNK, làm biến ñổi khí hậu. Hay nói một cách khác,
ô nhiễm môi trường không khí với sự gia tăng quá mức lượng phát thải KNK
dẫn ñến sự gia tăng nồng ñộ KNK trong khí quyển là nguyên nhân cơ bản của
BĐKH hiện ñại.
Việt Nam là một nước ñang chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến ñổi khí
hậu. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt ñộ trung bình năm ñã tăng khoảng 0,5-
0,7%, mực nước biển dâng khoảng 20 cm. BĐKH ñã làm cho thiên tai, ñặc
biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Nguyên nhân chính ñược cho là từ
nạn chặt phá rừng, sự phát triển của các ñô thị với sự gia tăng mật ñộ các
phương tiện, sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, tăng sự phát thải KNK Hậu
quả của BĐKH ñối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu
cho mục tiêu xóa ñói, giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên
kỷ và sự phát triển bền vững của ñất nước. Giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH
ở Việt Nam là yêu cầu và thách thức ñang ñược ñặt ra. Để giảm nhẹ và thích

ứng với BĐKH thì phải giải quyết ñược nguyên nhân gây ra BĐKH bằng
nhiều biện pháp khác nhau, trong ñó ñặc biệt chú ý ñến các biện pháp làm

2
giảm phát thải KNK, và các biện pháp ñó cần phải ñược pháp luật hóa. Chính
từ thực trạng này ñòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và ñầy
ñủ về pháp luật bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm góp phần ứng
phó với biến ñổi khí hậu.
Với những lý do ñó, việc nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu” có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu ñề tài
Trong khoa học pháp lý từ trước ñến nay, ở nước ta chưa có một công
trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về pháp luật bảo vệ môi trường
không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu. BĐKH là một hiện
tượng có từ lâu, tuy nhiên, BĐKH gây ra hậu quả tiêu cực thì chỉ thực sự ñược
quan tâm trong thời gian gần ñây và có thể coi là một vấn ñề mới. Ở những
khía cạnh khác nhau cũng ñã có một số công trình nghiên cứu liên quan ñến
vấn ñề này như “Kịch bản biến ñổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tháng 6 năm 2009; “Chiến lược giảm nhẹ
BĐKH và chiến lược thích ứng với BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam” của
các tác giả GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu, Lê Đình Quang, Trần Duy Bình -
Trung tâm khoa học công nghệ khí tượng thủy văn và môi trường, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, năm 2006; “Đánh giá năng lực thích nghi và sẵn sàng
ứng phó với biến ñổi khí hậu” của tác giả Lê Nguyên Tường, Ngô Sĩ Gai- Viện
Khí tượng thủy văn, năm 2006…; “Hoàn thiện khung pháp luật về môi trường
ở Việt Nam” do PGS.TS Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm chủ
nhiệm ñề tài, tháng 4 năm 2007; “Đánh giá hệ thống pháp luật về môi trường
Việt Nam” do TS. Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học quản lý môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ nhiệm ñề tài; tháng 10 năm

2009, "Strengthening Legal and Policy Framewords for Addressing Climate
Change in Asia: Identifying Opportunities for Sharing Best Practices" trong
khuôn khổ dự án ñánh giá của UNEP và USAID, do TS. Vũ Thu Hạnh và TS

3
Nguyễn Văn Phương viết phần về Việt Nam, tháng 3 năm 2009. Tuy nhiên,
các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng về hệ thống pháp
luật bảo vệ môi trường hoặc nghiên cứu về biến ñổi khí hậu, chưa có sự kết
hợp giữa hai vấn ñề môi trường không khí và biến ñổi khí hậu, vai trò của pháp
luật về bảo vệ môi trường không khí với biến ñổi khí hậu. Với tình hình trên,
ñề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam
nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu”, lần ñầu tiên ñược nghiên cứu ở cấp ñộ
luận văn thạc sỹ một cách chuyên sâu, toàn diện, ñầy ñủ và ñảm bảo ñược tính
logic, hệ thống, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học
ñã ñược công bố.
3. Mục ñích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
a) Mục ñích
Việc nghiên cứu ñề tài nhằm ñạt ñược các mục ñích:
Một là, làm sáng tỏ mối liên hệ giữa vấn ñề BĐKH và yêu cầu bảo vệ
môi trường không khí Việt Nam.
Hai là, chỉ ra những ñiểm còn thiếu hoặc chưa hợp lý trong các quy ñịnh
của pháp luật bảo vệ môi trường không khí Việt Nam với ứng phó biến ñổi khí
hậu, từ ñó ñề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi
trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu của ñề tài
Để thực hiện ñược các mục ñích nên trên, Luận văn phải hoàn thành một
số nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn ñề cơ bản về BĐKH và hệ thống
pháp luật bảo vệ môi trường không khí Việt Nam.
Tìm hiểu một cách ñầy ñủ và có hệ thống quy ñịnh của pháp luật bảo vệ

môi trường không khí Việt Nam ảnh hưởng ñến vấn ñề ứng phó với BĐKH.

4
Nghiên cứu và ñánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường không khí
Việt Nam, chỉ ra những nội dung, những vấn ñề còn thiếu sót, chưa phù hợp. Từ ñó,
luận giải về yêu cầu hoàn thiện quy ñịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường Việt
Nam nhằm ứng phó với BĐKH và ñưa ra các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện.
c) Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
Đối tượng nghiên cứu của ñề tài: các quy ñịnh của pháp luật về bảo vệ
môi trường không khí trong mối liên hệ với hiện tượng BĐKH.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả tập trung
nghiên cứu các quy ñịnh của pháp luật bảo vệ môi trường không khí có liên
quan ñến BĐKH nhằm ứng phó với BĐKH trên cơ sở tìm hiểu các nguyên
nhân gây ra BĐKH mà trong ñó nguyên nhân chính là ô nhiễm môi trường
không khí do sự phát thải quá mức KNK như: các quy ñịnh của pháp luật kiểm
soát nguồn phát thải KNK, các quy ñịnh của pháp luật về phòng, chống ô
nhiễm môi trường không khí do phát thải KNK, pháp luật về cải thiện môi
trường không khí gồm phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng
lượng mới, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện ñược mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu ñược
tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan ñiểm của Đảng và Nhà nước ta
về quản lý nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan ñiểm về bảo vệ
môi trường và ứng phó với biến ñổi khí hậu.
Luận văn ñược thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương
pháp như: Phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, quy nạp, ñối chiếu, so sánh, khảo
sát thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi những người làm công tác thực tiễn, sử
dụng kết quả thống kê nhằm làm sáng tỏ các vấn ñề trong nội dung luận văn.


5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về pháp luật bảo vệ môi
trường không khí ở Việt Nam nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu. Luận văn có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
Thứ nhất: Lần ñầu vấn ñề mối liên hệ giữa BĐKH và pháp luật bảo vệ
môi trường không khí Việt Nam ñược nghiên cứu một cách có hệ thống và
toàn diện cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn.
Thứ hai: Quá trình nghiên cứu ñề tài tìm ra ñược những tồn tại trong hệ
thống pháp luật bảo vệ môi trường không khí Việt Nam có ảnh hưởng ñến vấn
ñề ứng phó với biến ñổi khí hậu. Từ ñó ñưa ra những ñề xuất, kiến nghị ñể góp
phần vào việc hoàn thiện các quy ñịnh của pháp luật bảo vệ môi trường không
khí Việt Nam nhằm ứng phó với BĐKH trên cả hai phương diện lý luận và
thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ñược sử dụng làm tài liệu giảng
dạy ở bậc Đại học, Cao ñẳng trong lĩnh vực tư pháp và chuyên ngành môi
trường, khí tượng thủy văn và là tư liệu tốt ñể các nhà hoạch ñịnh chính sách
tham khảo trong quá trình quản lý các lĩnh vực có liên quan ñến môi trường và
biến ñổi khí hậu. Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc,
trong một chừng mực nhất ñịnh cũng có thể giúp ích phần nào cho các cán bộ
làm công tác thực tiễn về môi trường, khí tượng thủy văn và biến ñổi khí hậu,
các cơ quan, tổ chức có liên quan, quan tâm trong việc hiểu biết một cách sâu
sắc, ñầy ñủ và vận dụng ñúng ñắn các quy ñịnh của pháp luật về bảo vệ môi
trường góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở ñầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về biến ñổi khí hậu và pháp luật về bảo vệ
môi trường không khí Việt Nam

Chương 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt
Nam nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu

6
Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường không khí
Việt Nam nhằm ứng phó với biến ñổi khí hậu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục























7
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VIỆT NAM

1.1. Khái quát chung về biến ñổi khí hậu
1.1.1. Tình hình biến ñổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam
Khí hậu là kết quả tổng hợp của các quá trình vật lý và quá trình hóa học
dưới tác ñộng của bức xạ mặt trời trên trái ñất. Bức xạ mặt trời là nguồn năng
lượng chủ yếu của trái ñất, hình thành và duy trì sự sống của con người và mọi
sinh vật. Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào ñó, ñược ñặc trưng bởi các
trị số trung bình nhiều năm về nhiệt ñộ, ñộ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi
nước, mây, gió Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của
thời tiết và nó thường có tính chất ổn ñịnh, ít thay ñổi. BĐKH là biến ñổi về
trạng thái của khí hậu (như nhiệt ñộ, lượng mưa, hướng gió). Lịch sử khí hậu
trái ñất ñã trải qua nhiều biến ñộng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Những
vụ núi lửa phun trào mạnh, ñưa vào khí quyển một lượng khói bụi khổng lồ
ngăn cản bức xạ mặt trời xuống trái ñất, làm lạnh bề mặt trái ñất trong một thời
gian dài. Một núi lửa phun ra có thể ngăn chặn một phần bức xạ mặt trời ñến
trái ñất, ñồng thời làm các lớp hấp thụ nhiệt trong tầng bình lưu nóng lên tới
vài ñộ. Trong các chu kỳ này, nhiệt ñộ bề mặt trái ñất ñã giảm từ 5-7
0
C, hoặc
thậm chí từ 10-15
0
C như tại các vùng vĩ ñộ cao và vĩ ñộ trung bình của Bắc
bán cầu. Trong lịch sử ñịa chất của trái ñất chúng ta, sự biến ñổi khí hậu ñã
từng nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm
mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà

cuối cùng ñã xãy ra cách ñây 10.000 năm và hiện nay là giai ñoạn ấm lên của
thời kỳ gian băng. Trong các chu kỳ băng hà xảy ra vào khoảng 125.000-
130.000 năm trước Công nguyên, nhiệt ñộ trung bình của cực Bắc cao hơn 2
0
C
so với thời kỳ tiền công nghiệp. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay ñổi khí
hậu này, chúng ta có thể thấy ñó là do sự tiến ñộng và thay ñổi ñộ nghiêng trục
quay trái ñất, sự thay ñổi quỹ ñạo quay của trái ñất quanh mặt trời, vị trí các
lục ñịa và ñại dương và ñặc biệt là sự thay ñổi trong thành phần khí quyển.

8
Trái ñất ñã trải qua thời kỳ băng hà cuối cùng khoảng 18.000 năm trước Công
nguyên. Trong thời kỳ này, băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc
châu Á với mức nước biển thấp hơn hiện nay tới 120m. Có nhiều chứng cứ cho
thấy, khoản 5.000-6.000 năm trước Công nguyên, nhiệt ñộ cao hơn hiện nay.
Từ thế kỷ 14, Châu Âu trải qua một thời kỳ băng hà nhỏ, kéo dài khoảng vài
trăm năm. Đây là sự BĐKH tự nhiên.
Trong những thập niên gần ñây, từ cuối thế kỷ XIX ñến nay, nhiệt ñộ
không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX ñã tăng lên 0,6
0
C và thập kỷ 90
là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua. Trong những năm gần ñây,
BĐKH trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng ñang là một
trong những thách thức ñối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện
tượng khí hậu cực ñoan ñang gia tăng, ảnh hưởng ñến cuộc sông của toàn nhân
loại. Ấm lên toàn cầu hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt ñộ trung bình
của không khí và các ñại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong
các thập kỷ gần ñây. Theo báo cáo ñánh giá lần thứ tư của IPCC năm 2007,
nhiệt ñộ trung bình toàn cầu ñã tăng khoảng 0,74
0

C trong thời kỳ 1906-2005
và tốc ñộ tăng của nhiệt ñộ trong 50 năm gần ñây gần gấp ñôi so với 50 năm
trước ñó
.
Nhiệt ñộ trên lục ñịa tăng nhanh hơn so với trên ñại dương. Mực
nước biển toàn cầu ñã tăng trong thế kỷ 20 với tốc ñộ ngày càng cao. Mức
nước biển trung bình toàn cầu từ năm 1961 ñến năm 2003 tăng lên với tốc ñộ
trung bình là 1,8mm trong một năm. Tốc ñộ tăng giữa năm 1993 và 2003 vào
khoảng 3,1mm trong một năm là lớn hơn. Một ñiều rõ ràng là liệu rằng tốc ñộ
lớn hơn của 1993-2003 có phải là sự dao ñộng thập niên không, hay sự tăng
lên ñó biểu hiện một xu thế lâu dài. Tốc ñộ tăng mực nước biển từ thế kỷ 19
sang thế kỷ 20 có sự tin cậy cao.
BĐKH theo hướng nóng lên toàn cầu- BĐKH hiện ñại ñã gây ra nhiều
thảm họa ñối với trái ñất cũng như cuộc sống của con người như gia tăng mực
nước biển, băng hà lùi về hai cực, những ñợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn,
tai biến, suy thoái kinh tế, xung ñột và chiến tranh, mất ñi sự ña dạng sinh học
và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn ñề này ñược biểu hiện
qua hàng loạt tác ñộng cực ñoan của khí hậu trong thời gian gần ñây như ñã có
khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi

9
và Mexico. Các nước Nam Âu ñang ñối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng
dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì ñang bị
ñe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như
những ñợt băng giá mùa ñông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ có nguyên nhân từ hiện tượng trái ñất ấm lên
trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu ñược qua vệ tinh từng năm cho
thấy số lượng các trận bão không thay ñổi, nhưng số trận bão, lốc cường ñộ
mạnh, sức tàn phá lớn ñã tăng lên, ñặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình
Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc

xoáy cường ñộ mạnh tăng gấp ñôi, trùng hợp với nhiệt ñộ bề mặt ñại dương
tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp ñi sinh mạng 225 000
người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina ñổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây
thương vong lên ñến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD,
siêu bão Nargis ñánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc
nhất tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000
người và ñẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai
ñã cướp ñi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại
khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm ñáng sợ nhất trong
lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. Trận cháy rừng
khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn xảy ra ở nước Úc (2/2009) ñã giết chết ít
nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề
về vật chất. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ
người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của
Trái ñất. Năm 2010, cháy rừng ở nước Nga ñã gây thiệt hại 1,3 tỷ USD cho
kinh tế của nước này. Mới ñây siêu bão Megi ñã tàn phá nặng nề Philippins và
Trung Quốc. Sóng thần và núi lửa phun trào ở Indonesia vào tháng 10 ñã làm
hơn 300 người thiệt mạng, nhiều ngôi làng bị xóa sổ, hàng nghìn người rơi vào
cảnh mất nhà cửa…
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có
nhiều khả năng chịu các tác ñộng tiêu cực lớn nhất từ biến ñổi khí hậu. Việt
Nam ñã trải qua những thay ñổi của các yếu tố khí hậu cơ bản cũng như các
hiện tượng thời tiết cực ñoan như bão, mưa lớn và hạn hán. Ở Việt Nam, trong

10
khoảng 50 năm qua, nhiệt ñộ trung bình của trung bình của năm ñã tăng
khoảng 0,5- 0,7
0
C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm [47, Tr.1]. Vùng ven
biển phải gánh chịu các cơn bão nhiệt ñới xuát phát từ biển Đông với trung

bình khoảng 7 cơn bão/năm. Tần xuất các xoáy thuận nhiệt ñới cũng tăng lên
2,15 ñợt/50 năm và mực nước biển tăng lên khoảng 20cm/50m. BĐKH ñã gây
ra nhiều hậu quả cho Việt Nam, các trận bão, lũ lụt gây thiệt hại về người và
kinh tế. Trận mưa lũ lịch sử ở Miền Trung vào tháng 10 vừa qua làm 55 người
chết, 22 người mất tích, thiệt hại ban ñầu lên ñến gần 2.200 tỉ ñồng. BĐKH tác
ñộng mạnh ñến các lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên nước. Ngập lụt và hạn
hán xảy ra thường xuyên hơn do sự gia tăng cường ñộ mưa và giảm số ngày
mưa. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có thể sẽ bị xâm nhập mặn do
nước biển dâng. BĐKH cũng sẽ dẫn tới nguy cơ suy giảm ña dạng sinh học,
ñặc biệt là các loài thực vật bản ñịa và các loài có giá trị kinh tế cao. Nước biển
dâng có thể làm giảm diện tích rừng ngập mặn, gây tác ñộng bất lợi ñối với các
rừng tràm và rừng trồng trên ñất phèn ở miềm Nam, thay ñổi phân bố rừng
nguyên sinh và rừng thứ sinh. Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Quảng Ninh, ñồng
bằng duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và ñồng bằng sông Cửu Long là
những khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Ứng phó với BĐKH ñang là vấn ñề quan trọng, cấp bách ñược ñặt ra.
Ứng phó với BĐKH là nghiên cứu, tìm ra các chiến lược, giải pháp giảm nhẹ
BĐKH và thích ứng với BĐKH.
Giảm nhẹ BĐKH là sự chuyển ñổi công nghệ làm giảm bớt việc sử dụng
tài nguyên và giảm phát thải trên một ñơn vị sản phẩm. Mặc dù một số chính
sách về mặt xã hội, kinh tế và công nghệ có thể làm giảm phát thải; song giảm
nhẹ ñược hiểu là sự thực thi các chính sách nhằm giảm phát thải các KNK liên
quan ñế biến ñổi khí hậu.
Thích ứng với BĐKH là các sáng kiến và các biện pháp làm giảm bớt sự
nhạy cảm của các hệ thống tự nhiên và các hệ thống con người trước tác ñộng
trong tương lai của BĐKH, có thể phân biệt ñược nhiều cách thức thích ứng

11
khác nhau, trong ñó bao gồm các ñặc ñiểm, nhìn thấy trước, phản ứng, tư nhân,
nhà nước, cục bộ, có kế hoạch. Hay nói một cách khác, thích ứng với BĐKH là

các sáng kiến và giải pháp giảm nhẹ thiệt hại của các hệ tự nhiên và con người
nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng thực tế hoặc tiềm tàng của biến ñổi khí hậu.
Có nhiều phương thức thích ứng khác nhau, bao gồm cả thích ứng cá nhân và
thích ứng cộng ñồng, thích ứng tự nguyện và thích ứng có kế hoạch, chẳng
hạn, bồi ñắp ñê sông, ñê biển, trồng cây…
1.1.2. Nguyên nhân của biến ñổi khí hậu
Nếu như nguyên nhân chủ yếu của sự BĐKH xảy ra hàng nghìn năm
trước ñây là do các yếu tố tự nhiên như thay ñổi cường ñộ mặt trời hoặc thay
ñổi từ từ của quỹ ñộ trái ñất quay xung quanh mặt trời, do các quá trình tự
nhiên nội tại hoặc các áp lực bên ngoài thì nguyên nhân cơ bản của BĐKH
hiện ñại là sự gia tăng quá mức lượng phát thải KNK dẫn ñến sự gia tăng nồng
ñộ KNK trong khí quyển.
KNK là các thành phần khí trong khí quyển có nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc từ con người, các thành phần khí ñó hấp thụ và lại phát xạ bức xạ
sóng ñặc trưng trong phạm vi bức xạ hồng ngoại mà nó ñược phát ra từ bề mặt
trái ñất, từ khí quyển và từ mây. Đặc tính này gây nên HƯNK. Nói cách khác,
khí thải gây HƯNK là các lọai khí tác ñộng ñến sự trao ñổi nhiệt ñộ giữa trái
ñất và không gian xung quanh làm nhiệt ñộ của không khí bao quanh bề mặt
trái ñất nóng lên. HƯNK là sự nóng lên của trái ñất do sự có mặt của các
KNK. Tên gọi này là do hiệu ứng tương tự ñược sản sinh bởi nhà trồng cây
làm bằng kính. Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển
và ñược bề mặt trái ñất hấp thụ, làm cho trái ñất ấm lên. Sau ñó, một phần
năng lượng hấp thụ ñược phản xạ trở lại khí quyển thành các bức xạ nhiệt sóng
dài. Một phần nhỏ của các bức xạ sóng dài thoát vào trong không gian; một
phần bức xạ không thể xuyên các KNK trong khí quyển. Các KNK có thể lựu
chọn truyền dẫn các tia hồng ngoại, giữ lại một số và cho phép một số xuyên
qua không gian. Các KNK hấp thụ những sóng này và giữ chúng ở dưới làm

12
nóng lên ở vùng khí quyển thấp hơn. Với lượng KNK vốn có trong khí quyển,

các KNK gây ra HƯNK tự nhiên, làm cho nhiệt ñộ bề mặt trái ñất tăng thêm
33
0
C [54, Tr.4], nói rõ hơn là không ñể cho nhiệt ñộ trung bình mặt ñất toàn
cầu ở mức - 18
0
C mà ñạt tới mức 15
0
C.
Hơi nước (H
2
O), CO
2
, N
2
O, CH
4
và O
3
là các KNK chủ yếu trong khí
quyển trái ñất. Ngoài ra còn có một loại KNK do con người sản sinh ra trong
khí quyển như Hydro-cacbon, halogen và các chất có chứa Cl và Brom mà nó
ñược Nghị ñịnh tư Montreal kiểm soát. Bên cạnh CO
2
, N
2
O và CH
4
thì Nghị
ñịnh thư Kyoto còn quan tâm ñến các KNK như SF

6
, HFCs và PFCs.
Điôxit Cacbon (CO
2
) là loại KNK chiếm tới một nửa khối lượng các
KNK và ñóng góp tới 60% trong việc làm tăng nhiệt ñộ khí quyển [54, Tr.2].
Có hai luồng quan ñiểm khác nhau về việc thải khí CO
2
gây HƯNK là nguyên
nhân gây BĐKH. Có quan ñiểm có rằng, coi bất cứ hoạt ñộng nào thải khí CO
2

ñều là thải KNK, quan ñiểm khác lại cho rằng không coi là thải KNK nếu việc
thải CO
2
nằm trong chu trình carbon trong tự nhiên. CO
2
là một chất có vai trò
quan trọng ñối với sự sống, nó tuần hoàn một cách hài hòa trong chu trình
carbon, ñảm bảo sự sống cho sinh vật trên trái ñất, sự phát thải khí CO
2
ñược
hấp thụ lại trong tự nhiên bởi cây xanh giúp hàm lượng CO
2
ñược duy trì ñủ ñể
tạo nên HƯNK giữ ấm cho trái ñất ở nhiệt ñộ thích hợp. Tuy nhiên, hiện nay
chu trình carbon tự nhiên bị phá vỡ, hàm lượng CO
2
ngày càng tăng lên trong
khi ñó các hoạt ñộng chặt, phá rừng, cháy rừng, bể hấp thụ CO

2
giảm dẫn ñến
việc hấp thụ CO
2
giảm ñã làm cho hàm lượng CO
2
tạo nên HƯNK làm cho trái
ñất nóng lên, gây ra BĐKH.
Hiện nay, người ta nói ñến nguy cơ của sự giảm ô zôn trong tầng bình
lưu, lá chắn bảo vệ các sinh vật trên trái ñất khỏi các tia bức xạ tử ngoại từ mặt
trời. Tuy nhiên, ñối với tầng ñối lưu việc tầng ô zôn cũng có hại như tăng các
KNK khác. Ô zôn trong tầng ñối lưu là một loại KNK quan trọng ñúng hàng
thứ ba sau khí CO
2
và CH
4
. Ô zôn ñược tạo ra trong tự nhiên và trong các hoạt
ñộng của con người, từ ñộng cơ ô tô, xe máy hoặc các nhà máy ñiện. Hàm
lượng khí ô zôn trong tầng ñối lưu ñã tăng 15% so với thời kỳ tiền công nghiệp
[54, Tr. 3]. Ôxít Nitơ (N
2
O) cũng như với mê tan, việc ño nồng ñộ N
2
O trong

13
khí quyển mới chính thức thực hiện trong khoảng hơn mười năm nay. Từ
những mẫu bọt khí lấy ñược từ trong bảng, các nhà nghiên cứu thấy nồng ñộ
N
2

O ñã tăng khoảng 8% từ ñầu thế kỷ ñến nay và hiện ñang tiếp tục tăng [54,
Tr. 3]. Một loại KNK là Chlorofluorocarbons (CFC), khác với các KNK khác
có nguồn gốc từ tự nhiên, CFC hoàn toàn là sản phẩm từ con người tạo ra. Các
chất CFC ñược sản xuất từ những năm 1930 và làm một loại hóa chất ñược sử
dụng rộng rãi trong các thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, ñiều hòa không khí, các
loại máy lạnh, các bình xịt mỹ phẩm, tẩy rửa linh kiện ñiện tử. Việc sử dụng
các chất này ñã tăng lên nhanh chóng cho ñến năm 1970, khi người ta phát
hiện ra nó có khả năng phá hoại tầng ô zôn và thời gian tồn tại của chúng lại
rất lâu. Từ năm 1995, nồng ñộ CFC ñã tăng chậm lại hoặc có xu hướng giảm.
Từ năm 2010 trở ñi, sẽ ngừng sản xuất các chất CFC trên toàn thế giới theo
Nghị ñịnh thư Montreal [54, Tr. 3]. Hơi nước ñóng vai trò quan trọng trong
việc ñiều chỉnh nhiệt ñộ trái ñất thông qua việc tạo thành mây. Những ñám
mây do hơi nước tạo ra có thể ngăn cản bức xạ trái ñất thoát ra ngoài không
trung và làm tăng nhiệt ñộ trái ñất. Tuy nhiên, không như các khí khác tồn tại
lâu dài trong khí quyển, hơi nước hình thành và mất ñi nhanh chóng khi tạo
thành mây và mưa. Hơn nữa, lượng hơi nước trong tự nhiên khá ổn ñịnh nên
vai trò của chúng trong việc làm tăng nhiệt ñộ toàn cầu không như các khí
khác. Cho ñến nay vai trò của hơi nước ñối với BĐKH vẫn ñang ñược nghiên
cứu thêm.
Lượng phát thải KNK trên trái ñất gia tăng thúc ñẩy sự gia tăng nồng ñộ
KNK trong khí quyển, ñặc biệt là các KNK trường thọ: CO
2
, CH
4
, N
2
O. Nồng
ñộ CO
2
khí quyển từ 280 triệu thời kỳ tiền công nghiệp ñã lên ñến 379 phần

triệu vào năm 2005. Tốc ñộ gia tăng nồng ñộ CO
2
hàng năm trong vòng 10
năm gần ñây 1996 - 2005 lên ñến 1,9 phần triệu mỗi năm. Nồng ñộ CH
4
khí
quyển từ 715 phần tỷ thời kỳ tiền công nghiệp lên 1.732 phần tỷ ñầy thập kỷ
1970 và 1.774 phần tỷ năm 2005. Nồng ñộ N
2
O khí quyển tăng từ 270 phần tỷ
thời kỳ tiền công nghiệp lên 319 phần tỷ năm 2005 [54, Tr. 4]. HƯNK tồn tại
trên trái ñất ngay từ khi trái ñất cùng với khí quyển và hệ thống khí hậu hình
thành và hầu như không thay ñổi cho ñến thời kỳ tiền công nghiệp.

14
Nguyên nhân sự gia tăng các KNK là do hoạt ñộng của con người.
Trong quá trình tiến hành các hoạt ñộng của mình, con người ñã gây ra nhiều
tác ñộng tiêu cực cho môi trường nói chung và không khí nói riêng và gián tiếp
gây ra BĐKH hiện ñại theo xu hướng tiêu cực như hiện nay. Từ thời kỳ tiền
công nghiệp, khoảng năm 1750, con người, thông qua các hoạt ñộng phát triển
kinh tế xã hội, ñặc biệt là công nghiệp ñã phát thải ra khí quyển nhiều khí có
HƯNK ñặc biệt nguy hại như CO
2
, CH
4
, O
3
, N
2
O cũng như HFCs, PFCs và

SF
6
làm cho nồng ñộ KNK trong khí quyển tăng lên, HƯNK mãnh liệt hơn và
do ñó làm nóng thêm bề mặt trái ñất và lớp ñối lưu dưới của khí quyển, gây ra
BĐKH hiện ñại. Người ta gọi HƯNK tăng cường cho HƯNK tự nhiên là
HƯNK nhân tạo. Lượng phát thải KNK nhân tạo trong thời kỳ 1975- 2004 mỗi
năm tăng lên 0,43 tỷ tấn CO
2
tương ñương và trong vòng 10 năm gần ñây mức
tăng ñó là 0,92 tỷ tấn/năm bắt nguồn từ sự gia tăng sản xuất năng lượng, hoạt
ñộng giao thông vận tải, công nghiệp, lâm nghiệp (chủ yếu là khai phá rừng),
nông nghiệp [54, Tr. 4].
Nồng ñộ CO
2
tăng chủ yếu do ñốt các loại nhiên liệu hóa thạch như
than, dầu khí. Đốt than thải ra nhiều khí CO
2
nhất, sau ñó ñốt dầu (xăng) và ñốt
khí. Những nhà máy nhiệt ñiện chạy bằng than và dầu, ô tô và các phương tiện
giao thông dùng xăng, dầu ñều là những nguồn thải ra khí CO
2
rất lớn, ñóng
góp 80- 85% lượng khí CO
2
tăng thêm trong khí quyển. Riêng tiêu thụ năng
lượng nhiên liệu hóa thạch làm tổng lượng CO
2
trong khí quyển tăng từ 0,5
ñến 1% mỗi năm. Khai phá rừng ñể canh tác, làm nhà ở cũng làm giảm khả
năng hấp thụ CO

2
của “bể hấp thụ” này.
Mêtan (CH
4
) là loại khí quan trọng thứ hai trong các KNK do hoạt ñộng
của con người gây ra. Nguồn khí mê tan chủ yếu từ gieo trồng lúa nước, phân
súc vật và các vật chất bị hủy hoạt trong ñất, các ñầm lầy, các mỏ khai thác
nhiên liệu. Khí mê tan cũng thoát ra từ các mỏ than, các giếng khoan dầu hoặc
do rò rỉ các ống dẫn khí. Khí mê tan trong khí quyển ñược biết ñến từ khoảng
những năm 1940, nhưng chỉ ñến khoảng cuối năm 1960 mới có những ño ñạc
chính thức. Nồng ñộ khí mê tan trong khí quyển hiện nay ñã tăng lên tới 145%
so với thời kỳ tiền công nghiệp.

15
Nguồn N
2
O chủ yếu hiện nay là do ñốt các loại nhiên liệu, sử dụng phân
bón hóa học, sản xuất các chất hóa học, phá rừng. Những hoạt ñộng trên ñây
của con người làm tăng khoản 15% lượng ôxit nitơ vốn có trong khí quyển.
Ngoài ra, diện tích rừng ñang mất dần là một trong những nguyên nhân
làm gia tăng lượng KNK. Thực tế tình trạng mất rừng và suy thoái rừng ñang
ñóng góp một tỉ lệ lớn, khoảng 15- 20% tổng lượng khí nhà kính do các hoạt
ñộng của con người gây ra trên phạm vi toàn cầu. Nói cách khác, ñây là một
nguồn phát thải KNK ñáng kể góp phần làm biến ñổi khí hậu. Tình trạng này
xảy ra chủ yếu ở các nước ñang phát triển ở vùng nhiệt ñới trong ñó có Việt
Nam. Ở Việt Nam, do chuyển ñổi mục ñích sử dụng ñất, khai thác nguồn lâm
sản quá mức cho phép; cháy rừng; sức ép dân số; nghèo ñói; hậu quả của cuộc
chiến tranh ñể lại; tập quán du canh du cư là nguyên nhân chính dẫn ñến tình
trạng mất rừng và suy thoái rừng.
1.1.3 Tác ñộng của biến ñổi khí hậu

Sự ấm lên của trái ñất diễn ra từ từ nhưng các tác ñộng của hiện tượng
thời tiết cực ñoan như bão, lũ, hạn hán và sóng thần sẽ trở nên bất thường và
sâu sắc hơn. Mặc dù BĐKH là hiện tượng toàn cầu nhưng hậu quả của nó sẽ
không ñược phân bổ ñều. Các nước ñang phát triển trong ñó có Việt Nam và
các quốc gia ñảo nhỏ sẽ bị ảnh hưởng ñầu tiên và chịu tác ñộng nặng nề nhất.
BĐKH tác ñộng ñến nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, tác ñộng của BĐKH là nghiêm trọng
nhất, xét theo từng khu vực cũng như từng lưu vực. Trên quy mô toàn cầu,
BĐKHkhuếch ñại nguy cơ thiếu nước do sự tăng dân số, chuyển ñổi kinh tế và
sử dụng ñất bao gồm cả ñô thị hóa. Trên quy mô khu vực, núi tuyết, sông băng
và những chỏm băng nhỏ ñóng vai trò quyết ñịnh ñối với tài nguyên nước.
BĐKH dẫn ñến tổn thất nước do băng tan và giảm lớp tuyết phủ trong các thập
kỷ gần ñây dự kiến ngày càng tăng. Biến ñổi nhiệt ñộ và mưa dẫn tới những
biến ñổi dòng chảy. Dòng chảy tăng 10- 40% vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ ñộ
cao và nhiệt ñới ẩm ướt bao gồm những vùng ñông dân ở Đông Á, Đông Nam
Á và giảm 10-30% ở các khu vực khô ráo vĩ ñộ trung bình và nhiệt ñộ do
lượng mưa giảm và cường ñộ bốc thoát hơi tăng. Diện tích các vùng hạn hán
tăng lên, tác ñộng ñến nhiều lĩnh vực liên quan: nông nghiệp, cung cấp nước,

16
sản xuất ñiện và sức khỏe. Có ñến 20% dân cư phải sống ở những vùng lụt lội
gia tăng vào thập kỷ 2080. Sự gia tăng về tần số và mức ñộ nghiêm trọng của
lũ lụt cũng như hạn hán sẽ tác ñộng tiêu cực ñến sự phát triển bền vững. Sự gia
tăng nhiệt ñộ sẽ tác ñộng sâu hơn ñối với các ñặc tính sinh lý, sinh hóa của các
hồ và sông chủ yếu là cá các tác ñộng tiêu cực lên các loài nước ngọt thành
phần loài và chất lượng nước. Tại khu vực ven biển, mực nước biển dâng sẽ
tăng sức ép ñối với tài nguyên nước do sự mặn hóa tầng nước ngầm.
- Đối với các lĩnh vực nông, lâm nghiệp,

tác ñộng của BĐKH làm cho

phạm vi phân bố các cây trồng nhiệt ñới mở rộng và cây trồng Á nhiệt ñới thu
hẹp lại; ngập úng và hạn hán xuất hiện với tần suất cao hơn; một phần ñáng kể
diện tích ñất trồng trọt vùng ñồng bằng duyên hải, châu thổ sông Hồng, sông
Mê Kông bị ngập mặn do nước biển dâng ; diện tích rừng ngập mặn bị thu
hẹp; rừng nguyên sinh bị thay ñổi ranh giới; nguy cơ tuyệt chủng một số loài
ñộng, thực vật hoang dã; gia tăng nguy cơ cháy rừng, sâu bệnh, dịch bệnh ; ñịa
bàn sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt bị thu hẹp; xuất hiện hiện
tượng phân tầng nhiệt ñộ trong thủy vực nước ñứng, ảnh hưởng ñến quá trình
sinh sống của các loài thuỷ sinh.
- Tác ñộng ñối với ngành năng lượng và giao thông, Nước biển dâng
ảnh hưởng ñến các dàn khoan dầu trên biển, hệ thống các công trình ven biển;
dòng chảy các con sông có thủy ñiện bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiệt ñộ tăng cao
sẽ tăng chi phí thông gió, làm mát các hầm lò, giảm hiệu suất của các nhà máy
ñiện; tiêu thụ ñiện cho sinh hoạt gia tăng
- Tác ñộng ñối với sức khỏe con người, nhiệt ñộ tăng lên làm tăng tác
ñộng tiêu cực ñối với sức khỏe con người, dẫn ñến gia tăng một số nguy cơ ñối
với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên
làm thay ñổi cấu trúc vectơ truyền nhiễm theo mùa. Ở miền Bắc, mùa ñông sẽ
ấm lên, dẫn tới thay ñổi ñặc tính trong nhịp sinh học của con người.
BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt ñới: sốt rét, sốt xuất
huyết, làm tăng tốc ñộ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng,
vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan.

×