Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 102 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





ĐỖ TUYẾT NHUNG





PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI




Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI NGỌC CƯỜNG




Hà Nội – 2009


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
01
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƢỢNG QUYỀN
THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG
NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
05
1.1. Khái quát chung về nhƣợng quyền thƣơng mại
05
1.1.1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng
quyền thương mại trên thế giới và ở Việt Nam
05
1.1.2. Quan niệm về nhượng quyền thương mại
10
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại
15
1.1.4. Đánh giá tác động của hoạt động nhượng quyền thương mại
17
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại
24

1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại
24
1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại
26
1.2.3. Sơ lược về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại
ở Việt Nam
32
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP
ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
36
2.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
37
2.1.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại
37
2.1.2. Phân loại hợp đồng nhượng quyền thương mại
40
2.2. Chủ thể của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
42
2.3. Nội dung và hình thức của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
47
2.3.1. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
47
2.3.2. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại
58
2.4. Một số vấn đề pháp lý liên quan giữa pháp luật hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại với pháp luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh
tranh
59
2.4.1. Một số vấn đề pháp lý liên quan giữa pháp luật hợp đồng nhượng
quyền thương mại với pháp luật Sở hữu trí tuệ

59
2.4.2. Một số vấn đề pháp lý liên quan giữa pháp luật hợp đồng nhượng
quyền thương mại với pháp luật cạnh tranh
62
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
69
3.1. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại ở Việt Nam
69
3.1.1. Tình hình thực tế
69
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhượng quyền
thương mại
71
3.1.3. Một số kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
73
3.2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của pháp
luật hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam
87
3.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi của pháp luật hợp
đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
87
3.2.2. Một số kiến nghị cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của
pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
90
KẾT LUẬN
94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Được biết đến như là một trong những phương thức kinh doanh hữu hiệu,
mang lại danh tiếng và lợi nhuận cho các thương nhân cũng như sự tăng trưởng
vững chắc cho cả nền kinh tế, nhượng quyền thương mại (franchising) đã ngày
càng khẳng định được vị trí vai trò của mình trong đời sống thương mại của các
quốc gia trên thế giới. Ở Mỹ vào năm 2001, có khoảng 800.000 cơ sở kinh doanh
theo phương thức franhchise với hơn 10 triệu nhân công và 625 tỷ USD doanh
số. Tại Trung Quốc, trong hai năm 2002, 2003 số các cửa hàng nhận quyền
thương mại đã lên tới 70.000 với doanh số bán hàng chiếm 7.8% doanh số toàn
quốc [22]. Trên bình diện toàn thế giới, doanh thu từ hoạt động kinh doanh
nhượng quyền thời điểm năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh
nghiệp từ 75 ngành nghề khác nhau [32, tr.28].
Ở Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại trong những năm gần
đây đang có xu hướng phát triển nhanh. Hàng loạt các doanh nghiệp có tên tuổi ở
Việt Nam đã tiến hành nhượng quyền thương mại ở trong và ngoài nước. Những
cái tên như Cà Phê Trung Nguyên, Phở 24, AQ Silk, Kinh Đô Bakery, Thời
trang Foci…đã trở nên quen thuộc với nhiều người tiêu dùng. Với tốc độ tăng
trưởng kinh tế ổn định, lại là một trong bốn thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế
giới [31, tr.163], Việt Nam là mảnh đất hứa đầy tiềm năng cho sự phát triển của
hoạt động nhượng quyền thương mại. Điều này đã đặt ra cho Việt Nam những
thách thức lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động
nhượng quyền thương mại - một điều kiện vô cùng quan trọng cho sự thành công

và phát triển của phương thức kinh doanh này.



2
Sự hợp tác giữa các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại được thể
hiện thông qua Hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hợp đồng nhượng quyền
thương mại là kết quả của sự tự do và thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia
quan hệ, là căn cứ pháp luật có giá trị ràng buộc cao nhất để các bên thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Đứng về
góc độ quản lý Nhà nước, hợp đồng nhượng quyền thương mại còn là cơ sở để
Nhà nước quản lý hoạt động nhượng quyền trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Có
thể nói, hợp đồng nhượng quyền thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với các chủ thể tham gia quan hệ.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại là quan hệ
rất phức tạp, pháp luật điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng
hết sức đa dạng, được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong bối
cảnh đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, tổng thể các quy định của pháp
luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại là hết sức cần thiết, góp
phần đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng
quyền thương mại, thúc đẩy một môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn cho
các chủ thể. Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về hợp
đồng nhượng quyền thương mại” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhượng quyền thương mại là một chế định pháp lý được quy định trong
Luật thương mại Việt Nam 2005. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều bài viết, bài
báo, tạp chí, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, một số vấn đề pháp
lý về hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng đã rải rác được đề cập đến. Có
thể kể đến các bài viết như: “Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại” của tác giả Bùi Ngọc Cường đăng trên tạp chí Nhà nước và



3
pháp luật số 7/2007, bài viết: “Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hợp đồng
nhượng quyền thương mại” của tác giả Vũ Đặng Hải Yến đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 4/2008… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách tổng thể và chuyên sâu về các vấn đề pháp lý có liên quan tới hợp đồng
nhượng quyền thương mại. Vì vậy, đây sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một
cách có hệ thống và toàn diện về hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp
luật Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu mà luận văn hướng tới là:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận hoạt động nhượng quyền thương mại và pháp
luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Phân tích thực trạng thực trạng pháp luật hợp đồng nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam hiện nay, đánh giá những ưu điểm cũng như những mặt
hạn chế, còn tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng nhượng
quyền thương mại.
- Đưa ra kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực
thi của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm về hoạt động nhượng
quyền thương mại và pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại, các văn bản
pháp luật của Việt Nam điều chỉnh về quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương
mại; một số kinh nghiệm pháp luật quốc tế trong việc quy định về hợp đồng
nhượng quyền thương mại.


4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý phổ
biến như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và đối chiếu, phương
pháp tổng hợp, phương pháp thống kê…Các phương pháp này được sử dụng
nghiên cứu trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương
với các nội dung như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và pháp
luật hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền
thương mại
Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam




5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƢỢNG QUYỀN
THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG NHƢỢNG
QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về nhƣợng quyền thƣơng mại
1.1.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhƣợng
quyền thƣơng mại trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng
quyền thương mại trên thế giới
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng hình thức sơ khai của lối kinh doanh
nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu. Tuy nhiên,
hoạt động nhượng quyền thương mại (tên tiếng Anh là franchise) chính thức

được thừa nhận là khởi nguồn và phát triển tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi
mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh
doanh đầu tiên cho đối tác của mình. Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng
phát kể từ sau năm 1945 (khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc), với sự ra đời
của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân
phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ
là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức
này. Phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại đã mang lại danh tiếng,
sự thành công và niềm tự hào cho nhiều doanh nhân nước Mỹ. Người ta không
thể không nhắc đến các thương hiệu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Mỹ
thông qua hoạt động nhượng quyền như McDonald’s, KFC, Holiday Inn, Dairy
Qeen, 7-Eleven, Subway…
Từ Mỹ, nhượng quyền thương mại đã phát triển rộng khắp trên quy mô
toàn cầu. Ở Châu Âu, hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển khá mạnh


6
từ những năm 1980 do nhu cầu hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng, quá trình đô
thị hóa ngày càng mở rộng. Đến năm 1998, theo số liệu thống kê của Châu Âu
thì toàn Châu Âu có tổng cộng 3.888 hệ thống nhượng quyền với 167.432 cửa
hàng nhượng quyền, đóng góp khoảng 95 tỉ Euro doanh số và tạo ra hơn 1,5 triệu
việc làm cho người dân các nước Châu Âu [32, tr.28].
Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc
gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển franchise. Hoa Kỳ là quốc gia
đầu tiên luật hoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh
nghiệp kinh doanh theo phương thức franchise. Chính phủ các nước phát triển
khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các
chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho
doanh nghiệp trong việc bán franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật,
nghiên cứu chính sách về franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời,

các trường đại học cũng có riêng chuyên ngành về franchise để đào tạo, đáp ứng
nhu cầu mới của nền kinh tế.
Tại Châu Á, vào khoảng những năm 1970, nhượng quyền thương mại mới
xuất hiện với sự kiện Nhật Bản là nước đầu tiên mua franchise từ một công ty
của Mỹ. Đến những năm 1980, thì nhượng quyền thương mại mới thực sự được
biết đến và dần phổ biến ở Châu Á, đặc biệt ở những nước Đông Á khi những
nước này có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài. Tại Đông Nam Á, kể từ thập
niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền
kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều
chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên
cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã
bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền


7
(Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy và phát triển
việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore, quốc gia láng giềng của
Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động
nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách
sạn, nhà hàng Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan
cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền
của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế. Hiện nay, hoạt
động nhượng quyền thương mại ở Châu Á tạo doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi
năm [43].
Cùng với sự phát triển không ngừng của hoạt động nhượng quyền thương
mại trên lãnh thổ của nhiều quốc gia là sự ra đời của các tổ chức, các hiệp hội
khu vực và quốc tế về nhượng quyền thương mại. Năm 1960, Hiệp hội Nhượng
quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập
với khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp mua, bán franchise.

Năm 1994, ghi nhận sự ra đời của một tổ chức franchise uy tín khác, đó là Hội
đồng nhượng quyền thương mại Thế giới (World Franchise Council) với thành
viên là hiệp hội nhượng quyền thương mại của nhiều quốc gia khác nhau. Thông
qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh
tế quốc gia đã được thực hiện như: tổ chức các hội chợ franchise quốc tế; xây
dựng niên giám franchise khu vực và trên toàn thế giới; hợp tác xuất bản các ấn
phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp quan tâm đến franchise ;tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển
phương thức kinh doanh franchise. Với việc ra đời các tổ chức, hiệp hội cũng
như các chính sách phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại của Chính


8
phủ các nước đã cho thấy sự lớn mạnh và vai trò to lớn của hoạt động này đối
với sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
1.1.1.2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại thực ra đã có mặt từ
trước năm 1975 thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm của các
trạm xăng dầu của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shell và các đại lý bảo dưỡng ô
tô, xe máy, sau đó là sự xuất hiện của các chuỗi cửa hàng rửa tráng phim ảnh
Kodak, Fuji, Konia…[31, tr.153]. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, nhượng
quyền thương mại mới chính thức được ghi nhận ở nước ta. Dù ra đời khá muộn
song nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ rất
nhanh. Theo thống kê của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới năm
2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động, trong đó phần
lớn là các thương hiệu nước ngoài. Đến năm 2006, có khoảng 530 hồ sơ đăng ký
nhượng quyền thương mại trong nhiều lĩnh vực khác nhau [31, tr.154].
Thị trường Việt Nam đã ghi nhận sự thành công của rất nhiều thương hiệu
nước ngoài khi tiến hành nhượng quyền ở Việt Nam. Có thể kể đến trong lĩnh

vực đồ ăn nhanh có KFC, Pizza Hut (Mỹ), Lotterria (Hàn Quốc), Jollibee
(Phillippines)…; trong lĩnh vực bán lẻ có Bourbon Group (Pháp), Parkson
(Malaysia), Metro Cash & Carry (Đức), Medicare (Anh)…; trong lĩnh vực thời
trang có Valentino Rudy (Italia) hay Piere Cardin (Pháp)…Bên cạnh đó, một số
doanh nghiệp trong nước cũng đã khẳng định được tên tuổi của mình thông qua
phương thức kinh doanh nhượng quyền.
Một trong những doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong lĩnh vực nhượng
quyền tại Việt Nam phải kể đến Công ty Cà phê Trung Nguyên. Được thành lập


9
tại Buôn Mê Thuột vào năm 1996, đến năm 1998 Trung Nguyên chính thức có
mặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 8/2001, Trung Nguyên phát triển hệ
thống ra thị trường tại Hà Nội, đánh dấu sự hiện diện của thương hiệu trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Năm 2002, Trung Nguyên đã vươn xa ra thị trường quốc tế
với sự chuyển nhượng thành công tại Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Thái Lan…Theo
đại diện của Công ty, để được kinh doanh dưới thương hiệu cà phê Trung
Nguyên, các cửa hàng nhượng quyền chính thức của Trung Nguyên đều phải ký
một hợp đồng ràng buộc với công ty. Theo đó, các cửa hàng này phải bài trí cửa
hàng, bàn ghế theo một mẫu chung, tuân thủ công thức pha chế, an toàn vệ sinh
thực phẩm cũng như duy trì chất lượng, phong cách phục vụ theo một tiêu chuẩn
thống nhất trong toàn bộ hệ thống của hàng của Trung Nguyên. Ngoài việc nhận
được một khoản phí nhượng quyền, Trung Nguyên còn có quyền giám sát các
cửa hàng trong hệ thống của mình để bảo vệ thương hiệu của mình. Với phương
thức đó, Trung Nguyên đã phát triển hệ thống của mình với hơn 500 đại lý
nhượng quyền chính thức phủ khắp Việt Nam và có mặt tại nhiều quốc gia trên
thế giới.
Cùng với cà phê Trung Nguyên, Phở 24 cũng là một trong những doanh
nghiệp tiểu biểu về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Phở 24 là chuỗi cửa
hàng phở cao cấp thuộc Nam An Group - một tập đoàn chuyên kinh doanh về

nhà hàng được thành lập vào năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi thành
lập, Phở 24 đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường trong nước và phát triển
trên phạm vi quốc tế. Với cách thức nhượng quyền bài bản, được chuẩn bị chu
đáo, cụ thể đến từng khâu, từng chi tiết, Phở 24 đã xây dựng 50 cửa hàng
nhượng quyền trong và ngoài nước tính đến ngày 20/3/2007 [31, tr.266]. Tại
Diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu (Singapore), Phở 24 đã vinh dự lọt vào vòng


10
chung khảo “Giải thưởng quốc tế về nhượng quyền” do Hiệp hội nhượng quyền
châu Á - FLA (Franchising & Licensing Asia) tổ chức.
Sau thành công của Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, các doanh nghiệp khác
ở Việt Nam đã nhận ra tính ưu việt nổi trội của phương thức kinh doanh nhượng
quyền và áp dụng theo mô hình này. Hệ thống siêu thị bán lẻ G7 Mart đã hình
thành và phát triển với số lượng 500 cửa hàng. Công ty Kinh Đô Barkery đã có
100 cửa hàng nhượng quyền chính thức sau 3 năm kể từ khi cửa hàng nhượng
quyền đầu tiên đi vào hoạt động vào năm tháng 10/2007. Công ty TNHH AQ
Silk đã nhượng quyền thành công thương hiệu của mình tại Mỹ với giá 100.000
USD…
Như vậy, có thể thấy, sự xuất hiện của hoạt động nhượng quyền thương
mại ở Việt Nam là khá muộn so với các nước trong khu vực và trên thế giới,
song với những bước đi đầu tiên đã được khẳng định sẽ báo hiệu làn sóng
nhượng quyền diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển đó,
việc hoàn thiện pháp luật nhượng quyền thương mại nói chung và pháp luật về
hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng càng trở nên có ý nghĩa.
1.1.2. Quan niệm về nhƣợng quyền thƣơng mại
Dù đã xuất hiện khá lâu trong đời sống thương mại ở nhiều quốc gia trên
thế giới, song cho đến nay, nhượng quyền thương mại vẫn chưa có một khái
niệm chung thống nhất. Tùy theo góc độ tiếp cận, chế độ kinh tế, chính trị của
mỗi quốc gia, mỗi tổ chức mà các quan niệm, định nghĩa về nhượng quyền

thương mại cũng khác nhau.
Nhìn nhận dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại được hiểu là
một phương thức hoạt động kinh doanh nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh,
phân phối hàng hóa, dịch vụ của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền


11
kinh doanh trên một thương hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác
[47, tr.11]. Phương thức kinh doanh này được thiết lập giữa hai chủ thế: bên
nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee). Trong đó, bên
nhượng quyền sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, bí
quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo… cho bên nhận quyền để
thu một khoản phí nhượng quyền từ bên nhận quyền. Đây là hình thức để bên
nhượng quyền mở rộng mạng lưới kinh doanh , khai thác được lợi ích từ thương
hiệu của mình mà không phải đầu tư thêm vốn. Đối với bên nhận quyền, phương
thức này giúp họ không phải nỗ lực mất công gây dựng mà vẫn được hưởng lợi
từ chính tên thương mại, uy tín của bên nhượng quyền.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc
tế (The International Franchise Association) đã định nghĩa Nhượng quyền
thương mại như sau:
“Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao
và bên nhận quyền. Theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan
tâm liên tục tới doanh nghiệp (cơ sở, cửa hàng…) của bên nhận trên các
khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên và các chương trình
xúc tiến bán hàng. Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương
thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và bên
nhận đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng
các nguồn lực của mình.”[31, tr.19].
Như vậy, nhượng quyền thương mại theo quan niệm của Hiệp hội Nhượng
quyền thương mại quốc tế là một quan hệ hợp đồng giữa hai bên: bên giao quyền

và bên nhận quyền. Hai bên này có sự ràng buộc lẫn nhau về nghĩa vụ. Bên giao
phải có nghĩa vụ đề xuất hoặc duy trì sự quan tâm liên tục đến bên nhận quyền.


12
Ngược lại, bên nhận quyền hoạt động dưới nhãn hiệu, phương thức kinh doanh
của bên giao, phải chịu sự kiểm soát của bên giao và chịu chi phí cho sự đầu tư
vào doanh nghiệp mình để tiến hành kinh doanh.
Cũng tiếp cận dưới góc độ pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương
mại, Bộ luật dân sự Nga định nghĩa bản chất pháp lý của hoạt động này như sau:
“Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải
cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn,
hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh
của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao
gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật
kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng
khác như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ.”[31, tr.21].
Quan niệm này đã cụ thể hơn về đối tượng của hợp đồng là một tập hợp
các quyền độc quyền của bên có quyền gồm quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn
thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ. Khái
niệm này cũng đã làm rõ nghĩa vụ phải trả một khoản thù lao của bên sử dụng
(bên nhận quyền) cho bên có quyền (bên nhượng quyền) đồng thời xác định việc
chuyển giao có thể theo một thời hạn hoặc không có thời hạn tùy theo sự thỏa
thuận của các bên.
Theo Bộ Quy chế của Châu Âu về nhượng quyền thương mại do Hiệp hội
Châu Âu về nhượng quyền thương mại ban hành và có hiệu lực từ ngày
1/1/1992, hoạt động nhượng quyền thương mại được gọi bằng một tên khác là:
chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được định nghĩa:
“Chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu được định nghĩa là một hệ
thống thương mại hóa các sản phẩm và/hoặc các dịch vụ và/hoặc các công



13
nghệ, được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và liên tục về
pháp lý và tài chính giữa các doanh nghiệp khác nhau và hoạt động độc
lập với nhau, giữa một bên là người chuyển nhượng quyền sử dụng thương
hiệu và một bên là những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
thương hiệu, trong đó, người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu
chấp nhận cho những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương
hiệu quyền và nghĩa vụ khai thác kinh doanh đối tượng chuyển nhượng
của người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu”[47, tr.16 - 17].
Định nghĩa nêu trên đã chỉ ra được một số điểm chính để nhận dạng một
hoạt động nhượng quyền thương mại, đó là: (i) việc chuyển nhượng được thực
hiện khi có hai chủ thể: bên nhượng quyền và bên nhận quyền, (ii) việc chuyển
nhượng có thể được thực hiện đối với cả sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc công
nghệ, (iii) bên nhận quyền và bên nhượng quyền là hai doanh nghiệp khác nhau,
độc lập với nhau về mặt pháp lý nhưng đồng thời giữa chúng lại có mối liên hệ
hợp tác chặt chẽ và liên tục, (iv) bên nhận quyền có quyền và nghĩa vụ khai thác
kinh doanh đối tượng chuyển nhượng từ người nhượng quyền.
Ở Việt Nam, từ góc độ pháp luật thực định, nhượng quyền thương mại
được quy định tại Điều 284 Mục 8 Chương VI Luật thương mại 2005:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và gắn với nhãn
hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;



14
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Như vậy, cho dù dưới những cách tiếp cận khác nhau, ở những tổ chức,
quốc gia khác nhau, nhưng tựu chung lại, có thể rút ra một số những dấu hiệu cơ
bản để nhận diện hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:
(i) Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, được thực
hiện bởi ít nhất hai bên chủ thể khác nhau và độc lập với nhau về mặt pháp lý:
bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
(ii) Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Quyền
thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo
cách thức của bên nhượng quyền quy định; cùng với đó là việc sử dụng một tập
hợp các dấu hiệu tập hợp khách hàng như: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại,
bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng
cáo…của bên nhượng quyền.
(iii) Để có quyền khai thác quyền thương mại của bên nhượng quyền, bên
nhận quyền phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền gọi là phí nhượng
quyền. Khoản phí này có thể bao gồm phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng
quyền trả định kỳ dựa trên doanh thu hàng tháng, hàng năm của bên nhận quyền.
Bên nhận quyền cũng phải chịu mọi chi phí cho việc đầu tư ban đầu cho cửa
hàng nhận quyền của mình.
(iv) Bên nhận quyền và bên nhượng quyền dù là hai chủ thể độc lập nhưng
lại luôn tồn tại một mối quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau trong suốt thời
gian nhượng quyền. Bên nhượng quyền tiến hành cung cấp tài liệu, đào tạo nhân
viên, thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật cho bên nhận quyền. Ngược lại, bên nhận


15
quyền có nghĩa vụ chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và tuân thủ các yêu cầu về
thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của bên nhượng quyền.

1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc thù, có
những đặc điểm riêng biệt so với các hoạt động thương mại khác. Điều này được
thể hiện qua một số những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể, các chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền
thương mại đều phải đáp ứng những điều kiện nhất định cả dưới góc độ kinh tế
lẫn pháp lý. Muốn nhượng được quyền thương mại của mình cho người khác,
bên nhượng quyền phải là thương nhân đã khẳng định được vị trí vững chắc trên
thương trường bằng uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp đến khách
hàng. Ngược lại, bên nhận quyền, để có thể khai thác và tiến hành kinh doanh
bằng quyền thương mại của bên nhượng quyền cũng cần phải đáp ứng các điều
kiện về tài chính, về kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh do bên nhượng quyền đề
ra. Dưới góc độ pháp lý, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy
định chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại phải là thương nhân
và có tư cách pháp hoàn toàn độc lập với nhau, tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hoạt động kinh doanh do mỗi chủ thể tiến hành và thực hiện.
Thứ hai, về tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, đây là một trong
những đặc trưng không thể thiếu của hoạt động nhượng quyền thương mại. Bởi
đó chính là cơ sở cốt lõi mang tính bản chất cho việc tồn tại và phát triển của hệ
thống nhượng quyền. Khi diễn đạt điều này, ông Albert Kong, một chuyên gia
quốc tế về franchise đã nói rằng “franchise là nhân bản vô tính”[33, tr.11], nghĩa
là các cơ sở nhận quyền phải là một bản sao của cửa hàng nhượng quyền, để
khách hàng khi bước vào bất cứ cơ sở nào của một hệ thống nhượng quyền đều


16
khó có thể tìm thấy sự khác nhau giữa chúng. Khi một hệ thống nhượng quyền
mất đi tính đồng bộ cũng có nghĩa là hệ thống đó đang đứng trước nguy cơ sụp
đổ.
Thứ ba, về đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại, là quyền

thương mại - một loại tài sản vô hình. Đó là một thể thống nhất tạo nên bởi rất
nhiều các quyền tài sản khác nhau như quyền sử dụng các đối tượng của quyền
sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,
công nghệ sản xuất…), quyền kinh doanh theo hệ thống vận hành với phương
thức quản lý, tiếp thị, đào tạo của bên nhượng quyền… Theo cách hiểu nhượng
quyền thương mại là nhượng quyền phương thức kinh doanh thì quyền thương
mại có lẽ không chỉ dừng ở đó mà còn được mở rộng không ngừng cùng với sự
phát triển đa dạng và nhiều biến đổi của hoạt động kinh doanh. Quyền thương
mại được mở rộng hay thu hẹp đến đâu là phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các
bên tham gia trong quan hệ nhượng quyền. Điều này đã tạo nên sự phong phú,
phức tạp của khái niệm quyền thương mại cũng như tạo ra nét đặc trưng riêng
biệt của hoạt động thương mại so với các hoạt động khác.
Thứ tư, về mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, luôn
tồn tại một mối quan hệ gắn bó mật thiết và liên tục trong suốt quá trình nhượng
quyền. Sự gắn bó mật thiết của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền được
thể hiện trên hai phương diện: vừa là mối quan hệ mang tính “hỗ trợ”, vừa là mối
quan hệ mang tính “kiểm soát”. Bên nhượng quyền hỗ trợ cho bên nhận quyền
trong việc đào tạo ban đầu, trợ giúp kỹ thuật thường xuyên để bên nhận quyền
điều hành hoạt động theo đúng cách thức, tiêu chuẩn của hệ thống nhượng quyền
đề ra. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ thực sự phát huy được hết ý nghĩa của nó khi
bên nhượng quyền có quyền năng kiểm soát bên nhận quyền, buộc bên nhận


17
quyền phải tuân thủ chặt chẽ mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Có như
vậy, bên nhượng quyền mới giảm thiểu được rủi ro trước nguy cơ bị giảm uy tín
thương mại do bên nhận quyền gây ra, bảo tồn và phát triển được thương hiệu
của mình.
Thứ năm, về hình thức của hoạt động nhượng quyền thương mại, từ thực
tiễn hoạt động của các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương có thể thấy

hình thức của hoạt động này cũng rất phong phú, đa dạng. Dựa theo các tiêu chí
khác nhau, người ta có thể phân chia nhượng quyền thương mại thành những loại
khác nhau. Dựa vào nội dung của hoạt động kinh doanh, nhượng quyền thương
mại có thể chia thành: (i) nhượng quyền sản xuất (processing - franchise), (ii)
nhượng quyền phân phối (distribution - franchise), (iii) nhượng quyền dịch vụ
(service - franchise) [28, tr.133 - 135]. Dựa vào hình thức hoạt động hay hình
thức bán franchise, có thể phân loại thành: (i) nhượng quyền thương mại độc
quyền (master franchise), (ii) nhượng quyền thương mại phát triển khu vực (area
development franchise), (iii) nhượng quyền thương mại cho từng cá nhân riêng
lẻ (single-unit franchise) [10, tr.11 - 13]. Dựa vào lãnh thổ tiến hành hoạt động
nhượng quyền, có thể phân thành nhượng quyền trong nước và nhượng quyền
quốc tế…
1.1.4. Đánh giá tác động của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
1.1.4.1. Đối với bên nhượng quyền
Một trong những lợi ích dễ nhận thấy mà nhượng quyền thương mại mang
lại cho bên nhượng quyền chính là việc nhân rộng mạng lưới kinh doanh mà
không phải bỏ ra nhiều chi phí đầu tư. Các doanh nghiệp luôn có xu hướng phát
triển và nhân rộng mạng lưới của mình, tuy nhiên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
có những giới hạn nhất định về vốn. Nhượng quyền thương mại chính là phương


18
thức kinh doanh khắc phục được điểm hạn chế trên. Thay vì bên nhượng quyền
phải trực tiếp bỏ ra một nguồn tài chính khổng lồ để thành lập các cơ sở của
mình thì các chi phí này đã được chuyển giao sang cho bên nhận quyền. Nói
cách khác, các cơ sở của hệ thống nhượng quyền được hình thành và phát triển
bằng chính nguồn vốn đầu tư của bên nhận quyền. Cách làm này thực sự đã đem
lại cho bên nhượng quyền một nguồn lợi to lớn từ sự gia tăng giá trị thương hiệu
do mạng lưới nhận quyền đưa lại. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang có
tham vọng đưa thương hiệu của mình ra thế giới nhưng chưa đủ lực để đầu tư

trực tiếp thì mô hình nhượng quyền có lẽ là phù hợp nhất do không phải bỏ vốn
mà lại bảo hộ và quảng bá được thương hiệu của mình.
Chủ thương hiệu hoàn toàn có thể cải thiện doanh số của mình bằng việc
nhượng quyền sử dụng thương hiệu và công thức kinh doanh - thứ tài sản vô
cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp. Thông qua hình thức nhượng quyền, bên
nhượng quyền có thể nhận được các khoản tiền bao gồm: phí nhượng quyền ban
đầu (initial fee/upfront fee) là phí chỉ được tính một lần, phí hàng tháng (monthly
fee) có thể là một khoản phí cố định theo thỏa thuận của hai bên hoặc là tính theo
phần trăm doanh số của bên mua franchise, phí quảng cáo Ngoài ra, nhiều chủ
thương hiệu yêu cầu các đối tác mua franchise phải mua một số nguyên liệu đặc
thù do mình cung cấp, vừa để đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm, vừa mang lại
một nguồn lợi nhuận đáng kể.
Không những được tăng doanh thu, bên nhượng quyền còn được cắt giảm
các khoản chi phí đáng kể như chi phí về tiếp thị, quảng cáo, các khoản chi mua
nguyên liệu. Đối với các nguyên liệu đặc thù, doanh nghiệp nhượng quyền
thường có ưu thế mua với giá rẻ hơn do mua với số lượng hàng lớn để phân phối
cho các cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền nhằm đảm bảo yêu cầu về chất


19
lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống. Ngoài ra, các chi phí về
tiếp thị, quảng cáo cũng được tiết giảm nhờ ưu thế có thể chia nhỏ ra cho nhiều
đơn vị cùng kinh doanh dưới một nhãn hiệu chung.
Ngoài các lợi ích to lớn thu được trên khía cạnh tài chính thông qua việc
bán franchise, bên nhượng quyền còn san sẻ được một phần không nhỏ các khó
khăn, trở ngại trong việc tìm hiểu các vấn đề về địa lý, kiến thức và văn hóa địa
phương…ở các khu vực khác nhau sang cho bên nhận quyền. Để kinh doanh
thành công ở một khu vực lãnh thổ nhất định, bên nhận quyền ngoài các kiến
thức trong quản lý, điều hành doanh nghiệp còn phải rất am hiểu về thị hiếu, thói
quen, sở thích, văn hóa…tại khu vực địa lý đó. Chính các kiến thức địa phương

mà bên nhận quyền có được đã gánh vác một phần trách nhiệm đáng kể cho bên
nhượng quyền so với việc kinh doanh theo mô hình đại lý hay chi nhánh, tăng
khả năng thành công cho toàn hệ thống nhượng quyền.
Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi lớn mà bên nhượng quyền có được
thông qua mô hình nhượng quyền, các bên nhượng quyền cũng phải đối mặt với
những thách thức không nhỏ. Cùng với khoản lợi nhuận to lớn thu được từ việc
bán quyền thương mại, bên nhượng quyền phải đối mặt với nguy cơ bị “ăn cắp”
thương hiệu. Điều này đã từng xảy ra với nhiều doanh nghiệp nhượng quyền.
Tập đoàn cà phê Starbucks - tập đoàn cà phê lớn nhất nước Mỹ đã bị một công ty
của Trung Quốc “nhái” thương hiệu và logo khi đặt tên cho các quán cà phê của
mình là Xingbake. Chữ Xingbake này trông có vẻ khác chữ Starbucks nhưng khi
phát âm theo tiếng Trung Quốc lại rất giống nhau, chữ “Xing” trong tiếng Trung
Quốc còn có nghĩa là “star” dẫn đến sự ngộ nhận và nhầm lẫn của khách hàng.
Công ty cà phê Trung Nguyên của Việt Nam cũng đã phải rất vất vả khi đòi lại
tên thương hiệu của mình khi bị chính đối tác Mỹ ăn cắp. Khi Trung Nguyên nộp


20
hồ sơ xin đăng kí thương hiệu tại Mỹ với tên gọi “Trung Nguyên - Nguồn cảm
hứng sáng tạo mới”, thì biết phía đối tác Mỹ của mình là Công ty Rice Field
Corp đã đăng kí nhãn hiệu trước với tên gọi “Cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột –
Trung Nguyên”!
Nguy cơ thứ hai mà bên nhượng quyền phải đối mặt đó là nguy cơ giảm
giá trị thương hiệu, mà nguy hiểm hơn nữa là sự đổ vỡ của cả hệ thống nhượng
quyền. Thật vậy, chỉ cần một bên nhận quyền không thực hiện đầy đủ và trung
thành các ý tưởng kinh doanh, các yêu cầu nghiêm ngặt của bên nhượng quyền
đưa ra thì đã gây ra những ảnh hưởng xấu không chỉ tới cơ sở nhượng quyền đó
mà còn làm giảm giá trị thương hiệu hoặc thậm chí là đổ bể cả chuỗi hệ thống
nhượng quyền thương mại. Cà phê Trung Nguyên do phát triển quá nhanh và ồ
ạt đã rơi vào tình trạng mất kiểm soát và tính đồng bộ hệ thống. Hiện nay trên thị

trường xuất hiện khá nhiều quán cà phê Trung Nguyên tồi tàn, xập xệ, chất
lượng và phong cách phục vụ kém xa so với tiêu chuẩn và đẳng cấp của Trung
Nguyên. Điều này đã gây ra những hiệu ứng xấu đối với hình ảnh của Trung
Nguyên, giá trị của thương hiệu vì thế cũng bị giảm sút.
1.1.4.2. Đối với bên nhận quyền
Sức hấp dẫn đối với bên nhận quyền khi tham gia vào quan hệ nhượng
quyền thương mại nằm ở chỗ bên nhận quyền không phải mất nhiều chi phí,
thời gian và công sức vào việc xây dựng một thương hiệu trên thị trường mà vẫn
được hưởng lợi từ thương hiệu của bên nhượng quyền. Với uy tín và danh tiếng
mà bên nhượng quyền đã gây dựng được, bên nhận quyền có một lượng khách
hàng nhất định ngay từ ban đầu. Hơn nữa, kinh doanh theo một mô hình có sẵn,
sản phẩm cũng như cách thức phục vụ đã được khẳng định trên thương trường,
việc kinh doanh của bên nhận quyền sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này đã lý


21
giải được phần nào được tính an toàn cao của mô hình kinh doanh nhượng
quyền. Theo con số thống kê tại Mỹ thì trung bình có khoảng 23% doanh nghiệp
nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau năm năm kinh doanh, trong khi con số
này đối với các doanh nghiệp mua franchise là 92% [33, tr.24].
Đối với các doanh nghiệp mới lần đầu vào thương trường, lựa chọn
phương thức đầu tư nhượng quyền sẽ tránh được rất nhiều rủi ro. Vẫn không mất
đi tính tự chủ tương đối của mình, bên nhận quyền lại nhận được sự hỗ trợ, giúp
đỡ rất lớn về nhiều mặt từ bên nhượng quyền - điều mà các doanh nghiệp mới rất
cần. Với chi phí quảng cáo thấp do được san sẻ với nhiều cơ sở khác trong cùng
hệ thống, lại yên tâm kinh doanh với nhãn hiệu đã được bên nhượng quyền bảo
hộ, bên nhận quyền vừa tiết kiệm được khá nhiều chi phí, vừa hạn chế được
nhiều rủi ro trong kinh doanh. Đó cũng là những lợi thế không nhỏ mà bên nhận
quyền có được qua phương thức mua franchise.
Tuy nhiên, mặt khác, bên nhận quyền cũng phải đối mặt với những hạn

chế từ quan hệ nhượng quyền thương mại. Do đặc thù của hoạt động nhượng
quyền, bên nhận quyền tuy phải bỏ ra 100% vốn đầu tư nhưng lại không hoàn
toàn được quyết định hay thay đổi tất cả những gì nằm trong cửa hàng của mình.
Vì vậy, tính sáng tạo của mỗi chủ doanh nghiệp nhận quyền dường như bị hạn
chế. Hơn nữa, khi bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua quyền thương mại từ
bên nhượng quyền, bên nhận quyền cũng đứng trước những rủi ro nhất định. Đó
là khả năng thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhượng
quyền trong khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng, nguy cơ sụp đổ của hệ
thống nhượng quyền khi một trong các bên nhận quyền khác của hệ thống vi
phạm nghĩa vụ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho toàn mạng lưới…



22
1.1.4.3. Đối với nền kinh tế
Xét trong phạm vi tổng thể của nền kinh tế, nhượng quyền thương mại
cũng đã đem đến nhiều tác động tích cực. Các bên tham gia trong quan hệ không
những được hưởng nhiều lợi ích từ hoạt động thương mại này mà người tiêu
dùng cũng dễ dàng được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của những thương
hiệu nổi tiếng, uy tín, với chất lượng đã được khẳng định. Dù đang ở Việt Nam
hay nước Mỹ xa xôi, khách hàng vẫn có thể thương thức một ly cà phê Trung
Nguyên đậm đà hương vị Việt Nam với cùng một chất lượng, một phong cách
phục vụ như nhau.
Thông qua hoạt động nhượng quyền, nhiều lao động có việc làm, các
doanh nghiệp mới giảm đi đáng kể nguy cơ bị phá sản do thiếu kinh nghiệm,
nguồn lợi nhuận thu được ngày càng nâng cao, tác động tích cực đến sự tăng
trưởng kinh tế. Ở Mỹ, theo thống kê gần đây của Hiệp hội nhượng quyền quốc tế
(IFA), doanh thu bán lẻ của các bên nhận quyền chiếm gần 50% tổng doanh thu
bán lẻ trên toàn quốc (ước tính khoảng 1.000 đôla) và tạo việc làm cho hơn 10
triệu người chỉ riêng trong năm 2002 [1, tr.29].

Hơn nữa, nhượng quyền thương mại là sợi dây gắn kết đưa các nền kinh tế
xích lại gần nhau hơn. Thông qua phương thức này, giữa các quốc gia có sự giao
lưu về mọi mặt trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Từ đó, góp
phần quan trọng vào việc thúc đầy tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay.
Đối với nền kinh tế còn nhiều bỡ ngỡ với hoạt động nhượng quyền thương
mại như Việt Nam, thông qua việc mua franchise của các thương hiệu quốc tế,
các doanh nghiệp Việt Nam có dịp để cùng chia sẻ lợi nhuận từ các thương hiệu
lớn. Đồng thời cũng mở ra những cơ hội mới cho các doanh nhân học hỏi, tiếp
cận với nhiều mô hình kinh doanh và cách thức quản lý tiên tiến, hiện đại trên

×