Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Thơ ca Huyền Quang con đường của thiền và cái đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH





Nguyễn Thò Hà An




THƠ CA HUYỀN QUANG
CON ĐƯỜNG CỦA THIỀN VÀ CÁI ĐẸP



Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN






Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong lòch sử Thiền tông Việt Nam, Huyền Quang (1254-1334) là một
thiền sư lỗi lạc, là vò tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, tông phái Thiền
khoáng đạt và hiền minh, động lực tinh thần quan trọng của cả dân tộc Việt thời
Trần. Hơn tám mươi năm trải mình trong cõi thế, ông đã đi qua cả ba cuộc chiến
tranh chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, đã góp phần to lớn đưa Thiền phái
Trúc Lâm đạt tới đỉnh cao. Thế nhưng, bên cạnh đó, lòch sử văn chương Việt
Nam còn ghi nhận một Huyền Quang - nhà thơ - tài hoa, “bay bướm, phóng
khoáng” (Lê Quý Đôn), tác giả của tập thơ
Ngọc tiên
玉鞭

(
cái roi ngọc
). Có
thể nói, đến với thơ ca Huyền Quang, ta cùng lúc bắt gặp một con người ở nhiều
vò thế khác nhau, đa diện, đa chiều: một Thiền giả, một triết gia và hơn hết là
một nghệ só, nghệ só của chính cuộc đời mình.
Nổi bật lên trong số các nhà thơ Thiền Lý Trần nhờ sự ngộ cảm sâu xa và
bản chất nghệ só phóng khoáng, Huyền Quang đã trở thành mối quan tâm của
nhiều thế hệ thi nhân – độc giả. Từ những trước tác dân gian cho đến các nhà
văn thuộc Ngô Gia văn phái, các Nho gia – thi só như Lê Quý Đôn, Ninh Tốn,
Phạm Đình Hổ, Nguyễn Khuyến, … và cả các nhà nghiên cứu hiện đại như

Nguyễn Phương Chi, Hoàng Công Khanh, Trần Thò Băng Thanh, Nguyễn Hữu
Sơn, Trần Lê Văn, Nguyễn Lang, Thích Phước An, Thích Minh Tuệ, … đều cố
gắng phác họa một chân dung đích thực của Huyền Quang. Tuy nhiên, thực sự
chưa có một công trình nào đưa ra một cái nhìn khả dó có thể bao quát được các

2
chiều kích trong nhân cách Huyền Quang, con người có một đạo nghiệp lừng lẫy,
một thi nghiệp tài hoa và một cuộc đời đầy huyền thoại.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi cố gắng đặt thơ ca Huyền Quang trong
dòng văn học Thiền Lý Trần nói riêng, trong dòng văn học Thiền tông phương
Đông nói chung với mong muốn có thể tiếp cận và lý giải các chiều kích ở con
người và thi ca Huyền Quang trong mối tương quan với nhau. Đặc biệt, qua đó
có thể làm rõ những đóng góp đặc sắc riêng của Huyền Quang trong dòng thơ
Thiền Lý Trần.
Từ những thi phẩm thâm trầm của Huyền Quang, ta bắt gặp một tâm hồn
luôn thành tâm kiếm tìm cái đẹp của hiện hữu trong cái nhìn minh triết của một
triết gia và phong thái an nhiên tự tại của một thiền sư đạt đạo. Với Huyền
Quang, Thiền – cuộc sống – nghệ thuật chưa bao giờ có sự phân biệt. Đó là con
đường của Huyền Quang, con đường của Thiền và cái Đẹp.

2. Lòch sử vấn đề
Gắn liền với hai triều đại Lý – Trần đỉnh cao của phong kiến Việt Nam,
Thiền tông Việt Nam và đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm ngày càng được giới
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trong đó, Thiền sư Huyền Quang là
Tổ sư thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm tất nhiên không thể không được đề cập.
Song, có lẽ do lượng tác phẩm của ông còn lưu giữ được đến ngày nay có hạn,
không được dồi dào như lượng trước tác của Tổ thứ nhất Trần Nhân Tông, cho
nên các nhà nghiên cứu thường gặp nhiều khó khăn trong việc khắc họa một
chân dung đầy đủ của Huyền Quang – Thiền sư và Huyền Quang – con người.
2.1. Tình hình nghiên cứu Huyền Quang trong nước


3
Về tình hình nghiên cứu Huyền Quang của các học giả trong nước, phần
lớn ở dạng một bộ phận nằm trong các chuyên khảo mà phạm vi nghiên cứu
tương đối rộng. Huyền Quang được đề cập đến trong hầu hết các công trình
nghiên cứu liên quan đến Phật giáo Việt Nam, Thiền học Việt Nam, văn học cổ
điển Việt Nam, văn học chữ Nôm Việt Nam, Từ điển văn học… Về các công
trình này Trần Thò Băng Thanh trong
Huyền Quang - cuộc đời, thơ và đạo
đã
thống kê một cách khá đầy đủ 68 tác phẩm trong nước có đề cập đến Huyền
Quang [43, tr.230-426]. Nhìn chung, tác giả các công trình nghiên cứu này đều
khẳng đònh vò trí quan trọng và Thiền học uyên thâm của Huyền Quang, khẳng
đònh ông là một Thiền sư – thi só nhưng hầu hết chưa đi vào nghiên cứu sâu một
cách có hệ thống về Thiền học và thơ ca của ông.
Ngô Thì Nhậm, học giả nổi tiếng của Ngô Gia văn phái trong
Trúc lâm
tông chỉ nguyên thanh
[18, tr.199], phần
Hành trạng ba vò Tổ sư
chỉ giới thiệu
ngắn gọn về thân thế và cuộc đời Huyền Quang, còn lại dành phần lớn giới
thiệu, phiên âm, dòch nghóa 24 bàn thơ chữ Hán còn sót lại của ông, khẳng đònh
thơ ông có tác dụng “di dưỡng tinh thần, âm điệu ý tứ đều rất trang nhã” [18,
tr.200], không thấy đề cập đến thơ phú chữ Nôm.
Dạng sách hoặc chuyên khảo về Huyền Quang nói chung không nhiều.
Gần đây, trong giới nghiên cứu, đặc biệt là có sự tham gia của các học giả xuất
gia, xuất hiện một số công trình nghiên cứu mới về Huyền Quang. Thích Phước
An trong bài viết
Huyền Quang và con đường trầm lặng mùa thu

[36, tr.48-52] đi
sâu vào nghiên cứu khẳng đònh tiếng nói cảm thông, hóa giải nỗi thống khổ của
kiếp người trong thơ ca Huyền Quang. Thích Thanh Từ trong
Tam tổ Trúc Lâm
giảng giải
, chương viết về Huyền Quang [39, tr.523-631], đã tổng hợp về cuộc

4
đời và thơ ca của ông, đồng thời đi vào giảng giải ý nghóa của từng bài thơ khá
chi tiết, nhưng đáng tiếc chưa chỉ ra đặc điểm và biểu hiện tư tưởng Thiền học
của Huyền Quang, điều mà các công trình khác còn bỏ ngỏ hoặc chỉ nhắc đến
một cách khái quát. Cũng có thể vì mục đích giảng giải của tập sách nên tác giả
chưa chú trọng đến khái quát thành các luận điểm cụ thể.
Trong số các công trình nghiên cứu về Huyền Quang cho đến nay, đầy đủ
nhất phải kể đến
Huyền Quang, cuộc đời, thơ và Đạo
[43] của tác giả Trần Thò
Băng Thanh đã đề cập đến ở trên. Như tựa đề của sách, tác giả tập trung khẳng
đònh tư cách Thiền gia – Thi nhân của Huyền Quang và đi vào tổng hợp một
cách đầy đủ và có hệ thống về con người, thời đại và thơ ca Huyền Quang, cũng
như tập hợp các tác phẩm có liên quan đến ông. Tác phẩm khẳng đònh: “Sau các
vò sáng lập, Huyền Quang vẫn là nhà Phật học lỗi lạc, có thể nói là nhà Phật học
lỗi lạc nhất trong các học giả của núi Yên Tử lúc bấy giờ, là vò Tổ có công tích
đối với dòng Thiền Trúc Lâm. Và thêm nữa, đối với văn học Việt Nam ông cũng
là một thi nhân đặc sắc, một gương mặt tiêu biểu đặc sắc của giai đoạn Lý
Trần.”[43, tr.51]. Tuy nhiên, tác giả dành phần lớn tập sách cho phần dòch, chú
thích các bài thơ và sưu tầm các tác phẩm lấy cảm hứng từ Huyền Quang, niên
biểu, thư mục, v.vv cho nên phần dành viết về thơ ca Huyền Quang chỉ vỏn vẹn
25/246 trang sách, tất nhiên chưa thể phác họa rõ nét diện mạo thơ ca ông.


2.2. Tình hình nghiên cứu Huyền Quang ở nước ngoài
Về các nghiên cứu Huyền Quang của giới nghiên cứu nước ngoài, chủ
yếu là trong giới nghiên cứu Hán học và Phật học Trung Quốc và Đài Loan,
Huyền Quang cũng được không ít công trình đề cập đến, với tư cách là tổ thứ ba

5
của Thiền phái Trúc Lâm và với tư cách là một nhà thơ cổ điển. Có thể khái
quát các công trình nghiên cứu đó vào hai dạng như sau.
Nghiên cứu Huyền Quang như một Tổ sư của Thiền phái Trúc Lâm:
- Phương Hoài Nhẫn (1994),
Việt Nam Trúc Lâm phái Thiền tông sáng thủy
nhân Trần Nhân tông đích Thiền học tư tưởng,
Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo,
Sở nghiên cứu Phật học Đại học sư phạm Thiểm Tây, Trung Quốc, Tr.
180~186.
- Thích Thiện Nghị (biên dịch)(1988), Việt Nam Phật Giáo Sử Lược. Thế giới
Phật học, quyển 57, NXB Hoa Vũ, Đài Bắc.
- Thích Thanh Quyết (2001), Việt Nam Thiền Tơng Sử Luận, Viện nghiên cứu
khoa học xã hội Trung Quốc, Luận văn tiến sĩ, Bắc Kinh.
- Thích Hành Tâm (2005), Lịch sử truyền thừa của Lâm Tế Thiền hệ tạ
i Việt Nam,
Đại Học Sư Phạm Quốc Lập Đài Loan, Khoa Quốc văn, Luận văn thạc sĩ, Đài
Bắc.
- Lí Đạo Đức Hùng (biên tập) (2005), Đơng Nam Á Phật giáo khái thuyết, NXB
Đồ Thư, Đài Bắc.
- Trương Đình Sĩ (2005), Lịch sử và hiện trạng Phật giáo Việt Nam, NXB Tân Á.
Hương Cảng.
- Đàm Chí Từ (2006). Chuyết Cơng hòa thượ
ng người Mân Việt Nam và sự giao
lưu Phật Giáo Trung Việt thế kỉ VII, VIII, Đại học Tế Nam, hệ Trung văn, Luận

văn tiến sĩ, Tế Nam.
- Thích Viên Nhã (2006), Nghiên cứu Trần Nhân Tơng và Thiền phái Trúc Lâm,.
Đại Học Quốc Lập Đài Loan, Khoa lịch sử học, Luận văn thạc sĩ, Đài Bắc.

6
- Thích Quảng Lâm (2007), Nghiên cứu Trúc Lâm Thiền phái Triều Trần Việt
Nam, Đại học Tơng Giáo Phật Quang, Luận văn thạc sĩ, Đài Loan.
- Giả Duy Khang (2007), Nghiên cứu Thiền phái Trúc Lâm triều Trần, Học viện
Ngoại ngữ nhân dân Qn giải phóng Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ.
- Nguyễn Phúc Đức (2007),
Nghiên cứu so sánh tư tưởng Thiền học và phương
pháp tu hành của Huệ Năng Trung Quốc và Trúc Lâm Thiền phái Việt Nam,
Đại học sư phạm Đài Loan, Khoa giáo dục học, Luận văn Thạc só, Đài Bắc.
Nói chung, các công trình nghiên cứu này tập trung tiếp cận Huyền Quang
dưới góc độ một Thiền sư và bước đầu chú trọng phân tích đặc điểm tư tưởng
Thiền của ông.
Nghiên cứu thơ ca của Huyền Quang dưới góc độ thi só:
- Mạnh Chiêu Nghị (1998), Thiền v
à
Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam Hán thi,
Tạp chí khoa học Đại học Thiên Tân, Số 4/1998
- Chung Phùng Nghóa (2002),
Luận Việt Nam Lý triều Thiền thi
, Tạp chí
Nghiên cứu Phật giáo, Sở nghiên cứu Phật học Đại học sư phạm Thiểm Tây,
Trung Quốc, tr. 31~51
- Hà Thiên Niên (2003), Hình thành truyền thống Thơ ca cổ điển Việt Nam

Nghiên cứu thi ca tiền Mạc, Đại học Trung văn Dương Châu, Luận văn tiến sĩ,
Dương Châu.

- Tơn Sĩ Giác (2003), Nghiên cứu thơ Thiền cổ Việt Hán, Đại học Sư phạm Quảng
Tây, Hệ Trung văn, Luận văn thạc sĩ, Quảng Tây.
- Tơn Sĩ Giác (2006), Thơ cổ Việt Hán sử thuật và văn bản tập khảo, Đại học Sư
ph
ạm Hoa Trung, Hệ Trung văn, Luận văn tiến sĩ, Hoa Trung.

7
- Vu Tại Chiếu (2007), Nghiên cứu so sánh Thơ chữ Hán Việt Nam và thơ ca cổ
điển Trung Quốc, Học viện ngoại ngữ giải phóng qn, Luận văn tiến sĩ.
Nhìn chung, các tác giả chủ yếu đề cập đến Huyền Quang dưới góc độ
một thi só trong dòng thơ Thiền nói riêng và trong dòng thơ chữ Hán cổ điển Việt
Nam nói chung. Vì thế, trong mỗi công trình, số trang dành riêng bàn về thơ ca
Huyền Quang đều không nhiều.
Tóm lại, kế thừa thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối, chúng tôi
mong muốn có thể mở rộng hơn nữa phạm vi nghiên cứu về Huyền Quang trên
cả ba phương diện Thiền sư, triết gia và thi só để phác họa một chân dung toàn
vẹn hơn về Huyền Quang, con người sinh ra trong dòng chảy lòch sử nhưng đã
vượt qua dòng chảy lòch sử để sáng tạo nên một nhân cách lỗi lạc, từ bi, an nhiên
tự tại, sống mãi trong ký ức người đời sau.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo sử sách ghi lại, trước tác của Huyền Quang khá nhiều, bao gồm thơ
ca và cả các sách giáo khoa kinh như
Chư phẩm kinh, Công văn tập, Phổ Tuệ
ngữ lục
,… Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ còn lại tập thơ chữ Hán
Ngọc tiên
gồm 25
bài thơ và một bài phú chữ Nôm
Vònh Vân Yên tự

. Đề tài chủ yếu khảo sát thơ
ca Huyền Quang dựa trên các tư liệu này.
Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm đến các huyền thoại xung quanh cuộc
đời Huyền Quang và ghi chép trong các thư tòch Thiền, nhất là thơ văn và phẩm
bình của các văn gia thi só để có cái nhìn toàn diện và thấu đáo hơn.
Thêm vào đó, như đã nói ở phần trên, chúng tôi tìm hiểu và cảm nghiệm
thơ ca Huyền Quang trên góc độ khảo sát so sánh với tác phẩm của các nhà thơ

8
Thiền Lý Trần đương thời, với nhà thơ Thiền Trung Hoa thời Đường - Thi Phật
Vương Duy. Thiền tông Việt Nam chòu ảnh hưởng không ít của Thiền tông
Trung Hoa đời Đường Tống. Đời Đường cũng là thời đại hoàng kim của thơ ca
cổ điển Trung Hoa. Thi Phật Vương Duy đã kết hợp một cách tuyệt vời cả hai
nhân tố đó trong cuộc đời và thơ ca của mình, trở thành đại diện tiêu biểu nhất
của hình tượng Thi nhân – Thiền gia Trung Hoa. Chúng tôi đặt Huyền Quang
bên cạnh Vương Duy, để hai con người, hai Thiền gia – Thi só này cùng ánh
chiếu lẫn nhau trong sự tương đồng và cả khác biệt, với mong muốn khắc họa rõ
nét hơn cốt cách thơ và con người Huyền Quang.

4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp
2. Phương pháp so sánh
3. Phương pháp loại hình
4. Phương pháp hệ thống

5. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần chính: dẫn nhập, nội dung và kết luận.
Phần Dẫn nhập gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, lòch sử vấn đề, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc luận văn.

Phần Nội dung gồm có 3 chương:

9
- Chương 1: Huyền Quang – con người, thời đại, thi ca. Chương này chủ yếu
khắc họa thân thế – sự nghiệp của Huyền Quang, thời đại mà ông sống và
các tác phẩm thơ ca hiện còn lại của ông.
- Chương 2: Thơ ca Huyền Quang, một Thiền giả – Triết gia – Nghệ sỹ. Nội
dung chính của chương này là đi vào phân tích chi tiết về con người Huyền
Quang từ ba góc độ, một Thiền giả, một triết gia và một nghệ sỹ.
- Chương 3: Huyền Quang, Thiền sư – Thi nhân và Vương Duy, Thi só – Thiền
sư. Chương này chủ yếu tập trung vào so sánh màu sắc Thiền và phong cách
thi nhân thể hiện trong thơ Huyền Quang và thơ Vương Duy, nhằm chỉ ra
những tương đồng và khác biệt giữa hai nhà thơ này.
Phần Kết luận
Phần Phụ lục
- Thiền - Bản dòch từ Lời tựa sách
Thi

n h

c Trung Qu

c.
Du Mai Ẩn 1984 .
Đài Bắc : Kim Lâm xuất bản, tr. 1~ tr. 19.

10





1.1. Con người
1.1.1.

Xuất thân huyền thoại – Hoạn lộ thung dung (1254 – 1350)
Huyền Quang (1254 – 1334), theo sách
Tam tổ Thực lục
[37], ông tên
là Lý Tải Đạo, còn
Lónh Nam chích quái
của Vũ Quỳnh thì cho rằng ông tên Lý
Kiên Cương, tự là Thường Huệ, hiệu là Đạo Tải [43, tr.11]. Tuy các ghi chép có
chút sai khác, nhưng ông thường được biết đến với tên tục là Lý Đạo Tái, như
ghi chép của
Tam tổ Thực lục
. Ông là người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ
Bắc Giang, nay là huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Tổ tiên ông là Lý Ôn Hòa,
quan hành khiển dưới triều Lý Thần Tông. Cha ông là Lý Bích Tuệ, ham học,
học vấn tinh thông, làm đến chức tri huyện Trường Tân, sau đó nghỉ hưu về nhà.
Xuất thân từ một vùng đất văn vật của nước Việt, xứ Bắc quê ông vốn
truyền bá đạo Phật từ rất sớm, trung tâm Phật giáo Luy Lâu
1
(Thuận Thành,
Bắc Ninh) sớm nhất trên đất Việt, trung tâm của Thiền phái Tỳ ni đa lưu chi
cũng nằm trên chính vùng đất xứ Bắc này, một vùng giao thông thủy bộ đều
thuận lợi, hoạt động giao lưu văn hóa hết sức sống động với vô số những huyền
thoại. Đến thời Lý Trần, xứ Kinh Bắc trở thành vùng đất mà thế lực nhà chùa
Phật giáo phát tích mạnh mẽ và trở thành thánh đòa của Phật giáo. Hầu hết các
vò sư danh tiếng đều xuất thân hoặc học đạo tại nay. Như thế, với thân thế một


1
Luy Lâu là trung tâm Phật giáo sớm nhất tại Việt Nam, hình thành vào khoảng những năm đầu Công
nguyên, với hệ thống Tứ Pháp – Man Nương: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Trung tâm Luy
Lâu còn được cho là nơi trung chuyển Phật giáo Ấn Độ vào Trung Hoa thời bấy giờ.
Chương 1
: HUYỀN QUANG
CON NGƯỜI – THỜI ĐẠI – THI CA

11
nhân vật kiệt xuất của quê hương, Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, xuất
thân của Huyền Quang cũng mang đâäm màu sắc huyền thoại, dân gian truyền
rằng ông là thác sinh của Tôn giả A Nan.
Tương truyền cha mẹ ông đường con cái muộn mằn nên lên chùa Ngọc
Hoàng ở gần nhà cầu tự. Sách
Tam Tổ thực lục
ghi lại: “
Một hôm, Lê thò
(mẹ
Huyền Quang – tg)
đến núi Chu Sơn hái thuốc, vừa tới chùa Ma Cô Tiên thì gặp
lúc trời hè nắng gắt, bà liền đến nghỉ dưới bóng chùa. Chợp mắt mơ màng, bà
bỗng thấy một con khỉ lớn mặc áo hoàng bào, ôm mặt trời hồng ném vào lòng
bà. Lê thò kinh hãi thức giấc, thấy lòng rung động, trở về thuật lại với một vò Tôn
đức. Vò này suy đoán: ném mặt trời vào bụng là điềm báo sẽ có thai. Năm ấy,
Tổ sinh ra, khi sinh có tia sáng mờ ảo, mùi hương thơm phức. Người ta gọi đó là
đứa hài đồng có mùi thơm thanh tònh.
” [37, tr.78]
Sự đản sinh đầy hào quang huyền thoại này là một ám dụ tiên báo cuộc
đời Huyền Quang sẽ gắn với con đường hoằng dương Phật pháp. Ngay cả tên
hiệu của ông cũng mang màu sắc tôn giáo: Kiên Cương, Thường Huệ, Tải Đạo.

Mặc dù không thể không xét đến yếu tố thánh hóa các nhân vật lòch sử vốn
thường thấy trong dân gian, song huyền thoại này cũng góp phần giải thích sự
xuất hiện của một bậc vó nhân kiệt xuất trong lòch sử dân tộc.
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã được nuôi dưỡng bằng dòng sữa
huyền thoại, khi lớn lên, cuộc đời và hành trạng của ông dường như cũng vẫn
nhuốm đầy màu sắc huyền ảo ấy. Nếu như thân thế hành trạng các vò tổ Trúc
Lâm khác đều được ghi lại tương đối rõ ràng thì tiểu sử cuộc đời Huyền Quang
khá mơ hồ. Sách
Tam tổ thực lục
cho rằng ông làm quan khoảng 20 năm. Phải
đến năm 50 tuổi, ông mới chính thức xuất gia đầu Phật, và bắt đầu cuộc đời

12
hành đạo kéo dài 30 năm. Còn
Tam tổ hành trạng
thì cho rằng ông thi đỗ Trạng
nguyên, song không chòu ra làm quan mà xin vua Trần cho xuất gia vào núi tu
hành. Về điểm này, văn bia Đệ tam tổ Lý trạng nguyên hành trạng tại đền
Trạng nguyên tại thôn Phúc Lộc, Vạn Tư, Gia Bình (xã Thái Bảo, Bắc Ninh) do
ông phó bảng Nguyễn Phẩm viết vào năm Tự Đức 18 (1865) ghi chép: “
Năm
ông đỗ Trạng mới 21 tuổi, được Trần Thánh Tông kén làm phò mã, nhưng ông
từ chối, chỉ nhận chức Thò nội văn hàn, từng đi sứ Trung Quốc. Sau từ quan, đi tu
ở chùa Đức La.
” [43, tr.25] Thích Thanh Quyết trong
Việt Nam Thiền tông sử
luận
, phần viết về Huyền Quang lại không đề cập đến việc đỗ Trạng mà cho
rằng: “
Ông được tuyển vào cung làm quan, từng tiếp kiến sứ giả nhà Nguyên

Trung Quốc. Ông thông thạo thư tòch, trích dẫn kinh nghóa, ứng đối mau lẹ như
nước chảy, từng được vua Trần Nhân Tông
(1258-1308)
và sứ nhà Nguyên khen
ngợi. Sau khi làm quan hơn 20 năm, năm 51 tuổi (1305) ông xuất gia tu hành với
sự dẫn dắt của Quốc sư Bão Phác.
”[72, tr.107] Tác giả khẳng đònh ông làm quan
trong suốt hơn 20 năm, và đặc biệt có tài ngoại giao, tiếp đãi các sứ thần Trung
Hoa. Vua cũng đònh gả công chúa Liễu Nữ, cháu của An Sinh Vương cho ông
nhưng ông từ chối.
Ngoài ra, dân gian còn ghi lại câu chuyện Huyền Quang khi ở làng gia
cảnh khó khăn nên không ai giúp đỡ. Đến khi ông đỗ Trạng nguyên, ra làm quan
thì nhiều người đến nhận họ hàng, lại còn hứa gả con gái cho. Cho nên trong dân
gian còn truyền câu ca:

Khó khăn chẳng có ai nhìn
Đến khi đỗ trạng chín nghìn nhân duyên

13
Câu chuyện mang đậm màu sắc dân gian, ở một góc độ nào đó cho thấy
sự yêu quý của nhân dân đương thời với Huyền Quang. Vì thực ra, nếu các ghi
chép về gia thế của Huyền Quang là đúng, thì cha ông từng làm quan, học vấn
rộng như vậy thì không có lẽ nào tuổi thơ ông lại lâm vào cảnh bần hàn không
người nhòm ngó như thế. Nguyễn Lang trong
Việt Nam Phật giáo sử luận
cũng
có ghi chép về thời niên thiếu và việc đỗ trạng của Huyền Quang như sau: “
Ông
thể mạo kỳ dò, mà có chí khí của bậc vó nhân. Cha mẹ ông rất yêu quý, dạy cho
học văn chương. Ông nghe một biết mười, có tài của Nhan Hồi Á Thánh, do đó

ông được đặt tên là Tải Đạo. Năm 20 tuổi ông thi Hương, năm sau đậu luôn thủ
khoa kỳ thi Hội.
”[21, tr.400]
Cho đến nay, quãng đời thế tục của ông vẫn là đề tài còn nhiều tranh luận.
Ông có từng đỗ trạng, làm quan, đi sứ hay đã sớm lui về sống ẩn dật? Ngay cả
hành trạng của ông khi đã chính thức bước chân vào cửa Thiền cũng chỉ được ghi
lại một cách giản lược. Song, phần lớn các tài liệu khẳng đònh việc ông đỗ trạng
nguyên và ra làm quan, đến năm 50 tuổi mới xuất gia đầu Phật, còn việc cho
rằng ông không ra làm quan mà đi ẩn tu và cả câu chuyện dân gian về thời thơ
ấu bần hàn có lẽ là do người đời sau muốn nhấn mạnh phẩm khí của ông mà
truyền tụng như thế chăng.
Huyền Quang, với sự ra đời đầy hào quang huyền thoại Phật giáo, với
quãng đời gần 30 năm làm quan trong triều, được tiếp xúc và học tập với những
tinh hoa trí thức, đồng thời là tinh hoa Phật pháp của thời bấy giờ như hoàng đế
Trần Nhân Tông, quốc sư Bão Phác, dường như đã được chuẩn bò hết sức toàn
vẹn để bước vào con đường Thiền, để trở thành vò Tổ thứ ba của Thiền phái
Trúc Lâm.

14
1.1.2. Tu hành đắc đạo – Nhập thế hành Thiền (1305 - 1334)
Cuộc đời tu Thiền của Huyền Quang đã tạo nên một đạo nghiệp lừng lẫy.
Trong Phật giới Thiền học, ông được ghi nhận là có đức độ của bậc thần tăng
trác việt, chứng nhập sâu xa đạo pháp, trí tuệ uyên bác, văn chương xuất chúng.
Theo
Tam tổ Thực lục
thì Huyền Quang xuất gia vào năm 1305, là học trò
của Quốc sư Bão Phác tại chùa Vũ Ninh, khi đó Trần Nhân Tông (1258-1308) đã
xuất gia và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm được hơn 8 năm (từ 1297). Đến năm
1306, ông gặp lại đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông
調御覺皇陳仁


,Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Điều Ngự rất vui khi gặp lại ông trong
màu áo Thiền, người còn mừng hơn nữa khi nhận thấy ông là người có
con mắt
đạo
nên yêu cầu ông theo phụ tá Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương
法螺同
堅剛
(1284-1330). Sau đó, Điều Ngự cũng nhiều lần giao cho Huyền Quang
soạn các tác phẩm giáo khoa Thiền như :
-
Chư phẩm kinh:
tuyển tập những phẩm kinh thiết yếu và thực dụng.
-
Công văn tập:
tuyển tập những bài văn sớ điệp dùng trong các nghi lễ
Phật giáo.
-
Thích giáo khoa
: tập sách giáo khoa về đạo Phật.
để phục vụ việc truyền bá Thiền pháp. Điều Ngự rất hài lòng với các trước tác
của Huyền Quang, khi đọc xong bản thảo
Chư phẩm kinh

Công văn tập
, Tổ
ngự bút phê như sau: “
Các kinh sách nhà Phật từng qua tay Huyền Quang thì
một chữ không thể thêm, một chữ không thể bớt.
”[21, tr.406] Có thể thấy, Điều

Ngự rất tín nhiệm vốn Thiền học của Huyền Quang. Nhưng tiếc thay, những
trước tác này đều không còn sau bao biến thiên của lòch sử, khiến chúng ta

15
không được thưởng thức vốn học rộng biết nhiều và nhất là Thiền học uyên
thâm của ông.
Ngoài ra, ông cũng nhiều lần được Điều Ngự khai thò và ưu ái đưa ông
theo bước vân du truyền đạo của Tổ, nhiều lần cho ông ngồi lên tòa sen Trầm
Hương của Ngài để giảng kinh cho đệ tử. Sau đó ông được lập làm trụ trì chùa
Vân Yên núi Yên Tử. Mến phục sức học quảng bác của ông, tăng ni theo về học
đạo có đến khoảng 1000 người. Có lẽ chính trong thời gian này ông đã sáng tác
bài phú chữ Nôm
Vònh Hoa Yên tự.

Năm 1308, Điều Ngự viên tòch, Pháp Loa kế tục trở thành vò Tổ sư thứ hai,
lãnh đạo Thiền phái Trúc Lâm trong suốt 22 năm (1308 – 1330). Trong suốt thời
gian này, Huyền Quang trở thành phụ tá cho Pháp Loa trong sự nghiệp hoằng
dương Phật pháp lẫy lừng của vò Tổ thứ hai này
2
.
Năm 1313, ngày rằm tháng giêng âm lòch, ông về làng Vạn Tải quê ông
để thăm cha mẹ. Lúc đó ông đã hơn 60 tuổi, cha mẹ đã già yếu. Muốn gần gũi
cha mẹ trong một thời gian, ông liền lập một ngôi chùa ngay trong làng, sát mé
tây nhà cha mẹ ông, đặt tên là chùa Đại Bi. Nghe tin ông lập chùa, nhiều người
ở kinh đô theo về bái Phật. Ngày khánh thành chùa, ông mở pháp hội lớn, mời
chư tăng bốn phương về tham dự. Hàng ngàn người tham gia pháp hội tổ chức
trong bảy ngày bảy đêm. Những vật phẩm và tiền bạc do Phật tử cúng dường,
ông đem ra phát tặng cho người nghèo. Sau đó, ông lại trở về chùa Vân Yên núi
Yên Tử. Cho đến tận ngày nay, nhân dân xứ Kinh Bắc hàng năm vào ngày 23
tháng giêng (ngày mất của sư) vẫn tụ về ngôi chùa xưa để tưởng nhớ đến vò Tổ


2
Theo sử sách ghi chép, Thiền phái Trúc Lâm dưới sự lãnh đạo của Tổ Pháp Loa đạt đến đỉnh cao hưng
thònh, hàng trăm ngôi chùa được xây dựng, mỗi năm đều tổ chức nhiều lần pháp hội, truyền bá giáo lý
Thiền đến đông đảo tăng ni Phật tử

16
sư. Trong lòng nhân dân, Huyền Quang thật sự là một vò Tổ sư đại đức, được dân
gian đời đời mến mộ và tôn vinh.
Năm 1317, Tổ Pháp Loa lâm trọng bệnh, bèn đem y bát và tâm kệ ra
truyền cho Huyền Quang làm Tổ thứ ba Thiền Trúc Lâm, nhưng sau đó Pháp
Loa dần bình phục, Huyền Quang bèn từ chối sự phú phúc đó. Lần thứ 2, năm
1330 tháng 2, Pháp Loa lại trở bệnh nặng, đem y bát và tâm kệ truyền lại cho
ông gìn giữ, sau đó Pháp Loa viên tòch. Ông kế tục Pháp Loa lãnh đạo Thiền
phái Trúc Lâm trong 4 năm. Ông nhập tòch ngày 23 tháng giêng năm Giáp Tuất
(1334) tại chùa Côn Sơn, thọ 80 tuổi. Vua Trần Minh Tông ban tên thụy cho ông
là “
Trúc Lâm Thiền sư đệ tam tổ
”, phong là “
Tự pháp Huyền Quang tôn giả”.

Như vậy, quãng đời hành đạo của Huyền Quang tròn 30 năm, trong đó có đến
hơn 22 năm ông phò tá Pháp Loa, 4 năm chính thức lãnh đạo Thiền phái. Ông
mất, ngọn đèn Tổ cũng tắt theo, không có người truyền nối. Tuy nhiên, Thiền
tông vẫn tồn tại nhưng phát triển trong lặng lẽ để đến thế kỷ XVIII lại được
phục hưng và có những thành tựu mới.
Có thể nói, cuộc đời 80 năm trải mình trong cõi thế của Huyền Quang là
một cuộc đời lừng lẫy. Cho dù tư liệu lòch sử chính xác còn lưu lại đến ngày nay
không nhiều, song có thể nói Huyền Quang bằng những trải nghiệm trong cuộc
thế suốt 50 năm, đã thấu hiểu bản chất buồn vui sướng khổ của cuộc đời, cho

nên khi bước vào cửa Thiền, ông đã trở thành nhà Thiền học lỗi lạc hiếm có thời
bấy giờ, là vò Tổ có công tích đối với dòng Thiền Trúc Lâm.




17
1.2. Thời đại
1.2.1.

Lý Trần – thời đại phục hưng văn hóa dân tộc
Thời đại Lý Trần (1009 – 1440) là là thời kỳ đỉnh cao trong lòch sử các
triều đại phong kiến Việt Nam. Thời Lý (1009 – 1225) bắt đầu từ năm 1009 khi
Lý Công Uẩn lên ngôi tháng 10 năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ trong
tay nhà Tiền Lê và kết thúc năm 1225 khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 8
tuổi bò ép thoái vò để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tổng cộng là 216
năm. Quốc hiệu Đại Việt của Việt Nam có từ năm 1054 khi vua Lý Thánh Tông
lên ngôi. Thời Trần (1225 – 1440) bắt đầu khi vua Thái Tông Trần Cảnh lên
ngôi năm 1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý và chấm dứt khi vua
Thiếu Đế, khi đó mới 5 tuổi bò ép thoái vò để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ
Quý Ly, tổng cộng là 175 năm.
Hơn bốn thế kỷ lòch sử sôi động của một quốc gia non trẻ ở phương Nam
vừa mới thoát khỏi sự thống trò của phong kiến phương Bắc và mang trên mình
sứ mệnh phát triển toàn diện văn hóa – tư tưởng – chính trò – ngoại giao – quân
sự đã đặt nền tảng cho sự phát triển nhiều thế kỷ về sau của cả dân tộc. Nhà
nước non trẻ đã có công lớn khi ra một quyết đònh chiến lược là dời đô từ Hoa Lư
hẻo lánh hiểm trở ra Đại La, điểm trung tâm của đất nước, rồi mượn hình tượng
rồng bay khẳng đònh lại một lần nữa nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, đặt tên cho
kinh đô mới là Thăng Long. Sau đó đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt,
trang trọng và kiêu hãnh, cũng là một cách khẳng đònh đất nước trong thế độc

lập với đế quốc Trung Hoa phương Bắc. Luật pháp, ngoại giao, quân sự, giáo
dục - thi cử, kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế thời Lý Trần đều có những thành tựu
lớn lao. Triều Lý đã lãnh đạo nhân dân chống quân Tống xâm lược thắng lợi

18
năm 1075, thậm chí vò anh hùng Lý Thường Kiệt còn chỉ huy quân đội đánh sang
Ung Châu, nơi tập trung binh mã chuẩn bò xâm lược nước ta của nhà Tống. Năm
1258, 1275 và 1277-1278 triều Trần lại lãnh đạo nhân dân ba lần đánh bại âm
mưu xâm lược của đế quốc hùng mạnh Nguyên Mông, đe dọa sự tồn vong của
dân tộc.
Thời đại đầy biến động đòi hỏi nhiều lần phải dùng đến vũ lực để đánh
ngoại xâm, dẹp nội loạn, nhưng giá trò được dân tộc ta đề cao hơn hết lại là tinh
thần nhân văn nhân đạo từ bi mang đậm màu sắc Phật giáo. Ngay từ triều Lý,
Phật giáo đã cực kỳ hưng thònh,
Đại Việt sử ký toàn thư
chép:
“Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua [Lý Thái Tổ] từ thành Hoa Lư, dời đơ ra
kinh phủ ở thành Đại La... Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, th thợ
làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở đều dựng bia ghi cơng...Lại ở trong
thành làm chùa ngự Hưng Thiên. Ngồi thành về phía nam dựng chùa Thắng
Nghiêm... Tháng 12, phát bạc ở kho 1.680 lạng để đúc chng lớn, treo ở
chùa Đại Giáo... Năm 1011, bên hữu dựng chùa Vạn Tuế. Ngồi thành dựng
chùa Tứ Đại Thiên Vương và các chùa C
ẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ...
Năm 1014, mùa thu, tháng 9, xuống chiếu phát 310 lạng vàng trong kho để
đúc chng treo ở chùa Hưng Thiên, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng
bạc trong kho để đúc hai quả chng treo ở chùa Thắng Nghiêm... Năm
1016, độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làm tăng đạo. Dựng hai chùa Thiên
Quang, Thiên Đức và tơ bốn pho tượng Thiên Đế... Năm 1018, mùa hạ,
tháng 6, sai Viên ngoại lang là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước

Tống xin kinh Tam Tạng... Năm 1019, xuống chiếu độ
dân trong nước làm
tăng... Năm 1021, làm nhà Bát giác chứa kinh... Năm 1024, mùa thu, tháng 9,

19
làm chùa Chân Giáo ở trong thành để vua tiện ngự xem tụng kinh.” [72,
tr.125]
Các đời vua về sau tiếp tục tích cực ủng hộ việc chép kinh, đúc chuông, tạc
tượng, xây chùa. Phật giáo trở thành quốc đạo và phát triển tới mức “
nhân dân
quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền
” (Lê Văn Hưu). Đỉnh
cao của Phật giáo Việt Nam – cũng là đỉnh cao tinh thần dân tộc thời Lý Trần là
sự hình thành và hưng thònh của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà Huyền Quang
là Tổ sư thứ ba.
Thời đại Lý Trần là thời đại phóng khoáng và hào sảng. Tinh thần tam
giáo đồng nguyên cùng với tinh thần hòa quang đồng trần đã mở ra một thời kì
văn hóa rực rỡ trong lòch sử dân tộc. Văn hóa Phật giáo tôn trọng tự do của con
người. Trong không khí văn hóa ấy, con người mở ra bốn hướng với tâm hồn bao
dung rộng lớn, đầy sức sáng tạo. Vì thế, con người của nền văn hóa Thiền là con
người đa diện đa chiều, hiền minh, phóng khoáng. Ba thế kỉ thời Lý Trần đã sản
sinh cho dân tộc biết bao tên tuổi lừng lẫy ở nhiều phương diện: giữ nước, dựng
nước, văn chương học thuật và cả trong phương diện tâm linh. Huyền Quang là
một trong những kết tinh tiêu biểu của truyền thống văn hóa ấy.

1.2.2. Thiền phái Trúc Lâm
Mạch phát triển chủ đạo của Phật giáo Việt Nam là Thiền tông. Thêm vào
đó là sự ủng hộ nhiệt tình của các vương triều Lý - Trần, Thiền tông Việt Nam
phát triển lên đến thời kỳ hoàng kim mà đỉnh cao là Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử. Vò Hoàng đế xuất gia Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm năm

Đinh Dậu 1297, và dốc sức dốc lòng hoằng dương Phật pháp. Đây là một bước

20
ngoặt lớn trong dòng phát triển của Thiền tông Việt Nam, thống nhất tư tưởng
các hệ phái Thiền Trung Quốc truyền vào nước ta từ trước, tạo nên hệ Thiền
mang đặc điểm riêng của Việt Nam. Thiền Trung Quốc truyền vào nước ta chủ
yếu thuộc dòng Thiền Nam tông do Tổ Huệ Năng khởi xướng, chủ trương “đốn
ngộ”, đối lập với hệ Thiền Bắc tông của Thần Tú, chủ trương “tiệm ngộ”. Phổ
hệ truyền thừa cụ thể từ Thiền tông Trung Hoa sang Thiền Trúc Lâm Yên Tử có
thể khái quát như sơ đồ hình 1 và 2.

21

Hỡnh 1:
Phoồ heọ truyen thửứa Thien toõng Trung Hoa
[72:46]

22

Hình 2:
Sơ đồ truyền thừa từ Thiền Nam tông đến Thiền Trúc Lâm
[72, tr.71]

Về tư tưởng, Thiền Trúc Lâm chủ yếu kế thừa tư tưởng của hệ Thiền Vô
Ngôn Thông, lấy tư tưởng của Lâm Tế tông, một trong 5 tông Thiền chủ yếu đời
Đường Trung Quốc làm trung tâm, cho rằng Phật pháp cũng chính là “Đạo” của
Lão Trang, cũng chính là “Trung dung” của Khổng Tử, vì thế chủ trương tinh
thần “nhập thế”, Phật pháp không xa rời thế gian. Thiền Trúc Lâm chủ trương
tọa Thiền và tham khảo phương pháp hỏi đáp “
tham thoại đầu

” của Lâm Tế

23
tông để truyền đạo, cho rằng “tâm tức thò Phật”, Phật chính ở trong tâm của
chúng sinh. [60, tr.76-81] Sơ tổ Trần Nhân Tông đã kết hợp tư tưởng Thiền Nam
tông, đặc biệt là Lâm Tế tông và kế thừa tư tưởng Thiền học của Trần Thái
Tông, Tuệ Trung thượng só, chủ trương nhập thế hành Thiền, kết hợp “tam giáo
đồng nguyên”
3
, tạo nên đặc sắc Thiền Việt Nam.
Tư tưởng Thiền Trúc Lâm có thể khái quát thành 4 điểm chính sau:
- Dung hợp tư tưởng của
“Bát Nhã kinh”, “Kim Cương kinh”, “Viên giác
kinh”
.
- Chủ trương
“tức tâm tức Phật”
:
- Quan niệm về
“vô niệm”, “vô trụ”, “vô tướng”
:
- Tinh thần nhập thế - hòa quang đồng trần.
Nghiên cứu tư tưởng Thiền Trúc Lâm và Thiền Nam tông Trung Hoa, có
thể đúc rút những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ phái Thiền này như
sau:











3
Tam giáo: Nho, Phật, Lão

24
Thiền
phái
Thiền Nam tông Thiền Trúc Lâm
Tương đồng
/ Khác biệt
1. Lấy tư tưởng của “
kinh
Bát Nhã”
và “
kinh Kim
Cương
” làm tư tưởng căn
bản của Thiền, thay thế tư
tưởng “
kinh Lăng già
” của
Tổ Đạt Ma thời kỳ đầu từ
Ấn Độ truyền vào.
1. Lấy tư tưởng “
Bát Nhã
kinh

”, “
Kim Cương kinh

và “
Viên Giác kinh
” làm tư
tưởng căn bản. Đồng thời,
khôi phục tư tưởng “
kinh
Lăng già

4
của Tổ Đạt
Ma.
2. Đề cao tư tưởng “

niệm”, “vô tướng”, “vô
trụ”
, chú trọng “
kiến tính
thành Phật”
. Chủ trương
quan niệm “
bất nhò pháp
môn
” và “
không tính
” của
Thiền.
2. Đề cao tư tưởng “tức

Phật tức tâm”. Chú trọng
pháp “duyên khởi” và “vô
niệm” của tư tưởng “sắc
không”, “sinh diệt”.
3. Coi trọng tư tưởng “Phật
pháp không xa rời thế
gian” và “tinh thần nhập
thế”.
3. Đề cao tư tưởng tiêu dao
tự tại “tùy duyên bất biến,
bất biến tùy duyên”.
Tương đồng
4. Không coi trọng thành
lập các Thiền viện.
4. Coi trọng xây dựng các
Thiền viện, Thiền học hàn
lâm.
Khác biệt

tưởng
Thiền
học
5. Thiền pháp dành cho
giai cấp bình dân trong xã
hội.
5. Tuy chủ trương Thiền
học hàn lâm, song cũng rất
chú trọng truyền bá Thiền
pháp cho đông đảo dân
chúng.

Tương đồng
trong sự
khác biệt.
Hình 2:
So sánh tư tưởng Thiền Nam tông và Thiền Trúc Lâm

4
Kinh
Lăng Gia
ø, tiếng Phạn là Lavkavatarasutra. Tên đầy đủ là Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh. Là
quyển thứ 16 trong Đại Chính Tạng kinh. Lăng Già là tên một ngọn núi. Tư tưởng chủ yếu của kinh
Lăng Già cho rằng mọi sự hiện hữu trong thế giới đều do tâm tạo nên, mọi đối tượng nhận thức của
chúng ta đều không tồn tại trong thế giới mà chính ở trong tâm ta. Bộ kinh kết hợp tư tưởng Như Lai
tạng và duy thức A Lại Đa thức, tiêu biểu cho kinh điển Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ. Kinh Lăng Già
nhấn mạnh cái gốc của sự mê ngộ là do chưa hiểu được mọi pháp đều là sự hiện hữu của tự tâm, vì thế
nếu giác ngộ được bổn tính của ý thức, không còn chấp trước sự đối lập của có và không, thì có thể
lónh hội được bản chất vô sai biệt của thế giới. (theo Phật Quang Đại Từ điển, bản điện tử)

×