ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CAO THỊ SÍNH
ẢNH HƯỞNG CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐỐI VỚI
VIỆC
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CAO THỊ SÍNH
ẢNH HƯỞNG CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐỐI VỚI
VIỆC
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: CNDVBC& CNDVLS
MÃ SỐ : 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THUÝ VÂN
2. TS. LƯU MINH VĂN
HÀ NỘI - 2012
MC LC
M U
.
1
CHNG 1: MT S VN Lí LUN V TM Lí TIU NễNG
V NH NC PHP QUYN X HI CH NGHA VIT
NAM
16
1.1. C s hỡnh thnh, tn ti v c im c bn ca tõm lý tiu nụng
Vit Nam
16
1.2. Khỏi nim nh nc phỏp quyn, c im v ni dung xõy dng
Nh nc phỏp quyn xó hi ch ngha VitNam
62
CHNG 2: NH HNG CA TM Lí TIU NễNG I VI VIC
XY DNG NH NC PHP QUYN X HI CH NGHA
VIT NAM HIN NAY TRấN MT S PHNG DIN C
BN
78
2.1. nh h-ởng của tâm lý tiểu nông đến kinh tế, xã
hội - cơ sở, nền tảng của việcxây dựng Nhà
n-ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
ViệtNam.
78
2.2. nh hng ca tõm lý tiu nụng n xõy dng ý thc phỏp lut
trong nhõndõn
88
2.3. nh h-ởng của tâm lý tiểu nông đến hoạt động
xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và
bảo vệ pháp luật (công lý của xã hội).
103
2.4. nh h-ởng của tâm lý tiểu nông đối với xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức
.
110
CHNG 3: MT S GII PHP NHM KHC PHC NH
HNG TIấU CC CA TM Lí TIU NễNG N VIC
XY DNG NH NC PHP QUYN X HI CH NGHA
VIT NAM HIN
NAY
129
3.1. Phỏt trin nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha v
y mnh s nghip cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ t nc - c
s, tin khc phc nh hng tiờu cc ca tõm lý tiu
nụng.
129
3.2. Phỏt huy vai trũ lónh o ca cỏc t chc c s ng v y mnh
thc hin dõn ch nụng thụn.
140
3.3. Nõng cao i sng vn hoỏ i ụi vi ci bin phong tc, tp quỏn
lc hu
150
3.4. Nõng cao ý thc phỏp lut cho nhõn dõn vi vic khc phc nh
hng tiờu cc ca tõm lý tiu
nụng
160
3.5. Tip tc i mi cụng tỏc o to, bi dng cỏn b, cụng
chc.
168
184
KẾT LUẬN
……………………………………………………………………
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬNÁN………………………………………………………
187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………
188
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNXH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá
CTQG CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
GS Giáo sư
HTX Hợp tác xã
LLSX Lực lượng sản xuất
NNPQ Nhà nước pháp quyền
NXB Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
PTS Phó tiến sỹ
QHSX Quan hệ sản xuất
TLSX Tư liệu sản xuất
TS Tiến sỹ
XHCN Xã hội chủ nghĩa
YTPL
Ý thøc ph¸p luËt
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước là vấn đề trung tâm của đời sống chính trị trong xã hội có
giai cấp. Trên thế giới hiện nay, nhà nước đang là vấn đề được đặc biệt
quan tâm, xem xét, nghiên cứu. Những biến đổi to lớn của nền kinh tế thế
giới đang đòi hỏi mọi nhà nước cần phải nhìn lại những vấn đề căn bản về
tổ chức quyền lực nhà nước, về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và
xã hội, về vai trò của nhà nước trong phát triển nền kinh tế thị trường v.v
nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng nhà
nước pháp quyền được coi là giải pháp tốt để giải quyết có hiệu quả nhiều
vấn đề cốt yếu liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…
của mọi quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền
có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Ở Việt Nam, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân là đòi hỏi khách quan của sự phát triển đất nước theo
định hướng XHCN. Công cuộc đổi mới đất nước ta đang diễn ra một cách
sâu rộng, đồng bộ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Những bước tiến
về đổi mới kinh tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cũng
như yêu cầu phát huy hơn nữa nền dân chủ XHCN… đang đòi hỏi những
đổi mới tương ứng về hệ thống pháp luật, chức năng, phương thức hoạt
động và quản lý của nhà nước.
Sự thay đổi to lớn về nhiều mặt của đất nước ta trong những năm
đổi mới vừa qua đang làm thay đổi nhanh chóng cơ sở hạ tầng của xã hội
và đòi hỏi sự thay đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng, trước hết là
Nhà nước. Vì vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trở thành một
nhiệm vụ cần thiết khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước ta hiện nay.
2
Mặc dù, ở nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên
khảo về Nhà nước pháp quyền, tuy vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải
pháp xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam - một nhà nước chưa có tiền lệ
trong lịch sử, với những đặc thù về truyền thống, văn hoá, tâm lý dân
tộc… vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn, phức
tạp nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội: dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, tiến bộ và văn minh.
Từ xu thế chung của thời đại và thực tiễn của đất nước ta, xây dựng
NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được coi là một
trong những nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam như Đảng ta đã
khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
XHCN”, “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền XHCN,
bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân…”
[25, tr.126]. Nhưng, việc thực hiện nhiệm vụ này đang gặp phải những
khó khăn lớn. Một trong những khó khăn đó là sự tồn tại tâm lý tiểu nông
- loại hình tâm lý xã hội nẩy sinh từ nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ,
manh mún, lạc hậu, tồn tại hàng nghìn năm, lực lượng lao động chủ yếu
trong xã hội là người nông dân. Nền sản xuất đó hiện vẫn chưa được xoá
bỏ hoàn toàn. Tâm lý tiểu nông vẫn đang tồn tại đậm nét, hiện diện trong
các tầng lớp dân cư, nhất là ở người nông dân nước ta. Tâm lý này, bên
cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực, ảnh hưởng không
nhỏ tới việc thiết định trong thực tế nguyên tắc sống và làm việc theo
pháp luật - một chuẩn mực của xã hội dân chủ, văn minh, hiện đại; là một
trở lực lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, tìm hiểu những đặc trưng và ảnh hưởng của tâm lý
tiểu nông đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
để từ đó tìm ra giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong việc xây dựng NNPQ
XHCN Việt Nam hiện nay có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn vấn đề: Ảnh hưởng của tâm lý
tiểu nông đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
hiện nay làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu có hai mảng tài liệu lớn:
1/ Những công trình nghiên cứu về tâm lý tiểu nông Việt Nam.
2/ Những công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng và hoàn thiện
nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
Sau đây, chúng tôi khảo sát riêng từng mảng tài liệu trên.
Một là, Những công trình nghiên cứu về tâm lý tiểu nông Việt Nam.
Trong lịch sử nền kinh tế nước ta chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp,
sản xuất nhỏ, lạc hậu, tự cung, tự cấp và tương ứng với nó là sự tồn tại của
tâm lý tiểu nông nhưng những công trình nghiên cứu chuyên biệt, trực tiếp về
tâm lý tiểu nông cũng như sự tác động của nó đến các lĩnh vực trong đời sống
xã hội lại không nhiều và hầu như chỉ dừng ở mức độ các bài viết riêng lẻ
trong các sách và tạp chí.
Trước đây, tâm lý tiểu nông đã được đề cập gián tiếp trong các công
trình nghiên cứu về nông dân, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam của nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Ở nước ngoài, trong các công trình nghiên cứu của mình, nhiều học giả
phương Tây đã đề cập đến vấn đề này. Đó là những tác giả tiêu biểu như:
Pierre Gorou với “Người nông dân châu thổ Bắc kỳ”,(1936), Nxb Trẻ, Thành
phố Hồ Chí Minh, tái bản năm 2003. Tiếp theo là Gerald C.Hickey với
“Nghiên cứu một cộng đồng thôn xã Việt Nam - Xã hội học”, Jams B. Hendry
với “Cuộc nghiên cứu một cộng đồng thôn xã Việt Nam - phần hoạt động
kinh tế ”, Lloyd Woodruff với “Nghiên cứu một cộng đồng thôn xã Việt Nam
- phần hoạt động hành chính ”v.v [ Xem 3, T446 - 449]. Các tác giả này đã ít
nhiều đề cập đến tâm lý cộng đồng của người nông dân Việt Nam nói chung,
người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng.
Ở trong nước, ngay từ trước cách mạng tháng Tám đã có nhiều công
trình nghiên cứu về nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của các tác
4
giả như: Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên , trong đó nổi bật
là công trình Vấn đề nông dân Bắc kỳ của Nguyễn Văn Huyên (Trong sách
“Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1990). Ở đây, tác giả đã vừa nêu lên những đức tính tốt của người nông dân,
đồng thời cũng nhấn mạnh những nhược điểm điển hình của họ như: tính hay
tự ái, tính sỹ diện, tính bảo thủ, ít suy nghĩ độc lập
Từ sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau năm 1954, khi miền Bắc
bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông
thôn đã trở thành đề tài lớn, thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cơ
quan khoa học, nhiều nhà khoa học và được tiếp cận từ nhiều góc độ nghiên
cứu khác nhau.
Ngay từ những năm 60 đã có công trình “Tìm hiểu tính cách dân tộc”
của Nguyễn Hồng Phong, tiếp đó trên các tạp chí lí luận, chính trị, khoa học
đã có nhiều bài viết về chủ đề này. Trong thập niên 70, 80 đã xuất bản nhiều
cuốn sách đăng tải các công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về nông
dân, nông nghiệp và nông thôn như: “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử”, tập
I, II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, 1978; “Nông dân Việt Nam tiến
lên chủ nghĩa xã hội”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979; Trương Hữu
Quýnh: “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam”, tập I, II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1982, 1983 Nhìn chung, trong những công trình này, các tác giả đã
phân tích làm rõ những đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp nhỏ bé, lạc
hậu và phương thức sản xuất thủ công của người nông dân ở nước ta. Do chịu
sự qui định của nền sản xuất đó, nên tâm lý người nông dân nước ta có các
đặc điểm như: tâm lý sản xuất nhỏ, tâm lý bám làng, triết lý cầu an, tiết chế
nhu cầu một cách “vừa phải”…
Từ thời kỳ đất nước đổi mới đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề này và đã bàn đến những nội dung cơ bản của tâm lý nông dân như:
khái niệm tâm lý tiểu nông, đặc điểm, sự tác động của nó đối với sự nghiệp
CNH, HĐH ở nước ta. Các công trình tiêu biểu đó là:
5
“Những hạn chế trong tâm lý nông dân” của Đỗ Long và “Ảnh hưởng
tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với cán bộ công chức hiện nay” của Vũ
Dũng (Trong sách Tâm lý người Việt Nam đi vào CNH, HĐH - những điều
cần khắc phục do Phạm Minh Hạc chủ biên, NXB CTQG, Hà Nội, 2004). Từ
góc độ tâm lý học, tác giả Đỗ Long đã phân tích cơ sở hình thành tâm lý nông
dân là hoạt động và giao tiếp diễn ra trong phạm vi làng xã. Tác giả đã nêu
lên một số đặc điểm tích cực trong tâm lý người nông dân như: Tình cảm yêu
nước, lạc quan, cần cù, giàu lòng thương người, tình nghĩa, thuỷ chung Bên
cạnh những đặc điểm tâm lý tích cực, tác giả cũng nêu lên một số đặc điểm
tâm lý tiêu cực của người nông dân như: Tính bảo thủ (coi là một nét điển
hình của tâm lý người nông dân), lối nghĩ theo kinh nghiệm, tác phong tuỳ
tiện, thiếu tinh thần trách nhiệm cá nhân, thiếu tính tổ chức, thiếu năng lực
quản lý, thiếu tính kỷ luật, thiếu tính quyết đoán, chủ nghĩa bình quân, cục bộ
địa phương ; còn trong công trình của mình, tác giả Vũ Dũng đã đưa ra khái
niệm tâm lý tiểu nông khá hoàn chỉnh: “Tâm lý tiểu nông là tâm lý của người
nông dân sản xuất nhỏ, mang tính tự phát, manh mún và tự cung, tự cấp”
đồng thời cũng đã trình bày một số biểu hiện cơ bản của tâm lý tiểu nông ở
cán bộ, công chức hiện nay (tư duy manh mún, tình cảm dòng họ và tính cục
bộ, tính thụ động, cầu may, ăn xổi, tác phong tuỳ tiện, ý thức kỷ luật kém, tư
tưởng bình quân chủ nghĩa) và phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của chúng
đối với cán bộ công chức hiện nay. Có thể nói đây là công trình đã cung cấp
nhiều tư liệu quan trọng cho luận án.
Tiếp theo là công trình Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với
cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước” của tập thể tác giả do Lê
Hữu Xanh chủ biên, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Khái niệm tâm lý
tiểu nông đã được tác giả đề cập đến trong công trình, nhưng chưa đề cập tới
tính chất nông nghiệp của sản xuất tiểu nông. Ở đây, tác giả đã trình bày
nguồn gốc của tâm lý tiểu nông, nêu lên những đặc trưng và biểu hiện tiêu
cực của tâm lý tiểu nông trong đội ngũ các bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp
6
nhà nước. Đó là các đặc trưng và biểu hiện như: tư duy manh mún, tầm nhìn
hẹp; tư tưởng bè phái, dòng họ, cục bộ địa phương; tính thụ động, ỷ lại, yên
phận; tư tưởng “dĩ hoà vi quý”, ngại đấu tranh cho lẽ phải; tâm lý “ăn xổi ở
thì, kinh doanh chộp giật”; tác phong tuỳ tiện, ý thức kỷ luật kém; tư tưởng
bình quân chủ nghĩa. Song, tác giả lại chưa có sự nhất quán giữa việc trình
bày khái niệm tâm lý tiểu nông với việc thao tác hoá khái niệm đó. Chẳng hạn
như: Trong khái niệm Tâm lý tiểu nông, tác giả không đề cập đến yếu tố “tư
tưởng”, nhưng khi trình bày những đặc trưng và biểu hiện tiêu cực của tâm lý
tiểu nông trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, tác
giả lại sử dụng các thuật ngữ: Tư tưởng bè phái, dòng họ, cục bộ địa phương,
tư tưởng “dĩ hoà vi quý”, tư tưởng bình quân chủ nghĩa; tư tưởng độc đoán
gia trưởng… Song, có thể nói đây là công trình đã cung cấp nhiều tư liệu để
tác giả luận án tham khảo.
Những nội dung tương tự như trên cũng đã được trình bày trong công
trình của các tác giả như: Lê Kim Việt [146], Lê Hữu Xanh [148], Đỗ Long
[69]…
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí đề cập
đến các vấn đề cơ bản của tâm lý nông dân cũng như sự ảnh hưởng của nó
trong đời sống xã hội. Đó là các bài viết như : “Thử bàn về tâm lý nông dân
Việt” của Vũ Ngọc Khánh, Tạp chí Tâm lý học, số 7/2004; “Tâm lý của
người nông dân Việt Nam: một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình đào tạo
nguồn nhân lực” của Ngọc Lan, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3 (67)/ 2004;
“Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực
đến quá trình hội nhập kinh tế” của Nguyễn Hồi Loan, Tạp chí Tâm lý học,
số 7 (76)/2005; “Một số đặc điểm tâm lý tiểu nông tiêu cực ở đội ngũ lãnh
đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị
Thanh Tâm, Tạp chí Tâm lý học, số 4 (73)/ 2005; “Bước đầu tìm hiểu về tác
động của đô thị hoá đến tâm lý người nông dân ven các đô thị” của Mai
Thanh Thế, Tạp chí Tâm lý học, số 4 (85)/ 2006
7
Cũng với sách và các bài viết trên còn có nhiều luận án phó tiến sĩ, tiến
sĩ, thạc sỹ thuộc các chuyên ngành Triết học, Chủ nghĩa cộng sản khoa học,
Kinh tế học, Xã hội học, Văn hoá học, Tâm lí học đã nghiên cứu về đề tài này
như:“Những biểu hiện đặc thù của tâm lý người nông dân đồng bằng sông
Cửu Long”, Luận văn thạc sỹ Triết học của Nguyễn Văn Khiết; “Đặc điểm và
xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay”,
Luận án tiến sỹ Triết học của Bùi Thị Thanh Hương, 2000; “Tâm lý nông dân
miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường - đặc trưng và xu
hướng biến đổi”, Luận án tiến sỹ Triết học của Đỗ Thị Thanh Mai, 2001
Nhìn chung, các công trình này đều đã đề cập đến các vấn đề cơ bản của tâm
lý nông dân Việt Nam như: cơ sở hình thành, đặc điểm, xu hướng biến đổi và
các giải pháp để phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của tâm lý
nông dân Việt Nam nói chung, tâm lý nông dân miền Bắc, tâm lý nông dân
đồng bằng sông Cửu Long nói riêng…
Về tâm lý làng xã, đây cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Trong số đó có thể kể đến Xã thôn Việt Nam của Nguyễn
Hồng Phong, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1959; Cơ cấu tổ chức của làng Việt
cổ truyền ở Bắc bộ của Trần Từ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984; Lệ
làng phép nước của Bùi Xuân Đính, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985;
Tìm hiểu làng Việt của Diệp Đình Hoa, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990;
Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990;
Nếp cũ - làng xã Việt Nam của Toan Ánh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,
1992; Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội của Phan Đại Doãn, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992; Tâm lí cộng đồng làng và di sản của Đỗ
Long - Trần Hiệp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; “Những biểu hiện
chủ yếu của tâm lí làng xã và những biến đổi của nó hiện nay”, Luận án PTS
Tâm lí học xã hội của Trần Văn Hiệp, 1996; Tác động của tâm lý làng xã
trong việc xây dựng đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ
hiện nay của Lê Hữu Xanh (Chủ biên), NXB CTQG, Hà Nội, 2001; Mấy nét
8
về văn hoá làng - xã Việt Nam trong lịch sử” của Phan Đại Doãn, NXB
CTQG, Hà Nội, 2004… Ngoài ra còn có một số luận án từ góc độ Triết học,
Tâm lý học, nghiên cứu về tâm lý làng xã như: Xu hướng biến đổi của tâm lý
cộng đồng làng ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, luận án Tiến sỹ Triết học
của Lê Văn Định, 2000; Lệ làng truyền thống với việc hình thành ý thức pháp
luật cho nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận án Tiến sỹ Triết học của
Nguyễn Văn Long (2002) Nhìn chung, các công trình nêu trên, từ nhiều góc
độ khác nhau đã phân tích cơ sở hình thành, đặc trưng của tâm lý làng xã,
cũng như những điểm tích cực, hạn chế và xu hướng biến đổi, ảnh hưởng của
nó đến đời sống kinh tế xã hội trước đây, quá trình CNH, HĐH nói chung và
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng hiện nay ở nước ta. Đối chiếu
với những đặc trưng của tâm lý tiểu nông từ các công trình nghiên cứu nêu
trên, chúng ta nhận thấy giữa tâm lý tiểu nông, tâm lý nông dân, tâm lý làng
xã, tâm lý sản xuất nhỏ ở nước ta có rất nhiều điểm giống nhau, điểm tương
quan. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả luận án phân tích, luận giải
về đối tượng nghiên cứu trong luận án của mình.
Hai là, Những công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
Từ khi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam ra đời đến nay (1991), mô hình lý luận NNPQ và thực tiễn xây dựng
NNPQ ở nước ta đã được đặc biệt quan tâm nghiên cứu và bước đầu thu được
một số kết quả. Việc đẩy mạnh nghiên cứu những vấn đề lý luận và tổng
kết kinh nghiệm xây dựng NNPQ trong lịch sử nhân loại, khái quát những
đặc điểm cơ bản của NNPQ, đưa ra phương hướng và giải pháp xây dựng
NNPQ XHCN… vẫn đang là một yêu cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.
Xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam đã
được đặt ra trong các Nghị quyết của Đảng ta như: Hội nghị giữa nhiệm
kỳ khoá VII (1- 1994), Hội nghị lần thứ 8, khoá VII (1995), Hội nghị
9
Trung ương 3 và 4, khoá VIII, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
(2001) và lần thứ X (2006). Những quan điểm, nguyên tắc của việc xây
dựng NNPQ đã được xác lập. Đó là cơ sở chính trị nhằm định hướng cho
việc nhận thức và hoạt động xây dựng NNPQ ở Việt Nam.
Trên cơ sở những Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp 1992 (sửa đổi
và bổ sung) và nhiều bộ luật đã được ban hành. Những nội dung về chế
độ chính trị, về cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về
quyền và nghĩa vụ của công dân, v.v đã được xác lập. Đó là cơ sở pháp
lý cho việc đổi mới và hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng NNPQ
XHCN ở Việt Nam trong thời gian qua.
Những năm qua, sự đổi mới trong hoạt động của Nhà nước (Quốc
hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát) và của các tổ chức trong hệ thống
chính trị đã đạt được thành tựu quan trọng. Đó là cơ sở thực tiễn hết sức
quý giá, có ý nghĩa gợi mở cho quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở nước
ta.
Nhiều công trình nghiên cứu được triển khai đã từng bước xác lập
mô hình lý luận và các giải pháp cho việc xây dựng NNPQ. Đó là cơ sở
khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt Nam.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã định hướng nghiên
cứu cho các khoa học xã hội là phải tập trung vào vấn đề vừa mang tính
khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn chính trị này. Các văn kiện của Đảng
và Nhà nước, các bài phát biểu quan trọng của các đồng chí lãnh đạo là
những định hướng cơ bản cho việc nghiên cứu và tiến hành xây dựng
NNPQ XHCN ở nước ta, trong đó đặc biệt là Đại hội X của Đảng cộng
sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Xây dựng cơ chế vận hành của NNPQ
XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân
dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa
các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”
[25, tr.126].
10
Một số đề tài cấp nhà nước thuộc các chương trình Khoa học -
Công nghệ đã đề cập đến vấn đề xây dựng NNPQ, các đặc điểm cơ bản
của NNPQ, củng cố và hoàn thiện Nhà nước ta theo hướng xây dựng
NNPQ… trên bình diện triết học. Có thể nêu tên một số đề tài sau: Đề tài
KX 05 - 04: Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta trong giai
đoạn quá độ lên CNXH, (1992 - 1994) của Khoa Triết học - Học viện
chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do Giáo sư, TS. Nguyễn Ngọc Long làm
chủ nhiệm. Đề tài này nêu ra những luận điểm có tính phương pháp luận
về đặc điểm của NNPQ XHCN ở Việt Nam. Đề tài KX 05 - 02: Chính trị
và hệ thống chính trị của các nước tư bản phát triển (1993-1995) của
Viện Khoa học Chính trị - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do
GS. Hồ Văn Thông làm chủ nhiệm. Đề tài này nêu nhiều giá trị tư tưởng
chính trị - triết học có liên quan đến vấn đề NNPQ và xây dựng NNPQ
XHCN ở nước ta…
Trong giai đoạn gần đây, những công trình của tập thể và cá nhân
bàn về NNPQ và NNPQ XHCN ở Việt Nam ngày một gia tăng, đáp ứng
nhu cầu nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Có thể nêu ra ở đây một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Văn Niên, NXB CTQG,
Hà Nội, 1996; Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của
Đảng của Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7, 2001; Xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của tập thể tác giả do Đào Trí Úc (Chủ
biên), NXB CTQG Hà Nội, 2005; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Trần
Hậu Thành, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; v.v
Ngoài các công trình nêu trên, trong thời gian vừa qua cũng đã có một
số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ đi sâu tìm hiểu những khía cạnh khác nhau
của vấn đề NNPQ XHCN ở nước ta. Đó là các công trình: Mối quan hệ giữa
việc xây dựng NNPQ đối với sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN,
11
Luận án tiến sỹ Triết học của Lê Minh Quân, 1999; Tính phổ biến và tính đặc
thù trong xây dựng NNPQ Việt Nam, Luận án tiến sỹ Triết học của Đào Ngọc
Tuấn, 2002
Có thể nói, vấn đề xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam đã thu hút
nhiều nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau: Triết học, Luật học,
Chính trị học, Sử học, Văn hoá học
ở
đây, NNPQ được tiếp cận theo
nhiều chiều cạnh khác nhau:
Dưới góc độ Triết học: Có các công trình của các tác giả: GS
Nguyễn Đức Bình, GS Đoàn Trọng Truyến,; GS. TS Nguyễn Duy Quý
[109]; GS. TS Nguyễn Ngọc Long, PGS. TS Nguyễn Thị Thuý Vân
[137]… Các tác giả theo hướng tiếp cận này thường dựa vào quan niệm
duy vật lịch sử về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và chức năng của nhà
nước và mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng để đưa ra các nội dung xây dựng NNPQ. Theo đó, xây dựng NNPQ
XHCN ở Việt Nam thực chất là quá trình thực hiện những nội dung cơ
bản sau:
Một là, xây dựng cơ sở cho sự tồn tại của NNPQ (kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội) bao gồm: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN; xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN; xây dựng nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và mang tính nhân văn, nhân
đạo; xây dựng các quan hệ xã hội công bằng, bình đẳng.
Hai là, củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước cho phù hợp với cơ sở
tồn tại của nó bao gồm: Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của
nhà nước; đổi mới nội dung và phương thức quản lý của nhà nước đối với
các lĩnh vực của đời sống xã hội; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
và hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Như vậy, hướng tiếp cận này có tính hệ thống và mang tầm vĩ mô
và đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho quá trình xây dựng
NNPQ ở Việt Nam hiện nay.
12
Dưới góc độ Luật học: Có các tác giả như: GS. TSKH Đào Trí Úc
[135], [136]; TS Lê Minh Thông [124]; Nguyễn Văn Niên [98]; TS.Trần Hậu
Thành [116], [117]; GS, TS Phạm Hồng Thái; GS. TS Hoàng Thị Kim Quế
[108]… Các công trình nghiên cứu theo hướng này hết sức đa dạng và phong
phú. Trên cơ sở nguyên lý về mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, các tác
giả đã đưa ra nhiều nội dung liên quan tới việc xây dựng NNPQ XHCN ở
nước ta hiện nay. Những nội dung đó bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện Hiến
pháp và hệ thống pháp luật và khẳng định vai trò tối thượng của chúng; Đổi
mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Toà
án, Viện kiểm sát); Thành lập toà án hành chính, các tổ chức tư vấn pháp luật
cho công dân; Thực hiện nguyên tắc phân quyền; Thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ; Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và hoạt động của các
tổ chức chính trị. Như vậy, hướng tiếp cận này chủ yếu tập trung vào việc
đưa ra các giải pháp củng cố, hoàn thiện và đổi mới bộ máy nhà nước, hệ
thống pháp luật và mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật.
Dưới góc độ chính trị học: Có các tác giả như: GS Hồ Văn Thông
[122,123]; Trần Ngọc Hiên, Nguyễn Văn Thảo, PGS. TS Trần Xuân
Sầm Hướng nghiên cứu này đã căn cứ vào qui luật hình thành của quyền
lực chính trị, cơ sở, nội dung của chế độ dân chủ và mối quan hệ giữa
quyền lực và pháp luật để đưa ra các nội dung của việc xây dựng NNPQ,
đó là: Xây dựng thể chế chính trị dân chủ; Mối quan hệ giữa dân chủ và
NNPQ; Quyền lực chính trị của nhân dân và cơ chế thực hiện quyền lực
chính trị của nhân dân trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay; Vai trò
của Đảng cộng sản trong quá trình xây dựng NNPQ; Đổi mới hệ thống
chính trị đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng NNPQ
Từ góc độ sử học và văn hoá học, tiêu biểu là các tác giả như: GS. TS
sử học Vũ Minh Giang [39], [40]; các học giả Đỗ Long, Trần Hiệp [68], [69];
GS Trần Văn Giàu [41]; Bùi Xuân Đính [35], [36]; Phan Huy Lê [57], [58]…
đã góp phần vào việc nghiên cứu vấn đề xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.
13
Qua phần tổng quan trên, cho thấy trong những năm qua, nghiên
cứu về tâm lý tiểu nông và xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học, trong đó có Triết học.
Những hướng tiếp cận, nghiên cứu trên đây đã mang lại những giá trị có ý
nghĩa cho quá trình xây dựng NNPQ ở Việt Nam. Song, việc nghiên cứu
ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc xây dựng NNPQ XHCN ở
Việt Nam hiện nay thì vẫn còn thiếu vắng.
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ góc độ Triết học, chúng tôi
thấy cần làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, để hiểu rõ bản chất của đối tượng trong sự tồn tại hiện
thực của nó, cần phải đặt đối tượng trong các mối liên hệ, quan hệ, xác
định đâu là những liên hệ chủ yếu qui định sự tồn tại và phát triển của đối
tượng. Trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi đó, chúng tôi nhận thấy tâm
lý tiểu nông là một yếu tố ít được xem xét trong quá trình xây dựng
NNPQ ở nước ta hiện nay, mà trong thực tế nó lại có những ảnh hưởng
lớn đến quá trình này.
Thứ hai, tâm lý tiểu nông, với tư cách là một bộ phận của ý thức xã
hội có tác động đến tồn tại xã hội (trong đó quan trọng nhất là phương
thức sản xuất) - là cơ sở kinh tế quan trọng cho sự tồn tại của nhà nước (
ở đây là NNPQ). Mối liên hệ không trực tiếp này nhiều khi làm cho người
ta ít quan tâm đến sự ảnh hưởng, tác động của nó đến NNPQ. Vì thế,
nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc xây dựng NNPQ
XHCN ở Việt Nam hiện nay, từ đó có được những giải pháp để xây dựng
và hoàn thiện NNPQ XHCN ở nước ta. Đó là góc độ tiếp cận của công
trình nghiên cứu này.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: Ảnh hưởng của tâm lý
tiểu nông đối với việc xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu, tiếp cận vấn
đề còn thiếu vắng này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
14
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ một số đặc điểm cơ bản của tâm lý tiểu nông ở
Việt Nam, luận án tập trung phân tích ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối
với việc xây dựng NNPQ, từ đó luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý
tiểu nông đối với xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Một là, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông và
xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, làm rõ ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc xây
dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay trên một số phương diện cơ bản.
Ba là, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục ảnh hưởng
tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với việc xây dựng NNPQ XHCN ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc xây dựng
NNPQ XHCN ở nước ta hiện nay dưới góc độ triết học.
Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề xây dựng NNPQ được thể hiện ở nhiều nội dung, nhưng
luận án này chỉ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông
đối với xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam trên một số phương diện cơ
bản là: kinh tế - xã hội; xây dựng YTPL; xây dựng pháp luật, thực hiện
pháp luật, bảo vệ pháp luật và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà
nước.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên các quan điểm duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử (mà hạt nhân là mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội, biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng, sự tác động qua lại giữa các yếu tố của kiến trúc thượng tầng và sự
15
tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội) của chủ nghĩa Mác -
Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
trong lĩnh vực tư tưởng, ý thức xã hội, tâm lý xã hội và Nhà nước pháp
quyền.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu cụ thể, trong đó chủ yếu là phương pháp lôgíc - lịch sử,
qui nạp - diễn dịch, phân tích - tổng hợp, so sánh,
Luận án cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình đã
công bố liên quan đến đề tài luận án.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án phân tích những ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với
việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay trên một số phương
diện cơ bản là: kinh tế - xã hội; xây dựng YTPL; xây dựng pháp luật,
thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật và xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức nhà nước.
- Luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục ảnh
hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với xây dựng NNPQ XHCN ở
nước ta hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần vào việc nghiên cứu tâm lý nông dân, ảnh hưởng
của nó đối với xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án ở mức độ nhất định có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề
về ý thức xã hội nói chung, các vấn đề về tâm lý tiểu nông nói riêng và
xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo, góp thêm cơ sở cho việc
hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để
phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý
nông dân góp phần xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt Nam
hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
16
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận
án được kết cấu gồm 3 chương, 11 tiết.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ TIỂU NÔNG VÀ NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở hình thành, tồn tại và đặc điểm cơ bản của tâm lý
tiểu nông Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tâm lý tiểu nông
Để hiểu về tâm lý tiểu nông, theo chúng tôi, rất cần thiết bất đầu từ
việc tìm hiểu khái niệm tâm lý xã hội.
Khái niệm tâm lý xã hội
Đã có một số cách định nghĩa khác nhau về tâm lý xã hội. Trong Từ
điển triết học, khái niệm này được hiểu là “Toàn bộ tình cảm ý chí, tâm
trạng, thói quen, truyền thống thể hiện trong tâm lý của các nhóm xã hội,
các giai cấp, các dân tộc, nhân dân các nước do có chung những điều kiện
kinh tế - xã hội trong đời sống của họ” [131, tr. 523].
Gần đây, khái niệm tâm lý xã hội được hiểu là: “Bao gồm toàn bộ
tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán…. của con người, của một bộ
phận xã hội, hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của
đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó” [47, tr. 569].
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội, song ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, tác động
trở lại tồn tại xã hội. Các Mác viết: “Không phải ý thức của con người
quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức
của họ” [79, Tr.15]. Trong ý thức xã hội, hệ tư tưởng và tâm lý xã hội là
hai bộ phận chủ yếu cấu thành nội dung của nó. Như vậy, tâm lý xã hội là
17
một bộ phận của ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, phản ánh tồn
tại xã hội. Nó phán ánh một cách trực tiếp điều kiện sống, hoàn cảnh và
môi trường sống của con người, thông qua lăng kính chủ quan của cá
nhân. Qua đó, nó cũng phản ánh trình độ sản xuất, trình độ văn minh của
thời đại, truyền thống văn hoá, cũng như rất nhiều quan hệ khác của con
người. Vì vậy, tâm lý xã hội phản ánh tồn tại xã hội một cách trực tiếp,
phong phú và sinh động. Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính là:
phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân
số và mật độ dân số; trong đó, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ
bản nhất. Như vậy, ở một khía cạnh cụ thể, có thể nói, tâm lý xã hội là sự
phản ánh trực tiếp những đặc điểm của nền sản xuất xã hội ở giai đoạn
lịch sử nhất định. So với tồn tại xã hội, tâm lý xã hội bảo thủ hơn bởi
những thói quen, phong tục, tập quán truyền thống. Nó tác động trở lại
tồn tại xã hội, có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của xã hội nói
chung. Lẽ dĩ nhiên, với tính cách là một bộ phận của ý thức xã hội, phản
ánh tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quyết định, khi tồn tại xã hội thay
đổi tất yếu dẫn đến sự thay đổi ý thức xã hội, trong đó có tâm lý xã hội.
Tuy nhiên, tâm lý xã hội có tính bền vững, tính ỳ rất lớn. Nó có thể vẫn
tồn tại ngay cả khi cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nó đã bị xoá
bỏ.
Như vậy, tâm lý xã hội không phải là cái có sẵn mà nó là sản phẩm
của sự kết hợp nhiều yếu tố trong quá trình phát triển của con người, được
hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện lao động sản
xuất, sinh hoạt của họ. Xét về cấp độ của ý thức, nó là dạng ý thức ở cấp
độ thấp. Nó phản ánh và chịu sự tác động của tồn tại xã hội một cách sinh
động, phong phú. Do đó, với những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau,
những nhóm cộng đồng người khác nhau sẽ có những đặc trưng tâm lý xã
hội khác nhau.
Tâm lý tiểu nông là một loại hình của tâm lý xã hội nên nó cũng
mang đầy đủ những đặc điểm của tâm lý xã hội như vừa trình bày ở trên.
Ngoài ra, nó còn có những đặc điểm riêng do nền kinh tế tiểu nông quy
18
định, do điều kiện lao động sản xuất, sinh hoạt của chính bản thân người
nông dân quy định. Tâm lý tiểu nông, trước hết được nẩy sinh, hình thành
từ sự phản ánh những đặc điểm của nền kinh tế tiểu nông.
Theo quan niệm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin, nền
kinh tế tiểu nông có các đặc điểm như: chế độ sở hữu là chế độ tư hữu nhỏ
về TLSX; trình độ của LLSX là trình độ thủ công với công cụ và kỹ thuật
thô sơ, lạc hậu, chậm thay đổi; mục đích của sản xuất là tự cấp, tự túc,
nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và để duy trì sự
tồn tại của mỗi cá thể, gia đình hoặc cộng đồng (công xã); sự phân công
lao động hình thành một cách tự phát, mang tính tự nhiên; lao động cá thể
chiếm ưu thế, sự phân công hợp tác chưa phải là tất yếu; sản xuất tiến
hành theo những phương pháp kinh nghiệm, mang tính chất phân tán,
khép kín, biệt lập; quan hệ xã hội mang tính chất tự nhiên, thân thuộc, bị
ràng buộc bởi các quan hệ thân tộc, làng họ
“Nền kinh tế tiểu nông là nền kinh tế nông nghiệp ở trạng thái sản
xuất nhỏ theo lối người nông dân làm chủ một ít ruộng đất và tự mình sản
xuất lấy” [58, tr.120]. Nó là cơ sở để hình thành tâm lý tiểu nông, vì tâm
lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội mà tồn tại xã hội ở mỗi giai đoạn
lịch sử cơ bản là nền sản xuất của xã hội đó. Sống trong điều kiện nền
kinh tế tiểu nông, những người nông dân hình thành nên đặc điểm tâm lý
mang đặc trưng của nhóm mình, phản ánh điều kiện sống của nhóm mình
- gọi là tâm lý tiểu nông.
Tuy nhiên, tâm lý tiểu nông không phải là con số cộng giản đơn tâm
lý của từng cá nhân người nông dân mà là sự chưng cất những nét tâm lý
đặc trưng nhất của giai tầng này, phản ánh điều kiện sống, hoàn cảnh,
phương thức sống của người nông dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, tâm lý
tiểu nông là loại hình tâm lý xã hội, bao gồm các hiện tượng như tình
cảm, tâm trạng, niềm tin, ước muốn, nhu cầu, thói quen, tập quán, động
cơ, thái độ, hứng thú, sở thích, xu hướng… của tầng lớp nông dân được
hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế tiểu nông; những
điều kiện lao động sản xuất, sinh hoạt riêng có của nông dân, nông
19
nghiệp, nông thôn, đã sản sinh, quyết định và chi phối thái độ, hành vi,
cách ứng xử của họ. Chủ thể của tâm lý đó là nông dân, song tâm lý tiểu
nông không chỉ tồn tại và biểu hiện ra ở người nông dân mà còn biểu hiện
ra ở cả những người không phải là nông dân. Người nông dân được xác
định với tính cách là chủ thể của tâm lý tiểu nông từ hai phương diện:
Một là, xét về mặt địa lý và hoàn cảnh xã hội, đó là những người
nông dân đã và đang sống trong môi trường nông nghiệp và nông thôn.
Điểm tụ cư chính của họ là các làng xã. Hơn nữa, cuộc sống lao động sản
xuất, sinh hoạt của họ phụ thuộc và gắn chặt chẽ, không tách rời với các
làng xã.
Hai là, về mặt kinh tế, đó là những người lao động nông nghiệp có
đời sống gắn trực tiếp với kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Đương nhiên, trong tính chỉnh thể của mối quan hệ phong phú, đa
dạng nông dân, nông nghiệp và nông thôn, việc phân chia, giới hạn nói
trên chỉ là tương đối. Trên thực tế, có không ít người, nhóm xã hội đã và
đang sống, sinh hoạt ở nông thôn nhưng không lao động nông nghiệp
hoặc không do kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn trực tiếp chi phối
(trong xã hội cũ, đó là: các nhà nho, nhà sư Trong xã hội mới hiện nay,
đó là: số cán bộ, giáo viên làm việc ở nông thôn nhưng trực tiếp hưởng
lương của nhà nước; cán bộ, công nhân có cơ quan, nhà máy, xí nghiệp
đóng ở nông thôn; những người đang cư trú ở nông thôn nhưng lấy nghề
buôn bán, dịch vụ sản xuất cơ khí làm thu nhập chính v.v ), mặt khác,
thông qua ảnh hưởng gián tiếp, kể cả những người sinh sống ở thành thị
vẫn mang tâm lý tiểu nông.
Chúng tôi cũng phân biệt khái niệm tâm lý tiểu nông với khái niệm
tâm lý sản xuất nhỏ, tâm lý tiểu tư sản.
Tâm lý tiểu nông và tâm lý sản xuất nhỏ, tâm lý tiểu tư sản đều
được nẩy sinh, hình thành trên cơ sở của nền sản xuất nhỏ. Giữa chúng có
điểm tương đồng nhất định nhưng không phải hoàn toàn là đồng nhất. Khi
nói tâm lý sản xuất nhỏ là nói tới tâm lý không chỉ của người sản xuất nhỏ
ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn ở cả các lĩnh vực khác. Ở nước ta, sản
20
xuất nông nghiệp mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ nhưng tính
chất sản xuất nhỏ ấy cũng thể hiện ở sản xuất thủ công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp, thương mại Vì vậy, khái niệm tâm lý sản
xuất nhỏ có ngoại diên rộng hơn khái niệm tâm lý tiểu nông. Nó là loại
hình tâm lý xã hội được nẩy sinh, hình thành gắn liền với nền sản xuất
nhỏ. Đó là các hiện tượng như tình cảm, tâm trạng, mong muốn, thói
quen, tập quán của những người lao động và sinh hoạt trong xã hội có
nền tảng kinh tế là nền sản xuất nhỏ. Tâm lý sản xuất nhỏ được biểu hiện
ở nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội mà người nông
dân là một trong số các giai cấp, tầng lớp đó.
Còn tâm lý tiểu tư sản là tâm lý của một tầng lớp có đặc trưng bản
chất là tư tưởng tư hữu nhỏ gắn với chế độ kinh tế tư hữu nhỏ của nền sản
xuất xã hội.
Ngoài ra, tâm lý tiểu nông còn có sự tương hợp nhất định với tâm
lý làng xã. Sự tương hợp này được bất nguồn từ đặc điểm sống quần cư
thành cộng đồng làng xã của người nông dân, đây là bộ phận chủ yếu
chiếm tuyệt đại đa số cư dân làng xã. Thông qua hoạt động và các mối
quan hệ giao tiếp giữa các thành viên của cộng đồng làng đã hình thành
nên tâm lý làng xã. Song, tâm lý tiểu nông vẫn có sự khác biệt nhất định
với tâm lý làng xã. Tâm lý làng xã không chỉ phản ánh tâm lý của người
nông dân mà còn phản ánh tâm lý của các tầng lớp, giai cấp khác nhau
trong làng xã.
Tâm lý tiểu nông trước hết thể hiện tâm lý của con người Việt Nam,
dân tộc Việt Nam nói chung, sau nữa nó thể hiện nét đặc thù của nhóm xã
hội đặc thù là người tiểu nông Việt Nam. Tính đặc thù ấy được tạo nên
bởi rất nhiều yếu tố, trong đó trực tiếp là điều kiện lao động, phương thức
sống. Đó là nền kinh tế tiểu nông, tự cung, tự cấp, với tính chất công điền,
công thổ về ruộng đất; là việc chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên
nhiên, thiên tai, địch họa trong lao động nhằm tạo ra sản phẩm nông
nghiệp đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình. Trong quá trình hoạt
động đó, chính họ đã tác động lẫn nhau tạo nên các quan hệ xã hội, đồng