BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thò Thùy Trang
PHỤ LỤC
ĐẶC ĐIỂM
TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thùy Trang
ĐẶC ĐIỂM
TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thò Ngọc Điệp suốt thời
gian qua đã nhiệt tình, chu đáo chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM
đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy chúng tôi trong thời gian qua.
Xin cảm ơn văn phòng Khoa Văn, Phòng Khoa học Công nghệ -
Sau Đại học Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM; Các cấp lãnh đạo,
Sở Giáo Dục - Đào tạo tỉnh An Giang, Trường THPT Chu Văn An -
An Giang cùng gia đình và bạn bè… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả luận văn.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Tổng quan về tộc người Mường và truyện thơ
trữ tình Mường 9
1.1. Vài nét về tộc người Mường 9
1.1.1. Quá trình hình thành dân tộc Mường 9
1.1.2. Nền kinh tế - xã hội - văn hóa Mường 12
1.2. Giới thiệu chung về truyện thơ trữ tình Mường 21
1.2.1. Về nền văn học dân gian Mường 21
1.2.2. Về truyện thơ trữ tình Mường 24
1.2.3. Các truyện thơ trữ tình Mường được khảo sát 29
Chương 2. Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường 39
2.1. Truyện thơ trữ tình Mường phản ánh bức tranh
hiện thực Mường 39
2.1.1. Ca ngợi xứ sở Mường giàu đẹp, trù phú 39
2.1.2. Sự bóc lột, áp bức của chế độ lang đạo Mường 42
2.1.3. Cuộc sống xa hoa của tầng lớp lang đạo Mường 46
2.1.4. Tư tưởng trọng nam khinh nữ 50
2.1.5. Quyền thế cha mẹ trong tình yêu con trẻ 56
2.1.6. Một số phong tục, tập quán Mường 62
2.2. Truyện thơ trữ tình Mường mang đậm giá trò nhân đạo,
nhân văn 65
2.2.1. Ca ngợi những con người nhân ái 65
2.2.2. Những mối tình cao đẹp 71
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ trữ tình Mường 91
3.1. Cốt truyện truyện thơ trữ tình Mường 91
3.1.1. Sự hình thành cốt truyện 91
3.1.2. Mô hình cốt truyện 98
3.1.3. Một số môtip thường gặp trong cốt truyện 104
3.2. Nhân vật truyện thơ trữ tình Mường 112
3.2.1. Nhân vật nữ chính 115
3.2.2. Nhân vật nam chính 122
3.3. Ngôn ngữ truyện thơ trữ tình Mường 125
3.3.1. Các biện pháp tu từ nổi bật 125
3.3.2. Các nhóm dòng thơ chức năng 130
3.3.3. Ý nghóa các con số trong truyện thơ trữ tình Mường 141
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQG: Đại học Quốc gia
Nxb: Nhà xuất bản
KHXH: Khoa học xã hội
THCN: Trung học chuyên nghiệp
THPT: Trung học phổ thông
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTTT: Truyện thơ trữ tình
VHDG: Văn học dân gian
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Sự phân tầng xã hội trong thể chế xã hội Mường 14
Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa văn bản của Mai Trí -
Bùi Thiện sưu tầm và văn bản của Đinh Văn Ân
sưu tầm 31
Bảng 1.3. So sánh sự khác nhau giữa văn bản của Bùi Thiện
và văn bản của Minh Hiệu sưu tầm 34
Bảng 1.4. So sánh sự khác nhau giữa văn bản của Cao Sơn Hải
sưu tầm và văn bản của Minh Hiệu sưu tầm 35
Bảng 3.1. So sánh sự gần gũi giữa lời thơ trong TTTT Mường
và lời dân ca Mường 93
Bảng 3.2. Thống kê mô hình cốt truyện truyện thơ các dân tộc 100
Bảng 3.3. Thống kê tần số xuất hiện các con số trong TTTT Mường 141
MỤC LỤC
Trang
Phụ lục 1. Bảng tổng hợp các môtip xuất hiện trong truyện thơ
trữ tình Mường 1
Phụ lục 2. Bảng thống kê tần số xuất hiện thủ pháp so sánh trong
truyện thơ trữ tình Mường 3
Phụ lục 3. Bảng thống kê tần số xuất hiện biện pháp điệp trong
truyện thơ trữ tình Mường 10
Phụ lục 4. Một số đoạn thơ đặc sắc trong truyện thơ trữ tình Mường 54
1. Ú t Lót - Hồ Liêu 54
2. Vườn hoa núi Cối 59
3. Nàng Ờm - Bồng Hương 67
4. Nàng Nga - Hai Mối 72
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các môtip trong truyện thơ trữ tình Mường 1
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các môtip trong truyện thơ các dân tộc 2
Bảng 2.1. Bảng thống kê thủ pháp so sánh trong truyện thơ trữ
tình Mường 3
Bảng 3.1. Bảng thống kê tần số biện pháp điệp xuất hiện trong
truyện thơ trữ tình Mường 10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống là vấn đề chung của các dân tộc
thiểu số và cũng là vấn đề đặt ra đối với người Việt, trong bối cảnh mà các
châu lục, quốc gia, tộc người, tôn giáo đều phải đối mặt với quá trình toàn cầu
hóa và sự gia tốc của nó. Làm thế nào để hội nhập mà không hòa tan. Làm thế
nào để giữ gìn được những đặc trưng văn hóa của từng tộc người. Vấn đề bảo
tồn văn hóa dân tộc Mường có phần khác biệt hơn so với các dân tộc thiểu số
khác trên đất Việt Nam
. Vì người Mường vốn chung huyết thống, ngôn ngữ,
văn hóa… với người Việt ở thời cận đại. Vì chung cội nguồn nên những cái
gọi là tiến bộ, hiện đại hóa… rất dễ làm mất đi bản sắc văn hóa, bản sắc dân
tộc độc đáo của tộc người Mường. Các giá trị văn hóa bản địa của người
Mường cần phải được bảo vệ, đồng t
hời phát huy những giá trị tinh hoa của
dân tộc Mường còn sót lại trong văn hóa tộc người, đặc biệt là trong lĩnh vực
văn học dân gian (VHDG). Văn học dân gian là một mảng rất rộng, nó bao
trùm tất cả các giá trị cổ xưa của tộc người Mường.
Truyện thơ là loại hình văn học truyền m
iệng rất phổ biến trong nền
VHDG các dân tộc ở Việt Nam và cả ở Đông Nam Á. Truyện thơ chứa đựng
những giá trị văn hóa lớn, những vấn đề đặc trưng của một dân tộc. Hiện nay
việc giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa, văn học, đặc biệt là thể loại
truyện thơ các dân tộc thiểu số đang đặt ra nhiều vấn đề cho ngành folklore
học Việt Nam. Những biến đổi về ki
nh tế - văn hóa - xã hội thời kỳ đổi mới
đang gia tăng gấp bội nguy cơ thất tán, mai một những sáng tạo văn học quý
giá này. Đó là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm truyện thơ trữ tình
Mường” với m
ong muốn góp phần giữ gìn, phát huy di sản văn hóa truyện thơ
của dân tộc Mường, cũng chính là làm giàu thêm vốn văn hóa truyện thơ các
dân tộc thiểu số Việt Nam.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Việc sưu tầm, nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số hiện nay đang
được khẩn trương thực hiện. Các đề tài về sự hình thành, phát triển nội dung,
thi pháp của loại hình nay được nhận thức theo chiều hướng đầy đủ, toàn diện
hơn. Xuất phát từ suy nghĩ: Có những áng truyện thơ trữ tình mượt mà, thấm
đượm nghĩa tình nhưng chưa được nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi
tập trung
khám phá những truyện thơ trữ tình của một dân tộc bản địa sinh sống lâu đời
trên đất Việt: dân tộc Mường. Từ những kết quả khảo sát ở văn bản và nghiên
cứu, luận văn nhằm nhận diện những đặc điểm cơ bản nhất về nội dung được
phản ánh trong tác phẩm. Thông qua đó phát hiện những giá trị nghệ thuật
như cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ của truyện t
hơ trữ tình Mường (TTTT
Mường). Với những nỗ lực và kết quả của việc nghiên cứu, chúng tôi mong
muốn góp phần tìm hiểu thể loại TTTT Mường, góp phần tìm hiểu văn học,
văn hóa tộc người Mường nói riêng, văn học, văn hóa các dân tộc ít người nói
chung. Góp phần gìn giữ, bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc trước những
biến đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa hiện nay là ý nghĩa thực tiễn mà luận văn
m
ong muốn đạt được.
3. Lịch sử vấn đề.
Ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, TTTT Mường đã được các
nhà nghiên cứu quan tâm.
Năm 1964, Báo Văn nghệ số 51, Đào Xuân Quý có bài “Đọc truyện thơ
Mường”, tác giả hoan nghênh nhiệt liệt trước sự kiện truyện t
hơ Mường được
xuất bản. Tác giả bắt gặp cái đậm đà thắm thiết, sâu sắc của những bản tình
ca. Tác giả ca ngơi cái đẹp của câu thơ, sự quyết liệt của những con người
chung thủy. Đặc biệt tác giả hết lời khen ngợi truyện thơ “Nàng Ờm - Bồng
Hương”, vì đó là bản cáo trạng sắc sảo. Tác giả bộc bạch những tâm tình rất
chân thành với độc giả: “Tôi trích truyện thơ Nàng Ờm - Bồng Hương đã
nhiều mà vẫn còn muốn trích nữa”. Lời tâm tình này đã mặc nhiên công nhận
đây là một tuyệt tác của người Mường.
Năm 1989, tác phẩm “Thơ một thời” của giáo sư Hoàng Như Mai được
Nhà xuất bản Tiền Giang ấn hành, trong đó có một tiêu đề gây xúc động độc
giả, “Một bản tình ca não nùng của dân tộc Mường”. Hoàng Như Mai đã phát
hiện những tinh túy, đặc sắc về tình cảm lứa đôi của dân tộc Mường, lời thơ
mộc mạc, giản dị, chân thành đã lôi cuốn người đọc. Hoàng
Như Mai nhan
định truyện thơ “Nàng Ờm - Bồng Hương” là “Một công trình nghệ thuật
tuyệt mỹ, để nói lên một lời cầu xin cho con người được giải phóng, để không
ai phải chết vì mối tình tuyệt vọng, mặc dù cái chết ấy có khi cung cấp cho
văn chương những tác phẩm bất hủ”.
Năm
1995, trong Lời giới thiệu quyển Tuyển tập truyện thơ dân gian
Mường, tác giả Bùi Thiện nhận xét TTTT Mường:
Cùng với phương pháp tự sự, dù thần thoại hay hiện thực đều kết
hợp với chất trữ tình được miêu tả nhẹ nhàng, tươi mát, dí dỏm mà
sâu lắng gây được cảm xúc mạnh mẽ. Nghệ thuật cấu trúc thơ kết
hợp giữa vần chân với vần lưng, điệp ngữ và gián cách… hợp với
khi sử dụng, họ có thể cất giọng ngâm nga thành giai điệu, hoặc
ông m
o hát theo điệu mo kể chuyện.
Năm 1999, trong quyển VHDG Việt Nam do Lê Chí Quế chủ biên, tác
giả Võ Quang Nhơn cho rằng:
Truyện thơ trữ tình chủ yếu nêu lên vấn đề hạnh phúc lứa đôi trong
phạm vi sinh hoạt gia đình. Nhưng vấn đề truyện thơ trữ tình nêu
lên có ý nghĩa phổ biến và có tính nhân đạo sâu sắc;
đó là tiếng nói
đấu tranh cho tình yêu tự do, một đòi hỏi chính đáng và cấp thiết
của thế hệ trẻ trong xã hội cũ.
Năm 2003, trong một công trình nghiên cứu về “Truyện thơ” của Phan
Đăng Nhật, nhằm phục vụ cho việc phân loại truyện thơ về đề tài tình yêu đôi
lứa của các dân tộc thiểu số. Tác giả chọn truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”, đây
là một trong những truyện thơ dân gian Mường được nhắc đến nhiều nhất:
Có thể nói từ khi ở trong nôi, mỗi người Mường được nghe, được hát
về Út Lót - Hồ Liêu. Đến tuổi bắt đầu nhận xét ít n
hiều về cảnh vật
xung quanh, họ lại được bà mẹ kể cho nghe về sự tích đàn bướm lạc
tháng ba, năm năm lại tái sinh và bay qua bay lại dập dờn đông vô
kể ở các nẻo rừng, về con cày cun rũ rượi, buồn bã đáng thương như
người tiếc nuối điều gì đến trọn kiếp.
Năm 2004, trong Tự điển văn học (Bộ mới), tác giả Trần Gia Linh nhận
xét về truyện thơ Mường như sau:
Truyện thơ Mường rất gần gũi với ca d
ao dân ca. Tác giả dân gian
đã tiếp thu những giá trị tự sự và giá trị trữ tình của các loại hình
VHDG khác, kết hợp thành thể loại truyện thơ đặc sắc… Có thể nói
truyện thơ Mường là khâu chuyển tiếp từ VHDG sang văn học
thành văn. Cũng có thể nói truyện thơ Mường là bước phát triển
cao nhất của văn hoc dân tộc Mường trước 1945…
Mặc dù, TTTT Mường ít được sự chú ý của giới nghiên cứu khoa học
nhưng không phải không có. Các tác giả đều phát hiện được cái hay, cái tinh
túy ở TTTT Mường. Mỗi tác giả chỉ nghi
ên cứu một tác phẩm và với cái nhìn
khái quát nhất hoặc đưa ra lời nhận xét chung về truyện thơ Mường. Chính từ
những ý kiến, nhận xét của các nhà nghiên cứu giúp chúng tôi có cái nhìn
tổng thể về TTTT Mường, là cơ sở nghiên cứu kỹ hơn về bốn truyện thơ chọn
khảo sát cả về đặc điểm nội dung và thành tựu nghệ thuật.
Bên cạnh đó, công tác sưu tầm truyện thơ Mường được quan tâm
hơn so
với truyện thơ các dân tộc ít người khác. Với sự ra đời của các công trình về
truyện thơ Mường như: Truyện thơ Mường năm 1963, Nxb Văn Học được
Minh Hiệu - Hoàng Anh Nhân giới thiệu; Tráng Đồng năm 1976, Nxb Văn
Hóa được Mai Trí - Bùi Thiện giới thiệu; Tuyển tập truyện thơ Mường (3 tập)
năm 1986, Nxb KHXH, Hà Nội; Tuyển tập truyện thơ dân gian Mường năm
1995, Nxb Văn hóa dân tộc; Tuyển tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu so
- Phần t
ruyện thơ tập IV, 1999, Vien Văn học, Nxb Giáo dục… đã gợi mở
những vấn đề mới về một di sản truyện thơ còn ít được biết đến của dân tộc
Mường.
4. Phạm vi đề tài.
Do năng lực nghiên cứu còn hạn chế và thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên
việc đi sâu khai thác tất cả các TTTT Mường là điều không thực hiện được.
Trong khả năng cho phép, người viết chỉ tập trung tìm
hiểu đặc điểm TTTT
Mường được chọn lọc qua bốn tác phẩm tiêu biểu:
Út Lót - Hồ Liêu
Vườn hoa núi Cối
Nàng Ờm - Bồng Hương
Nàng Nga - Hai Mối.
Tất cả được tuyển chọn trong “Tổng tập Văn Học Dân Gian các dân tộc
thiểu số” (Tập IV - Truyện thơ) của Viện Văn học, Nxb Giáo dục, 1999.
5. Phương pháp thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng những phương pháp
sau:
- Phương pháp t
hống kê: Tiến hành thao tác thống kê tần số xuất hiện:
các môtip thường gặp, các con số, những biện pháp nghệ thuật… trong từng
tác phẩm để thấy được giá trị của nó.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh
trong bức tranh xã hội hiện thực Mường, sau đó tổng hợp khái quát lại để có
cái nhìn toàn diện hơn về con người và xã hội Mường cũ.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp so sánh - đối chiếu
được vận dụng trong luận văn nhằm làm nổi bật bức tranh hiện thực xã hội
Mường có điểm gì giống và khác với bối cảnh xã hội của các dân tộc khác.
Ngoài ra chúng t
ôi còn tiến hành so sánh về cốt truyện, các môtip và về
phương diện ngôn ngữ trong TTTT Mường với TTTT các dân tộc khác, để từ
đó tìm thấy đặc thù riêng của dân tộc Mường cũng như nét chung của các dân
tộc thiểu số qua thể loại truyện thơ. Việc làm này cũng giúp phát hiện những
giá trị nghệ thuật của TTTT Mường.
- Phương pháp văn hóa học: dựa trên nền tảng kiến thức về văn hóa để
nghiên cứu văn học, nghĩa là xuất phát
từ những hiểu biết về những nét đặc
trưng nhất của dân tộc Mường để tìm hiểu về TTTT Mường.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn bước đầu nghiên cứu một cách sơ bộ về đặc điểm của nhóm
TTTT Mường, qua 4 tác phẩm được nhân dân Mường yêu thí
ch. Trong luận
văn này, người viết cố gắng xác định những đặc điểm cơ bản nhất của TTTT
Mường cả về nội dung và nghệ thuật, góp phần nghiên cứu TTTT Mường
trong sự đối sánh với TTTT các dân tộc khác.
7. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm có kết cấu như sau: phần mở đầu, kết luận và 3 chương
chính:
Chương 1. Tổng quan về tộc người Mường và truyện thơ trữ tình
Mường.
Chương 2. Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường.
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ trữ tình Mường.
Ngoài ra còn có Thư mục tham khảo và 4 phần phụ lục sau:
Phụ lục 1. Bảng tổng hợp các môtip xuất hiện trong truyện thơ
trữ tình Mường.
Phụ lục 2. Bảng thống kê tần số xuất hiện của biện pháp nghệ
thuật so sánh trong truyện thơ trữ tình Mường.
Phụ lục 3. Bảng thống kê tần số xuất hiện của biện pháp điệp ngữ
trong truyện thơ trữ tình Mường.
Phụ lục 4. Một số đoạn thơ tiêu biểu của truyện thơ trữ tình
Mường.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI MƯỜNG
VÀ TRUYỆN THƠ TRỮ TÌNH MƯỜNG
Mục đích của chương này là phác qua một cái nhìn tổng quát về người
Mường ở Việt Nam và bộ phận TTTT Mường trong đó có bốn truyện thơ mà
luận văn chọn làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp.
1.1.Vài nét về tộc người Mường:
1.1.1. Quá trình hình thành dân tộc Mường.
Huyền thoại khởi nguyên luận của người Việt Nam là truyền thuyết “Con
Rồng - cháu Tiên”, “Con Lạc cháu Hồng” được ghi lại lần đầu tiên thành
truyện họ Hồng Bàng trong sá
ch “Lĩnh Nam chích quái”.
Theo huyền thoại này: Mẹ Tiên Âu (Âu Cơ) là tiên trên núi xuống đã kết
duyên với Bố Rồng Lạc (Lạc Long Quân) từ dưới biển lên, sinh trăm trứng,
nở trăm con trai. Sau chia đôi, năm mươi con theo mẹ lên núi và tôn người
con trai trưởng len làm vua (Vua Hùng), lập ra nước Văn Lang - quốc gia cổ
đại sơ khai của Việt Nam. Còn năm mươi người con trai khác theo cha xuống
lap nghiệp ở vùng sông biển. NÚI - BIỂN; MẸ - BỐ tạo nên một quốc gia
Văn Lang thịnh vượng.
Huyền thoại của người Mườn
g thì nói rằng nàng Hưu Cơ (Âu Cơ) kết
duyên với chàng Cá (Long Vương) sinh ra một trăm con, sau năm mươi con
theo mẹ lên núi sinh ra dòng vua áo Chàm (người Mường), năm mươi con
theo cha xuống biển sinh ra dòng vua áo vàng (người Kinh).
Giáo sư tiến sĩ Mỹ Keith Weller Taylor trong tác phẩm nổi tiếng “Sự sinh
thành của Việt Nam” đã bình luận về huyền thoại khởi nguyên này về phương
diện nhà nước pháp quyền như sau:
Cái ý tưởng về một vị thần li
nh từ NƯỚC (BIỂN) lên xây dựng
nguồn cội cho một quyền lực chính trị và pháp quyền, tham dự vào
việc hình thành cư dân Việt Nam từ thời tiền sử, là một ám thị sớm
nhất về một quan niệm rằng: Người Việt Nam là một nhân dân riêng
biệt và tự ý thức. Ý tưởng đó được tạo hình ở nghệ thuật Đông Sơn,
trên trống đồng với chim biển và các loài thủy tộc bao quanh các con
thuyền chuyên chở chiến sĩ [103].
Dân tộc Mường cư trú trên một địa bàn rộng suốt từ phía Tây Hoàng Liên
Sơn, Vĩnh Phú, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nam Ninh vào đến tận phía Tây Thanh
Hóa và Nghệ An. Căn cứ vào nhiều ngành khoa học, người Mường và người
Kinh vốn là anh em cùng một ông tổ trực tiếp, là người Lạc Việt thời Hùng
Vương. Đồng bào Mường có cuộc sống của một cư dân nông nghiệp vùng
bán sơn địa. Đó là cuộc sống ổn định, quy củ, không được thiên nhiên ưu đãi
như vùng đồng bào Thái nhưng cũng không quá gay go như vùng đồng bào
Kinh “đất chật người đông”. Đồng bào Mường có lối sống giản dị, thiết thực,
ưa thích những biểu hiện rõ ràng, chất phác. Những nét đặc trưng ấy được t
hể
hiện ngay trong phong cách âm nhạc Mường, được GS. Tô Ngọc Thanh nhận
xét: “Giản dị mà không đơn sơ, thiết thực nhưng không thực dụng, rõ ràng
khúc chiết nhưng không thô thiển, chất phác mà không nông cạn”[
83].
Nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào các tài liệu khoa học khác nhau đã đi
đến nhận định: Người Việt và người Mường vốn có chung một nguồn gốc. Về
nhân chủng, hai nhóm Việt - Mường cùng chung những đặc điểm nhân chủng
trong nhóm Nam Á thuộc tiểu chủng Môngôlôit Phương Nam. Tuy vấn đề về
nguồn gốc người Việt - Mường hiện nay còn tiếp tục nghiên cứu, song hầu
hết các nhà khoa học đều cho rằng: Họ là những cư dân bản địa, tổ tiên n
gười
Việt Mường là người Lạc Việt, chủ nhân của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Do
đó có cơ sở để cho rằng vào thời các vua Hùng hoặc vào thời đại đồng thau,
và cả giai đoạn tiếp theo, Việt - Mường còn là một khối thống nhất.
Căn cứ theo các tài liệu ngôn ngữ, lịch sử thì từ thế kỷ VIII trở về trước
hai dân tộc Việt - Mường có một tiếng nói chung. Vào đầu thế kỷ X, khi kinh
đô chuyển từ trung tâm Mường là Hoa Lư về Thăng Long (năm 1010) thì lúc
ấy tiếng Việt mới tách khỏi tiếng Mường thành hai ngôn ngữ riêng. Trước đó,
người Việt và người Mường có ngôn ngữ chung với hai phương ngữ: phương
ngữ Kinh ở đồng bằng sông Hồng và phương ngữ Mường ở vùng gần chân
núi phía Tây - Tây Bắc sông Hồng.
Người Mường tự gọi tộc danh của mình là Mol, Mon, Moan, Mual (nghĩa
là người). Còn tên tộc danh Mường là về sau này, khi đồng bào canh tác
ruộng lúa nước, mỗi đơn vị cư trú là
m hệ thống mương dẫn nước tưới tiêu. Từ
hệ thống mương dẫn nước dần dần thành đơn vị hành chính cư trú. Mường trở
thành tộc danh của một dân tộc ít người ở Việt Nam.
Người Việt - người Mường vốn cùng chung một goc, gọi chung là nhóm
Việt - Mường, chỉ mới tách ra thành hai tộc người khác nhau từ những t
hế kỷ
đầu công nguyên. Trong khi bộ phận người Việt xuống vùng đồng bằng và
ven biển thì bộ phận người Mường ở lại các vùng thung lũng và chân các dãy
núi Tây Nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ vừa làm ruộng nước vừa làm ruộng
nương. Theo số liệu điều tra dân số công bố năm 2001 của Tổng cục Thống
kê thì dân tộc Mường có 1.137.515 người cư trú ở các tỉnh Hòa Bình, Phú
Thọ, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Ninh Bình. Nhưng tập trung
đông nhất ở tỉnh Hòa Bình, nơi có bốn vựa thóc lớn, bốn vùng tiêu biểu về
lịch sử, văn hóa, xã hội của n
gười Mường được ghi trong câu tục ngữ cổ:
“Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”
(1)
1.1.2. Về kinh tế - xã hội - văn hóa.
1.1.2.1. Kinh tế
Người Mường làm ruộng từ lâu đời và sống định canh định cư. Nghề
nông chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và lúa là cây lương thực chủ
yếu.
Người Mường trồng lúa khá nhiều trên ruộng bậc thang.Trong công việc
đồng áng, có thể nói người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lơi nhỏ.
Đồng bào làm mương, phai để lấy nước. Nhiều nơi thuộc tỉnh Vĩnh Phú, Hà
Sơn Bình còn dùng xe cọn để đưa nước vào ruộng. Cọn có thể đưa nước lên
cao năm, sáu mét. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi rất đơn giản nhưng có hiệu
quả cho trồng trọt. J. Cuisinier nhận xét: “Các phương pháp dẫn nước tưới
ruộng Mường nếu như không phải là những phương pháp cải tiến, thì
cũng
đáp ứng đòi hỏi của ngành trồng trọt” [5, tr. 172]
.
----------------------
(1) Đó là mường Bi, mường Vang, mường Thàng, mường Động:
bốn vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hòa Bình.
Người Mường chăn nuôi trâu bò chủ yếu lấy sức kéo trong nông nghiệp,
trong nghề rừng và để lấy phân bón ruộng. Trâu được nuôi nhiều hơn bò và
được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong cưới xin để trao đổi hay bán cho
miền xuôi. Săn bắn là một hoạt động trong đời sống của người Mường. Săn
bắn kết hợp với sản xuất để chống thú rừng, bảo vệ mùa màng. Săn bắn không
những là một nguồn lợi cung cấp thức ăn m
à còn là một thú vui. Đánh cá là
một nghề phụ trong gia đình và tương đối phát triển ở những khu vực ven các
con sông và suối lớn. Các công cụ đánh cá khá đa dạng: chài, lưới, vó, đơm,
đó, đăng… J. Cuisinier nhận xét về nghề đánh cá và săn bắn: “Nghề đánh cá,
tuy không có giá trị to lớn đối với người Mường, song lại đem đến cho họ
nguồn lợi thu hoạch ổn định hơn nghề đi săn” [5, tr. 176
]
Người Mường hái lượm theo mùa. Mỗi mùa có những loại rau khác nhau.
Theo thống kê, về mùa xuân thường có trên 60 loại rau, mùa hè trên 40 loại,
mùa thu trên 20 loại và mùa đông khoảng 10 loại. Họ nắm vững chu kỳ sinh
trưởng và phát triển của từng loại cây trong rừng:
“Tháng sáu gặp nhau ở hố củ mài”
“Tháng chín dâu da đều chín”
Nghề thủ công trồng bông, kéo sợi, nhuộm sợi, dệt vải đặc biệt phát triển
ở người Mường. Các mặt hàng thổ cẩm, mặt gối, mặt chăn, cạp váy của người
Mường rất nổi tiếng.
Đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Mường: Trong lĩnh vực
nông nghiệp, cây lúa giữ vai trò chủ đạo, chăn nuôi
là nghề phụ nhưng có mối
quan hệ khăng khít với trồng trọt, quy mô chăn nuôi tùy thuộc vào hoàn cảnh
của từng gia đình. Hoạt động thủ công nghiệp đóng khung trong phạm vi gia
đình. Hái lượm v
à đánh cá vẫn đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế,
trong khi đó vai trò săn bắt giảm đi nhiều. Toàn bộ đời sống kinh tế của người
Mường đến nay chủ yếu vẫn dựa vào thiên nhiên, mang tính tự cung tự cấp.
1.1.2.2. Về xã hội
a. Thiết chế xóm, mường:
Trước cách mạng tháng Tám 1945, xã hội người Mường nằm trong
khuôn khổ một xã hội có đẳng cấp. Quý tộc gọi là lang, bình dân gọi là dân.
Thiết chế xã hội trong xã hội cổ truyền của người Mường là xóm và mường.
Ở đó hình thành bộ máy quản lý, điều hành theo luật tục, mọi thành viên trong
cộng đồng xóm, mường phải tuân thủ tuyệt đối. Sự phân tầng xã hội Mường
cũ của Nguyễn Duy Thiệu được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Sự phân tầng xã hội trong thể chế xã hội Mường [88
].
Quý tộc: Lang
cun, Lang đạo
Bình dân: “Jân”
(những người
được nhận ruộng
công)
Tầng lớp gia nô:
“Mọi Bi”
Tầng lớp bán tự
do: “Tứa rọong”
(chỉ canh tác
nương rẫy)
Nơi cư trú của người Mường được gọi bằng Quêl hoặc xóm, có nghĩa là
làng. Làng là cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền mà
tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó quyền thế tập thuộc về con
trưởng. Khu vực đất đai thiên nhiên được xác lập bền vững được các thành
viên của làng biết rõ và các thành viên của làng khác tôn trọng.
Trong chế độ lang đạo, tính chất đẳng cấp được bộc lộ rõ rệt. Ở Hòa
Bình, các dòng họ nắm
quyền thống trị lâu đời là Đinh, Quách, Bạch, Hoàng,
Hà, Xa… Trong đó, Đinh và Quách là những họ có thế lực mạnh nhất. Lang
đạo theo chế độ thế tập. Lang cun là con trưởng của chi trưởng, trên danh
nghĩa đứng đầu mường, cai quản xóm chiềng là xóm lớn nhất, ruộng đất
nhiều. Còn con thứ hoặc con trưởng ngành thứ, cai quản các xóm nhỏ gọi là
lang xóm
hoặc lang đạo. Để duy trì quyền lợi, “nhà lang” đề ra các quy định
và quản lý dân theo các quy định đó. Lang là người đứng đầu về mặt tôn giáo,
dân mường coi lang là người đại diện tiếp xúc với thần thánh. Vì thế, trong
nhiều nghi lễ của mường, làng nhất thiết phải có mặt nhà lang.
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954), chế độ nhà lang không
còn nữa. Người nông dân có ruộng đất, tự do làm ăn, sinh sống và bình đẳng
về mọi mặt. Tổ chức xã hội theo cơ cấu làng, xã, huyện, tỉnh. Xã hội được
quản lý bởi hệ thống hành chính thống nhất trong cả nước.
b. Hôn nhân gia đình:
Gia đình người Mường là gia đình phụ quyền, tính chất gia trưởng được
thể hiện rõ: người đàn ông là chủ gia đình, có vai trò quan trọng trong nhiều
mặt của đời sống, có quyền hành, quyết định mọi việc: làm ăn, cưới xin, tang
ma…
và thực hiện các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng. Họ còn là người thay
mặt gia đình quan hệ với làng xóm, họ hàng, với các tổ chức xã hội, chính
quyền địa phương. Mọi tài sản trong nhà đều do người chủ gia đình nắm giữ.
Những tài sản đó chỉ có con trai mới được quyền thừa kế. Địa vị người phụ
nữ thấp kém
, họ không được tham gia vào những cuộc họp của làng xóm,
không được hưởng quyền thừa kế. Người phụ nữ khi lấy chồng là bắt đầu
cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. Họ không có quyền bình đẳng với
nam
giới trong các lĩnh vực. Quan niệm truyền thống của người Mường cũng
như của người Việt, xem trọng con trai “Một trai là có, mười gái là không”.
Hôn nhân của người Mường là hình thái hôn nhân một vợ một chồng và
cư trú bên nhà chồng. Do tính chất phụ quyền của gia đình kiểu gia trưởng
nên hôn nhân của con cái chủ yếu do cha mẹ quyết định. Người Mường còn
tồn tại chế độ đa thê nhưng chỉ có trong tầng lớp lang đạo và những người
giàu có.
Phần lớn người Mường kết hôn với người đồng tộc. Gần đây số lượng
phụ nữ Việt lấy chồng Mường, đàn ông Việt lấy vợ Mường khá đông. Trước
cách mạng tháng Tám
1945, theo khảo sát của Mạc Đường tại ba xã Khánh
Thượng, Minh Quang, Ba Trại huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây: 68 cặp chồng
Mường vợ Việt, 63 cặp chồng Việt vợ Mường.
1.1.2.3. Văn hóa
Franz Boas, nhà nhân chủng học người Mỹ đã từng khẳng định: “Mỗi
nền văn hóa là một tồn tại độc đáo, hơn thế là một của báu độc đáo; sự biến
mất của bất cứ nền văn hóa nào cũng làm cho chúng ta nghèo đi”
[107, tr. 12]. Di sản văn hóa dân tộc là cơ sở để dân tộc hòa nhập với tiến
trình giao lưu quốc tế về mọi mặt nhưng không tự tha hóa m
ình mà còn làm
phong phú, sâu sắc cho chính mình trong sự đối thoại với những nền văn hóa
khác, góp phần làm phong phú cho kho tàng di sản chung của nhân loại.
Thành tựu nghiên cứu khảo cổ học đã cung cấp những cơ sở khoa học,
giúp ta hiểu biết con đường phát triển của người tiền sử. Đó là văn hóa
Hòa
Bình, giai đoạn sớm của thời đại mới cách chúng ta ngày nay chừng 30.000
năm - 5000 năm. Di tích văn hóa Hòa Bình phát hiện được nhiều ở vùng chân
núi rộng lớn Việt Nam, tập trung hai tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình. Thanh Hóa
có 32 địa điểm, Hòa Bình có 72 địa điểm và rải rác trên địa phận tỉnh Ninh
Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La.
Ý thức cộng đồng trong dân tộc Mường hình thành rất sớm, ý thức ấy là
linh hồn của chủ thể sáng tạo xây dựng xã hội. Nó
định vị các mối quan hệ
giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, con người với thần
linh.
a.
Văn hóa ứng xử giữa con người với thiên nhiên:
Đó là việc bảo vệ chăm sóc kho nguyên liệu ăn uống mà thiên nhiên ban
tặng đã trở thành ý thức của cả cộng đồng. Người Mường muốn ăn măng nứa,
măng giang, măng luồng nhưng rừng chưa mở cửa thì dù măng có mọc ngang
sau nhà, họ cũng không bao giờ hái.
Sông và suối là nguồn nước sinh hoạt: nước tưới cho lúa, cho màu, nước
ăn uống, nước tắm giặt nên các dòng nước được mọi người tự nguyện giữ gìn.
Người Mường tâm niệm rằng: Nước là thứ nuôi sống con người, ai làm bẩn
nguồn nước là có tội. Người Mường rất có ý thức trong việc giữ gìn nguồn tài
nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho họ. Vì đó là nguồn sống của họ,
nền kinh tế của họ chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
b. Văn hóa ứng xử giữa người với người, người với thần linh:
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Mường cho phép trai gái giao lưu
tình cảm, bày tỏ lời thương tiếng nhớ với nhau. Chợ là nơi trao đổi hàng hóa
vừa là nơi giao lưu tình cảm. Trai gái đi chơi chợ gặp nhau trò chuyện, mời
nhau về nhà ăn cơm, uống rượu, đến cuối ngày mới về nhà. Trai gái Mường
quan niệm:
“Thương nhau nằm gốc cà cũng ấm, nằm đống đá cũng êm.
Không
thương thì chín lần đệm, mười hai lần chăn nửa đêm nằm vẫn
còn kêu lạnh”.
Nguyên tắc và nghệ thuật ứng xử của người Mường thể hiện rõ nhất khi
có khách đến nhà. Bất luận khách quen hay lạ, người Mường tiếp khách rất
chu đáo. Hễ thấy khách đến chân cầu thang nhà thì cả nhà đều đon đả ra chào.
Trước là uống nước, sau đó chủ nhà m
ang rượu ra mời khách. Trước tiên là
phải hỏi han sức khỏe của bố mẹ, con cái khách. Sau đó nhất thiết phải dùng
cơm, tục ngữ Mường có câu: “Trâu ra đồng ăn cỏ, người đến nhà ăn cơm”.
Trước bữa ăn, uống rượu cần súc miệng, trong bữa ăn uống rượu mộng (loại
rượu ủ me
n từ nếp cái không qua chưng cất). Chủ khách nói chuyện vui vẻ
bên mâm cơm nhưng chủ nhà bao giờ cũng khiêm tốn nói: “Chỉ có tí cơm đãi
khách, chút rượu nhạt mời khách”.