Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ xuân tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 80 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÃNH THỊ MAI


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂ
N
CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG VỤ XUÂN
TẠI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP





THÁI NGUYÊN - 2007
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày… tháng….năm 2007
Người viết cam đoan


Lãnh Th
ị Mai


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Khoa sau đại học, Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Lạc, các Thầy giáo,
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới :
1. PGS. TS. Luân Thị Đẹp Trưởng khoa Nông học Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên. Cô đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi s
ự giúp đỡ
tận tình và sâu sắc trong quá trình hoàn thành luận văn này.
2. Ban giám hiệu nhà trường và khoa sau Đại học Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
3. Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Lạc.
Tôi xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương xã Thượng Hà
huyện Bảo Lạc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm và xây

dựng mô hình sản xuất tại địa phương.

Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2007
Tác giả


Lãnh Thị Mai

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Yêu cầu 2
CHƯƠNG 1: 3TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 3
1.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.1. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới 4
1.2.1.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 4
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới 9
1.2.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam 18
1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 18
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam 21
1.2.3. Tình sản xuất đậu tương tại Cao Bằng 30
CHƯƠNG 2:
32
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu 32
2.1.1. Vật liệu thí nghiệm 32
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32
2.2. Nội dung nghiên cứu 33
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 33
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 33
2.3.2. Quy trình kỹ thuật 34
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 34

1

2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển 34
2.3.3.2. Đặc điểm thực vật học 35
2.3.3.3. Đánh giá khả năng chống chịu của các dòng, giống đậu tương 35
2.3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 36
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu: 37
2.4. Xây dựng mô hình 37
2.5. Tổ chức đánh giá lựa chọn dòng, giống 38
CHƯƠNG 3: 39KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2006 và 2007 của huyện Bảo Lạc 39
3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống đậu
tương thí nghiệm
41
3.2.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống
đậu tương
42
3.2.2.Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng giống đậu tương 46
3.3. Một số đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tương
tham gia thí nghiệm.
48

3.4. Khả năng chống chịu của các dòng, giống đậu tương 50
3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống đậu
tương thí nghiệm
53
3.6. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn 57
3.6.1.Địa điểm và biện pháp kỹ thuật 57
3.6.2.Kết quả xây dựng mô hình 58
3.6.3. Đánh giá của người dân đối với các dòng đậu tương tham gia
mô hình trình diễn vụ xuân năm 2007
59
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 61
1. Kết luận 61
2. Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang
1.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới (2002 - 2006) 5
1.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ (2002 - 2006) 6
1.3 Tình hình sản xuất đậu tương ở Brazil (2002 và 2006). 6
1.4 Tình hình sản xuất đậu tương ở Trung Quốc (2002 và 2006) 8
1.5 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam (2002 và 2006) 20
1.6 Tình hình sản xuất đậu tương ở Cao Bằng (2002 và 2006) 30
3.1 Tình hình thời tiết khí hậu huyện Bảo lạc vụ xuân 2006 và 2007 40
3.2 Các giai đo
ạn sinh trưởng của các dòng, giống đậu tương thí
nghiệm vụ xuân (2006 và 2007)

42

3.3 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng, giống tham gia thí
nghiệm

46
3.4 Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tương thí nghiệm 49
3.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của các dòng,
giống đậu tương tham gia thí nghiệm

51
3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất, n
ăng suất lý thuyết các dòng,
giống đậu tương tham gia thí nghiệm

53
3.7 Năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tương tham gia thí
nghiệm vụ xuân 2006 và 2007

55
3.8 Kết quả trình diễn mô hình dòng, giống đậu tương mới vụ xuân
năm 2007

58
3.9 Kết quả cho điểm về chọn dòng phục vụ sản xuất 59

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT Nội dung Trang
2.1 Bố trí thí nghiệm 33
3.1 So sánh năng suất của 14 dòng, giống đậu tương thí nghiệm
trong 2 vụ


56


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine max. (L) Merrill.) là cây công nghiệp ngắn
ngày được trồng ở nhiều nước trên thế giới nhờ giá trị nhiều mặt của nó mà
được xem như “Vàng mọc từ đất”, “Cây đỗ thần”, "cây thay thịt".
Giá trị kinh tế chủ yếu của cây đậu tương được quyết định bởi các thành
phần chứa trong hạt đậu tương, gồm có protein 38 - 42%, lipit 18 - 22%,
hydratcacbon 30 - 40%, chất khoáng 4 - 5% (Nguyễ
n Văn Hiển, 2000) [12]
Vì thế, đậu tương đứng hàng đầu trong 4 loại cây trồng (lúa mì, lúa nước,
ngô, đậu tương) về cung cấp lượng đạm. Protein đậu tương có giá trị cao
không những về hàm lượng lớn mà còn có đầy đủ và cân đối các loại axit
amin cần thiết đối với sự tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể. Một số
nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra trong chế phẩ
m đậu tương có nhiều chất
hạn chế gây bướu cổ, ức chế được bệnh ung thư và chất Phaftoestrogen có thể
hạ thấp được mức cholesterol ở tỷ lệ 10% (Bùi Tường Hạnh, 1995) [11].
Đậu tương là loại hạt duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng
thời cả protein và lipit; protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong các
protein của thực vật. Hạt đậu t
ương làm thực phẩm cho người, làm thức ăn
cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị trên thế giới (Cù Xuân Dư, 1989) [5].
Đặc biệt, đậu tương còn là cây trồng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất
nhờ khả năng cố định nitơ của khí quyển thông qua bộ rễ cộng sinh với vi khuẩn

nốt sần Rhizobium japonicum và để lại trong đất 60 - 80 kg N/ha/vụ chư
a kể chất
hữu cơ có trong thân lá (Lê Độ Hoàng và cộng sự, 1997) [20].
Đậu tương còn là cây trồng luân canh, xen canh, gối vụ rất quan trọng
trong cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, cải tạo đất và nâng hệ số
sử dụng bền vững tài nguyên đất đai.


2
Do lợi ích của cây đậu tương đem lại rất đa dạng và với điều kiện nhiệt
đới ẩm của nước ta rất thích hợp cho cây đậu tương phát triển. Cho nên, đậu
tương xứng đáng là cây trồng hiện đại có nhiều triển vọng. Tuy nhiên hiện nay
diện tích, năng suất đậu tương ở nước ta còn thấp, bình quân năm 2005 mới đạt
12,243 tạ/ha trong khi năng su
ất trung bình thế giới đã đạt 22,928 tạ/ha.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm đậu tương của
cả nước, chúng ta cần quan tâm phát triển đậu tương theo 2 hướng là tăng
năng suất và tăng diện tích, trong đó năng suất là yếu tố quan trọng. Do đó
việc đưa giống mới vào sản xuất, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật
thâm canh tăng năng suất, đặc biệt là công tác chọn tạo giống mới năng suất
cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương là rất quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
"Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ
xuân tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng".
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định được những dòng đậu tương có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, năng suất cao, phù hợp với vụ xuân ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
để chọn dòng tốt cho địa phương và bổ xung cho bộ giống của tỉnh.
2.2. Yêu cầu

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và khả năng chố
ng chịu các
dòng đậu tương thí nghiệm.
- Xác định được dòng đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái của
huyện Bảo Lạc.
- Xây dựng mô hình trình diễn đối với dòng đậu tương có triển vọng
trong vụ xuân năm 2007.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bước vào thế kỷ 21, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho nông nghiệp nước ta là
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cây trồng. Để đáp ứng yêu cầu
này thì việc áp dụng một cách khoa học các yếu tố giống, phân bón, kỹ thuật
chăm sóc ngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt đố
i với lĩnh vực giống, yêu cầu
giống phải có nhiều đặc tính ưu việt, vì giống là yếu tố sinh học có tính quyết
định trong tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung, do nhu cầu sử dụng
bộ giống với mục tiêu khác nhau nên định hướng chọn tạo giống cũng luôn
thay đổi để phù hợp với sản xuất. Riêng đối v
ới cây đậu tương, chọn tạo
giống tập trung vào các mục tiêu: giống có năng suất cao phù hợp với điều
kiện sinh thái của từng vùng; giống có chất lượng hạt tốt phục vụ xuất khẩu;
giống có hàm lượng dầu cao phục vụ chương trình sản xuất dầu thực vật. Việt
Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới phù hợp với sinh trưởng phát triển của
cây

đậu tương và cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của
các loại sâu bệnh hại. Do vậy đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu chọn tạo
các giống đậu tương năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều
kiện của vùng.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Đậu tương không những là nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng
chất cho ngườ
i, thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp mà còn là mặt
hàng xuất khẩu có giá trị trên thế giới (Cù Xuân Dư, 1989) [5]. Trên cơ sở
những hiểu biết về tầm quan trọng ngày càng cao về cây đậu tương thì việc


4
mở rộng diện tích và tăng năng suất đậu tương để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
và cải thiện khẩu phần ăn của con người, làm thức ăn gia súc, gia cầm và để
xuất khẩu là việc làm cần thiết ở nước ta.
Mặt khác ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói
riêng, diện tích đất bỏ hoá còn nhiều, chủ yếu ở những cánh đồng không chủ

động nước, chưa có các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do
vậy việc đưa cây trồng cạn nói chung và cây đậu tương nói riêng vào sản xuất ở
các vùng này là rất cần thiết nhằm tăng vụ và tận dụng diện tích đất bỏ hoá, góp
phần cải tạo đất, chống xói mòn nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.
1.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương trên th
ế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
1.2.1.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương giữ vai trò quan trọng trong các cây lấy dầu của thế giới,
tiếp sau là lạc, hướng dương. Từ năm 1970 sản xuất đậu tương trên thế giới
tăng ít nhất 2 lần so với bất cứ cây lấy dầu nào khác, bởi b

ằng các nghiên cứu
người ta đã xác định được vai trò to lớn của cây đậu tương trên nhiều lĩnh vực
(Nông nghiệp, công nghiệp, y tế). Mặt khác trong các loại cây họ đậu đang
trồng hiện nay thì đậu tương có năng suất, sản lượng lớn nhất. Chính vì vậy,
đậu tương luôn được các nước trên thế giới quan tâm phát triển toàn diện cả
về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong toàn bộ sả
n lượng cây lấy dầu của
thế giới, sản lượng cây đậu tương tăng từ 32% năm (1965) tới 50% trong
những năm 1980. Ngược lại sản lượng của lạc lại giảm từ 18% xuống còn
11% trong cùng thời kỳ (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [4].
Cây đậu tương có nguồn gốc từ Mãn Châu, Trung Quốc, đầu tiên được
đưa sang trồng tại Triều Tiên, Nhật Bản sau đó được đưa sang trồng ở Mỹ
(Năm 1954). Do tính thích nghi cao với điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai,
hiện nay cây đậu tương đã được trồng ở khoảng 100 nước trên thế giới của
các châu lục.


5
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
(2002 - 2005)
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2002 78.852.995 22,943 180.909.511
2003 83.460.899 22,671 189.213.383
2004 91.610.834 22,531 206.409.525
2005 91.386.621 22,928 209.531.558
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database, 2006) [48].
Qua số liệu ở bảng 1.1 cho thấy: diện tích trồng đậu tương trên thế giới
liên tục tăng trong những năm qua đạt cao nhất vào năm 2005 với diện tích
91.386.621 ha tăng hơn 1,16 lần. Năng suất có chiều hướng giảm xuống nhưng
không đáng kể luôn đạt trên 22 tạ/ha. Chính vì vậy sản lượng đậu tương trong 4

năm gần đây liên tục tăng, n
ăm 2005 sản lượng đạt 209.531.558 tấn gấp 1,15
lần so với năm 2002.
Hiện nay, 4 nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới là Mỹ, Brazil,
Ahentina, Trung Quốc, các nước này chiếm khoảng 90 - 95% tổng sản lượng
đậu tương của thế giới. Trong đó Mỹ là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu
lớn nhất thế giới, mặc dù cây đậu tương ở Mỹ
chỉ mới được chính phủ Mỹ
quan tâm đúng mức từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Năm 2005 diện tích
trồng đậu tương ở Mỹ là 28.842.260 ha với sản lượng là 82.820.048 tấn chiếm
39,53% sản lượng đậu tương của toàn thế giới. Dự tính sản lượng đậu tương
của Mỹ năm 2006 sẽ đạt 83,99 triệu tấn xuất khẩu 24,49 triệu tấn (Agro Viet.
Gov. vn, 2006) [1].


6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ (2002- 2005)
Năm Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2002 29.314.530 25,525 74 .824.768
2003 29.330.310 22,768 66.777.820
2004 29.943.010 28,635 85.740.952
2005 28.842.260 28,715 82.820.048
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database, 2006) [48].
Số liệu bảng 1.2 cho thấy 4 năm gần đây diện tích trồng đậu tương ở
Mỹ biến động từ 28.842.260 ha (2005) đến 29.943.010 (năm2004). Năng suất
có sự chuyển biến khá, tăng từ 25,525 tạ/ha (năm 2002) lên 28,715 tạ/ha (năm
2005). Có được như vậy là do trong sản xuất Mỹ đã áp dụng đồng bộ các biện

pháp kỹ thuật đồng thời c
ả công tác giống mà đặc biệt là các giống ứng dụng
công nghệ cấy chuyển gen, chính vì vậy đậu tương ở nước này luôn đạt năng
suất cao và phát triển ổn định qua các năm.
Tiếp sau Mỹ phải kể đến Brazil. Từ giữa năm 1960, cây đậu tương mới
trở thành cây trồng quan trọng. Hiện nay diện tích trồng đậu tương của Brazil
chiếm 18,5% diện tích đậu tương của thế gi
ới và sản lượng chiếm 20,12%.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Brazil (2002-2005)
Năm Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2002 16.345.200 25,712 42.026.500
2003 18.436.500 27,595 51.547,300
2004 21.519.700 23,138 49.793.000
2005 22.895.300 21,923 50.195.000
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database, 2006) [48]


7
Qua số liệu bảng 1.3 cho thấy: diện tích trồng đậu tương của Brazil
tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 diện tích trồng đậu tương là 22.895.300
ha tăng1,4 lần so với năm 2002 là 16.345.200 ha. Về năng suất không ổn
định, năm 2003 năng suất bình quân đạt cao nhất (27,959 tạ/ha), nhưng lại có
xu hướng giảm trong 2 năm tiếp theo chỉ đạt 21,923 tạ/ha (năm 2005).
Nguyên nhân chính là do sự gia tăng quá nhanh về diện tích, đầu tư
chăm sóc
không tập trung. Tuy năng suất không tăng nhưng do diện tích tăng nên sản
lượng đậu tương của Brazil tăng qua các năm. Năm 2005 đạt 50.195.000 tấn

tăng hơn 1,9 lần so với năm 2002 chỉ đạt 42.026.500 tấn. Xuất khẩu đậu
tương của Brazil tăng nhanh từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2005 đã đạt 2,3
triệu tấn (so với năm 2004). Dự tính năm 2006 sẽ xuất khẩu 25,5 triệu tấ
n
(Xuân Việt, 2006) [41]. Hiện nay Brazil đang tiếp tục đẩy mạnh công tác
giống, sử dụng giống mới như giống chống chịu sâu bệnh, giống chuyển
gen áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng
cao sản lượng đậu tương hàng năm.
Tiếp đến là Ahentina và Trung Quốc, trước đây Trung Quốc đước xếp
ở vị trí thứ 3 sau Mỹ và Brazil về sản xuấ
t và cũng là nước trồng đậu tương từ
rất lâu. Nhưng từ những năm 1999 trở về, Ahentina đã vượt Trung Quốc cả về
diện tích, năng suất và sản lượng. Mặc dù Trung Quốc là nước đứng hàng thứ
4, song hiện nay Trung quốc vẫn là nước đứng đầu châu Á về diện tích,
năng suất và sản lượng đậu tương. Do dân số đông cùng với nhu cầu tiêu
dùng trong nước tă
ng nên Trung Quốc từ một nước xuất khẩu đã trở thành
nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới. Mỗi năm Trung Quốc cần 25 -
30 triệu tấn, trong khi đó sản xuất trong nước mới đạt 15 - 17 triệu tấn (Lê
Hưng Quốc, 2006) [27].


8
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở Trung Quốc (2002 - 2005)
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng

(tấn)
2002 9.420.200 17,941 16.900.780
2003 9.132.655 16,529 15.393.341
2004 9.700.135 18,144 17.600.280
2005 9.500.135 17,790 16.900.300
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database, 2006) [48]
Qua bảng 1.4 cho thấy: diện tích, năng suất sản lượng đậu tương của
Trung Quốc trong 4 năm qua biến động không nhiều, tăng đều qua các năm.
Về diện tích đạt cao nhất năm 2005 là 9.500.135 ha. Năng suất biến động
không lớn, năm 2004 đạt cao nhất (18,144 tạ/ha), thấp nhất năm 2003 (16,529
tạ/ha) và sản lượng đạt 16.900.300 tấn chiếm 8,07% sản lượng đậu t
ương trên
thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng đậu tương nhưng
không phải nước nào cũng tự túc được nhu cầu đậu tương trong nước, phần
lớn các nước đều phải nhập khẩu đậu tương. Châu Á mới sản xuất ra 1/2 sản
lượng đậu tương cần dùng. Hàng năm, châu Á phải nhập khẩu 8 triệu tấn hạt
đậu tương, 1,5 triệu t
ấn dầu, 1,8 triệu tấn sữa đậu nành. Trong những nước
nhập khẩu đậu tương ở châu Á, thì Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Triều
Tiên, Indonesia, Malaysia, và Philippin là những nước nhập khẩu nhiều nhất.
Một số nước Đông Âu như: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ có nhu cầu
nhập khẩu đậu tương rất lớn, mỗi khi cần điều chỉnh khả năng chế biến của
các nhà máy khi ngu
ồn nguyên liệu hướng dương, cải dầu gặp khó khăn.
Lượng đậu tương nhập tăng từ 120.000 tấn (năm 1965) tới trên 800.000 tấn
(năm 1981), Đông Âu chủ trương đẩy mạnh công nghiệp chế biến trong nước
(Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [4].



9
Trên thế giới Mỹ là quốc gia đứng đầu trong danh sách xuất khẩu; Thị
trường xuất khẩu đậu tương chủ yếu ở dạng nguyên hạt vì nhiều nước nhập
khẩu chế biến làm thức ăn cho người và chế biến hoặc ép dầu. Điều đó chứng
tỏ sản phẩm được chế biến từ đậu tương rất đa d
ạng và phong phú.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
* Nghiên cứu hệ số tương quan và biến dị di truyền của các tính trạng
số lượng ở đậu tương
Xác định mức độ biến dị và di truyền của các tính trạng số lượng là cơ
sở đầu tiên để đánh giá giá trị của nguồn gen và xây dựng chương trình chọn
giống thích hợp.
Nghiên c
ứu sự biến dị, di truyền ở cây đậu tương là xác định hệ số di
truyền của các tính trạng khác nhau, từ đó dự đoán được hiệu quả chọn lọc
các tính trạng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy ở một số tính
trạng chủ yếu như năng suất thì hiệu quả chọn lọc khó khăn hơn nhiều so với
chọn lọc về
các tính trạng khác, trong khi yêu cầu phải thử nghiệm nhiều lần
qua các năm và ở nhiều nơi với nhiều lần nhắc lại ở mỗi lần thử nghiệm riêng
biệt. Do vậy, các nhà chọn giống đậu tương thường dựa trên cơ sở kết quả
nghiên cứu mức độ tương quan của các tính trạng đó mà đề ra biện pháp chọn
lọc gián tiếp và hợp lý (Nguyễn T
ấn Hinh, 1992) [15]. Trong quá trình đánh
giá, bằng nhiều phương pháp xác định, nhiều đối tượng nghiên cứu cũng như
thực hiện ở nhiều điều kiện gieo trồng khác nhau, cho nên kết quả thu được
cũng không đồng nhất, cụ thể:
Johnson và Cộng sự (1955) [51] đã nghiên cứu 2 quần thể các dòng đậu
tương, được thực hiện nhiều nơi và nhiều năm. Tác giả cho rằng ở quần th
ể 1

phần lớn biến dị của năng suất hạt là do môi trường; ở quần thể 2 thấy rằng:
trong 3 môi trường nghiên cứu thì 2 môi trường có phương sai di truyền cao
hơn so với phương sai môi trường.


10
Prakash và Cộng sự (1966) [60] cho rằng: đối với cây đậu tương về
thời gian sinh trưởng và chiều dài quả có sự biến dị, di truyền rộng. Còn Miku
(1970) [69] đã xác định chiều cao cây có sự biến dị thấp.
Malhotra và Cộng sự (1972) [57] đã xác định được các tính trạng như: số
quả/cây và năng suất hạt có hệ số biến dị, di truyền cao nhất.
Theo Johnson và Cộng sự (1955) [51] khi áp dụng phươ
ng pháp phân
tích phương sai: với nhiều môi trường nghiên cứu trong 2 năm, các số liệu thu
được cho thấy đã xác định được hệ số di truyền cao đối với một số tính trạng
ở đậu tương như: thời gian ra hoa, chiều cao cây và số đốt/cây.
Bhatt và Cộng sự (1968) [43] đã xác định P.1000 hạt có hệ số di truyền
cao và độ dài quả có hệ số di truyền thấp.
Malhotra (1973) [56] cho thấy số hạt/quả có hệ
số di truyền cao và số
cành cấp 1 có hệ số di truyền thấp.
Độ cao đóng quả có hệ số di truyền thấp, theo Martin và Wilcox (1973)
[58] khi so sánh các thế hệ khác nhau cho rằng, ở thế hệ F
2
hệ số di truyền của
độ cao đóng quả cao hơn hệ số di truyền của năng suất hạt và kích thước hạt,
ở thế hệ F
3
cao hơn so với ở thế hệ F
2

.
Về số quả/cây và số hạt/quả theo Lal và Mehta (1973) [53] cho rằng
đây là những tính trạng có hệ số di truyền ở mức độ trung bình.
Còn theo Paz (1974) [59] năng suất hạt có hệ số di truyền thấp nhất và
kích thước hạt có hệ số di truyền cao nhất. Dencescu (1983) [47] lại cho rằng
cả 2 tính trạng năng suất và kích cỡ hạt đều có hệ số di truyền thấp nhất.
Khi nghiên cứu về một số
tính trạng như chiều cao cây, số hạt/quả và
thời gian sinh trưởng, Alam (1983) [42] cho thấy cả 3 yếu tố trên đều có hệ số
di truyền cao. Nhiều nghiên cứu tiếp theo, cũng có kết luận tương tự cho từng
yếu tố: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây.


11
Surlan (1987) [63] khi nghiên cứu 12 giống đậu tương đã cho rằng số
đốt/thân có hệ số di truyền cao nhất.
Khi nghiên cứu hệ số tương quan giữa các tính trạng của cây đậu tương
(Rubaihayo, 1973) [61] đã chỉ ra rằng: mối tương quan phụ thuộc vào địa
điểm nơi trồng, các dòng giống, nguồn gốc của chúng, các thế hệ nghiên cứu
và còn phụ thuộc vào kỹ thuật trồng: mật độ và phân bón
Khi nghiên cứu ở thế hệ F2 trên 3 quần thể về hệ số tương quan di
truyền kiểu hình của sự kết hợp 7 tính trạng cho rằng: năng suất hạt có mối
tương quan thuận với ngày chín, chiều cao cây và khối lượng hạt (Weber và
Moorthy,1952) [64].
Kết quả nghiên cứu khác (Burnside và colville ,1964) [44], lại cho thấy: năng
suất hạt có tương quan thuận chặt với số lá, diện tích lá, số đốt và số quả
/cây.
Gautam và Singh (1977) [49] cũng có kết luận tương tự về mối quan hệ
thuận chắc chắn giữa năng suất hạt với số quả/cây, chiều cao cây, thời gian ra
hoa và thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương.

Ngoài mối quan hệ tương quan thuận chặt giữa năng suất và số
quả/cây, số cành cấp 1. Malhotra và Cộng sự (1972) [57] còn xác định được
mối tương quan nghịch giữa năng su
ất và P.1000 hạt khi khảo sát ở tập đoàn
giống đậu tương địa phương.
Wilcox và Cộng sự (1974) [66] lại cho rằng: chỉ có số quả/cây tương
quan thuận với năng suất, mặc dù P.1000 hạt có tương quan dương nhưng lại
bị triệt tiêu bởi hiệu quả gián tiếp qua số quả/cây.
Chaudhary B. D. (1980) [46] cho rằng: năng suất đậu tương có quan hệ
thuận với số hạt/cây, s
ố quả/cây và số cành/cây.
Alam và Cộng sự (1983) [42] đánh giá ở 3 tổ hợp lai đậu tương về hệ
số tương quan kiểu hình và di truyền của 11 tính trạng cho thấy: năng suất hạt


12
có mối quan hệ thuận chặt với thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số
cành/cây, số quả/cây, số hạt/cây, số hạt/quả và hàm lượng dầu trong hạt.
Surlan (1987) [63] đã xác định số đốt/cây cũng có hệ số tương quan di
truyền thuận với năng suất (r = 0,36), chiều cao cây (r = 0,35), số cành (r = 0,43),
số quả/cây (r = 0,72), khối lượng 1000 hạt và hệ số kinh tế (r = 0,26).
Ngoài những nghiên cứu về hệ s
ố tương quan ở cây đậu tương, việc xác
định phần ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các tính trạng đến năng suất
hạt cũng được nhiều tác giả đề cập đến. Kết quả nghiên cứu của Gautam và
Singh (1977) [49] cho rằng: số quả/cây và P
.1000
hạt có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp lớn nhất đến năng suất hạt.
Tuy nhiên nghiên khi cứu về biến dị, di truyền và hệ số tương quan

giữa các tính trạng trên cây đậu tương, chỉ tiêu được các tác giả chú ý trước
tiên là năng suất hạt. Năng suất hạt có hệ số tương quan thuận chặt với một số
tính trạng: số quả/ cây, chiều cao cây, số
cành cấp I và thời gian sinh trưởng.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính ổn định về năng suất và các thành phần
khác với sự biểu hiện kiểu hình của cây đậu tương thì (Weber, 1962) [65] cho
rằng: sự thích ứng hạn chế về năng suất chủ yếu là do yêu cầu của quang chu
kỳ. Còn Leng (1968) [54] lại cho rằng: yếu tố cảm ôn là hạn chế về năng suất
của cây đậu tương.

Đã có nhiều thành công trong việc xác định các dòng, giống tốt, có tính
ổn định và khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau.
Sanbuihi và Gotoh (1969) [62] với 5 giống đậu tương thu được ở 7 địa điểm
trong thời gian 6 năm, cho thấy: các giống có tính thích ứng rộng về không
gian nhưng lại nhạy cảm về thời gian, một số giống được xác định là thích
ứng rộng đối với năm trồng nh
ưng lại thích ứng hẹp đối với địa điểm trồng.
Sự nhận biết được những thành phần có liên quan đến sự thích ứng hẹp
hoặc thích ứng rộng có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn lọc. Các giống


13
có khả năng thích ứng rộng thì phản ứng của kiểu gen yếu với sự thay đổi của
điều kiện môi trường sống, còn các giống có khả năng thích ứng hẹp thì kiểu
gen của chúng rất nhạy cảm với yếu tố môi trường.
Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về sự biến dị,
di truyền, mối quan hệ giữa các tính tr
ạng số lượng và chất lượng trên cây đậu
tương, các tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, quan điểm khác nhau. Tuy nhiên
đây cũng là cơ sở rất có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống đậu tương theo

hướng năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu.
* Một số phương pháp chọn tạo giống đậu tương có chất lượng hạt cao
và kết quả chọ
n tạo giống đậu tương trên thế giới
- Một số phương pháp chọn tạo giống đậu tương có chất lượng hạt cao:
Đậu tương vốn là cây trồng tự thụ phấn nên phương pháp tạo giống
và chọn lọc giống như những cây tự thụ khác, ngoài ra nó còn có những đặc
thù riêng. Song song với việc chọn lọc các giống theo phương pháp thông
thường thì công tác chọn lọc các giống theo chỉ số
cũng đã được áp dụng đối
với nhiều cây trồng khác nhau, trong đó có cây đậu tương. Kết quả thông
báo về nghiên cứu và áp dụng chỉ số chọn lọc ở đậu tương còn hạn chế và
chưa thống nhất.
Để tạo được giống đậu tương có chất lượng hạt cao người ta thường
dùng 2 phương pháp chính là đột biến và lai tạo hoặc dùng các tia phóng xạ
với liều l
ượng khác nhau, xử lí hạt rồi đem gieo. Quá trình gây đột biến
thường cho kết quả mong muốn nhanh, rút ngắn thời gian lai tạo. Nhưng tạo
giống bằng phương pháp gây đột biến thường tốn kém và các thế hệ sau biến
dị ngày càng lớn hơn, do đó chất lượng giống giảm dần.
Lai hữu tính để tạo giống có chất lượng cao người ta thường dùng
phương pháp lai trở lại. Con lai trở lại v
ới bố mẹ đã thích ứng để hoà nhập
các gen mong muốn từ gen nhập. Mức độ trở lại phụ thuộc vào độ khác biệt


14
giữa 2 bố mẹ. Phương pháp này cho ra giống ổn định, lâu bền nhưng đòi hỏi
mất nhiều thời gian lai tạo.
Phân tích ổn định kiểu hình dưa theo mẫu hình khác nhau có nhiều

công trình thông báo về việc xác định dòng giống đậu tương tốt, có tính ổn
định, khả năng thích ứng khác nhau đối với điều kiện môi trường khác nhau.
Lui X.H, (1990) [55] phân tích khả năng kết hợp và di truyền của
protein, d
ầu ở F2 của đậu tương tại Viện hàn lâm khoa học nông nghiệp Tilin
- Trung Quốc. Ông cho biết có 3 giống từ Trung Quốc và 5 giống từ Mỹ đã
được nghiên cứu sử dụng cho 11 đặc tính bao gồm: năng suất hạt và protein
tổng số/đơn vị diện tích và sản lượng dầu tổng số với các giống Trung Quốc
và trong 5 đặc tính cho các giống của Mỹ như: protein, axitoleic và axit
linolenic thì giá trị khả năng kế
t hợp chung và hệ số di truyền cho protein,
dầu, axit oleic và axit linolenic, protein tổng số và sản lượng dầu tổng số/đơn
vị diện tích là cao, chọn những điểm đó sẽ đạt được ở thế hệ F2.
Hartwig E.E và Kilen T.C, (1992) [50] nghiên cứu khả năng cho năng
suất của đậu tương với những cặp bố mẹ khác nhau về hàm lượng protein,
giống nhau về năng suất tại Mỹ. H
ọ cho rằng năng suất đậu tương thường
không kết hợp với protein thô. Mục đích của nghiên cứu là sự xác định sự kết
hợp sẽ xảy ra rất ít bằng sự tạp giao của những dòng có hàm lượng protein
cao và bình thường, còn năng suất hạt như nhau. Thế hệ F2 của 1000 cây đã
trưởng thành, cây được thu hoạch riêng và xác định hàm lượng dầu sử dụng
kỹ thuật cộng h
ưởng sức hút hạt nhân hai phần quần thể được phát triển: 1
phần gồm 8% hàm lượng dầu cao nhất và phần kia 8% hàm lượng dầu thấp
nhất. Với sự tương quan nghịch giữa protein thô và dầu, quần thể có hàm
lượng dầu thấp chắc chắn sẽ cung cấp những dòng tập trung protein thô cao.
Lấy 200 cây từ hai quần thể trên, tiếp tục làm như vậy với F6, F7 thu được 18
dòng có hàm lượng đạm cao nhất và 18 dòng này dùng
để đánh giá trong 5



15
môi trường cho năng suất hạt, protein và dầu. Hầu hết năng suất hạt trung
bình của những dòng có hàm lượng protein cao giảm 6% so với dòng có hàm
lượng dầu cao, mặc dù khi so sánh năng suất hạt của 2 dòng có hàm lượng
protein cao nhất với 2 dòng có hàm lượng dầu cao nhất trong cùng môi
trường, những dòng có hàm lượng protein cao cho tăng 1% năng suất hạt,
18% protein thô và giảm 20% dầu. Kết quả cho thấy tiềm năng cho năng suất của
nhữ
ng dòng, giống đậu tương có chứa hàm lượng protein và hàm lượng dầu cao
như nhau.
- Kết quả chọn tạo giống đậu tương:
Hiện nay, công tác nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới đã được
tiến hành với qui mô lớn. Nhiều tập đoàn giống đậu tương đã được các tổ
chức quốc tế khảo nghiệm ở rất nhiều vùng sinh thái khác nhau nhằm thực
hi
ện một số nội dung chính như: thử nghiệm tính thích nghi của giống ở từng
điều kiện, môi trường khác nhau tạo điều kiện so sánh giống địa phương với
giống nhập nội, đánh giá phản ứng của các giống trong những điều kiện môi
trường khác nhau. Đã có được nhiều thành công trong việc xác định các dòng,
giống tốt, có tính ổn định và khả năng thích ứng khác nhau với các
điều kiện
môi trường khác nhau.
Ở Mỹ nhờ các phương pháp chọn lọc và nhập nội, gây đột biến và lai
tạo, họ đã tạo ra những giống đậu tương mới. Những dòng nhập nội có năng
suất cao đều được sử dụng làm vật liệu trong các chương trình lai tạo và chọn
lọc. Giai đoạn 1928 - 1932, trung bình mỗi năm nước Mỹ nhập nội trên 1.190
dòng từ các nướ
c khác nhau. Hiện nay Mỹ đã đưa vào sản xuất trên 100 dòng,
giống đậu tương, đã lai tạo ra một số giống có khả năng chống chịu tốt với

bệnh Phyzoctonia và thích ứng rộng như: Amsoy71, Lec36, CLark63,
Herkey63. Hướng chủ yếu của công tác nghiên cứu chọn giống là sử dụng các
tổ hợp lai cũng như nhập nội, thuần hoá trở thành giống thích nghi với từng


16
vùng sinh thái, đặc biệt là nhập nội để bổ xung vào quĩ gen. Mục tiêu của
công tác chọn giống ở Mỹ là chọn ra những giống có khả năng thâm canh,
phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, hàm lượng Protein cao, dễ bảo quản và chế biến (Johnson H.W.and
Bernard R.L, 1967) [52].
Ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giố
ng địa phương và nhập nội tại
trường Đại học tổng hợp Pathaga từ những năm 1963. Năm 1967, thành lập
chương trình đậu tương toàn Ấn Độ với hai nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệm
giống mới và họ đã tạo ra được 1 số giống mới có triển vọng như: Bisasoil,
DS74-24-2, DS73-16. Tổ chức AICRPS (The All India coordinated Research
Project on soybean) và NRCS (National Research Center for soybean) đã tập
trung nghiên cứu về genotype và đã phát hiện ra 50 tính trạng phù h
ợp với khí
hậu nhiệt đới, đồng thời phát triển những giống chống chịu cao với bệnh
khảm vi rút (Brown D.M, 1960) [45].
Năm 1976 ở Brazin gần 1500 dòng đậu tương đã được trung tâm nghiên
cứu quốc gia chọn, tạo ra. Trong đó có 1 số giống có năng suất cao thích hợp
với vùng đất có vĩ độ thấp ở trung tâm Brazin như Numbaira, IAC - 8,
Cristalina. Năng suất cao nhất là giống Cristalina đạt 3,8 tấn/ha. Trong thời
gian tới, h
ướng nghiên cứu chủ yếu của nước này là chọn, tạo ra các giống đậu
tương có thời gian từ trồng đến ra hoa là 40 - 50 ngày, từ trồng đến chín là 107 -
120 ngày và cho năng suất cao, chất lượng hạt tốt và kháng bệnh như giống BR79 -

1098, BR - 10,
Australia, bằng phương pháp lai hữu tính các nhà chọn giống đậu
tương đã lai các giống đậu tương năng suất cao với các giống kháng bệnh Tai
nung và đã gắn được các gen kháng bệnh, t
ạo ra các giống đậu tương năng
suất cao.


17
Tại Tiệp Khắc bên cạnh giống nhập nội của Mỹ và các nước khác, họ
còn sử dụng biện pháp lai tạo gây đột biến kết quả tạo ra một số giống như:
Punsilea, Zaka, Nhigra
Với ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng người
ta đã tạo ra được các giống đậu tương vượt trội về năng suất (Vũ Minh Sơ
n,
2004) [35]. Hiện nay hầu hết các giống đậu tương ở Mỹ là cây biến đổi gen và
khoảng 1/3 sản lượng đậu tương ở Brazin cũng từ các giống đậu tương biến
đổi gen.
Giống đậu tương oleic axit là giống chuyển gen có hàm lượng axit oleic
tới 80%, đây là giống có triển vọng thoả mãn nhu cầu dầu ăn của con người.
Hiện nay các giống này đang được trồng ở Uc, Canada, Nhật Bả
n, Mỹ Ngày
nay, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học hiện
đại đã tạo ra những giống đậu tương mới có nhiều ưu điểm nổi bật như các
giống chịu được thuốc diệt trừ cỏ, cho phép khống chế cỏ dại tốt hơn và
khuyến khích kỹ thuật trồng không lên luống nhằm bảo vệ đất, các giố
ng này
được trồng ở Argentina, Australia, Brazil. Canada, Cộng Hoà Séc, EU, Mỹ,
Châu Á được coi là khu vực sản xuất đậu đỗ quan trọng của thế giới.
Do vậy, các tổ chức quốc tế, Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế, Trung tâm

nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á, Viện nghiên cứu lúa Quốc tế cùng
tham gia nghiên cứu về đậu tương để xác định và chọn tạo được các giống có
khả năng thích ứng rộng rãi với đ
iều kiện của các nước trong khu vực.
Trung tâm phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống
đánh giá (Soybean Evaluation ) giai đoạn một đã phân phát được trên 20.000
giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Kết quả
đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương và đã đưa vào trong mạng lưới
của sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 1994) [34]. Ví


18
dụ AK03 bắt nguồn từ giống đậu tương nhập nội G2261, được đưa vào trong
mạng lưới sản xuất năm 1998 ở Việt Nam, giống BPT - Syt6 năm 1990 tại
philippin, giống KaohsunN3 năm 1991 tại Đài Loan, giống KPS292 năm
1992 tại Thái Lan.
Viện khoa học Nông nghiệp Đài Loan đã bắt đầu chương trình chọn tạo
giống từ năm 1961 và đưa vào sản xuất các giống Kaohsing3, Tainung3, Tai
nung 4 các giố
ng được sử lí Nơron và tia X cho các giống đột biến Tainung.
Tainung1 và Tainung 2 có năng suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ quả không
bị nứt. Các giống này (đặc biệt là Tainung 4) đã được dùng làm nguồn gen
kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau như
trạm thí nghiệm Marjo (Thái Lan), Trường đại học Philippin (Vũ Tuyên
Hoàng và cộng sự, 1995) [19].
Tại Trung Quốc, đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong lai hữu tính và
nhậ
p nội giống với nguồn gen đậu tương khá phong phú. Bằng phương pháp
lai hữu tính đã tạo ra các giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt và
có khả năng chống chịu bệnh khá như: CN001, CN002 năng suất bình quân

đạt từ 20 - 30 tạ/ha trên diện tích sản xuất đại trà.
1.2.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Vi
ệt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có lịch sử trồng đậu tương lâu đời.
Trong thư tích thế kỷ VI đã cho biết ở bắc bộ có trồng đậu tương. Sách "Vân
đài loại ngữ" của Lê Quí Đôn thế kỷ 18 cho rằng cây đậu tương được trồng từ
ngàn năm nay nhưng với diện tích còn ít. Hiện nay cây đậu tương ở Việt Nam
chiếm một vị trí rất quan trọ
ng trong nền nông nghiệp, đặc biệt ở những vùng
nông thôn nghèo, nền kinh tế chưa phát triển. Ngoài ra cây đậu tương còn là
nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và

×