Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Hạ Long-Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 111 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Thị Lan Hương



NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN NHÂN SINH CHO ĐỊNH HƯỚNG
KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG KHU VỰCHẠ LONG - CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội – 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





Nguyễn Thị Lan Hương


NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN NHÂN SINH CHO ĐỊNH HƯỚNG
KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG KHU VỰC HẠ LONG - CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH


Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Nguyễn Cao Huần


Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các
thầy, cô giáo trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Bộ môn
Sinh thái Cảnh quan và Môi trường đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong quá
trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn
Cao Huần, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập

và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn chủ nhiệm đề tài Nafosted MS. 105.07 – 2013.19 đã tạo
điều kiện và hỗ trợ cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ và động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình
học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của quý thầy
cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 2 năm 2015

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG


i

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .iii
DANH MỤC HÌNH .iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẢNH
QUAN NHÂN SINH 4

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 4

1.1.1. Các nghiên cứu về cảnh quan nhân sinh trên thế giới 4

1.1.2. Các nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Việt Nam 11


1.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan ở khu vực Hạ Long – Cẩm Phả
15

1.2. Một số vấn đề cơ bản về cảnh quan nhân sinh 16

1.2.1. Khái niệm, cấu trúc và phân loại cảnh quan nhân sinh 16

1.2.2. Tính chất khác biệt của cảnh quan nhân sinh 19

1.2.3. Sự biến đổi cảnh quan nhân sinh 19

1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 20

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 20

1.3.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu 22

CHƯƠNG 2. CẢNH QUAN NHÂN SINH KHU VỰC HẠ LONG - CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH 26

2.1. Các yếu tố thành tạo cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả 26

2.1.1. Vị trí địa lý – yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới thành tạo cảnh quan nhân
sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả 26

2.1.2. Đặc điểm và vai trò chủ đạo của các hợp phần tự nhiên trong thành tạo
cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả 28

2.1.3. Con người và các hoạt động khai thác tài nguyên – yếu tố quyết định sự
hình thành và phát triển cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long - Cẩm Phả 40


2.2. Đặc điểm và sự phân bố cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả 44

ii

2.2.1. Nguyên tắc, chỉ tiêu và hệ thống phân loại cảnh quan nhân sinh 44

2.2.2. Đặc điểm cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả 46

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NẢY SINH VÀ ĐỀ
XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN KHU VỰC HẠ LONG –
CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 51

3.1. Hiện trạng môi trường và vấn đề tai biến thiên nhiên nảy sinh trong các cảnh
quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 51

3.1.1. Khái quát hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên khu vực Hạ
Long – Cẩm Phả 51
3.1.2. Hiện trạng môi trường ở một số dạng cảnh quan nhân sinh tiêu biểu 49
3.2. Dự báo xu thế biến đổi cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả . 74

3.2.1. Phân tích quy hoạch phát triển và khai thác tài nguyên tại khu vực 74

3.2.2. Xu thế biến đổi cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả 92

3.3. Định hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường các cảnh quan nhân sinh
khu vực Hạ Long – Cẩm Phả 94

3.3.1. Nguyên tắc chung 94


3.3.2. Định hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường các cảnh quan nhân
sinh khu vực nghiên cứu 94

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các khái niệm chính liên quan đến mục tiêu và hướng lựa chọn chỉ tiêu
cảnh quan cho phân tích biến đổi cảnh quan 10

Bảng 1.2. Hệ thống phân loại CQNS ở Kon Tum 12

Bảng 1.3. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại CQNS Việt Nam 14

Bảng 2.1. Trữ lượng than đã được tìm kiếm thăm dò vùng Hạ Long - Cẩm Phả 36

Bảng 2.2. Trữ lượng và phân bố khoáng sản, vật liệu xây dựng vùng Hạ Long -
Cẩm Phả 36

Bảng 2.3. Thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất khu vực Hạ Long - Cẩm Phả
(ha) 37
Bảng 2.4. Hệ thống đơn vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan nhân sinh ở Hạ Long –
Cẩm Phả 40
Bảng 3.1. Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên ở các nhóm dạng cảnh quan
nhân sinh 49
Bảng 3.2. Chất lượng môi trường không khí tại khu khai thác, chế biến và kinh

doanh than 60

Bảng 3.3. Kết quả đo độ bụi tại công ty than Cao Sơn (2011) 61

Bảng 3.4. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực hoạt động của khu công
nghiệp, nhà máy 62

Bảng 3.5. Kết quả phân tích nguồn nước mặt vùng khai thác than Hạ Long - Cẩm
Phả 64

Bảng 3.6. Kết quả quan trắc môi trường đất tại khu vực gần bãi khai thác than 64

Bảng 3.7. Kết quả quan trắc không khí tại các tuyến giao thông chính tại khu vực
Hạ Long – Cẩm Phả 66

Bảng 3.8. Chất lượng môi trường không khí khu đô thị, dân cư tập trung và khu du
lịch 67

Bảng 3.9. Chất lượng môi trường không khí khu vực chôn lấp rác 68

Bảng 3.10. Chất lượng môi trường nước cung cấp cho sinh hoạt khu vực Hạ Long –
Cẩm Phả 69

Bảng 3.11. Kết quả quan trắc chất lượng nước giếng 70

iv

Bảng 3.12. Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt 71

Bảng 3.13. Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp và bãi rác khu vực Hạ Long -

Cẩm Phả 72

Bảng 3.14. Kết quả quan trắc môi trường đất tại vùng sản xuất nông nghiệp 73


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Quan niệm về cảnh quan văn hóa (Carl Sauer, 1926) 4

Hình 1.2. Chỉ tiêu cảnh quan (Atilia Peano & Claudia Casatela, 2011) 6

Hình 1.3. Mối quan hệ giữa con người và cảnh quan (A.P.A. Vink, 1983) 9

Hình 1.4. Các dạng cảnh quan nhân sinh ở Kon Tum (Nguyễn Đăng Hội, 2004) 13

Hình 1.5. Mô hình cấu trúc cảnh quan nhân sinh (Nguyễn Cao Huần, Trần Anh
Tuấn, 2002) 17

Hình 1.6. Phân loại cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả 19

Hình 1.7. Các bước nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh 25

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa với những

bước đi vững chắc, đạt được những thành tựu lớn cả trong lĩnh vực khoa học và
phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những thành tựu như vậy, thực tiễn cho thấy
thiên nhiên đang ngày càng chịu sức ép mạnh mẽ từ phía con người: nạn khai thác
tài nguyên thiên nhiên thiếu cơ sở khoa học, lạm dụng tài nguyên tái tạo, lãng phí
tài nguyên không tái tạo, trình độ công nghệ vẫn chưa cao, trình độ dân trí chưa
đồng đều… Điều này đã tác động tiêu cực đến cảnh quan và làm cho tiềm năng dự
trữ tài nguyên của cảnh quan bị giảm sút nghiêm trọng. Chính do những tác động đó
mà các đơn vị cảnh quan nhiệt đới gió mùa của Việt Nam ở nhiều nơi không còn
giữ được cấu trúc, chức năng của mình, hệ quả là tạo ra những đơn vị cảnh quan
nhân sinh với đặc điểm cấu trúc, chức năng mới mà trong đó nguồn tài nguyên dự
trữ nghèo nàn và kém bền vững.
Khu vực Hạ Long – Cẩm Phả nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, nơi
giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế và du lịch.Đây là khu vực có vai trò quan trọng
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh,vừa có tài nguyên khoáng sản than đá phong phú lại
nằm bên vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới, tạo điều kiện phát triển ngành
du lịch đa dạng nhiều loại hình. Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã tác động tới cảnh
quan nơi đây, đặc biệt là di sản vịnh Hạ Long. Hơn thế nữa, hệ quả của mối tác
động tổng hợp và đa chiều này đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cảnh quan theo
hướng tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư, chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của khu vực cũng như của cả tỉnh.
Từ những yêu cầu bức xúc cả về cơ sở lý luận và thực tiễn đặt ra như vậy
chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu tổng hợp, cụ thể các hợp phần tự nhiên, nghiên
cứu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đồng thời tìm ra xu thế phát triển của
chúng với mục tiêu khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Nhằm góp phần giải quyết những nhiệm vụ cấp bách và thiết thực nói trên, trong
khuôn khổ đề tài Nafosted MS 105.07 – 2013.19, luận văn với tiêu đề “Nghiên cứu
cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
2



vệ môi trường khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” đã được lựa chọn
nghiên cứu và hoàn thành.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ đặc điểm của các cảnh quan nhân sinh và các vấn đề môi trường nảy
sinh làm cơ sở đề xuất sử dụng hợp lývà bảo vệ môi trường các cảnh quan nhân
sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, học viên đã tiến hànhthu thập các tài liệu về cơ sở
lý luận cảnh quan nhân sinh cũng như các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội liên quan đến khu vực nghiên cứu, nhằm thực hiện những nội dung
chính sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh
- Đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả
- Phân tích các vấn đề môi trường chính và tai biến thiên nhiên nảy sinh trong
các cảnh quan nhân sinh.
- Dự báo xu thế biến đổi cảnh quan nhân sinh
- Định hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường các cảnh quan nhân sinh
khu vực nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi khoa học:
+ Tập trung nghiên cứu cảnh quan nhân sinh (phần đất liền) khu vực Hạ
Long – Cẩm Phả
+ Đề xuất không gian sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trườngtrong các cảnh
quan khu vực nghiên cứu
5. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
Các tài liệu về lý thuyết:Các giáo trình, sách chuyên khảo trong và ngoài
nước về cảnh quan nói chung và cảnh quan nhân sinh nói riêng (cấu trúc cảnh quan,
chức năng cảnh quan), khoa học môi trường và phát triển bền vững (tài nguyên và

môi trường đất, nước; sử dụng hợp lý tài nguyên).
Các tài liệu về khu vực nghiên cứu:
3


- Các dữ liệu bản đồ hợp phần ở khu vực (Bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo,
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tỷ lệ 1/100.000)
- Các số liệu về kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường và các quy hoạch kinh
tế - xã hội, quy hoạch khai thác than, quy hoạch môi trường của khu vực cũng như
cả tỉnh Quảng Ninh
- Các tài liệu thu thập được trong quá trình tham gia thực hiện đề tài Nafosted
MS 105.07 – 2013.19
- Các tài liệu nghiên cứu của học viên trong thời gian thực hiện luận văn.
6. Các kết quả đạt được
- Đã làm rõ đặc điểm và sự phân bố cảnh quan nhân sinh khu vực nghiên cứu
- Đã đề xuất hướng sử dụng và bảo vệ môi trường các cảnh quan nhân sinh tại
khu vực nghiên cứu
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận văn góp phần làm phong phú hướng nghiên
cứu cảnh quan nhân sinh trong hệ thống cơ sở lý luận về cảnh quan học nói chung
và cảnh quan nhân sinh nói riêng
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở dữ liệu về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các phương án định hướng sử dụng cảnh quan, đây
là cơ sở khoa học phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực
Hạ Long – Cẩm Phả
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có các chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực
Hạ Long – Cẩm Phả
Chương 2. Cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Chương 3. Phân tích các vấn đề môi trường chính nảy sinh và đề xuất hướng sử
dụng và bảo vệ cảnh quan khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh




4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẢNH
QUAN NHÂN SINH
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu về cảnh quan nhân sinh trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Tây Âu và Bắc Mỹ
Cảnh quan nhân sinh được quan tâm từ lâu nhưng quan niệm, tên gọi và cách
phân chia những cảnh quan bị tác động bởi các hoạt động kinh tế của con người lại
có những điều khác nhau.
Năm 1926, nhà địa lý văn hóa Mỹ Carl Sauer đưa ra nghiên cứu về những
cảnh quan tự nhiên chịu tác động bởi các hoạt động của con người.Ông đã xem
cảnh quan tự nhiên là đối tượng, còn văn hoá là nhân tố tác động lên cảnh quan.Kết
quả là sự hình thành các cảnh quan văn hoá. Đồng thời, ông cũng cho rằng yếu tố
văn hoá thay đổi theo thời gian nên cảnh quan văn hoá có thể được trẻ hoá hoặc
hình thành với cấu trúc và chức năng mới của cảnh quan văn hoá. [3]








Hình 1.1. Quan niệm về cảnh quan văn hóa (Carl Sauer, 1926)
Theo Carl Sauer, những cảnh quan được tạo thành sau khi có hoạt động của
một nền văn hóa hay một nhóm yếu tố văn hóa lên tự nhiên, những cảnh quan đó
được gọi là cảnh quan văn hóa.
Quan niệm của tác giả Sauer đã được khẳng định lại và nhấn mạnh trong Từ
điển địa lý nhân văn xuất bản năm 2001 ở Anh “CQ văn hóa được tạo thành từ CQ
tự nhiên bởi sự tác động của nhóm yếu tố văn hóa. Văn hóa là chủ thể tác động, CQ
tự nhiên là đối tượng bị tác động và CQ văn hóa là kết quả”.
Cảnh quan tự nhiên
Cảnh
quan
văn
hóa
Dân số
Đô thị
Nông nghiệp
Công nghiệp

Kết quả
Thời gian
Tầm văn hóa
5


Tiếp đó, nhà khoa học người Anh, Lovejoy đã đi sâu nghiên cứu những cảnh
quan bị tác động bởi con người. Theo tác giả, những nơi có quá trình hình thành và
phát triển lâu đời, thường xuyên chịu tác động của con người (ví dụ như Aixơlen)
thì ở đó hình thành nên cảnh quan nhân sinh. Quan niệm này nói lên nguồn gốc
nghiên cứu cảnh quan nhân sinh từ việc nghiên cứu các di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh tự nhiên. Do đó theo ông không nên tách biệt cảnh quan tự nhiên và

cảnh quan nhân sinh.[23]
Arntzen (2002), khi nghiên cứu khu rừng xung quanh thành phố, tác giả đã
xem cảnh quan văn hóa là kết quả của sự đan xen hội nhập giữa con người và văn
hóa với tự nhiên.[20]
Các tác giả Olwig (1996) và Muir (2005) khi viết về các công viên thành phố
cũng xem chúng là những cảnh quan văn hóa được tạo ra để “duy trì giá trị tinh thần
của con người, là nơi để giảm bớt sự căng thẳng của cuộc sống thường ngày”.[20]
Khi nghiên cứu cảnh quan văn hóa Mỹ trong một thời gian dài, Hoff Jackson
đã hiểu cảnh quan văn hóa dưới góc độ kiến trúc cảnh quan. Sau này đây là cơ sở để
hình thành ngành kiến trúc cảnh quan trên thế giới, đó là “lập kế hoạch phát triển,
thiết kế, quản lý và bảo tồn cảnh quan của khu vực”.[25]
Elservier (1999), trong nghiên cứu “Bền vững cảnh quan nông thôn”, tác giả
đã xem xét các hướng nghiên cứu quản lý bền vững cảnh quan khu vực nông thôn.
Theo đó tác giả cho rằng sự thay đổi trong sử dụng đất của xã hội và các tổ chức
dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan. Do vậy theo tác giả cần thiết phải sửa đổi chính
sách nông nghiệp, tăng cường giữ gìn các cảnh quan văn hóa, là đã góp phần sử
dụng bền vững đất nông nghiệp.[18]
Năm 2000, tác giả Farina định nghĩa cảnh quan văn hóa được hình thành do
hoạt động của con người hàng nghìn năm, tạo ra một tập hợp độc đáo các mô hình,
các loài và các quá trình xảy ra trong đó. Do vậy theo ông, cảnh quan văn hóa phản
ánh sự tương tác lâu dài giữa người dân và môi trường tự nhiên của họ. [21]
Trong công trình nghiên cứu về ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu sinh
thái cảnh quan (2004), tác giả Peterseil cùng nhiều người khác đã tiến hành thành
lập bản đồ cảnh quan văn hóa ở Áo, bao gồm các nhóm loại cảnh quan chia theo
tính chất của đất, cung cấp dữ liệu cho việc đánh giá tính bền vững cho việc sử
dụng các loại cảnh quan văn hóa ở đây.[22]
6


Theo Atilia Peano và Claudia Casatela (2011), chỉ tiêu cảnh quan bao gồm các

nhân tố: sinh thái, lịch sử - văn hóa, nhận thức của con người, hiện trạng sử dụng
đất và nhân tố kinh tế. Các nhân tố này tác động tổng hợp và tương hỗ với nhau làm
nên tính chất riêng của mỗi cảnh quan.[19]









Hình 1.2. Chỉ tiêu cảnh quan (Atilia Peano & Claudia Casatela, 2011)
Tác giả Mauro Agnoletti (2006),trong tác phẩm “Bảo tồn cảnh quan văn hóa”,
ông đã viết “Cảnh quan văn hóa ngày nay là một nguồn tài nguyên, liên quan đến
phần lớn các lĩnh vực như qui hoạch, di sản văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, phát triển
nông thôn và lâm nghiệp. Vai trò của cảnh quan đã thay đổi theo thời gian, không
còn chỉ trong khía cạnh xã hội mà nó đã trở thành yếu tố thiết yếu nhưng dễ bị thay
đổi trong hoạt động phát triển của con người”. Theo ông, công cụ để bảo tồn cảnh
quan văn hóa ở cấp độ thế giới là Công ước Di sản Thế giới (WHC) của UNESCO
(1972). Ngoài ra có thể kể đến chính sách nông nghiệp ở Châu Âu cho việc bảo tồn
và phát triển cảnh quan thông qua kế hoạch về phát triển nông thôn.[18]
Năm 2008, trong tác phẩm “Cảnh quan đảo Địa Trung Hải” của tác giả
Vogiatzakis cùng nhiều đồng nghiệp khác ở trung tâm nông nghiệp Anh, đã nghiên
cứu tổng quan về lịch sử phát triển và đặc điểm của cảnh quan đảo Địa Trung Hải.
Qua tác phẩm này các tác giả đã đề cập đến cảnh quan văn hóa được tạo ra từ sự
ảnh hưởng của các quốc gia trong vùng, sự tương tác chặt chẽ giữa cảnh quan thiên
nhiên và văn hóa con người. Từ đó, tác giả đề xuất việc sử dụng bền vững cảnh
Nhận thức
Giá trị

kinh tế
Nâng cao
sự hiểu biết
Sức mạnh
kinh tế
Lịch sử và
văn hóa
Kinh tế
Biểu hiện
Thông
tin
Mô tả
Cấu trúc,
mô hình
Chức
năng, quá
trình
Sinh thái
Điểm đặc
trưng
Chỉ tiêu
cảnh
quan
Thông tin
Khả năng
nhận thức
Sử dụng
đất
Nhận thức
xã hội

7


quan và sinh vật của quần đảo Địa Trung Hải đồng thời bảo tồn sự đa dạng cả về
văn hóa và tự nhiên của khu vực này.[24]
1.1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Liên bang Nga và Đông Âu
Năm 1930, Gozep sử dụng thuật ngữ cảnh quan nhân sinh (CQNS) vào việc
phân định các dạng lãnh thổ ở khu địa hình karst.
Ramenxki (1935, 1938) chú ý việc hình thành cảnh quan dưới tác động con
người. Theo ông, đối tượng nghiên cứu của cảnh quan không những là cảnh quan tự
nhiên, mà cả cảnh quan bị biến đổi do con người và những cảnh quan văn hoá do
con người tạo ra.
Pervukhin (1938), khi tiến hành tổng kết 20 năm phát triển của cảnh quan học
Liên Xô, đã nhận thấy sự quan tâm của các nhà khoa học cảnh quan tự nhiên tăng
lên đối với việc tái tạo các cảnh quan do hoạt động của con người và họ còn chỉ ra
sự điều chỉnh cho phù hợp hơn vai trò của con người trong sự xây dựng các cảnh
quan văn hóa và cảnh quan nhân sinh.
Irlinxki (1941) đưa ra một bản tổng hợp ngắn gọn về tính chuyển đổi có quy
luật của cảnh quan rừng trồng sang cảnh quan thảo nguyên và sang cảnh quan nhân
sinh. Theo ông, cảnh quan nhân sinh có tính đặc thù và là kết quả rất xa sau diễn thế
rừng trồng. Quan niệm nay vẫn chưa mô tả rõ bản chất của CQNS, do đó quan điểm
này bị bó hẹp trong nghiên cứu của riêng ông.
Kotenikov là người có đóng góp đầu tiên cho việc phân loại cảnh quan nhân
sinh. Theo ông cảnh quan được làm 5 loại, dựa trên mức độ biến đổi cảnh quan do
tác động của con người: Cảnh quan không biến đổi, cảnh quan biến đổi yếu, cảnh
quan biến đổi trung bình, cảnh quan biến đổi mạnh, cảnh quan được xây dựng bởi
các kế hoạch của con người.
Năm 1961, Deculin đưa ra hệ thống phân loại về các loại cảnh quan, theo mức
độ tăng dần các yếu tố nhân sinh và giảm dần các yếu tố tự nhiên trong bậc phân loại:
Cảnh quan tự nhiên, cảnh quan tự nhiên – nhân sinh, cảnh quan phục hồi tự nhiên,

cảnh quan canh tác.
Prokaev đưa ra hệ thống phân loại chia thành 2 nhóm: tự nhiên và nhân sinh. Ông
chỉ ra được sự tồn tại song song của hai nhóm cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân
sinh, nguồn gốc của cảnh quan nhân sinh, song hệ thống này lại khá phức tạp với nhiều
8


nhóm loại cảnh quan bị biến đổi sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn đối tượng nghiên
cứu ứng dụng cụ thể.
Theo A.G.Ixatrenko (1965, 1971): Cảnh quan nhân sinh là sự biến dạng khác
nhau của cảnh quan tự nhiên do hoạt động khác nhau của con người. Khái niệm này
có sự tương đồng với một số tác giả sau này và qua đó, có thể phân loại CQNS theo
mức độ biến đổi. Ixatsenko nhận thấy có thể phân loại cảnh quan văn hóa hay cảnh
quan nhân sinh tùy theo mức độ tác động của con người. Đồng thời ông cũng thừa
nhận sự tồn tại của nhiều hệ thống phân loại cảnh quan nhân sinh, trong đó có phân
loại theo nội dung, nguồn gốc hình thành và sự cần thiết phải phân loại theo hệ
thống các cấp bậc cảnh quan.[6]
F.N.Minkov (1973): Cảnh quan nhân sinh là cảnh quan được xây dựng bởi con
người và cũng là các cảnh quan tự nhiên mà trong đó có bất kỳ một thành phần nào
bị thay đổi tận gốc do ảnh hưởng của con người. Bên cạnh đó, Minkov đưa ra hệ
thống phân loại cảnh quan theo các dấu hiệu như sau:
- Theo nội dung (cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan công nghiệp, cảnh quan
thủy vực, cảnh quan rừng, cảnh quan quần cư nông thôn)
- Theo mức độ tác động của con người (cảnh quan nhân sinh mới hình thành
do hoạt động của con người, CQNS đã bị biến đổi bởi con người)
- Theo nguồn gốc (cảnh quan kỹ thuật, cảnh quan đồng ruộng, cảnh quan
nương rẫy )
- Theo mục đích xuất hiện (xuất hiện trực tiếp theo tác động của con người
hay gián tiếp)
- Theo thời gian và khả năng tự điều chỉnh

- Theo giá trị kinh tế
Trong các cách phân loại trên, Minkov nhấn mạnh 2 hệ thống phân loại theo
nội dung và theo nguồn gốc hình thành.
K.A.Drozov (1988): “Cảnh quan nhân sinh là các địa tổng thể trong đó có sự
biến dạng nảy sinh liên quan đến sự xuất hiện hoạt động con người”. Khái niệm này
hàm chứa tất cả các tác động trực tiếp và gián tiếp, xem xét cảnh quan nhân sinh
dưới hình thức tác động chủ quan hay khách quan của con người.
9


Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô (1988): Cảnh quan nhân sinh là các
cảnh quan địa lý được tạo nên từ kết quả hoạt động có mục đích của con người đồng
thời là những cảnh quan xuất hiện trong quá trình biến đổi cảnh quan tự nhiên ngoài
ý thức của con người.
Ngay trong giai đoạn đầu, các nhà cảnh quan Nga đã phân biệt cảnh quan tự
nhiên và cảnh quan văn hóa.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào lĩnh
vực hoạt động nông nghiệp – chỉ ra thành phần cảnh quan nông nghiệp, với các tác
giả như Sauxkin (1946, 1947, 1951), Kotenikov (1950), Bogdanov (1951). Các
công trình nghiên cứu của Mirotxev (1951), Luxki (1957), Lidov (1960), Prokaev
(1965), Nheulubin (1970)…đã khẳng định vai trò của con người trong hình thành
nên tổ hợp cảnh quan. Riabtrikop đã mô tả sơ đồ địa lý các cảnh quan nhân sinh trên
phạm vi toàn cầu và chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ của chúng với những dạng sử dụng
đất cơ bản. Điểm hạn chế là chỉ tập trung vào các cảnh quan nông nghiệp.
Nauser (1995) cho rằng: “Văn hóa làm thay đổi cấu trúc cảnh quan và chính
nó cũng chịu tác động từ cảnh quan”. Khái niệm văn hóa được hiểu “Văn hóa là
tổng hòa những lối sống được xây dựng bởi một nhóm người và được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác”.Văn hóa không chỉ bị chi phối bởi các hợp phần tự nhiên
mà sự thay đổi văn hóa có thể lưu giữ ở khắp nơi trong cảnh quan. Văn hóa không
chỉ giúp ta lý giải cấu trúc cảnh quan mà nó còn có vai trò chỉ ra những tác động có

thể xảy ra của con người với cảnh quan.[8]

Hình 1.3. Mối quan hệ giữa con người và cảnh quan (A.P.A. Vink, 1983)

Khí hậu: (ánh sáng,
nhiệt-ẩm, gió )
Sử dụng đất và quản lý
môi trường
Các hợp phần tự nhiên
(natural components) của
cảnh quan: động vật (B), thực
vật (B), nước (A), đất (A-B),
vỏ phong hoá (A), trầm tích
(A), đá mẹ và mẫu chất (A),
địa hình (A)

Các hợp phần kỹ thuật (Artefactial components) của cảnh
quan: nông nghiệp, lâm nghiệp, công viên, kênh mương,
đường, đê, cầu, đường xe lửa, nhà cửa, các cơ sở công
nghiệp
Con người (man):
- cá thể, chủ thể
- dân tộc
- tôn giáo
- kỹ thuật
- kinh tế
- xã hội
A = vô sinh (abiotic), B = hữu sinh (biotic), < -> = quan hệ tương tác
10



Đến nay, nghiên cứu cảnh quan nhân sinh là một trong những hướng quan
trọng của các nhà nông nghiệp, lâm nghiệp…
Bảng 1.1. Các khái niệm chính liên quan đến mục tiêu và hướng lựa chọn chỉ
tiêu cảnh quan cho phân tích biến đổi cảnh quan
Hướng lựa chọn

chỉ tiêu


Mục tiêu
lựa chọn chỉ tiêu


Cấu trúc


Quản lý


Chức năng
Tính đồng nhất
+ Phân kiểu
+ Sự gắn kết
+ Tính tự nhiên
+ Đối tượng nhân tác



Tính bền vững


+ Sự gìn giữ
+ Sự thay đổi
+ Sự phát triển
+ Sự bảo tồn và sự
giáo dục

Giá trị
+ Chất lượng cuộc
sống
+ Bản sắc văn hóa
+Hiệu quả sản
xuất
+ Môi trường
(Nguồn: Wascher, 2004)[19]
Theo đó, Wascher (2006) đã nói về cảnh quan nông nghiệp trong nghiên cứu
của mình, đó là dạng cảnh quan được xác định bởi yếu tố sinh thái, văn hóa và kinh
tế. Yếu tố kinh tế bao gồm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của việc sử dụng đất
nông nghiệp.[19]
Như vậy, ngay từ năm 70 của thế kỉ XX và cho đến nay, cảnh quan học nhân
sinh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các tác giả đều nhấn mạnh tới những
biến đổi nhân sinh của cảnh quan, đặc biệt nhấn mạnh tới cấu trúc, chức năng và sự
vận động phát triển cảnh quan nhân sinh.
11


1.1.2. Các nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Việt Nam
Trên cơ sở các nghiên cứu về CQNS trên thế giới, các tác giả ở Việt Nam đã
đưa ra các công trình nghiên cứu của mình về CQNS.Với số lượng không nhiều, các
nghiên cứu đã đóng góp những cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu tổng hợp

ở nhiều lĩnh vực cho các nghiên cứu sau này.
Công trình “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhân sinh ở Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Ngọc Khánh, khẳng định vai trò của hoạt động con người tới tự nhiên.
Tác giả cũng cho rằng nghiên cứu những CQ bị tác động bởi con người có ý nghĩa
quan trọng đối với việc đề xuất giải pháp khai thác lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài
nguyên.
Phạm Hoàng Hải cùng các tác giả khác cũng đề cập đến cảnh quan nhân sinh
và sự hình thành của chúng ở Việt nam. Theo đó: “Các hoạt động sản xuất, phát
triển kinh tế - xã hội…đã tạo nên tập hợp các CQNS ở Việt Nam, với các đặc điểm
đã bị biến đổi…”. Hơn nữa tác giả thừa nhận: “Thực tế hiện nay không có CQ nào
mà không bị tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người. Việc phân biệt các CQ
tự nhiên và CQNS mang tính ước định, do vậy ranh giới của các CQ này khác xa
nhau ở các công trình nghiên cứu khác nhau”.
Nguyễn Văn Vinh (1999), tuy không thể hiện trong khái niệm, nhưng tác giả
đã xem xét mức độ tác động của con người vào các đơn vị tự nhiên dẫn đến sự hình
thành CQNS. Hơn nữa những tác động phải dẫn đến những thay đổi về lượng trong
CQ nhưng cũng có thể chưa đủ làm cho CQ tự nhiên biến đổi. Trong nghiên cứu
thành lập bản đồ CQ sinh thái nhân sinh lãnh thổ Việt nam ở tỷ lệ 1/1.000.000, tác
giả cùng nhiều người khác đã vận dụng theo những hệ thống phân loại của nhiều tác
giả Liên Xô dựa vào mức độ tác động của con người. Theo đó, chia ra các loại cảnh
quan sau:[8]
- Cảnh quan không bị tác động
- Cảnh quan bị tác động yếu
- Cảnh quan bị tác động trung bình
- Cảnh quan bị tác động mạnh
Năm 2002, tác giả Nguyễn Cao Huần đề cập tới các khái niệm, nguyên tắc và
chỉ tiêu phân loại cảnh quan nhân sinh.Theo tác giả, Cảnh quan nhân sinh là cảnh
12



quan tự nhiên mà trong đó có bất kỳ hợp phần nào bị biến đổi hoặc được bảo tồn
bởi hoạt động của con người. Theo đó, tác giả nhận thấy có những cảnh quan ít bị
biến đổi nhưng được bảo tồn, quản lý bởi con người và có xu thế được cải thiện nhờ
sự quản lý khôn ngoan của con người, đó cũng chính là một dạng cảnh quan nhân
sinh, ví dụ như khu bảo tồn, rừng cấm…Sự khác biệt lớn giữa cảnh quan nhân sinh
và cảnh quan tự nhiên là cảnh quan nhân sinh chịu sự tác động của quy luật xã hội,
con người với các hoạt động của mình là yếu tố cơ bản tạo nên chính cảnh quan
nhân sinh đó.Trong công trình của mình, tác giả còn đưa ra hệ thống phân loại cảnh
quan nhân sinh cho toàn lãnh thổ Việt Nam. Qua đó công trình này đã đóng góp về
quan điểm, phương pháp luận cho nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở nước ta.[2]
Trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hội (2004) về CQNS ở Kon Tum, tác giả
đưa ra cơ sở lý luận về CQNS, xây dựng bản đồ và phân vùng CQNS lãnh thổ Kon
Tum tỷ lệ 1/250.000. Theo tác giả “CQNS là một dạng của CQ hiện đại, được hình
thành trên nền chung của các địa tổng thể mà trong đó hoạt động của con người trở
thành yếu tố cơ bản tham gia thành tạo và diễn thế phát triển của cảnh quan”. Trên
cơ sở đó, tác giả đã xác định được đặc trưng biến đổi CQNS ở Kon Tum dưới các
hoạt động phát triển của con người và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất
và rừng ở khu vực này.Theo đó, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã
đưa ra hệ thống phân loại ở Kon Tum như sau:
Bảng 1.2. Hệ thống phân loại CQNS ở Kon Tum
Cấp phân vị Chỉ tiêu phân loại Ví dụ
Lớp
Dạng hoạt động KT cơ bản của con người
theo một ngành KT cụ thể trên nền tảng của
hệ CQ nhiệt đới gió mùa
- CQ nông nghiệp
- CQ rừng tự nhiên
bảo tồn
Kiểu
Hoạt động KT của con người trong một ngành

KT cụ thể theo sự khác biệt giữa vùng núi,
cao nguyên, thung lũng với đặc trưng các yếu
tố sinh khí hậu của từng đai cao.
CQ nông nghiệp trên
bãi bồi thung lũng
Loại
Các dạng khai thác lãnh thổ thuộc kiểu CQNS
trên một nhóm loại đất nhất định với tính chất
của hình thái địa hình
Loại CQ nương rẫy
trên đất đỏ vàng trên
macma axit và biến
chất
(Nguồn: Nguyễn Đăng Hội, 2004)[3]

13


Cùng với đó là các dạng cảnh quan nhân sinh như sau:









Hình 1.4. Các dạng cảnh quan nhân sinh ở Kon Tum (Nguyễn Đăng Hội, 2004)


Không chỉ vậy, tác giả còn đưa ra quan điểm “Tiếp cận nhân sinh”, nghĩa là
xem con người cùng các hoạt động phát triển như một hợp phần có tính độc lập
tương đối và có vai trò quyết định tới việc hình thành, phát triển của cảnh quan
nhân sinh.[4]
Nguyễn Đình Giang (2005) khi nghiên cứu cảnh quan rừng trong biến đổi và
diễn thế tự nhiên – nhân sinh ở Yên Bái đã tổng hợp được nhiều nhóm kiểu cảnh
quan chịu tác động mạnh mẽ của con người, cụ thể là nhóm cảnh quan rừng. Đây là
cơ sở góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có sự tác động của con người
theo hướng tích cực. [5]
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về cảnh quan nhân sinh nhưng tất
cả đều bổ sung ý nghĩa cho nhau: đều là một dạng cảnh quan hiện đại, do con người
tạo ra hoặc là kết quả của tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người vào cảnh
quan tự nhiên.
Để phù hợp với đặc điểm lãnh thổ Việt Nam, một số các tác giả như Nguyễn
Văn Vinh, Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn đã đưa ra bảng hệ thống phân loại,
trong đó tiêu biểu là hệ thống phân loại của Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn
(2002), với hai nguyên tắc cơ bản trong phân loại như sau:
- Nguyên tắc phát sinh:
Cảnh quan hiện đại Cảnh quan tự nhiên
Cảnh quan nhân sinh
Cảnh
quan
nông
nghiệp
Cảnh
quan
quần
cư,
công
nghiệp

Cảnh
quan
rừng
nhân
sinh
Cảnh
quan
trảng cỏ,
cây bụi,
cây gỗ
nguồn
Cảnh
quan
bảo
tồn,
rừng
cấm
Cảnh
quan
thủy
vực
nhân
sinh
14


+ Các CQNS cùng cấp phải có chung nguồn gốc phát sinh bao gồm nguồn gốc
nhân sinh và nguồn gốc tự nhiên.
+ Nguồn gốc nhân sinh luôn luôn được xem xét trong mọi đơn vị phân chia
trên nền đồng nhất của điều kiện tự nhiên.

+ Là nguyên tắc quan trọng vì các CQNS được hình thành do hoạt động kinh
tế của con người trong phạm vi cảnh quan tự nhiên.
- Nguyên tắc đồng nhất tương đối:
+ Mỗi đơn vị cảnh quan được phân chia đều có tính đồng nhất, song chỉ mang
tính tương đối
+ Tuân thủ nguyên tắc này, các đơn vị CQNS bậc thấp có tính đồng nhất cao
hơn các đơn vị bậc cao.
Bảng 1.3. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại CQNS Việt Nam
Cấp phân vị Chỉ tiêu Ví dụ
Lớp
Hướng hoạt động phát triển
kinh tế của một ngành mà
trong đó các hoạt động tạo ra
các cảnh quan tương ứng ở
phạm vi của hệ cảnh quan
nhiệt đới gió mùa
-Cảnh quan nông nghiệp
-Cảnh quan rừng nhân sinh
-Cảnh quan quần cư nông thôn, đô
thị và công nghiệp
Kiểu
Các loại hình hoạt động kinh
tế trong phạm vi lớp cảnh
quan nhân sinh
-Trong lớp cảnh quan rừng nhân sinh
có:
+ Cảnh quan rừng thứ sinh
+ Cảnh quan rừng trồng
+ Cảnh quan lâm – nông nghiệp
Phụ kiểu

Các loại hình hoạt động kinh
tế trong phạm vi lớp cảnh
quan nhân sinh được phân bố
ở một miền địa lý tự nhiên
-Cảnh quan rừng thứ sinh miền Đông
Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
-Cảnh quan lâm – nông nghiệp miền
Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
Loại
Các đặc trưng chung về khai
thác, sử dụng các loại cảnh
quan tự nhiên trong một miền
địa lý
-Cảnh quan rừng thông nhân tác trên
cát kết miền Đông Bắc và đồng bằng
Bắc Bộ
(Nguồn: Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn, 2002)[2]

15


Hệ thống này được xây dựng phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Các cảnh quan nhân sinh được sắp xếp trong bảng phân loại theo thứ tự bậc
trên dưới rõ ràng và logic.
- Mỗi bậc phân loại có chỉ tiêu riêng
- Hệ thống các đơn vị phải gọn nhẹ, dễ sử dụng trong nghiên cứu khoa học và
ứng dụng thực tiễn ở Việt nam.
Theo đó, hệ thống CQNS lãnh thổ Việt nam có 6 lớp:
- Cảnh quan nông nghiệp
- Cảnh quan rừng nhân sinh

- Cảnh quan quần cư nông thôn, đô thị và công nghiệp
- Cảnh quan thủy vực nhân tạo
- Cảnh quan cây bụi, hoang hóa do nhân tác
Ngay từ những năm 70, khi nghiên cứu CQ địa lý miền Bắc Việt nam, Vũ Tự
Lập đã có quan điểm: “ có thể xây dựng các hệ thống phân loại ứng dụng, nhằm
phục vụ cho một mục đích thực tiễn nhất định”. Trong khi đó, nghiên cứu CQNS
hoàn toàn mang tính ứng dụng thực tiễn, do đó mà có nhiều hệ thống phân loại khác
nhau[7]
1.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan ở khu vực Hạ Long – Cẩm Phả
- Với vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, khu vực
Quảng Ninh nói chung và vùng Hạ Long – Cẩm Phả nói riêng đã được Chính phủ
xác định xây dựng trở thành địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao
thương quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế.
Theo đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã xác định
kinh tế cửa khẩu, kinh tế cảng biển, ven biển và hải đảo là những động lực quan
trọng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nhiều công trình nghiên cứu tại khu vực cũng dựa trên những lợi thế về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh: “Quy
hoạch bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững lãnh thổ cấp tỉnh và cấp
huyện…” (Nguyễn Cao Huần, 2008); Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và các
vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến 2020 ( N.C. Huần chủ trì, 2009); ”Quy
hoạchbảo vệ môi trường vùng Hạ Long – Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2020 (N.C.
16


Huần chủ nhiệm, 2008); “Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của quy hoạch phát triển
khu kinh tế Vân Đồn-tỉnh Quảng Ninh đến môi trường và đề xuất giải pháp phát
triển bền vững” (Lê Thị Bích Thủy, 2011); “Xây dựng Mô hình ứng dụng tiến bộ
khoa học-công nghệ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân xã đảo Cái

Chiên, huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh” (Báo cáo dự án Sở KHCN tỉnh Quảng
Ninh, 2004)….
- Đặc biệt, “Đề án Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng chính phủ và UBND tỉnh
Quảng Ninh phê duyệt tháng 6/2013, đã xác định mục tiêu tổ chức không gian lãnh
thổ Quảng Ninh là một tâm, hai tuyến đa chiều, hai điểm đột phá”. Tâm là Hạ
Long, hai tuyến đa chiều là cánh Tây và cánh Đông và hai điểm đột phá là Vân Đồn
và Móng Cái. Cánh Tây bao gồm các huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Quảng Yên, Uông
Bí, Đông Triều. Cánh Đông gồm các huyện: Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên,
Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái. Tiếp đó là ”Đề án Quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050” đã
xác định không gian phát triển vùng đô thị Hạ Long gồm thành phố Hạ Long, thành
phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ. Trong đó Hạ Long – Cẩm Phả chú trọng phát
triển du lịch và đô thị - công nghiệp. Gần đây là các quy hoạch về bảo vệ môi
trường như “Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”; “Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014, Tập đoàn Nippon Koie – Nhật Bản thực
hiện); “Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (UBND Tp. Hạ Long, 2014, Nguyễn Cao Huần
chủ trì)
Cho đến nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu về các vùng ở Quảng Ninh dựa
trên các cách tiếp cận khác nhau và trên các quy mô khác nhau như: toàn tỉnh, riêng
lẻ một huyện hoặc liên kết một số vùng kinh tế. Nhưng chưa có nghiên cứu về cảnh
quan nhân sinh tại vùng Hạ Long – Cẩm Phả. Bởi vậy hướng nghiên cứu của tác giả
hoàn toàn không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào trước đây.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về cảnh quan nhân sinh
1.2.1. Khái niệm, cấu trúc và phân loại cảnh quan nhân sinh
Trên cơ sở kế thừa và vận dụng lý luận nghiên cứu trong các công trình về
cảnh quan nhân sinh của nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt nam, có thể rút
ra được khái niệm chung về CQNS, đó là dạng cảnh quan tự nhiên chịu sự tác động

của con người trực tiếp hay gián tiếp và bị biến đổi tạo thành một dạng cảnh quan
17


mới, cảnh quan này có thể giữ lại một số đặc điểm ban đầu hoặc bị biến đổi hoàn
toàn, tùy thuộc vào khả năng phục hồi của cảnh quan và mức độ tác động của con
người.









Hình 1.5. Mô hình cấu trúc cảnh quan nhân sinh (Nguyễn Cao Huần, Trần Anh
Tuấn, 2002)

Như vậy, CQNS có cấu trúc gồm hai khối: khối tự nhiên và khối nhân sinh.
Với đầu vào là nguồn năng lượng, vật chất tự nhiên và nhân tạo, các chính sách và
khao học kỹ thuật. Và đầu ra là các sản phẩm kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy,
mỗi đơn vị CQNS luôn chứa đựng hai nhóm thuộc tính là thuộc tính tự nhiên (địa
chất, địa mạo, khí hậu – thủy văn, đất đai, sinh vật) và thuộc tính nhân sinh (con
Nguồn năng lượng và vật

- Nguồn năng lượng và vật

chất nhân tạo


Các hợp phần tự nhiên

Các hợp phần được xây dựng

hoặc bị biến đổi hoặc được bảo tồn

- Các sản phẩm kinh tế

- Năng suất, sản lượng
Các sản phẩm xã hội

- Thẩm mỹ
Các sản phẩm sinh

thái hoặc môi

18


người và các hoạt động khai thác tài nguyên). Tương ứng với cấu trúc này, CQNS
cũng có hai chức năng chính:
-Chức năng tự nhiên (khả năng cung cấp nguồn năng lượng, vật chất đầu vào)
- Chức năng xã hội (khả năng đảm bảo các giá trị về kinh tế, xã hội và môi
trường sống)
Trong nghiên cứu CQ hiện nay, khía cạnh xã hội hay chức năng xã hội đã
được chú trọng và nhấn mạnh như một phần không thể thiếu trong nghiên cứu
CQNS nói riêng cũng như nghiên cứu địa lý ứng dụng nói chung.
Đây là một trong những cơ sở khoa học để lựa chọn những phương án tối ưu
nhất cho khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên nguyên tắc đảm
bảo sự hài hòa giữa môi trường, xã hội và phát triển kinh tế.

Việc phân loại cảnh quan nhân sinh là nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu
cảnh quan nói chung và cảnh quan nhân sinh nói riêng. Có nhiều cách phân loại
khác nhau tùy từng lĩnh vực và mục đích nghiên cứu. Cụ thể trong luận văn của
mình, tác giả sử dụng cách phân loại theo nội dung, bởi nó lột tả được bản chất của
CQNS và dạng khai thác của con người trên cảnh quan đó. Áp dụng trên địa bàn
nghiên cứu, phân loại cảnh quan nhân sinh tại khu vực Hạ Long – Cẩm Phả gồm
các cảnh quan sau:












Cảnh quan nhân sinh
Cảnh quan nông nghiệp
Cảnh quan quần cư
Cảnh quan khai khoáng
Cảnh quan trảng cỏ, cây bụi thứ sinh nhân tác
Cảnh quan rừng trồng
Cảnh quan rừng thứ sinh nhân tác
Cảnh quan thủy vực nhân sinh

×