Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ Quản trị vốn luân chuyển tại công ty TNHH trung hiếu phường tây sơn thành phố pleiku tỉnh gia lai (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 118 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG







TRẦN THỊ BÀI



QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TRUNG HIẾU, PHƯỜNG TÂY SƠN,
THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH






Đà Nẵng – Năm 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG





TRẦN THỊ BÀI



QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TRUNG HIẾU, PHƯỜNG TÂY SƠN,
THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH LIÊM





Đà Nẵng – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn


TRẦN THỊ BÀI

















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Bố cục đề tài 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN
CHUYỂN TRONG DOANH NGHIỆP 9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN LUÂN CHUYỂN TRONG DOANH
NGHIỆP 9
1.1.1. Khái niệm về vốn luân chuyển 9
1.1.2. Kết cấu vốn luân chuyển và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu
vốn luân chuyển 10
1.1.3. Tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển 11
1.2. CÁC CHÍNH SÁCH CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN
CHUYỂN 12
1.2.1. Chu kỳ chuyển hoá thành tiền của các tài sản 12
1.2.2. Chính sách đầu tư tài sản lưu động 13
1.2.3. Các chính sách tài trợ tài sản lưu động 15
1.2.4. Ảnh hưởng tổng hợp của các quyết định quản trị vốn luân chuyển 16
1.3. HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VỐN LUÂN CHUYỂN 16
1.3.1. Phương pháp hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển 17

1.3.2. Giải pháp cho nguồn vốn thiếu 19

1.4 QUẢN TRỊ CÁC BỘ PHẬN CỦA VỐN LUÂN CHUYỂN 21
1.4.1 Quản trị tiền mặt 21
1.4.2. Quản trị khoản phải thu 28
1.4.3. Quản trị tồn kho 34
1.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNG GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN
LUÂN CHUYỂN CỦA DOANH NGHIỆP 37
1.5.1. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nói chung 37
1.5.2. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của từng bộ phận vốn luân
chuyển 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
TẠI CÔNG TY TNHH TRUNG HIẾU 43
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TRUNG HIẾU 43
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Trung Hiếu. 43
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty 43
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
Trung Hiếu 44
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Trung Hiếu giai đoạn 2011-2013 46
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
TẠI CÔNG TY TNHH TRUNG HIẾU 47
2.2.1. Các chính sách quản trị vốn luân chuyển được áp dụng trong
công ty 47
2.2.2. Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển 50
2.2.3. Khái quát tình hình biến động vốn luân chuyển của Công ty
TNHH Trung Hiếu giai đoạn 2011-2013 51
2.2.4. Phân tích tình hình quản trị các bộ phận của vốn luân chuyển tại
Công ty TNHH Trung Hiếu giai đoạn 2011-2013 59

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LUÂN
CHUYỂN TẠI CÔNG TY TNHH TRUNG HIẾU GIAI ĐOẠN 2011-
2013 65
2.3.1. Những thành tựu đạt được trong quản trị vốn luân chuyển 65
2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị vốn luân chuyển 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
TẠI CÔNG TY TNHH TRUNG HIẾU 69
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI 69
3.1.1. Đánh giá triển vọng của ngành kinh doanh cà phê nông sản 69
3.1.2. Định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới (giai đoạn
2014-2020) 70
3.1.3. Phương hướng quản trị vốn luân chuyển tại Công ty 70
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN TẠI CÔNG TY TNHH TRUNG
HIẾU 71
3.2.1. Rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt 71
3.2.2. Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết phục vụ quá trình
sản xuất kinh doanh 72
3.2.3. Hoàn thiện Công tác quản trị tiền mặt 74
3.2.4. Hoàn thiện Công tác quản trị các khoản phải thu 79
3.2.5. Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho 91
3.2.6. Giải pháp cho nguồn vốn thiếu 91
3.2.7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu 93
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 95
3.3.1. Đối với các tổ chức tín dụng 95
3.3.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96

KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Ý nghĩa
EOQ
Economic Ordering Quantity
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TSLĐMV
Tài sản lưu động mùa vụ
TSLĐTX
Tài sản lưu động thường xuyên
VLCR
Vốn luân chuyển ròng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Tổng hợp tình hình s
ản xuất kinh doanh giai đoạn
2011-2013
46
2.2 Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt giai đoạn 2011-2013 48
2.3 Chính sách đầu tư tài sản lưu động 49
2.4 Kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài s

ản giai đoạn
2011-2013
52
2.5 Kết cấu vốn luân chuyển giai đoạn 2011-2013 54
2.6 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn 56
2.7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ rút gọn giai đoạn 2011-2013

59
2.8 Tình hình các khoản phải thu và ph
ải trả giai đoạn
2011-2013
62
2.9 Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu 63
2.10 Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho 64
3.1 Tỷ lệ phần trăm so với doanh thu của các chỉ tiêu bi
ến
động theo doanh thu
73
3.2 Kế hoạch thu chi tiền mặt năm 2014 77
3.3 Kế hoạch ngân quĩ năm 2014 78
3.4 Dự đoán thông tin tín dụng của các khách hàng 81
3.5 Phân tích quyết định mở rộng tín d
ụng cho các khách
hàng
81
3.6 Xác định khoản mất mát của từng khách hàng 82
3.7 Thông tin về chính sách nới rộng thời hạn tín dụng 83
3.8 Phân tích quyết định kéo dài thời hạn bán hàng 84
Số hiệu
bảng

Tên bảng Trang
3.9 Phân tích quyết định cấp chiết khấu cho khách hàng tín

dụng
86
3.10 Các biện pháp thu hồi khoản phải thu 88
3.11 Xác định phương án huy động vốn của Công ty 92
3.12 Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt 93
3.13 Kế hoạch ngân quĩ năm và Nguồn tài trợ vốn năm 2014

94


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình
Tên hình Trang
1.1 Vốn luân chuyển ròng trên bảng cân đối kế toán 10
2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty 44
2.2 Số lượng và trình độ lao động của Công ty năm 2013 45
2.3 Tổng tài sản và doanh thu giai đoạn 2011 - 2013 46
2.4 Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt năm 2013 48
2.5 Kết cấu vốn luân chuyển 53
3.1 Hệ thống tài khoản thu gom 75
3.2 Phân tích tín dụng khách hàng doanh nghiệp 79
3.3 Đánh giá khách hàng tín dụng 90






1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một
doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để tiến hành được
hoạt động kinh doanh, Công ty phải nắm giữ một lượng vốn nhất định. Số vốn
này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của Công ty trong hoạt
động kinh doanh. Trong đó, vốn luân chuyển chiếm một tỷ trọng rất lớn trong
tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt là nó có tốc độ quay vòng nhanh nên nếu
quản lý không chặt chẽ có thể làm nó tăng lên rất nhanh, giảm hiệu quả kinh
doanh. Như vậy, quản trị vốn luân chuyển tác động trực tiếp lên trạng thái
sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp.
Ngành sản xuất kinh doanh cà phê hay rơi vào tình trạng “được mùa,
mất giá” thậm chí “mất mùa mà vẫn mất giá”. Giá cà phê trong nước và xuất
khẩu chịu ảnh hưởng khách quan của thị trường cà phê thế giới. Mỗi khi giá cà
phê giảm mạnh, các doanh nghiệp và hộ nông dân đều phải chịu chung cảnh nợ
nần do không nhận được tiền bán cà phê mà đến hạn trả nợ ngân hàng nên buộc
phải bán với giá rẻ. Do đó có nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân phá sản.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Trung Hiếu là một doanh nghiệp
kinh doanh cà phê nông sản, vốn chủ yếu của công ty là vốn lưu động. Do đó,
việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn luân chuyển là biện pháp cần
thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển ở Công ty. Xây dựng kế
hoạch và sử dụng vốn của Công ty là hoạt động nhằm hình thành nên các dự
định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng
chúng sao cho có hiệu quả.
Xét về mặt thực tiễn, Công ty TNHH Trung Hiếu là một doanh nghiệp
nhỏ, khả năng huy động vốn kém, giá cả cà phê biến động thất thường. Việc áp

dụng lý thuyết quản trị vốn luân chuyển vào hoạt động cụ thể tại Công ty
2

TNHH Trung Hiếu chưa được cụ thể, chưa theo một quy trình khoa học. Cho
đến thời điểm này cũng chưa có nghiên cứu nào về việc thực hiện công tác
quản trị vốn luân chuyển tại Công ty TNHH Trung Hiếu. Vì vậy, việc tập trung
nghiên cứu một hệ thống về lý luận và thực tiễn đề tài quản trị vốn luân
chuyển, áp dụng cho Công ty TNHH Trung Hiếu là rất cần thiết.
Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Quản trị vốn luân chuyển tại Công
ty trách nhiệm hữu hạn Trung Hiếu, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về quản trị
vốn luân chuyển của Công ty.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị vốn luân chuyển tại Công ty
TNHH Trung Hiếu.
Trên cơ sở hệ thống lý luận và phân tích thực trạng, đề xuất một số giải
pháp quản trị vốn luân chuyển tại Công ty TNHH Trung Hiếu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn quản trị vốn
luân chuyển tại Công ty TNHH Trung Hiếu.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Luận văn đứng trên giác độ người
sử dụng vốn luân chuyển để nghiên cứu nội dung quản trị vốn luân chuyển tại
Công ty TNHH Trung Hiếu.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau làm cơ sở cho việc
nghiên cứu như: Phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh…trên nền tảng của
phương pháp luận duy vật biện chứng.

3

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
cơ bản của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị vốn luân chuyển trong Doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn luân chuyển tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn Trung Hiếu.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động
quản trị vốn luân chuyển tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trung Hiếu
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản trị vốn luân chuyển là một nội dung quan trọng trong quản trị tài
chính. Về vấn đề này đã hình thành một khung lý thuyết tương đối đầy đủ.
Các giáo trình trong nước, quản trị vốn luân chuyển xuất hiện như là
một phần của giáo trình quản trị tài chính, trong đó được trình bày một cách
tổng quát, cơ bản các nội dung chính. Một số giáo trình tiêu biểu như: cuốn
“Chiến lược quản trị dòng tiền mặt tạo lợi nhuận” (2009) của Nguyễn Văn
Dung; “Quản trị tài chính” (2009) của TS. Nguyễn Thanh Liêm và ThS.
Nguyễn Thị Mỹ Hương; “Quản trị sản xuất” (2011) của TS. Nguyễn Thanh
Liêm, TS. Nguyễn Quốc Tuấn và ThS. Nguyễn Hữu Hiển.
Các giáo trình nước ngoài viết về đề tài này thì khá là phong phú.
Trong đó có những giáo trình chuyên sâu, trình bày chi tiết các vấn đề liên
quan đến quản trị vốn luân chuyển. Một số giáo trình tiêu biểu như: “Supply
Chain Finance Solutions”, Relevance-Propositions-Market Value (2011) của
Erik Hofmann, Oliver Belin; “Strategic Cash Flow Management” (2002) của
Keith Checkley; “Working capital management” (2010) của Lorenzo A.
Preve, Virginia Sarria Allende.
Liên quan đến đề tài Quản trị vốn luân chuyển còn có các bài
báo, các diễn đàn trên mạng internet.
Sau đây là tổng quan tài liệu được sử dụng cho đề tài nghiên cứu:

4

6.1 .Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược quản trị dòng tiền mặt tạo
lợi nhuận, NXB Tài chính, HCM
Tiền mặt là nguồn lực cốt lõi cạnh tranh của tổ chức, nếu có tiền mặt
cùng với quản trị đúng đắn và hoạt động hiệu quả doanh nghiệp có thể tăng
trưởng thịnh vượng, nếu không có tiền mặt doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro. Cuốn
sách này đưa ra các phương pháp quản trị, hoạch định và phân tích dòng tiền
trong tổ chức, nhằm tạo mục tiêu tối hậu tạo vị thế và thương hiệu của Doanh
nghiệp.
6.2. Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Mỹ Hương (2009), Quản trị
tài chính, NXB Thống kê, HCM
Mục tiêu căn bản của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị dài hạn của
doanh nghiệp chứ không phải là tối đa hóa các kết quả kế toán như lợi nhuận
sau thuế thu nhập doanh nghiệp hay lãi cơ bản trên cổ phiếu. Phân tích tài
chính liên quan đến việc so sánh hiệu suất của một công ty với hiệu suất của
các công ty khác trong ngành và đánh giá các xu hướng về vị thế tài chính của
công ty theo thời gian. Những nghiên cứu này giúp các nhà quản trị xác định
các khiếm khuyết và từ đó có những hành động phù hợp nhằm cải thiện hiệu
suất của doanh nghiệp.
Nội dung cơ bản của quản trị vốn luân chuyển là giải quyết hai vấn đề
cơ bản: Mức tài sản lưu động hợp lý mà công ty nên duy trì đối với từng loại
tài sản cũng như toàn bộ tài sản lưu động; công ty nên sử dụng nguồn nào để
tài trợ cho tài sản lưu động.
Từ hai nội dung cơ bản này sẽ hướng đến nghiên cứu: Các chính sách
cơ bản của quản trị vốn luân chuyển bao gồm các quyết định về quy mô, cơ
cấu tài sản và các biện pháp khai thác nguồn tài trợ cho vốn luân chuyển;
quản trị các yếu tố cấu thành của vốn luân chuyển bao gồm tiền mặt, khoản
phải thu và tồn kho; các biện pháp tài trợ ngắn hạn.
5


Các chính sách cơ bản của vốn luân chuyển giải quyết hai vấn đề lớn:
đầu tư bao nhiêu vào tài sản lưu động, và đầu tư vào tài sản nào? Sử dụng
nguồn vốn nào để tài trợ cho vốn luân chuyển? Hai vấn đề này đều có tác động
trực tiếp và tổng hợp lên tính sinh lợi cũng như rủi ro của doanh nghiệp. Kết
quả là các nhà quản trị xác định một lề an toàn được hiểu như là sự sớm pha
lệch giữa ngân quỹ kỳ vọng và sự đến hạn của các khoản nợ. Độ lớn của lề an
toàn phụ thuộc vào độ giao động của ngân quỹ và sự chấp nhận rủi ro của nhà
quản trị. Để có được lề an toàn này các nhà quản trị ra các quyết định tác động
lên cơ cấu tài sản và cơ cấu nợ trong mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
Các quyết định trong quản trị tiền mặt có mục đích làm cực đại hóa tiền
quỹ khả dụng và khả năng sinh lời của tiền nhàn rỗi được đầu tư vào các
chứng khoán để bán một cách hợp lý. Nội dung cơ bản là các biện pháp kiểm
soát chi tiêu với mục đích tăng vốn trôi nổi trong các nghiệp vụ thanh toán,
tập trung các khoảng thanh toán.
Các quyết định trong quản trị khoản phải thu gồm xác định tiêu chuẩn
tín dụng, thời hạn tín dụng, thủ tục đánh giá tín dụng, chính sách thu nợ. Mục
tiêu cơ bản là tìm các giới hạn hợp lý cho việc mở tín dụng và cách thức huy
động nguồn lực cho công tác thu nợ.
Các quyết định trong quản trị tồn kho là ranh giới giữa quản trị sản xuất
và quản trị tài chính trong đó các hoạt động vật chất được nghiên cứu trong
quá trình quản trị.
Các biện pháp tài trợ, trong giáo trình chỉ đề cập đến tài trợ ngắn hạn,
bao gồm tài trợ phát sinh và vay ngắn hạn.
6.3. Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Hiển
(2011), Quản trị sản xuất, NXB tài chính, Đà Nẵng.
Cuốn sách này đề cập đến những chức năng cơ bản trong quản trị
doanh nghiệp, đề cập đến các giải pháp để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài
6


sản của doanh nghiệp và đến việc cung cấp cho thị trường sản phẩm hay dịch
vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu biến đổi và hiệu quả kinh tế.
Hệ thống tồn kho nhu cầu độc lập thực chất là cách thức mà chúng ta
trả lời hai vấn đề lớn đó là:
Bổ sung hàng hóa khi nào?
Mỗi lần bổ sung bao nhiêu?
Việc trả lời hai vấn đề này luôn ảnh hưởng tới tính phức tạp trong quản trị
vật liệu, tính chặt chẽ của kiểm soát tồn kho, và đặc biệt là mức độ chi phí phải
chấp nhận. Hệ thống tồn kho tối ưu giải quyết hài hòa các yếu tố trên. Mô hình
EOQ chỉ ra quy mô đặt hàng tối ưu làm cực tiểu chi phí đặt hàng và tồn kho.
6.4. Erik Hofmann, Oliver Belin (2011), Supply Chain Finance
Solutions, St. Gallen and London
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dẫn đến phản ứng thúc đẩy tài
trợ chuỗi cung ứng. Khủng hoảng tín dụng là làm cho người mua và nhà cung
cấp thiếu hụt tiền mặt, trong khi nhà cung cấp cố gắng khuyến khích khách
hàng của họ trả tiền trước, người mua lại tăng dần điều khoản thanh toán. Một
trong những nỗ lực để đối phó với những vấn đề này là hoàn toàn sử dụng các
tiềm năng tạo ra giá trị của chuỗi cung ứng. Tài trợ chuỗi cung ứng có thể đáp
ứng được điều này. Tài trợ chuỗi cung ứng được xem như mô hình Just in
time (JIT) đối với tiền. Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng làm tăng sự hợp tác
giữa các thành phần trong chuỗi để đáp ứng nhu cầu của các thành phần đó.
Trọng tâm của tài trợ chuỗi cung ứng là quản trị vốn luân chuyển và dòng tài
chính trong chuỗi, đồng thời quản trị thông tin, dữ liệu hỗ trợ cho dòng tài
chính chẳng hạn như đơn đặt hàng, hóa đơn và quá trình chấp nhận thanh
toán. Tài trợ chuỗi cung ứng không chỉ là quá trình tìm kiếm nguồn tài trợ tối
ưu từ bên trong công ty mà còn từ nhà cung cấp, khách hàng và đối tác kinh
doanh khác trong chuỗi để gia tăng giá trị cho tất cả các thành phần trong
7

chuỗi cung ứng. Như vậy, có thể hiểu việc tối ưu hóa tài trợ chuỗi cung ứng

tương đương với việc tối ưu hóa vốn luân chuyển của mỗi doanh nghiệp.
Cuốn sách này đưa ra các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng có thể giúp
công ty cạnh tranh hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng: Giảm chi phí bằng cách
tối ưu hóa vốn lưu động.
6.5. Keith Checkley (2002), Strategic Cash Flow Management,
capstone, United kingdom.
Cuốn sách này đề cập đến các vấn đề chính như: Quản lý, lập kế hoạch
và phân tích dòng tiền mặt.
Tiền mặt sẵn có là mạch máu của một tổ chức. Với nó, nếu có một sự
quản lý hợp lý, và tính toán hoạt động một cách kinh tế, hiệu quả, hiệu năng,
công ty có thể phát triển thịnh vượng - nếu không tổ chức sẽ diệt vong. Nếu
nhà quản trị hiểu được cách quản trị tiền mặt thì có thể tránh được việc thâm
hụt tiền mặt bằng cách trì hoãn các khoản phải trả, tăng tốc độ thu tiền, hay
dùng các nguồn tài chính bên ngoài như các khoản vay hay nguồn vốn đầu tư
của chủ sở hữu.
Quản trị tiền mặt là một quá trình liên tục. Khi các công ty lên những
kế hoạch về tiền mặt, thì thường tập trung vào số dư tiền mặt hàng ngày. Sự
tập trung vào số dư tiền mặt hàng ngày chỉ hướng đến vấn đề sống còn hàng
ngày, tuy nhiên nó lại không xem xét đến nhu cầu cơ bản để duy trì số dư
chính xác giữa nguồn và sử dụng quỹ tiền mặt trên cơ sở lâu dài.
Hoạch định dòng ngân quĩ - kế hoạch cho sự sống còn: Những công cụ
được xem xét trong quá trình hoạch định ngân quỹ bao gồm: Sự chuẩn bị; dự
báo tiền mặt; kế hoạch tiền mặt; dự toán tiền mặt. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
được sử dụng trong quá trình phân tích dòng tiền.
Lập kế hoạch chi tiết trong ngắn hạn và tổng quát trong dài hạn: Một quá
trình lập kế hoạch sẽ được cập nhật mỗi quý, do đó luôn luôn cung cấp cái nhìn
8

tổng thể về tình hình tiền mặt trong tương lai gần. Loại bỏ những việc không
lường trước được trong tương lai là mục tiêu lớn trong việc lập kế hoạch tiền mặt

cũng như trong những chương trình khác của lập kế hoạch kinh doanh, và
phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phân tích này giúp đạt được kết quả đó.
6.6. Lorenzo A. Preve, Virginia Sarria Allende (2010), Working
capital management, Oxford University.
Nội dung cơ bản của quản trị vốn luân chuyển là giải quyết hai vấn đề
cơ bản: Mức tài sản lưu động hợp lý mà công ty nên duy trì đối với từng loại
tài sản cũng như toàn bộ tài sản lưu động; công ty nên sử dụng nguồn nào để
tài trợ cho tài sản lưu động.
Nội dung quản trị các yếu tố cấu thành của vốn luân chuyển bao gồm
tiền mặt, khoản phải thu và tồn kho; các biện pháp tài trợ ngắn hạn.
Vốn lưu động - tính mùa vụ và sự tăng trưởng, mục tiêu là để giúp các
nhà quản lý hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa quy mô các hoạt động kinh doanh
và vốn luân chuyển. Từ đó, nhà quản lý có thể giải quyết những câu hỏi làm thế
nào một công ty tài trợ cho hoạt động của mình bằng cách tham gia một cái nhìn
cận cảnh những lựa chọn tài chính có sẵn cho công ty, các tiêu chí cho việc lựa
chọn tối ưu trong số đó, và ảnh hưởng của mùa vụ và sự tăng trưởng trong sự lựa
chọn cụ thể. Ở đây, vốn luân chuyển ròng được hiểu không chỉ đơn giản như là
một quyết định đầu tư mà còn là một chiến lược tài chính. Trong mùa cao điểm,
để giảm thiểu tối đa sự gia tăng tài chính dài hạn để tránh phải nộp lệ phí liên
quan không cần thiết trong suốt một thời kỳ dài giảm sút về nhu cầu hoạt động.
Cuốn sách này đưa ra các lý do mà các công ty cần cung cấp tín dụng
cho khách hàng và tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng; xem quản trị
vốn luân chuyển như là một công cụ chiến lược, cung cấp cái nhìn tích hợp,
giúp công ty nâng cao vị thế cạnh tranh; thảo luận về các mô hình quản trị
vốn luân chuyển trên thế giới.
9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN TRONG
DOANH NGHIỆP


1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN LUÂN CHUYỂN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển theo nghĩa rộng là giá trị của toàn bộ tài sản lưu động,
là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu
kỳ kinh doanh, chúng chuyển hóa qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến
tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Với sự
chuyển hóa nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyển chiếm
gần như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Nhiệm vụ
đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho vốn luân chuyển là yếu tố thúc đẩy sự
chuyển hóa nhanh chóng giữa các hình thái tồn tại cơ bản của tài sản lưu động
để liên tục sản sinh ra ngân quỹ.[3, tr. 297]
Khi phân tích vốn luân chuyển, người ta có thể sử dụng thêm chỉ tiêu
Vốn luân chuyển ròng (VLCR), đây là phần giá trị tài sản ngắn hạn được tài
trợ bằng các nguồn vốn dài hạn.
Vốn luân chuyển ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn (1.1)
Nếu vốn luân chuyển ròng bị âm (VLCR<0), nghĩa là nợ ngắn hạn lớn
hơn tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn đầu tư
vào tài sản cố định. Vốn luân chuyển ròng âm rất nguy hiểm bởi vì nợ ngắn
hạn có thời gian đáo hạn ngắn, trong khi tài sản cố định có thời gian hoàn vốn
chậm dẫn đến doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
[7,tr.15-16]




10

Vốn luân chuyển ròng được tính như sau:


Hình 1.1. Vốn luân chuyển ròng trên bảng cân đối kế toán
1.1.2. Kết cấu vốn luân chuyển và các nhân tố ảnh hưởng đến kết
cấu vốn luân chuyển
a. Kết cấu vốn luân chuyển của doanh nghiệp
Kết cấu vốn luân chuyển của doanh nghiệp là tỷ trọng từng khoảng vốn
hay từng bộ phận vốn chiếm trong tổng số vốn luân chuyển của doanh nghiệp.
Kết cấu vốn luân chuyển bao gồm những bộ phận cơ bản sau:[3, tr.
318]
Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển…Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền là yếu tố trực
tiếp quyết định khả năng thanh toán các khoản nợ, mua sắm vật tư và hàng
hóa. Tuy nhiên, nếu dự trữ quá nhiều tiền mặt, không hợp lý sẽ dẫn đến ứ
Tài sản ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Khoản phải thu và tài sản
khác
- Chứng khoán
- Quỹ lưu động

Vốn ngắn hạn
- Nợ tài chính ngắn hạn
- Khoản phải trả
- Dự trữ ngắn hạn
Vốn luân
chuyển ròng

Tài sản cố định

Vốn vay dài

hạn

Vốn chủ sở
hữu


Nguồn
thường
xuyên

11

đọng vốn làm cho hiệu quả sử dụng vốn bị giảm đi; ngược lại, nếu dự trữ quá
ít sẽ gây khó khăn cho doanh nhiệp trong thanh toán.
Các khoản đầu tư ngắn hạn gồm: trái phiếu hoặc cổ phiếu…Việc đầu tư
tài chính ngắn hạn mang lại thu nhập cho doanh nghiệp là tiền lãi của trái
phiếu, cổ phiếu và sự gia tăng giá trị thị trường của cổ phiếu
Giá trị các khoản phải thu: Đây là bộ phận quan trọng cấu thành vốn
luân chuyển. Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa của mình, thông
thường sự giao nhận tiền - hàng hóa không xảy ra đồng thời nên phát sinh
công nợ phải thu khách hàng.
Giá trị hàng tồn kho:là vật tư, sản phẩm dở dang, hàng hóa tồn kho.
Doanh nghiệp cần tính toán, duy trì một lượng tồn kho với cơ cấu hợp lý
nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục và hiệu quả.

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn luân chuyển
Các nhân tố về mặt sản xuất: như quy mô sản xuất kinh doanh, độ dài
của chu kỳ sản xuất…từ đó sẽ dẫn đến tỷ trọng vốn luân chuyển cũng khác
nhau.[3]


Các nhân tố về cung ứng - tiêu thụ: khoảng cách giữa doanh nghiệp với
nhà cung cấp, khách hàng; khả năng cung cấp của thị trường; khối lượng tiêu
thụ sản phẩm…
Các nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán, thủ tục thanh
toán, việc chấp hành kỷ luật trong thanh toán…

1.1.3. Tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển
Tài sản ngắn hạn thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của
một doanh nghiệp. Chúng có đặc điểm chuyển hoá thành tiền nhanh, vì thế tài
sản ngắn hạn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo đảm khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.[7, tr.26]

Quản trị vốn luân chuyển hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp: xác định được
12

số vốn luân chuyển cần thiết trong kỳ kinh doanh, đảm bảo đủ vốn luân
chuyển để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên
tục; khai thác tốt nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; có giải
pháp bảo toàn và phát triển vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng mua
sắm và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Như vậy, vốn luân chuyển
chính là thước đo cho hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh
nghiệp. Các quyết định trong quản trị vốn luân chuyển là điều hết sức quan
trọng đối với một doanh nghiệp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sinh lợi
và rủi ro của doanh nghiệp và đó cũng chính là thách thức đối với các nhà
quản lý tài chính.

1.2. CÁC CHÍNH SÁCH CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
1.2.1. Chu kỳ chuyển hoá thành tiền của các tài sản
Trong một chu kỳ kinh doanh, các tài sản lưu động chuyển hóa liên tục
qua tất cả các hình thái, từ tiền mặt, đến tồn kho, khoản phải thu và quay trở

lại tiền mặt. Chu kỳ này chính là chu kỳ chuyển hóa tiền mặt. Chính sách vốn
luân chuyển hiệu quả phải đảm bảo giảm tối thiểu thời gian từ khi trả tiền
mua nguyên vật liệu đến khi thu tiền bán tín dụng.[3, tr 299-303]

Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bao gồm khoảng thời gian từ khi công ty
thanh toán các khoảng nợ đến khi thu tiền mặt. Trong khoảng thời gian đó, có
các yếu tố sau đây:
Chu kỳ chuyển hóa tồn kho: là thời gian bình quân cần thiết để chuyển
hóa nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và bán cho người tiêu dùng.
Chi tiết ra, khoảng thời gian này gồm, thời gian bình quân nguyên vật liệu ở
trong kho, toàn bộ thời gian chu kỳ sản xuất, thời gian bình quân sản phẩm
tồn kho.
Kỳ thu tiền bình quân: là khoảng thời gian để chuyển khoản phải thu
thành tiền mặt, nghĩa là thời gian cần thiết để thu tiền từ khách hàng kể từ thời
13

điểm ghi hóa đơn.
Kỳ thanh toán bình quân: là độ dài thời gian từ khi mua nguyên vật liệu
hay thuê lao động đến khi thanh toán tiền cho họ.
Kỳ thanh toán bình quân = Khoản phải trả/ Chi phí bán hàng bình quân
mỗi ngày.
Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt: bằng tổng thời gian từ khi chi tiền mặt
đến khi nhận tiền mặt. Kỳ chuyển hóa tiền mặt vì vậy bằng khoảng thời gian
bình quân đồng vốn được duy trì dưới hình thức tài sản lưu động.
Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt có thể được biểu diễn trong phương trình sau:
Chu
kỳ chuyển
hóa tiền mặt
Chu kỳ
chuyển hóa

tồn kho
Kỳ
thu tiền
bình quân

Chu
kỳ thanh
toán bình
quân

(1.2)

Có thể rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bằng cách:
Giảm chu kỳ chuyển hóa tồn kho bằng thúc đẩy quá trình sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa;
Giảm kỳ thu tiền bằng thúc đẩy chính sách bán hàng và thu nợ hợp lý;
Kéo dài thời gian thanh toán bằng trì hoãn thời gian thanh toán cho các
nhà cung cấp.

1.2.2. Chính sách đầu tư tài sản lưu động
Nên đầu tư bao nhiêu vào tài sản lưu động, và đầu tư cho tài sản nào?
Cấu trúc và chất lượng của tài sản lưu động quyết định ngân quỹ để đáp ứng
với các nghĩa vụ tài chính.[3, tr.306-309]
Cách thức ra quyết định tài sản lưu động: giả sử các nhân tố khác
được giữ cố định thì:
Thứ nhất, càng tăng tài sản lưu động, tăng tỷ lệ tài sản thanh toán, khả
14

năng thanh toán của công ty sẽ tăng lên.
Thứ 2, càng tăng tài sản lưu động, tăng tỷ lệ tài sản thanh toán, tốc độ

quay vòng của tổng tài sản giảm.
Thứ 3, càng tăng tài sản lưu động, tăng tỷ lệ tài sản thanh toán, khả
năng sinh lợi trên tổng tài sản giảm.
Chính sách đầu tư tài sản lưu động:có ba chính sách đầu tư tài sản lưu
động là chính sách hạn chế, chính sách ôn hòa và chính sách thả lỏng. Với
chính sách hạn chế, tài sản lưu động chuyển hóa thành doanh thu với tốc độ
nhanh hơn, nên mỗi đồng tài sản lưu động sẽ vận động nhanh hơn và hiệu quả
hơn. Các chính sách ôn hòa và thả lỏng sử dụng nhiều vốn luân chuyển hơn
để tạo ra một đồng doanh thu, do vậy hiệu quả và tốc độ luân chuyển của tài
sản lưu động sẽ chậm hơn.
Trong điều kiện nền kinh tế ít rủi ro, việc dự đoán doanh thu, chi phí,
kỳ thanh toán là khá chính xác, Công ty nên duy trì tài sản lưu động ở mức tối
thiểu. Việc tăng tài sản lưu động có thể dẫn đến khả năng tăng nhu cầu tài trợ
từ bên ngoài mà không đem lại một mức tăng tương ứng của lợi nhuận.
Trong điều kiện rủi ro, công ty phải duy trì một khoản tiền mặt và tồn
kho tối thiểu dựa trên những dự đoán về chi phí, doanh thu, cộng với khoảng
dự phòng, giúp công ty xử lý những tình huống khi dòng ngân quỹ lệch khỏi
giá trị kỳ vọng.
Với chính sách đầu tư tài sản lưu động hạn chế, công ty chỉ duy trì tiền
mặt và tồn kho ở mức an toàn tối thiểu mặc dù điều này có thể dẫn đến nguy
cơ mất doanh thu. Chính sách đầu tư tài sản lưu động hạn chế thường đem lại
cho công ty mức thu nhập kỳ vọng trên vốn đầu tư cao nhất, nhưng nó lại
chứa đựng nhiều rủi ro nhất, trong khi đó, chính sách thả lỏng cho kết quả
ngược lại. Chính sách ôn hòa là chính sách ở giữa hai chính sách trên về mặt
thu nhập kỳ vọng và rủi ro.

×