Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thực trạng nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.47 KB, 18 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường là một điệu kiện tất yếu để phát triển
nền kinh tế quốc gia. Ở Việt Nam, sau gần 20 năm đổi mới, sự phát triển kinh tế thị
trường đã thúc đẩy các chủ thể kinh tế phát huy khả năng, sức sáng tạo và tự chủ
trong sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kinh tế thị trường đã tạo
điều kiện cho nghành bảo hiểm phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự lớn mạnh chung của
toàn ngành bảo hiểm, bảo hiểm tai nạn hành khách không ngừng và ngày càng tỏ rõ
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành giao thông vận tải
nói riêng.
Với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao
nhu cầu đi lại ngày một nhiều hơn, cùng với sự cố gắng của bản thân con người cũng
như sự giúp đỡ đắc lực của ngành giao thông chúng ta vẫn không thể loại bỏ, tránh
khỏi các tai nạn giao thông xảy ra, thậm chí tai nạn giao thông xảy ra ngày càng ra
tăng và mức độ tổn thất ngày càng lớn do đó bảo hiểm tai nạn hành khách ra đời nó
góp phần đề phòng và ngăn ngừa tai nạn giao thông- mối lo của toàn xã hội. Nhận
thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ này kết hợp với thời gian thực tập tại Công
ty Bảo Hiểm Hà Nội cùng với sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình của cô Tô Thiên
Hương cũng như các cô chú, anh chị trong Công ty, em đã chon đề tài: “ Thực trạng
nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn
2002- 2006” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề ngoài
phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về bảo hiểm tai nạn hnàh khách
Phần II: Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn hành khách tai Công ty bảo
hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006
Phần III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn hành khách
tại Công ty bảo hiểm Hà Nội trong thời gian tới
TrÞnh ThÞ Nhµn B¶o hiÓm 45A
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song do thời gian và trình độ còn hạn chế nên


bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được những
ý kiến đóng góp của thầy cô cùng các bạn sinh viên để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Tô Thiên Hương và các cô chú, anh
chị ở phòng bảo hiểm Thanh xuân- Công ty bảo hiểm Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
TrÞnh ThÞ Nhµn B¶o hiÓm 45A
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN
HÀNH KHÁCH
I SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TAI
NẠN HÀNH KHÁCH
1.Sự cần thiết khách quan và tác dụng của Bảo hiểm tai nạn hành khách
1.Sự cần thiết khách quan và tác dụng của Bảo hiểm tai nạn hành khách
Trong nhịp độ phát triển không ngừng về kinh tế thì giao thông đóng một vai
trò quan trọng, là huyết mạch, là một nghành kinh tế kỹ thuật có then chốt. Giao
thông ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các nghành kinh tế, kỹ thuật, an ninh,
quốc phòng.
Khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của nhân dân ngày
càng tăng và lưu lượng hành khách tham gia giao thông ngày càng lớn. Kéo theo đó
là số lượng các phương tiện tham gia giao thông cũng ngày càng gia tăng và hết sức
đa dạng, phong phú. Mặc dù các loại phương tiện tham gia giao thông ngày càng
được cải tiến và hiện đại, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được mở rộng, nâng
cấp và hoàn thiện, song tai nạn giao thông vẫn ngày một gia tăng đã làm ảnh hưởng
trực tiếp đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của mọi khách hàng. Theo số liệu
thống kê trên thế giới, hàng năm có hơn 70% lượng hành khách tham gia giao thông
đều là những người chủ chốt trong gia đình, cơ quan và doanh nghiệp, mỗi khi tai
nạn giao thông không may đến với họ đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
mỗi gia đình, người dân, cơ quan, doanh nghiệp, mỗi khi tai nạn giao thông không
may đến với họ đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi gia đình, người

thân, cơ quan, doanh nghiệp và toàn xã hội, Vì thế, Bảo hiểm tai nạn hành khách ra
đời là hết sức cần thiết và ở nhiều nước trên thế giới đã được triển khai dưới hình
thức bắt buộc.
Do xác định được sự cần thiết của BHTNHK tại Việt Nam lịch sử thương mại
ra đời gắn liền với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt). Bảo Việt –
tiền thân của Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam ngày nay ra đời ngày 17 thán 12
năm 1964 và chính thức đi vào hoạt động ngày 15 tháng 1 năm 1965. Ngày đầu mới
TrÞnh ThÞ Nhµn B¶o hiÓm 45A
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thành lập Công ty chỉ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu, bảo hiểm tàu biển, nhận tái bảo hiểm, làm đại lý giám định và xét bồi thường
cho các Công ty bảo hiểm nước ngoài về hàng hóa xuất nhập khẩu. Năm 1980, Bảo
Việt chính thức có mạng lưới cung cấp dịch vụ trên khắp cả nước. Đây cũng là thời
kỳ Bảo Việt cung cấp dịch vụ “ Bảo hiểm tai nạn hành khách” và “ Bảo hiểm trách
nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới” dưới hình thức bắt buộc phục vụ đắc lực nhu cầu
thông thương và đi lại của đông đảo nhân dân.
Do vậy, căn cứ vào quyết định số 314/CP ngày 01/10/1980 của Hội đồng
Chính phủ cho phép thực hiện chế độ Bảo hiểm tai nạn hành khách và quy tắc về Bảo
hiểm tai nạn hành khách ban hành theo quyết định số 248/TC ngày 22/12/1980 của
Bộ Tài Chính, Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ này khá sớm. Tuy nhiên, sau thời
gian thực hiện, Bộ Tài Chính lại ra quyết định số 176/TC- Bảo hiểm tai nạn hành
khách ngày 27/10/1989, theo quy tắc Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trong nước
được ban hành kèm theo quyết định này sẽ thay cho quy tắc Bảo hiểm tai nạn hành
khách ban hành theo quyết định số 284/TC và các văn bản đã ban hành có liên quan
đến Bảo hiểm tai nạn hành khách trước đây trái với quyết định này đều bị bãi bỏ
2 Tác dụng của Bảo hiểm tai nạn hành khách
2 Tác dụng của Bảo hiểm tai nạn hành khách
Bảo hiểm tai nạn hành khách ra đời có ba tác dụng to lớn sau:
- Góp phần ổn định cuộc sống của bản thân hành khách không may bị tai nạn

và gia đình họ. Vì Bảo hiểm bồi thường những tổn thất về mặt tài chính do rủi ro gây
nên cho cá nhân hoặc gia đình giúp họ khôi phục lại điều kiện kinh tế như ban đầu
hoặc gần như ban đầu, từ đó họ khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh và các
hoạt động khác một cách bình thường khi chưa có tai nạn xảy ra. Tác dụng này rất
phù hợp với mục tiêu kinh tế
- Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn khắc
phục hậu quả tai nạn kịp thời, nhanh chóng. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra phải báo
ngay với cơ quan bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan để nhanh chóng có
mặt tại hiện trường tiến hành làm thủ tục giám định tổn thất qua đó kịp thời động
viên về mạt tinh thần và bồi thường thiệt hại cho khách hàng bị tai nạn. Hoạt động
TrÞnh ThÞ Nhµn B¶o hiÓm 45A
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
này giảm bớt gánh nặng, san sẻ trách nhiệm với chính quyền địa phương nơi xảy ta
tai nạn.
- Xét trên phạm vi toàn xã hội, nó còn góp phần ngăn ngừa và dè phòng tai
nạn giao thông. Tăng thu ngân sách cho Nhà nước để từ đó có điều kiện đầu tư trở lại
nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông. Khi tham gia bảo hiểm, cơ quan
hoặc các Công ty bảo hiểm sẽ cùng người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng
hạn chế tổn thất rủi ro đã xảy ra. Cơ quan, Công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một
cách tích cực để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền, hướng dẫn
các biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy:
cùng nghành giao thông làm các biển báo, các đường lánh nạn. Mặt khác, bảo hiểm
có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế, tức tăng thu cho
ngân sách
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TAI NẠN
HÀNH KHÁCH
1. Đối tượng bảo hiểm:
1. Đối tượng bảo hiểm:
Là tính mạng và tình trạng sức khỏe của tất cả hành khách đi trên các phương

tiện giao thông kinh doanh chuyên chở khách (đường sắt, đường thủy, đường bộ,
đường hàng không, qua phà và cầu phao). Những người này không phân biệt lứa tuổi,
nghề nghiệp, hành khách người Việt Nam hay người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam miễn là họ có vé hoặc được miễn giảm giá vé theo
quy định. Người được bảo hiểm còn bao gồm cả những hành khách được ưu tiên đặc
biệt không phải mua vé, trẻ em đi theo người lớn được miễn vé
Tuy nhiên, hành lý, tài sản hàng hóa của hành khách mang theo, các lái phụ xe
và những người đang làm việc trên các phương tiện vận chuyển hành khách không
thuộc đối tượng bảo hiểm. Nghiệp vụ này ở nước ta đã được các Công ty triển khai
dưới hình thức bắt buộc, vì vậy phí bảo hiểm được tính vào gia cước vận chuyển và
mặc nhiên mỗi tấm vé là một giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Phạm vi bảo hiểm
2. Phạm vi bảo hiểm
2.1 Rủi ro được bảo hiểm:
TrÞnh ThÞ Nhµn B¶o hiÓm 45A
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Là các rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra trong suốt hành trình của hành
khách gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm.
- Thiên tai bao gồm: Thời tiết xấu, bão lốc, lũ lụt, sụt lở đất đá… gây thiệt hại
cho phương tiện chuyên chở, do đó gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức
khẻo của hành khách
- Tai nạn bất ngờ như: Đâm va, cháy nổ, lật nghiêng, do sự cố kỹ thuật của
chính phương tiện, lỗi lầm của người điều khiển phương tiện hoặc do phương tiện
khác đâm vào…
2.2 Rủi ro loại trừ
Trong phạm vi bảo hiểm không bao gồm các rủi ro như:
- Bị tai nạn do vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm pháp luật (nhảy tàu
xe khi phương tiện chưa dừng hẳn, bám xe, đứng ngồi không đúng chỗ quy định,
hành hung, ăn cắp…)

- Bị tai nạn do những nguyên nhân không liên quảntực tiếp đến quá trình vận
chuyển hoặc bản than tình trạng sức khỏe của hành khách gây ra (ngộ độc thức ăn,
trúng gió, ốm đau)
3. Phương thức bảo hiểm
3. Phương thức bảo hiểm
Nghiệp vụ bảo hiểm này ở nước ta được triển khai dưới hình thức tự nguyện,
nhưng đối với những khách hàng tham gia mua vé để đi trên các phương tiện vận
chuyển hành khách thì coi như tham gia bảo hiểm tai nạn hành khách do phí bảo
hiểm được tính vào giá cước vận chuyển trên tấm vé và mặc nhiên mỗi tấm vé là một
giấy chứng nhận bảo hiểm.
4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
4.1 Số tiền bảo hiểm (STBH)
STBH được ấn định theo quy định chung đối với mỗi loại phương tiện hay
một số loại phương tiện. Chẳng hạn, nếu hành khách đi trên máy bay STBH là
20.000USD/hành khách. Nếu đi trên tàu hỏa, tàu thủy, ô tô STBH được Bộ Tài chính
khống chế hạn mức trách nhiệm tối thiểu là 30.000.000 VNĐ/ hành khách đối với
TrÞnh ThÞ Nhµn B¶o hiÓm 45A
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hành khách trong nước, còn đối với hành khách nước ngoài là 100.000.000
VNĐ/hành khách.Vì nghiệp vụ bảo hiểm thực hiện dưới hình thức phí bảo hiểm được
tính gộp vào giá vé nên người tham gia bảo hiểm không có quyền lựa chọn STBH.
Trẻ em mua nữa vé hoặc được miễn vé thì STBH chỉ bằng 50% STBH của người lớn.
4.2 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm do người được bảo hiểm đóng đã được tính gộp vào giá vé cước
vận chuyển hành khách. Cơ quan làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách bán vé cũng
là người thu phí bảo hiểm và chuyển cho Bảo Việt. Vé hành khách cũng chính là giấy
chứng nhận bảo hiểm, hành khách được miễn tiền vé theo chế độ do Nhà nước quy
định vẫn xem như đã được bảo hiểm.

Phí bảo hiểm phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Số tiền bảo hiểm
- Loại phương tiện vận chuyển
- Độ dài chuyến đường chuyên chở
- Đặc điểm tuyến đường hoạt động của phương tiện vận chuyển( chất lượng
đường sá và địa hình)
Có 2 phương pháp tính phí được các công ty bảo hiểm vận dụng:
* Phương pháp 1: Phí bảo hiểm tính trên 1km/ hành khách, cho từng loại
phương tiện với giả thiết 100% hành khách đều được bảo hiểm với STBH cho trước.
Phí bảo hiểm theo phương thức này được tính như sau:
P = f1+f2+f3+f4
Trong đó:
f1: Phí thuần, được tính như sau

∑∑
∑ ∑
= =
= =
+
=
n
i
m
j
n
i
n
i
LijKij
TiCi

f
1 1
1 1
1
Ci : số tiền chi trả cho những hành khách bị chết năm thứ i
Ti: Số tiền chi trả cho những hành khách phải điều trị, phẩu thuật năm thứ i
Lij: Độ dài quãng đường j năm thứ i
TrÞnh ThÞ Nhµn B¶o hiÓm 45A
7

×