Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các Phương Án Cải Tiến Và Nâng Cao Năng Suất Lao ĐộngTrong Doanh Nghiệp May

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 15 trang )

. Các Phương Án Cải Tiến Và Nâng Cao Năng Suất Lao Động
Sản phẩm chủ lực của công ty là mặt hàng Jean, nên vấn đề quan tâm nhất là
hàng sau khi Wash. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất xí
nghiệp đã đầu tư nhiều máy chuyên dùng và trang thiết bị hiện đại như máy đính
passant tự động cắt, máy lập trình đóng túi sau, máy lập trình đóng túi đồng hồ và
toàn bộ hệ thống máy may điện tử.
Bên cạnh đó còn có đội ngũ nhân viên kỹ thuật không ngừng sáng tạo, áp dụng
những cải tiến vào sản xuất như các loại cữ gá lắp, rập cải tiến, rập định vị, rập lấy
dấu … nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra công ty còn có chế độ tập thể dục giữa giờ 14h giờ hàng ngày, giảm
thiểu mệt mỏi, do công nhân phải ngồi là chủ yếu.
Chế độ ăn uống đủ chất và môi trường nhà ăn sạch sẽ ăn ngon miệng.
Đào tạo thợ phụ sản suất có thể may nhiều công đoạn khi hàng bị ứ, đảm bảo
bán thành phẩm được lưu thông suốt quá trình sản xuất.
Quy trinh sản xuất
1. Phòng Kế Hoạch
Nhân viên phòng kế hoạch nhận tài liệu sản xuất từ Công Ty Tổng qua Mail.
Dựa vào năng lực thực tế của các Xí Nghiệp mà Phòng Kế Hoạch tiến hành phân
bổ kế hoạch thàng cho xí nghiệp mình. Cán bộ mặt hàng sẽ căn cứ vào kế hoạch
này tiến hành làm tỷ lệ cắt, bảng màu, bảng cân đối nguyên phụ liệu, lệnh cấp phát
nguyên phụ liệu, lệnh cấp phát vật tư theo hạn mức hoặc lệnh điều động.
Bước 00: Tiếp nhận mã hàng 58372
Phòng kế hoạch sẽ nhận tài liệu mã hàng 58372 của khách hàng từ mail.
Bước01: Lập kế hoạch cho mã hàng 58372
-Phụ trách phòng Kế Hoạch: Anh Phước
-Bảng kế hoạch sản xuất tháng 4 năm 2015
Bước 02: Nhận NPL mã hàng 58372
Sau khi kho tiếp nhận, kiểm tra số lượng, chất lượng NPL của mã hàng
102516, thì cán bộ mặt hàng đích thân kiểm tra thực tế NPL 1 lần nữa. Vì đó là
cơ sở để cán bộ mặt hàng cân đối NPL khi nào đồng bộ để phục vụ cho sản
xuất.


Bước 03: Công tác chuẩn bị sản xuất của mã hàng 58372 . Lập tỉ lệ cắt mã
hàng 58372
Dựa vào thời gian giao hàng của từng Line mà ta tiến hành sản xuất theo
Line nào trước. Cán bộ mặt hàng dựa vào bảng Production sheet lập bảng tỉ lệ
cắt mã hàng và giao bảng tỉ lệ cắt mã hàng cho nhân viên giác sơ đồ làm tác
nghiệp cắt mã h2. Cân đối NPL mã hàng 58372
Khi nhận được định mức khách hàng từ nhân viên giác sơ đồ, NPL nhận trực
tiếp về xí nghiệp Khu V, Cán bộ mặt hàng sẽ cân đối NPL khi nào đồng bộ để
phục vụ cho sản xuất mã hàng.
2. Cân đối NPL mã hàng 58372
Khi nhận được định mức khách hàng từ nhân viên giác sơ đồ, NPL nhận trực
tiếp về xí nghiệp Khu V, Cán bộ mặt hàng sẽ cân đối NPL khi nào đồng bộ để
phục vụ cho sản xuất mã hàng.
3. Lập bảng màu cắt và lệnh cấp phát vật tư theo hạn mức (xuất nguyên liệu)
Khi có NPL thì cán bộ mặt hàng làm bảng màu NPL. Nếu NPL về không
đồng bộ, chỉ mới nhập vải về, để chuẩn bị càng sớm càng tốt cho mã hàng
102516 thì cán bộ mặt hàng lập bảng màu cắt và lệnh cấp phát NPL (vải chính
+ vải lót ) gửi đến kho và xưởng cắt, để tiến hành cắt nguyên liệu trước
Lập bảng màu NPL may và lệnh cấp phát vật tư theo hạn mức
Khi NPL của mã hàng về đồng bộ và dựa vào kế hoạch sản xuất của mã
hàng, cán bộ mặt hàng sẽ lập bảng và ban hành lệnh cấp phát vật tư theo hạn
mức cho Kho và Xưởng cắt để tiến hành Công tác sản xuất cho mã hàng.
2. ). Phòng CBSX-Kĩ Thuật
Phòng chuẩn bị sản xuất – kỹ thuật: Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật, quần mẫu, rập cứng, sơ đồ đã
được phê duyệt để ban hành cho bộ phận sản xuất theo các hướng dẫn ban hành . Bước 00:
Tiếp nhận thông tin
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phòng KHSX giao. Bộ phận kĩ thuật của xí
nghiệp tiếp nhận thông tin cho việc triển khai các đơn hàng.
Bộ phận làm mẫu rập nhận mẫu rập gốc + quần gốc + TLKT từ phòng KTCN
và những sửa đổi của khách hàng về sản phẩm (nếu có).

Kiểm tra rập so với thông số trên TLKT và quần gốc của khách hàng cung cấp.
Nếu phát hiện ra điểm không phù hợp báo phòng KHSX để thông báo khách hàng.
Nhân viên quy trình xem kĩ QC File , bảng màu, TLKT khách hàng gửi, quần
mẫu rồi biên dịch ra TLKT cho Công Ty bằng tiếng việt sao cho dễ nhìn, dễ đọc,
dễ nắm bắt thông tin chính xác về mã hàng.
Tiến hành phân phối TLKT, mẫu rập, sơ đồ và theo dõi qua các bộ phận có liên
quan.
Bước 01: Lập tỉ lệ và quy trình đánh số.
1. Lập tỉ cắt và lệ cắt và quy trình đánh số cho mã hàng 58372
Bộ phận làm mẫu rập tiến hành lập tiêu chuẩn cắt theo biểu mẫu và quy trình
đánh số, xác định các chi tiết cho từng loại nguyên liệu
Các điểm cần lưu ý:
• Chú ý canh sợi của một số chi tiết: decoup, túi….
• Chú ý mẫu cắt dây viền, thêu, ngang dọc to bản để chạy cữ.
• Các chi tiết phối màu: phối 1, phối 2,…
• Mex dán cắt nhỏ hơn BTP xung quanh 2mm (nếu được).
• Quần jeans có tuyết, chú ý chiều tuyết (nếu có).
• Lót caro (đối xứng ngang dọc).
Hình 2.7: Tỉ lệ cắt MH 58372
QUY TRÌNH ĐÁNH SỐ 58372
Bước 02: Làm rập mẫu cứng mã hàng 58372
Khi nhận được Rập gốc từ Khách hàng, nhân viên kiểm rập phải kiểm ngay độ
khớp của rập và kiểm tra rập có đủ chi tiết không trước khi đi sơ đồ.
Bộ phận làm mẫu rập thực hiện sao mẫu và làm mẫu cho bộ phận sơ đồ, bộ
phận cắt, khâu may và mẫu thành phẩm may (căn cứ vào yêu cầu của khách hàng,
thực hiện nhảy size). Trên rập mẫu cứng có ghi các kí hiệu nhận dạng gồm: mã
hàng, size, tên chi tiết, dấu canh sợi. Dấu hiệu kiểm soát của rập là dấu kiểm soát
của đơn vị hoặc người làm kí tên trên mẫu rập.
Cách lấy dấu:
• Phải dùng đúng loại kéo bấm lấy dấu.

• Ghi chú số thứ tự dấu bấm.
• Ghi rõ số lượng dấu bấm, dấu dùi trên mẫu.
• Lấy dấu canh sợi, ghi tên chi tiết.
Cách kiểm tra thông số mẫu:
• Bấm khớp đường may các chi tiết để kiểm tra độ khớp của mẫu.
• Đo thông số cơ bản theo tài liệu sau khi khớp mẫu.
• Chập các chi tiết từng loại, so sánh mức độ mẫu trên bảng thông số.
Bước 03: Bộ phận kĩ thuật căn cứ vào TLKT tiến hành lấy dấu may trên rập cứng
(trưởng phòng hoặc nhân viên làm rập).
Bước 04: Cắt và may quần mẫu đối
Trước khi tiến hành cắt và may quần mẫu đối, dựa vào thông báo của khách
hàng phải thực hiện thử độ kết dính của keo, nhiệt độ, độ nén và thời gian qua
máy. Các thông số này sau khi thử đạt yêu cầu được ghi vào bảng Bản Thử
Nghiệm Nhiệt Độ Ép Keo để kiểm tra độ co rút, kiểm tra khác màu của các loại
nguyên liệu (sau khi ép có ý kiến xác nhận của khách hàng) hoặc lấy thông số tiêu
chuẩn từ các nhà cung cấp.
• Phải đọc kỹ TLKT các đường may, vị trí gắn nhãn chính, nhãn size, cỡ……
đường diễu các chi tiết.
• May mẫu phải đúng phụ liệu của khách hàng cung cấp, loại nào thay thế
phải có giấy ghi xác định là nút nhãn, dây viền, vải chính, vải lót, thay thế.
• May mẫu và kiểm tra lại rập, kiểm tra độ co rút (nếu có).
• May xong phải kiểm tra lại các thông số (chú ý cách đo của từng loại khách
hàng), ủi thẳng, VSCN sạch sẽ, bỏ vào bao nylon cùng với TLKT cho
khách hàng duyệt mẫu.
Đánh giá mức độ phức tạp về kĩ thuật của sản phẩm (nếu có). Bước 05: Kiểm tra
quần mẫu đối
Bộ phận làm rập mẫu tiến hành kiểm tra quần mẫu đối ghi kết quả kiểm tra và
hướng dẫn may vào biểu mẫu phiếu tra quần mẫu và chỉ dẫn may.
ĐẠT: Nếu quần mẫu được khách hàng đồng ý, quần chuyển sang cho bộ phận
làm mẫu cữ bản lề, gá lắp, túi đồng hồ lập trình.

KHÔNG ĐẠT: Nếu khách hàng không đồng ý quần mẫu hay có góp ý chỉnh lại
rập, bộ phận làm rập quay lại bước 02
Trong trường hợp quần mẫu đối không cần khách hàng duyệt thì Phòng KTCN
có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quần mẫu đối.
Bước 06: Làm mẫu sơ đồ - Nhân viên giác sơ đồ (Anh Lâm Trọng Nhân)
Tiếp nhận kế hoạch sản xuất đơn hàng từ Phòng kế hoạch và dựa vào đó nhân
viên tác nghiệp làm tác nghiệp cắt chuyển các bộ phận liên quan.
Dựa vào tác nghiệp cắt, nhân viên giác sơ đồ đi sơ đồ cho sản xuất. Trước khi
đi sơ đồ nhân viên giác sơ đồ cần đo khổ vải thực tế để sơ đồ không bị cấn biên.
Lưu ý, khi đi sơ đồ cần kiểm tra xem định mức sơ đồ có vượt quá mức cho phép
của khách hàng không và thông tin định múc nguyên liệu thực tế cho Phòng Kế
hoạch nhằm đảm bảo nguyên liệu phải cân đối đủ cho sản xuất.
Căn cứ vào phiếu lĩnh NPL theo hạn mức xác định khổ vải của từng Art chính,
lót, keo, dựng theo từng đơn đặt hàng. Tính số lượng mẫu sơ đồ, các size cần thiết
cho việc cắt đủ số lượng sản phẩm của đơn hàng.
Canh tác nghiệp sơ đồ: cách ghép vóc phù hợp. Số lần đi sơ đồ ít nhất.
Căn cứ vào tiêu chuẩn cắt tiến hành thực hiện làm sơ đồ cho tất cả các size.
Kiểm tra số chi tiết rập, đơn hàng theo tiêu chuẩn cắt.
Sử dụng giấy mềm tiến hành làm sơ đồ theo yêu cầu khách hàng (cụm, canh
sọc, tự do) phải xem thử mẫu vải, thử tính chất khác màu (vải chính, vải lót ) của
kĩ thuật sau đó mới quyết định làm sơ đồ tự do hay cụm.
Ghi chiều dài sơ đồ (sử dụng đơn vị tính phù hợp, đề nghị ghi chiều dài bằng cả
yard và mét trên sơ đồ), tên mã hàng, size, tên nguyên liệu trên mẫu giấy sơ đồ,
tên người thực hiện.
Phải làm đồng bộ 2 size các loại nguyên liệu (vải chính, lót, keo, dựng, gòn)
của mỗi mã hàng sau đó mới tiếp tục chuyển sang làm tiếp các size còn lại.
Giao sơ đồ và các tài liệu liên quan cho tổ cắt theo tiến độ và đồng bộ có lợi ích
nhất.
Sau khi giác sơ đồ xong nhân viên giác sơ đồ tính định mức NPL cho mã hàng.
Gồm 2 bảng định mức: Định mức khách hàng và định mức cấp xưởng

Với nghiệp vụ của mình, nhân viên giác sơ đồ đi định mức cấp xưởng càng thấp
hơn định mức khách hàng thì càng có lợi cho xí nghiệp.

Bước 07: Kiểm tra sơ đồ
Nhân viên giác sơ đồ tiến hành kiểm tra mẫu sơ đồ đã hoàn chỉnh theo đúng
các yêu cầu kĩ thuật. Việc kiểm tra phải bao gồm việc nhận dạng sơ đồ như tên
khách hàng, tên mã hàng, sự đầy đủ của các chi tiết so với rập cứng. Các sơ đồ sau
khi hoàn chỉnh phải không nhàu nát xếp ly….
Sau khi sơ đồ đảm bảo các điều kiện trên nhân viên kiểm tra ký xác nhận vào sơ
đồ hoặc đóng dấu vào sơ đồ, tiến hành gấp xếp gọn gàng trước khi giao cho tổ cắt.
Bước 08: Giao sơ đồ
Nhân viên tổ sơ đồ tiến hành giao sơ đồ đã được kiểm tra cho tổ cắt. Việc giao
nhận sơ đồ phải được ghi cụ thể vào sổ thực hiện và giao nhận sơ đồ.
Bước 09: Vào sổ và lưu hồ sơ
Lưu lại toàn bộ hồ sơ có liên quan, góp ý của khách hàng.
* Những vấn đề phát sinh và biện pháp xử lý
Hình 2.15: Bảng Định mức chỉ
Đây là định mức chỉ do phụ trách phòng kĩ thuật tổng công ty ban hành cho
Khu V áp dụng với mã hàng 102516. Tuy nhiên, sản xuất thực tế vẫn còn tình
trạng thiếu chỉ do nhiều nguyên nhân: công nhân may sai, sửa máy, tổ trưởng quản
lý không chặt chẽ tình trạng phụ liệu, thất lạc….
Khi nhận rập từ khách hàng hàng, nếu kiểm tra không đúng độ khớp hay thiếu
chi tiết phải báo ngay cho khách hàng xử lý nhằm tránh tình trạng khi giác sơ đồ
thiếu chi tiết hoặc thiếu dấu bấm→mất thời gian khi may
Khi kiểm tra khổ vải có nhiều kích thước khác nhau phải thông tin ngay đến
khách hàng xử lý nhằm tránh tình trạng phải giác nhiều loại sơ đồ.
Nếu lỗi vải hay vải đã test màu nhưng không đi sơ đồ được (các chi tiết khác
màu trên cùng sản phẩm) phải thông tin ngay cho khách hàng xử lý (hoặc đổi vải
lại hoặc đồng ý ký vào biên bảng mức độ khác màu).
Trong quá trình tổ cắt cắt hàng nếu sơ đồ bị bể khổ hoặc ngược chiều chi tiết,

phải xử lý ngay bằng cách dùng rập ốp cắt vẽ lại các chi tiết sao cho không cấn
biên vải.
Không thống nhất kĩ thuật giữa nhân viên cắt may mẫu và nhân viên cắt đại trà
xưởng cắt.
Nhân viên phòng kĩ thuật cắt giữa đường phấn. Đường phấn to nên khi cắt giữa
vẫn còn dư mỗi bên giàng 2 li →1 ống 8 li. Khi wash về kiểm tra thông số không
có vấn đề gì. Trong khi nhân viên cắt trên sơ đồ, sơ đồ được vẽ bằng mực mảnh
hơn nhiều so với phấn, nhân viên xưởng cắt thì cắt mất luôn đường phấn nên
thông số bị hụt ở sản phẩm đại trà do sản phẩm co lại.
Khi QC khách hàng kiểm tra sản phẩm đầu chuyền, có bất cứ lỗi nào về thông
số hay về kĩ thuật thì nhân viên phòng kĩ thuật cũng phải ghi nhận lại và triển khai
sửa chữa. Khi có sửa chữa thì phải yêu cầu QC khách hàng xác nhận sửa chữa
bằng mail hoặc ghi trực tiếp trên QC File.
? Học hỏi được tính cần cù, chịu khó, tĩ mĩ trong công việc và phải thật tập trung
khi làm việc, gây ra sai sót thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều đơn vị liên quan. Thật bình
tĩnh khi giải quyết vấn đề.
3.Kho Nguyên Phụ Liệu
a. Cơ cấu nhân sự
Thủ kho nguyên liệu: Chị Hương
Thủ kho phụ liệu: Anh Nguyễn Văn Đức
Phụ kho nguyên liệu (công việc chính là soi vải ): Anh Lê Vũ Sơn
Phụ kho phụ liệu: Anh Võ Thanh Tòng
Công nhân bốc xếp: Chú Phỉ và Chú Chấn.
Bước 00: Tiếp nhận kế hoạch nhận NPL
Thủ kho tiếp nhận kế hoạch từ Phòng Kế Hoạch Sản Xuất.
Bước 01: Nhận NPL
Hàng hoá nhập nội địa ta cần một số chứng từ sau:
+Phiếu yêu cầu mua hàng
+Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Hàng hoá nhập từ công ty mẹ về công ty con ta cần một số chứng từ sau:

+Lệnh cấp phát đơn hàng.
+Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
→ Kho NPL Khu V có nhân viên giao nhận tại Tổng Công Ty, nên khi có kế
hoạch nhận NPL thì thủ kho sẽ liên lạc với nhân viên giao nhận đó lấy NPL về
xí nghiệp mình.
Hàng hoá nhập khẩu trực tiếp ta cần một số chứng từ quan trọng sau:
+Vận đơn(Invoice)
+Hoá đơn nhập khẩu.
+Packing List.
+Tờ khai hải quan
+Tờ khai thuế.
Bước 02: Kiểm tra số lượng NPL
Khi kiểm tra NPL, phải kiểm tra theo lệnh cấp phát có chứng từ kèm theo:
kiểm tra về số lượng, chủng loại, kĩ thuật, mẫu mã, Art vải, thành phần phần
trăm ghi trên bao bì.
Nội dung và hình thức kiểm tra chủ yếu dựa vào: “Hướng dẫn công việc
kiểm tra và thử nghiệm”
Hình 2.14: Máy soi vải dùng để kiểm tra lỗi vải
**Sau khi soi vải xong, người kiểm tra phải ghi đầy đủ thông tin lên cây vải
như sau:
Hình 2.17: Thông tin ghi trên cây vải sau khi kiểm tra
Hình 2.18: Đánh dấu lỗi bằng phấn trắng hoặc phấn phản quang
Bước 03: Nhập kho
Khi hàng nhập kho, nhân viên kho phải phân ra từng PO, từng mã hàng, từng
chủng loại. Khi kiểm tra thấy thừa thiếu trên thực tế thì phải có biên bản gửi
đến nhà cung cấp. Ngoài ra, hàng hoá đủ thì vẫn phải có biên bản báo cáo lại
với nhà cung cấp.
Hình 2.19: Biên bản sau khi kiểm tra vải)
Hình 2.20: Khu vực Nguyên liệu
Hình 2.21: Khu vực phụ liệu

Bước 04: Kiểm tra chất lượng NPL
Sau khi kiểm tra NPL, ta phân loại hàng đã kiểm, hàng chờ kiểm, hàng chưa
kiểm, hàng đạt, hàng chưa đạt,….(bằng kí hiệu bảng treo, biên bản) để công tác
kiểm tra và bảo quản thuận tiện hơn.
Hình 2.22: Khu vực hàng không đạt chất lượng Hình 2.23: Khu vực hàng Đạt
chất lượng
Hình 2.24: Khu vực xả vải
Hình 2.25: Phiếu kiểm soát xả vải Hình 2.26: Máy đánh chỉ
?Bài học kinh nghiệm:
Công tác chuẩn bị NPL hết sức quan trọng trước khi sản xuất 1 mã hàng.
NPL không chỉ được xem là vật tư cần thiết cho sản xuất mà còn là tài sản lớn
nhất của xí nghiệp. Để góp phần quản lý NPL trong kho được an toàn và hợp lí,
thủ kho đã chọn cách sắp xếp kho theo kiểu sắp xếp kho theo chủng loại nguyên
phụ liệu.
Ưu điểm:
+ Kho sạch sẽ, gọn gàng.
+ Diện tích kho nhỏ do tận dụng được chiều cao.
Nhược điểm:
+ Dễ nhầm lẫn khi cấp phát nếu NPL của 2 mã hàng khác nhau lại gần giống nhau
và được đặt gần nhau.
+Tốn nhiều thời gian sắp xếp để kho lúc nào cũng gọn gàng.
+Khó kiểm tra được lượng hàng tồn.

×