Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn biễn rác thải thành các sản phẩm phân bón cho cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.86 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LÂM
TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN
Tên tình huống “BIẾN RÁC THẢI THÀNH SẢN PHẨM BÓN
CHO CÂY TRỒNG ”

Địa chỉ: xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 04.38765052
Email: C2duongquang-
TÁC GIẢ:
Nguyễn Thị Thùy Linh – Lớp 9C
Ngày sinh 28/02/2000
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG
KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1.Tình huống cần giải quyết là:
Hiện nay tình hình thải rác ở một số địa phương, một số cụm dân cư trên
địa bàn xã Dương Quang chưa đúng quy định gây ô nhiễm một cách trầm
trọng. Đồng thời việc sử dụng phân bón hóa học gây thoái hóa đất nông
nghiệp, gây ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng và con người.
2.Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+Giới thiệu về địa lí, đặc điểm địa hình xã Dương Quang.
+ Vai trò của đất trồng đối với sự phát triển của cây trồng.
+ Vai trò của môi trường đối với con người.
+ Thực tiễn của ô nhiễm môi trường và thực trạng của việc thoái hóa
đất trồng hiện nay.
+ Quy trình biến rác thải hữu cơ thành sản phẩm bón cho cây trồng,
góp phần cải tạo đất.


3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
- Tìm hiểu đặc điểm địa lí, địa hình xã Dương Quang.
- Đi thực tế để tìm hiểu thực trạng thải rác không đúng quy định và đất
trồng bị thoái hóa do lạm dụng phân bón hóa học hiện nay trên địa bàn xã
Dương Quang.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Môn địa lí: Vị trí địa lí, đặc điểm địa hình xã Dương Quang.
- Môn sinh học: Vai trò của phân bón, đất đai đối với sự phát triển của
cây trồng.
- Môn công nghệ: Quy trình cải tạo đất trồng.
- Môn hóa học: Sự chuyển hóa các chất hữu cơ (rác thải) thành sản phẩm
bón cho cây trồng.
- Môn Toán học: tính toán dung lượng hố ủ phân.
- Môn Giáo dục công dân: Rèn luyện ý thức của con người biết bảo vệ
môi trường sống qua việc thu gom và phân loại rác thải, giúp cho môi
trường trở nê xanh – sạch – đẹp.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Dương Quang là một xã thuần nông, nằm xa trung tâm của huyện Gia
Lâm, trên địa bàn thành phố Hà Nội, giáp ranh với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên.
Chính vì vậy, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân chủ yếu
sống nhờ nghề làm nông. Do chưa được tiếp xúc nhiều với những tiến bộ khoa
học – kĩ thuật, hiểu biết của người dân còn hạn hẹp nên rác được vứt bừa bãi,
gây ô nhiễm môi trường với nhiều bãi rác không có biện pháp để phân hủy, gây
mất mĩ quan, thoái hóa đất nông nghiệp, ảnh hưởng xấu đến con người.
Ngoài ra, do hiểu biết của người dân còn hạn hẹp, nên lạm dụng quá nhiều
vào phân bón hóa học. Phân hóa học vừa tốn kém vừa gây hại đến sinh vật, con
người và môi trường. Lạm dụng quá nhiều phân hóa học khiến đất đai ngày càng
thoái hóa, bạc màu, khiến năng suất cây trồng giảm, ảnh hưởng đến kinh tế của

người dân. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chính vì vậy,
việc cải tạo phân bón cho cây trồng ngày càng trở nên cần thiết. Trong đó, việc
sử dụng rác thải hữu cơ làm sản phẩm bón cho cây trồng là một biện pháp hợp lí,
vừa tiết kiệm vừa phần nào tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phân bón hóa học tuy giúp cho cây bộc phát phát triển mạnh mẽ nhưng nó
không duy trì được hiệu quả lâu. Ngoài ra, nó còn để lại những tàn dư hóa học
dưới dạng muối có hại đến đất trồng như ngăn cản cây trồng hấp thụ những chất
dinh dưỡng cần thiết, tiêu diệt những vi sinh vật có lợi cho cây trồng, gây độc hại
cho con người và môi trường sống. Còn phân hữu cơ giúp tăng sự phì nhiêu của
đất canh tác giúp cây trồng bền vững hơn và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
Phân hữu cơ đảm bảo cho con người có một môi trường sống an toàn và không
bị nhiễm độc. Ngoài ra, dùng phân hữu cơ sẽ tạo sự cân bằng về môi trường sống
của con người. Sử dụng phân bón hóa học giúp ngăn ngừa đất bị xói mòn, bảo vệ
phẩm chất của nước,giúp tiết kiệm năng lượng, bón phân hữu cơ giúp tăng độ
phì nhiêu của đất thay vì dùng phân hóa học tổng hợp. Đặc biệt, nó còn giúp tăng
sự đa dạng sinh học, giảm thiểu tối đa con người ăn phải những chất độc hóa học
có lẫn trong thức ăn.
Để làm sản phẩm bón cho cây trồng từ rác thải hữu cơ rất đơn giản. Đầu tiên, đi
thu thập và gom rác thải. Ta phân loại rác như sau:
Cách phân loại chất thải sinh hoạt:
Loại Nguồn gốc Ví dụ
Rác hữu cơ - Các vật liệu làm từ giấy
- Có nguồn gốc từ các sợi
- Các chất thải ra từ thực phẩm
- Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ gỗ, tre, cao su,
da
- Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ chất dẻo.
- Các túi giấy, mảnh bìa,

giấy vệ sinh
- Vải, len, bì tải, bì
nilon
- Thực phẩm dư thừa, ôi
thiu: rau củ quả
- Đồ dùng bằng gỗ như
bàn, ghế, đồ chơi, giầy, ví
bằng cao su
- Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai lọ chất dẻo
Rác vô cơ - Các loại vật liệu và sản phẩm
làm từ kim loại, thủy tinh.
- Các vật liệu không cháy ngoài
kim loại và thủy tinh.
- Vỏ hộp nhôm, dây điện,
dao, chai lọ
- Vỏ trai, sò, gạch, đá,
gốm
Rác hỗn hợp Tất cả các loại vật liệu khác không
phân loại ở hai mục trên. Loại này
có thể được chia thành 2 loại: kích
thước lớn hơn 5mm và kích thước
nhỏ hơn 5mm.
Đá cuội, cát, đất

Quy trình phân loại rác thải tại gia đình

Bước 1: Hộ gia đình phân loại rác thải thành từng loại: rác hữu cơ (rau, củ, quả,
thức ăn thừa…), rác vô cơ (các sản phẩm từ thủy tinh, kinh loại ) và các loại
các loại chất thải còn lại (sành, sứ, xỉ than, giấy nilon….).

Bước 2: Thu gom riêng từng loại rác
Quy trình thu gom rác:
Cách 1: Thu gom bằng xe 2 ngăn
Cách 2: Thu gom luân phiên
- Chất thải hữu cơ thu gom và tất cả các ngày trong tuần.
- Chất thải còn lại thu gom 2-3 lần/tuần và bố trí luân phiên giữa các thôn, xóm,
khu phố. Người thu gom có nhiệm vụ phân loại rác sơ bộ, thu hồi các chất tái
chế.
Bước 3: Vận chuyển rác thải về điểm trung chuyển bằng xe thu gom.
Bước 4: Vận chuyển rác thải từ bãi trung chuyển đến khu xử lý bằng xe cơ giới.
Quy trình biến rác thải hữu cơ thành sản phẩm bón cho cây trồng:
Nguồn nguyên liệu có thể tận dụng từ rác thải hữu cơ làm sản phẩm bón cho
cây trồng: rác thải như hoa quả dư thừa hoặc hư hỏng, các vỏ như vỏ quả chuối,
vỏ cam, vỏ trứng, rồi xương gà, xương lợn,…. Đó đều là nguồn dinh dưỡng tự
nhiên có sẵn, chúng hoàn toàn có thể chế biến thành các loại dinh dưỡng bón cho
cây trồng.
Biện pháp thực hiện: Tận dụng rác hữu cơ hàng ngày như rau, củ, quả,…
băm chặt chúng thành từng khúc, bỏ vào xô nhựa có dung lượng từ 15 đến 120
lít, tùy mức độ rác thải của mỗi gia đình. Cho phế phẩm sinh học có tác dung
kích hoạt phân hủy nhanh các chất hữu cơ. Bỏ tro trấu rải lên trên một lớp mỏng
khoảng 2 – 5 cm lên phía trên, đậy nắp, để gọn ở góc nhà hoặc một nơi thích
hợp, tránh bị nước mưa chảy vào. Hàng ngày cho tiếp tục bổ sung rác hữu cơ,
men vi sinh và tro trấu, tập trung trong vòng một tuần. Khi gần đầy xô thứ nhất
sẽ chuyển sang xô thứ hai. Chú ý tìm vị trí để xô cho thích hợp. Rác hữu cơ phân
hủy thành phân vi sinh sau 20 – 25 ngày. Lấy phân rác ra và cho vào trong chậu
để trồng các loại hoa, cây cảnh, rau, đậu.

Đối với những hộ gia đình có đất vườn, nên đào hố với dung tích khoảng
1m3/hố, đào 2 đến 3 hố liền nhau, làm mái lá hay mái tôn dạng đơn giản để che
mưa, nắng cho các hố lưu chứa rác thải làm phân bón. Ngoài rác hữu cơ, nếu có

phân chuồng trộn với rác và men vi sinh, tro trấu, sẽ tạo thành phân hữu cơ vi
sinh có chất lượng cao. Đối với phân rác có thể dùng đất bùn đắp bao xung
quanh như hình quả đồi.
Trong quá trình ủ phân rác sẽ tạo ra khí gas. Đối với các hố trát bùn đất như ủ
phân chuồng, khí gas xuất hiện, vỏ bùn sẽ tự nứt thành từng kẽ để khí thoát ra
ngoài. Đối với các xô thùng nhựa để chứa rác, khí gas xuất hiện sau khoảng 1
tuần, nên khi mở nắp thùng, cần đeo khẩu trang hoặc không đậy nắp quá kỹ.
Lượng khí thoát ra không nhiều, nên mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi
trường không đáng kể.
Trung bình, mỗi ngày, mỗi người thải ra từ 250 đến 400g rác. Hộ gia đình có
quy mô 5 người/hộ sẽ thải ra từ 1.250g đến gần 2kg/ngày/hộ. Như vậy, sau 7
ngày, sẽ thải ra 12kg, kết hợp với tro trấu, nên nếu sử dụng xô 15lít, có thể chứa
rác trong 1 tuần/hộ. Sử dụng thùng đã đựng sơn sẽ bền hơn và rẻ tiền hơn mua
xô nhựa hay thùng rác mới để lưu chứa rác. Cần bổ sung men vi sinh sẽ không
có mùi hôi và không gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu
Kỹ thuật & Quản lý Môi trường (TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và sản xuất
thành công chế phẩm vi sinh “SEMSR” sử dụng để ủ phân rác, xử lý nước thải,
khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi. Trong quá trình ủ phân, nếu thấy rác quá
khô, cần phun thêm nước, tạo độ ẩm khoảng 50-60% sẽ tạo điều kiện cho vi sinh
vật phát triển, dễ dàng phân hủy chất hữu cơ. Phân rác sau khi được ủ sẽ chuyển
sang chậu trồng các loại hoa, cây cảnh, rau, đậu để trên kệ, trên ban công, sân
thượng hoặc những nơi thích hợp.
Ngoài ra chúng ta có thể tận dụng nguồn rác thải ngay trong hộ gia đình để
làm sản phẩm bón cho hoa màu, cây cảnh:
Có nhiều cách sử dụng khác nhau: Lá, thân, quả và vỏ chuối rất giàu kali và
lân là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các loại cây được trồng để lấy hoa và quả.
Có thể cắt nhỏ vỏ chuối và vùi vào đất cạnh gốc cây hoặc xay nhuyễn rồi hòa với
nước tưới vào đất bổ sung dinh dưỡng cho cây khi chúng ra hoa và quả.
Vỏ trứng là nguồn canxi tự nhiên, xương lợn, gà là nguồn lân hữu cơ, còn
đạm thì sẵn trong rau quả. Các gia đình có thể gom vỏ trứng, xương rồi rửa sạch

chúng sau đó phơi khô rồi nung chúng trên lửa than tổ ong hoặc cho vào lò
nướng sau đó nghiền thành bột để bổ sung vào đất cho cây trồng.
Ngoài ra, có thể gom và cắt nhỏ tất cả các loại rau quả bị hỏng, thừa, vỏ quả
sau khi gọt, các cuống rau, bã cà phê, bã chè và cho vào thùng ủ cùng với bột
xương, bột vỏ trứng để ở góc vườn nếu gia đình có vườn rộng. Có thể tạo chúng
thành dung dịch đã được lên men bằng cách cắt nhỏ vật liệu này cho vào
chum/vại cùng với đường tỷ lệ 1: 0,5 để lên men trong 1 tuần, sau đó chắt dịch
cốt ra chai để ở nơi mát. Mỗi lần sử dụng lấy 20 - 30 g dịch cốt pha với 10 lít
nước phun lên lá. Gia đình cũng có thể sử dụng trực tiếp bằng cách xay nhuyễn
chúng và hòa với nước tưới vào đất cho cây sử dụng.
Những rác thải từ nhà bếp trộn với nước đem tưới là nguồn
dinh dưỡng tự nhiên rất tốt cho cây trồng.
Nếu làm tốt, khoảng 75% rác thải hộ gia đình có thể thành phân bón hữu cơ
hữu ích cho khu vườn hoa và rau trong các hộ gia đình. Quá trình biến chất thải
hữu cơ thành phân bón nên được khuyến khích không chỉ vì vấn đề môi trường,
mà còn kinh tế và không phải dùng đến hóa chất để nuôi dưỡng cây trồng và rau
xanh cho các bữa ăn hằng ngày trong mỗi gia đình.
Tuy nhiên, giống như các dinh dưỡng trong phân bón tổng hợp, dinh dưỡng từ
rác thải nhà bếp ảnh hưởng tới cây trồng. Nếu cứ nạp dinh dưỡng tùy tiện cho
cây trồng sẽ không phát huy được hiệu quả sử dụng thậm chí còn ảnh hưởng tiêu
cực tới sức khoẻ. Vì vậy, khi thực hiện người dân cần lưu ý một số điểm như khi
mới trồng cây, nên trộn bột xương, bột canxi vào đất để có nguồn lân giúp bộ rễ
phát triển nhanh và tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho các giai đoạn phát triển sau
này của cây.
Khi cây trồng còn non và phát triển thân lá, nên lựa chọn những rác thải có nhiều
đạm như vỏ hoặc đu đủ, chuối, cam bị hư hỏng, cuộng rau lá xanh như rau
muống, cải để tạo dung dịch tưới vào đất. An toàn nhất là sử dụng dung dịch
đã lên men. Khi cây ra hoa, quả cần bổ sung thêm ka li từ lá, thân, quả hoặc vỏ
chuối. Tiện nhất là vỏ chuối ăn xong có thể cắt nhỏ trộn vào đất cạnh gốc cây.
Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe

mạnh, chống chịu được sự tấn công của sâu bệnh hại.
Việc sử dụng rác thải nhà bếp làm dinh dưỡng cho cây trồng không khó,
nhưng vấn đề là các gia đình cần có thói quen tận dụng chúng tạo ra nguồn dinh
dưỡng sạch cho cây trồng trong vườn nhà.
6. Kết quả đạt được và ý nghĩa của việc giải quyết tình huồng.
- Cá nhân em cùng với gia đình đã thực hiện được giải pháp này là đã biết
phân loại và tận dụng những loại rác thải hữu cơ trong gia đình để làm sản phẩm
bón cho cây trồng. Qua đó đã đạt được kết quả sau:
+ Môi trường xung quanh nhà em trở nên sạch đẹp hơn, thoáng đãng hơn.
Đặc biệt là rác của các loại rau, quả,… không còn bị vứt bừa bãi, gây ra hiện
tượng bốc mùi hôi thối khi rác phân hủy.
+ Cây trồng nhà em trở nên tươi tốt hơn, đạt năng suất cao hơn. Khu vườn
nhà em cũng trở nên đep hơn với những chậu cây cảnh, chậu hoa khiến cho căn
nhà thêm như có sức sống mới.
Ngoài ra, em còn vận động bà con làng xóm và các bạn học sinh trong trường
và đã đạt được những kết quả sau:
- Trong nhà trường:
+ Ngôi trường trở nên xanh – sạch – đẹp hơn với những chậu hoa cảnh, công
trình măng non, khu vườn thuốc bắc do các bạn tự tay chăm sóc.
\
+ Các bạn học sinh rất tích cực hưởng ứng và cũng có ý thức hơn trong việc
thải rác ra môi trường.
+ Các bạn còn tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi
trường, thu gom, phân loại và xử lí rác thải.
- Trong làng, xóm:
+ Không còn hiện tượng rác thải bị vứt bừa bãi với những bãi rác to gây cản
trở việc lưu thông trên đường và cuộc sống của người dân.
+ Không còn hiện tượng đất khô cằn cỗi, bị thoái hóa do sử dụng phân bón
hóa học.
+ Không còn hiện tượng nhiều người bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng thức

ăn có lẫn tàn dư của những chất hóa học.
+ Mùa màng của người nông dân trở nên bội thu hơn, năng suất cây trồng lớn
hơn, kinh tế của những người nông dân cũng được cải thiện.
+ Người nông dân không còn phải tốn chi phí cho việc mua phân bón hóa học
bón cho cây trồng.
Trên đây là bài thi liên môn của em, tuy nhiên em thấy mình cần phải cố gắng
và học hỏi nhiều hơn, để tìm ra phương pháp bảo vệ môi trường và sử dụng phân
bón hữu cơ hợp lí. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ ích của các bạn
học sinh và các quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Dương Quang, ngày 24/12/2014
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG Em xin cam đoan đây là đề tài của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Nguyễn Thị Thùy Linh

×