Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Khảo sát quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm tôm tẩm bột tại Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.92 KB, 150 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, từ chỗ còn nhiều bỡ ngỡ, đến nay với sự giúp đỡ tận tụy,
nhiệt tình hướng dẫn của Thầy Nguyễn Anh Tuấn đã tạo ra cho em một nền tảng
vững chắc trong học tập. Cùng với sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc, Bộ phận phòng
QC của Công Ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, em đã có thời gian thực tập tại
Công ty, tuy chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng giúp em có nhiều kinh nghiệm bổ
ích và quý báu.
Được sự quan tâm trực tiếp của các cô, chú, các anh chị QC trong xưởng, QC bộ
phận HACCP, đặc biệt là cô Trưởng phòng QC Đặng Thị Nữ và cùng tất cả các anh
chị em công nhân đã tạo điều kiện thuận lợi khi thực tập trong suốt thời gian qua, đã
giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Mặc dù em đã hoàn thành đồ án nhưng những hạn chế, sai sót trong quá trình làm là
khó tránh khỏi vì đây là lần đầu em làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
Kính mong Ban lãnh đạo Công ty và quý thầy cô giáo hướng dẫn góp ý, bổ sung để
đề tài này của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại Học
Nha Trang cùng Ban lãnh đạo Công Ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam.
Kính chúc các Thầy Cô cùng Ban lãnh đạo Công ty sức khỏe và thành công trong
công việc!
Trân trọng cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 07 tháng 06 năm 2015.
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Thu Thủy
ii
MỤC LỤC
iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
2.1 Kết quả đánh giá điều kiện sản xuất tại nhà máy 25
3.1 Bảng mô tả sản phẩm tôm tẩm bột Torpedo 114


3.2 Mô tả quy trình công nghệ tôm tẩm bột Torpedo 115
3.3 Phân tích các mối nguy cho quy trình tôm tẩm bột Torpedo 119
3.4 Bảng tổng hợp kế hoạch HACCP 127
iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình Nội dung Trang
1.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty 7
1.2 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của công ty 8
1.3 Sơ đồ mặt bằng phân xưởng của công ty 8
v
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
- HACCP: Tên tắt của cụm từ tiếng Anh "Hazard Analysis and Critical Control
Point ", có nghĩa là "Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn".
- Kế hoạch HACCP (HACCP Plan): Tài liệu được xây dựng theo các nguyên tắc
của HACCP, nhằm kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm
trong toàn bộ dây chuyền chế biến thực phẩm.
- Đội HACCP (HACCP Team): Nhóm người được giao trách nhiệm xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch HACCP tại mỗi cơ sở.
- Mối nguy (Hazard): Bất kỳ yếu tố sinh học, hoá học, hoặc vật lý nào có thể làm
cho thực phẩm mất an toàn, gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
- Mối nguy đáng kể (Significant hazard): Mối nguy có nhiều khả năng xảy ra,
gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
- Phân tích mối nguy (Hazard Analysis) hoặc nhận diện mối nguy (Identification
of hazards): Quá trình thu thập, đánh giá thông tin về các mối nguy và điều kiện dẫn
đến sự xuất hiện các mối nguy đó, nhằm xác định mối nguy đáng kể đối với an toàn
thực phẩm cần được kiểm soát trong kế hoạch HACCP.
- Biện pháp phòng ngừa (Preventive Measures): Các phương pháp vật lý, hoá
học hoặc các thủ tục được thực hiện để ngăn ngừa việc xảy ra các mối nguy có thể
làm mất an toàn thực phẩm.
- Ðiểm kiểm soát tới hạn (Critical Control Point - viết tắt là CCP): Công đoạn

sản xuất mà tại đó các biện pháp kiểm soát được thực hiện để ngăn ngừa, loại trừ
hoặc giảm thiểu tới mức chấp nhận được mối nguy đối với an toàn thực phẩm.
- Giới hạn tới hạn (Critical Limit): Mức giá trị của các chỉ tiêu hoặc tiêu chí
được xác định cho từng biện pháp tại mỗi điểm kiểm soát tới hạn để kiểm soát được
mối nguy đó.
- Hành động sửa chữa (Corrective Action): Các hành động được dự kiến phải
thực hiện khi giới hạn tới hạn bị vi phạm nhằm khắc phục hậu quả và ngăn ngừa sự
tái diễn của vi phạm đó.
vi
- Thẩm tra HACCP (HACCP Verification): Việc áp dụng các phương pháp, thủ
tục, phép thử và các cách đánh giá khác nhằm xem xét tính hợp lý của kế hoạch
HACCP và xác định sự tuân thủ theo kế hoạch HACCP trong thực tế sản xuất.
- CCP: Ðiểm kiểm soát tới hạn
- GHTH: Giới hạn tới hạn
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
- QLCL: Quản lý chất lượng
- QC: Quality Control - Kiểm soát chất lượng
- SP: Sản phẩm
- ĐKATVS: Điều kiện an toàn vệ sinh
- IQF: Individual Quick Frozen - Cấp đông nhanh từng cá thể
- VSV: Vi sinh vật
- GMP: Good manufacturing practices - Quy phạm sản xuất tốt
- SSOP: Sanitation Standard Operating Procedures - Quy phạm vệ sinh chuẩn
- AOZ, AMOZ: Nitrofuran và dẫn xuất
- CMC: Chất làm đặc thuộc dẫn xuất cellulose.
- NAFIQAD: National Agro Forestry Fisheries Quality Assurance Department -
Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- BYT: Bộ Y tế
- PPM: Parts Per Milion - 1 phần triệu

- HOSO: Head On Shell On - Còn đầu còn vỏ (tôm)
- HLSO: Head Less Shell On - Bỏ đầu còn vỏ (tôm)
- PD: Peeled and Deveined - Tôm thịt xẻ lưng
- PTO: Peeled Tail On - Tôm lột vỏ chừa đuôi
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết: Hiện tại thủy sản Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ khôi
phục và tăng dần lên về cả giá trị và sản lượng do đó xuất khẩu cần được đẩy mạnh
để mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp và giải
quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể, “9 tháng đầu năm 2014 ngành thủy sản
có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong các ngành với giá trị xuất khẩu thủy
sản ước đạt 5.8 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái” (Vasep, Tình hình sản
xuất, xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2014, 2014). Trong đó mặt hàng chủ lực
vẫn là tôm. Vì sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu tôm đang được đa dạng hóa, không
chỉ chú trọng vào sản xuất sản phẩm dạng nguyên liệu, sơ chế, bán thành phẩm
tươi/sống/đông lạnh mà còn chuyển sang sản phẩm giá trị gia tăng (chiếm 30% so
với toàn bộ mặt hàng tôm). Trong đó, tôm tẩm bột là một trong những mặt hàng
được ưa chuộng hiện nay. Tại Việt Nam thì một số thị trường chủ lực của mặt hàng
này là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
ASEAN, Australia, Brazil, Mexico.
Nhưng đặc điểm của thực phẩm thủy sản nói chung và tôm nói riêng luôn có
những mối nguy tiềm ẩn trong sản phẩm có thể gây hại đến sức khỏe người tiêu
dùng vì nó có đặc tính là dễ bị hư hỏng do dễ bị lây nhiễm VSV và bị các tác động
khác, là môi trường cho VSV phát triển do đó cần có biện pháp kiểm soát chất
lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm thủy sản từ lúc bắt đầu khai
thác nguyên liệu cho đến khi nhập nguyên liệu về nhà máy, gia công chế biến, tạo
ra thành phẩm và đưa đến tay người tiêu dùng. Do đó, để đạt được những điều trên
đòi hỏi sản phẩm phải nâng cao về mặt chất lượng và an toàn thực phẩm cho người
tiêu dùng. Cần có một chương trình để thực hiện điều đó, Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng vận động tất cả các doanh nghiệp thủy sản tiến
hành giám sát chặt chẽ hơn để thực hiện các chương trình quản lý chất lượng, bảo

đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu để giữ vững uy tín
của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các chương trình quản lý
chất lượng (QLCL) như QLCL theo phương pháp truyền thống, QLCL thực phẩm
theo GMP, QLCL thực phẩm theo hệ thống ISO 9000, QLCL thực phẩm theo hệ
thống HACCP,
Một trong những chương trình QLCL hiệu quả và khoa học hiện nay là hệ thống
HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point). Hệ thống HACCP là hệ thống
mang tính phòng ngừa nhằm phân tích các mối nguy và xác định các điểm kiểm
soát tới hạn. Hệ thống HACCP giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho việc bảo trì
máy móc thiết bị, sức khỏe con người,… và còn nâng cao được lợi nhuận khi hệ
thống hoạt động hiệu quả.
1
Ngành thủy sản Việt Nam bắt đầu áp dụng hệ thống HACCP từ cuối những năm 90
cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam đều áp dụng hệ thống
HACCP nhưng vẫn còn một số ít doanh nghiệp áp dụng chưa hiệu quả. Trong đó,
Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam đã áp dụng hiệu quả chương trình quản lý
chất lượng này. Sau khi được học những kiến thức cơ bản về bộ môn quản lý chất
lượng và kiến thức chuyên ngành công nghệ chế biến thủy sản kết hợp với đợt thực
tập vừa qua, em tiến hành xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP
cho mặt hàng tôm tẩm bột torpedo.
- Tên đề tài: “Khảo sát quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch HACCP cho sản
phẩm tôm tẩm bột tại Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, Khánh Hòa”.
Đề tài gồm các nội dung:
1. Khảo sát chung về nhà máy
2. Khảo sát quy trình sản xuất tôm tẩm bột
3. Xây dựng kế hoạch HACCP của sản phẩm tôm tẩm bột đông lạnh
xuất khẩu
- Mục tiêu đề tài: Xây dựng chương trình QLCL thực phẩm theo hệ thống
HACCP cho mặt hàng tôm tẩm bột torpedo xuất khẩu đông lạnh nhằm đảm bảo
chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

- Ý nghĩa thực tiễn: Chương trình QLCL thực phẩm theo hệ thống HACCP được
áp dụng rộng rãi và hiệu quả tại các doanh nghiệp thủy sản hiện nay và góp phần
hoàn thiện hơn chương trình này trong ngành chế biến thủy sản.
- Ý nghĩa khoa học: Tính khoa học và logic trong các bước, nguyên tắc của
chương trình QLCL thực phẩm theo hệ thống HACCP được áp dụng trong doanh
nghiệp thủy sản.
2
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
I. GIỚI THIỆU CHUNG
CÔNG TY TNHH GALLANT OCEAN VIỆT NAM
- Địa chỉ: Lô B10-B11, KCN Suối Dầu, Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa.
- Điện thoại: 0583743451 - 452
- Webside: www. Gallant-ocean.com.vn
- Quy mô:
• Có hơn 600 lao động lành nghề trực tiếp hoạt động sản xuất.
• Diện tích khuôn viên nhà máy 12.433 m
2
.
• Năng suất hàng năm:
• Thị trường tiêu thụ: nội địa rất ít, chủ yếu ở thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, EU,…
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam tại Nha Trang được thành lập vào năm
2001, với tổng diện tích đất của 12.433 m
2
, trong đó có các nhà máy chiếm 4.578
m
2
. Tài sản đã đăng ký hiện nay là 4 triệu USD.
- Sau 3 năm nỗ lực của toàn thể Ban Giám Đốc và nhân viên công ty, năm 2004

công ty đã được cấp chứng nhận HACCP và HALAL.
- Hầu hết các sản phẩm được xuất khẩu sang Đài Loan, tiếp theo là Châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các nước khác ở khu vực ASEAN. Vào
năm 2007, công ty thực hiện chính sách mở rộng thị trường và sản phẩm của họ đã
tiếp cận khách hàng ở châu Phi.
- Sản phẩm chính của công ty bao gồm tôm sú, tôm trắng, sò đông lạnh, mực ống
và sản phẩm giá trị gia tăng từ những nguyên liệu trên.
3
III. CÁC SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
- Tại nhà máy chủ yếu sản xuất theo đơn hàng của khách hàng yêu cầu. Những
đơn hàng này rất đa dạng về tên sản phẩm và cách thức làm ra sản phẩm nhưng nhà
máy chủ yếu sản xuất chính là các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm trong đó mặt
hàng tôm tẩm bột Torpedo hoặc BBS vẫn là phổ biến nhất. Sau đây là một số mặt
hàng tiêu biểu.
1. Tôm tẩm bột Torpedo
- Tên sản phẩm: Tôm tẩm bột Torpedo
- Tên thương mại: Breaded Torpedo Shrimp
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PTO, khứa,
duỗi sau đó tẩm bánh mì và cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Quốc,…
2. Tôm tẩm bột BBS
- Tên sản phẩm: Tôm xẻ bướm tẩm bột
- Tên thương mại: Breaded Butterfly Shrimp
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PTO, xẻ bướm
sau đó tẩm bánh mì và cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc,…
3. Tôm tẩm bột Tempura
- Tên sản phẩm: Tôm tẩm bột Tempura
- Tên thương mại: Raw Tempura Shrimp

- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PTO, khứa,
duỗi sau đó tẩm cốm và cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…
4
Ảnh: Raw Tempura
Ảnh: Breaded Butterfly
Ảnh: Breaded Torpedo
4. Tôm tẩm bột tỏi PDTO
- Tên sản phẩm: Tôm PDTO tẩm bột tỏi
- Tên thương mại: Raw Breaded Garlic Vannemei
Shrimp
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PD chừa
đuôi, trộn gia vị sau đó tẩm bánh mì và cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: Đức, Nhật Bản, Mỹ,…
5. Tôm tẩm bột Ebifry
- Tên sản phẩm: Tôm tẩm bột Ebifry
- Tên thương mại: Ebifry Shrimp
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PTO,
khứa, duỗi sau đó tẩm bánh mì và cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc,…
6. Tôm tẩm bột PDTO chiên sơ
- Tên sản phẩm: Tôm PDTO tẩm bột chiên sơ
- Tên thương mại: PDTO fritter Shrimp
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PD chừa
đuôi sau đó nhúng bột nhão rồi lăn bột khô và
chiên sơ.
- Thị trường tiêu thụ: Maylaysia, Hàn Quốc,…
7. Tôm lăn bột khô
- Tên sản phẩm: Tôm lăn bột khô

- Tên thương mại: Predust Shrimp
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PTO, khứa sau đó nhúng bột nhão rồi lăn
bột khô và cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: Hàn Quốc, Nhật Bản,…
5
Ảnh: PDTO fritter
Ảnh: PDTO breaded
Ảnh: Ebifry
8. Tôm tẩm bột chiên
- Tên sản phẩm: Tôm tẩm bột chiên
- Tên thương mại: Pre fried breaded shrimp
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PTO, xẻ
bướm sau đó tẩm bánh mì và cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: Hàn Quốc, Nhật Bản,…
9. Chả cuốn còn đuôi
- Tên sản phẩm: Chả cuốn còn đuôi
Tên thương mại: Filo shrimp PTO- original flavor
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PTO, khứa, duỗi sau đó cuốn pastry chừa
4 lá đuôi và cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: EU, Mỹ,…
10. Chả cuốn
- Tên sản phẩm: Chả cuốn
- Tên thương mại: Fillo shrimp PTO
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Tôm lột PTO, khứa, duỗi sau đó cuốn pastry và
cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: EU, Mỹ,…
11. Tempura tôm ball
- Tên sản phẩm: Tôm tempura tròn
- Tên thương mại: Tempura shrimp ball
- Đặc điểm riêng của sản phẩm: Nguyên liệu basa,

tôm thẻ BKN, hành tây, gia vị sau đó trộn, xay và
tẩm bột, cấp đông.
- Thị trường tiêu thụ: EU, Mỹ,…
6
Ảnh: Tempura shrimp ball
Ảnh: Pre fried breaded
IV. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam.
7
V. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CÔNG TY
Hình 1.2 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam.
Hình 1.3 Sơ đồ mặt bằng phân xưởng của Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam.
8
CHƯƠNG II. KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY
I. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TÔM TẨM BỘT TORPEDO ĐÔNG LẠNH
XUẤT KHẨU
- Nhà máy chủ yếu sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm như mặt hàng
tôm tẩm bột torpedo hoặc BBS. Tôm tẩm bột torpedo đông lạnh xuất khẩu được sản
xuất dựa trên 3 thành phần nguyên liệu chính là tôm, bột và bánh mì.
- Các loại tôm nguyên liệu như tôm thẻ, tôm biển ở Việt Nam, Ấn Độ, Philipine,
Maylaysia, Thái Lan, Ecuador, được nhập về nhà máy để sản xuất. Và nguyên
liệu bột, bánh mì nhập từ Thái Lan. Tuy nhiên ở đây chỉ tìm hiểu quy trình sản xuất
tôm tẩm bột torpedo đông lạnh xuất khẩu với nguyên liệu là tôm thẻ (vannamei)
được nuôi hoặc đánh bắt tại Việt Nam có thể ở dạng nguyên liệu tươi HOSO hoặc
nguyên liệu dạng HLSO đông block.
- Sản phẩm tôm tẩm bột torpedo đông lạnh này chủ yếu được xuất sang các thị
trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…Những thị trường này
có những yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm nên trong quá trình sản xuất cần
giám sát chặt chẽ và có một quy trình công nghệ hợp lý và khoa học để đáp ứng các

tiêu chuẩn của từng thị trường trên.
II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TÔM TẨM BỘT TORPEDO
ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU
1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
9
Rã đông
Tôm dạng
HLSO đông
block
Chuẩn bị xay
bột
Rửa 6
Ngâm thuốc
Tẩm bột
Cấp đông
Bao gói
Xuất kho
Đóng thùng
Dò kim loại
Bảo quản
Tiếp nhận
nguyên liệu
Rửa 1
Sơ chế
Rửa 2
Phân cỡ
Rửa 3
Lột PTO
Rửa 4
Rửa 5

Khứa, duỗi
PTO
Xếp vỉ
10
2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH
1) Tiếp nhận nguyên liệu
- Nguyên liệu tươi được ướp đá trong thùng nhựa ở nhiệt độ ≤ 4
0
C, nguyên liệu
HLSO dạng đông block được bảo quản trong container ở nhiệt độ ≤ -18
0
C và được
vận chuyển về nhà máy. Sau đó, QC kiểm tra chất lượng nguyên liệu và phương
pháp bảo quản nguyên liệu, nhiệt độ nguyên liệu đạt hay không và kiểm tra nồng độ
Sunfite bằng test thử nhanh và đánh giá chất lượng cảm quan nguyên liệu bằng các
chỉ tiêu: tỉ lệ % biến màu (biến đỏ), màu sắc, đen - vàng mang, đỏ đầu, rong chân,
mềm vỏ, cháy - đen - gãy đuôi và tạp chất (rong, rác). Cảm quan tôm sau luộc: mùi
thơm tự nhiên, thịt săn chắc, vị ngọt của tôm luộc.
- Ngoài ra nguyên liệu có thể là nguyên liệu xã đông hoặc mua từ các công ty khác
các dạng đông lạnh: HLSO, PD.
2) Rửa 1
- Mục đích: Nhằm loại bỏ tạp chất và một phần VSV.
- Yêu cầu: Rửa đúng quy định.
- Thao tác cụ thể:
 Chuẩn bị 2 thùng nước. Thùng 1: 800 lít nước có nồng độ chlorine nước rửa
đạt 100ppm. Thùng 2: 800 lít nước sạch.
 Đảm bảo nhiệt độ nước rửa ở 2 thùng ≤ 10
0
C.
 Nhiệt độ bảo quản BTP tôm đạt ≤ 6

0
C.
 Chú ý:
• Không được lấy đá bẩn, đã sử dụng trong thùng bảo quản nguyên liệu trên xe
cho vào thùng nước rửa nguyên liệu (tôm).
• Khối lượng nguyên liệu cho vào sọt để rửa đạt 2/3 sọt (khoảng 20kg/sọt) gần
đến tay cầm.
• Tần suất thay nước rửa: 40 sọt/lần.
• Tuyệt đối không để sọt dưới nền phân xưởng.
11
• Tôm bị rớt xuống nền phải lấy đi rửa lại trong nước rửa chlorine 100ppm
(không cho trực tiếp vào sọt).
 Lần lượt nhúng rửa tôm qua 2 thùng. Nhúng ngập sọt tôm trong thùng nước,
dùng tay khuấy 3 vòng và gạt tạp chất ra ngoài, sau đó để sọt tôm trên giá đỡ
nghiêng 45
0
cho ráo nước (đối với tôm nguyên con). Sau đó chuyển sang công đoạn
sơ chế.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác rửa sai; rửa không sạch tạp chất; nhiệt độ nước
rửa, nồng độ chlorine không đạt; tần suất thay nước không đúng.
3) Sơ chế
- Mục đích: Nhằm loại bỏ phần đầu tôm và nội tạng tôm.
- Yêu cầu: Loại bỏ phần đầu, tối đa nội tạng tôm; không đứt ngàm.
- Thao tác cụ thể:
Dùng tay không thuận cầm tôm, lưng tôm hướng ra ngoài, tay thuận dùng dao tách
đầu tôm ra khỏi thân, lấy sạch gạch tôm trên đầu. Phần phế liệu được để riêng,
không được để lẫn BTP vào trong thau nước rửa.
- Các sai sót thường gặp: Đứt ngàm, không sạch nội tạng.
4) Rã đông HLSO
- Mục đích: Rã đông tôm dạng block.

- Yêu cầu: Tôm sau rã đông phải rời nhau, thân tôm mềm hoàn toàn (trở về trạng
thái trước cấp đông).
- Thao tác cụ thể:
• Trong một số trường hợp vì nguồn nguyên liệu tươi không đủ đáp ứng nhu
cầu nhà máy nên phải nhập nguồn nguyên liệu dạng HLSO và rã đông tôm HLSO
theo quá trình sau:
 Chuẩn bị thùng chứa có thể tích 600 lít. Bơm nước vào thùng đến vạch 400
lít, sau đó pha 1000ml chlorine 20.000ppm để đạt nồng độ 50ppm và cuối cùng cho
10 - 15kg đá vảy vào thùng (khoảng 1/2 sọt đá vảy). Nếu nhiệt độ nước trong thùng
≤ 15
0
C thì không cần cho thêm đá vảy. Sau 1giờ rã đông thì nhiệt độ nước trong
thùng đạt 1 - 2
0
C, lúc này hút 1/3 nước trong thùng ra sau đó cho thêm 1/3 nước từ
12
vòi sản xuất vào. Tương tự 1 - 1.5giờ sau, tiến hành thay nước 1 lần nữa, pha thêm
chlorine để đạt nồng độ 50ppm rồi để block rã đông hoàn toàn thì kết thúc quá trình
rã đông.
 Chú ý:
• Khi cho block vào thùng rã đông thì không được lấy túi PE ra khỏi block, vớt
thẻ size vào sọt rác trước khi thay nước, thùng cacton phải được bảo quản để dùng
lại.
• Vệ sinh thùng chứa và khu vực xung quanh sạch sẽ sau khi kết thúc rã đông.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác rã đông sai; nồng độ chlorine không đạt.
5) Rửa 2
- Mục đích: Loại bỏ phần nội tạng tôm còn sót lại và một phần VSV trên BTP
tôm.
- Yêu cầu: Loại bỏ hết phần nội tạng tôm còn sót lại, rửa đúng quy định.
- Thao tác cụ thể:

 Chuẩn bị 4 thùng nước. Thùng 1: 200 lít nước pha 1000ml chlorine có nồng
độ 20.000ppm để nồng độ chlorine nước rửa đạt 100ppm. Thùng 2: Tương tự có
200 lít nước rửa đạt nồng độ chlorine 50ppm. Thùng 3 và 4: 200 lít nước sạch.
 Đảm bảo nhiệt độ nước rửa ở 4 thùng ≤ 10
0
C.
 Nhiệt độ bảo quản BTP tôm đạt ≤ 6
0
C.
 Chú ý:
• Khối lượng nguyên liệu cho vào sọt để rửa đạt 2/3 sọt gần đến tay cầm.
• Đối với tôm nguyên liệu tươi: Tần suất thay nước rửa: 5sọt/lần.
• Đối với tôm rã đông: Tần suất thay nước rửa: 10sọt/lần.
• Tuyệt đối không để sọt dưới nền phân xưởng.
• Tôm bị rớt xuống nền phải lấy đi rửa lại trong nước rửa chlorine 100ppm.
 Lần lượt nhúng sọt tôm vào 2 thùng nước chlorine sau đó nhúng lại 2 thùng
nước sạch. Nhúng ngập sọt tôm trong thùng nước, dùng tay khuấy 3 vòng và gạt tạp
chất ra ngoài, sau đó để sọt tôm trên giá đỡ nghiêng 45
0
cho ráo nước (đối với tôm
nguyên con). Sau đó chuyển sang công đoạn phân cỡ.
13
- Các sai sót thường gặp: Thao tác rửa sai; không sạch nội tạng; nhiệt độ nước
rửa, nồng độ chlorine không đạt; tần suất thay nước không đúng.
6) Phân cỡ
- Mục đích: Phân cỡ tôm để lấy được size tôm phù hợp với quy trình sản xuất cụ
thể.
- Yêu cầu: Phân cỡ chính xác, độ đồng đều cao, thao tác nhanh.
- Thao tác cụ thể: Sau khi sơ chế hoặc sau khi rã đông tôm sẽ được phân cỡ lại
bằng máy phân cỡ (nếu size rã đông HLSO phù hợp với đơn hàng cụ thể thì sau rã

đông chuyển trực tiếp sang công đoạn lột PTO, khứa, duỗi mà không cần phân cỡ).
Máy phân cỡ tôm chỉ phân cỡ tương đối, độ đồng đều chưa cao, QC sẽ kiểm tra và
tiếp nhận bắt mẫu nếu cỡ tôm đạt yêu cầu sẽ đưa qua công đoạn lột PTO, khứa, duỗi
nếu chưa đạt yêu cầu thì tôm sẽ được phân lại bằng thủ công. Độ đồng đều đạt ≤
1.1. Suốt quá trình phân cỡ tôm được bảo quản ở nhiệt độ ≤ 6
0
C.
- Các sai sót thường gặp: Phân cỡ không đạt; độ đồng đều > 1.1; nhiệt độ bảo
quản không đạt.
7) Rửa 3
- Mục đích: Loại bỏ một phần VSV và bảo quản BTP tôm.
- Yêu cầu: Rửa đúng quy định.
- Thao tác cụ thể:
 Chuẩn bị 4 thau nước, nhiệt độ cả 4 thau nước ≤ 10
0
C. Thau 1: nước rửa
chlorine có nồng độ 100ppm. Thau 2: nước rửa chlorine có nồng độ 50ppm. Thau 3
và 4: nước sạch.
 Lần lượt nhúng rổ tôm vào 2 thau nước có chlorine và 2 thau nước sạch,
dùng tay đảo nhẹ và gạt tạp chất ra ngoài. Rửa 2/3 rổ, 3 rổ thay nước 1 lần hoặc khi
cần thiết. Nhiệt độ bảo quản BTP tôm đạt ≤ 6
0
C.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác sai; nhiệt độ không đạt; rửa không sạch tạp
chất.
8) Lột PTO, khứa, duỗi (HLSO → lột vỏ PTO → rút tim →khứa → duỗi)
 Lột vỏ, rút tim
14
- Mục đích: Lột vỏ để đưa tôm sang dạng BTP tôm PTO.
- Yêu cầu: Đốt cuối không bị gãy hoặc mất, không được sót tim, lỗ vích tim nhỏ,

nhiệt độ bảo quản BTP tôm ≤ 6
0
C.
- Thao tác cụ thể:
• Sau khi phân cỡ tôm được chuyển sang khâu lột vỏ, tôm được lấy ra khỏi
thùng cách nhiệt và được đựng trong các rổ inox có ướp đá vảy trực tiếp, tiến hành
lột sạch vỏ và chân tôm, chừa lại đốt cuối ở đuôi.
• Tiếp theo, tôm sau khi lột vỏ xong thì bắt đầu rút tim ngay lập tức, sử dụng
một dụng cụ rút tim bằng kim inox, dùng đầu nhọn của kim để đâm vào lưng tôm ở
vị trí đốt thứ 2 đếm từ đuôi lên sau đó rút dụng cụ ra kéo theo tim của tôm, nếu lấy
chưa sạch thì yêu cầu lặp lại trình tự rút tim trên nhưng vị trí là ở đốt thứ 3 tính từ
đuôi.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác sai; đứt gãy thân tôm; mất đốt đuôi; sót tim; lỗ
vích tim quá lớn; bảo quản không đúng nhiệt độ.
9) Rửa 4
- Mục đích: Loại bỏ một phần VSV và bảo quản BTP tôm.
- Yêu cầu: Rửa đúng quy định.
- Thao tác cụ thể:
 Chuẩn bị 4 thau nước, nhiệt độ cả 4 thau nước ≤ 10
0
C. Thau 1: nước rửa
chlorine có nồng độ 100ppm. Thau 2: nước chlorine có nồng độ 50ppm. Thau 3 và
4: nước sạch.
 Lần lượt nhúng rổ tôm vào 2 thau nước có chlorine và 2 thau nước sạch,
dùng tay đảo nhẹ và gạt tạp chất ra ngoài. Rửa 2/3 rổ, 3 rổ thay nước 1 lần hoặc khi
cần thiết. Nhiệt độ bảo quản BTP tôm đạt ≤ 6
0
C.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác sai; nhiệt độ không đạt; rửa không sạch tạp
chất.

10) Khứa, duỗi PTO
 Khứa tôm
- Mục đích: Tạo các đường xẻ ở phần bụng của tôm.
15
- Yêu cầu: Khứa đúng số đường quy định, độ sâu đường khứa đạt yêu cầu.
- Thao tác cụ thể: Tôm được bảo quản bằng đá vảy trực tiếp trong các rổ inox.
Lắp bàn khứa với độ cao lưỡi dao lăm từ 1.5 - 2mm sau đó sẽ cho tôm lần lượt qua
bàn khứa, mỗi lần chỉ khứa 1 con tôm. Độ sâu đường khứa 2 - 3 mm.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác sai, không đúng số đường, đường khứa quá
sâu, bảo quản không đúng nhiệt độ.
 Duỗi tôm
- Mục đích: Tạo độ dài cho tôm.
- Yêu cầu: Duỗi đúng độ dài, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, nhiệt độ bảo quản BTP
tôm ≤ 6
0
C.
- Thao tác cụ thể: Tôm được đặt nằm dài theo rãnh của bàn duỗi bằng nhựa có
thước đo để quan sát chiều dài tôm khi duỗi, phần lưng tôm ở trên. Sử dụng một
thanh nhựa dài có hình chữ nhật và ấn đều tay từ dưới phần đuôi lên phần đầu đến
khi tôm đạt chiều dài theo yêu cầu.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác sai, không đạt chiều dài quy định, đứt gãy thân
tôm, bảo quản không đúng nhiệt độ.
11) Rửa 5
- Mục đích: Loại bỏ một phần VSV và bảo quản BTP tôm.
- Yêu cầu: Rửa đúng quy định.
- Thao tác cụ thể:
 Chuẩn bị 4 thau nước, nhiệt độ cả 4 thau nước ≤ 10
0
C. Thau 1: nước rửa
chlorine có nồng độ 100ppm. Thau 2: nước chlorine có nồng độ 50ppm. Thau 3 và

4: nước sạch.
 Lần lượt nhúng rổ tôm vào 2 thau nước có chlorine và 2 thau nước sạch,
dùng tay đảo nhẹ và gạt tạp chất ra ngoài. Rửa 2/3 rổ, 3 rổ thay nước 1 lần hoặc khi
cần thiết. Nhiệt độ bảo quản BTP tôm đạt ≤ 6
0
C.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác sai, nhiệt độ không đạt, rửa không sạch tạp
chất.
12) Ngâm thuốc
16
- Mục đích: Tăng trọng lượng tôm.
- Yêu cầu: Ngâm đúng dung dịch, tăng trọng đúng quy định, nhiệt độ ngâm và
thời gian ngâm đúng yêu cầu.
- Thao tác cụ thể:
 Thuốc được QC kiểm tra và pha đúng tỉ lệ và đúng loại thuốc.
 Các bước được tiến hành theo thứ tự như sau:
 Pha nước thuốc:
Cho nước vào thùng 700 lít. Cho lần lượt thuốc và muối vào theo đúng tỉ lệ rồi
quậy cho tan. Cho đá vảy vào để nhiệt độ nước thuốc trong thùng đạt 3 - 5
0
C. Nếu
nhiệt độ tăng thì thêm đá để giảm thấp nhiệt độ về 3 - 5
0
C.
 Ngâm thuốc:
Tôm sau khi được rửa sạch cho vào các ky màu đỏ trên giá đỡ. Cho nước thuốc
vào ky bằng cốc đo lường chia vạch, với tỉ lệ tôm: nước thuốc đạt 1:1.2. Sau đó,
khuấy đảo theo chiều kim đồng hồ với tất cả các ky đang ngâm thuốc. Khuấy đảo
thường xuyên, thời gian khuấy ky tôm/lần là 7 - 8 giây. Nhiệt độ trong quá trình
ngâm đạt 6 - 8

0
C, nhiệt độ không đủ thì thêm đá để hạ thấp nhiệt độ (đá phải cho
vào trong túi PE cột lại rồi mới cho vào thùng). Ngâm 3

giờ đồng hồ, mỗi giờ kiểm
tra % tăng trọng.
 Sau ngâm tôm có màu tự nhiên không chấp nhận tôm biến màu, đen đuôi,
gãy đuôi.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác sai, tăng trọng không đạt hoặc quá mức.
13) Rửa 6
- Mục đích: Loại bỏ một phần VSV và dung dịch thuốc.
- Yêu cầu: Rửa đúng quy định.
- Thao tác cụ thể:
 Chuẩn bị 4 thau nước, nhiệt độ cả 4 thau nước ≤ 10
0
C. Thau 1: nước rửa
chlorine có nồng độ 100ppm. Thau 2: nước chlorine có nồng độ 50ppm. Thau 3 và
4: nước sạch.
17
 Lần lượt nhúng rổ tôm vào 2 thau nước có chlorine và 2 thau nước sạch,
dùng tay đảo nhẹ và gạt tạp chất ra ngoài. Rửa 2/3 rổ, 3 rổ thay nước 1 lần hoặc khi
cần thiết. Nhiệt độ bảo quản BTP tôm đạt ≤ 6
0
C.
- Các sai sót thường gặp: Thao tác sai, nhiệt độ không đạt, rửa không sạch tạp
chất.
14) Chuẩn bị xay bột
 Tiếp nhận nguyên liệu bánh mì, bột
- Bánh mì được đưa về nhà máy với khối lượng lớn bằng container, bánh mì được
định hình dạng hình hộp chữ nhật có kích thước: dài x rộng x cao: 60cm x 40cm x

15cm đã được cấp đông. Bánh mì được chứa đựng trong các bao giấy, mỗi bao chứa
2 bánh, mỗi bánh được bao bọc 1 lớp bao PE. Nhà máy sử dụng bánh mì có 3 màu
khác nhau: trắng, vàng và cam.
- Bột đưa về nhà máy với số lượng lớn bằng container, bột được đựng trong bao
bì giấy, mỗi bao 25kg. Bột về nhà máy sẽ được lập 1 kí mã hiệu cụ thể và chủ yếu ở
2 dạng: bột khô (bột mì) và bột nhão (bột khoai tây).
 Rã đông bánh mì
- Mục đích: Rã đông bánh mì để đưa về trạng thái sử dụng.
- Yêu cầu: Rã đông đúng quy định, bánh mì mềm hoàn toàn.
- Thao tác cụ thể: Bánh mì được tiếp nhận và bảo quản trong kho III của nhà
máy. Tiến hành vận chuyển bánh mì đông sang khu vực rã đông và trước khi xuất
kho phải loại bỏ lớp bao giấy bên ngoài. Ở khu vực rã đông cần chú ý: đặt từng
bánh lên giá không được để chồng lên nhau, để nguyên lớp bao nhựa bọc ngoài
bánh mì. Rã đông bánh mì đạt nhiệt độ ≤ 20
0
C, thời gian rã đông là 3 - 4 giờ. Rã
đông 3lần/ngày. Bánh mì sau khi rã đông đến khi dùng hết không quá 36 giờ. Nếu
bánh mì không sử dụng hết thì phải cho nhập vào kho III và ghi nhãn rõ ràng.
- Các sai sót thường gặp: Rã đông sai thao tác.
 Xay bánh mì
- Mục đích: Xay nhỏ bánh mì theo mục đích sử dụng.
18
- Yêu cầu: Xay đúng quy định mắc lưới và cắt thành số lượng miếng đúng quy
định.
- Thao tác cụ thể: Bánh mì sau khi rã đông sẽ được loại bỏ lớp bao nhựa, bánh
mì được cắt vuông góc với chiều dài thành 4 hay 6 miếng tùy theo mắc lưới của
máy xay bánh mì, cụ thể: mắc lưới 6mm x 6mm cắt làm 4 miếng, mắc lưới 8mm x
8mm cắt làm 6 miếng.
- Các sai sót thường gặp: Nhiệt độ trung tâm bánh mì trước khi xay chưa đạt.
 Xay bột

Công đoạn này chỉ dùng cho bột nhão.
- Mục đích: Hòa tan bột vào nước tạo dung dịch dạng nhão.
- Yêu cầu: Bột tan hoàn tàn vào nước, đúng tỉ lệ bột/nước, quá trình xay khống
chế nhiệt độ ≤ 6
0
C.
- Thao tác cụ thể: Đầu tiên công nhân sẽ cho ½ lượng nước theo quy định vào,
sau đó khởi động máy xay bột chạy, tiếp đó cho bột vào để máy xay trong vòng 1
phút sau đó tiếp tục cho ½ nước còn lại vào xay cho hết thời gian quy định. Thời
gian được cài tự động của máy xay bột là 5 - 7 phút kể từ khi khởi động. Tỉ lệ
bột/nước theo quy định của SOP.
- Chú ý: Khi cho bột vào phải cho từ từ để bột không bị vón cục.
- Các sai sót thường gặp: Nhiệt độ quá trình xay bột không đạt yêu cầu.
15) Tẩm bột - Xếp vỉ
 Tẩm bột
- Mục đích: Tẩm một lớp bánh mì xung quanh thân tôm.
- Yêu cầu: Lớp bột khô phải phủ đều con tôm, lớp bánh mì có độ xù nhất định,
đúng khối lượng, hình dạng tôm đẹp: bánh mì tẩm đều cả con tôm, đầu to đuôi nhỏ
dần, đuôi tôm xòe vừa phải, chiều dài đúng quy định, đúng trọng lượng.
- Thao tác cụ thể: Trước tiên tôm sẽ được tẩm một lớp bột khô sao cho lớp bột
khô dính đều bề mặt thân tôm chừa đuôi sau đó tôm sẽ được nhúng vào bột nhão để
tạo một lớp kết dính ngay sau đó cho vào mâm bánh mì để tạo một lớp bánh mì
dính đều trên thân tôm, sau đó được định hình, chiều dài, khối lượng đúng quy định.
19

×