Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

NÂNG CAO NĂNG lực HIỆU lực HIỆU QUẢ của nền HÀNH CHÍNH NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.63 KB, 24 trang )


CHƯƠNG 7: NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, HIỆU
QUẢ CỦA NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Quan niệm về các thuật ngữ

Sự cần thiết phải nâng cao năng lực,
hiệu lực, hiệu quả của HCNN

Giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực,
hiệu quả của hành chính nhà nước

I. QUAN NIỆM VỀ CÁC THUẬT NGỮ

Khái niệm

Một số tiêu chí đánh giá năng lực, hiệu
lực và hiệu của của nền hành chính nhà
nước

1. Khái niệm

Năng lực

Hiệu lực

Hiệu quả

1.1. Năng lực

Khả năng làm việc nhờ có phẩm chất


đạo đức và trình độ chuyên môn

1.2. Hiệu lực

Hiệu lực của nền hành chính nhà nước là
mức độ hoàn thành đúng chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền quy dịnh, đạt kết
quả theo dự kiến.

Nói cách khác hiệu lực là thực hiện đúng
công việc được giao.


Hiệu lực của nền hành chính nhà nước
phụ thuộc vào:

- Năng lực của nền hành chính

- Sự ủng hộ của người dân

- Phương pháp lãnh đạo

- Ảnh hưởng của tổ chức chính trị

- Sự phân công thực thi quyền lực nhà
nước…

1.3. Hiệu quả

Hiệu quả của nền hành chính nhà nước

được đo lường bởi mối tương quan giữa
kết quả đạt được là tối đa so với chi phí
thực hiện kết quả đó là tối thiểu.

Hiệu quả là việc thực hiện công việc
đúng đắn, có chất lượng, với chi phí hợp
lý.

Đo lường hiệu quả của nền hành chính
phải tính đến cả hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội.

2. Các tiêu chí đánh giá hiệu lực,
hiệu quả của nền hành chính

2.1. Tiêu chí đánh giá hiệu lực:

- Xem xét thực tiễn QLHCNN giải quyết
được vấn đề đặt ra hay đạt được mục
tiêu hay không.

- Đo lường các kết quả đạt được và so
sánh với các mục tiêu đã đề ra.

Khi đánh giá có thể dẫn tới các kết
quả:

Có hiệu lực khi:

Đạt được mục tiêu sớm hơn mong đợi và đạt

được thêm lợi ích

Đạt được mục tiêu sớm hơn so với mong đợi

Đat được mục tiêu như mong đợi

Kém hiệu lực khi :

Đạt được mục tiêu nhưng kèm theo hiệu ứng
phụ không mong muốn

Đạt được phần nào mục tiêu

Tiêu chí đánh giá hiệu lực (tiếp)

Không có hiệu lực khi :

Không đạt mục tiêu ở bất kỳ mức độ
nào

Không đạt mục tiêu và tạo thêm nhiều
rắc rối.

2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả

Kết quả cuối cùng đạt được của công
việc

Chi phí bỏ ra


Niềm tin của người dân, đối tác

Sự tín nhiệm của công chúng

Sự hài lòng của người dân

Sự quan tâm của dư luận

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG
LỰC, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ NỀN HCNN

Đòi hỏi của xã hội

Thực trạng của nền hành chính

Vị trí đặc biệt của nền hành chính

1. Đòi hỏi của xã hội

Yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước

Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần.

Sự mở rộng quan hệ đối ngoại

Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với HCNN

Nhu cầu của người dân trong xã hội dân

chủ

2. Thực trạng nền hành chính NN

Sự phân công, phân cấp trong BMHC
chưa rành mạch

TCHCNN không đồng bộ, có sự chồng
chéo, thủ tục rườm rà…

Đội ngũ CB, CC yếu năng lực, kém phẩm
chất đạo đức

Các cấp HC địa phương không nắm được
tình hình thực tế, bị động, hiệu quả công
việc thấp.

3. Vị trí đặc biệt của nền hành
chính

Nền HCNN thực thi quyền hành pháp
NN, tổ chức điều hành đời sống xã hội

Phạm vi quản lý rộng lớn, đối tượng
quản lý phong phú; phục vụ hàng ngày
nhu cầu của người dân.

Đội ngũ nhân sự đông đảo nhất so với
đội ngũ nhân sự trong các cơ quan nhà
nước khác.


Nền HCNN tập trung rõ nhất ưu và
khuyết điểm của QLNN

Kinh nghiệm cải cách của Vương
quốc Anh (1979-1997)

1. Cải cách tài chính:

Sáng kiến Quản lí Tài chính (FMI) – 1982.
- Nhà quản lí phải nắm rõ mục tiêu của mình
và cách thức đánh giá thành công của mình.
- Xác định rõ cho việc sử dụng nguồn lực và
đào tạo cũng như các thông tin cần thiết.
- Quản lí ngân sách của mình và phải trịu trách
nhiệm cá nhân của mình đối với ngân sách
trong phạm vi nguồn nhân lực và chi phí hoạt
động cho phép.


Nội dung chính là:

Giao ngân sách

Phát triển các hệ thống thông tin

Đề cao việc đặt chỉ tiêu, hình thành các thước
đo về kết quả và hiệu quả hoạt động.

Điểm mấu chốt với FMI là chú trọng vào Kết

quả (sản phẩm hay dịch vụ) chứ không phải
đầu vào (chi phí cho nhân viên,v.v. để làm ra
sản phẩm hay kết quả đó)

2. Quy mô và phạm vi của khu
vực công.

Tư nhân hoá” dẫn đến việc chuyển giao ồ ạt
hầu hết các dịch vụ công ích sang cho tư nhân.

Cạnh tranh được tăng cường, kéo theo giảm
giá và tăng chất lượng dịch vụ.

Tăng cường hiệu quả CP, xây dựng tiêu chí
đánh giá hiệu quả và lên các kế hoạch hoạt
động hiệu quả

Cải cách cơ quan thừa hành

Cải thiện chất lượng dịch vụ công

3. Hiến chương công dân (Phục vụ
là trên hết).

Ap dụng để cải thiện chất lượng dịch vụ cho
người dân.

Cơ quan nhà nước phải công bố và treo các
biển hiến chương trong đó nêu các dịch vụ mà
họ được cung cấp, tiêu chuẩn dịch vụ, các hình

thức trừng phạt nếu dịch vụ cung cấp không
đúng theo tiêu chuẩn, ai chịu trách nhiệm và
thủ tục khiếu nại.

Chính phủ mới cũng đã tiếp tục biện pháp này
với tên mới là “Phục vụ là trên hết”.

Chương trình này có chín nguyên tắc cung
cấp dịch vụ công,

Đặt tiêu chuẩn dịch vụ

Công khai và cung cấp đủ thông tin

Tham khảo ý kiến và mời người sử dụng tham gia

Khuyến khích việc tiếp cận và lựa chọn dịch vụ

Đối xử công bằng

Khắc phục những thiếu sót nảy sinh

Sử dụng nguồn lực có hiệu quả

Sáng kiến và cải tiến

Phối hợp với các cơ quan cung ứng dịch vụ khác.


Các cơ quan đáp ứng được tiêu chuẩn

dịch vụ được cấp “ Chứng nhận về
Hiến chương”. Uỷ ban thanh tra độc lập
giám sát và cho ý kiến về kết quả hoạt
động của Chương trình Phục vụ là trên
hết.

4. Một vấn đề mà Chính phủ nào cũng
gặp phải là làm thế nào để huy động vốn
cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng.
Vương quốc Anh đã có “Sáng kiến Huy
động vốn Tư nhân (PFI) theo đó khu
vực tư nhân được mời để hình thành các
tổ hợp đấu thầu cung cấp một số công
trình công cộng (đường xá, bệnh viện,
trường học, nhà tù, v.v…)

5. Hoạt động liên ngành. Chính phủ hiện
nay đã phát động những nghiên cứu để
cải thiện dịch vụ do nhiều bộ và cơ
quan cùng cung cấp gọi là “Giảm đầu
mối”

×