Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở huyện bình đại bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 102 trang )





























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



NGUYỄN PHI UY VŨ


ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI
NGHÊU TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI – BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật khai thác thy sn
M số: 60.62.03.04


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Tính



Khánh Hòa, 2014
i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu khoa học một cách độc lập của riêng
tôi trong đề xuất ý tưởng và tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá và rút ra các kết luận
khoa học. Đồng thời, cũng là cá nhân chủ trì và tham gia tổ chức triển khai các hoạt
động của một số đề tài ở Bến Tre, hợp phần STOFA của Chương trình FSPS II tỉnh Bến
Tre, làm cơ sở đầu vào cho việc nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu và những kết
luận trong Luận văn chưa từng được một ai công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học vị
nào; trong suốt quá trình thực hiện luận văn không xảy ra tranh chấp gì với các tổ chức,

cá nhân khác.
Các số liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, các trích dẫn đều được
chỉ rõ nguồn tài liệu và tác giả.
Tác giả Luận văn



Nguyễn Phi Uy Vũ










ii



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này xuất phát từ nhu cầu thực tế về quản lý nguồn lợi nghêu nói riêng,
quản lý các đối tượng thủy sản nói chung ở tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, hiện nay việc đưa
ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào quản lý thủy sản còn nhiều hạn chế, một
số ứng dụng GIS vào quản lý nuôi trồng thủy sản đã được áp dụng, nhưng chưa đồng
bộ. Đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn
lợi nghêu tự nhiên ở huyện Bình Đại – Bến Tre” đặt ra với mục đích hỗ trợ công cụ nâng
cao hiệu quả quản lý tại địa phương. Đề tài được sự ủng hộ và góp ý chân thành của

giáo viên hướng dẫn khoa học về nội dung thực hiện để đáp ứng mục tiêu đặt ra từ khi
xây dựng đề cương đến khi hoàn thành báo cáo luận văn.
Chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình về học thuật, chuyên môn của TS.
Hoàng Văn Tính, quý thầy trong Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản,
Trường Đại học Nha Trang.
Xin chân thành cám ơn Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bến Tre, Chi cục nuôi thủy sản Bến Tre, UBND xã Thới Thuận,
UBND xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, các HTX thủy sản Đồng Tâm và Rạng Đông đã
tạo điều kiện trong quá trình khảo sát thực địa, thu thập thông tin, số liệu,… để phục vụ
đề tài này.
Chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm Dự án Việt Nam - Đan Mạch (CLIMEEViet)
“Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái cửa sông của VN” đã tài trợ một phần học bổng
của khóa học.
Đồng thời cám ơn các đồng nghiệp, các phòng ban chuyên môn, ban lãnh đạo
Viện Hải dương học đã động viện tinh thần, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học
và đề tài này.
Trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Phi Uy Vũ


iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ 4
1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý 4
1.1.2. Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý 4
1.1.3. Nguồn dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý 5
1.2. ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN 6
1.2.1. Ứng dụng GIS trong quản lý nghề cá trên thế giới 6
1.2.2. Ứng dụng GIS trong quản lý nghề cá ở Việt Nam 9
1.3. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU 11
1.3.1. Đặc điểm nguồn lợi nghêu 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và quản lý nguồn lợi trên thế giới 14
1.3.3. Tình hình nghiên cứu và quản lý nguồn lợi nghêu ở Việt Nam 16
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG VEN BIỂN BÌNH ĐẠI 18
1.4.1. Vị trí địa lý 18
1.4.2. Khí hậu, thời tiết 18
1.4.3. Gió mùa 19
1.4.4. Thủy Triều 20
1.4.5. Địa hình vùng biển ven bờ 20
1.4.6. Đặc điểm thủy văn, dòng chảy 21
1.4.7. Nhiệt độ nước biển. 21
1.4.8. Đặc điểm môi trường nước và nguồn lợi 21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
iv



2.1.1. Vùng nghiên cứu 25

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.2.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu 26
2.2.2. Phương pháp nghiêu cứu đặc điểm phân bố nguồn lợi nghêu 27
2.2.3. Phương pháp đánh giá thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu 28
2.2.4. Phương pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý khai thác và bảo
vệ nguồn lợi nghêu 29
2.2.5. Phương pháp xây dựng phần mềm ứng dụng 30
2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH PHÂN BỐ VÀ SẢN LƯỢNG NGHÊU Ở
HUYỆN BÌNH ĐẠI 32
3.1.1. Vùng phân bố nghêu ở huyện Bình Đại 32
3.1.2. Tình hình biến động diện tích vùng nghêu ở huyện Bình Đại 34
3.1.3. Tình hình biến động sản lượng và năng suất nghêu ở huyện Bình Đại 37
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI NGHÊU Ở
BÌNH ĐẠI 42
3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu 42
3.2.2. Thực trạng quản lý khai thác nghêu ở Bình Đại 45
3.2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ nguồn lợi nghêu 48
3.2.4. Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu Bình Đại 49
3.3. PHÂN TÍCH SWOT TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU Ở
HUYỆN BÌNH ĐẠI 51
3.4. ỨNG DỤNG GIS QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI NGHÊU
TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI – BẾN TRE 55
3.4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS quản lý nguồn lợi nghêu 55
3.4.2. Xây dựng bản đồ vùng bãi triều phân bố nghêu 58
3.4.3. Phân bố và mật độ nghêu theo thời gian 61
3.4.4. Phân vùng thích hợp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu 66
3.4.5. Tích hợp hệ thống bản đồ vào Google Earth 70

v



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74
KẾT LUẬN 74
KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 1 82
PHỤ LỤC 2 88
PHỤ LỤC 3 89


















vi




BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
CZAP: Đới bờ Châu Á -Thái Bình dương
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
DT: Diện tích
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
FARM: Quản lý nguồn lợi thông qua trang trại
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
GPS: Hệ thống định vị toàn cầu
HTX: Hợp tác xã
ICM: Quản lý tổng hợp đới bờ
KT-XH: Kinh tế xã hội
MSC: Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
PRA: Đánh giá nhanh có sự tham gia cộng đồng
QL: Quản lý
SL: Sản lượng
SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
TCCC: Trứng cá cá con
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TSDV: Hiển thị dữ liệu khảo sát lưới kéo
UBND: Ủy ban nhân dân
VCLL: Vật chất lơ lửng
CNTT: Công nghệ thông tin
vii




DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Biến động diện tích phân bố nghêu ở Bình Đại từ 2008 - 2012 35
Bảng 3.2: Biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 - 2012 36
Bảng 3.3: Biến động diện tích phân bố nghêu ở HTX Rạng Đông từ 2008 - 2012 37
Bảng 3.4: Biến động sản lượng phân bố nghêu ở Bình Đại từ 2008 - 2012 38
Bảng 3.5: Biến động sản lượng nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 - 2012 40
Bảng 3.6: Biến động năng suất nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 - 2012 40
Bảng 3.7: Biến động sản lượng nghêu ở HTX Rạng Đông từ 2008 - 2012 41
Bảng 3.8: Biến động năng suất nghêu ở HTX Rạng Đông từ 2008 - 2012 41
Bảng 3.9: Điểm mốc vùng quản lý của HTX Đồng Tâm 59
Bảng 3.10: Điểm mốc vùng quản lý của HTX Rạng Đông 60
Bảng 3.11: Mật độ phân bố nghêu tại các trạm khảo sát ở HTX Đồng Tâm 62
Bảng 3.12: Mật độ phân bố nghêu tại các trạm khảo sát ở HTX Rạng Đông 64
Bảng 3.13: Sản lượng nghêu khai thác hàng năm ở HTX Đồng Tâm theo phân vùng . 68
Bảng 3.14: Sản lượng nghêu khai thác hàng năm ở HTX Rạng Đông theo phân vùng 69
Bảng 3.15: Tọa độ các trạm canh bãi nghêu của các HTX 70

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý 5
Hình 1.2: Các nguồn dữ liệu của hệ thống GIS 5
Hình 1.3: Bản đồ vị trí huyện Bình Đại trong tỉnh Bến Tre 19
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí nghiên cứu và khảo sát bãi nghêu ở huyện Bình Đại – Bến Tre 25
Hình 3.1: Bản đồ vùng phân bố nghêu giống và thương phẩm ở HTX Đồng Tâm 33
Hình 3.2: Bản đồ vùng phân bố nghêu giống và thương phẩm ở HTX Rạng Đông 33
Hình 3.3: Diện tích bãi nghêu ở huyện Bình Đại so với toàn tỉnh Bến Tre 34
Hình 3.4: Diện tích (ha) nghêu ở huyện Bình Đại từ năm 2008 - 2012 35
Hình 3.5: Diện tích (ha) nghêu ở HTX Đồng Tâm từ năm 2008 - 2012 36
Hình 3.6: Diện tích (ha) nghêu ở HTX Rạng Đông từ năm 2008 - 2012 37
Hình 3.7: Biến động sản lượng nghêu ở huyện Bình Đại từ 2008 – 2012 39

Hình 3.8: Biến động sản lượng nghêu ở HTX Đồng Tâm từ 2008 – 2012 40
viii



Hình 3.9: Biến động sản lượng nghêu ở HTX Rạng Đông từ 2008 – 2012 41
Hình 3.10: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ nghêu Bến Tre 42
Hình 3.11: Sơ đồ tổ chức hoạt động của hợp tác xã 44
Hình 3.12: Sơ đồ tổ chức hoạt động điều hành của ban quản trị hợp tác xã 45
Hình 3.13: Giao diện ứng dụng GIS quản lý nghêu 56
Hình 3.14: Giao diện liên kết phần mềm quản lý bản đồ Mapinfo 57
Hình 3.15: Giao diện tích hợp với Google Earth 57
Hình 3.16: Giao diện tích hợp phần mềm Excel 58
Hình 3.17: Số hóa chuyển từ ảnh vệ tinh (Raster) thành bản đồ số (Vector) 59
Hình 3.18: Vùng quản lý của HTX Đồng Tâm 60
Hình 3.19: Vùng quản lý của HTX Rạng Đông 60
Hình 3.20: Bản đồ vùng phân bố nghêu ở HTX Đồng Tâm 61
Hình 3.21: Bản đồ vùng phân bố nghêu ở HTX Rạng Đông 61
Hình 3.22: Mật độ nghêu ở HTX Đồng Tâm tháng 9/2012 62
Hình 3.23: Phân bố mật độ nghêu ở HTX Đồng Tâm tháng 9/2012 63
Hình 3.24: Mật độ nghêu ở HTX Đồng Tâm tháng 3/2013 63
Hình 3.25: Phân bố mật độ nghêu ở HTX Đồng Tâm tháng 3/2013 64
Hình 3.26: Mật độ nghêu ở HTX Rạng Đông tháng 9/2012 65
Hình 3.27: Phân bố mật độ nghêu ở HTX Rạng Đông tháng 9/2012 65
Hình 3.28: Mật độ nghêu ở HTX Rạng Đông tháng 3/2013 66
Hình 3.29: Phân bố mật độ nghêu ở HTX Rạng Đông tháng 3/2013 66
Hình 3.30: Phân vùng quản lý nguồn lợi nghêu HTX Đồng Tâm 67
Hình 3.31: Phân vùng quản lý nguồn lợi nghêu HTX Rạng Đông 67
Hình 3.32: Sản lượng nghêu (tấn) năm 2012 ở HTX Đồng Tâm 68
Hình 3.33: Sản lượng nghêu (tấn) năm 2012 ở HTX Rạng Đông 69

Hình 3.34: Trạm bảo vệ bãi nghêu trên đất liền và trên biển 70
Hình 3.35: Vùng bãi triều các HTX quản lý trên Google Earth 71
Hình 3.36: Phân vùng quản lý nguồn lợi nghêu HTX Đồng Tâm trên Google Earth 71
Hình 3.37: Phân vùng quản lý nguồn lợi nghêu HTX Rạng Đông trên Google Earth 72
Hình 3.38: Trạm bảo vệ bãi nghêu HTX Đồng Tâm trên Google Earth 72
Hình 3.39: Trạm bảo vệ bãi nghêu HTX Rạng Đông trên Google Earth 73
ix



DANH MỤC HÌNH PHỤ LỤC
Hình PL1: Xu thế biến động diện tích nghêu ở Bình Đại từ năm 2008 – 2012 82
Hình PL2: Xu thế biến động diện tích nghêu ở HTX Đồng Tâm từ năm 2008 - 2012 . 82
Hình PL3: Xu thế biến động diện tích nghêu ở HTX Rạng Đông từ năm 2008 - 2012 83
Hình PL4: Xu thế biến động sản lượng nghêu ở Bình Đại từ năm 2008 - 2012 83
Hình PL5: Xu thế biến động năng suất nghêu ở Bình Đại theo thời gian 84
Hình PL6: Xu thế biến động sản lượng nghêu ở HTX Đồng Tâm từ năm 2008 - 2012
84
Hình PL7: Xu thế biến động năng suất nghêu ở Bình Đại theo diện tích 85
Hình PL 8: Xu thế biến động năng suất nghêu ở HTX Đồng Tâm theo thời gian 85
Hình PL9: Xu thế biến động năng suất nghêu ở HTX Đồng Tâm theo diện tích 85
Hình PL10: Xu thế biến động sản lượng nghêu ở HTX Rạng Đông từ năm 2008 - 2012
86
Hình PL11: Xu thế biến động năng suất nghêu ở HTX Rạng Đông theo thời gian 86
Hình PL12: Xu thế biến động năng suất nghêu ở HTX Rạng Đông theo diện tích 87













1



MỞ ĐẦU
Nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata được đánh giá là tài nguyên thủy sản quan trọng
nhất ở các bãi triều ven biển, cửa sông của tỉnh Bến Tre và đã được Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn (NN&PTNT) (trước đây là bộ Thủy sản) xếp vào danh mục các
loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Vì chúng không chỉ là nguồn thực phẩm
rất quan trọng trong nước mà còn là đối tượng xuất khẩu có giá trị cao. Hiện nay, nghêu
là đối tượng xuất khẩu chiến lược của nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
với thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và ổn định.
Đầu tháng 11 năm 2009, nghề khai thác nghêu của tỉnh Bến Tre vừa chính thức
đạt chứng nhận của Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council –
MSC) khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về sự bền vững và quản lý tốt. Như vậy, Bến
Tre là khu vực đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được chứng chỉ của MSC. Đây là sự kiện
lịch sử – nghề cá quy mô nhỏ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á quản lý dựa vào cộng
đồng được nhận chứng nhận MSC.
Các HTX, tập đoàn và cộng đồng ngư dân ven biển được chính quyền giao quyền
lợi và trách nhiệm giữ gìn, khai thác nguồn lợi nghêu để nâng cao chất lượng cuộc sống
cộng đồng và góp phần xây dựng kinh tế, xã hội địa phương. Do vậy, việc quản lý phát
triển bền vững nguồn tài nguyên ven biển này rất cần trách nhiệm cộng đồng của ngư
dân. Bởi vì tính đặc thù của đối tượng nghêu tự nhiên chỉ có tổ chức quản lý cộng đồng

mới đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững.
Tuy rằng, nguồn lợi nghêu mang lại cho địa phương nguồn thu khá lớn thông qua
xuất khẩu và tiêu thụ ở các thị trường nội địa, góp phần đáng kể cải thiện đời sống của
phần lớn các hộ ngư dân ven biển. Tuy nhiên, hiện tại áp lực khai thác ngày càng tăng,
tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái biển đang bị suy giảm nghiêm trọng và đã gây
ảnh hưởng lớn đến đời sống của cộng đồng dân cư ven biển. Chính vì thế, để phát triển
nguồn lợi nghêu chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên,
có kế hoạch khai thác nguồn lợi nghêu tự nhiên một cách hợp lý.
Từ 2007 đến nay, do tác động của môi trường đã gây nên hiện tượng nghêu hàng
loạt ở Bình Đại, nguồn lợi nghêu thường xuyên có sự biến động về diện tích, mật độ,
2



sản lượng và vùng phân bố. Việc quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu của các
HTX quản lý nghêu ở Bình Đại đang gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, thực hiện đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý
khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở huyện Bình Đại – Bến Tre”, nhằm mục
đích hỗ trợ cho các HTX nghêu ỡ huyện Bình Đại giải quyết những khó khăn, bất cập
trên. Bước đầu tiếp cận công nghệ GIS trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi
nghêu tự nhiên, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lợi nghêu tự
nhiên ở vùng ven biển huyện Bình Đại. Đồng thời làm cơ sở để áp dụng cho việc quản
lý khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên ở đới bãi triều ven biển.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên tại huyện
Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
- Tình hình biến động bãi nghêu, sản lượng và mật độ nguồn lợi nghêu tại huyện
Bình Đại.
- Hoạt động khai thác nghêu tại huyện Bình Đại.
Mục tiêu của đề tài như sau:

- Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở
vùng ven biển huyện Bình Đại - Bến Tre.
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý khai thác và bảo vệ
nguồn lợi nghêu tự nhiên ở vùng ven biển huyện Bình Đại - Bến Tre.
Nội dung thực hiện ca đề tài là:
- Đặc điểm phân bố nguồn lợi nghêu ở vùng ven biển Bình Đại – Bến Tre.
- Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu ở huyện
Bình Đại – Bến Tre.
- Ứng dụng GIS trong quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở
huyện Bình Đại – Bến Tre.
Đề tài thực hiện bằng cách tiếp cận mới, ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý
nguồn lợi tự nhiên ở vùng bãi bồi ven biển, kết hợp với mô hình quản lý dựa vào cộng
3



đồng hiện tại nhằm góp phần nâng cao hiệu quả mô hình quản lý khai thác và bảo vệ
nguồn lợi nghêu tự nhiên vùng ven biển Bến Tre nói chung, ở vùng ven biển huyện Bình
Đại nói riêng.






















4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được
hình thành vào những năm 60 thế kỷ XX và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây.
GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc
phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ,
các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân đánh giá được hiện trạng của các quá
trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý,
truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ)
nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.[27]
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa GIS. Nếu xét dưới góc độ hệ
thống, thì GIS có thể được hiểu như một hệ thống gồm các thành phần: con người, phần
cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình-kiến thức chuyên gia, nơi tập hợp các quy
định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến

thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin.
Hệ thống thông tin địa lý có thể được định nghĩa như là tập hợp các công cụ để
thu thập, lưu trữ, chỉnh sửa, truy cập, phân tích và cập nhật các thông tin địa lý cho một
mục đích chuyên biệt.[15]
Định nghĩa của Nitin Kumar Triphthi (2000) học viện Công Nghệ Châu Á: "Hệ
thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống các thông tin được sử dụng để thu thập, lưu trữ,
xây dựng lại, thao tác, phân tích, biếu diễn các dữ liệu địa lý phục vụ cho công tác quy
hoạch lập các quyết định về sử dụng đất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường,
giao thông, đô thị và nhiều thủ tục hành chỉnh khác."[53]
1.1.2. Các thành phần ca hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý bao gồm bốn thành phần quan trọng là phần cứng của
máy tính, tập hợp các modul phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu GIS và yếu tố con
5



người. Yếu tố con người ở đây bao hàm cả các chuyên gia trong lĩnh vực GIS lẫn lĩnh
vực chuyên môn hẹp là đối tượng của các ứng dụng GIS. Đây là thành phần quan trọng
nhất, vì chỉ có con người mới có thể sử dụng các công cụ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu
và tạo ra các sản phẩm GIS. (Hình 1.1)

Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý
1.1.3. Nguồn dữ liệu ca hệ thống thông tin địa lý
Dữ liệu đầu vào của GIS là hết sức đa dạng: các bản đồ được xây dựng bằng công
nghệ số hoặc được số hoá. Các dữ liệu thống kê, các đối tượng phi tỉ lệ (âm thanh, hình
ảnh, sơ đồ, bản vẽ, văn bản) được thu thập lại dưới dạng số, được gọi là thuộc tính.
Các ảnh vệ tinh và ảnh chụp bằng máy bay có thể là phương tiện để cập nhật
nhanh hàng loạt thông tin lưu trữ trên GIS và ngày càng được sử dụng như một nguồn
cung cấp dữ liệu cho GIS.(Hình 1.2)


Hình 1.2: Các nguồn dữ liệu của hệ thống GIS
6



Cơ sở dữ liệu của GIS được lưu trữ dưới dạng các đối tượng hình học cơ bản
như: điểm, đường, vùng; thông tin thuộc tính được lưu trữ dưới dạng số và chữ. Hai loại
dữ liệu cơ bản này có mối liên hệ thống nhất và duy nhất với nhau. Việc liên kết dữ liệu
bản đồ với dữ liệu thuộc tính của GIS trong một cơ sở dữ liệu tạo thành các hình ảnh
của thế giới thực sinh động, với đầy đủ các thông tin cần thiết, sẽ giúp nhìn nhận một
cách tổng thể toàn bộ hiện trạng các nguồn tài nguyên, từ đó thuận tiện trong việc xác
định phương thức sử dụng và quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên đó.
Về nội dung: dữ liệu bản đồ trong GIS được chia thành hai nhóm: bản đồ nền và
bản đồ chuyên đề.
- Bản đồ nền: là cơ sở hình học để chứa mọi dữ liệu khác lên đó, đảm bảo cho dữ
liệu được đồng nhất về mặt tọa độ, lưới chiếu.
- Các bản đồ chuyên đề thường phân chia thành 3 nhóm: điều kiện tự nhiên môi
trường, kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật.
GIS cho phép người sử dụng tích hợp nhanh chóng và linh hoạt hình ảnh đơn
giản vào các mô hình dữ liệu để tạo ra các hình ảnh phức tạp, thể hiện mối tương tác đa
dạng giữa các đối tượng trong thế giới thực.
1.2. ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1.2.1. Ứng dụng GIS trong qun lý nghề cá trên thế giới
Hệ thống thông tin địa lý thường được sử dụng để hiển thị hình ảnh, định lượng
và phân tích dữ liệu không gian. Dữ liệu sinh thái bao gồm dữ liệu nghề cá, thường là
cơ sở dữ liệu không gian và phù hợp tốt cho phân tích trong GIS. GIS đầu tiên xuất hiện
đầu tiên tại Canada vào những năm 60, hai thập kỷ sau GIS được áp dụng trong môi
trường biển. Meaden (2000) đã đưa ra một Mô hình khái niệm GIS trong hoạt động nghề
cá, mô tả GIS là một nhiệm vụ phức tạp sớm được áp dụng bởi các nhà khoa học và các
nhà nghiên cứu thủy sản. Vào giữa những năm 1980, Caddy và Garcia (1986) nhấn

mạnh tầm quan trọng của bản đồ trên máy tính và phân tích không gian đối với nghề cá.
Khoảng thời gian này, GIS đã được chứng minh là một công cụ có giá trị cho nuôi trồng
thủy sản (FAO, 1985). Ứng dụng đầu tiên của GIS trong nghề cá là những ứng dụng xác
định vị trí cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. [31, 45, 37]
7



Trong đầu những năm 90, GIS mở rộng phạm vi ứng dụng cho nghề cá. Một
trong những ứng dụng phổ biến của GIS là xây dựng mô hình thích nghi giữa cá và môi
trường sống ở khu vực ven bờ (rừng ngập mặn, cửa sông, thảm cỏ biển). Ứng dụng GIS
để nghiên cứu và quản lý nghề cá được áp dụng rộng rãi vào những năm 2000 qua các
lĩnh vực sau: Lập bản đồ môi trường sống của thủy sản, phân bố và sự phong phú của
các loài thủy sản, mô hình hải dương học nghề cá, quản lý nghề cá. [39]
Năm 1996, FAO xúc tiến việc sử dụng các hệ thống thông tin địa lý (GIS) để truy
cập và sử dụng một loạt các thông tin liên quan trong lĩnh vực nghề cá thông qua một
số hội thảo và các khóa học đào tạo. Đồng thời phổ biến các tài liệu kỹ thuật ứng dụng
GIS về dịch vụ nghề cá biển, nghiên cứu thủy sản và lập kế hoạch quản lý/phát triển,
bao gồm trong các lĩnh vực môi trường, viễn thám,… Ứng dụng của GIS trong khoa học
thủy sản mang lại khả năng phân tích và biểu diễn rất nhiều dữ liệu được cung cấp từ
nhiều nguồn khác nhau. Các dữ liệu trong GIS có khả năng biểu diễn mối tương quan
giữa các yếu tố lý, hóa và các yếu tố sinh học trong môi trường nước. Qua phân tích, so
sánh mối liên hệ phức tạp giữa các yếu tố môi trường GIS mô tả sự phân bố, môi trường
sống của các đối tượng thủy sản cũng như dự đoán biến động nguồn lợi thủy sản, sự di
cư của các đàn cá. Qua đó, GIS có khả năng hỗ trợ quản lý, lập ra kế hoạch, quyết định
việc phát triển khai thác cũng như bảo tồn nguồn lợi thủy sản. [46]
Phòng thủy sản thuộc tổ chức lương thực thế giới FAO là một trong những cơ
quan có những ứng dụng GIS vào thủy sản rất sớm. Ngoài ra, tổ chức này còn trợ giúp
cho rất nhiều chương trình nghiên cứu ứng dụng GIS trên thế giới. Một chương trình
nghiên cứu sâu rộng GIS đối với thủy sản được tiến hành, mà một trong những kết quả

nghiên cứu là việc lập bản đồ thống kê thủy sản thế giới, trong đó các số liệu về đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản, cả nước ngọt và nước mặn của các nước trên thế giới năm
1999 được đưa vào bản đồ [38]
Một số trường hợp ứng dụng GIS trong nghề cá tiêu biểu như sau: Xác định thời
gian tối ưu để thả giống cá hồi ở vùng nước ven biển phía bắc Nhật Bản [47]; Xác định
môi trường sống (habitat) cần thiết cho các loài cá nổi nhỏ ở vùng biển Địa Trung Hải
của Tây Ban Nha [30]; Phát triển ứng dụng GIS quản lý tài nguyên biển của đảo
8



Rodrigues ở Ấn Độ Dương [35]; Ảnh hưởng của năng suất đánh bắt cá trong vùng cấm
khai thác ở vịnh Maine, Hoa Kỳ [48, 33]
Ứng dụng GIS trong quản lý nghề cá (chỉ tổng quan nghề cá biển) là một trong
những công cụ mới nhất trong các công cụ quản lý nghề cá. GIS có khả năng thực hiện
trong tất cả các khía cạnh của quản lý nghề cá khác nhau, từ cá lĩnh vực cộng đồng đến
các lĩnh vực sinh học.
Việc phân tích các số liệu điều tra lưới kéo có thể mất nhiều năm để đưa ra các
dự báo trong tương lai. Với sự phát triển cơ sở dữ liệu khảo sát lưới kéo (Trawl Survey
Data Viewer - TSDV), hệ thống cho phép phân tích sơ bộ dữ liệu thu thập trên tàu nghiên
cứu, phân tích cơ bản và đưa ra thông tin về môi trường và sinh học quan trọng. Với hệ
thống này nhà quản lý có thể xem thông tin quan trọng liên quan đến việc phân bố và
biến động của một loài thủy sản. Thông qua phân tích số liệu bản đồ khảo sát trong lịch
sử bằng công cụ GIS và việc kết hợp nhật ký đánh bắt của ngư dân (địa điểm, thời gian,
sản lượng,…), ứng dụng GIS có thể làm tăng thêm dữ liệu nghiên cứu và độ chính xác
cho việc ước tính về sự phân bố và sự phong phú tương đối của các loài cá thương mại.
[40, 41]
Việc sử dụng GIS có thể được kết hợp với mô hình đánh bắt để hỗ trợ trong việc
ra quyết định về các vấn đề phát triển thủy sản và quy hoạch, nhằm giảm áp lực khai
thác nguồn lợi thủy sản ven bờ. Xác định môi trường sống của các loài thủy sản là một

cơ sở quan trọng trong quản lý nguồn lợi thủy sản. GIS có thể được sử dụng để tạo ra
một bản đồ đa tham số cần thiết về sản lượng và tính bền vững của các loài cá. Sử dụng
bản đồ này các nhà quản lý có thể xác định các vùng cấm khai thác, khu bảo tồn biển.
Đồng thời, GIS có thể tổng hợp các thông tin để xác định các bản đồ ngư trường, phân
bố sản lượng khai thác và các vùng tập trung khai thác theo mùa vụ [32, 53, 34]
GIS được sử dụng như một công cụ kết hợp với các nguồn dữ liệu nghề cá khác
nhau tạo thành một công cụ quản lý nghề cá hiệu quả. GIS tạo ra những hình ảnh trực
quan mà trước đây các nhà quản lý nghề cá chưa quan tâm, công cụ này cho phép phân
tích một khối lượng lớn dữ liệu cùng một lúc. Với việc hợp tác giữa các nhà khoa học,
nhà quản lý và ứng dụng của GIS có thể phát triển những công cụ ứng dụng tốt cho
tương lai.
9



1.2.2. Ứng dụng GIS trong qun lý nghề cá ở Việt Nam
Tại Việt Nam, công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và được sử dụng phổ biến
để quán lý nhiều lĩnh vực. Từ năm 1995, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập dự án
Hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường,
tạo điều kiện cho nhiều cơ quan trong cả nước tiếp cận với công nghệ thông tin địa lý
(GIS). Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 362/TTg và 363/TTg
ngày 30/05/1996 xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động khoa học
công nghệ từ năm 1996 – 2000, trong đó có nhiệm vụ: Triển khai các hệ thống thông tin
phục vụ cho quản lý điều hành Nhà nước và hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ
quản lý Nhà nước. Từ đó, hàng năm công nghệ GIS đều được Bộ Khoa học và Công
nghệ xác định là một trong những nội dung nghiên cứu ứng dụng phục vụ nghiên cứu
chuyên ngành và hiện đại hóa quản lý nhà nước.
Cho đến nay việc ứng dụng GIS cho ngành thủy sản ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Ngành thủy sản chưa có cơ quan hoặc phòng ban chuyên trách nghiên cứu ứng dụng
GIS; lực lượng cán bộ nghiên cứu còn rất mỏng, các công bố kết quả nghiên cứu ứng

dụng GIS trong thủy sản rất ít. GIS là một trong những lĩnh vực được ứng dụng rất yếu
đối với ngành thuỷ sản. Việc áp dụng các bài toàn trong phân tích để phục vụ quản lý
chỉ mang tính cục bộ, nên dẫn đến dữ liệu manh mún. Mặt khác mức độ thành công và
khả thi của các vấn đề nghiên cứu phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là
dữ liệu đầu vào.
Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, việc ứng dụng GIS vào nghiên cứu cung cấp
các thông tin về ngư trường khai thác cho các nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu cá
Ngừ đai dương, câu mực đại dương và cho một số đối tượng khai thác khác như cá Ngừ
vằn, cá Nục heo, Mực ống, Mực nang. Tuy nhiên các thông tin chỉ mang tính định tính
chỉ ra các khu vực có năng suất sản lượng trung bình cao cho các đối tượng và nghề cá
nói trên. [23, 22, 2, 9].
Việc tổ chức đội tàu khai thác trên biển ứng dụng hệ thống GIS kết nối với hệ
thống định vị toàn cầu GPS có thể quản lý đội tàu khai thác hải ở xa bờ đã được nghiên
cứu. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chế tạo thử nghiệm thiết bị cũng như
10



phần mềm ứng dụng quản lý đội tàu, chưa triển khai vào ứng dụng sản xuất vì nhiều lý
do khác nhau. [20]
Đối với nuôi trồng thủy sản, các nghiên cứu ứng dụng GIS chỉ là một phần của
các dự án và kết quả thu được là rất hạn chế. Đa số các nghiên cứu này tập trung vào
quy hoạch tổng thể cho các vùng ven biển. Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng GIS
này mới chỉ dừng lại ở mức vẽ bản đồ quy hoạch vùng, chưa đi sâu vào thông tin thuộc
tính cũng như việc phân tích các thông tin thuộc tính. [16, 10, 21]. Một số ứng dụng tiêu
biểu như sau:
“Ứng dụng GIS và AHP xây dựng bản đồ thích nghi đất đai cho nuôi tôm sú tại
huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”. Tuy nhiên, kết quả này chỉ mới dựa trên sự đánh giá
thích nghi theo đặc tính của đất. Việc xác định vùng thích nghi cho nuôi tôm cần đánh
giá thêm các tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng và môi trường của vùng

để có cơ sở chặt chẽ hơn trong việc hỗ trợ ra quyết định quy hoạch vùng nuôi. [8]
Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng đồng bằng sông cửu long
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản thực
hiện, đã ứng dụng GIS để hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch phát triển NTTS [16]
“Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá thích nghi cho sự phát triển của nguồn lợi
Nghêu vùng cửa sông, ven biển Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh” là một chuyên đề
nhánh thuộc đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi
Nghêu (Meretrix lyrata), Sò huyết (Anadara granosa) ở vùng cửa sông, ven biển Tiền
Giang, Bến Tre và Trà Vinh” do Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam chủ trì thực
hiện, đã cung cấp một trong những cơ sở khoa học để xác định vị trí, quy mô các khu
bảo vệ và phát triển nguồn lợi Nghêu. [19]
Ở Bến Tre, “Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bộ tiêu chuẩn và ngưỡng môi
trường tối ưu và cơ sở dữ liệu dự báo cảnh báo diễn biến môi trường vùng nuôi tôm
công nghiệp ở Bến Tre” đã đáp ứng bước đầu về việc xác định bộ tiêu chuẩn và ngưỡng
môi trường tối ưu cũng như dự báo, cảnh báo môi trường nuôi tôm theo mô hình quản
lý dữ liệu phân tán Client - Server. [6]
11



Việc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS “Xây dựng các chỉ tiêu môi trường
tối ưu trong nuôi nghêu, sò huyết và cơ sở dữ liệu dự báo, cảnh báo diễn biến môi trường
các vùng nuôi nghêu, sò huyết tập trung ở Bến Tre”, nhằm đánh giá một cách chi tiết và
đầy đủ hơn các điều kiện môi trường liên quan đến đời sống của con nghêu và Sò Huyết
ở tỉnh Bến Tre và cả cơ sở phương pháp luận phục vụ cảnh báo khi có sự cố môi trường
xảy ra. [7]
Dự án “Xây dựng phần mềm quản lý nuôi thủy sản theo công nghệ thông tin viễn
thám GIS”, đã xây dựng công cụ quản lý các đối tượng nuôi trồng thủy sản (Tôm, nhuyễn
thể và cá da trơn) dựa trên mô hình máy mạng Client – Server. Việc quản lý vùng nuôi,
cảnh báo dịch bệnh được thực hiện đến từng vị trí nuôi và tương tác đa chiều theo thời

gian thực. Đây là thống cơ sở dữ liệu ứng dụng GIS phục vụ cho công tác dự báo, thông
tin và quản lý thủy sản trong tỉnh. [24]
1.3. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU
1.3.1. Đặc điểm nguồn lợi nghêu
a) Phân bố
Nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) phân bố ở vùng biển ấm Tây Thái Bình
Dương từ biển Đài Loan đến Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng chỉ phân bố ở vùng ven
biển Tây Nam Bộ như Cần Giờ (TpHCM), Gò Công Đông (Tiền Giang), Bình Đại, Ba
Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), Bạc Liêu, Vĩnh Lợi (Bạc
Liêu), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Ngọc Hiển (Cà Mau). Vùng có sản lượng cao nhất là
vùng ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Chúng sống vùi trong đáy cát bùn của
vùng triều, nhưng chủ yếu ở dãi triều thấp, triều giữa và dưới triều, có thể gặp loài này
ở độ sâu dưới 4 m [13, 14].
Theo một số tài liệu về sinh học vùng triều, phân bố của nhiều sinh vật thường
hình thành đai theo độ cao bãi triều. Kết quả đo đạc vùng có nghêu con phân bố vào
năm 1998 trong khảo sát vùng phân bố nghêu giống Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) ở
Gò Công Đông của cho thấy chúng tập trung ở độ cao từ khoảng 0,8- 1,5m so với cao
độ hải đồ.[14]
12



Các đặc trưng phân bố của Nghêu cũng đã được một số tác giả nghiên cứu cho
thấy Nghêu phân bố ở vùng triều thấp, thời gian phơi bãi từ 2 - 8 giờ/ngày. Độ sâu cực
đại tìm thấy Nghêu lúc nước ròng là 1,5 - 2,5 m. Nghêu phân bố ở vùng có nền đáy cát
mịn đến cát trung có pha lẫn bùn lỏng (10-18%), vào mùa mưa bùn lỏng bao phủ nền
đáy bãi Nghêu (1,5 - 2,5 cm). Độ mặn từ 7 - 25‰, nhiệt độ là 26 - 32
o
C, các yếu tố môi
trường đặc trưng của bãi Nghêu biến đổi theo mùa rõ rệt, chúng đều phụ thuộc vào lượng

mưa lũ tràn qua vùng rừng ngập mặn đổ ra các bãi nghêu. Nghêu thích hợp sinh sống ở
những vùng có nền đáy cát bùn với tỉ lệ cát từ 60-90%, cát bùn có cấp hạt từ 0,062 -
0,25mm .Phân bố chủ yếu ở vùng trung triều và dưới triều, nơi có độ dốc tương đối bằng
phẳng, ít dốc, cấu trúc nền đáy hơi xốp để thuận lợi cho việc vùi mình của nghêu. Trong
tự nhiên, chưa thấy nghêu phân bố ở vùng đáy bùn hay đất sét. [14,1]
Theo Trương Quốc Phú (2000) thì vùng phân bố tự nhiên của nghêu ở khu vực
gần cửa sông có chất đáy là cát bùn, trong đó cát chiếm 80- 90% và bùn chiếm 9-
14%.[11]
b) Đặc trưng sinh thái
Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà nghêu có tập tính khác nhau: Giai đoạn ấu
trùng phù du (Trochophore) sống trôi nổi trong nước. Giai đoạn ấu trùng bám (Veliger)
chuyển sang giai đoạn sống đáy. Giai đoạn trưởng thành nghêu sống vùi mình trong đáy
cát bùn nhờ hoạt động của chân. [51, 42].
Nghêu thích hợp sinh sống ở những vùng có nền đáy cát bùn với tỉ lệ cát từ 60-
90%, cát bùn có cấp hạt từ 0,062-0,25 mm. Phân bố chủ yếu ở vùng trung triều và dưới
triều, nơi có độ dốc tương đối bằng phẳng, ít dốc, cấu trúc nền đáy hơi xốp để thuận lợi
cho việc vùi mình của nghêu. Trong tự nhiên, chưa thấy nghêu phân bố ở vùng đáy bùn
hay đất sét [12].
Nghêu thường sống vùi trong cát hoặc cát bùn của vùng triều, chủ yếu dải triều
thấp, triều giữa và triều dưới, có thể gặp loài này ở độ sâu dưới 4 m. Trong tự nhiên,
chúng phân bố chủ yếu ở vùng hạ triều, thời gian phơi bãi 2-8 giờ/ngày đêm. Độ sâu
cực đại tìm thấy lúc nước ròng 2-4 m. Nghêu sống ở vùng có nền đáy cát mịn, cát bùn
có pha lẫn hữu cơ (10-15%). Độ mặn thích hợp là 5-25
0
/
0 0
; pH nước 6,5-7,5 và của đất
6,7-7,8; nhiệt độ 25-33
o
C [3, 13, 11, 1].

13



c) Đặc điểm sinh trưởng
Nghêu có tốc độ sinh trưởng khối lượng nhanh hơn tốc độ chiều dài tương đối,
Nghêu là loài sinh trưởng cả vỏ lẫn phần mềm đồng thời với nhau trong quá trình sống
của chúng. Ngoài ra, nghêu ở Bến Tre có tốc độ sinh trưởng nhanh từ tháng 2 đến tháng
9 và sinh trưởng chậm từ tháng 10 đến tháng 1. Tốc độ sinh trưởng trọng lượng tuyệt
đối trung bình 7,24 g/tháng tương ứng với 17,7%, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của chiều
dài là 2,8 mm/tháng tương ứng 5,7%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm hơn
tốc độ tăng trưởng trọng lượng. Sự biến động sinh trưởng theo mùa do tác động của một
số yếu tố môi trường có sự thay đổi theo chu kỳ trong năm như: độ mặn, nhiệt độ, lượng
thức ăn trong môi trường nước. [26, 1, 11].
d) Đặc điểm sinh sản
Theo kết quả nghiên cứu các điều kiện sinh thái môi trường ảnh hưởng đến quá
trình nuôi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851) ở vùng ven biển Tiền Giang, Bến Tre
cho rằng, mùa vụ chính xuất hiện nghêu giống bắt đầu vào tháng 6 đến tháng 9 hàng
năm với mật độ nghêu giống khá cao. Bên cạnh đó nghêu giống còn xuất hiện trong mùa
phụ vào các tháng 12 đến tháng 2 năm sau nhưng với mật độ thấp hơn nhiều so với vụ
chính (tháng 6 đến tháng 9). Thời gian xuất hiện của nghêu giống xác định mùa sinh sản
của chúng, nghĩa là mùa sinh sản chính từ tháng 5 đến tháng 7, ở giai đoạn thời tiết
chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa, và mùa sinh sản phụ là từ tháng 11 đến tháng 1
năm sau (có năm không thấy mùa phụ) với mật độ nghêu giống xuất hiện thấp hơn. Việc
nghêu giống xuất hiện ồ ạt vào tháng 6- tháng 8/1998 cho thấy yếu tố môi trường giữ
vai trò quyết định so với các yếu tố khác như nguồn nghêu bố mẹ, vị trí và cấu tạo nền
bãi.[5]
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và CTV (1999) cho thấy, mùa vụ sinh sản của
nghêu thường bắt đầu vào thời điểm giao mùa từ mùa khô chuyển sang mùa mưa, tức
khoảng thời gian từ tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm. Đây là thời điểm mà các yếu tố môi

trường nước cũng như khí hậu thay đổi rất lớn, chính sự biến động này đã kích thích
nghêu bố mẹ sinh sản, nguồn nghêu giống xuất hiện chủ yếu tại 2 tỉnh Bến Tre và Tiền
Giang.[4]
14



Sự thành thục sinh dục của nghêu tuỳ thuộc vào độ tuổi, kích thước và địa lý phân
bố. Sản lượng trứng, tinh trùng và sự hình thành giao tử liên quan đến kích thước của
nghêu, nhiệt độ nước, số lượng và chất lượng thức ăn, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ
ban đầu của quá trình này. [51]
Nghêu ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre sinh sản hầu như quanh năm, nhưng mùa đẻ
chính tập trung từ tháng 4 đến tháng 6, mùa đẻ phụ từ tháng 10 - 11 hàng năm. Nghêu
đạt chiều dài vỏ 33,1 mm (tương ứng với trọng lượng thân 10,7 g) sẽ bắt đầu tham gia
sinh sản lần đầu. [26, 11]
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và qun lý nguồn lợi trên thế giới
Nghêu (Meretrix lyrata) thuộc ngành nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sinh sản và phát
triển ở vùng cửa sông và ven biển. Từ lâu, các loài nhuyễn thể có vỏ (Shellfish) được
xem là một nguồn lợi thủy sản tự nhiên ven biển quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam
cũng như nhiều nước khác trên thế giới, đang tồn tại nhiều vấn đề phức tạp trong việc
quản lý, khai thác, phục hồi, phát triển, cũng như vấn đề về quyền lợi của cộng đồng
dân cư ven biển liên quan đến nguồn lợi tự nhiên này.
Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi nhuyễn thể ven biển nói riêng không chỉ
đơn giản là các công tác kỹ thuật và quản lý thông thường, mà thực chất là một chương
trình được thiết kế bao gồm một loạt hoạt động khảo sát và nghiên cứu được tiến hành
liên tục và lâu dài, được phối hợp bởi các cấp chính quyền, các nhà khoa học và cộng
đồng dân cư ven biển. Vì tính chất phức tạp đó, Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO)
đã phát hành tài liệu “Enhancing or restoring the productivity of natural populations of
shellfish and other marine invertebrate resources” (Tăng cường và phục hồi năng suất
các quần thể tự nhiên của nhóm sinh vật có vỏ và sinh vật không xương sống khác. Tài

liệu này được xem là cẩm nang cho các nước có quyền lợi liên quan đến nguồn lợi
nhuyễn thể tự nhiên, với nội dung phân tích một số kỹ thuật khác nhau hỗ trợ việc nâng
cao sản lượng nhuyễn thể. Các kỹ thuật được đề cập bao gồm: (1) các phương pháp đánh
giá, theo dõi tình trạng và phục hồi nguồn giống, (2) so sánh các công cụ quản lý không
gian khác nhau, (3) các chiến lược trong việc nâng cao chất lượng nguồn giống, (4) phân
tích các vấn đề về môi trường sinh thái liên quan đến nguồn lợi (môi trường sống, địch
hại ), (5) các hướng dẫn trong việc quản lý và đánh giá chương trình bảo vệ và nâng
15



cao nguồn giống, (6) các vấn đề về chính sách quản lý của địa phương, sự hợp tác của
cộng đồng dân cư ven biển. Ngoài ra, tài liệu còn bàn về các mô hình nuôi, thử nghiệm
sản xuất giống, những khó khăn trong công tác quản lý liên quan đến đặc tính sinh học
của mỗi loài nhuyễn thể [43]
Với mục đích hỗ trợ công tác quản lý các nguồn lợi ven biển nói chung, Hội nghị
Quốc tế về đới bờ Châu Á -Thái Bình dương Coastal Zone Asia-Pacific (CZAP) được
tổ chức nhằm trao đổi các kinh nghiệm, mô hình quản lý giữa các nước. Báo cáo tổng
hợp được 122 sáng kiến khác nhau, từ việc thiết lập một đơn vị phản hồi việc quản lý
lưu vực sông và ven biển, chịu trách nhiệm bởi tỉnh Thừa Thiên-Huế; đến dự án “Các
phương thức sinh kế của người dân” hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ, chính
quyền, các cơ quan tài chính trong việc quản lý vùng ven biển, tài trợ bởi Ngân hàng
Phát triển Châu Á. Tuy nhiên, các tác giả cho rằng, vẫn còn 2 thách thức chủ chốt cho
việc quản lý tổng hợp vùng bờ (ICM – Intergeted Coastal Management). Các thách thức
này liên quan đến việc tích cực theo dõi và đánh giá các sáng kiến ICM, cũng như áp
dụng các sáng kiến ICM này đến những khu vực đang nguy cấp. Theo đó, báo cáo cũng
đề ra các vấn đề khẩn cấp trong quản lý vùng bờ, có thể kể ra như: cộng đồng ven biển,
phương thức sinh kế, chính sách và kế hoạch tổng hợp, kèm theo đó là các ưu tiên
trong hành động nhằm giải quyết các vấn đề trên. [52]
Như vậy, công tác quản lý nguồn lợi ven biển nói chung, và công tác bảo vệ, phát

triển nguồn lợi nhuyễn thể có vỏ nói riêng bao gồm nhiều nội dung khác nhau: kỹ thuật
(mô hình), quản lý (chính quyền, cộng đồng ), chính sách Mỗi nội dung được thực
hiện theo nhiều phương thức khác nhau, phụ thuộc vào từng quốc gia, từng địa phương,
từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, có thể học được nhiều bài học quý giá, rút được nhiều
kinh nghiệm từ các mô hình thành công, cũng như chưa thành công của các nước trên
thế giới, nhằm xây dựng nên một quy trình tốt hơn cho công tác bảo vệ nguồn lợi tại địa
phương nghiên cứu.
Về mô hình kỹ thuật, có thể xem xét một mô hình mẫu của việc quản lý nguồn
lợi theo mô hình trang trại thủy sản. Việc quản lý sản lượng, các tác động môi trường
cũng như lợi ích của việc nuôi nhuyễn thể có vỏ được đánh giá trên mô hình quản lý
nguồn lợi thông qua trang trại thủy sản (thường gọi là FARM). Việc quản lý này chủ

×