Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 82 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC





VŨ HỒNG GIANG




NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG
CƯ DÂN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN







LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU











HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC



VŨ HỒNG GIANG



NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG
CƯ DÂN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN



LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm


Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Trọng Hiệu










HÀ NỘI – 2015
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn
khoa học của GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Học viên



Vũ Hồng Giang

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Biến đổi khí hậu “Nghiên cứu tính dễ bị
tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Nghệ An”
đã hoàn thành vào tháng 12 năm 2014. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn vè
và gia đình.
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo GS.TS Nguyễn
Trọng Hiệu đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thành luận văn này.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới anh chị đồng nghiệp, bạn bè ở Bộ Tài
Nguyên Môi trường, Trường CĐSP Vinh, Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò đã hỗ trợ
chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để luận văn được hoàn thành.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Sau
đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện
và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn công ty Hello World Travel đã tạo điều kiện để cho
học viên được tham gia khóa học nhằm nâng cao kiến thức và năng lực phục vụ
công tác quản lý tại cơ quan.
Trong khuôn khổ luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của thầy cô và các đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội ngày 15 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Vũ Hồng Giang

i

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Danh mục chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1

2. Mục tiêu của luận văn
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Nội dung nghiên cứu
2
5. Phương pháp nghiên cứu
2
6. Kết quả thực hiện
3
7. Kết cấu chính của luận văn:
3
Chương 1: Tổng quan về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu 4
1.1.

Các thuật ngữ liên quan
4
1.1.1. Một số khái niệm chung 4
1.1.2. Khái niệm và định nghĩa về tính dễ bị tổn thương 5
1.1.3. Tính dễ bị tổn thương của con người 8
1.2.

Các công trình nghiên cứu TDBTT ngoài nước
9
1.2.1. Đánh giá về tính dễ bị tổn thương 10
1.2.2. Các phương pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thương 18
1.2.3. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương 19
1.2.4. Một vài mô hình đánh giá TDBTT 22
1.3.


Các công trình nghiên cứu TDBTT trong nước
24
1.4.

Định hướng nghiên cứu
26
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu 27
2.1. Phương pháp nghiên cứu
27
2.1.1. Phương pháp kế thừa 27
2.1.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa 28
2.1.3. Phương pháp chỉnh lý số liệu và tính toán các tham số, chỉ số 28
2.1.4. Phương pháp chuyên gia 29
2.1.5. Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp 29
ii

2.2 Các bước nghiên cứu đánh giá MĐTT
29
2.2.1. Xác định đối tượng nghiên cứu 29
2.2.2. Lựa chon chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương 30
2.2.3. Xác định các thành tố và trị số trung bình của độ phơi nhiễm E 31
2.2.4. Xác định các thành tố và trị số trung bình của độ nhạy (S) 33
2.2.5. Xác định các thành tố và trị số trung bình của khả năng thích ứng (AC) 33
2.2.6. Xác định công thức tính dễ bị tổn thương 34
2.3. Số liệu phục vụ nghiên cứu
35
2.3.1. Số liệu về biến đổi và xu thế biến đổi lượng mưa 36
2.3.2. Số liệu về số ngày rét và số ngày nắng nóng 36
2.3.3. Số liệu về biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ 38
2.3.4. Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ven biển Nghệ An 39

2.3.5. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Nghệ An 41
Chương 3: Kết quả đánh giá tổn thương trên các huyện ven biển Nghệ An 43
3.1. Điều kiện tự nhiên của các huyện ven biển Nghệ An
43
3.1.1. Đặc điểm chung 44
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên cụ thể của từng huyện liên quan đến đánh giá tổn
thương 49
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội của các huyện ven biển Nghệ An
52
3.2.1. Đặc điểm chung 52
3.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội cụ thể của từng huyện liên quan đến đánh giá tổn
thương 55
3.3 Kết quả nghiên cứu về tổn thương cho từng lĩnh vực của cộng đồng cư dân
ven biển Nghệ An
58
3.3.1. Đánh giá tổn thương trong lĩnh vực sản xuất lúa 58
3.3.2. Kết quả đánh giá tổn thương trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản 60
3.3.3. Kết quả đánh giá tổn thương trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 62
3.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tổn thương do BDKH của cộng đồng cư dân
ven biển Nghệ An
65

3.5 Một số đề xuất về định hướng thích ứng………………………………… ……66
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
iii

Danh mục chữ viết tắt

AC

Khả năng thích ứng
BĐKH
Biến đổi khí hậu
E
Độ phơi nhiễm
ECLAC
Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên Hợp Quốc
EVI
Chỉ số tổn thương môi trường
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HSI
Chỉ số an ninh con người
IPCC
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
KT-XH
Kinh tế xã hội
MĐTT
Mức độ tổn thương
S
Mức độ nhạy cảm
TDBTT
Tính dễ bị tổn thương
UNDP
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
UNEP
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
WB

Ngân hàng thế giới








iv

Danh mục các bảng

Bảng 1.1: Đặc điểm của các đánh giá tính dễ bị tổn thương liên quan đến hiểm họa
tự nhiên và biến đổi khí hậu 19

Bảng 2.1. Bảng qui ước mức độ tổn thương 31

Bảng 2.2. Các thành tố của độ phơi nhiễm tác động đến cộng đồng cư dân biển 32

Bảng 2.3. Các chỉ số quan trắc cần thu thập để phục vụ nghiên cứu 35

Bảng 2.4. Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An 36

Bảng 2.5. Số ngày có lượng mưa lớn hơn 100mm và lượng mưa ngày lớn nhất tại
trạm thủy văn Vinh 36

Bảng 2.6. Sốt đợt rét đậm, rét hại ở Nghệ An (ĐVT: Đợt) 37

Bảng 2.7. Số đợt nắng nóng xảy ra ở Nghệ An trong những năm gần đây 37


Bảng 2.8. Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp từ 1980-2010 38

Bảng 2.9. Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An 38

Bảng 2.10. Diện tích tự nhiên, dân số các xã vùng ven bờ biển Nghệ An 39

Bảng 2.11. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
0
C) so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) ở tỉnh Nghệ An 41

Bảng 2.12. Mức thay đổi lượng mưa(%) so với thời kì 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2) ở tỉnh Nghệ An 42

Bảng 2.13. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kì 1980-1999 trên khu vực Hòn
Dấu-Đèo Ngang 42

Bảng 3.1. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của độ phơi nhiễm (E) trong
lĩnh vực sản xuất lúa nước. 58

Bảng 3.2. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của độ nhạy cảm (S) trong lĩnh
vực sản xuất lúa nước. 59

Bảng 3.3. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của khả năng thích ứng (AC)
trong lĩnh vực sản xuất lúa nước. 59

Bảng 3.4. Tính chỉ số tổn thương (V) trong lĩnh vực sản xuất lúa nước 60

Bảng 3.5. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của độ phơi nhiễm (E) trong

lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản. 60

Bảng 3.6. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của độ nhạy cảm (S) trong lĩnh
vực đánh bắt thủy hải sản 61

v

Bảng 3.7. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của khả năng thích ứng (AC)
trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản 61

Bảng 3.8. Tính chỉ số tổn thương (V) trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản 62

Bảng 3.9. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của độ phơi nhiễm (E) trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng. 62

Bảng 3.10. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của mức độ nhạy cảm (S)
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 63

Bảng 3.11. Đánh giá tham số phụ và trị số trung bình của khả năng thích ứng (AC)
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 64

Bảng 3.12. Tính chỉ số tổn thương (V) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 64

Bảng 3.13. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu về tổn thương theo phương án 1 65

Bảng 3.14. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu về tổn thương theo phương án 2 65















vi

Danh mục các hình

Hình 1.1. Qui trình đánh giá của viện môi trường Stockholm, Thụy Điển 22
Hình 1.2. Mô hình đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội (Cutter, 1996) 22
Hình 1.3. Mô hình đánh giá TDBTT tổn thương (Turner, 2003) 23
Hình 1.4. Mô hình tiếp cận DPISR (UNEP, 2007) 24
Hình 1.5. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH tại Đà Nẵng và Quy Nhơn 25
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quát quá trình thu thập và kế thừa tài liệu 27
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 43







1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Theo các nhà khoa học trên thế giới, khí hậu đã đang và sẽ có những thay đổi
hết sức mạnh mẽ; tác động tới mọi lĩnh vực tự nhiên và kinh tế, xã hội: nông nghiệp,
đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải, công nghiệp, sức khỏe con người, môi
trường với quy mô toàn cầu và trở thành một trong những thách thức hết sức to lớn
với sự tồn vong của loài người trong tương lai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng hậu quả của biến đổi khí hậu đối với
Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm
nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của
đất nước (Bộ tài nguyên và môi trường, 2009). Mặt khác nước ta có dân số sinh sống
phần lớn ở vùng nông thôn, miền núi, ven biển và nguồn sinh kế của họ đặc biệt là
nguồn sinh kế của hộ nghèo từ nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp là chủ yếu và
nó phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu và điều kiện tự nhiên. Biến đổi khí hậu đã đặt ra
cho họ những thách thức lớn hơn trong việc xóa đói giảm nghèo và duy trì nguồn
sinh kế bền vững.
Trong bối cảnh BĐKH trên toàn cầu và ở Việt Nam, vùng ven biển Tỉnh
Nghệ An là một trong những nơi bị ảnh hưởng do tác động.Vùng ven biển là nơi có
tỷ lệ hộ nghèo cao và biến đổi khí hậu ở đây có những biểu hiện rõ rệt nhất là các
hiện tượng khí hậu cực đoan như nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới, xâm nhập
mặn, hạn hán kéo dài, các hiện tượng này xuất hiện thất thường khó dự đoán.Những
kiểu thời tiết cực đoan này tác động tới đời sống người dân đặc biệt là hộ nghèo
sống trong cộng đồng làm cho họ dễ bị tổn thương hơn, cuộc sống của họ trở nên bất
ổn, nguồn sinh kế của họ bị đe dọa. Cụ thể diện tích lúa giảm do xâm nhập mặn,
năng suất cây trồng giảm, việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản cũng bị ảnh
hưởng do cường độ bão và áp thấp nhiệt đới tăng, việc dự báo cũng gặp nhiều khó
khăn do đường đi của bão và áp thấp nhiệt đới có diễn biến phức tạp…
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào liên quan tới tính dễ bị tổn thương, năng
lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực này chính vì vậy tác giả quyết định

2

chọn chủ đề “Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng
đồng cư dân ven biển Tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn Thạc sỹ.
2. Mục tiêu của luận văn
Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu tính dễ bị tổn thương của cộng
đồng với biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển Tỉnh Nghệ An . Sau đó, đưa ra kết
quả so sánh mức độ tổn thương trong các khu vực ven biển và lựa chọn công thức
phù hợp nhất trong việc đánh giá tổn thương.
3. Đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn phạm vi của đề tài, đối tượng được nghiên cứu là cộng đồng cư
dân ven biển Tỉnh Nghệ An.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại vùng ven biển Tỉnh Nghệ An vì Nghệ
An là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ là một trong số những địa phương
nhậy cảm nhất với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Nghệ An cũng là nơi chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, thường xuyên xuất hiện các hiện tượng khí hậu cực
đoan như, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn,…Đặc biệt
là vùng ven biển là nơi dễ bị tổn thương nhất bởi các tác động của biến đổi khí hậu
như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, cường độ các loại thiên tai ngày càng mạnh hơn.
Về nội dung nghiên cứu: BĐKH thể hiện bằng thay đổi nhiệt độ, lượng mưa
và hiện tượng thời tiết cực đoan tăng về tần suất và cường độ, và mức độ khó dự
báo, nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu này chỉ tập trung một số khía cạnh dễ bị tổn
thương nhất do tác động của biến đổi khí hậu như hiện tượng thời tiết khí hậu cực
đoan , nước biển dâng, nhiệt độ tăng, và tác động của chúng lên sản xuất nông
nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản và sinh kế của những người nghèo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa: Trong nghiên cứu tính dễ bị tổn thương phải có tính
kế thừa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa: Phương pháp nghiên cứu thực
địa nhằm so sánh, đối chiếu các khu vực khác nhau, kiểm định và khẳng định những
3

kết quả đạt được từ quá trình phân tích, tính toán, thu thập các số liệu thực tế tại khu
vực nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và
hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các
kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh những trùng lặp với nghiên cứu đã
có, đồng thời sẽ kề thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được.
- Phương pháp chỉnh lý số liệu và tính toán các tham số, chỉ số: Phương
pháp chỉnh lý số liệu và tính toán các tham số, chỉ số là phương pháp đặc biệt quan
trọng nhằm chỉnh lý số liệu thu thập được và tính toán các chỉ số tổn thương đã được
lựa chọn.
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp: Đây là phương pháp nhằm
phân tích các chỉ số đã tính toán được và đúc kết phân bố các chỉ số đó nhằm đi tới
những nhận định cuối cùng về mức độ tổn thương do BĐKH trên vùng nghiên cứu.
6. Kết quả thực hiện
Đánh giá được mức độ tổn thương của từng khu vực trong vùng ven biển
Tỉnh Nghệ An và so sánh được đâu là vùng bị tổn thương ít nhất và đâu là vùng bị
tổn thương nhiều nhất. Lựa chọn được công thức phù hợp nhất cho việc đánh giá tổn
thưởng.
7. Kết cấu chính của luận văn:
Chương 1: Tổng quan về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 3: Kết quả đánh giá tổn thương lên cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An.
4

Chương 1: Tổng quan về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu



1.1. Các thuật ngữ liên quan
1.1.1. Một số khái niệm chung
- Biến đổi khí hậu
Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của
khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên
ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay
trong khai thác sử dụng đất. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008) Theo Nguyễn
Đức Ngữ (chủ biên, 2008), các biểu hiện của biến đổi khí hậu là Nhiệt độ trung
bình năm tăng; sự biến đổi và độ khác thường của thời tiết và khí hậu tăng; Nước
biển dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi cao; Các hiện tượng cực
đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán, v.v…) xảy ra với
tần suất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn.
- Khí hậu cực đoan
Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergoverment Panel on
Climate Change – IPCC), 2007 định nghĩa “hiện tượng thời tiết cực đoan” và “hiện
tượng khí hậu cực đoan” như sau: Hiện tượng thời tiết cực đoan là hiện tượng hiếm
ở một nơi cụ thể khi xem xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện
tượng thời tiết cực đoan thông thường được có tần suất xuất hiện của nó nhỏ hơn
10%. Theo định nghĩa này, những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thể thay đổi
tùy từng khu vực mà đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý
tự nhiên, bức xạ, địa hình… Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các
hiện tượng thời tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó
đã là cực đoan. Hiện tượng khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu.
Nói cách khác, hiện tượng khí hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực tiếp
mà người ta căn cứ vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc quy
định một hiện tượng nào đó có xuất hiện hay không.
5


- Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng
bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng
các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
- Cộng đồng
Cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường có những điểm
tương đối giống nhau, có những quan hệ nhất định với nhau (Korten,1987). Theo Tô
Duy Hợp và cộng sư (2000) thì cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức
(Chặt chẽ hoặc không chặt chẽ) là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu rằng buộc
bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa
các thành viên.
Các đặc điểm đó có thể là:
+ Đặc điểm kinh tế , xã hội: Cộng đồng làng xã, khu dân cư đô thị
+ Huyết thống: Cộng đồng các thành viên thuộc một họ tộc
+ Mối quan tâm và quan điểm: Nhóm sở thích trong một dự án phát triển
+ Môi trường, nhân văn
1.1.2. Khái niệm và định nghĩa về tính dễ bị tổn thương
Tính dễ bị tổn thương là một khái niệm rất trừu tượng được để cập trong
nhiều tài liệu và chưa được thống nhất một cách cụ thể.Tính dễ bị tổn thương bao
hàm nhiều vấn đề như kinh tế, xã hội và tài nguyên (Susman, O’Keefe, và Wisner
1983; Cannin, 1994), các biểu hiện vật lý (Mitchell,1989; Scheneider và
Chen,1980); mối quan hệ của nơi xảy ra tai biến với hệ thống xã hội (Dow,1992;
Cutter,1996)… Tính dễ bị tổn thương đề cập đến khả năng của một hệ thống bị tổn
hại do một tác động bên ngoài (ví dụ một mối đe dọa). Nó thường được định nghĩa
như là một hàm số của sự lộ diện, tính nhạy cảm với tác động và năng lực đối phó
hoặc thích nghi. Việc tiếp xúc hay lộ diện đối với những hiểm họa như xung đột, hạn
hán hoặc biến động giá cả, và cũng có khi là điều kiện cơ sở kinh tế xã hội, thể chế
và môi trường. Mức độ nghiêm trọng của những tác động không chỉ phụ thuộc vào
mức độ tiếp xúc, mà còn phụ thuộc vào tính nhạy cảm của các hợp phần cụ hể (ví dụ

như một hệ sinh thái, một lưu vực sông, một hòn đảo, một hộ gia đình, làng, thành
6

phố hoặc quốc gia) và vào khả năng để đối phó và thích nghi .Có một số khái niệm
về tính dễ bị tổn thương (TDBTT) như sau:
- Tính dễ bị tổn thương là trạng thái dễ bị tổn hại do tiếp xúc với những căng
thẳng liên quan đến những thay đổi môi trường và xã hội do thiếu năng lực để thích
ứng (Alger, 2006).
- Điều kiện xác định bởi các yếu tố hoặc quá trình vật lý, xã hội, kinh tế và môi
trường mà chúng tại ra sự tổn hại do tác động của những hiểm họa (UNISDR, 2007).
- Đặc điểm của một người hoặc một nhóm người và hoàn cảnh của họmà
chúng ảnh hưởng lên năng lực của họ để ngăn chặn, đối phó, chống chịu và phục hồi
tác động của một hiểm họa tự nhiên (một hiện tượng hoặc quá trình cực đoan)”
(Wisner et. al., 2004).
- TDBTT là khả năng nguy hiểm hay hứng chịu những bất lợi của cá nhân hay
một nhóm người do tác động của tai biến. Tính tổn thương phụ thuộc vào độ rủi ro
và khả năng giảm thiểu tai biến của cộng đồng (Cutter, 1993).
- TDBTT là sự mất an toàn của cá nhân hay cộng đồng khi phải đối mặt với sự
thay đổi của môi trường (Moser, 1996).
- TDBTT là một hàm của 2 biến của mức độ tổn thất (do tai biến) và khả năng
chống chịu và phục hồi (Clark, 1998).
- TDBTT là tính nhạy cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã
hội) trước những tác động tiêu cực của tai biến (NOAA, 1999).
- TDBTT là khả năng bị tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã hội, là những
đặc tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống đỡ và phục hồi từ
những thay đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson, 2001).
Đối với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
liên quan đến tài nguyên - môi trường thì có những định nghĩa riêng về tính dễ bị tổn
thương tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu và hoạt động:
- Liên hợp quốc (UN, 1982) phân biệt 2 khái niệm quan trọng trong định nghĩa

TDBTT. Trước tiên, phân biệt TDBTT kinh tế và tính nhạy cảm sinh thái và cho
rằng tổn thương kinh tế bao gồm cả các yếu tố sinh thái. Do vậy, TDBTT phản ánh
7

tính nhạy cảm kinh tế và sinh thái đối với những sự cố hay biến động từ bên ngoài.
Tiếp theo là phân biệt giữa TDBTT cấu trúc bắt nguồn từ tình hình chính trị và
TBDTT bắt nguồn từ các chính sách kinh tế. Theo đó, TDBTT được coi là sự mất
mát/tổn thất do các hiện tượng tự nhiên có cường độ khác nhau.
- Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID, 1999) thì coi tính tổn
thương như là một công cụ đánh giá trong Hệ thống cảnh báo sớm nạn đói nghèo
(Famine Early Warning System - FEWS). Họ cho rằng mọi người đều bị tổn thương
nhưng ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân, diễn thế và điều kiện.
- Uỷ ban Địa học ứng dụng Nam Thái Bình Dương (The South Pacific Applied
Geo-science Commission - SOPAC, 1999) thì cho rằng tính tổn thương là khả năng
ứng phó và phục hồi của hệ thống đối với các tác động của tai biến. Liên quan đến
khía cạnh BĐKH, nghiên cứu và đánh giá TDBTT đã được đề cập, thực hiện với
nhiều công trình của các giả và tổ chức trên thế giới
- Theo quan niệm của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (USEPA, 2006) trong
Chương trình đánh giá TDBTT vùng (Regional Vulnerability Assessment
Programme) thì TDBTT của một hệ thống là mức độ tổn thất của hệ đó dưới tác
động của một áp lực nào đó từ bên ngoài hay bên trong hệ thống. Ví dụ, suy thoái
chất lượng nước mặt và ô nhiễm môi trường khí là căn cứ để nhận biết TDBTT của
hệ môi trường.
- Khái niệm về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đã được đưa ra từ
nhiều nghiên cứu, nhưng được xem xét một cách đầy đủ nhất, bao trùm nhất là định
nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu năm 2007 (IPCC, 2007), theo
đó “Tính dễ bị tổn thương tới biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống dễ bị tổn
thương và không thể đối phó được, với tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, bao
gồm cả những dao động và hiện tượng khí hậu cực đoan”. Tính dễ bị tổn thương là
hàm số của đặc tính, quy mô, và tốc độ của biến đổi khí hậu và nhiễu động mà một

hệ thống bị lộ diện, tính nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống đó. Căn cứ
theo định nghĩa này, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), đã đưa ra định nghĩa của
mình trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu như sau
“Khả năng (tính) dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà
8

một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không
có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu”.
Như vậy theo các định nghĩa đã có trước thì TDBTT bao gồm có hai yếu tố:
+ Mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống
+ Mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của đối tượng bị tổn thương.
Theo cách tiếp cận này, Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2007) đã định nghĩa
TDBTT của tài nguyên môi trường biển là mức độ tổn thất, suy thoái về tài nguyên-
môi trường biển, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của tài nguyên- môi trường
biển trước các tác động từ bên ngoài. Từ những trình bày ở trên ta có thể hiểu
TDBTT là mức độ tổn thất , suy thoái của hệ thống, mức độ chống chịu, phục hồi,
ứng phó của nó trước các tác động từ bên ngoài.
1.1.3.Tính dễ bị tổn thương của con người
Cộng đồng dân cư là nhiều người, nhiều nhà sống trong cùng một khoảng
không gian nhất định vì vậy việc nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến
đổi khí hậu đến cộng đồng cư dân ven biển chủ yếu là việc đánh giá tính dễ bị tổn
thương của từng con người, nhóm người trong cộng đồng đó. Tính dễ bị tổn thương
của con người biểu hiện sự tương tác giữa hiểm họa, những thay đổi môi trường và
kinh tế- xã hội, sựthịnh vượng của con người và khả năng của người dân và cộng
đồng có thể ứng phó được với những hiểm họa và sự thay đổi đó. Vì vậy, ngày càng
có xu thế là rất nhiều những vấn đề kinh tếvà xã hội trên thế giới không thể được
xem xét một cách tách rời đối với những vấn đề môi trường (và ngược lại) và hệ
thống con người – môi trường cần được nghiên cứu bằng cách tổng hợp. Tính dễ bị
tổn thương cũng khác nhau theo nhóm dân cư: giữa nam và nữ, giữa người nghèo và
người giàu, giữa nông thôn và thành thị, giữa các hoạt động sinh kế khác nhau

Những người dân di tản, những nhóm người di cư, di chuyển, những người trẻ và
người già, phụ nữ và trẻ em thường là những người dễ bị tổn thương nhất (UNEP
2002). Báo cáo GEO-3 của UNEP xác định 3 lĩnh vực có mối liên hệ chặt chẽ nhất
tới tính dễ bị tổn thương, đó là sức khỏe con người, an ninh lương thực và thiệt hại
kinh tế. Hai nhóm chính sách ứng phó thường được đưa ra là:
+ Giảm hiểm họa thông qua những sáng kiến ngăn ngừa và phòng bị
9

+ Nâng cao khả năng ứng phó của nhóm những người dễ bị tổn thương nhằm
giúp họ có thể chống chịu được với những hiểm họa này.
1.2. Các công trình nghiên cứu TDBTT ngoài nước
Hiện nay, trên thế giới, TDBTT đang là tiêu chí để đánh giá một quốc gia
phát triển bền vững hay không. Phân tích TDBTT là công tác của nhiều tổ chức
quốc tế và chương trình nghiên cứu liên quan tới giảm đói nghèo và phát triển bền
vững của FAO; Hội chữ thập đỏ, UNDP, UNEP, WB, Ban đầu, TDBTT được tập
trung đánh giá mức độ nguy hiểm từ các mối đe dọa tự nhiên (Burton và cộng sự,
1978; Hewitt, 1983; Blaikie và cộng sự, 1994; Wisner, 1994; Cutter, 1996, 2003;
NOAA, 1999). Cách tiếp cận này cũng được áp dụng cho khía cạnh an ninh lương
thực (Watts và Bohle, 1993; Bohle, 1993; Bohle, Downing và Watts, 1994); cũng
như trong đói nghèo và sinh kế (Chambers, 1989; Chambers và Conway, 1992), phát
triển các ngành kinh tế - xã hội (Adger và Kelly 1999; Watts và Bohle, 1993); bảo
tồn tài nguyên và các hệ sinh thái (Turner, 2003; Adger và cộng sự, 2005; DeyiLi và
Shuwen Zhang, 2009). Các mối đe dọa từ bên ngoài được xét đến là các tai biến như
lũ lụt, bão, hạn hán và động đất, sóng thần, trong đó BĐKH đã được như là yếu tố
gây tổn thương. Các đối tượng bị tổn thương là con người, kinh tế và môi trường, hệ
sinh thái. Các nghiên cứu đã chứng minh, tuy cùng tiếp xúc với một đe dọa nhưng
các nhóm kinh tế - xã hội khác nhau có mức tổn thương khác nhau. Theo hướng tiếp
cận này đói nghèo, sự cách ly, xung đột, thiếu quyền lợi và nguồn tiếp tế là những
yếu tố quyết định đến tính dễ bị tổn thương. Phân tích tính dễ bị tổn thương giúp
chúng ta xác định được những khu vực, nhóm người và hệ sinh thái có thể chịu tác

động lớn nhất do thay đổi, dao động môi trường hoặc do con người,và xác định
những nguyên nhân sâu sa của chúng. Điều này cũng giúp xây dựng các đề xuất
chính sách phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách nhằm làm giảm tính dễ bị tổn
thương và thích ứng tới những thay đổi đó.
Trong các nghiên cứu về TDBTT trong vài thập kỉ qua chủ yếu nghiên cứu
vào hai phần chính sau:
- Đầu tiên là tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu hiểm họa tự nhiên, nhìn vào
tính dễ bị tổn thương của con người liên quan đến mỗi đe dọa về thể chất và giảm
nhẹ thiên tai. Công việc nghiên cứu này tập trung vào TDBTT liên quan đến mối đe
10

dọa môi trường như lũ lụt, bão và hạn hán. TDBTT đến các hiện tượng cực đoan
trên phụ thuộc vào sinh kế và địa điểm nơi các hiện tượng đó xả ra. Việc môi trường
toàn cầu thay đổi, đặc biệt là biến đổi khí hậu được dự báo là sẽ dẫn đến việc gia
tăng đáng kể về tần số và quy mô của các hiện tượng cực đoan khí hậu và thời tiết.
Từ các nghiên cứu này sẽ dẫn đến việc phân tích các tác động xảy ra và xu thế phát
triển trong vùng nguy hiểm.
- Vấn đề thứ hai của việc nghiên cứu là xem xét các yếu tố kinh tế xã hội góp
phần tạo ra khả năng dễ bị tổn thương của con người. Việc này chỉ ra rằng các yếu tố
kinh tế xã hội cũng có tầm quan trọng không kém trong việc tạo ra khả năng dễ bị
tổn thương so với các mối đe dọa của môi trường. Nghèo đói, tách biệt, xung đột và
thiếu tiếp cận tới các nguồn tài nguyên là một trong những yếu tố quyết định khả
năng dễ bị tổn thương
Trong những năm gần đây, một sốnghiên cứu đã kết hợp hai khía cạnh nghiên
cứu này, để công nhận một thực tế là cả thay đổi và rủi ro môi trường và yếu tố kinh
tế xã hội cùng dẫn tới tính dễ bị tổn thương của con người trước thay đổi môi
trường. Từ đó, cách tiếp cận toàn diện hơn từ nhiều yếu tố của các lĩnh vực khác
nhau và vì vậy, cách tiếp cận này gần với khái niệm phát triển bền vững, đòi hỏi tích
hợp các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội trong vòng một khuôn khổ. Một yếu
tố quan trọng để được xem xét trong các nghiên cứu tính dễ bị tổn thương của con

người, thường được ẩn náu trong cơ sở dữ liệu quốc gia tổng hợp, là tính không
đồng nhất theo không gian của người dân; người nghèo thường sống ở các khu vực
có nguy cơ cao tiếp xúc với rủi ro môi trường, như ô nhiễm và hiểm họa tự nhiên và
do con người. Càng ngày, sự kết hợp của bản đồ địa-lý-sinh và kinh tế xã hội (đói
nghèo hoặc khả năng dễ bị tổn thương) thường được sử dụng đểxác định những
người nào có nguy cơ lớn nhất từ mực nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực
đoan hoặc những căng thẳng môi trường khác.
1.2.1. Đánh giá về tính dễ bị tổn thương
Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương là hết sức phức tạp do đó phương pháp
đánh giá mà mọi người tiếp cận và áp dụng là sử dụng bộ chỉ số gồm có các chỉ thị
về mức độ nguy hiểm, tổn thất và khả năng ứng phó, phục hồi. Tính dễ bị tổn
thương được định lượng trên cở sở tổng hợp từ nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố
11

tự nhiên, yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, sinh thái và cả sự tác động qua lại của
các mối quan hệ tới thể chế. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là kiểm kê có hệ thống
về các yếu tố trang thiết bị xây dựng, các nhóm dân cư hoặc các thành phần của nền
kinh tế để xác định các tính năng dễ bị thiệt hại từ những tác động của thiên tai
(Schroter and CS 2005). Đánh giá tính dễ bị tổn thương thường tập trung vào tác
động của BĐKH và thích ứng. Ba dạng nghiên cứu thường gặp bao gồm hai dạng
nghiên cứu truyền thống, đánh giá tác động và nghiên cứu rủi ro, hiểm họa, thường
tập trung vào nhiều hiệu ứng của một căng thẳng duy nhất. Đánh giá rủi ro, hiểm
họa có thể bao gồm các sự kiện tiềm năng khẩn cấp chẳng hạn như lũ lụt, động đất.
Một dạng thứ 3 của đánh giá là tập trung vào các nguyên nhân của một hiệu ứng duy
nhất. Những dạng đánh giá tính dễ bị tổn thương phần lớn bắt nguồn từ ba dạng
đánh giá này. Một số phương pháp đánh giá TDBTT thường được biết đến như sau:
a) Đánh giá TDBTT kinh tế
Đánh giá TDBTT kinh tế được phát triển từ năm 1991, để phân loại sự phát
triển của mỗi quốc gia, UN căn cứ theo nhóm các chỉ tiêu gồm có: tổng sản phẩm
quốc nội (GDP); chỉ số tài sản con người (Human assets index - HAI) và chỉ số tổn

thương kinh tế (Ecomomic Vulnerability Index - EVI). Theo hướng tiếp cận kinh tế,
chỉ số EVI phản ánh mức độ rủi ro cho sự phát triển của một quốc gia bởi các tác
động ngoại sinh, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ tác động và khả năng
phục hồi. Chỉ số tổn thương kinh tế (EVI) còn được áp dụng trong Khối thịnh vượng
chung, Ngân hàng phát triển Caribbean để phân tích tổn thương trong các Chương
trình thực phẩm thế giới và Đánh giá tổn thương và dự báo sớm nạn đói (FEWS)
của USAID.
Chỉ số EVI gồm 7 chỉ tiêu:
- Quy mô dân số.
- Chỉ số khoảng cách: phản ánh khoảng cách tối thiểu trung bình cho một
quốc gia để đạt được một phần đáng kể thị trường thế giới.
- Sự tập trung xuất khẩu hàng hóa: được thể hiện bởi chỉ số Herfindahl-
Hirschmann là tổng các bình phương của các tỷ lệ phần trăm cổ phần của từng mặt
12

hàng theo tỷ lệ của tổng xuất khẩu. Nếu một quốc gia xuất khẩu chỉ có một mặt hàng
thì chỉ số này là 10.000. Nếu có vô số mặt hàng thì chỉ số gần bằng không.
- Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP.
- Số lượng người vô gia cư do thiên tai
- Sự bất ổn trong sản xuất nông nghiệp
- Sự bất ổn trong xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
b) Đánh giá TDBTT xã hội
Đánh giá TDBTT xã hội được đề cập trong những năm 1970s trong bài viết
của O´Keefe, Westgate và Wisner (1976) theo mô hình về rủi ro và thảm họa tự
nhiên. Sau đó, để đánh giá mối quan hệ qua lại giữa thảm họa và sức ép kinh tế - xã
hội, các tác giả Blaikie, Cannon, Davis và Wisner đã phát triển mô hình PAR (The
Pressure and Release model). Tiếp đến, Cutter (2000), tiếp cận thêm nội dung “vị trí
địa lý” trong nghiên cứu tổn thương, nghĩa là TDBTT xã hội được xem xét ở cả khía
cạnh đặc điểm địa lý. và đặc tính của rủi ro. Năm 2005, Hội chữ thập đỏ Tây Ban
Nha đã phát triển một bộ chỉ thị để định lượng các khía cạnh đa chiều của tổn

thương xã hội. Các chỉ thị được tổng hợp từ các phân tích thống kê của hơn 500
ngàn người đang phải chịu áp lực căng thẳng về kinh tế và tổn thương xã hội. Chỉ số
tổn thương xã hội ở Tây Ban Nha được xây dựng hàng năm đối với cả người lớn và
trẻ nhỏ.
TDBTT xã hội hiện được phát triển và đánh giá theo hai nội dung cơ bản sau:
- Thiết kế các mô hình để diễn tả tổn thương và nguyên nhân gây tổn thương.
- Phát triển các chỉ thị và chỉ số để xây dựng bản đồ tổn thương mô tả theo thời
gian và không gian.
- Các khía cạnh về thời gian và không gian của tổn thương được kiểm nghiệm
bằng thực tế. Trong đó, các khía cạnh chủ yếu được đề cập trong đánh giá TDBTT
xã hội:
- Nguyên nhân và thảm họa được xác định ảnh hưởng tới cả quá trình và cấu
trúc xã hội.
13

- Các nhóm xã hội khác nhau nếu cùng phải hứng chịu một mối nguy hiểm,
nhưng tác động của hiểm họa đến các nhóm là khác nhau do năng lực ứng xử trước
các tác động khác nhau.
c) Đánh giá TDBTT môi trường
Đánh giá TDBTT môi trường được phát triển bởi Ban ứng dụng khoa học địa
chất Nam Thái Bình Dương (SOPAC) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc
(UNEP), áp dụng cho các quốc gia thuộc các vùng đảo nhỏ (SIDS) từ năm 1999.
Sau đó công trình này được mở rộng và phát triển thành chỉ số tổn thương môi
trường (Environmental Vulnerability Index - EVI). Chỉ số này cung cấp một phương
pháp đánh giá nhanh chóng và chuẩn hóa các đặc trưng tổn thương một cách tổng
thể và kết hợp cả ba khía cạnh “trụ cột” của phát triển là: môi trường, kinh tế và xã
hội. Bởi vậy, EVI ngày càng trở nên quan trọng để có thể định lượng được TDBTT
ở các khía cạnh khác nhau, kể cả mức độ thiệt hại và xây dựng khả năng ứng phó,
phục hồi. EVI là một trong những chỉ số đầu tiên của công cụ quản lý môi trường
theo hướng hiện đại. Quy mô phát triển của một quốc gia là phù hợp nếu các điều

kiện môi trường đi cùng các quyết định quan trọng về chính sách kinh tế, xã hội và
hành vi văn hóa, bởi môi trường là nền tảng của sự sống, hỗ trợ cho hệ thống con
người, đó là một phần đảm bảo sự thành công của phát triển.
Chỉ số EVI được lựa chọn dựa trên cơ sở khoa học và phát triển bởi sự tham
vấn từ nhiều chuyên gia quốc tế, quốc gia, các nhóm cơ quan và người hưởng lợi.
Các nhà khoa học và quản lý đã lựa chọn được 50 chỉ số dùng để đo lường TDBTT
môi trường, các chỉ số này được tổ hợp vào các nhóm dưới đây:
- Biến đổi khí hậu
- Đa dạng sinh học
- Nước
- Nông ngiệp và thủy sản
- Khía cạnh sức khỏe
- Sa mạc hóa
- Mức độ nguy hiểm của thảm họa tự nhiên
14

Mỗi chỉ số được thiết kế và đánh giá theo ba khía cạnh sau:
- Mối nguy hiểm
- Mức độ thiệt hại
- Khả năng chịu đựng, chống lại mối nguy hiểm và các chính sách liên quan
đến khả năng phục hồi.
d) Đánh giá TDBTT con người
Theo UNEP (2010), các yếu tố ảnh hưởng tới TDBTT con người và môi
trường gồm có: quy mô dân số và tuổi tác, đói nghèo, y tế, toàn cầu hóa, thương mại
và viện trợ, xung đột, thay đổi cấp độ quản trị và bối cảnh chính trị, khoa học và
công nghệ.
Một trong những chỉ số đánh giá TDBTT con người được xây dựng như sau:
chỉ số an ninh con người (HSI) để biểu thị về cơ hội được nhận thức tình hình kinh
tế, môi trường và xã hội. Chỉ số HSI ở quy mô toàn cầu được xây dựng và phát hành
năm 2008 (Hastings, 2008).

Chỉ số HSI đã được phát triển trong 232 quốc gia, vùng lãnh thổ và được dự
định làm con số đại diện để công bố hàng năm. HSI hiện đang được cân nhắc là một
trong số 30 chỉ số hành đầu về kinh tế, môi trường và xã hội. HSI được đánh giá qua
3 chỉ số thành phần:
- Chỉ số kinh tế: được đánh giá thông qua: 1) GDP bình quân đầu người; 2)
Sự bình đẳng về phân phối thu nhập; 3) Quản trị kinh tế - tài chính (nguy cơ khó
khăn thông quan thương mại không bền vững hoặc nợ, hoặc do thiên tai thảm khốc);
- Chỉ số môi trường: được đánh giá thông qua 1) TDBTT môi trường; 2) Bảo
vệ môi trường và các chính sách; 3) Môi trường bền vững;
- Chỉ số xã hội: thông qua các số liệu về 1) Y tế; 2) Giáo dục và trao quyền
thông tin; 3) Bảo vệ và hưởng lợi từ xã hội; 4) An lạc; 5) Quản trị, gồm cả chống lại
hành vi bất hợp pháp và tham nhũng; 6) An ninh lương thực.
Ngoài ra, các phương pháp và công cụ hỗ trợ cho quá trình đánh giá TDBTT
theo chỉ chị gồm có: thu thập dữ liệu, thống kê và phân loại dữ liệu, xác định
15

ngưỡng ảnh hưởng, các công cụ phân tích kinh tế - xã hội và phân tích không gian.
Trong đó:
- Thu thập, thống kê và phân loại số liệu có nhiệm vụ: 1) thu thập dữ liệu và
thiết kế các nghiên cứu có định lượng; 2) hỗ trợ quá trình tìm hiểu bản chất của vấn
đề; 3) là số liệu đầu vào cho các công cụ phân loại, xác định ngưỡng, phân tích kinh
tế và môi trường để định lượng hóa tính tổn thương. Đánh giá tổn thương đòi hỏi
nguồn cơ sở dữ liệu thống kê từ đa ngành như: tự nhiên (địa lý, địa chất, thủy văn,
hải văn, khí hậu,…); kinh tế - xã hội và môi trường, sinh thái. Đánh giá tổn thương
môi trường (EVI) với 50 chỉ tiêu để định lượng tổn thương từ các số liệu về BĐKH,
đa dạng sinh học, tài nguồn nước, sản xuất nông nghiệp và thủy sản, sức khỏe con
người. Đánh giá chỉ số an ninh con người cần các số liệu thống kê về: GDP, thuế, tài
chính, vay vốn, y tế, giáo dục, truyền thông, phúc lợi xã hội,… Số liệu kinh tế, xã
hội và dân số có thể lấy từ nguồn niên giám thống kê và hoặc bằng các phương pháp
điều tra xã hội học. Số liệu liên quan tới tự nhiên như: khí tượng thủy văn, BĐKH,

tài nguyên, đa dạng sinh học được đo đạc và quan trắc theo các trạm khí tượng
thủy văn và môi trường, từ các nguồn lưu trữ dữ liệu điều tra cơ bản của quốc gia và
các địa phương.
- Công cụ phân tích kinh tế - xã hội và môi trường: công cụ này được phát
triển theo nhóm chuyên ngành.
- Công cụ phân tích không gian: hệ thông tin địa lý (GIS) đang được phát
triển để xây dựng bản đồ TDBTT. Phân tích không gian và thống kê trong GIS cùng
với kiến thức chuyên ngành có thể giúp cho hướng nghiên cứu TDBTT ngày càng
sâu rộng hơn về các hiện tượng khí tượng, thủy văn, địa vật lý, kinh tế - xã hội, môi
trường,…trong mối liên hệ và các tác động với con người. Ở Việt Nam, các công cụ
GIS đã và đang được sử dụng để phân tích, xử lý, lưu trữ số liệu khi đánh giá
TDBTT tài nguyên - môi trường biển và đới ven biển (Mai Trọng Nhuận và cộng sự,
2009).
e) Đánh giá TDBTT do biến đổi khí hậu
“Tình trạng dễ bị tổn thương(do BĐKH) là mức độ mà ở đó một hệ thống
(sinh thái, kinh tế-xã hội, sản xuất…) dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó với

×