Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 95 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


NGUYỄN VĂN TÌNH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XU THẾ BIẾN ĐỘNG HỆ
THỐNG BÃI TRIỀU TỪ CỬA SÓT ĐẾN CỬA HỘI (HÀ TĨNH) VÀ ĐỀ
XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60440201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Tiến Hải
TS. Trần Đăng Quy


HÀ NỘI – 2015

[ii]





LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.

Học viên



Nguyễn Văn Tình

i

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được luận văn này đầu tiên học viên xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn là: TS. Nguyễn Tiến Hải và TS. Trần Đăng
Quy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho học viên trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại
học, Ban chủ nhiệm Khoa Địa chất, Bộ môn Địa chất Môi trường, Bộ môn Trầm
tích và Địa chất Biển - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà
Nội, GS.TS. Trần Nghi, GS.TS. Mai Trọng Nhuận, PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng,
PGS.TS. Chu Văn Ngợi, TS Phùng Văn Phách, TS. Đinh Xuân Thành,… cùng
nhiều thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học viên
trong quá trình học tập, làm việc cũng như thực hiện luận văn này.
Luận văn được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí và tài liệu từ đề tài nghiên
cứu Khoa học và Công nghệ cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

mã số VAST.05.01/13-14 “Đánh giá tổn thương hệ thống các bãi triều và bãi cát
biển ven bờ Bắc Trung Bộ do tai biến thiên nhiên liên quan tới biến đổi khí hậu và
đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại”. Qua đây học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới TS. Nguyễn Tiến Hải - chủ nhiệm đề tài, Ban lãnh đạo Viện Địa chất và Địa vật
lý biển - Cơ quan chủ quản đề tài đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học viên trong
quá trình hoàn thành luận văn.


Xin trân trọng cảm ơn!


Nguyễn Văn Tình


ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
BÃI TRIỀU TỪ CỬA SÓT ĐẾN CỬA HỘI 4
1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu 4
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 6
1.2.1. Đặc điểm địa hình 6
1.2.2. Đặc điểm địa chất 7
1.2.3. Đặc điểm địa mạo 10
1.2.4. Đặc điểm khí hậu 11
1.2.5. Đặc điểm thủy văn 12
1.2.6. Đặc điểm hải văn 13

1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 14
1.3.1. Dân cư – xã hội 14
1.3.2. Hoạt động kinh tế 16
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ BÃI TRIỀU, LỊCH SỬ VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Tổng quan về bãi triều 18
2.1.1. Một số khái niệm 18
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của bãi triều 20

iii

2.1.3. Phân loại bãi triều 25
2.2. Lịch sử khu vực nghiên cứu 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Tổng hợp, phân tích, kế thừa tài liệu 31
2.3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 31
2.3.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu địa mạo 33
2.3.4. Nhóm phương pháp địa chất trầm tích 34
2.3.5. Phương pháp viễn thám và GIS 36
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU THẾ BIẾN ĐỘNG HỆ THỐNG BÃI
TRIỀU TỪ CỬA SÓT ĐẾN CỬA HỘI 37
3.1. Đặc điểm hệ thống bãi triều 37
3.1.1. Một số vấn đề chung 37
3.1.2. Đặc điểm hệ thống bãi triều Cửa Sót – Cửa Hội 43
3.2. Xu thế biến động hệ thống bãi triều 52
3.2.1. Các yếu tố tác động đến biến động bãi triều 52
3.2.2. Các quá trình, hoạt động gây lên thay đổi bãi triều khu vực nghiên
cứu 61
3.2.3. Đánh giá xu thế biến động bãi triều từ Cửa Sót đến Cửa Hội 69
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG HỆ

THỐNG BÃI TRIỀU TỪ CỬA SÓT ĐẾN CỬA HỘI 74
4.1. Định hướng quản lý, chính sách và phát triển khoa học - công nghệ 74
4.1.1. Tăng cường luật pháp – chính sách 74
4.1.2. Tăng cường các giải pháp khoa học và công nghệ 75

iv

4.1.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức nhân dân
75
4.2. Nhóm định hướng chính sách kinh tế - xã hội 76
4.2.1. Tăng chất lượng dịch vụ du lịch biển 76
4.2.2. Đẩy mạnh quy hoạch đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản 76
4.2.3. Khai hoang lấn biển 78
4.2.4. Cải tạo, tận dụng nguồn cát dùng trong xây dựng, nông nghiệp . 78
4.3. Định hướng một số biện pháp xây dựng bảo vệ đới ven biển 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu (thu nhỏ từ tỷ lệ 1/100.000) 4
Hình 1.2. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu (thu nhỏ từ tỷ lệ 1/100.000) 5
Hình 1.3. Bản đồ địa hình vùng nghiên cứu (thu nhỏ từ tỷ lệ 1/100.000) 7
Hình 1.4. Bản đồ Đia chất – Khoáng sản Hà Tĩnh (thu nhỏ từ tỷ lệ 1/200.000) 10
Hình 1.5. Cảng Cửa Hội – Nghi Xuân 17
Hình 2.1. Mô hình một bãi triều ven bờ 18
Hình 2.2.Các yếu tố của bãi triều 19
Hình 2.3. Sơ đồ phân loại bãi triều theo dao động thủy triều (Amos.C.L,1995) 27

Hình 2.4. Một số hình ảnh khảo sát ngoài thực địa 32
Hình 2.5. Sơ đồ các điểm lấy mẫu trên bãi triều 40
Hình 3.1. Khung cảnh phía trước Cửa Hội 43
Hình 3.2. Mẫu cát XH1.04 - 4 -14 và XH2.04 - 4 - 14 khu vực Xuân Hội dưới kính
hiển vi soi nổi (x20) 45
Hình 3.3. Mẫu cát XHA1.04 - 4 – 14 và XHA2.04 - 4 – 14 khu vực Xuân Hải dưới
kính hiển vi soi nổi (x20) 45
Hình 3.4. Bãi triều khu vực Xuân Yên 46
Hình 3.5. Mẫu XTH1.05 – 4 -14 (a), XTH2.05 – 4 -14 (b) khu vực Xuân Thành;
XL1.05– 4 -14 (c) khu vực Xuân Liên và CG1.05 – 4 -14 (d) khu vực Cương Gián
(x20) 47
Hình 3.6. Bãi triều khu vực Xuân Thành [6] 48
Hình 3.7. Sơ đồ mặt cắt ngang bãi triều Xuân Thành 48

vi

Hình 3.8. Sơ đồ mặt cắt ngang bãi triều Thạch Kim 50
Hình 3.9. Mẫu cát hạt trung – nhỏ khu vực bãi triều Thạch kim (x20) 50
Hình 3.10. Bãi triều khu vực Thạch Kim, Thạch Hà 50
Hình 3.11. Bãi triều khu vực Thạch Hải [6] 51
Hình 3.12. Sơ đồ mặt cắt ngang bãi triều Thạch Hải 52
Hình 3.13. Tương tác các quyển trái đất đến sự hình thành bãi triều 52
Hình 3.14. Bản đồ nguy cơ ngập tỉnh Hà Tĩnh ứng với mực nước biển dâng 68
Hình 3.15. Bồi lấp nghiêm trọng tại Cửa Sót 71
Hình 3.16. Sơ đồ dự báo biến động địa hình bãi triều Cửa Sót – Cửa Hội 72
Hình 3.17. Sơ đồ dự báo biến động bãi triều Cửa Sót – Cửa Hội 73
Hình 4.1. Dừa và cây phi lao trồng ở bãi biển Xuân Thành. 77
Hình 4.2. Trồng rau ven đê Hội Thống ở Xuân Đan [19] 79
Hình 4.3. Các giải pháp công trình đê kè ứng phó với xói lở bờ biển [6] 80



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Dân số trung bình hai huyện (đơn vị: ngàn người) 15
Bảng 2.1. Tốc độ ban đầu nhỏ nhất để vận chuyển các hạt vụn có kích thước khác
nhau [4] 21
Bảng 2.2. Tốc độ lắng đọng của hạt vụn tương ứng với tốc độ dòng chảy [4] 21
Bảng 2.3. Phân loại hệ thống bãi triều 28
Bảng 2.4. Đồ thị đường cong tích lũy độ hạt [15] 35
Bảng 2.5. Đồ thị đường cong phân bố độ hạt [15] 35
Bảng 3.1. Đặc điểm một số bãi vùng triều Hà Tĩnh 38
Bảng 3.2. Kết quả phân tích kích thước hạt trầm tích bãi triều Cửa Hội – Cửa Sót 41
Bảng 3.3. Giá trị các thông số địa hóa môi trường trong trầm tích vùng Cửa Hội –
Cửa Sót 42
Bảng 3.4. Nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm) 67
Bảng 3.5. Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm) 67
Bảng 3.6. Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm) 67



1

MỞ ĐẦU

Khu vực ven biển Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng tuy diện tích
nhỏ hẹp nhưng lại là nơi tập trung nhiều dân cư, diễn ra nhiều hoạt động kinh tế
đồng thời cũng là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhiễu động thời tiết như bão
lụt, hạn hán, thiên tai, các loại tai biến địa chất trong đó khu vực bãi triều là vùng
chuyển tiếp nối giữa đất liền và biển, là một trong những vùng sinh thái đặc trưng

và giàu tài nguyên thiên nhiên. Bãi vùng triều gồm đới trên triều, bãi triều và đới
dưới triều thuộc nhóm đất ngập nước ven biển, có chức năng và vai trò sinh thái,
môi trường rất quan trọng. Bãi triều là vùng đệm chống lại tai biến, là nơi rừng ngập
mặn có thể phát triển và lấn ra biển góp phần giảm thiểu thiệt hại do tai biến gây ra.
Bãi triều còn là nơi có môi trường rất thuận lợi cho một số giống loài hải sản cư trú,
sinh đẻ và phát triển. Vì có địa hình bằng phẳng, diện tích rộng lớn, nên bãi triều là
bẫy phù sa và là túi lọc tự nhiên các chất ô nhiễm mang đến từ lục địa. Vì vậy
nghiên cứu bãi triều ở một số khu vực đặc thù là cần thiết để có biện pháp khai thác,
bảo vệ hợp lý khu vực này.
Bãi triều đông bắc Hà Tĩnh đoạn từ Cửa Sót đến Cửa Hội là nơi có nhiều
thay đổi về tự nhiên cũng như môi trường. Cửa Sót nằm trên địa bàn giáp ranh hai
huyện Lộc Hà và Thạch Hà, là nơi ra vào của nhiều tàu thuyền đánh cá, những năm
gần đây các luồng lạch ra vào cửa bị bồi lấp, khô cạn nhiều gây khó khăn cho hoạt
động của tàu thuyền gây nhiều thiệt hại cho đời sống người dân. Cửa Hội cũng là
một trong những nơi phát triển mạnh du lịch và dịch vụ nghề cá. Ngoài ra, trong
vùng còn có nhiều bãi biển du lịch, khu nuôi trồng thủy hải sản do đó cần phải có
nhiều nghiên cứu chi tiết hơn. Xuất phát từ thực tế trên học viên đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ Cửa
Sót đến Cửa Hội (Hà Tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững” với mục
tiêu và nhiệm vụ như sau:
Mục tiêu
 Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên khu vực bãi triều từ Cửa Sót đến Cửa Hội
như đặc điểm về đường bờ, quy mô bãi triều, địa chất, địa mạo, tai biến…

2

 Đánh giá các xu thế biến động xảy ra trên hệ thống bãi triều: sự thay đổi
đường bờ, về diện tích, loại hình tai biến, chất lượng môi trường.
 Đề xuất định hướng quy hoạch kinh tế - dân cư, sử dụng bền vững, các biện
pháp bảo vệ môi trường và khai thác tối đa tiềm năng khu vực bãi triều từ Cửa Sót

đến Cửa Hội.
Nhiệm vụ
 Khảo sát, điều tra, tổng hợp toàn bộ các bãi triều khu vực từ Cửa Sót đến
Cửa Hội.
 Đánh giá tổng quan đến chi tiết hệ thống bãi triều, đo đạc, tính toán diện tích,
phân loại cho từng khu vực. Theo dõi sự biến động về đường bờ, quy mô qua từng
thời kỳ.
 Xác định đặc điểm hình thái, các yếu tố địa hình – địa mạo, yếu tố môi
trường, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái trên cơ sở đó nghiên cứu chi tiết sự thay
đổi những yếu tố trên.
 Nghiên cứu các yếu tố về địa chất môi trường, các chỉ tiêu địa hóa, những
loại hình tai biến có thể có và đánh giá sự thay đổi của các nhân tố trên.
Cơ sở tài liệu
 Luận văn được xây dựng trên cơ sở tài liệu của chính tác giả thu thập trong
quá trình tham gia các đề tài, tham gia khảo sát thực địa và kế thừa kết quả của các
công trình, bài báo, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp của
các tác giả trước đây (xem tài liệu tham khảo).
 Kết quả phân tích thông số độ hạt các mẫu trầm tích bãi triều trong khu vực
nghiên cứu tiến hành tại Viện Địa chất và Địa vật lý biển.
 Kết quả phân tích các mẫu xác định thành phần khoáng vật trong trầm tích
bãi triều khu vực được tiến hành tại Viện Địa chất và Địa vật lý biển.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm điều kiện
tự nhiên khu vực bãi triều Hà Tĩnh, hoàn thiện thêm hệ phương pháp nghiên cứu bãi
triều ven biển.

3

 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu về địa chất, địa mạo, môi trường, tai biến vùng triều nói chung và khu

vực Hà Tĩnh nói riêng, cung cấp thêm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu đới ven
biển.
 Góp phần làm cơ sở cho việc định hướng các chính sách về quy hoạch và
phát triển bền vững khu vực cũng như các yếu tố kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và
đời sống người dân các xã ven biển đoạn từ Cửa Sót đến Cửa Hội.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 95 trang, 30
hình, 12 bảng và được bố cục gồm 4 chương chính sau:
Chƣơng 1. Đặc điểm Tự nhiên, Kinh tế - Xã hội khu vực bãi triều từ Cửa
Sót đến Cửa Hội.
Chƣơng 2. Tổng quan về bãi triều, lịch sử và phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Đặc điểm và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ Cửa Sót đến
Cửa Hội.
Chƣơng 4. Một số định hướng sử dụng bền vững hệ thống bãi triều từ Cửa
Sót đến Cửa Hội.


4

CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC BÃI
TRIỀU TỪ CỬA SÓT ĐẾN CỬA HỘI
1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là bãi triều từ Cửa Hội đến Cửa Sót (Hà Tĩnh) nằm
trong khoảng tọa độ từ 18

47

10 đến 18

22


45 vĩ độ bắc và 105

36

30 đến
106

01

30 kinh độ đông, thuộc phía đông bắc của tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm các luồng
lạch ven biển, vùng triều ven biển, ven cửa sông (Hình 1.1).

Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu (thu nhỏ từ tỷ lệ 1/100.000)

5

Vùng nghiên cứu bao gồm các xã thuộc huyện Nghi Xuân (Xuân Hội, Xuân
Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Xuân Thành, Xuân Liên,
Cương Gián) và Lộc Hà (Thịnh Lộc, Thạch Bằng, Thạch Kim, Thạch Châu, Mai
Phụ, Hộ Độ) (Hình 1.2)

Hình 1.2. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu (thu nhỏ từ tỷ lệ
1/100.000)


6

1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.2.1. Đặc điểm địa hình

Địa hình khu vực có sự phân dị lớn thể hiện ở phía Tây và Tây Nam huyện
Nghi Xuân, khu vực mũi Lò gần Cửa Sót là đồi núi thấp thuộc dãy Hồng Lĩnh, kế
tiếp là dãy đồng bằng bồi tụ nhỏ hẹp ven núi, cuối cùng là bãi cát ven biển và địa
hình thềm lục địa (xem Hình 1.3).Về cơ bản có thể chia địa hình khu vực ra các
dạng sau:
 Đồng bằng ven biển: Đây là đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, được bồi đắp bởi
phù sa hệ thống các sông trong vùng mà chủ yếu là Sông Lam và Sông Cửa Sót, địa
hình này tương đối bằng phẳng thay đổi trung bình từ 1 - 5,5m so với mặt nước
biển. Đây là vùng dân cư tập trung đông đúc và có điều kiện tương đối thuận lợi
cho việc trồng cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày và phát triển chăn nuôi gia
súc, gia cầm. Địa hình này chủ yếu ở các xã: Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ,
Xuân Hải, Xuân Yên, Xuân Thành, Xuân Liên, Cương Gián, Thịnh lộc, Thạch Kim.
 Đồi núi thấp: Địa hình này thuộc dãy Hồng Lĩnh chiếm diện tích khá lớn so
với vùng nghiên cứu. Đây là những dãy núi đá có độ dốc lớn, chủ yếu là đá magma
và magma axit, cao nhất là đỉnh núi Ông (cao 676m so với mực nước biển). Ven
dưới các chân núi, sườn núi có nhiều khe rạch, xung quanh có rất nhiều hồ đập. Địa
hình này thể hiện ở các xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Cổ Đạm, một phần của Xuân
Liên, Cương Gián [19].
 Dải cồn cát ven biển: Đây là vùng cồn cát chạy dọc theo bờ biển tạo bởi các
đụn cát, dải cát ven biển, ven các các lạch triều, kênh mương. Địa hình hơi nghiêng
về phía Tây-Tây bắc với bề rộng từ 50 - 200m, độ cao so với mực nước biển là 0,5 -
5m. Do có cửa sông, cửa lạch, tạo thành các bãi ngập mặn vùng này có tiềm năng
phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch nghỉ mát.

7


Hình 1.3. Bản đồ địa hình vùng nghiên cứu (thu nhỏ từ tỷ lệ 1/100.000)
1.2.2. Đặc điểm địa chất
 Các thành tạo trước Đệ tứ

Các thành tạo trước Đệ tứ được chia thành 2 phân vị địa tầng có tuổi từ Hệ
Trias thống trung - bậc Anisi đến Neogen phân bố ở dưới đáy biển, các đảo và dải
ven bờ từ 0 - 20m nước, chủ yếu là các thành tạo đá gốc có tuổi Trias, thuộc hệ tẩng
Đồng Đỏ và hệ tầng Đồng Trầu. (xem Hình 1.4)

8

Giới Mesozoi
Hệ Trias, thống trung - bậc Anisi
Hệ tầng Đồng Trầu (T
2
a dt) (Jamovda A. I., Mareichev A. M., 1965)
Hệ tầng này phân bố ở đảo Hòn Ngư (Nghệ An) và đáy biển vùng lân cận.
Mặt cắt có thề chia làm 2 phần khá rõ: phần dưới là trầm tích lục nguyên xen lớp
mỏng hoặc thấu kính phun trào andesit gồm bột kết, cát kết, cuội kết tuf, đá phiến
sét màu đen chứa nhiều hóa đá; phần trên là đá vôi màu xám sáng, xám sẫm, xám
tro phân lớp mỏng, trung bình đến dạng khối bị tái kết tinh yếu, sét vôi màu nâu đỏ
phân lớp mỏng, tổng chiều dày 1100-1600m .
Hệ tầng Đồng Đỏ (T
3
n-r dd)
Đá gốc thuộc hệ tẩng Đồng Đỏ chủ yếu phát triển các loại trầm tích cuội kết,
cát kết, bột kết, sạn kết, Đá có màu xám sáng, phớt hồng, nâu đến nâu đỏ, phân
lớp dày; lớp cát kết dày cỡ hàng mét; lớp bột kết dày cỡ hàng đề-xi-mét. Đá có độ
cứng khoảng 5 đập khó vỡ. Đá thường bị nứt nẻ, mặt khe nứt gần vuông góc với
mặt phân lớp. Khoảng cách khe nứt từ 2 đến 3 m (ở phía Nam có nơi đến 6 m), khe
nứt và mặt bị phong hóa có nơi thành hàm ếch ở xã Cương Gián cao 6 m, rộng 1,2
m đến 4 m, dài 25 m [5].
Giới Kainozoi
Hệ Neogen

Thành tạo trầm tích Neogen không phân chia phân bố tại phía Đông Nam
cửa Hội có thể gặp được chúng qua các lỗ khoan bãi triều, khoan biển và trong các
băng địa chấn sâu, địa chấn nông độ phân giải cao. Thành phần trầm tích chủ yếu là
cát kết, bột kết, sét kết xen kẽ các tập sạn kết và lớp mỏng cuội kết. Chiều dày thay
đổi lớn 150-250m [5].
 Các thành tạo Địa chất Đệ tứ

9

Thống Pleistocen
Trầm tích sông (aQ
1
1-2
) là loại trầm tích lòng sông, phân bố rộng rãi dọc
thung lũng Sông Lam dưới dạng thềm đã ổn định kéo dài từ Rạng (Thanh Chương),
Nam Đàn, Vinh tỉnh Nghệ An đến Nghi Xuân. Ở Vinh và Nghi Xuân, lớp này bị
phủ dưới các trầm tích trẻ hơn nên chỉ tìm thấy trong các hố khoan thăm dò của
Liên đoàn địa chất 410 - Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ. Thành phần là cuội sỏi
cát có độ mài mòn tốt, độ dày trên 5 m.
 Trầm tích biển (mQ
1
3
) là loại trầm tích biển, phân bố rộng khắp miền đồng
bằng ven biển Hà Tĩnh. Thành phần là sét màu loang lổ, dày 2-6 mét. Độ sâu của
lớp này tăng dần vào cuối Pleistocen, địa hình ở đây không bằng phẳng, tạo thành
các vũng vịnh nhỏ. Thành phần hạt tương đối đồng đều phản ánh tính ổn định của
môi trường trầm tích trong không gian khá rộng lớn [19].
Thống Holocen
Tại khu vực cửa sông và ven biển cửa Hội phát hiện được 3 phân vị chính có
tuổi Q

2
3
, Q
2
2-3
và có nguồn gốc sông biển (am), biển gió (mv) [5].
Trầm tích sông biển (amQ
2
2-3
) phân bố tại phần lục địa dọc theo bờ sông
Lam kéo ra tới gần bãi triều ven biển. Thành phần trầm tích cát, cát bột màu xám,
xám vàng, xám sáng; sét, bột sét màu xám nâu, xám đen. Dày 2-8m. Cát có độ mài
tròn, chọn lọc tốt, thành phần khoáng vật chủ yếu: thạch anh: 75-80%, felspat: 5-
10%, mảnh đá: 10-15%.
Trầm tích biển gió (mvQ
2
2-3
) kiểu trầm tích này phân bố tại các cồn cát (cao
2-6m) ở phần ven biển tại phía Nam cửa Hội. Trầm tích tại đây có thành phần chủ
yếu là cát hạt mịn-trung màu xám, xám vàng. Dày 2-6m. Cát có độ mài tròn, chọn
lọc tốt, thành phần khoáng vật chủ yếu: thạch anh: 80-85%, felspat: 5-10%, mảnh
đá: 5-10%.

10

Trầm tích sông biển (amQ
2
3
) phân bố tại cửa Hội và phát triển tới độ sâu
ngoài 10m nước. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát, cát bùn, bùn sét màu xám,

xám vàng, xám nâu có lẫn di tích mùn thực vật màu xám tối, đen và ít vụn vỏ sinh
vật biển. Thành phần khoáng vật gồm: thạch anh 70-80%, mảnh đá 20-25%,
felspat: 5%. Bề dày trầm tích 1 – 12 m.

Hình 1.4. Bản đồ Đia chất – Khoáng sản Hà Tĩnh (thu nhỏ từ tỷ lệ
1/200.000)
1.2.3. Đặc điểm địa mạo
a) Núi thấp bị xâm thực bóc mòn
Phân bố ở các núi đá gốc phía Tây Nam và phía Bắc của vùng. Núi có độ dốc
sườn từ 20
°
- 30
°
. Thảm thực vật trên bề mặt bị phá trụi, quá trình xâm thực xảy ra

11

mạnh mẽ với nhiều mương xói khe rãnh. Trên bề mặt sườn những nơi xâm thực sâu
lộ ra trầm tích của hệ tầng Đồng Trầu [18].
b) Đồi núi tích tụ cát biển - gió
Có độ cao thay đổi từ 3 - 10m. Phân bố thành một dải khá rộng chạy dọc ven
biển, đây là một bar ngầm nối đảo, nó được nâng lên cao vào cuối Holocen muộn và
bị bóc mòn. Hiện tại được bồi đắp bởi các vật liệu ven bờ và bị phơi ra lúc triều rút.
Gió biển thổi hất cát đó lên khỏi bờ. Cứ thế các đồi cát lấn vào lục địa tạo thành các
đồi và đụn cát có độ cao thay đổi khác nhau [18].
c) Đồng bằng chân đồi núi hình thành do dòng chảy
Có độ cao thay đổi từ 1 - 4m, nó là tích tụ hỗn hợp của dòng chảy tạm thời,
chảy tràn trên bề mặt của hệ Đệ tứ không phân chia. Các quá trình xói mòn, rửa trồi
bề mặt đem vật liệu cát, sạn sỏi, sét, dăm… phong hoá từ các khối núi granit, trầm
tích lục nguyên xuống hình thành tầng trầm tích nguồn gốc hỗn hợp deluvi, proluvi.

d) Đồng bằng bãi bồi
Có độ cao thay đổi từ 0 - 1m, tích tụ cát, sét của sông hiện đại tuổi Holocen
muộn. Đây là bãi bồi sông ngòi hiên đại có các trầm tích cát, cát sét và sét tuỳ theo
sự thay đổi tướng của bãi bồi. Do ảnh hưởng của triều biển, lúc triều lên, các lòng
sông có mực nước dâng cao tích tụ trầm tích aluvi, lúc triều xuống, bãi bồi lộ ra,
mực nước hạ thấp, lòng sông trở nên hẹp.
1.2.4. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu thời tiết mang tính chất căn bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
nhưng bị chi phối bởi yếu tố địa hình sườn núi Hồng Lĩnh nên có sự phân hoá rất rõ
rệt. Qua trạm khí tượng Vinh cho thấy huyện điển hình cho khí hậu bờ biển với hai
mùa: mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.
Số liệu trắc qua nhiều năm cho thấy nền nhiệt khu vực tương đối cao: nhiệt độ bình
quân 23,8° C, cao nhất (tháng 7) là 29,4° C còn thấp nhất (tháng 1) là 18,0°C. Các
tháng giữa mùa Đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 19,5°C. Mùa hè

12

nhiệt độ trung bình 27 - 29°C. Biên độ nhiệt ngày đêm có sự chênh lệch khác nhau
tùy theo mùa; mùa hè thường lớn hơn mùa Đông từ 1,5 - 2
°
C [19].
Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn (trên 2000mm) nhưng
phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa Đông
chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm; lượng mưa ở đây chủ yếu tập trung theo mùa
mưa (chiếm khoảng 81%) nhưng cũng có sự phân hóa thành mưa phụ và mưa
chính. Mưa phụ (mưa Tiểu Mãn) thường xuất hiện đầu mùa hè, lượng mưa không
cao. Mưa chính tập trung chủ yếu từ cuối tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa có thể
đạt từ 300 - 400mm/tháng. Số ngày mưa trung bình cũng khá cao, phổ biến từ 150 -
160 ngày.
Về mùa Đông do nhiệt độ không khí thấp độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực

không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, chỉ chiếm 1/5 - 1/2 lượng mưa. về mùa
Hè, do nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên
cường độ bay hơi lớn. Lượng bốc hơi của 7 tháng mùa nóng có thể gấp 3 - 4 lần các
tháng mùa lạnh. Độ ẩm bình quân năm là 86%. Thời kỳ độ ẩm không khí thấp nhất
là vào tháng 6 và tháng 7 ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô, nóng và hoạt động
mạnh, độ ẩm không khí chỉ gần 70%. Thời kỳ độ ẩm không khí cao nhất xảy ra vào
các tháng cuối Đông (tháng 2 và tháng 3), khi khối không khí cực đới lục địa tràn
về qua đường biển và khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây
ra mưa phùn trong thời gian dài.
1.2.5. Đặc điểm thủy văn
Khu vực nghiên cứu có 2 sông chính là sông Lam đổ ra cửa Hội và sông Cửa
Sót đổ ra cửa Sót. Sông Lam chảy qua huyện Nghi Xuân dài 20 km từ Xuân Lam
đến Xuân Hội là con sông lớn nhất của Hà Tĩnh. Sông Lam là phần hợp lưu của
sông La và sông Cả tại Đức La - Đức Thọ. Sông Rào Cái dài 69 Km, bắt nguồn từ
dãy núi Voi, hợp lưu với sông Nghèn tại Hộ Độ, đoạn Hộ Độ ra biển gọi là sông
Cửa Sót dài 8 Km.

13

Sông ở khu vực có đặc điểm là ngắn, độ dốc lớn, lưu vực nhỏ. Chế độ dòng
chảy phân làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, vào mùa cạn dòng chảy thường
ổn định hơn. Dòng chảy năm có sự biến động theo thời gian giữa các mùa trong
năm. Dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng 9, 10, 11) đều trên mức trung bình năm, chín
tháng còn lại dòng chảy đều dưới mức trung bình năm. Dòng chảy lớn nhất thường
xuất hiện vào tháng 10 và nhỏ nhất vào tháng 4. Phân phối dòng chảy theo từng
tháng có tính ổn định hơn dòng chảy mùa, dòng chảy từ tháng 1 đến tháng 4 ổn định
nhất, biến động ít từ tháng 5 đến tháng 8 và biến động mạnh từ tháng 9 đến tháng
12. Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa lớn và tập trung trên địa hình dốc
do vậy ở vùng cửa sông và dải đồng bằng ven biển Hà Tĩnh dễ bị ngập úng.
1.2.6. Đặc điểm hải văn

 Chế độ sóng
Các đặc trưng của sóng biển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khí tượng thuỷ
văn, độ sâu đáy, kích thước vùng biển và hướng của đường bờ. Tại vùng biển vịnh
Bắc Bộ nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng chế độ sóng phù hợp với chế độ
gió. Mùa gió đông bắc từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, hướng sóng điển hình là
đông bắc và hướng phụ là hướng đông. Vào mùa này thường có biên độ sóng lớn,
tần suất xuất hiện cao. Độ cao sóng có thể đạt tới cấp 6. Mùa gió nam từ tháng 4
đến tháng 8 với tháng điển hình là tháng 7.
 Thuỷ triều
Vùng ven biển Hà Tĩnh thuộc chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có
gần nửa số ngày có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày với các đỉnh
triều khác nhau. Thời gian triều dâng rất nhanh chỉ khoảng 10 - 11 giờ nhưng thời
gian triều rút thì chậm kéo dài từ 15 - 16 giờ, biên độ triều giảm dần từ phía bắc
xuống phía nam.
Biên độ triều ở Cửa Hội: 0,1 – 3 m
Biên độ triều ở Cửa Sót: 0,2 – 2,7 m

14

 Dòng chảy
Dòng chảy là một trong những tác nhân quan trọng gây nên bồi xói bờ biển,
vận chuyển các thành phần vật chất xa bờ hoặc tích tụ nơi khác. Dòng chảy bao
gồm dòng sóng, dòng sông và dòng triều. Về dòng triều do thời gian triều rút nhỏ
hơn thời gian triều dâng nên dòng triều có mức năng lượng lớn, có khả năng kéo vật
liệu ra xa bờ mạnh. Do đặc trưng của sông miền Trung và ảnh hưởng của đường bờ,
lượng phù sa do sông mang ra ít. Dòng chảy ven bờ của khu vực nghiên cứu thường
có xu thế từ bắc vào nam ảnh hưởng đến quá trình tích tụ hay phát tán từ các thành
tạo tự nhiên cũng như hoạt động nhân sinh.
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Khu vực nghiên cứu chủ yếu là các xã ven biển thuộc 2 huyện Nghi Xuân và

Lộc Hà sau đây học viên chỉ trình bày những vấn đề cơ bản nhất về kinh tế - xã hội
2 huyện trên.
1.3.1. Dân cư – xã hội
Nghi Xuân là một huyện có dân số ở mức trung bình so với các huyện khác
trong tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2012 là khoảng 96,06 ngàn người (đứng thứ 8 toàn tỉnh,
vói 25.270 hộ gia đình. Điểm đáng chú ý là dân số Nghi Xuân có xu hướng giảm
dần qua các năm. Đây là do biến động của gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học Tỷ
lệ gia tăng tự nhiên của huyện từ đầu thập niên 90 đến nay giảm một cách nhanh
chóng: từ 2,69% (1991) xuống 1,73% (1995), 0,92% (2000), 0,68% (2003) 0,724%
(2005) và năm 2012 là 0,713% .
Về gia tăng cơ học, cũng như các huyện khác thuộc vùng Bắc Trung Bộ,
Nghi Xuân là một vùng xuất cư. Luồng chuyển cư chủ yếu vào các vùng kinh tế
mới như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm có hơn
một nghìn lượt người chuyển đến và đi trong huyện. Đó là chưa kể đến một số
lượng lớn lao động di cư tìm kiếm việc làm theo thời gian ngắn.

15

Mật độ dân số trung bình của huyện là 451 ngưòi/km
2
theo số liệu thống kê
năm 2012, cao hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh hơn hai lần (trung bình cả tỉnh
221 người/km
2
).
Dân cư phân bồ không đồng đều giữa khu vực đô thị và vùng nông thôn cũng
như khu vực đồng bằng, ven biển và vùng núi. Ở khu vực đô thị (thị trấn Nghi Xuân
và thị trấn Xuân An) thì mật độ dân số là 873 người/km
2
, trong khi đó khu vực nông

thôn bình quân chỉ có 427 người/km
2
. Vùng đồng bằng và ven biển mật độ dân số
bình quân 487 người/km
2
, trong khi các xã miền núi mật độ dân số chỉ đạt 189
người/km
2
.
Về thành phần dân tộc, địa bàn của huyện không có dân tộc thiểu số sinh
sống. Vì vậy nền văn hoá chủ đạo ở đây là văn hoá Việt đặc trưng với trình độ dân
trí tương đối cao.
Huyện Lộc Hà được tách ra từ 2 huyện Can Lộc và Thạch Hà, với diện tích
11.830,85 ha đất tự nhiên, dân số khi thành lập huyện năm 2007 là 86.213 người,
năm 2012 là khoảng 80,81 ngàn người (Bảng 1.1), mật độ dân số: 682 người/km
2
với 13 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 7.579,8 ha cắt từ 7 xã của huyện Can
Lộc với 43.204 nhân khẩu và 4.251,05 ha cắt từ 6 xã của huyện Thạch Hà với
43.009 nhân khẩu.
Bảng 1.1. Dân số trung bình hai huyện (đơn vị: ngàn ngƣời) [22]
TT
Huyện/năm
2008
2010
2012
1
Nghi Xuân
97,4
95,81
96,06

2
Lộc Hà
81,23
79,54
80,81
Nguồn lao động trong vùng tiềm năng rất lớn nhưng chưa phát huy được hết
thế mạnh, số người trong độ tuổi lao động chiếm 48,82% dân số, số lượng khá dồi
dào. Trong khi đó nền kinh tế lại chưa theo kịp đây chính là nguyên nhân của hiện

16

tượng thất nghiệp, thiếu việc làm và chuyển cư. Theo điều tra, hàng năm mới sử
dụng hết khoảng 75% thời gian lao động. Những năm qua các ban nghành cũng đã
có nhiều phương án bằng các chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm, đã khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế, thu hút và tạo việc làm cho
người lao động.
1.3.2. Hoạt động kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế dải ven biển khu vực nghiên cứu có
nhiều bước khởi sắc. Tổng giá tri sản xuất ngày càng tăng. Ở huyện Nghi Xuân tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung thời kỳ 2005 - 2012 đạt 12,8%. Trong đó
Nông lâm ngư nghiệp là thế mạnh trong nền kinh tế của huyện. Sản lượng lương
thực tăng nhanh, bình quân hàng năm 7,0%. Giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây
dựng năm 2012 đạt 64,364 tỷ đồng, đạt tốc độ bình quân 17,9% năm và chiếm
14,96% trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện. Kinh tế Thương mại – Dịch Vụ
phát triển với tốc độ cao; bình quân 12,7% năm. Năm 2012 đạt 132,913 tỷ đồng
chiếm 30,86%.
Về cơ cấu kinh tế, vùng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ
trọng các ngành Công nghiệp – Xây dựng, Dịch vụ - Thương mại và nuôi trồng thủy
hải sản, từng bước giảm dần tỷ trọng các ngành Nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên sự
chuyển dịch các ngành diễn ra còn chậm và chưa rõ nét. Ngành Nông lâm ngư

nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu, ngành Công nghiệp cũng như
ngành Dịch vụ mặc dù có những bước phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khá
nhưng vẫn là ngành thứ yếu. Đây là hạn chế lớn, ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế giữa các ngành.
Ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng
sản xuất hàng hoá. Trong trồng trọt chủ yếu phát triển các cây ăn quả, rau, đậu, đặc
biệt là dưa hấu. Trong chăn nuôi chủ yếu phát triển gia súc lớn như trâu bò, dê, chăn
nuôi lợn siêu nạc, gia cầm, nuôi bằng thủy hải sản. Tuy nhiên khó khăn trong nông

×