Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử
dụng đất đai huyện An Lão, thành phố
Hải Phòng
Nguyễn Văn Long
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến khu vực nghiên
cứu. Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm từ năm 2000- 2011 của
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử
dụng đất giai đoạn 2000 – 2010. Phân tích quan hệ giữa các hoạt động kinh tế - xã
hội và biến động sử dụng đất trong khu vực. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và dự
báo xu thế biến động sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Phân tích
thực trạng và tiềm năng đất đai của huyện, tạo ra tầm nhìn tổng quát về phân bổ quỹ
đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã
hội. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, thích nghi đất đai, định hướng sử dụng đất
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Đề xuất định hướng sử dụng đất đai phục vụ
phát triển phát triển bền vững huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
Keywords. Địa chính; Sử dụng đất; Hải Phòng
Content
MỞ ĐẦU
Trên cơ sở khoa học và phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên
đất đai và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
cho huyện An Lão, thành phố Hải Phòng trong những năm tới, cần thiết có những phân tích
hiện trạng và biến động sử dụng đất đai. Trước yêu cầu đó, đề tài luận văn “Đánh giá thực
trạng và định hướng sử dụng đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng” đã được
chọn thực hiện.
Luận văn đã tổng quan cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất
đai như: Phân loại các nhóm đất sử dụng, xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng
đất, xác định các nguyên tắc sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai; xác định nội dung và
phương pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất; nghiên cứu cơ sở khoa học của định hướng sử
dụng đất; tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ngoài và trong nước;
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của một số loại cây chính trong khu vực nghiên cứu, cụ thể là
cây lúa và màu; Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội là những yếu tố ảnh
hưởng tới đặc điểm sử dụng đất của khu vực nghiên cứu. Qua nghiên cứu đặc điểm địa lý khu
vực nghiên cứu cho thấy An Lão là huyện có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện tự
nhiên của huyện thuận lợi cho canh tác lúa, màu, cây hằng năm khác, cây ăn quả, cây công
nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc và phát triển thuỷ sản. Tuy nhiên, An Lão là huyện có
mật độ dân số cao, diện tích canh tác trên đầu người thấp. Nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, chịu ảnh hưỏng của chế độ bán nhật triều của biển Đông nên đã hình thành 2 mùa rõ rệt :
Mùa đông : lạnh, khô hanh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và mùa hè nóng ẩm mưa
nhiều, ngoài ra An Lão thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão từ biển Đông gây mưa lũ và úng
lụt cho mùa vụ, ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng. Nguồn tài nguyên khoáng sản
nghèo về trữ lượng và chủng loại, chủ yếu là đá vôi và đất sét. Chất lượng lao động thấp, chủ
yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp, thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
Luận văn cũng đã đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất năm 2000, năm 2011
huyện An Lão với tổng diện tích tự nhiên là 11.506.43 ha. Trong đó, Đất nông nghiệp chiếm
55,85 %, đất phi nông nghiệp 42,60 %, đất chưa sử dụng 1,55 %. Năm 2000 tổng diện tích tự
nhiên của huyện là 11.490,49 ha, theo thống kê đất đai 2011, diện tích tự nhiên của huyện tăng
thêm 15,94 ha so với năm 2000. Nguyên nhân tăng chủ yếu do phù sa bồi đắp, còn lại một
phần do đo đạc lại bản đồ địa chính tại 17 xã, thị trấn. Trong thời kỳ 2000 – 2011: diện tích đất
nông nghiệp giảm 1.586,88 ha, bình quân giảm 144 ha/năm. Diện tích đất nông nghiệp giảm
chủ yếu do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa giảm bình quân
hàng năm 79 ha/năm. Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm bình quân 9 ha/năm. Diện tích đất
nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, bình quân tăng 20 ha/năm, do chuyển đổi diện tích trồng lúa
kém hiệu quả ở vùng trũng và khai thác mặt nước ven sông, vào nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất
phi nông nghiệp tăng 2.835,73 ha, bình quân tăng 258 ha/năm. Hầu hết các loại đất phi nông
nghiệp đều tăng, trong đó một số loại đất tăng mạnh như: đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp tăng bình quân 20 ha/năm; đất có mục đích công cộng tăng 17 ha/năm. Diện tích đất
chưa sử dụng của thành phố biến động theo chiều hướng giảm, bình quân giảm 13 ha/năm do
khai thác sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó: đất bằng
chưa sử dụng giảm 1,51 ha; đất đồi núi chưa sử dụng tăng 6,58 ha; đất núi đá không có rừng
cây giảm 51,79 ha.
Nhìn chung xu hướng biến động đất đai của huyện phù hợp với quy luật phát triển kinh
tế xã hội. Đất nông nghiệp biến động giảm do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp. Hầu
hết các loại đất phi nông nghiệp tăng, đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và
đất phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện. Tuy nhiên những năm tới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng
đất cho các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu, cụm công nghiệp, nhà ở, tăng
nhanh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt
vùng đất lúa năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác cho phù
hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
Để đánh giá đất đai, luận văn đã ứng dụng phương pháp GIS (phần mềm ARCGIS)
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở các bản đồ thành phần: Loại đất (G); Thành phần
cơ giới của đất (TE); Địa hình tương đối; Tầng dày; Điều kiện tưới, tiêu. Kết quả là đã xây
dựng được bản đồ đơn vị đất đai. Kết quả tổng hợp đơn vị đất đai (LMUs) diện tích đất nông
nghiệp huyện An Lão cho thấy có 57 đơn vị đất đai.
Luận văn cũng đã phân hạng thích nghi đất đai đối với một số loại hình sử dụng đất nông
nghiệp: lúa, màu. Kết quả là đã xây dựng được bản đồ thích nghi đất lúa và màu. Trên đó thể
hiện các hạng rất thích nghi, thích nghi, ít thích nghi và không thích nghi. Những kết quả
này sẽ rất quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất hợp lý cũng như đưa ra các định
hướng, kế hoạch đầu tư cải tạo đất hợp lý. Ngoài diện tích rừng hiện có, tiềm năng đất đai để
phát triển lâm nghiệp chủ yếu được khai thác, mở rộng trên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng.
Luận văn cũng đã Phân tích chi phí – lợi ích sử dụng đất nông nghiệp để lựa chọn được
loại hình phù hợp nhất cho từng đơn vị bản đồ đất và phân tích tính bền vững xã hội và môi
trường của việc sử dụng đất.
Để định hướng sử dụng đất, luận văn đã khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện An Lão, nghiên cứu các quan điểm sử dụng đất
dài hạn; xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất trên cơ sở tích hợp bản đồ thích nghi đất
đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng đất, khả năng đáp ứng,
từ đó đề xuất sử dụng hợp lý đất đai cho khu nghiên cứu và xu thế phát triển kinh tế - xã hội,
làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn theo hướng phát
triển bền vững.
Luận văn cũng đã đánh giá tác động về kinh tế, đánh giá tác động về xã hội - môi trường
của định hướng sử dụng đất đến kinh tế xã hội. Và để phương án đạt hiệu quả cao luận văn đã
đưa ra các giải pháp về chính sách, về nguồn lực và vốn đầu tư, về công nghệ, về bảo vệ, cải
tạo đất đai và môi trường, về tổ chức thực hiện
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả, là một trong những vấn đề
được các nước đặc biệt quan tâm hiện nay. Bởi vì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, huyện hội, an ninh quốc phòng. Đất đai bao gồm yếu tố tự
nhiên và chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, tâm lý huyện hội và ý thức sử dụng đất của mỗi con
người. Đất đai có giới hạn về không gian nhưng vô hạn về thời gian sử dụng.
Để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai và bảo vệ môi
trường, đồng thời thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải
Phòng và huyện An Lão trong những năm tới, cần thiết có những phân tích hiện trạng và biến
động sử dụng đất đai. Đây sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra phương án định hướng
sử dụng đất đai bền vững, đồng thời giải quyết được các mâu thuẫn về quan hệ đất đai, làm cơ
sở tiến hành giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, do vậy việc đánh giá thực trạng, biến động đất đai và
định hướng sử dụng đất trên địa bàn huyện là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Trước yêu
cầu đó, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất
đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng
quỹ đất và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất định hướng sử dụng đất đai của huyện
An Lão, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đề ra các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến khu vực nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm từ năm 2000- 2011 của huyện
An Lão, thành phố Hải Phòng.
- Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010.
- Phân tích quan hệ giữa các hoạt động kinh tế - xã hội và biến động sử dụng đất trong
khu vực.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và dự báo xu thế biến động sử dụng đất huyện An Lão,
thành phố Hải Phòng.
- Phân tích thực trạng và tiềm năng đất đai của huyện, tạo ra tầm nhìn tổng quát về phân
bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, thích nghi đất đai, định hướng sử dụng đất huyện An
Lão, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển phát triển bền vững huyện An
Lão, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Phạm vi khoa học: Nghiên cứu thực trạng và nguồn lực phát triển, đề xuất định hướng sử
dụng đất cho khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2020 với tiêu chí bảo vệ và cải thiện chất
lượng môi trường (bền vững về môi trường), phát triển kinh tế (bền vững về kinh tế) và đảm
bảo công bằng xã hội (bền vững về xã hội).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1.Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất
đai huyện An Lão làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn
theo hướng phát triển bền vững.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Các đề xuất định hướng sử dụng đất đai sẽ là tài liệu tham khảo
cho các cơ quan quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững của huyện An Lão nói riêng, thành phố Hải Phòng nói chung.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, số liệu:
- 6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Phương pháp bản đồ và GIS:
- Phương pháp kế thừa:
- Phương pháp thống kê, so sánh:
- Phương pháp chuyên gia:
7. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
- Các văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch sử dụng đất.
- Luật Đất năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009; các văn bản quy phạm dưới luật quy định
có liên quan đến quản lý, sử dụng đất:
- Các văn bản của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý, sử dụng đất trên địa bàn
thành phố.
- Các văn bản pháp lý của Hải Phòng về quản lý sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới:
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của địa bàn huyện An Lão:
- Báo cáo nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện:
- Số liệu tổng hợp về tình hình hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn:
- Các quyết định phê duyệt các dự án có liên quan nằm trên địa bàn huyện:
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Hải Phòng.
- Tài liệu khoa học tham khảo: Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống
chính sách pháp luật đất đai,…
- Tài liệu, số liệu của địa phương: Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia: Đánh giá hiện
trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (Trần An Phong chủ biên - NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, 1995), …
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương: Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai
các năm 2000 đến 2010,…
8. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 4
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện An Lão, thành phố Hải
Phòng.
Chương 3: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Chương 4: Đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất của huyện An Lão, thành phố Hải
Phòng đến năm 2020.
Bố cục Luận văn được chia làm 4 chương cụ thể như sau:
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại các nhóm đất sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau (Điều 13 Luật đất đai năm
2003):
1/ Nhóm đất nông nghiệp: Là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp.
2/ Nhóm đất phi nông nghiệp:
3/Nhóm đất chưa sử dụng:
1.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất chịu tác động của tổ hợp các yếu tố tự
nhiên và kinh tế - xã hội:
1.3. Sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai
”Sử dụng hợp lý đất đai là sự sử dụng phù hợp với lợi ích của nền kinh tế trong tổng
thể, đạt hiệu quả nhất đối với mục đích đặt ra trong khi vẫn đảm bảo tác động thuận với môi
trường xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong quá trình khai thác sử dụng”
V.P. Trôiski [14].
1.4. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá nói chung là sự ước lượng vai trò, giá trị của các đối tượng nghiên cứu và tùy
thuộc vào mục đích mà cùng một đối tượng có thể đánh giá bằng nhiều cách khác nhau. Nói
cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó
có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá thích hợp.
1.5. Cơ sở khoa học của định hƣớng sử dụng đất
“Đất đai” là một phần lãnh thổ, có thể là một vùng đất hay một khoanh đất, một mảnh
đất, một miếng đất nào đó xác định về mặt vị trí, hình thể, diện tích với các tính chất tự nhiên
như đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa chất, thuỷ văn, chế độ ẩm, ánh sáng, thực vật,
1.6. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu.
1.6.1. Các quan điểm nghiên cứu.
Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn vị đất đai đó
được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người. Sự thay đổi hướng sử dụng
phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể chế chính trị, thay đổi quan hệ và
phương thức sản xuất,
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện
đại. Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài là:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp bản đồ.
- Phương pháp hệ thông tin địa lý.
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN AN LÃO,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HUYỆN AN
LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 11.506,43 ha chiếm 7,6% diện tích tự nhiên
của toàn thành phố Hải Phòng. Huyện cách trung tâm quận Kiến An 8 km cách trung tâm
thành phố Hải Phòng 18 km. Huyện An Lão ở trung tâm đất liền của thành phố Hải Phòng có
vị trí chiến lược và quan trọng của đồng bằng sông Hồng, nằm trên trục chính của quốc lộ 10,
tỉnh lộ 360, 354, 357. Đây là tuyến đường huyết mạch nối liền một số đô thị chạy qua các tỉnh
thành như thành phố Thái Bình, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và thành phố Ninh
Bình. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý như trên và là huyện ven đô kế cận quận Kiến An
đang được phát triển thành quận thương mại và dịch vụ nên An Lão có lợi thế để phát triển
toàn diện. Huyện An Lão có toạ độ địa lý :
Kinh độ: Từ 106
0
27’30” đến 106
0
41’15”
Vĩ độ từ 20
0
42’30” đến 20
0
52’30”
- Phía Bắc An Lão giáp huyện An Dương
- Phía Nam giáp huyện Tiên Lãng
- Phía Đông giáp quận Kiến An
- Phía Đông Nam giáp Kiến Thuỵ
- Phía Tây và Tây Bắc giáp hai huyện Thanh Hà và Kim Môn thuộc tỉnh Hải Dương.
Cơ cấu hành chính huyện An Lão gồm15 xã và 2 thị trấn.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1.Tài nguyên đất
An Lão là huyện đồng bằng thuộc đồng bằng sông Hồng, có đồi núi và có địa hình địa
mạo đa dạng so với các huyện khác của Hải Phòng. Hiện nay theo số liệu thống kê đất đai năm
2010 An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 11.506,43 ha.
2.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt :
2.1.3. Thực trạng môi trƣờng
An Lão là một huyện mang đặc điểm của nền văn minh lúa nước sông Hồng với cảnh
quan thiên nhiên hữu tình, có núi rừng có sông suối bao quanh với những di tích lịch sử kháng
chiến chống giặc ngoại xâm đã đi vào thơ ca và lịch sử, tạo nên một tổng thể hài hoà giữa thiên
nhiên và con người. Ngoài ra, huyện còn có khu danh thắng Núi Voi có cảnh quan thiên nhiên
khí hậu mát mẻ và là nơi điều dưỡng, nghỉ ngơi lý tưởng.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
- Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là: 19,75% trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản
tăng: 6,69%; Công nghiệp - xây dựng tăng: 24,75 %; Dịch vụ tăng:
25,70%).
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
2.2.2.1. Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Trồng trọt: Tổng diện tích lúa gieo cấy trong năm 2011 thực hiện 9.962 ha, bằng 103% kế
hoạch thành phố giao. Năng suất bình quân đạt 60tạ/ha/vụ, bằng 99,5% kế hoạch thành phố giao.
Sản lượng đạt 59.823 tấn, bằng 103,3% kế hoạch thành phố giao. Huyện duy trì các vùng sản
xuất lúa giống tại 15 xã, thị trấn với tổng diện tích 83 ha với sản lượng giống cả năm đạt 400 tấn.
2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Cơ cấu dân cư - lao động
Dân số Huyện An Lão tính đến ngày 31/12/2009 có 132.168 người, mật độ dân số trung
bình là 1150 người/km
2
, tỷ lệ dân số trung bình là 0.75%.
2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn
2.2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị
* Hệ thống đô thị
- Đô thị huyện An Lão phân bố tại trung tâm thị trấn là thị trấn An Lão với diện tích tự
nhiên 165,81 ha và thị trấn Trường Sơn diện tích tự nhiên 359,83 ha.
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.2.5.1. Hệ thống đường giao thông.
2.2.5.2. Hệ thống thuỷ lợi
Huyện An Lão nằm đầu nguồn hệ thống thuỷ lợi sông Đa Độ, hệ thống sông Lạch Tray
và sông Văn úc.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
CẢNH QUAN MÔI TRƢỜNG
2.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất
Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất trên địa bàn thành phố chủ yếu là
ảnh hưởng sự biến đổi của thời tiết. Biến đổi khí hậu của huyện An Lão có mối liên hệ chặt
chẽ tới biến đổi khí hậu của Việt Nam, trong đó có thể nêu ra hai nhóm hiện tượng biến đổi
thời tiết tiêu cực quan trọng nhất đó là bão, lũ lụt và hạn hán kéo dài.
2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh
quan môi trƣờng tác động đến việc sử dụng đất
2.3.2.1. Thuận lợi
- An Lão là huyện có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.3.2.2. Những khó khăn, hạn chế
- An Lão là huyện có mật độ dân số cao, diện tích canh tác trên đầu người không cao.
CHƢƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2000
Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất đai, huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên
là 11.490.49 ha. Diện tích các loại đất chính đang sử dụng của huyện được thể hiện qua bảng
sau:
3.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2011
Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất đai, huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên
là 11.506.43 ha. Diện tích các loại đất chính đang sử dụng của huyện được thể hiện qua bảng
sau:
3.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
GIAI ĐOẠN 2000 - 2011
3.3.1. Biến động diện tích tự nhiên
Năm 2000 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 11.490,49 ha, theo thống kê đất đai 2011,
diện tích tự nhiên của huyện tăng thêm 15,94 ha so với năm 2000. Nguyên nhân tăng chủ yếu
do phù sa bồi đắp, còn lại một phần do đo đạc lại bản đồ địa chính tại 17 xã, thị trấn.
3.3.3. Đánh giá quy luật biến động đất đai
Nhìn chung xu hướng biến động đất đai của huyện phù hợp với quy luật phát triển kinh
tế xã hội. Đất nông nghiệp biến động giảm do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp. Hầu
hết các loại đất phi nông nghiệp tăng, đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và
đất phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện. Tuy nhiên những năm tới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng
đất cho các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu, cụm công nghiệp, nhà ở, tăng
nhanh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt
vùng đất lúa năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác cho phù
hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
3.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN AN LÃO
3.4.1. Đánh gia tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.
3.4.1.1. Xây dựng bản đồ đất đai huyện An
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa huyện An Lão có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng
với chủng loại cây vụ đông mang tính ôn đới khá phong phú.
Bản đồ phân hạng mức độ thích nghi đối với cây lúa:
Bản đồ phân hạng mức độ thích nghi đối với cây màu:
3.4.2. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu
dân cƣ nông thôn
3.4.3. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển du lịch
Huyện An Lão có địa điểm du lịch chủ yếu là núi Voi đã được đưa vào hệ thống các điểm
du lịch của Hải Phòng gắn liền với Hạ Long (Quảng Ninh), du li
̣
c Ca
́
t Ba
̀
, và Suối nươ
́
c no
́
ng Tiên
Lãng, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tạo thành các tuyến du lịch ven biển đẹp, đa dạng có sức
hấp dẫn. Sự gắn kết của các điều kiện tự nhiên (đảo, các bãi tắm, rừng nguyên sinh, các ngọn
núi…) và các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn Thành phố, kết hợp với
kết cấu hạ tầng tương đối phát triển đã tạo cho Hải Phòng có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch.
3.4.4. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
và phát triển cơ sở hạ tầng.
Quỹ đất chưa sử dụng của huyện An Lão còn 107.27 ha đất bằng chưa sử dụng và
70.30 ha đất đồi núi chưa sử dụng có thể đầu tư khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích
sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản hoặc phát triển các khu, cụm công nghiệp.
3.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƢỜNG CỦA VIỆC SỬ
DỤNG ĐẤT
3.5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của việc sử dụng đất
Phân tích chi phí – lợi ích sử dụng đất nông nghiệp:
Để lựa chọn được loại hình phù hợp nhất cho từng đơn vị bản đồ đất, ngoài các kết quả
thích nghi sinh thái đạt được ở trên, người ta còn tiến hành các đánh giá thích nghi về kinh tế.
Các đơn vị đất đai được đánh giá là không thích nghi sinh thái thì cũng sẽ không được đánh giá
thích nghi kinh tế. Phương pháp được lựa chọn để đánh giá thích nghi kinh tế thường là
phương pháp phân tích chi phí – lợi ích.
3.5.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất nông nghiệp chiếm 55,85% diện
tích tự nhiên của thành phố, diện tích đất phi nông nghiệp (đất sản xuất kinh doanh, đất giao
thông, thủy lợi, đất cơ sở văn hóa, y tế, ) chiếm 42,6% diện tích tự nhiên. Như vậy, hầu hết
diện tích đất đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh, kinh tế, cân đối với tiềm
năng phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện.
3.5.3. Những tồn tại trong việc sử dụng đất
- Diện tích đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng kế cấu hạ tầng sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sử dụng chưa triệt để và chưa đem lại hiệu quả cao.
Một số giải pháp khắc phục
Thời gian qua, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết những bất cập trong
quản lý và sử dụng đất, một số giải pháp sau đây cần được quan tâm và tiếp tục thực hiện:
- Đẩy nhanh công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. Điều này có
ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc
thu hồi đất để giao cho các dự án, công trình.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003, cập nhật thông tin địa chính đầy đủ, chỉnh lý biến
động kịp thời.
- Về đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn cần giải quyết nhanh và gắn khâu quy hoạch
chi tiết với xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
- Tổ chức tốt việc tuyên truyền và triển khai thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới
Luật.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN AN LÃO ĐẾN NĂM 2020
4.1. KHÁI QUÁT PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
- Ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản, xây dựng thuỷ điện nhỏ
và vừa, phát triển kinh tế du lịch, phát triển chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp có giá trị kinh
tế cao.
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nguyên tắc hài hòa giữa 3 khu vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Chú trọng thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, dịch vụ và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm đưa huyện An
Lão từng bước trở thành huyện có cơ cấu sản xuất công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp
hiện đại.
- Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải hướng tới tuyển dụng nhiều lao động và
nhanh chóng chuyển một bộ phận đáng kể lao động từ khu vực nông nghiệp năng suất thấp
sang khu vực công nghiệp, dịch vụ năng suất cao thông qua bước đột phá trong phát triển
nguồn nhân lực và xây dựng đô thị cùng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp khai khoáng
gắn với chế biến cũng như phát triển kinh tế xã hội.
- Nâng cao chất lượng công tác y tế, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển các
giá trị bản sắc văn hoá dân tộc; đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo; giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
4.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội
- Xây dựng huyện An Lão thành huyện có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ sở hạ tầng phát triển; bảo vệ môi trường; giữ vững ổn định chính
trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh;
4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát huy tối đa mọi tiềm năng của huyện để thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá; chuyển đổi cơ cấu và phát triển nền kinh tế với nhịp độ tăng trưởng nhanh, chất lượng
cao và bền vững hơn giai đoạn trước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo
hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Từng bước đưa
huyện An Lão hoà nhập với khu vực nhằm nâng cao mức sống của nhân dân lên một cách rõ
rệt và giải quyết những vấn đề xã hội trong đó ưu tiên giảm nghèo và giải quyết việc làm.
4.2. CÁC QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT DÀI HẠN
- Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ để khai thác sử dụng triệt để,
tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả quỹ đất để phục vụ cho các mục đích dân sinh kinh tế, tận
dụng không gian trong xây dựng, phát triển chiều cao trong các khu dân cư, các trung tâm
hành chính, dịch vụ thương mại, văn hoá tạo ra các khoảng không cần thiết đáp ứng cho các
hoạt động của huyện.
4.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN AN LÃO ĐẾN NĂM 2020
4.3.1. Quan điểm sử dụng đất và bảo vệ môi trƣờng sinh thái
Với những nét riêng về đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, hệ thống cây trồng cũng như
đặc điểm kinh tế - xã hội có thể đưa ra định hướng dài hạn sử dụng đất theo từng mục đích của
huyện An Lão
4.3.2. Xây dựng bản đồ định hƣớng sử dụng đất ƣu tiên cho cây lúa cây màu
Trên cơ sở bản đồ thích nghi đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đề tài xây dựng
bản đồ định hướng sử dụng đất lúa và màu.
4.3.3. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất
Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020,
kết quả bản đồ định hướng sử dụng đất như trình bày ở trên, đề xuất đinh hướng sử dụng đất
trong giai đoạn 2012 – 2020
4.3.4. Tổng hợp khả năng đáp ứng về số lƣợng, chất lƣợng đất đai cho nhu cầu sử
dụng đất của huyện đến năm 2020
Huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 11.506,43 ha, với điều kiện thuận lợi về vị trí
địa lý, đặc điểm khí hậu, địa hình, đất đai, tài nguyên khoáng sản… cho phép đẩy nhanh tốc độ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
4.3.5. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng
4.3.5.1. Đất nông nghiệp
4.3.5.2. Đất phi nông nghiệp
4.3.5.3. Đất ở
4.3.6. Diện tích đất chuyển mục đích
4.3.7. Diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng trong thời gian tới
Để thực hiện phương án sử dụng đất trên, trong thời gian tới cần đưa 104,34 ha đất chưa
sử dụng vào sử dụng theo các mục đích sử dụng cho các mục đích
4.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
4.4.1. Đánh giá tác động về kinh tế
Nền kinh tế của Thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới, đòi
hỏi An Lão cần có tốc độ tăng trưởng phù hợp để ngày càng cải thiện đời sống dân sinh của
thành phố; đồng thời có sự đóng góp ngày càng nhiều trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Thành phố Hải Phòng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy được lợi thế tiềm năng,
mở rộng nhanh chóng quy mô ngành thương mại dịch vụ và phát triển ngành công nghiệp và
nông nghiệp phải bền vững.
4.4.2. Đánh giá tác động về xã hội - môi trƣờng
4.5. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT
Để phương án đạt hiệu quả cao cần thực hiện các giải pháp:
4.5.1. Các giải pháp về chính sách
4.5.2. Biện pháp về nguồn lực và vốn đầu tƣ
4.5.3. Giải pháp về công nghệ.
4.5.4. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất đai và môi trƣờng
4.5.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện
KẾT LUẬN
1. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới và các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đưa ra các quan điểm, phương pháp
nghiên cứu định hướng cho một số loại hình sử dụng đất.
2. Đánh giá thực trạng, biến động sử dụng đất, nghiên cứu thực trạng và nguồn lực phát
triển, là cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, đề xuất
định hướng sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2020 với tiêu chí bảo vệ và
cải thiện chất lượng môi trường (bền vững về môi trường), phát triển kinh tế (bền vững về kinh
tế) và đảm bảo công bằng xã hội (bền vững về xã hội).
3. Huyện An Lão là huyện có vị trí, địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Qua
phân tích hiện trạng, cơ cấu, biến động sử dụng đất huyện An Lão, nhận thấy, về cơ bản huyện
đã sử dụng đất có hiệu quả phù hợp với cơ cấu kinh tế phát triển nông nghiệp.
Bên cạnh đó An Lão còn là một đô thị vệ tinh của thành phố ngoài việc phát triển nông
nghiệp góp phần đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia An Lão còn phải phát triển
như một quy luật tất yếu bởi trên địa bàn có hệ thống giao thông đường bộ (đường cao tốc Hà
Nội – Hải Phòng, quốc lộ 10), giao thông đường thủy, kết nối các vùng kinh tế của thành
phố cũng như là cầu nối liên kết giữa tỉnh Quảng Ninh với Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Hải
Dương; mật độ dân số cũng như trình độ dân trí cũng đảm bảo tương đối cho mục đích phát
triển công nghiệp dịch vụ trên địa bàn huyện
4. Đề tài đã lựa chọn 3 loại hình sử dụng đất đưa vào đánh giá (lúa, màu và thủy sản),
tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu, xây dựng các bản đồ thành phần, trên cơ sở đó bằng GIS xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai, phân hạng thích nghi đất đai đối với loại hình sử dụng đất lúa và
màu, xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu.
5. Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng, biến động sử dụng
đất, tiềm năng sử dụng đất đai của huyện (bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ thổ nhưỡng từ đó ra
bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ định hướng sử dụng đất)và trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất cho
các mục đích phát triển kinh tế - xã hội đề tài đã đề xuất định hướng sử dụng đất huyện An
Lão. Quỹ đất đai của huyện về cơ bản được định hướng sử dụng đất theo hướng thâm canh,
chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở những vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, tăng
diện tích đất cho các mục đích công cộng như giao thông, … đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội, khai thác đưa diện tích đất chưa sử dụng cho lâm nghiệp và các mục đích khác.
6. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà quản
lý cũng như những người làm công tác quy hoạch, định hướng sử dụng ở địa phương huyện An
lão.
References
1. Tổ chức Liên Hợp Quốc. (bản dịch) 1971. “Sử dụng hợp lí các nguồn dự trữ của sinh
quyển”.
2. Tổng Cục địa chính, Hà Nội năm 1999. “Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về quy hoạch sử
dụng đất đai”.
3. Bộ NN và PT NT. NXB Khoa học và kỹ thuật HN 2009 “Cẩm nang sử dụng đất
nông nghiệp”.
4. Trần An Phong (chủ biên) NXB Nông nghiệp, 1995. “Đánh giá hiện trạng sử dụng
đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền”.
5. Trần Văn Tuấn. “Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng quỹ đất phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội và bố trí điểm tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn xã Tú Nang,
huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La”. Báo cáo tổng kết đề tài cấp ĐHQGHN.
6. UBND huyện An Lão. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện An Lão đến năm 2020.
12. FAO. Sustainable agriculture and rural development, bachground document No5
FAO/NETHERLANDS conference, 15 - 19 April, 1991.
13. FAO. Guidelines for land evaluation for irrigated agricultute. Rome.1983.
14. V.P.Troiski (Chủ biên). Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất (tiếng Nga).
NXB Bông lúa.1995.