SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH TRÌ
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIẾN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÔNG TIN THÍ SINH
Họ và tên: TẠ THẢO NGỌC
Ngày sinh: 21/04/2000 Lớp 9B
Họ và tên: TRẦN DIỆU QUỲNH
Ngày sinh: 08/06/2000 Lớp 9B
Năm học 2014 – 2015
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2014
PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH
Tham dự cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống thực tiễn dành cho học sinh Trung học”
1.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/ thành phố: Hà Nội.
2.Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Quận Hoàng
Mai.
3.Trường: Trung học cơ sở Thanh Trì.
4.Địa chỉ: phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
5.Điện thoại: 0436446323; Email:
6.Thông tin về học sinh:
Họ và tên: Tạ Thảo Ngọc
Lớp: 9B Ngày sinh: 21/04/2000
Họ và tên: Trần Diệu Quỳnh
Lớp: 9B Ngày sinh: 08/06/2000
BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
1. Tên tình huống :
“LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT BỮA ĂN DINH DƯỠNG”
Vào ngày chủ nhật tuần trước, gia đình em chuẩn bị một bữa ăn vô cùng đặc
biệt để đón một vị khách cũng đặc biệt không kém. Đó là cô giáo dạy Sinh của
chúng em. Hôm đó, cô đến sớm nên mẹ, em và cô đã có dịp cùng nhau đi chợ mua
thức ăn. Trong chuyến đi , chúng em nói chuyện rất nhiều và cô đã cung cấp cho
em và mẹ rất nhiều thông tin dinh dưỡng giúp gia đình em luôn có những bữa ăn
đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng cũng không kém phần ngon miệng. Những kiến
thức đó một phần cũng là những kiến thức em đã được học trên trường. Nhờ có cô
gợi ý mà em đã biết vận dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày của chính bản thân
và gia đình mình.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Áp dụng các kiến thức liên môn đã được học tại trường để đưa ra phương
pháp giúp luôn có những bữa ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng.
3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống:
- Môn Sinh học:
Chương trình Sinh học 6 và Sinh học 8 cung cấp cho chúng ta thông tin về sự
chuyển hoá của thức ăn thành các chất dinh dưỡng. Từ đó giúp chúng ta có thể xây
đựng thự đơn hoàn chỉnh cũng như chọn những thực phẩm hợp lí.
- Môn Công nghệ (nấu ăn):
Chương trình Công nghệ nấu ăn dạy cho chúng ta những kỹ năng để nấu những
món ăn hoàn chỉnh cũng như bày biện chúng sao cho đẹp mắt, hợp lí. Từ đo giúp
chúng ta có thể tự tay nấu những món ăn ngon và đủ chất cho gia đình.
- Môn Toán:
Giúp chúng ta có thể tính toán và định lượng rõ ràng lượng thực phẩm cần thiết
cho mỗi bữa ăn tránh thiếu hoặc thừa thức ăn gây lãng phí.
- Môn Hoá học:
Chương trình Hoá học 9 phần hữu cơ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo của
các chất dinh dưỡng cũng như ứng dụng và vai trò của nó đối với cơ thể con người.
Môn này còn giúp chúng ta tránh những thục phẩm có chứa các chất có hại cho sức
khoẻ.
4+5. Gi ải quyết t ình hu ống v à thuy ết minh tiến tr ình gi ả i quyết t ình hu ống.
1. Thế nào là bữa ăn hợp lí?
Một bữa ăn gia đình hợp lý là phải bảo đảm được việc ăn no như đủ cơm, đủ
năng lượng; có sự cân đối với đủ 4 nhóm thức ăn gồm lương thực, thực phẩm giàu
chất đạm, thực phẩm giàu chất béo và rau quả; phải bảo đảm an toàn vệ sinh, thức
ăn không mang các nguồn gây nhiễm bệnh; cần có tinh thần tiết kiệm, người nấu
ăn biết chọn thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời, bữa ăn hợp lý còn
đem lại cho người ăn sự hứng thú, ăn ngon, phù hợp với khẩu vị, và có sự chia sẻ
tình cảm với những người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thuộc.
Gia đình em ăn nhẹ vào bữa sáng với các thức quà vặt (bánh, xôi, cháo,
phở, bún) giống như những gia đình người Việt khác. Bữa ăn chính của người Việt
có thể diễn ra vào buổi trưa hoặc buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp
đông đủ. Gia đình em chọn bữa tối là bữa tối là bữa chính bởi khi đó gia đình em
đông đủ nhất. Bữa ăn chính của gia đình em cũng như những gia đình người Việt
thường bao gồm:
• Một nồi cơm chung cho cả gia đình
• Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương,…) cả gia đình dùng chung.
• Một món mặn có chất đạm động vật và chất như thịt, cá
• Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối
• Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là một bát
nước luộc rau.
2. Phân chia bữa ăn trong ngày:
Việc phân chia số bữa ăn trong ngày là hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng
đến việc tiêu hóa thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong
lúc làm việc, hoặc khi nghỉ ngơi.Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được
tiêu hóa trong 4 giờ. Vì vậy, khoảng cách giữa các bữa ăn từ 4 – 5 giờ là hợp lí.
• Bữa sáng : là bữa ăn đầu tiên
cũng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày (chiếm 30 - 40% tổng năng lượng cả
ngày) nên cần phải ăn đầy đủ dưỡng chất nhất. Không ăn sáng sẽ có hại cho
sức khỏe vì hệ tiêu hóa phải làm việc không điều độ. Với gia đình nhà em, buổi
sáng mẹ thường mua các đồ ăn nhẹ như: xôi, cháo, phở, bún,
• Bữa trưa : là một bữa ăn thường
xuyên, định kỳ của con
người diễn ra vào thời điểm
trưa trong ngày. Nhà em có bố
mẹ đi làm, con cái đi học nên
sau buổi lao động, cần ăn bổ
% Tổng số năng lượng
Ăn 3 bữa Ăn 4 bữa Ăn 5 bữa
Bữa sáng
Bữa sáng II
Bữa sáng
Bữa sáng
Bữa sáng
30 -35 %
35 -40 %
25 -30 %
25 -30 %
5 -10 %
35 -40 %
25 -30 %
25 - 30%
5 -10 %
30 - 35%
5 - 10%
15 - 20%
sung đủ chất, vì vậy nhà em thường ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp
tục làm việc.
• Bữa tối : là một trong ba bữa ăn chính. Đó là thời gian cả gia đình em quây
quần nên thường chuẩn bị những món ăn ngon nhất cho bữa tối. Nhưng theo
như các nhà khoa học: quá nhiều chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính làm
cho các vi trùng hoạt động mạnh mẽ. Không nên ăn nhiều thịt mà nên tăng
cường ăn rau xanh, ngũ cốc, vitamin có nguồn gốc từ thực vật bởi nó tốt
cho tim mạch và hệ tiêu hóa cũng như không ăn nhiều đồ ngọt hay không ăn
quá muộn bởi vì việc ăn nhiều đồ ngọt có thể tăng cường tích lũy chất béo
trong cơ thể từ đó dễ gây nên nhiều bệnh
2. Cân đối các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng:
a. Chất đường: chất đường sẽ cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn, giúp
người no lâu. Glucid chủ yếu do ngũ cốc, rau, củ, quả cung cấp. Năng
lượng do glucid nên chiếm khoảng 55-60% tổng số năng lượng của khẩu
phần ăn. Trong thành phần glucid, chất xơ (xenllulose) cũng đóng vai trò
rất quan trọng vì nó giúp điều hòa nhu động ruột và chống táo bón.
b. Chất đạm: chất đạm (chất
tanh) rất quan trọng vì
cung cấp cho tế bào cơ thể để hình thành, phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới, bình quân 1 ngày người lớn cần 0,75g protid chuẩn cho một kg trọng
lượng cơ thể. Protid có nguồn gốc động vật nên chiếm từ 35-50%.
Ngoài thịt cá trứng sữa, thì đậu tương là loại thực phẩm có hàm lượng
protid rất cao và chất lượng tốt.
c. Chất béo: chất béo (chất mỡ) cũng là thành phần cần có trong bữa ăn để
cung cấp năng lượng dự trữ của cơ thể. Năng lượng do lipid cung cấp nên
khoảng 25% không nên dưới 10% và trên 35% tổng số năng lượng của khẩu
phần ăn. Nếu thiếu lipid sẽ kéo theo thiếu các vitamin tan trong dầu (A, D,
E, K). Nếu ăn nhiều mỡ động vật sẽ dễ mắc các bệnh tim mạch. Nhưng nếu
ăn dầu thực sẽ có lợi cho việc phòng và chữa các bệnh xơ vữa động
mạch, tăng huyết áp nhiều hơn. Lạc, vừng là những hạt có nhiều dầu, số
lượng lipid thực vật nên chiếm 30% trong tổng số lipid của khẩu phần ăn.
d. Khoáng chất: vai trò chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng như tham gia
vào quá trình tạo tổ chức xương, tạo protit, duy trì cân bằng kiềm toan,
tham gia chức phận nội tiết, điều hoà chuyển hóa nước trong cơ thể Các
chất khoáng gồm can-xi, magiê, natri, kali được coi là các yếu tố kiềm.
Nguồn gốc các chất khoáng này chứa nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc
thực vật như rau quả, sữa và các chế phẩm của sữa. Các chất khoáng như
lưu huỳnh, phốt pho, clo là yếu tố toan, các chất khoáng này có nguồn gốc
từ các thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và nguồn thực vật
như ngũ cốc, các loại bột.
e. Vitamin:Rau tươi các loại cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và xơ,
ngoài ra rau còn có chứa từ 1 - 2% chất đạm. Một số loại rau có chứa hàm
lượng chất đạm cao như rau ngót (5,3%), rau muống (3,2%).
• Vitamin A:Thức ǎn động vật như gan, trứng, cá là nguồn chủ yếu cung cấp
vitamin A.Các loại rau có lá xanh thẫm (rau ngót, rau đay, rau dền, rau
muống, rau khoai lang, kinh giới, xương sông, lá lết, rau thơm, cà rết các
loại quả mầu vàng, da cam (gấc, đu đủ chín, hồng, xoài, mít, dứa ) là thức
ǎn có nhiều b-caroten (tiền vitamin A).
• Vitamin nhóm B:có chứa nhiều trong thức ǎn động vật như thịt, thức ǎn thực
vật như đậu đỗ, cám gạo Vitamin B dễ bị hòa tan trong nước, bị phân huỷ
bởi nhiệt nên bị mất trong quá trình chế biến.
• Vitamin C: rau quả tươi là thức ǎn chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải,
rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm Vitamin C dễ hòa tan
trong nước, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu
nướng. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ǎn
ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C.
.
Từ những điều đã nêu trên em đã lập ra thực đơn mẫu cho một tuần:
6, Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Thông qua việc tích hợp kiến thức liên môn đã đem đến cho ta nhiều ý nghĩa trong
việc học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày:
- Hoàn thiện, bổ sung kiến thức về các môn học.
- Đem đến cho ta cơ hội thực hành những kiến thức đã được học ở lớp.
- Giúp ta giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho các thành viên trong gia đình
- Tạo nên những thực đơn dinh dưỡng cho gia đình, để mỗi bữa ăn trở thành những
kỉ niệm đáng nhớ cho mỗi thành viên trong gia đình mình.
Thanh Trì, ngày 09 tháng 12 năm 2014
Người viết
Tạ Thảo Ngọc – Trần Diệu Quỳnh