Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

giáo án theo chương trình mới chủ đề thế giới động vật dành cho các bé lớp mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.64 KB, 29 trang )

Chủ điểm: Thế giới động vật
Đề tài: Ai không lao động?
Nhóm lớp: Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhớ nội dung câu chuyện, nhớ các nhân vật trong câu chuyện
Rèn luyện Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết chữ số 3, so sánh 2 tập hợp có
cùng số lượng 3.
Rèn luyện kỹ năng xếp tương ứng 1:1.
Trẻ kể được những lời thoại ngắn của nhân vật, hiểu được ý nghĩa câu
chuyện.
Biết hoạt động theo nhóm, chơi cùng bạn, vâng lời cô.
II. Chuẩn bị:
Chuyện tranh hoặc rối: Ba quả táo.
Rổ thẻ hình con sóc,voi, mía, hạt dẻ đủ cho mỗi trẻ và đủ số lượng.
bảng nỉ, tranh hình của cô: sóc, hạt dẻ, voi
các chú sóc có đánh số từ 1 đến 3.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện: Quả táo của ai?
Đàm thoại:
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Bác nông dân nhặt được bao nhiêu quả táo?
Nhà chuột có mấy mẹ con?
Nhà sóc có mấy mẹ con?
Số táo có bằng số chuột không?
Số táo và số sóc như thế nào với nhau?
Mỗi con vật mang mấy quả táo?
Làm thế nào để biết số táo và số chuột bằng nhau?
2. Hoạt động 2: Xem ai tài giỏi?
Cô dán một số thẻ hình con sóc lên bảng, cho trẻ đếm số con sóc
mỗi trẻ lấy trong rổ của mình số con sóc giống trên bảng của cô.
Cô trò chuyện cùng trẻ: con sóc sống ở đâu? Con sóc ăn thức ăn gì?


Cô cho một bạn lên bảng, chọn thức ăn trong rổ cho sóc ăn, mỗi con sóc
ăn một hạt dẻ. (ở dưới các bạn cũng cho sóc ăn hạt dẻ trong rổ của mình,
mỗi con sóc ăn một hạt dẻ)
Trẻ chọn số tương ứng với số sóc và tương ứng với số hạt dẻ.
số tương ứng với số voi và mía.
Lớp: Mầm 5
Giáo viên : Ngọc Hiếu
BÉ CHƠI CÙNG CÁC CON VẬT
 Thích nghe chuyện : “Nòng nọc con tìm mẹ”
 Phát triển óc quan sát, sáng tạo, ngôn ngữ cho trẻ
 Phát triển vận động tin, sự khéo léo của đôi tay qua trò
chơi với bóng
 Thích thú với các trò chơi “Tìm mẹ cho các con vật”
 Hoạt động 1: Cho trẻ xem tranh ảnh về quá trình phát triển của
ếch và trò chuyện về đặc điểm của ếch,nòng nọc…
 Hoạt động 2: Bé chơi cùng các con vật:
 Tổ chức trẻ chơi :”Trời nắng trời mưa” và giới thiệ câu
chuyện cô sắp kể.
 Sử dụng màn hình Power Point để kể cho trẻ nghe câu
chuyện “Nòng nọc tìm mẹ”. Cô vừa kể vừa dụng lại để trẻ
đoán tiếp nội dung câu chuyện. Sau đó đàm thoại về nội
dung câu chuyện:
o Nòng nọc con đi tìm ai?
o Nòng nọc gặp những ai?
o Đặt tên cho câu chuyện là gì?
 Tạo hình huống có tiếng khóc và các trẻ cùng
tìm, cô sử dụng số con rối để trò chuyện và nhờ các bạn
tìm giúp mẹ.
 Mỗi trẻ lấy 1 rổ có các con vật và nhìn trên
màn hình Power Point để kiểm trẵ

 Trẻ chơi với bong bóng và tạo hình các con vật
theo ý thích của trẻ. Dùng các con vật cùng tạo kể chuyện
tiếp theo.
 Hoạt động 3:
 Quan sát hồ cá dưới sân trường
 Tổ chức vận động
o Bật cóc
o Vẽ phấn tự do dưới sân trường
o Kể chuyện tự do
o Chơi với đồ chơi có sẵn dưới sân trường
 Hoạt động 4
 Góc văn học : Sử dụng rối để kể chuyện sáng
tạo
 Góc tạo hình: Trang trí các con vật theo ý thích
(Dán mắt, mũi, miệng…. Cho các con vật)
 Góc toán:
o Tìm bóng con vật.
o Tìm mẹ con vật
 Hoạt động 5: Hát các bài hát trong chủ đề.
Chủ Đề: Những con vật cưng
Đề tài: Câu chuyện của gà tồ
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Cung cấp và rèn luyện kỹ năng so sánh chiều cao hai đối tượng. Nhận
biết sự khác nhau về chiều qua: cao hơn, thấp hơn.
- Củng cố kiến thức của trẻ về hình ảnh con gà.
- Trẻ lắng nghe và hiểu được nội dung câu chuyện.
- Hát đúng lời bài hát và vận động theo nhạc bài hát: đàn gà trong sân
II. Chuẩn bị:
- Truyện rối hoặc truyện tranh nhân vật rời: câu chuyện của gà tồ

- Nhạc bài hát: đàn gà trong sân
- Thẻ hình một số con vật có 2 kích thước cao hơn và thấp hơn.
- Giấy có vẽ
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Câu chuyện của gà tồ
Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc: đàn gà trong sân
Trò chuyện: Trong sân có rất nhiều bạn gà, làm sao để biết bạn nào cao
hơn? Bạn nào thấp hơn? (trẻ trả lời theo suy nghĩ)
Các bạn chú ý lắng nghe xem trong câu chuyện này, làm cách nào để so
chiều cao của mình với mọi người.
Hoạt động 2: Ai cao hơn? Ai thấp hơn?
Cô cho trẻ chơi trò chơi: Gió thổi: Thổi mỗi nhóm 2 bạn.
Cô chọn 1 nhóm lên và trò chuyện với trẻ:
Theo các bạn, 2 bạn này, bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn?
Làm sao để biết ai cao hơn, ai thấp hơn?
Cô xếp hai bạn đứng sát cạnh nhau để so sánh.
Lần lượt cho từng cặp bạn so chiều cao: ai cao hơn đứng sang bên phải, ai
thấp hơn đứng sang bên trái.
Hoạt động 3: Đàn gàn trong sân:
Cô cho mỗi bạn một tờ giấy có vẽ sẵn 2 chú gà đứng cạnh nhau.
Trẻ quan sát và so sánh chiều cao của 2 chú gà.
Chú gà nào cao tô màu đỏ, chú gà nào thấp hơn tô màu vàng.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc
Chủ Đề: Những con vật cưng
Đề tài: Câu chuyện ở góc vườn
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và nhớ nội dung câu chuyện và các nhân vật có trong câu

chuyện.
- Rèn luyện kỹ năng đếm của trẻ.
- Nhận biết đặc điểm của một số con vật: số chân, đẻ con, đẻ trứng, hoạt
động của các con vật thuộc nhóm gia súc và nhóm gia cầm.
II. Chuẩn bị:
- Rối: câu chuyện ở góc vườn.
- Tranh các con vật thuộc nhóm gia súc và gia cầm.
- Quyển allbum, hình ảnh các con vật được cắt từ sách, báo
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Câu chuyện ở góc vườn.
Cô sử dụng rối để kể cho trẻ nghe câu chuyện: “câu chuyện ở góc vườn”
Trò chuyện:
Trong chuyện có những nhân vật nào?
Chị gà mơ và chị vịt làm gì?
Anh trâu, anh bò và anh heo đẻ trứng hay đẻ con? Có ích lợi gì?
Có bao con vật thuộc nhóm gia cầm trong câu chuyện?
Có bao nhiêu con vật thuộc nhóm gia súc trong câu chuyện?
Hoạt động 2: Bé đến thăm nông trại
Trẻ quan sát các bức tranh về hoạt động của các con vật thuộc nhóm gia
cầm và hoạt động của các con vật thuộc nhóm gia súc.
Đếm số con vật có trong mỗi nhóm
Trò chuyện về đặc điểm và hoạt động của các con vật thuộc mỗi nhóm.
Trò chuyện về lợi ích của các con vật.
Hoạt động 3: Quyển sách của bé
Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm 2-3 bạn, mỗi nhóm lấy một quyển
allbum và chọn các hình con vật cùng nhóm với con vật ở bìa để bỏ vào
các trang allbum. Trẻ cũng có thể các thêm các hình ở trong các tờ báo,
tạp chí để bỏ thêm vào.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc

Kết thúc
Chơi tung bóng
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Hát thuộc bài “Chú gà trống gọi” và tập các
động tác thể dục cùng với “Chú gà trống”.
- Biết tung bóng lên cao theo hướng thẳng
trước mặt và bắt bóng bằng hai tay.
- Phát triển cơ tay, cơ chân, rèn sự khéo léo và
sức mạnh của tay và chân khi thực hiện các vận
động, phát triển khả năng định hướng trong
không gian, rèn sự thăng bằng của cơ thể.
- Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn trong vận
động.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với bài hát “Chú gà trống
gọi” ( hát theo nhạc đệm )
- Bóng nhựa nhỏ cho mỗi trẻ , bong bóng
nhiều màu treo trên dây .
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ khởi động theo vòng tròn với bài “
Đàn gà trong sân ” ( nhạc Pháp )
- Sau đó cô hướng dẫn trẻ tập theo cô với các
động tác sau đây:
+ Gà gáy ( 3 – 4 lần ) : đứng thoải mái, chân
ngang vai, tay thả xuôi – Hít vào thật sâu, kết
hợp 2 tay dơ cao ngang vai, 2 bàn tay khum trước
miệng, thở ra làm gà gáy “ Ò ó o o … ” ( ngân
dài )

+ Gà vỗ cánh ( 4 – 5 lần ) : đứng chân song
song, gập khuỷu tay trước ngực, cánh tay giơ cao
ngang vai, hai tay khép vào người làm gà vỗ cánh

+ Gà mổ thóc ( 3 – 4 lần ) : đứng tự nhiên,
tay duổi thẳng . Cúi xuống, tay gõ vào đầu gối
hoặc sàn nhà, vừa tập vừa nói “ Tốc! Tốc! Tốc!
… ”
+ Gà tìm giun ( 3 – 4 lần ) : Đứng 2 chân
ngang bằng vai, tay chống hông. Dậm chân tại
chỗ, vừa dậm chân vừa nói “ Gà bới đất tìm giun

+ Gà bay ( 3 – 4 lần ) : 2 chân đứng tự
nhiên, tay duổi thẳng . Bật tại chỗ kết hợp với tay
dang ngang, vừa tập vừa nói “ Gà bay ”
- Cô nói: “ Gà về chuồng ” và cho trẻ di
chuyển về 2 hàng ngang đối diện nhau …
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu rổ bóng nhựa và cầm quả bóng
“tung lên cao và bắt bóng” cho trẻ quan sát …
- Sau đó vừa làm mẫu lại vài lần nữa, kết hợp
phân tích thao tác vận động:
“ Đứng tự nhiên, 2 chân rộng bằng vai, 2 tay
cầm bóng tung lên cao theo hướng thẳng (mắt nhìn
theo
bóng), khi bóng rơi, cố gắng đón bắt bóng
và bắt bóng bằng hai tay. Chú ý không nhún chân,
không
nhảy lên bắt bóng nhé !”
- Tổ chức cho trẻ luyện tập :

+ cho trẻ đứng theo hàng ngang hay vòng
tròn theo từng nhóm, mỗi trẻ cầm 1 quả bóng nhỏ

+ cô động viên trẻ mạnh dạn tung bóng lên
cao và đón bắt bóng khi bóng rơi xuống
* Hoạt động 3:
- Tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ “Tín hiệu” với
các vòng tròn màu giả làm đèn tín hiệu …
+ Cách chơi : cho trẻ di chuyển nhanh,
chậm theo các tín hiệu vòng tròn cô đưa lên : “
Vòng tròn
màu vàng : đi nhẹ nhàng … Vòng tròn màu
xanh: chạy nhanh … Vòng tròn màu đỏ : đứng
lại … ”
+ Luật chơi : yêu cầu trẻ chú ý thực hiện
đúng theo các tín hiệu vòng tròn cô đưa lên …
- Cô chú ý vận động của trẻ : cho trẻ chạy
nhanh, đi chậm rồi mới dừng lại , tránh không cho
trẻ dừng
lại đột ngột khi đang chạy nhanh, nhắc trẻ
không xô đẩy nhau, không chạy quá nhanh …
Hồi tĩnh : hít thở nhẹ nhàng …
Con gà trống
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Hát thuộc lời bài hát , đúng giai điệu và vận
động minh họa nhịp nhàng theo bài hát “Con
gà trống”
- Rèn kỹ năng phân biệt hình tròn, hình vuông
qua trò chơi , thực hiện đúng hiệu lệnh của trò

chơi .
- Làm quen giấy và bút màu, vẽ kín mặt giấy
bằng những nét chấm phá tự do.
- Phát triển óc quan sát, trí nhớ có chủ định,
ngôn ngữ , óc tưởng tượng thẩm mỹ.
- Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn trong hoạt
động nhận thức.
II. CHUẨN BỊ :
- Máy hát, băng hay đĩa nhạc có bài hát “
Con gà trống ” ( hát theo nhạc đệm )
- Một số hình tròn, hình vuông ( 4 màu cơ
bản ) dán xung quanh tường lớp .
- Giấy vẽ và bút màu cho trẻ .
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cô giới thiệu bài hát “ Con gà trống ” của
Tân Huyền
- Cô hát cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát
theo cô … hỏi lại trẻ tên bài hát , tên nhạc sĩ
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát:
+ Con gà trống được mô tả thế nào
trong bài hát? ( mào đỏ, chân có cựa … )
+ Gà trống gáy thế nào? ( cho trẻ làm
tiếng gà gáy … )
- Cô tổ chức cho trẻ luyện tập :
+ Hát chung vài lần theo cô, sau đó cho
trẻ hát theo nhóm, tổ …
+ Chú ý sửa cao độ, nhịp điệu bài hát …
- Khuyến khích trẻ vận động minh họa theo
bài hát, động viên trẻ tự sáng tạo các động tác

minh họa
phù hợp với lời hát …
* Hoạt động 2:
- TC “ Gà về chuồng ” : cô giới thiệu những
chuồng gà là những hình tròn và hình vuông dán
xung
quanh tường …
- Cách chơi : tập trung trẻ ở giữa phòng, cho
trẻ vừa hát vừa nhún nhảy theo điệu nhạc, khi nghe
hiệu
lệnh thì dừng lại , cô yêu cầu “ Gà về chuồng”
hình gì thì trẻ chạy nhanh về nơi có dán hình ấy …
- Luật chơi : những “ con gà ” phải tìm đúng
chuồng để chạy về …
- Nâng cao yêu cầu chơi : tên hình kèm với
màu sắc …
* Hoạt động 3:
- Trò chuyện về thức ăn của lồi gà, sau đó cho
trẻ vẽ thức ăn cho chú gà trống …
+ Cô vẽ mẫu lên bảng những nét chấm, nét
ngang, dọc, xiên tự do trên bảng cho trẻ quan sát

+ Gọi vài trẻ lên vẽ cùng với cô …
+ Cho trẻ về bàn thực hành trên giấy, động
viên trẻ : vẽ thật nhiều thóc cho gà ăn …
- Cho trẻ đem sản phẩm lên treo bên cạnh hình
chú gà trống …
- Mở nhạc cho trẻ hát và VĐ minh họa theo
nhạc …
Chủ điểm: Thế giới động vật

đề tài: Con cá vàng
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
-Nhận biết và phân biệt sự khác nhau về hình dạng giữa các con vật sống
dưới nước.
- Phát triển khả năng giao tiếp giữa cô và các bạn
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động và quan tâm đến các con vật gần
gũi xung quanh trẻ.
- Trẻ thể hiện cảm xúc theo bài hát: vỗ tay theo nhịp, sử dụng các loại
nhạc cụ khác nhau.
II. Chuẩn bị:
- Đĩa phim về các con vật sống dưới nước
- Đĩa nhạc: Cá vàng bơi.
- Nguyên vật liệu góc tạo hình.
III. Hoạt động:
Hoat động của cô Hoat động của trẻ
1. Hoạt động 1: Nhà thám hiểm nhí
- Cho trẻ xem phim về thế giới động vật.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về đoạn phim vừa
xem.
- Đàm thoại với trẻ về những con vật nào
sống được dưới nước.
- Cho trẻ xem vài con cá sống dưới nước.
- Vừa quan sát cô và trẻ cùng đàm thoại về:
+ Đặc điểm:
+ Hình dạng:
+ Môi trường sống
+ Thức ăn của chúng
- Cho trẻ so sánh sự khác biệt đặc điểm bên
ngoài giữa những con cá.

2. Hoat động 2: Cùng hát lên:
- Cho trẻ nghe bài hát “Cá vàng bơi” và trẻ
đoán tên bài hát.
- Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp (sử dụng nhiều
loại nhạc cụ theo nhóm nhỏ).
- Cho 3 nhóm hát kết hợp vận động.
3. Hoạt động 3: Nhà thiết kế tí hon:
- Cô cho trẻ xem những chiếc vòng. Các con
nghĩ xem với những chiếc vòng này mình sẽ
làm gì?
Trẻ xem phim
Trẻ trả lời theo trí nhớ
của mình sau khi xem.
Trẻ trả lời theo hiểu
biết của mình.
Trẻ quan sát theo sự
hướng dẫn của cô
Trẻ nói lên kinh
nghiệm
Trẻ nghe và đoán tên
bài hát.
Trẻ hát và vận động
theo nhịp bài hát.
Trẻ thực hiện
Các cháu trẻ lời theo
suy nghĩ của mình.
- Cô gợi ý: ở đây cô có những chú cá còn
chưa được trang trí. Vậy cô cháu mình cùng
trang trí cho đẹp để gắn lên các vòng nhé.
- Cô mở nhạc: cho trẻ làm những chú cá: tạo

dáng, các chú cá bơi nhẹ nhàng, vận động
theo nhạc.( Mở nhạc bài: Cá vàng bơi).
Kết thúc: nhận xét giờ học.
Trẻ phụ cô lấy nguyên
vật liệu để cùng trang
trí.
Trẻ vận động tự do theo
bài hát “cá vàng bơi”
Chủ Đề: Những con vật cưng
Đề tài: Con vật bé yêu
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết tên gọi và đặc điểm hình dáng bên ngoài, vận chuyển, hoạt
động và thức ăn của chó và mèo.
- Hiểu được lợi ích của chó và mèo nuôi trong gia đình và những nguy
hiểm mà chó và mèo có thể gây ra cho trẻ.
- Hình thành tình cảm yêu quý những con vật nuôi gần gũi trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, phim chó và mèo trong gia đình.
- Mũ mèo và chó
- Thẻ hình chuột, thẻ hình khúc xương
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Đố bé con gì?
Cho nghe âm thanh (tiếng kêu) của con vật và cho trẻ đoán xem đó là
tiếng kêu của con gì?
Trò chuyện:
Nhà bạn nào có nuôi mèo? Nuôi chó?
Con mèo trông như thế nào?
Ai bắt chước tiếng kêu, dáng đi của con mèo?
Con chó trông như thế nào?

Dáng đi và tiếng sủa của con chó làm sao?
Trò chuyện thêm với trẻ về các hoạt động và lợi ích của con vật.
Hoạt động 2: Thăm nhà bạn cún con và mèo con
Cô và bé cùng đến thăm nhà cún con và mèo con
Cho trẻ quan sát phim, hình ảnh và hoạt động của con chó và con mèo để
củng cố lại nhận biết về con chó và con mèo mà trẻ vừa kể.
Trò chuyện thêm về đặc điểm hoạt động của con chó và con mèo:
Giống nhau:
- Có 4 chân
- Hoạt động ban đêm: mèo bắt chuột, chó canh nhà.v.v
Khác nhau:
- Cho trẻ quan sát và tìm ra các đặc điểm khác nhau của con mèo và con
chó (to hơn, nhỏ hơn.v.v )
Hoạt động 3: Xem ai tài hơn
Chia bé làm 2 nhóm, một nhóm độ mũ mèo con và một nhóm đội mũ cún
con.
Mỗi nhóm đứng trước vạch xuất phát. Khi cô bật nhạc, bạn đứng đầu
hàng sẽ chạy về phía trước chọn một tấm hình (mèo lấy hình chuột, chó
lấy hình khúc xương) chạy vào đường hẹp, qua đường hẹp tới bảng, dán
hình của mình vào đúng ô nhóm mình. Sau đó quay về đứng cuối hàng.
Hết tiếng nhạc, các nhóm dừng lại và kiểm tra kết quả của mình xem
nhóm nào nhặt được nhiều xương và bắt được nhiều chuột hơn
Hát và vận động: gà trống, mèo con và cún con.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc
Chủ Đề: Những con vật cưng
Đề tài: Cún con và mèo con
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ: Miu và Cún
- Phát triển kỹ năng cầm bút, tô màu.
- Rèn trẻ tính tỉ mỉ, cẩn thận và sáng tạo trong các hoạt động
- Hình thành tình cảm yêu quý những con vật nuôi gần gũi trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu: Cún con và mèo con (được vẽ và tô màu các chi tiết xung
quanh, riêng hình cún con và mèo con để trắng không tô màu)
- Tranh cho bé tô màu cún con và mèo con.
- Bút màu để trẻ tô màu. Các nguyên vật liệu mở để trang trí thêm cho
bức tranh.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Khám phá tranh vẽ.
Cô cho trẻ xem tranh và cùng trò chuyện về bức tranh:
- Tranh vẽ gì? Trong tranh có những gì?
- Con có nhận xét gì về Cún con và mèo con trong tranh (đã được tô màu
chưa)
- Con thường thấy bạn mèo và bạn chó có màu gì? ( cô có thể gợi ý thêm
về đặc điểm của chó con và mèo con mà trẻ thường thấy).
- Mình phải làm gì để bức tranh của mình đẹp hơn (tô màu bạn cún và bạn
mèo)
Hoạt động 2: Bé tô màu như thế nào?
Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, giữ giấy và tô màu bạn cún con và bạn
mèo con trong tranh.
Hướng trẻ chú ý quan sát cô tô màu mẫu và hướng dẫn trẻ tô màu không
làm lem ra ngoài.
Gợi ý cho trẻ chọn màu sắc một cách sáng tạo.
Hoạt động 3: Bức tranh của bé.
Mỗi trẻ chọn một bức tranh có sẵn, sau đó sử dụng sáp màu và các
nguyên vật liệu có được để tô màu bạn Cún con và Mèo con, sử dụng các
nguyên vật liệu trang trí để trang trí thêm cho bức tranh đẹp hơn.

Triển lãm tranh tô màu của bé.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc
Đàn gà con
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết đặc điểm của gà mẹ và đàn gà con
nở ra từ trứng do gà mẹ ấp.
- Thuộc bài thơ “Đàn gà con”, cảm nhận được
vẻ đẹp và sự đáng yêu của những chú gà con.
- Phát triển óc quan sát, trí nhớ có chủ định,
ngôn ngữ văn học qua cách đọc thơ diễn cảm.
- Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn trong các
hoạt động.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh họa bài thơ “ Đàn gà con ”
- Những động tác cho TC “ Gà mẹ và gà con
” …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát và cùng vận động theo bài hát “
Đàn gà trong sân ” ( nhạc Pháp )
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Trong bài hát có những con gà nào nhỉ?
+ Gà mẹ còn được gọi là gà gì nữa? … Gà
mái kêu thế nào?
+ Gà con bởi đâu mà có?
- Cô cho trẻ quan sát tranh hay mô hình và khám
phá qua gợi ý của cô:

+ Các bạn nhìn thấy hình ảnh gì trong tranh?
+ Trông gà mẹ thế nào? … Gà mẹ đang làm gì
vậy? … Trứng ở đâu ra?
+ Gà mẹ ấp trứng để làm gì vậy nhỉ?
+ Các bạn có thấy gà con mới nở chưa? …
Trông thế nào nhỉ?
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu bài thơ “ Đàn gà con ” của Nhà
thơ Phạm Hổ
- Cô đọc cho trẻ nghe , khuyến khích trẻ đọc
cùng cô …
- Đàm thoại về nội dung bài thơ :
+ Làm sao mà những qủa trứng nở thành gà
con được nhỉ? ( đọc 6 câu thơ đầu )
+ Những chú gà con trông thế nào? ( đọc
4 câu thơ tiếp theo )
+ Các bạn có thích những chú gà con không?
( đọc 2 câu thơ còn lại )
- Cô cho trẻ luyện tập đọc thơ ( cùng đọc với
cô ) : nhóm, tổ, vài cá nhân khá … chú ý sửa cách
phát
âm, ngắt giọng theo nhịp điệu bài thơ
* Hoạt động 3:
- TC “ Gà mẹ và gà con ”: cho trẻ nói và thực
hiện các động tác cùng với cô …
. Gà mái đẻ trứng: cục ta cục tác
. Gà ấp : 2 tay đưa ra trước, lòng bàn tay
úp xuống.
. Gà ấp : tay vẫn để như cũ nhưng hơi
khuỵu gối.

. Gà ấp : ngồi xuống, tay rụt lại.
. Gà nở : 2 tay khum lại làm mỏ gà,
miệng kêu " chíp, chíp "
. Gà mẹ gọi con : túc túc túc túc
. Gà con tìm mẹ : chíp chíp chíp
. Gà mẹ và gà con : mổ thóc, mổ thóc,
mổ thóc
Đề tài : BÉ VUI CÙNG CÁC CON VẬT SỐNG
TRONG RỪNG
TRƯỜNG MĂNG NON 3 QUẬN 10
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết đặc điểm của 1 số con vật sống trong rừng.
- Phát huy khả năng tư duy: trẻ nghe câu đố đoán là con gì.
- Trẻ nhớ các bài thơ, bài hát về con vật sống trong rừng
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi đọc thơ và hát.
- Trẻ minh họa theo bài thơ, bài hát.
II. CHUẨN BỊ:
- Tiếng kêu các con vật
- Câu đố về các con vật
- Bài hát về động vật
- Kim sa, bút màu, giấy, cát …
III. TIẾN HÀNH :
1. Hoạt động 1 :
- Cô cho trẻ nghe tiếng kêu và đoán tên các con vật, và dùng câu đố
cho trẻ đoán là con vật gì ?
- Cô đàm thoại với trẻ:
+ Đố bé đây là con gì ? Sống ở đâu?
+ Nó thích ăn gì ?
2. Hoạt động 2:
- Bé đoàn được một số con vật : khỉ, hươu, gà trống.Vậy có nhớ bài

hát hay bài thơ nào nói về các con vật sống trong rừng mà mình
đã học.
- Ngoài các bài thơ mà chúng ta vừa đọc , các bé còn nhớ bài hát
nào nhắc đến các con vật sống trong rừng nữa?
3. Hoạt động 3:
- Cho trẻ làm bộ sưu tầm hình về con thú mà trẻ yêu thích
Gấu qua cầu
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ, thể hiện nhịp điệu vui tươi dí
dỏm của từng lời thơ .
- Rèn kỹ năng đếm số lượng, nhận biết số lượng nhiều – ít so với
từng nhóm đối tượng .
- Thực hiện đúng yêu cầu bài tập nhận thức, phân biệt các nhóm đối
tượng cùng loại .
- Phát triển trí nhớ có chủ định, tư duy, ngôn ngữ văn học, khả năng
thẩm mỹ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương nhường nhịn nhau để cùng nhau chơi
vui .
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với bài thơ “Gấu qua cầu” , hình minh họa
chiếc cầu và 2 con gấu bằng …
- Những quả bóng màu bằng bitis hay bìa cứng ( đỏ, vàng, xanh
lá, xanh dương )
- Tập TH & KP và bút màu cho trẻ.
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC “ Lộn cầu vồng ” : cho trẻ kết nhóm 2 trẻ và cùng nắm tay nhau
vận động theo lời của bài đồng dao …
- Cô giới thiệu hình chiếc cầu khỉ trên bảng và gắn 2 hình chú gấu ở

2 đầu cầu , sau đó giới thiệu bài thơ “Gấu qua cầu” của Nhược Thủy,
đọc thơ cho trẻ nghe cùng với hình ảnh minh họa…
- Khuyến khích trẻ đọc theo cô, sửa sai các từ khó …
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Vì sao hai chú Gấu con lại cãi nhau ?
+ Rồi hai chú gấu có qua được cầu không nhỉ ?
+ Các bạn nghĩ gì về lời khuyên của Nhái bén?
GD trẻ khi chơi chung phải biết nhường nhịn nhau để cùng nhau
chơi vui …
- Tổ chức cho trẻ luyện đọc thơ: chung, nhóm, vài cá nhân …
* Hoạt động 2:
- TC “ Tặng bóng cho Gấu con ”: gắn 2 chú Gấu ra 2 phần bảng ,
giới thiệu các quả bóng màu để trên bàn phía dưới bảng …
+ Chia trẻ thành 2 nhóm đều nhau , đứng hàng dọc trước 2 phần
bảng , yêu cầu mỗi nhóm lấy
bóng tặng cho một chú gấu bên phần bảng trước mặt nhóm của mình

+ Cách chơi : 1 nhóm tặng bóng màu đỏ , 1 nhóm tặng bóng
màu vàng . Khi nghe mở nhạc, lần
lượt từng trẻ chạy lên lấy 1 quả bóng gắn trước mặt chú Gấu của nhóm
mình, khi tắt nhạc thì ngưng
hoạt động …
+ Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được tặng cho Gấu 1 quả bóng đúng
màu của nhóm mình .
- Cho trẻ thực hành trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó
cho trẻ cùng cô kiểm tra kết quả
+ Đếm số lượng bóng mà mỗi chú Gấu được tặng …
+ Số bóng màu nào nhiều hơn? … Số bóng màu nào ít hơn?
- Nếu trẻ còn hứng thú thì tiếp tục: cho trẻ đổi bên , tặng bóng màu
xanh lá cây và xanh dương …

* Hoạt động 3:
- Cho trẻ về bàn và thực hành trong tập TH & KP / trang 21 & 28
+ Trang 21: đếm số bóng của mỗi bạn , tô màu hình vuông bên
dưới bạn nào có nhiều bóng hơn
+ Trang 28: nối mẹ với con … đếm số con của mỗi con vật …
khoanh gia đình đông con nhất !
- Cô gợi ý cho trẻ thực hiện, hướng dẫn trẻ các quan sát và nhận xét
theo trực quan của trẻ …
Chủ Đề: Những con vật cưng
Đề tài: Hát về những con vật bé yêu
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát: Gà trống, Mèo con
và Cún con.
- Lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát và thể hiện qua các hoạt động
vận động.
- Rèn luyện khả năng quan sát, nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc: gà trống, mèo con và cún con.
- Nhạc bài hát: Cún con và mèo mi, bài hát một số con vật.
- Thẻ hình một số con vật nuôi trong gia đình.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Hát về những con vật bé yêu
Cô và trẻ cùng đi xem triển lãm tranh
Trò chuyện về nội dung bức tranh: các con vật có trong tranh: gà, chó,
mèo.
Trò chuyện về các con vật, giới thiệu bài hát: gà trống mèo con và cún
con
Cô hát cho trẻ nghe
Cô hát từng đoạn và cho trẻ hát theo.

Cô và trẻ cùng biểu diễn bài hát.
Có thể tổ chức nhiều hình thức hát và biểu diễn khác nhau.
Hoạt động 2: Nào cùng lắng nghe:
Cô hát cho trẻ nghe bài hát: miu và cún.
Cả lớp cùng nghe và vận động theo nhạc bài hát: Miu và cún.
Hoạt động 3: Đố bé con gì?
Cô mở một đoạn nhạc về một con vật, trẻ lắng nghe và chọn thẻ hình về
con vật có trong bài hát.
Mỗi thẻ hình bé chọn đúng để sang bên phải của bé, thẻ hình chọn sai bỏ
lại vào trong rổ.
Cùng đếm xem trẻ có bao nhiêu thẻ hình.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc
Chủ Đề: Những con vật cưng
Đề tài: Những hình dạng ngộ nghĩnh.
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung truyện, nhận biết tên các loại hình dạng
có trong câu chuyện.
- Ôn hình tròn, hình vuông, nhận biết hình tam giác.
- Ôn kỹ năng so sánh to hơn, nhỏ nhơn.
- Hình thành tình cảm yêu quý những con vật nuôi gần gũi trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh rời: Cún con làm họa sĩ.
- Các hình tam giác bằng biti’s.
- Bìa carton có khoét các hình dạng: vuông, tròn, tam giác để trẻ ráp con
mèo.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Truyện kể: Cún con làm họa sĩ

Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Cún con làm họa sĩ (Kể kết hợp ráp các
vật rời trong tranh)
Trò chuyện:
- Về nhân vật có trong câu chuyện.
- Các hình dạng có trong câu chuyện, đặc điểm của các hình dạng.
Giới thiệu với trẻ về hình tam giác.
Hoạt động 2: Bé làm quen với hình tam giác.
Cho trẻ quan sát hình tam giác lớn trên tay cô và cùng đếm xem hình tam
giác có mấy góc, mấy cạnh.
Cho trẻ nhắc lại: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc.
Cho mỗi trẻ cầm một hình tam giác: chỉ cạnh và chỉ góc rồi cùng đếm với
cô.
Mỗi trẻ về góc lớp, tìm các rổ có đựng các thẻ hình.
Trò chơi: Hãy làm giống tôi:
Cô giơ hình nào lên thì trẻ tìm hình giống vậy và cùng đoán xem hình này
có thể làm gì?
Hoạt động 3: Chú mèo đáng yêu.
Mỗi trẻ chọn một tấm bìa carton, sau đó sử dụng các hình trong rổ gắn
vào khoảng trống của tấm bìa.
Trò chuyện: Trẻ đang làm gì? trẻ làm được con gì? gồm những hình gì?
đặc điểm hình, màu sắc .v.v
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc
Kìa! bác gấu đen
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết đặc điểm của gấu: to lớn, dáng đi bệ vệ, bộ lông màu
đen, có 4 chân …
- Nghe và hiểu nội dung chuyện, trả lời đúng các câu hỏi đàm

thoại theo ý nghĩa câu chuyện .
- Thể hiện được giọng nói của các nhân vật qua trò chơi “Bắt
chước giọng nói nhân vật”.
- Phát triển óc quan sát, trí nhớ có chủ định, tư duy, ngôn ngữ văn
học.
- Giáo dục trẻ biết thương yêu giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ :
- Rối tay các nhân vật: Gấu Đen, Thỏ Nâu, Thỏ Trắng
- Cho trẻ làm quen với câu chuyện ( nghe băng )
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC “ Ai to hơn ” : cô cho trẻ quan sát con gấu và con thỏ, nhận
biết con gấu to hơn, con thỏ nhỏ
hơn ( gấu che mất thỏ … )
- Sau đó cô cho trẻ quan sát hình vẽ hay ảnh chụp con gấu trong rừng
:
+ Các bạn nhìn thấy con gấu như thế nào? ( gợi ý cho trẻ mô tả
… )
+ Dáng đi của gấu ra sao? … Gấu có điểm gì đặc biệt?
+ Đố các bạn gấu thích ăn gì? … Gấu lấy mật ong thế nào? ( leo
lên cây … )
+ Gấu sống ở đâu? … Nhà của Gấu thế nào ? ( trong các hang
sâu trong rừng … )
* Hoạt động 2:
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Bác Gấu Đen và hai chú thỏ ” …
- Có thể kể trích đoạn kết hợp với đàm thoại gợi mở tư duy ( dùng
rối tay để minh họa )
+ Cô kể từ đầu cho đến " Gấu Đen buồn rầu bỏ đi "
. Không biết Bác Gấu Đen đi đến đâu để xin trú nhờ đây?
+ Cô kể tiếp cho đến " cùng đi ngủ ".

. Rồi chuyện gì xảy ra nữa nhỉ?
+ Cô kể tiếp đoạn còn lại cho đến hết.
- Đàm thoại cùng trẻ:
+ Bạn Thỏ nào đã cho Bác Gấu trú nhờ ?

×