Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.56 KB, 11 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU.
Quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những quyền
dân sự của công dân. Đó là một trong những quyền cơ bản không thể thiếu của công
dân và đã được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Vậy trong tố tụng dân sự thì
ai sẽ có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?. Qua bài viết chúng tôi
sẽ tìm hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này.
B. NỘI DUNG.
I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP
PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ.
1 – Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Trong tố tụng dân sự, ngoài người đại diện của đương sự còn có người khác
được đương sự nhờ (yêu cầu) tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự. Người này có thể là luật sư hoặc người khác là công dân Việt Nam. Tuy
vậy, Tòa án chỉ chấp nhận người được nhờ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi
có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Người tham gia tố tụng này được gọi là
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố
tụng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định được đương sự yêu cầu tham gia tố
tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
2 – Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của
pháp luật TTDS Việt Nam:
Việc tham gia tố tụng vào vụ việc dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự không những có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự trước tòa án mà còn có ý nghĩa cả đối với việc giải quyết vụ
Nhóm A1 – 2 Lớp QT33A 1
việc dân sự của tòa án. Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đã quy định cụ thể
việc tham gia tố tụng của họ.
Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 quy định về Người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
1 . Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương
sự nhờ và được tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp


pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư:
b) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc
bị kết án nhưng đã được xóa án tích. Không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và quản lý hành
chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp
pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương
sự trong vụ án.
3- Địa vị pháp lý của người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng một
cách độc lập. Như các chủ thể khác, họ cũng có các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Nhóm A1 – 2 Lớp QT33A 2
Theo Điều 64 BLTTDS năm 2005 quy định quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
1. Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố
tụng dân sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia
phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết.
2. Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho tòa án, nghiên cứu
hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án
để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
3. Tham gia việc hòa giải, tham gia phiên tòa hoặc có văn bản bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự.
4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

5. Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của
họ.
6. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm m, q, r khoản 2 Điều 58:
m) Tranh luận tại phiên tòa;
q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của
Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án;
r) Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
3.1 -Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào của quá trình
tố tụng dân sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia
phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết.
Việc tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự từ khi khởi kiện
có ý nghĩa trợ giúp ban đầu đối với đương sự. Việc người bảo vệ quyền và lợi ích cho
Nhóm A1 – 2 Lớp QT33A 3
đương sự được quyền có mặt trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng dân sự
có ý nghĩa quan trọng vì khi đó đương sự sẽ ổn định về mặt tâm lý hơn khi trả lời các
câu hỏi do kiểm sát viên đưa ra. Ngoài ra, với sự am hiểu pháp luật của mình, người
bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự còn có thể giúp đương sự nhìn ra những điểm
sơ hở, thiếu chặt chẽ trong biên bản lời khai giúp đương sự khai lại, giải thích lại đúng
với sự thật của vụ án.
Sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự còn bảo
đảm cho những hoạt động này được tiến hành đầy đủ và tuân thủ theo pháp luật hơn.
Với sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự, những người tiến hành
tố tụng sẽ thận trọng hơn và làm việc đúng pháp luật.
3.2 - Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho tòa án, nghiên
cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ
án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự, người bảo vệ
phải căn cứ vào các chứng cứ, tình tiết có liên quan đến vụ án, các tài liệu thu thập
được từ phía cơ quan điều tra. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những chứng cứ, tài liệu do
cơ quan điều tra thu thập được thì người bảo vệ sẽ không nắm bắt được những tình tiết

có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Vì vậy, pháp luật cho phép người bào chữa
được tự mình thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa nếu không
thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Điều này tạo điều kiện cho người bảo vệ tiếp
xúc với vụ án vừa ở mức độ khái quát hơn, cụ thể chuyên sâu hơn. Người bảo vệ có
thể sử dụng những gì thu thập được để thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo hiệu quả hơn
Thông qua việc đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên
quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự, người bảo vệ sẽ nắm được nội
quy của vụ án, biết chính xác người được bảo vệ bị khởi kiện về vấn đề gì. Từ đó,
người bảo vệ sẽ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, đọc hồ sơ, tài liệu
Nhóm A1 – 2 Lớp QT33A 4
của vụ án còn giúp người bảo vệ có điều kiện phát hiện những sai lầm, thiếu sót, vi
phạm pháp luật trong quá trình điều tra.
3.3 - Tham gia việc hòa giải, tham gia phiên tòa hoặc có văn bản bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự.
3.4 - Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham
gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định của luật TTDS thì một trong những chủ thể có quyền yêu cầu
thay đổi người tiến hành tố tụng khác là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
đương sự. Người bảo vệ nếu xét thấy việc tham gia của người tiến hành tố tụng, người
giám định, người phiên dịch có thể không khách quan vô tư, ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của thân chủ mình, có thể dựa vào những căn cứ luật định để đề nghị
thay đổi những người này.
3.5 - . Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích
của họ.
Người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự được mời hoặc cử tham gia tố tụng
với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy họ có nghĩa vụ
phải trợ giúp cho đương sự về mọi mặt về các vấn đề pháp luật. Những vẫn đề này có
thể là người bảo vệ giải thích cho đương sự về các quyền của mình, quyền và nghĩa vụ
của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện các yêu cầu, nguyện vọng của đương sự

nhằm giúp họ cung cấp thêm những tình tiết có liên quan đến vụ án mà có lợi cho họ.
3.6 - Tranh luận tại phiên tòa
Tại phiên tòa dân sự, việc tham gia hỏi và tranh luận của người bảo vệ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự. Việc
bảo vệ có đem lại kết quả tốt hay không cho thân chủ của mình phụ thuộc nhiều vào
việc hỏi và tranh luận của người bảo vệ tại phiên tòa.. Người bảo vệ có quyền hỏi các
Nhóm A1 – 2 Lớp QT33A 5

×