B. NỘI DUNG.
I, Nhận thức chung về biện pháp tạm giam
1. Khái niệm biện pháp tạm giam
1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng dối
với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường
hợp khẩn cấp hoặc phạm tội bắt quả tang), nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho
xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản
trở điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Để tạo điều kiện cho đấu tranh phòng ngừa tội phạm, Pháp luật TTHS của Nhà nước ta
quy định nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau. Trong số những biện pháp đó có biện pháp
tạm giam
1.2. Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giam (Điều 88 BLTTHS năm 2003).
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về biện pháp tạm giam: theo tác giả Nguyễn Văn
Nguyên trong cuốn “các biện pháp ngăn chặn và nhưng vấn đề nâng cao hiệu quả của
chúng” có đưa ra khái niệm “tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất được áp
dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS quy định hình phạt tù trên một năm và có căn
cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm
tội” chúng ta nhận thấy định nghĩa trên chưa nêu ra được cơ quan có thẩm quyển áp dụng
biện pháp tạm giam và mục đích của tạm giam; còn theo Nguyễn Văn Điệp trong luận án
tiến sĩ luật học năm 2006 về “các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam trong TTHSVN” có nêu
“tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm
ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được
thuận lợi”. Tuy nhận định này đã nêu ra được mục đích nhưng chưa nêu ra được cơ quan có
thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam cũng như nhưng căn cứ áp dụng BPNC tạm giam;
giáo trình trường Đại học luật Hà Nội thì cho rằng “Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong
TTHS do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối vói bị can, bị cáo phạm tội rất
nghiêm trong hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm
tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng
người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm
tội”
Mặc dù mỗi quan điểm mỗi khác nhưng nhìn chung thì chúng ta đều nhận thấy: tạm
giam là biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khác nhất trong số các biện pháp ngăn
chặn. Người bị tạm giam bị cách li khỏi xã hội trong một thời giann nhất định và bị hạn chế
một số quyền cơ bản của công dân.
2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp tạm giam.
2.1. Mục đích của tạm giam.
Ngoài mục đích chung, thống nhất là ngăn chặn không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội
hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở mỗi giai đoạn tố tụng nhất
định, việc áp dụng BPNC tạm giam còn có mục đích riêng nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức
năng tố tụng của cơ quan áp dụng. Ví dụ: việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn
điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ
từ lời khia của bị can vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải mất thời gain triệu
tập nhiều lần, giúp cho quản lý giám sát bị can được chặt chẽ; còn việc tạm giam bị cáo sau
khi tuyên án nhằm đảm bảo cho việc thi hành bản án có hiệu lực pháp luật được thuận tiện.
1
2.2. Ý nghĩa của tạm giam.
Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điêu tra xử lý tội phạm, ngăn chặn nhanh
chóng, làm rõ tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội là một nhiệm vụ quan trọng của
Cơ quan điều tra, VKS, TAND. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, các
cơ quan tiến hành tố tụng được phép áp dụng BPNC, trong đó tạm giam giữ vai trò quan
trọng. Áp dụng BPNC tạm giam sẽ đảm bảo cho sự có mặt của bị can, bị cáo trong hoạt
động tố tụng khi cần thiết, bảo đảm để bản án tuyên có điều kiện thi hành khi có hiệu lực
pháp luật cũng như bảo đảm tính chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng (giữ bí mật
điều tra, không cho bị cáo cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội…)
Thứ hai. việc quy định biện pháp tam giam thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước trong
việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, củng
cố, tăng cường pháp chế XHCN. Biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói
riêng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền tự do cá nhân, người bị áp dụng biện pháp này sẽ bị cách
li khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, bi hạn chế một số quyền công dân: quyền tự do
đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Chính vì thế mà biện pháp tạm giam có tác dụng
ngăn ngừa tội phạm tiêp tục phạm tội, ngăn ngừa hậu quả hoặc gây khó khăn cho quá trình
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Thứ 3, việc quy định BPNC tạm giam tạo cơ sở pháp lý vững chắc, góp phần bảo đảm và
tôn trọng các quyền cơ bản của công dân. Điều 71 Hiến pháp 1992 đã khẳng định “Công
dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê
chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ
người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công
dân.”
Tôn trọng vảo bảo vệ quyền cơ bản của công dân là một nguyên tắc quan trọng trong
không chỉ trong tố tụng hình sự. Vì vậy các cán bộ điều tra, truy tố, xét xử cần đối xử với bị
cáo như một công dân bình thường. BPNC tạm giam không chỉ thể hiện tính cưỡng chế của
Nhà nước mà nó còn là phương tiện hữu hiện để bảo vệ những quyền đó khi nó có nguy cơ
bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại. Tuy hạn chế một số quyền của công dân nhưng nó bảo vệ
lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khác.
Thứ 4, tạm giam thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta. Pháp luật XHCN không cho phéo
bất cứ hành vi nào xâm hại tới quyền và lợi ích chính đáng của công dân dù đó là do ai thực
hiện
3. Đối tượng áp dụng.
Biện pháp tạm giam chỉ áp dụng cho bị can, bị cáo. Những người không phải là bị can, bị
cáo thì không áp dụng biện pháp tạm giam mà cố thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Theo khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003 “Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can,
bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự
quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở
việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.”
- Trường hợp thứ nhất: bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
tội rất nghiêm trọng (theo khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009). Nếu
2
bị can, bị cáo thuộc những trường hợp này thì người có thẩm quyền có thể ra lệnh tạm giam
ngay mà không cần thêm các căn cứ khác.
- Trường hợp thứ hai: bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm
trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó
có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Tội phạm
ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng được quy định ở khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999. Đối
với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy đinh mức phạt tù từ hai năm tù trở
xuống hoặc hình phạt khác không phải là hình phạt tù thì không áp dụng BPNC tạm giam.
Nếu cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp khác như: cấm ra khỏi
nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị khác. Để bảo đảm trong thời hạn bị can,
bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định mức hình phạt
tù trên 2 năm thì để tạm giam họ phải có điều kiện thứ hai đó là căn cứ cho rằng bị can, bị
cáo có thể bỏ trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để các
định được điều này cần dựa vào nhân thân bị can, bị cáo, thái độ của họ sau khi phạm tội
hoặc những vi phạm nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi được áp dụng BPNC khác ít nghiêm
khắc.
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn không được quy định trong luật. Tuy
vậy, thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đã đúc kết những căn cứ chủ yếu cần phải dựa vào
đó để xem xét là: Tình trạng cư trú của bị can, bị cáo (Có nơi cư trú? Thường trú hay tạm
trú? Nếu tạm trú thì dài hạn hay ngắn hạn? Có khai báo với chính quyền hay không? Nơi cư
trú có ở quá xa nơi tiến hành các hoạt động tố tụng hay không?); Tình trạng nghề nghiệp (Có
nghề nghiệp không? Làm việc trong cơ quan, tổ chức hay làm nghề tự do?); Tính chất hành
vi đã thực hiện (cướp, trộm cắp, giết người hay lừa đảo…); Nhân thân (tiền án, tiền sự, hoàn
cảnh gia đình, lịch sử bản thân…); Sự ràng buộc với gia đình, quê quán, cơ sở làm việc; Mối
tương quan về lợi ích giữa việc bỏ trốn với việc chấp nhận bị xử lý trước pháp luật; Những
biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như liên hệ với người thân ở xa, mua vé đi xa…
Khi vận dụng các căn cứ để xét bị can, bị cáo có thể trốn cần lưu ý là không phải
khi nào cũng có thể làm rõ được tất cả các nội dung trên mà tùy thuộc vào từng trường hợp
cụ thể và phải biết căn cứ vào nội dung nào là chủ yếu. Để quyết định việc tạm giam không
nhất thiết phải làm rõ tất cả các nội dung trên, có thể chỉ một nội dung cũng đã đủ để nhận
định là đối tượng sẽ trốn.
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử: cản trở việc
điều tra, truy tố, xét xử được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiêu hủy chứng
cứ, làm giả hiện trường, thông đồng với nhau về những lời khai gian dối, mua chuộc, khống
chế người làm chứng, người bị hại hoặc các hình thức khác. Cản trở việc điều tra, truy tố,
xét xử là trường hợp “gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử” nhưng ở mức độ cao
hơn mang tính đối phó lại việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Việc xác định bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử phải dựa trên
những căn cứ khách quan và phải xuất phát từ yêu cầu của việc điều tra, truy tố, xét xử chứ
không phải sự suy đoán chủ quan tùy tiện.
Theo quy định của BLTTHS thì đối tượng bị áp dụng tạm giam chỉ có thể là bị can, bị
cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc chưa bị Tòa án quyết định đưa vụ án ra
xét xử thì không thể là đối tượng áp dụng của biện pháp tạm giam. Tuy nhiên không phải áp
dụng biện tạm giam theo khoản 2 Điều 88 BLTTHS là “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có
thai hoặc đang nuôi con dưới ba sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà
nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng những biện pháp ngăn chặn khác”. Với
3
việc quy định này nhà nước ta đã thể hiện khá rõ nguyên tắc nhân đạo XHCN, tôn trọng
quyền con người, đảm bảo quyền của bà mẹ và trẻ em. Với điều kiện sinh hoạt trong trại
giam thì không thể đảm bảo những nhu cấu thiết yếu cho phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi
con dưới ba sáu tháng tuổi, người già yếu và người bị bệnh nặng. Hơn nữa trong những
trường hợp này thì bị can, bị cáo đã có nơi cư trú rõ ràng nếu họ không thuộc các trường hợp
đặc biệt kể trên thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng những biện pháp ngăn chặn
khác phù hợp để đảm bảo cho sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan
tiến hành tố tụng. Người gài yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người trên 60 tuổi mà
thường xuyên ốm yếu; người bị bệnh nặng là người bị mặc bệnh hiểm nghèo mà tính mạng
đang bị đe dọa như ung thư, lao, AIDS giai đoạn cuối, bại liệt, bệnh tim mạch nặng hoặc
chưa rõ bệnh gì nhưng ở tình trạng đau ốm triền miên và trầm trọng đến mức tính mạng
đang bị đe dọa mà nơi cư trú rõ ràng. Tuy nhiên nhằm tạo cơ sở pháp lý nhằm áp dụng biện
pháp này rõ ràng, chặt chẽ tránh tùy tiện, khoản 2 Điều 88 BLTTHS đã quy định những
trường hợp đặc biệt này vẫn phải áp dụng biện pháp tạm giam cụ thể là:
“a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc
cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu
không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.
Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên việc áp dụng BPNC tạm giam ngoài việc
có đủ căn cứ nên trên thì còn phải tuân thủ khoản 1 và khoản 2 Điều 303 BLTTHS
“1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn
cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những
trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn
cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những
trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng.”
4. Căn cứ áp dụng BPNC tạm giam
BLTTHS không trực tiếp quy định các căn cứ áp dụng BPNCTG mà chỉ quy định áp
dụng BPNC nói chung. Như điều 79 BLTTHS “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có
căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp
tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà
án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của
Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm
giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm”.
Trong số các căn cứ trên: căn cứ “kịp thời ngăn chặn tội phạm” chỉ áp dụng cho trường
hợp bị bắt quả tang theo khoản 1 Điều 82 hoặc bắt người trong người trong trường hợp khẩn
cấp như ở điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội,
không để tội phạm xảy ra hoặc hoàn thành hay không để người phạm tội kết thúc hành vi
phạm tội của mình, gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Căn cứ này không thể là ăn cứ áp
dụng cho BPNC tạm giam vì đối tượng áp dụng BPNC tạm giam là bị can, bị cáo, hành vi
phạm tội của họ đã được thực hiện trong quá khứ. Như vậy có các căn cứ sau:
- Căn cứ thứ nhất: khi có căn cứ cho rằng bị cán, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Hành vi gây khó khăn cho hoạt động điểu tra, truy tố,
xét xử và thi hành án được thể hiện qua việc sau khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm
4
tội có thể bỏ trốn, tiêu hủy, làm giả hoặc thay đổi chứng cứ, xóa các dấu vết của vụ án, mua
chuộc, dụ dỗ, lừa phỉnh, khống chế người làm chứng, người bị hại… dẫn đến gây khó khăn
cho việc xác định, làm rõ sự thật khác quan vụ án.
Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tội phạm có thể rút ra những căn cứ cần xem xét để
nhận định bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc tiến hành tố tụng thường là:
+ Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện.
Những bị can, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì thường tiến
hành nhiều hoạt động đối phó hoạt động tố tụng.
+ Nhân thân người phạm tội, như loại đối tượng lưu manh, côn đồ thường có hành động
đe dọa, khống chế người làm chứng, người bị hại hoặc thông đồng với đồng bọn về những
lời khai gian dối.
+ Sự ràng buộc với gia đình, cơ quan, tổ chức nghề nghiệp.
+ Tình trạng chứng minh là mức độ làm rõ về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo, đối với
những đối tượng mà hành vi của họ cơ bản đã được làm rõ thì hành vi đối phó hoạt động tố
tụng sẽ hạn chế và ngược lại.
+ Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như tiêu hủy chứng cứ, tiêu thụ tài sản do
phạm tội mà có…
Khi xem xét các tình tiết trên phải phân tích tổng hợp để tránh suy đoán chủ quan và
không nhầm hiện tượng với bản chất.
- Căn cứ thứ hai: khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội
Để nhận định bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội phải dựa vào nhiều tình tiết và xem xét
đánh giá một cách tổng hợp. Những tình tiết đó thường là: Tính chất của tội phạm mà bị can,
bị cáo đã thực hiện; Nhân thân của bị can, bị cáo; Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo
như đe dọa, khống chế, mua chuộc người làm chứng, người bị hại, sử dụng thời gian bất
minh, đi lại gặp gỡ bọn tội phạm.
Về các yếu tố phản ánh vế nhân thân của bị can, bị cáo như: là những phần tử xấu, tái
phạm, tái phạm nguy hiểm, là những tội phạm có tính chất chuyên nghiệp … căn cứ này còn
được thể hiện qua hành vi của bị can, bị cáo như đe dọa trả thù người làm chứng, người bị
hại, và sự đe dọa đó có khả năng trở thành hiện thực.
- Căn cứ 3: để bảo đảm thi hành án
Công tác thi hành án thực sự là vấn đề quan trọng. Khi cần đảm bảo thi hành án, tùy theo
tính chất của từng vụ án và nhân thân người bị kết án, Tòa án có thể áp dụng BPNC thích
hợp, trong đó có BPNC tạm giam để đảm bảo cho việc thi hành án.
5. Thẩm quyền ra lệnh tạm giam.
Theo khoản 3 Điều 88 “Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều
80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê
chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề
nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra
quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ
cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn”. Theo Điều 5 Thông tư liên
tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa cơ
quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003
quy định về việc phê chuẩn lệnh tạm giam trong trường hợp người đang bị tạm giữ bị
khởi tố bị can (Khoản 3 Điều 88)
5
“5.1. Để đảm bảo trong thời gian Viện kiểm sát xét phê chuẩn lệnh tạm giam đối với
người đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can vẫn còn trong thời hạn tạm giữ thì chậm nhất 12 giờ
trước khi hết thời hạn tạm giữ hoặc gia hạn tạm giữ, Cơ quan điều tra phải giao hồ sơ đề
nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam bị can cho
Viện kiểm sát cùng cấp. Khi hồ sơ đã chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Khi hồ sơ đã
chuyển cho Viện kiểm sát để xét phê chuẩn, nếu có tài liệu bổ sung thì cơ quan điều tra phải
chuyển ngay cho Viện kiểm sát để kịp thời phục vụ cho việc xét phê chuẩn.
Trường hợp này, việc xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can được tiến hành cùng với
việc xét phê chuẩn lệnh tạm giam bị can. Nếu chưa đủ căn cứ khởi tố bị can, nhưng có căn
cứ gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra gia quyết định gia hạn tạm
giữ và gửi ngay cho Viện kiểm sát phê chuẩn. Trong thời hạn gia hạn tạm giữ đó, Cơ quan
điều tra phải khẩn trương thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ và chuyển ngay cho Viện
kiểm sát để xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.
Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và
yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Trường hợp có gia hạn tạm
giữ, nếu không phê chuẩn thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can
và ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ.
Nếu thấy việc khởi tố bị can là có căn cứ, nhưng không cần thiết phải tạm giam bị can
thì Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và ra quyết định không
phê chuẩn lệnh tạm giam; nếu xét cần thì yêu cầu Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp ngăn
chặn khác đối với bị can.
5.2. Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và phê chuẩn lệnh tạm giam
trong trường hợp người đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can, gồm các tài liệu sau đây:
a) Công văn đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và đề nghị phê chuẩn lệnh
tạm giam bị can;
b) Quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ (nếu có); lệnh tạm giữ bị can;
……….
h) Bản kê tên các tài liệu trong hồ sơ và từng trang tài liệu được đóng dấu bút lục của
Cơ quan điều tra.”
Như vậy thẩm quyền ra lệnh tạm giam có thể do nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào
giai đoạn tiến hành tố tụng. VKS là cơ quan kiểm sát các hoạt động tư pháp sẽ kiểm tra,
giám sát hoạt động này, đặc biệt đối với lệnh tam giam của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ
quan điều tra các cấp phải được VKS cùng phê chuẩn trước khi thi hành. Thời hạn mà VKS
phải xem xét để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh tạm giam cử cơ quan
điều tra là ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ tài
liệu liên quan tới việc tạm giam.VKS phải hoàn trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau
khi kết thúc việc xét phê chuẩn dù có phê chuẩn hay không.
6. Thủ tục tạm giam
Với tính chất là biện pháp nghiêm khắc nên cần phải tuân theo những trình tự thủ tục
chặt chẽ. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì việc áp dụng biệp pháp tạm giam phải
có lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam phải ghi rõ ngày tháng; họ tên, chức vụ của người ra lệnh;
họ tên, điạ chỉ của người bị áo dụng BPNC tạm giam; lý do tạm giam, thời hạn tạm giam và
giao cho người bị tạm giam một bản. Bên cạnh đó khi tiến hành tạm giam một người thì cần
đảm bảo các thủ tục liên quan như: thực hiện trông nom người thân thích, bảo quản tài sản
của người bị tạm giam. Sau khi có lệnh tạm giam, cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra
căn cước của người bị tam giam nhằm xác định đúng đối tượng cần tạm giam nhằm tránh
6