Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.35 KB, 32 trang )

Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
MỞ ĐẦU
Lý do nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng bước phát triển, nhiều lĩnh vực kinh tế
được đẩy mạnh, đời sống nhân dân cũng ngày càng được nâng cao. Trong quá trình phát
triển đó, bảo hiểm ngày càng chứng minh được vai trò tích cực của mình đối với hoạt
động sản xuất – kinh doanh nói riêng cũng như với cuộc sống nói chung. Đồng thời, bảo
hiểm cũng đã trở thành một ngành kinh doanh giàu tiềm năng phát triển, thu hút nhiều lao
động.
Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, cũng là
lúc ngành bảo hiểm thương mại nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng đối mặt với
nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy, rất cần thiết phải có những đổi mới toàn diện, tạo nên
bước phát triển đột phá trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ.
Xuất phát từ thực tế trên cho thấy Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ ở Việt Nam là rất cần thiết, nhằm nhận định đúng tình hình và có những giải
pháp xây dựng và quản lý phù hợp.
Mục tiêu nghiên cứu
✓ Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm phi nhân thọ
✓ Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt
Nam.
✓ Đề xuất những phương án, giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ ở Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ
pg.1
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
pg.2


Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO
HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ
Cho đến nay, chưa có một khái niệm riêng nào cho bảo hiểm phi nhân thọ (PNT).
Song có thể hiểu khái niệm về bảo hiểm PNT chính là khái niệm bảo hiểm thương mại,
bởi lẽ nguyên tắc hoạt động, đối tượng và lĩnh vực hoạt động của bảo hiểm thương mại
cũng chính là những nguyên tắc, đối tượng và lĩnh vực hoạt động của bảo hiểm PNT.
Bảo hiểm thương mại hay hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện bởi các
tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại
chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở
người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm
bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng.
Bảo hiểm thương mại hoạt động trên hai lĩnh vực: phi nhân thọ và nhân thọ. Có
thể thấy rõ mối quan hệ giữa bảo hiểm thương mại và bảo hiểm PNT qua sơ đồ sau:
pg.3
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
1.1.2. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ
Nếu căn cứ theo đối tượng, bảo hiểm PNT có ba loại: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người PNT
➢ Bảo hiểm tài sản : là loại bảo hiểm có đối tượng là tài sản (có thể là hữu
hình hoặc vô hình). Những tài sản hữu hình tồn tại dưới hình thể vật chất (nhà cửa,
phương tiện vận chuyển, đường xá, cầu cống bến cảng, cây trồng vật nuôi …) và tài sản
vô hình là phát minh, sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa …
Hiện nay, ở Việt Nam có những nghiệp vụ bảo hiểm tài sản cơ bản sau:
✓ Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội
địa.
✓ Bảo hiểm thân tàu (tàu biển, tàu hoạt động nội thủy, sông hồ, thuyền đánh

cá)
✓ Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
✓ Bảo hiểm thân máy bay
✓ Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng; Bảo hiểm lắp đặt
✓ Bảo hiểm tài sản trong vận chuyển dầu, thăm dò khai thác dầu khí
✓ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
✓ Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi)
✓ Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
pg.4
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
✓ Một số nghiệp vụ khác: bảo hiểm tiền trong két, nhà tư nhân, trộm cắp, tín
dụng …
Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm tài sản: Người được bảo hiểm có thể là chủ sở hữu,
hoặc người được giao quyền chiếm hữu sử dụng, người thừa kế. Bảo hiểm tài sản có thể
nhận bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản, không bảo hiểm lớn hơn giá trị tài
sản đó. Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường không thể lớn hơn thiệt hại của tài sản
đó trong một sự cố bảo hiểm.
➢ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) :
TNDS là một loại trách nhiệm pháp lý, nó phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Nhìn chung, TNDS là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Một số nghiệp vụ bảo hiểm
TNDS cơ bản:
✓ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách
trên xe
✓ Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
✓ Bảo hiểm TNDS của chủ tàu biển
✓ Bảo hiểm TNDS của chủ hãng hàng không
✓ Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
✓ Bảo hiểm TNDS của chủ thầu đối với người thứ ba trong xây lắp
Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm TNDS: Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm TNDS
mang tính trừu tượng – khi thiết lập hợp đồng thì đối tượng bảo hiểm chưa xuất hiện. Nó

chỉ biểu hiện cụ thể khi có sự cố xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Phương thức
bồi thường có thể là có giới hạn (được ấn định trong hợp đồng), hoặc không giới hạn
(không ấn định trước mà bồi thường theo phát sinh trách nhiệm).
➢ Bảo hiểm con người phi nhân thọ : là loại bảo hiểm có mục đích thanh
toán những khoản trợ cấp hoặc số tiền ấn định cho người được bảo hiểm hoặc người
được thụ hưởng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản
pg.5
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
thân người được bảo hiểm hiểm. Những rủi ro trong bảo hiểm con người PNT là tai nạn,
bệnh tật, ốm đau, tử vong.
Một số loại hình bảo hiểm con người ở Việt Nam hiện nay:
✓ Bảo hiểm tai nạn con người
✓ Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật
✓ Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
✓ Bảo hiểm toàn diện học sinh
✓ Bảo hiểm tai nạn hành khách
✓ Bảo hiểm tai nạn thuyền viên
✓ Bảo hiểm khách du lịch, …
Đặc trưng của bảo hiểm con người PNT: Đối tượng của bảo hiểm con người PNT
là tính mạng, sức khỏe – đây là một phạm trù không thể xác định được giá trị. Số tiền bảo
hiểm được ấn định trước trên hợp đồng bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm, các khoản
tiền bảo hiểm được thanh toán mang tính chất khoán chứ không phải là bồi thường thiệt
hại.
Nếu căn cứ theo hình thức tham gia, bảo hiểm nhân thọ có hai loại: bảo hiểm bắt
buộc và bảo hiểm tự nguyện.
Phần lớn các sản phẩm bảo hiểm PNT là bảo hiểm tự nguyện. Việc tham gia bảo
hiểm hay không phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Các
doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng được hay không cũng tùy thuộc vào khả năng tài chính,
trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của doanh nghiệp đó.
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm các sản phẩm bảo hiểm mà pháp luật quy định các tổ

chức cá nhân phải tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm phải phục vụ theo
một số điều khoản, mức phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Hiện nay, ở Việt Nam có một số loại bảo hiểm bắt buộc như: bảo hiểm TNDS của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
pg.6
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
đối với hoạt động tư vấn pháp luật, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm, một số loại bảo hiểm cháy nổ.
1.1.3. Đặc điểm bảo hiểm phi nhân thọ
Có thể kể ra một số đặc điểm của bảo hiểm PNT như:
✓ Quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm PNT là quá trình tạo lập, quản lý
và sử dụng quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
✓ Bảo hiểm PNT chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro có thể xảy ra và gây
thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe, … mà không có tính chất tiết kiệm như bảo
hiểm nhân thọ. Điều đó có nghĩa chỉ khi các rủi ro được bảo hiểm gây thiệt hại cho người
được bảo hiểm thì mới được bồi thường. Khi hết thời hạn bảo hiểm mà không có rủi ro
xảy ra thì người được bảo hiểm hết quyền lợi và đương nhiên sẽ không được trả lại số phí
bảo hiểm đã đóng.
✓ Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm PNT thường là 01 năm hoặc ngắn hơn
(ngoại trừ một số hợp đồng trong bảo hiểm xây dựng lắp đặt có thời hạn theo thời gian
xây dựng công trình). Thậm chí có những hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực vài tháng
(ví dụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu), vài ngày (bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, bảo
hiểm du lịch), hoặc chỉ vài giờ (bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm di lịch).
✓ Bảo nhiểm con người PNT áp dụng kỹ thuật phân chia trong quản lý quỹ tài
chính bảo hiểm.
1.2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
1.2.1. Đặc điểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
✓ Thị trường bảo hiểm PNT ra đời muộn hơn so với các thị trường khác, bởi
lẽ nhu cầu bảo hiểm chỉ phát sinh khi có một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Khi
kinh tế - xã hội phát triển đến một mức độ nhất định, thu nhập và đời sống được cải thiện,

môi trường pháp lý đã ổn định, các loại thị trường khác như thị trường hàng hóa tiền tệ,
thị trường vốn, thị trường sức lao động, … đã hình thành, thì mới phát sinh nhu cầu bảo
hiểm, và từ đó hình thành nên thị trường.
✓ Thị trường bảo hiểm PNT có phạm vi hoạt động rất rộng lớn và trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi vì đối tượng của bảo hiểm PNT rất đa dạng, phong phú.
pg.7
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
✓ Thị trường bảo hiểm PNT là một thị trường mang tính đặc thù, đây là một
loại dịch vụ đặc biệt, đó là dịch vụ “an toàn”, vì thế ngoài ý nghĩa kinh tế, nó còn có ý
nghĩa xã hội và nhân văn.
1.2.2. Cơ chế hoạt động của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
1.2.2.1. Các chủ thể tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Thị trường bảo hiểm PNT bao gồm các chủ thể sau:
✓ Người mua (khách hàng): là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu
cầu mua bảo hiểm cho tài sản, tính mạng, sức khỏe hay TNDS trước pháp luật.
✓ Người bán: là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm PNT.
✓ Các tổ chức trung gian: là cầu nối giữa người mua và người bán. Có thể là
công ty môi giới bảo hiểm, hoặc đại lý bảo hiểm PNT. Họ được các doanh nghiệp bảo
hiểm ủy quyền phân phối cá c sản phẩm bảo hiểm và một số hoạt động khác.
1.2.2.2. Cung cầuvà giá cả của thị trường bảo hiểm PNT
● Cung cầu:
Cầu của thị trường bảo hiểm PNT là tổng lượng các nhu cầu về sản phẩm bảo
hiểm PNT đã và sẽ được chấp nhận mua bởi một số khách hàng xác định.
Cung của thị trường bảo hiểm PNT là tổng lượng các hợp đồng bảo hiểm PNT mà
các doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng ra thị trường để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng. Chỉ khi
cung và cầu sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhau thì hợp đồng bảo hiểm mới có thể
được ký kết.
Trong thị trường bảo hiểm PNT cung cầu luôn luôn biến động. Cung bảo hiểm
PNT hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng. Trong khi nhu cầu về bảo hiểm phụ
thuộc rất nhiều yếu tố như: nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ dân trí, thói

quen mua bảo hiểm, …
● Giá cả
Trong thị trường bảo hiểm PNT, giá cả (phí bảo hiểm) phụ thuộc vào nhiều yếu tố
và có thể thay đổi theo thời gian.
pg.8
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Trước hết, giá cả phụ thuộc vào quy luật cung cầu, cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào mức phí chuẩn để bù đắp cho chi trả bồi thường và chi
phí liên quan khác. Mức phí chuẩn này được tính toán theo quy luật số lớn nên nó phụ
thuộc vào lượng khách hàng tiềm năng và xác suất rủi ro trong từng thời kỳ.
Giá bảo hiểm có thể thay đổi theo thời gian vì xác suất rủi ro và mức độ thiệt hại
có thể thay đổi theo thời gian. Mặt khác, trình độ, phương thức quản lý, hiệu quả đầu tư
của các doanh nghiệp bảo hiểm ở mỗi thời kỳ khác nhau cũng có thể ảnh hưởng tới giá
bảo hiểm.
1.2.2.3. Cơ chế điều tiết thị trường
Sự tác động giữa cung và cầu trong thị trường tạo nên giá cả cân bằng (gọi là mức
phí cơ bản). Tương quan cung cầu điều chỉnh giá cả thị trường. Sự biến đổi tương quan
giữa khả năng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và nhu cầu mua bảo hiểm dẫn đến sự lên
xuống của giá cả (hay phí bảo hiểm). Ngoài ra, phí bảo hiểm còn bị ảnh hưởng bởi các
chính sách của Nhà nước như: chính sách đầu tư, tỷ giá, lãi suất, chính sách thuế, …
Thị trường bảo hiểm PNT cũng chịu sự chi phối bởi quy luật cạnh tranh. Cạnh
tranh trong thị trường bảo hiểm PNT là cạnh tranh giữa các chủ thể với nhau (các doanh
nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới, đại lý bảo hiểm) nhằm chiếm lĩnh thị trường, nâng
cao thị phần. Do sản phẩm bảo hiểm là dễ bắt chước và không được bảo hộ bản quyền,
nên trong cạnh tranh, ngoài việc tuyên truyền quảng bá, đầu tư công nghệ, … thì còn một
hình thức nữa là giảm giá (phí bảo hiểm), mở rộng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng.
Cùng với cạnh tranh là sự liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Sự liên kết
dẫn đến việc đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm được suôn sẻ và là điều kiện để giảm phí bảo
hiểm. Trong một môi trường cạnh tranh càng gay gắt, các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ
càng phải liên kết nhau lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu

phát triển, thúc đẩy thị trường.
pg.9
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Quy luật “số đông bù số ít” là quy luật đặc thù của thị trường bảo hiểm PNT. Quy
luật này mang tính tương trợ, cùng nhau san sẻ rủi ro của những người tham gia bảo
hiểm. Bởi lẽ, bảo hiểm PNT là một hệ thống qua đó một số người đồng ý góp vào một
quỹ chung (với số phí tương đối nhỏ), được dùng để chia sẻ các chi phí tổn thất (có thể
rất lớn) của số ít người gặp rủi ro. Đây cũng chính là biểu hiện của quy luật “phân tán rủi
ro”.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
✓ Môi trường pháp lý: hệ thống chính sách, pháp luật tạo ra môi trường, điều
kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Nó đảm bảo cho các doanh nghiệp bảo hiểm được
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng
✓ Môi trường kinh tế - xã hội: Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được
nâng cao, nhu cầu cần được bảo vệ càng trở nên quan trọng. Bên cạnh đó, văn hóa cũng
là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng
✓ Số lượng, loại hình các doanh nghiệp bảo hiểm: các kênh phân phối sản
phẩm, sự đa dạng phong phú của các sản phẩm bảo hiểm PNT quyết định quy mô thị
trường. Mặt khác, sự đa dạng phong phú của các sản phẩm PNT mới có thể đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng khách hàng, có như vậy thì thị trường bảo hiểm
PNT mới phát triển được.
✓ Năng lực và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm: Quy
mô vốn, trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn, phạm vi,
phương thức hoạt động, các chính sách khách hàng, chiến lược kinh doanh, … của các
doanh nghiệp bảo hiểm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thị trường bảo hiểm PNT.
✓ Trình độ dân trí, sự hiểu biết về bảo hiểm PNT và thói quen mua bảo hiểm
là một nhân tố xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường bảo hiểm PNT.
✓ Sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế là một nhân tố tích cực ảnh hưởng
đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm PNT. Mở cửa, hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội để
các doanh nghiệp bảo hiểm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trên thế giới; đồng thời cũng

pg.10
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm PNT trong nước. Tuy nhiên, hội nhập
kinh tế quốc tế cũng tạo ra thách thức, cạnh tranh cho sự phát triển thị trường bảo hiểm
PNT trong nước.
pg.11
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Chương 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt
Nam
Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với thế giới. Hoạt
động bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam đã có ít nhiều từ thời kỳ Pháp thuộc và ở miền
Nam chế độ cũ.
2.1.1. Giai đoạn 1964-1974
Từ năm 1965 đến 1975: Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, Nhà
nước Việt Nam non trẻ cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các tổ chức kinh tế, yêu
cầu quản lý mới đòi hỏi cấp thiết phải có cơ chế tài chính và cơ chế đảm bảo an toàn tài
sản cho nền kinh tế. Vì vậy, năm 1963 Bộ Tài Chính đã nghiên cứu và trình Chính phủ
thành lập công ty bảo hiểm Việt Nam với sự cộng tác của công ty bảo hiểm nhân dân
Trung Hoa.
Ngày 17/12/1964 bằng Quyết định số 179/CP của hội đồng Chính phủ, theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, công ty bảo hiểm Việt Nam, tên giao dịch là Bảo Việt
được thành lập và chính thức khai trương hoạt động ngày 15/01/1965 với số vốn điều lệ
là 10 triệu đồng Việt Nam (tương đương 2 triệu USD vào thời điểm đó), dưới sự quản lý
trực tiếp của Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Bảo Việt mới chỉ triển khai mảng bảo
hiểm phi nhân thọ, mà chưa triển khai bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, BảoViệt cũng đã
chú trọng đến việc mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo hiểm, đặc biệt là nghiệp vụ
bảo hiểm con người, làm tiền đề cho việc triển khai bảo hiểm nhân thọ về sau.
pg.12

Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Ở miền Nam, vào những năm 1970, đã có một công ty bảo hiểm nhân thọ ra đời
có tên là công ty bảo hiểm nhân thọ Hưng Việt. Công ty bảo hiểm này triển khai được
một số sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm nhân thọ trọn đời, bảo hiểm tử kỳ thời hạn 5
năm, 10 năm, 20 năm. Nhưng công ty mới ở giai đoạn đầu triển khai nên chưa có kết quả
rõ nét.
2.1.2. Giai đoạn 1975- 1993
Ngày 17/1/1976, Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời
Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra quyết định số 21/QĐ-BKT thành lập công ty bảo hiểm,
tái bảo hiểm Việt Nam (viết tắt là BAVINA), thuộc Tổng nha tài chính Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
Ngày 1/3/1977, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định số 61/TCQĐ/TCCB về việc
sát nhập BAVINA thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, kể
từ đây, Bảo Việt chính thức có mạng lưới hoạt động tại các tỉnh miền Nam. Ngày
29/4/1978, Bảo Việt mở thêm chi nhánh ở Vũng Tàu nhằm nắm bắt cơ hội bảo hiểm
trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Kết quả, năm 1979, doanh thu phí bảo hiểm
từ lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí là 2.1 triệu USD trên tổng mức trách nhiệm đảm
nhận là 365,406,654 USD, bằng ½ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 khóa VI, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp
mới, trong đó ghi nhận tầm quan trọng của hoạt động bảo hiểm.
Năm 1981, Bảo Việt thí điểm lần đầu tiên bảo hiểm cây lúa ở tỉnh Hà Nam Ninh
cũ. Năm 1986 triển khai bảo hiểm nông nghiệp lần 2 và 11 năm sau đó triển khai lần 3.
Đến nay, bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa được triển khai trên diện rộng ở Việt Nam.
Năm 1986, những kinh nghiệm đầu tiên về bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh và
những quy tắc đầu tiên về bảo hiểm tai nạn lao động được khởi thảo, được rút kinh
nghiệm từ đợt thí điểm tại chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo.
pg.13
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Ngày 10/3/1988, Nghị định số 30/HĐBT về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ xe cơ giới dưới hình thức bắt buộc được ban hành.Bảo Việt đã cộng tác với các cấp,

các ngành đặc biệt là ngành Giao thông và Công an nên chỉ trong một thời gian ngắn
nghiệp vụ này đã được triển khai rộng và đem lại doanh thu lớn cho Bảo Việt.
Ngày 17/12/1989, Bộ Tài chính ban hành quyết định số 27/TCQĐ chuyển công ty
bảo hiểm Việt Nam thành tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, nâng cấp các chi nhánh ở các
tỉnh, thành phố thành các công ty thành viên trực thuộc. Trong thời gian này, các khó
khăn của nền kinh tế đã từng bước được tháo gỡ, lạm phát được khống chế, đời sống
nhân dân ổn định tạo nhu cầu tham gia bảo hiểm. Để đáp ứng nhu cầu mới, ngày
18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP cho phép thành lập các công ty
bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác, chấm dứt sự độc quyền của Bảo Việt trên thị
trường, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam.
2.1.3. Giai đoạn từ 1994 -2000
Sự ra đời của Nghị định 100/CP năm 1993 đã tạo cơ sở pháp lý cho hàng loạt các
công ty bảo hiểm trong nước ra đời như Bảo Minh, PJICO, Bảo Long trong năm 1994.
Đến 1996, thị trường bảo hiểm Việt Nam chính thức có sự tham gia của các công ty bảo
hiểm có vốn đầu tư nước ngoài như VIA, UIC. Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày
càng trở nên gay gắt hơn.
Sau khi ban hành Nghị định 100/CP tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho sự hình thành
và phát triển của thị trường bảo hiểm, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc duy trì thị
trường phát triển ổn định và bền vững, Bộ tài chính đã có nhiều nỗ lực để tiếp tục hoàn
thiện môi trường pháp lý về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Ngày 9/12/2000 Luật
kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua.
2.1.4. Giai đoạn 2000- 2005
pg.14
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Trên cơ sở luật kinh doanh bảo hiểm, ngày 1/8/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị
định 43/2001/NĐ-CP quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và
ngày 28/8/2001 Bộ Tài chính ban hành thông tư 72/2001/TT-BTC về hướng dẫn thực
hiện Nghị định 43/2001/NĐ-CP.
Một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thị trường bảo
hiểm ở Việt Nam phải kể đến đó là năm 2003 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết

định số 175/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt “chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm
Việt Nam từ 2003- 2010” với các mục tiêu: “ Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an
toàn lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư’’.
Tính đến hết năm 2005, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 16 doanh nghiệp
bảo hiểm PNT, trong đó có 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, 6 doanh nghiệp bảo hiểm
cổ phần, 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và 5 doanh nghiệp liên doanh. Năm 2005,
thị trường bảo hiểm phi nhân thọ phát triển ổn định, doanh thu đạt 5,678 tỷ VNĐ tăng
18.5% ( Trong đó doanh thu phí bảo hiểm là 5,535 tỷ đồng – tăng 16.1 %, và doanh thu
từ hoạt động đầu tư là 143 tỷ đồng). Tổng số vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm
PNT là 3,590 tỷ VNĐ, tổng tài sản 6,904 tỷ VNĐ, tổng đầu tư vào nền kinh tế là 4,496 tỷ
VNĐ, tổng số nhân viên là 6,714 người và tổng số đại lý bảo hiểm PNT là 36,760 người.
2.1.5. Giai đoạn 2006-2010
Đây là giai đoạn mà thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tiếp tục có những
bước phát triển không chỉ về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế cùng xu hướng hội nhập quốc tế là nguồn gốc quan trọng thúc đẩy thị trường bảo
hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Bên cạnh đó các quy định
pháp lý cũng liên tục được điều chỉnh bổ sung để đáp ứng với những thay đổi, phát triển
của thị trường bảo hiểm.
Từ 2006-2010 số lượng doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng từ 16 doanh nghiệp lên
con số 29 công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Trong đó nhóm doanh nghiệp có sự gia
pg.15
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
tăng nhanh về thị phần đều là những doanh nghiệp bảo hiểm thuộc Tập đoàn, Tổng công
ty nhà nước.
2005 2006 2007 2008 2009 2010 Q1/201
1
Bảo
Việt
38,6% 34,9% 31,1% 30,5% 26,9% 24,6% 22,7%
PVI 13% 18,3% 19,7% 18,6% 20,3% 20,6% 23,9%

Bảo
Minh
21,5% 21,8% 19,3% 17,3% 13,4 11,4% 14,2%
PJIC
O
13% 10,5% 10,5% 9,8% 9,5% 9,3% 8,1%
PTI 4,8% 3,6% 3,6% 4,1% 3,4% 4% 4%
Khác 9,1% 10,9% 15,8% 19,7 26,5% 30,1% 27,1%
Bảng thị phần bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2005-2010
Tính đến giai đoạn 2006-2010, thì thị trường bảo hiểm mới chỉ dừng ở quy mô
khiêm tốn 1,6% GDP trong khi ngay tại các quốc gia trong khu vực thì tỷ lệ này ở
ngưỡng 2-3% GDP. Theo đó là nhận thức về mua bảo hiểm của người dân cũng tăng lên,
có sự hiểu biết nhiều hơn nên các doanh nghiệp bảo hiểm càng có nhiều cơ hội phát triển.
Theo đánh giá của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, chính sự ra đời của các công ty bảo
hiểm mới này đã giúp cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cạnh tranh lành mạnh
hơn. Đặc biệt từ năm 2010, tình hình cạnh tranh có xu thế hạ nhiệt hơn, đã có 50% số
lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lãi về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
pg.16
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng đến hiệu quả hơn là tăng trưởng doanh thu
bằng mọi giá.
Bên cạnh đó là những quy định của pháp luật về phải mua bảo hiểm cho phương
tiện vận tải, cơ giới mới được cấp phép lưu hành hoạt động. Với bảo hiểm xe cơ giới,
phương tiện vận tải thì PJICO là tên tuổi có nhiều lợi thế khi mà cây xăng của Tổng công
ty xăng dầu Petrolimex phủ khắp cả nước. Nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch phát triển
mạng lưới bán lẻ để mở rộng thị phần như BMI, PVI, Bảo hiểm Hàng không để tham
gia thị trường hấp dẫn này.
2.1.6. Giai đoạn 2010-2014
Cùng với sự suy giảm của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã có 4 năm
giảm tốc. Nếu như 2010, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm toàn khối đạt 24,9% thì

năm 2011 còn 17,5% và năm 2012 là 10,3%; 2013 xuống mức 7% (theo báo cáo của
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam). Báo cáo tổng quan về tình hình kinh doanh 3 tháng đầu
năm 2014 của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cập nhật cho thấy, doanh thu thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ đạt 6.619 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với cùng kỳ năm 2013. Các
nghiệp vụ bảo hiểm khác cũng đang có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Theo tổng
kết cuối năm 2014, mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10,5% so
với cùng kỳ. Năm 2014 đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực: Công tác tái cơ cấu được
các DNBH trong khối được đẩy mạnh. Việc phòng chống trục lợi bảo hiểm cũng được
các DNBH thực hiện tốt hơn; Môi trường pháp lý tiếp tục được cải thiện với sự ra đời của
các văn bản pháp quy, thông tư hướng dẫn như: Nghị định 91/2014/NĐ-CP tháo gỡ khó
khăn về thuế cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm; dự thảo sửa đổi Thông tư 124, Thông
tư 125 nâng cao chế độ quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm… Mức
tăng trưởng doanh thu toàn thị trường mặc dù chưa thể so sánh với những giai đoạn tăng
trưởng “vàng” trước đây nhưng cũng đã quay trở lại mức 2 con số, đây là tín hiệu để hy
vọng vào sự phục hồi của thị trường trong những năm tiếp theo.
pg.17
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
2.2. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua
Đi cùng với sự chuyển biến tích cực của kinh tế - xã hội, Thị trường bảo hiểm Phi
nhân thọ (TTBH PNT) ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã đạt được nhiều thành
tựu: Các DNBH phi nhân thọ phát triển cả về số lượng, qui mô, và năng lực tài chính; số
lượng sản phẩm không ngừng tăng; tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt ở mức khá cao; BH
phi nhân thọ ngày càng có nhiều đóng góp vào ổn định, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trở
lại nền kinh tế….
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu của TTBH PNT từ 2007 đến 2013
CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số DNBH phi Nthọ 22 27 28 29 29 29 29
Dthu phí BH (tỷ đồng) 8.213 10.948 13.754 17.070 20.554 22.849 24.359
T.độ t.trưởng (%năm) - 33,3 25,63 24,11 20,41 11,16 6,61
ĐónggópvàoGDP (%) 0,72 0,74 0,83 0,86 0,81 0,86 0,68

( Nguồn: Vụ bảo hiểm – Bộ tài Chính)
2.2.1. Tăng trưởng về qui mô, năng lực tài chính, đa dạng các hình thức sở hữu
2.2.1.1. Về số lượng các doanh nghiệp và năng lực tài chính
Trong suốt thời gian dài 30 năm ( từ 1964 đến 1993), BH phi nhân thọ Việt Nam
chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước hoạt động độc quyền là công ty Bảo
pg.18
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Chỉ sau 12 năm (từ khi Nghị định 100/NĐ-CP ra đời đến
2005), TTBH PNT Việt Nam đã có 16 doanh nghiệp hoạt động, và cho đến nay TTBH
PNT đã có tới 30 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ với
số vốn điều lệ không ngừng tăng thể hiện năng lực tài chính của TTBH PTN Việt Nam có
những bước phát triển đáng khích lệ.
Bảng 2.2. Các DNBH PNT hoạt động trên TTBH Việt Nam đến năm 2014
STT Tên Công ty
Năm
thành
lập
Vốn điều
lệ (tỷ
đồng)
1 Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) 1964

1.800
2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 1994

755
3 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) 1995

709
4 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 1995


336
5 Tổng công ty bảo hiểm PVI (PVI) 1996

1.700
6
Công ty liên doanh bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine (Bảo Việt
- Tokio Marine)
1996

300
7 Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997

300
8 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) 1998

504
9
Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam
(Groupama)
2001

389
10
Tổng công ty TNHH 1 thành viên bảo hiểm Ngân hàng công
thương Việt Nam (Bảo Ngân)
2002

500
11 Công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina) 2002


450
12 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003

170
13
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIC)
2005

660
14 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) 2005

844
15 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ AIG (Việt Nam) 2005

480
pg.19
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
16 Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam) (QBE) 2005

300
17
Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
(ABIC)
2006

380
18 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2006


400
19 Công ty cổ phần bảo hiểm Phú Hưng 2006

300
20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty) 2006

1.204
21 Công ty TNHH bảo hiểm ACE (ACE) 2006

337
22 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) 2007

400
23 Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không (VNI) 2008

500
24 Công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội 2008

300
25 Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương (BHV) 2008

300
26 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIG) 2008

300
27 Công ty TNHH bảo hiểm Fubon (Việt Nam) (Fubon) 2008

300
28 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Xuân Thành (Xuân Thành) 2009


300
29 Công ty TNHH bảo hiểm Cathay (Cathay) 2010

306
( Nguồn: Vụ Bảo hiểm – Bộ Tài Chính)
Không chỉ gia tăng về số lượng, các DNBH phi nhân thọ Việt Nam còn chú trọng
tăng cường về năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ: Bảo Việt tăng vốn điều
lệ từ 586 tỷ đồng ban đầu nay đã lên đến 1.800 tỷ đồng; vốn điều lệ ban đầu của Bảo
Minh là 40 tỷ đồng nhưng sau khi cổ phần hóa vào năm 2003-2004, hiện nay vốn điều lệ
của công ty đã lên tới 755 tỷ đồng… Nhìn chung các DN sau một thời gian hoạt động
đều tăng vốn điều lệ, một mặt để tăng cường năng lực, đứng vững và phát triển trong
cạnh tranh, một mặt đáp ứng được yêu cầu qui định của Nhà nước về vốn pháp định theo
Nghị định 43/2007/NĐ-CP (300 tỷ VNĐ hoặc 15.000.000 USD Mỹ). Năng lực tài chính
pg.20
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
của các DN tăng lên, góp phần quảng bá cho thương hiệu của mình, đảm bảo cho việc mở
rộng, khai thác, ký kết các hợp đồng BH mới. Ngoài ra, nó còn giúp các DN này tăng
mức phí BH giữ lại, giảm phần tái BH. Nếu như trước năm 1993, đối với các dịch vụ có
tái BH, ngành BH phải chuyển phần lớn phí BH cho các công ty tái BH ở nước ngoài, thì
đến nay toàn thị trường, mức phí BH gốc giữ lại đạt trên 50%.
2.2.1.2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức KDBH
Từ một thành phần kinh tế duy nhất (năm 1993 – 1994) là Doanh nghiệp Nhà
nước. Tính đến hết năm 2005, TTBH phi nhân thọ Việt Nam đã có 3 thành phần kinh tế
( Nhà nước, tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) cùng tham gia hoạt động với 4
hình thức tổ chức kinh doanh là:DN Nhà nước; Doanh nghiệp cổ phần; DN liên doanh và
DN 100% vốn nước ngoài.
Bắt đầu từ năm 1995, một số các DN cổ phần BH lần lượt ra đời. Đến năm 1996,
công ty liên doanh BH đầu tiên được thành lập, đó là công ty BH Quốc tế Việt Nam VIA-
là liên doanh giữa Bảo Việt và Millea Asia– Nhật Bản. Tiếp theo, năm 1997,công ty liên
doanh giữa Bảo Minh – Mitsui và Yasuda (Nhật) cũng được cấp giấy phép hoạt động.

Năm 2001 có 1 công ty BH 100% vốn nước ngoài được ra đời đó là công ty TNHH BH
tổng hợp GROUPAMA Việt Nam
2.2.1.3. Phát triển về số lượng sản phẩm
Từ năm 1993, TTBH phi nhân thọ mới có 20 sản phẩm BH tập trung vào những
nghiệp vụ BH truyền thống. Đến nay đã có hơn 550 sản phẩm thuộc cả 3 lĩnh vực: BH
con người phi nhân thọ, BH tài sản và BH trách nhiệm, được cung cấp trên thị trường đáp
ứng nhu cầu phong phú của người tham gia BH.
Việc không ngừng tăng về số lượng các sản phẩm BH, một mặt do TTBH đang
phát triển, các DN muốn cạnh tranh nhau phải “tung” ra thị trường nhiều loại sản phẩm
mới, với phạm vi, quyền lợi BH ngày càng được mở rộng hơn, mức phí BH ngày càng
pg.21
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
hợp lý hơn và từ đó kích thích nhu cầu của khách hàng, đồng thời khách hàng cũng có
nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Mặt khác, đời sống, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu
ngày càng đa dạng, phong phú, nhất là nhu cầu cần được bảo vệ. Đó cũng là một yếu tố
quan trọng cần thiết để phát triển TTBH PNT.
2.2.2. Tăng trưởng về doanh thu phí BH và tỷ trọng đóng góp trong GDP
2.2.2.1. Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm
Kể từ sau khi có Nghị định 100/NĐ-CP được ban hành đến 2005, do xóa bỏ độc
quyền trong KDBH, TTBH phi nhân thọ Việt Nam trở nên sôi động và doanh thu tăng
không ngừng với tốc độ khá cao. Tăng trưởng cao nhất là năm 2003 tăng 45,3% so với
2002. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng thấp nhất là thời kỳ ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế
Châu Á, tỷ lệ tăng trưởng cũng đạt 7,33%.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăngtrưởng
phí bảo hiểm gốc trung bình 23% một năm trong giai đoạn 2005-2011. Tốc độ tăng
trưởng này cũng phần nào phản ánh sự bùng nổ của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn
đó. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ bị kìm hãm bởi
những nỗ lực của chính phủ để kiểm soát lạm phát, thắt chặt chi tiêu công và đầu tư trong
giai đoạn sau. Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã tăng lãi suất và thắt chặt dòng tín
dụng, do đó đã làm giảm các hoạt động đầu tư cũng như nhu cầu về bảo hiểm tài sản. Tuy

nhiên, bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vẫn tăng trưởng rất ấn tượng.
Hình 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ
pg.22
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
2.2.2.2. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm đóng góp trong GDP
Hình 2.4:Tỷ trọng doanh thu phí BH PNT VN đóng góp vào GDP từ 1994 đến 2013
pg.23
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Sự đóng góp của doanh thu của phí BH phi nhân thọ vào GDP tăng dần qua các
năm. Mặc dù tỷ trọng doanh thu phí BH trong GDP còn khiêm tốn, song nếu xét về số
tuyệt đối và trên góc độ một bộ phận của toàn ngành BH thì đây là đóng góp không nhỏ
cho sự tăng trưởng phát triển nền kinh tế nước nhà.
2.2.3. Ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đáp ứng yêu cầu bồi thường và trả tiền BH nhanh chóng và đầy đủ, bảo đảm ổn
định tài chính cho nền kinh tế và cuộc sống dân cư trước các rủi ro. Đồng thời các DNBH
PNT cũng thực hiện trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ để đảm bảo khả năng thanh
toán kịp thời, góp phần ổn định kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bảng 2.5. Tình hình bồi thường và dự phòng nghiệp vụ
2007 2008 2009 2003 2004 2005
Bồi thường BH gốc (tỷ đồng) 6.627 9.533 8.956 12.30
0
15.97
1
16.649
Dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng) 7.978 4.837 6.016 6.801 5.877 8.685
(Nguồn : Vụ bảo hiểm - Bộ Tài Chính).
pg.24
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1
Qua bảng số liệu trên cho thấy số tiền bồi thường và lập quỹ dự phòng tăng nhanh
qua các năm, chứng tỏ bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng phục vụ đắc lực cho việc khắc

phục những hậu quả do rủi ro gây ra. Đồng thời, nó cũng thể hiện năng lực và khả năng
thanh toán ngày càng được nâng lên.
Hoạt động KDBH đã đóng vai trò tích cực đến việc ổn định nền kinh tế- xã hội và
đời sống nhân dân. Có rất nhiều vụ tổn thất lớn đã bồi thường như : Vụ lớn nhất là bồi
thường tai nạn máy bay của Việt Nam Airllnes năm 1997 tại Campuchia là 15 triệu USD;
bồi thường vụ cháy chợ Đồng Xuân Hà Nội năm 1995 là gần 100 tỷ đồng; bồi thường do
cơn bão số 5 Linda gây ra năm 1997 là 42 tỷ đồng. Năm 2011, bồi thường vụ chìm tàu
Vinalines Queen với số tiền bảo hiểm 27 triệu USD, chưa kể số tiền bồi thường bảo hiểm
cho các thuyền viên ước tính khoảng 40.000 USD/người Việc giải quyết bồi thường kịp
thời giúp các DN và người dân ổn định đời sống sản xuất, kinh doanh, giảm bớt gánh
nặng cho ngân sách Nhà nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
2.3. Những hạn chế của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Mặc dù thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có những bước phát triển đáng kể như đã
nêu ở trên. Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều
kiện hội nhập quốc tế, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại
như sau:
2.3.1. Hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ
• Mặc dù thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có luật kinh doanh bảo hiểm,
song luật thường quy định những khoản chung chung và kèm theo đó phải ban hành một
loạt các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhưng việc ban hành các văn bản này còn dời dạc,
chưa khoa hoc và còn chậm
pg.25

×