Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Nghiên cứu hệ thống cây trồng tại xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.96 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
NGUYỀN THỊ CHUYỀN
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
TẠI XÃ VIỆT THỐNG, HUYỆN QUÉ VÕ,
TỈNH BẮC NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• • • •
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp
Người hướng dẫn khoa học
TS. DƯƠNG TIẾN VIỆN
HÀ NỘI – 2013
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu săc tới Thầy giáo - Tiến sĩ
Dương Tiến Viện, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây
dựng và hoàn thiện khóa luận.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy (Cô) giáo trong tổ Kỹ
thuật nông nghiệp, khoa sinh - KTNN, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 và các
cán bộ của xã Việt Thống, phòng nông nghiệp huyện Quế Võ đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành
bản khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài chắc không tránh khỏi những thiếu sót, vậy tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy (Cô) giáo và các bạn sinh viên để đề tài này
càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện
Nguyễn Thị Chuyền
Khóa luận này được hoàn thành bởi sự cố gắng, nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu của bản thân cùng
với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Dương Tiến Viện cũng như các thầy cô giáo trong tổ
Kỹ thuật nông nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài khóa luận này, tôi đã tham khảo một số tài liệu
như đã nêu ở mục tài liệu tham khảo
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với kết quả của


tác giả khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện
Nguyễn Thị Chuyền
LỜI CẢM ƠN
BQLT : Bình quân lương thực
cs
: Cộng sự
HTNN : Hệ ứiống nông nghiệp
HTCT : Hệ thống cây trồng
HTTT : Hệ thống trồng trọt
HST : Hệ sinh thái
HSTNN : Hệ sinh thái nông nghiệp
LT : Lương thực
KH : Ký hiệu
NXB : Nhà xuất bản
NSTB : Năng suất trung bình
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên của xã Việt Thống năm
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
Lời cảm ơn Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng và hình
MỞ ĐẦU
1.
2.
3. MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
4. Để theo kịp nhịp độ phát triển chung của các nước trong khu vực
và trên toàn thế giới, tạo bước tiến cao hơn trên con đường xây dựng và phát
triển đất nước, Việt Nam phải bằng mọi cách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân, đó

là thực hiện sự nghiệp “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” nông thôn trên phạm
vi cả nước. Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp ngày càng suy giảm do việc chuyển
đổi mục đích sử dụng để phát triển kinh tế. Do vậy, thâm canh tăng vụ đi đôi với
việc bố trí lại hệ thống cây trồng, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi tự
nhiên, cho hiệu quả cao là một vấn đề cấp thiết.
5. Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng, đánh giá tiềm năng đất
đai, xem xét mức độ thích hợp của các loại hệ thống cây trồng và tình hình sử
dụng đất làm cơ sở cho việc đề xuất một số hướng sản xuất hợp lý là vấn đề có
tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia cũng như từng địa phương. Trong
những năm gần đây, chúng ta đã triển khai nhiều hệ thống cây trồng trên các
vùng đất khác nhau và đã mang lại một số hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập
cho người nông dân.
6. Việt Thống là một xã nằm phía Bắc của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh, bao gồm 5 thôn với diện tích tự nhiên là 542,4 ha, có dân số 6.067 người
trong đó thôn đông nhất là thôn Việt Vân với khoảng 2.041 dân tiếp sau đó là
Thống Hạ, Thống Thượng, Yên Ngô và Việt Hưng.
7. Việt Thống là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu dựa vào các
loại nông phẩm và chăn nuôi nhỏ. Tuy vậy, hệ thống cây trồng ở các nông hộ
nhìn chung còn tự phát, chưa hợp lý thiếu kỹ thuật canh tác, ít đầu tư thâm canh
chủ yếu là bóc lột đất, nên đất đai bạc màu nhanh, năng suất các loại cây trồng
nhìn chung còn thấp so với tiềm năng. Mặt khác, xã nằm ven sông nên có một
phần đất ngoài đê là đất phù xa cần được tận dụng triệt để.
5
8. Do vậy, để phát triển nền kinh tế xã Việt Thống, phải đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp bằng cách nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng để
đưa ra hệ thống cây trồng phù hợp. Đưa các giống mới có giá trị cao vào sản
xuất và kỹ thuật trồng trọt hợp lý. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống cây trồng tại xã Việt Thống, huyện
Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh”
2. Mục đích của đề tài

9. Thông qua kết quả đánh giá hiện trạng các nguồn tài nguyên khí
hậu, điều kiện kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và hệ thống cây
trồng để xác định và đề xuất phát triển hệ thống cây trồng đạt hiệu quả kinh tế
cao nhất.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu các điều kiên tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Việt
Thống liên quan đến hệ thống cây trồng.
- Đánh giá hiện trạng của một số giống cây trồng chính.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng chính.
- Đề xuất một số hướng sản xuất góp phần hoàn thiện hệ thống cây
10. trồng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào phương pháp
luận trong việc nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, biện pháp kỹ thuật
và các công thức luân canh cây trồng. Ngoài ra còn giúp định hướng việc
sử dụng họp lý tài nguyên đất, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác
theo quan điểm sinh thái và nông nghiệp bền vững cũng như tận dụng tối
ưu nguồn nhân lực của địa phương.
6
- Việc xác định, đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cho hệ
thống trồng trọt ở xã Việt Thống là một trong những cơ sở quan trọng trong việc
xác định và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, các cơ cấu luân canh cây trồng
họp lý và bền vững ở các huyện khác của huyện Quế Võ, cũng như tỉnh Bắc
Ninh và các vùng khác có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự trong cả
nước.
11. b. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc thực hiện đề tài góp phần nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất
của người dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển
kinh tế xã hội cho xã Việt Thống, huyện Quế Yõ, tỉnh Bắc Ninh.

12. Đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm
an toàn ngày càng cao của nhân dân trong vùng
cũng như góp phần cung cấp cho các đô thị xung
quanh đồng thời tạo nên một vùng hàng hoá xuất
khẩu.
13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN cứu
1.1. Cff sở khoa học của đề tài
1.1.1. Quan điểm về hệ thống
14. Lý thuyết hệ thống đã được ứng dụng rất rộng rãi trong công tác
nghiên cứu khoa học nông nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác khác nhau.
15. Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có
quan hệ và tác động qua lại. hệ thống không phải là phép cộng đơn giản của các
yếu tố, các đối tượng mà là sự kết họp hữu cơ giữa các yếu tố, các đối tượng.
Mỗi hệ thống bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp thành, đến lượt mình, nó lại là bộ
phận cấu thành của hệ thống lớn hơn [7].
16. Các yếu tố bên ngoài hệ thống nhưng có tác động tương tác với
hệ thống gọi là yếu tố môi trường. Những yếu tố môi trường tác động lên hệ
7
thống gọi là yếu tố đầu vào, những yếu tố môi trường chịu sự tác động trở lại
của hệ thống gọi là yếu tố đầu ra.
17. Theo Hoàng Tụy, 1987 [15], phép biến đổi của hệ thống là khả
năng thực tế khách quan của hệ thống trong việc biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Thực trạng của hệ thống là khả năng kết họp giữa đầu vào và đầu ra của hệ
thống tại một thời điểm nhất định. Mục tiêu là trạng thái mà hệ thống mong
muốn và cần đạt tới. Hành vi của hệ thống là tập họp các đầu ra của hệ thốn có
được trên cơ sở các giải pháp thích hợp đem lại hiệu quả cao cho cả hệ thống.
Cơ cấu của hệ thống bao gồm sự sắp xếp các phần tò, các yếu tố trong hệ thống
cùng các mối quan hệ tác động và ràng buộc giữa chúng.
18. Hiện nay nghiên cứu hệ thống có hai phương pháp cơ bản:
19. -Nghiên cứu hoàn thiện hoặc cải tiến một hệ thống đã có sẵn.

Thông qua phương pháp phân tích hệ thống nhằm tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt
lại của hệ thống cần sửa chữa, khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, hoạt động
có hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới, phương pháp này mang tính chất
vĩ mô đòi hỏi có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng.
1.1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống nông nghiệp
20. Ngày nay khái niệm về HTNN không còn mới mẻ với rất nhiều
nước trên thế giới. Tuy nhiên khái niệm về HTNN có thể nhìn từ nhiều góc độ
khác nhau và sự áp dụng vào nghiên cứu phát triển nông thôn cũng khác nhau ở
mỗi nước. Theo Phạm Trí Thành và cs, 1996 [12] đến nay đã có một số định
nghĩa về hệ thống nông nghiệp như sau:
21. HTNN là sự biểu hiện không gian của sự phối họp các nghành
sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu
hiện sự tác động qua lại giữa hệ thống sinh học- sinh thái mà môi trường tự
8
nhiên là đại diện và hệ thống xã hội-văn hóa qua các hoạt động xuất phát từ
những thành quả kỹ thuật (Vissac, 1979).
22. HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường được
hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các
điều kiện sinh thái khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều
kiện và nhu cầu của thời điểm đó (Mozoyer, 1986).
23. HTNN thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của
không gian nhất định do một xa hội tiến hành, là kết quả của sự phối họp các
nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hóa, kinh tế và kỹ thuật (Touve, 1988).
24. Theo Đào Thế Tuấn, 1989 [13] HTNN về thực chất là sự thống
nhất của 2 hệ thống: (1) HTNN là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao
gồm các vật sống ( cây trồng, vật nuôi), trao đôi năng lượng, vật chất và thông
tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp(chăn nuôi)
của hệ sinh thái;(2) Hệ kinh tế - xã hội, chủ yếu là hoạt động của con người
trong sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội.

1.1.3. Cơ sở lý luận về hệ thống cây trồng
25. Hiện nay, có nhiều khái niệm về hệ thống cây trồng:
26. HTCT là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong
không gian và thời gian trong mọi hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm tận
dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội (Đào Thế Tuấn 1984)
[14].
27. HTCT là hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối, trồng
luân canh, trồng thành băng, canh tác hỗn họp, vườn hỗn họp các loại cây.
HTCT hay công thức luân canh là tổ họp trong không gian và thời gian của các
cây trồng trên một mảnh đất và các biện pháp canh tác để sản xuất chúng
(Zandazardatra).
9
28. Như vậy, HTCT là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương
tác giữa các loại cây trồng được bố trí họp lý trong không gian và thời gian tức
là mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ khác nhau
trên một mảnh đất, trong một hệ sinh thái. Vì vậy, nghiên cứu HTCT là nghiên
cứu: công thức luân canh và hình thức đa canh, cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện
tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất định, kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống
canh tác đó.
29. Cơ sở năng suất của một HTCT là sự tăng trưởng của cây trồng
nó phụ thuộc vào môi trường vật lý, hóa học và kỹ thuật quản lý chăm sóc của
con người. Để xây xựng HTCT họp trước hết phải tìm hiểu mối quan hệ của cây
trồng với môi trường tự nhiên của nó. Từ đó, sắp xếp cây trồng theo không gian,
thời gian cũng như các biện pháp chăm sóc cho phù hợp với môi trường tự
nhiên. Vì vậy việc nghiên cứu HTCT trong hệ thống canh tác là tìm ra các hình
thức trồng trọt có hiệu quả cao nhất. Đồng thời xem xét mối quan hệ tác động
qua lại giữa cây trồng với cây trồng, cây trồng và đất đai, cây trồng với vật nuôi,
cũng như tác động qua lại giữa cây trồng với các hoạt động ngành nghề khác
trong mỗi địa phương.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng

30. Theo Phạm Chí Thành (1991) [12] thì HTCT chịu sự chi phối bởi
các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và các điều kiện của nông hộ như đất, lao
động, vốn và kỹ năng sản xuất cụ thể bao gồm các yếu tố sau:
1.2.1. Nhiệt độ
31. Nhiệt độ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sinh trưởng, phát
triển, phân bố của sinh vật, trong đó có cây trồng. Từng loại cây, giống cây, các
bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây, sẽ phát triển thích hợp và chỉ an
toàn ở nhiệt độ nhất định. Cây ưa nóng là những cây sinh trưởng và ra hoa kết
quả tốt ở nhiệt độ trên 20°c, cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng và ra hoa kết
1
0
quả ở nhiệt độ dưới 20°c, cây trung gian là những cây yêu cầu nhiệt độ xung
quanh 20°c để sinh trưởng và phát triển bình thường.
32. Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhóm cây: ưa nóng, ưa
lạnh hay ngày ngắn để bố trí sắp xếp HTCT trong năm. Bố trí HTCT trong một
năm ở nước ta được Lý Nhạc và cs (1987) [8] sắp xếp theo 4 vùng và tùy thuộc
vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhóm cây trồng. Đó là những căn cứ để bố trí
mùa vụ, cải tiến cơ cấu cây trồng, né tránh thời tiết bất thuận.
1.2.2. Lượng mưa
33. Nước là thành phần không thể thiếu của mọi cơ thể sống, thường
chiếm 50-98% khối lượng cơ thể sinh vật. Hầu hết lượng nước sử dụng cho
nông nghiệp là nước mặt và một phần nước ngầm, các nguồn này được cung cấp
chủ yếu từ lượng nước mưa hàng năm. Nước mưa ảnh hưởng đến quá trình canh
tác như làm đất, thu hoạch. Mưa ít hoặc mưa quá nhiều so với yêu cầu đều làm
ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng và thu hoạch. Tùy theo lượng mua hàng năm,
khả năng cung cấp và khai thác nước đối với một vùng cụ thể, để xem xét lựa
chọn cơ cấu cây trồng thích họp.
1.2.3. Đất đai
34. Đất là một nhân tố sinh thái đặc biệt quan trọng cho sinh vật trên
cạn. Đất là công cụ sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Đất và khí hậu

họp thành phức hệ tác động vào cây trồng. Hiểu được mối quan hệ giữa cây
trồng với đất thì sẽ dễ dàng xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý ở một vùng
nào đó. Tùy thuộc vào địa hình, thành phần lý tính và hóa tính của đất để bố trí
cây trồng phù họp.
35. Thành phần cơ giới của đất quy định tính chất của đất như chế độ
nước, chế độ không khí, nhiệt độ và dinh dưỡng. Đất có thảnh phần cơ giới nhẹ
thích hợp cho trồng cây lấy củ. Đất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên
bề mặt phù hợp cho các cây ưa nước. Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu
1
1
tương thường sinh trưởng tốt và cho và cho năng suất cao trên các loại đất có
thành phần cơ giới nhẹ ( Phạm Bình Quyền và cs, 1992) [9]. Hàm lượng các
chất dinh dưỡng trong đất quyết định đến chất lượng cây trồng hơn là quyết định
đến tính thích ứng, Tuy vậy trong các loại cây trồng cũng có những cây ưa trồng
trên nhứng loại đất có hàm lượng dinh dưỡng cao và cũng có cây chịu được
những loại đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, đất chua, mặn, có độ độc. Vì vậy,
tùy vào thuộc tính chất của từng loại đất mà con người bố trí cây trồng cho họp
lý.
1.2.4. Cây trồng
36. Cây trồng là thành phần trung tâm của hệ sinh thái đồng ruộng,
bố trí HTCT họp lý là lựa chọn cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện
tự nhiên cũng như các nguồn tài nguyên khác của vùng. Sử dụng những nguồn
lợi đó một cách tốt nhất, nghĩa là phải lụa chọn cho cây trồng những điều kiện
thuận lợi nhất để chúng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
37. HTCT họp lý ở một vùng nào đó là sự bố trí họp lý của từng loài
cây, giống cây trồng gắn với các yếu tố sinh thái: đất, nước, không khí, năng
lượng mặt trời và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Rõ ràng, về sức sản xuất,
HTCT bền vững luôn có mối quan hệ phức hợp tương tác giữa các yếu tố sinh
thái này mà con người cần hiểu sâu sắc những yếu tố chi phối đó để chúng được
quản lý như một hệ thống tổng họp.

1.2.5. Hệ sinh thái
38. HSTNN hiện diện như là một hướng có tính khoa học được sử
dụng trong nông nghiệp, đối thoại và lựa chọn mục đích để quản lý giảm chi phí
đầu vào của HSTNN. Xây dựng HTCT là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, đó là
HSTNN mà trong đó cây trồng là thành phần chủ yếu. Do đó cần phải duy trì
yếu tố cần thiết của HTCT như đất nông nghiệp, đất rừng và bảo tồn duy trì đa
dạng gen. Vì vậy, việc xác định chủng loại và từng giống cây trồng phù họp
1
2
trong hệ thống ở từng nơi là rất quan trọng. Ngoài thành phần chính là hệ cây
trồng, hệ sinh thái còn có các thành phần sống khác như cỏ dại, sâu bệnh, virut,
vi sinh vật, các động vật, các côn trùng và các sinh vật có ích khác. Tạo dựng và
duy trì cân bằng sinh học trong hệ sinh thái theo hướng hạn chế được các mặt có
hại, phát huy mặt có lợi đối với con người là vấn đề cần quan tâm trong
HSTNN. Bố trí HTCT cần chú ý đên các mối quan hệ giữa các thành phần sinh
vật trong HSTNN, dựa theo nguyên tắc là:
39. + Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa các sinh vật với cây trồng.
40. + Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống có hại đối
với cây trồng cũng như đối với lợi ích của con người.
41. + Xác định thành phần, tỉ lệ giống, cây trồng thích họp với điều
kiện cụ thể của từng vùng, từng cơ sở sản xuất.
42. + Chọn thời vụ tốt nhất để tránh thời tiết bất thuận, tránh độc
canh, chọn giống gieo trồng họp lý sẽ đảm bảo năng suất, sản lượng, chất lượng
cây trồng, hạn chế tác hại của cỏ dại, sau bệnh và thời tiết bất lợi gây ra.
43. + Trồng xen canh nhiều loại cây trồng trong cùng một diện tích
một cách hợp lý có thể hạn chế được sự gây hại của cỏ dại, sâu bệnh, đồng thời
làm tăng được hệ số sử dụng đất đai.
1.2.6. Hiệu quả sử dụng hiệu quả kinh tế
44. Mục tiêu của sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng và phát triển kinh tế - xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất

và tinh thần của toàn xã hội khi nguồn lự nhiên có giới hạn. Vận dụng vào phát
triển bền vững hệ thống cây trồng cho thấy cần tận dụng triệt để điều kiện tự
nhiên để bố trí cơ cấu cây trồng, chủng loại cây trồng sao cho họp lý trên một
đơn vị diện tích. Đồng thời có thể tăng vụ, thay đổi giống cây trồng hoặc tăng
đầu tư thâm canh nhằm khai thác tối đa điều kiện tự nhiên. Tóm lại, về mặt kinh
tế cơ cấu cây trồng cần thỏa mãn các điều kiện:
1
3
45. + Đảm bảo yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao
+ Đảm bảo việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận
dụng các nguồn lợi tư nhiên
46. + Đảm bảo thu hút lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế
+ Đảm bảo chất lượng và giá trị hàng hóa cao hơn cơ cấu cây trồng cũ + Khi
đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một số chỉ tiêu
như : năng suất, tổng sản lượng Việc đánh giá này rất phức tạp do giá cả sản
phẩm luôn biến động.
1.2.7. Thị trường
47. Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến HTCT hợp lý. Theo cơ
cấu thị trường thì cơ cấu cây trồng phải làm rõ được các vấn đề: Trồng cây gì,
giống như thế nào và sản phẩm của chúng cung cấp ở đâu, cho ai. Thông qua sự
vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người ssanr xuất nên
trồng cây gì, với số lượng chi phí như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã
hội và thu được kết quả cao. Thông qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh
quy mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây trồng , mà vụ cho phù họp với thị trường.
Thị trường có tác dụng điều chỉnh HTCT, chuyển dịch theo hướng ngày càng đạt
hiệu quả cao hơn, cải tiến HTCT chính là điều kiện à yêu cầu để mở rộng thị
trường (Nguyễn Cúc và cs, 2007) [1].
48. 1.2.8 Nông hộ
49. Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông
thôn chủ yếu được thực hiện qua nông hộ. Do vậy, quá trình chuyển đổi HTCT

thực chất là sự cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân. Vì vậy, nông hộ
là đối tương nghiên cứu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn .
1.2.9. Chính sách
50. Muốn quá trình chuyển đổi HTCT có hiệu quả phải thúc đẩy một
cách đồng bộ sự phát triển của tất cả các kiểu hộ nông dân chứ không thể chỉ
1
4
thức đẩy các hộ sản xuất giỏi. Hơn nữa, nếu không thức đẩy được các vùng hay
tất cả các hộ phát triển nhanh thì sẽ gây nên những khó khăn cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đa dạng hóa cây trồng nhằm đa dạng
hóa sản phẩm là quá trình chủ yếu cải tiến cơ cấu cây trồng nhằm đáp ứng nhu
cầu của thị trường nông nghiệp ngày càng đa dạng. Như vậy, chuyên môn hóa
chỉ có thể xảy ra khi trình độ sản xuất đã đạt đến mức cao. Một khó khăn khác
làm cho nông dân ngần ngại không dám đầu tư vào sản xuất và cải tiến cơ cấu
cây trồng là do thiếu thị trường cho nông sản. Để giải quyết vấn đề thị trường,
nhà nước cần tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của thị trường và xây
dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là giao thông, thủy lợi, thông tin.
51. Để thức đầy quá trinh chuyển đổi HTCT một cách có căn cứ và
kịp thời thì nhà nước cần có chính sách về khoa học - công nghệ thông qua
nghiên cứu, nhằm thiết lập ngay trên đồng ruộng của người nông dân, những mô
hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả và chuyển giao kĩ thuật thích ứng cho
nông dân. Như vậy, hệ HTCT được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội cụ thể.
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giói và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
52. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thay đổi công thức luân
canh được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhất là ở Châu Á, nơi
được coi là cái nôi của lúa gạo do chiếm tới 90% diện tích và sản lượng lúa gạo
của thế giới, nơi đã diễn ra cuộc “Cách mạng xanh” giữa thế kỷ XX.
53. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học của các

nước Châu Á đã đi sâu nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên đất lúa theo
hướng lấy cây lúa làm nền, tăng cường phát triển các loại cây hoa màu, chế độ
xen canh, gối vụ ngày càng được chú ý nghiên cứu. Ở châu Á hình thành “Mạng
1
5
lưới hệ canh tác châu Á”- một tổ chức họp tác nghiên cứu giữa Viện nghiên cứu
lúa quốc tế (IRRI) với nhiều quốc gia trong vùng, nhằm giải quyết 3 vấn đề:
54. + Tăng vụ bằng trồng cây ngắn ngày để thu hoạch trước mùa mưa
lũ;
55. + Thử nghiệm tăng vụ màu bằng các cây trồng mới, xen canh,
luân canh tăng vụ;
56. + Xác định hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh, tìm và
khắc phục những yếu tố hạn chế để phát triển công thức đạt hiệu quả cao (Lý
Nhạc và các cộng sự, 1987) [8].
57. Một số nước ở khu vực Đông nam Á đã có nhiều công trình
nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, kết quả nghiên cứu đã
góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của cây trồng. Ở
Philippin đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các loại đất cao và
thấp trong điều kiện có tưới và nhờ nước trời. Còn Indonesia đã thử nghiệm các
mô hình tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng trên các loại đất có tưới 10 tháng, 7
tháng và 5 tháng. Những mô hình thử nghiệm có 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, 2 vụ lúa - 1
vụ màu, 1 vụ lúa - 1 vụ màu đã được áp dụng và nhân ra diện rộng, các cây màu
chủ yếu là cây họ đậu, các loại rau, ngô.
58. Trong nhiều nghiên cứu sử dụng khai thác họp lý đất dốc ở Thái
Lan thì việc trồng cây họ đậu thành băng theo đường đồng mức góp phần hạn
chế chống xói mòn rất hiệu quả. Hệ thống trồng xen cây họ đậu với cây lương
thực trên đất dốc ngoài việc làm tăng năng suất cây trồng thì đất còn được cải
tạo nhờ được tăng cường thêm chất hữu cơ tại chỗ và tăng nguồn vi sinh vật có
ích trong đất. Qua đó bình quân lương thực của Thái Lan trong 10 năm (1977 -
1987) đã tăng 3%, trong đó lúa gạo tăng 2,4%, ngô tăng 6,1%, ngoài ra các cây

trồng có giá trị kinh tế cao như dừa, cao su, cà phê, chè cũng được chú ý phát
triển nhờ sản xuất nông nghiệp theo hướng đa cây trồng, đa thời vụ gắn với thị
1
6
trường nên giá trị nông sản đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu (Nguyễn Điền, 1997) [6].
59. Mô hình canh tác hỗn họp ở những vùng trũng bao gồm cả trồng
trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề phụ đã làm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa
nguồn thu nhập. Đây là một cách tốt nhất giúp cho người nghèo tránh được
những rủi ro, góp phần tăng nguồn thu tiền mặt hàng ngày, nên mô hình: lúa - cá
- gia cầm - rau được gọi là ngân hàng sống (Living bank) của nông dân sản xuất
nhỏ (theo Janet) (Dần theo Trần Đức Viên 1998) [16].
60. Nhìn chung trên thế giới, các nhà khoa học nông nghiệp đã và
đang tập trung nghiên cứu cải tiến các hệ thống canh tác bằng cách đưa thêm và
thay thế một số cây trồng mới vào hệ thống canh tác cũ, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, phát triển mô hình nông, lâm, ngư kết họp nhằn nâng cao năng suất, chất
lượng nông sản phẩm cũng như đa dạng về chủng loại để phục vụ nhu cầu phát
triển của xã hội đồng thời nâng cao thu nhập cho người nông dân.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
61. Nần nông nghiệp nước ta từ những thời kỳ xa xưa cũng đã có một
hệ thống cây trồng khá phong phú và được phát sinh từ rất sớm với lịch sử dân
tộc. Trong cuốn “Vân đài loại ngữ”, tác giả Lê Quý Đôn - một học giả nổi tiếng
của Việt Nam đã ghi chép nhiều về các giống lúa tẻ, lúa nếp mà dân ta thường
gieo cấy từ thời tiền Lê (980-1005) (Bùi Huy Đáp, 1985) [4].
62. Cùng với lúa nước là loại cây lương thực chủ yếu, trong cơ cấy
cây trồng ở nước ta sớm đã có thêm rất nhiều loại cây khác, bao gồm cả cây
nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau ôn đới. Những giống cây trồng di thực từ
phương Bắc xuống hoặc từ phương Nam lên, đặc biệt là từ khi Thực dân Pháp
đô hộ nước ta thì số lượng các loại cây trồng mới từ các lục địa khác đem vào
1

7
nước ta ngày càng nhiều và đã làm cho hệ thống cây trồng ở một số vùng có
những thay đổi đáng kể (Bùi Huy Đáp, 1993) [5].
63. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi mà năng suất lúa chiêm
bình quân toàn miền Bắc chỉ đạt 13,61 tạ/ha, các nhà khoa học đã dày công
nghiên cứu đưa vụ lúa xuân trở thành vụ sản xuất chính, thay thế dần cho vụ lúa
chiêm. Một hệ thống gieo cấy lúa xuân tương đối hoàn chỉnh đã được xây dựng
từ vụ xuân 1968 ở huyện Hải Hậu - Nam Định với 100% diện tích lúa xuân. Đến
năm 1971, diện tích cấy lúa xuân ở đồng bằng sông Hồng vượt lúa chiêm và đã
tạo ra năng suất bình quân 31,9 tạ/ha và vào năm 1985 tỉnh Thái Bình đạt năng
suất lúa xuân là 52tạ/ha. Sự nhảy vọt về năng suất là kết quả của vụ lúa xuân với
các giống lúa năng suất cao, Ngoài ra cùng với vụ lúa xuân là sự ra đời của vụ
đông với các giống cây trồng có nguồn gốc ôn đới như bắp cải, xu hào, khoai
tây, cà chua, Từ đó đã đưa ra công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa - vụ
đông hoặc màu xuân - lúa mùa - vụ đông đạt hiệu quả cao. (Bùi Huy Đáp, 1977)
[2].
64. Trong hệ thống luân canh trên đất bạc màu ở miền Bắc Việt
Nam, cây vụ đông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nhờ vụ đông mà
đất trồng được che phủ trong suốt thời kỳ khí hậu khô hạn (trong điều kiện khô
hạn, đất màu bị thoái hoá nhanh nhất, đồng thời các chất hữu cơ phân huỷ
mạnh). Cây vụ đông đã làm tăng độ ẩm của đất từ 30 - 50% so với không trồng
cây vụ đông. Đất bạc màu có trồng cây vụ đông đều làm tăng năng suất cây
trồng vụ sau một cách rõ rệt (Bùi Huy Đáp, 1979) [3].
65. Theo Bùi Huy Đáp (1993) [8] sắp xếp lại cách sản xuất, bố trí lại
các chế độ luân canh, sử dụng đất đai họp lý hơn và phù hợp với điều kiện tự
nhiên của mỗi địa phương thì có thể đưa vụ đông thành một vụ cây trồng chính.
Diện tích cấy lúa 2 vụ khi cấy lúa xuân đã tạo điều kiện cho việc gieo trồng một
1
8
loại cây vụ đông. Trên những chân ruộng vàn hay cao nếu cấy lúa Mùa sớm

cũng có thể làm một vụ màu đông với những loại cây chịu lạnh khá, hoặc ở các
chân ruộng thấp hơn có thể trồng rau mùa rét.
66. Những diện tích chỉ cấy một vụ lúa còn vụ đông xuân thường
trồng màu (phần lớn là các giống màu dài ngày 5-6 tháng). Thì việc thay đổi cơ
cấu trà lúa mùa, tăng mùa sớm và chính vụ, hạn chế mùa muộn và thay đổi cơ
cấu các giống màu, sử dụng nhiều giống màu ở vụ xuân ngắn ngày hơn sẽ có thể
sắp xếp được thời gian cho gieo trồng một vụ màu đông.
67. Theo điều tra nghiên cứu và đánh giá hệ thống cây trồng trên các
nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng, Tạ Minh Sơn và cộng sự (1996)
đã khẳng định hệ thống canh tác 3 - 4 vụ/năm bằng các loại rau cao cấp đạt giá
trị kinh tế cao nhất (trên 60 triệu đồng/ha/năm). Những hệ thống cây trồng cho
giá trị thu nhập cao phổ biến hiện nay là: chuyên màu, đất 2 màu 1 lúa, hoặc đất
2 lúa 1 màu) [10].
68. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận [17] về sử dụng đất một vụ
lúa mùa và vụ lúa đông xuân bỏ hoá ở một số tinh phía Bắc đã rút ra kết luận:
Hệ thống lúa mùa - ngô xuân (với các giống ngô mới, năng suất cao) là hệ thống
cây trồng mới trong những năm gần đây nhưng thực sự có hiệu quả trong kinh tế
nông nghiệp. Ngoài sản lượng lúa Mùa có phần tăng lên nhờ thay đổi cơ cấu cây
trồng thì hệ thống này làm tăng thêm sản lượng ngô 30-40 tạ/ha. Yấn đề đặt ra
đối với hệ thống này là chọn thời vụ thích họp để ngô tránh được rét, tận dụng
ẩm độ đất và khi thu hoạch không ảnh hưởng đến gieo cấy vụ mùa và bảo quản
tốt sản phẩm.
69. Nói chung vấn đề thay đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ đã
và đang là những vấn đề được các nhà nông học Việt Nam quan tâm, nghiên cứu
không ngừng trong những thập kỷ qua. Nhờ đó mà ngành nông nghiệp đã có
1
9
những thành tựu đáng kể, sản lượng cũng như chất lượng lương thực, thực phẩm
không ngừng được tăng lên. Trước thực cảnh quá trình đô thị hoá và sự phát
triển các khu công nghiệp diễn ra với tốc độ rất nhanh. Diện tích gieo trồng giảm

một cách đáng kể qua các năm gần đây đã gây ra áp lực rất lớn cho ngàng nông
nghiệp. Nhưng do việc luân canh tăng vụ, sử dụng những giống cây trồng mới
có năng suất cao, chất lượng tốt mà các nhà nông học đã chọn tạo ra, cơ cấu mùa
vụ thích họp đã đảm bảo được an ninh lương thực, đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của không những người dân trong nước mà còn xuất khẩu nông sản tương đối ổn
định trong những năm vừa qua
70. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
71. • 7 •
72. NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Việt Thống
- Hệ thống cây trồng trên địa bàn xã Việt Thống
2.2. Nội dung nghiền cứu
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến hệ thống cây
trồng.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng trên địa bàn xã Việt Thống.
- Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển hệ thống cây trồng ở
xã Việt Thống.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển hệ thống cây trồng theo
hướng bền vững.
2.3. Phưcrng pháp nghiên cứu
- Điều tra số liệu sơ cấp: thông tin được công bố từ các báo cáo, bài báo, từ
các cơ quan tại địa phương và các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành.
2
0
- Điều tra số liệu sơ cấp: đối với việc thu thập số liệu từ điều tra các nông
hộ. Công việc điều tra được áp dụng theo phương pháp điều tra nông
thôn có sự tham gia của người dân (PRA).
- Phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua phiếu.

73. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiên tư nhiên, kỉnh tế - xã hôi
74. 0 0 y •
3.1.1. Điều kiên tư nhiên
• •
3.1.1.1. Vị trí địa lý
75. Xã Việt Thống ở phía bắc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, chạy
dài theo bờ đê sông Cầu với chiều dài 6,4km, có 2 kè trọng yếu. Xã có diện tích
đất tự nhiên rộng 542,4 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 306,8 ha,
chiếm 56,6% tổng diện tích đất tự nhiên, dân số 6.025 nhân khẩu (năm 2012). Vì
được bao bọc bởi con sông cầu đã tạo cho Việt Thống những lợi thế trong phát
triển nông nghiệp và giao thông đường thủy. Xã Việt Thống có 5 thôn: Việt
Yân, Việt Hưng, Yên Ngô, Thống Thượng và Thống Hạ. Trong đó, thôn đông
dân nhất là Việt Vân có 2.041 người.
76. về địa giới hành chính, xã Việt Thống giáp ranh với:
77. + Phía Bắc giáp xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
(ranh giới tự nhiên sông Cầu).
78. + Phía Nam giáp với xã Đại Xuân, huyện Quế Võ - tỉnh Bắc
Ninh + Phía Đông giáp với xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tinh Bắc
Ninh + Phía Tây giáp với xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang (ranh giới tự nhiên sông cầu)
3.1.1.2. Điều kiện thời tiết và khỉ hậu
79. Xã Việt Thống nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên chịu ảnh
hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Hàng năm có 2 mùa
2
1
gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh
hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh
hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
80. Nhìn chung khí hậu thời tiết xã Việt Thống có những yếu tố

thuận lợi và bất thuận cho cây trồng, vật nuôi phát triển. Do khí hậu thời tiết
mang tính biến động cao nên tạo cho vùng có những sản phẩm cây trồng tương
đối phong phú. Mùa hè trồng được các loại cây nhiệt đới, mùa đông trồng được
các loại cây ôn đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên khí hậu đôi khi cũng gây khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp như vào mùa hạ khi bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt
đới hoặc bão, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây ngập úng cho các vùng thấp trũng,
mùa đông nhiệt độ thấp kéo dài khiến cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng phát
triển chậm.
81. 3.1.1.3 Nguồn nước và chế độ thuỷ văn
82. Xã Việt Thống được bao bọc bởi con sông cầu tạo thành hệ thống
cung cấp nước tưới cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra con sông này cung cấp
nguồn phù sa đáng kể cho vùng đất bãi ven sông và những vùng đất phù sa được
bồi đắp hàng năm, góp phần phát triển các công thức luân canh, tăng vụ đặc biệt
là cây vụ đông, vụ xuân ở vùng đất bãi ven sông. Hàng năm nước lũ xuất hiện từ
tháng 6 cho đến tháng 9, lúc này mặt sông rộng, nước chảy mạnh, vào mùa khô
lòng sông hẹp, lưu lượng nước thấp, cũng gây ra những trở ngại đáng kể cho sản
xuất cũng như giao thông của nhân dân.
83. Ngoài ra, xã có hệ thống kênh, mương nổi, ao hồ phân bố rộng
khắp trên địa bàn, lại được hai trạm bơm tưới tiêu kịp thời tạo điều kiện thuận
lợi cho sinh hoạt và sản xuất.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
2
2
84. Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng, xã Việt Thống có các loại đất
sau:
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 9,43ha chiếm 2,9% diện
tích tự nhiên toàn xã. Đất có phản ứng chua pH
K
ci4,0-4,5 thành phần cơ
giới cát pha. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trung bình thấp, kali

tổng số trung bình, kali dễ tiêu thấp, lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu trung
bình. Loại đất này phân bố ở ngoài đê, chứa nhiều chất dinh dưỡng phù
họp với nhiều loại cây trồng.
- Đất phù sa không được bồi (P): Diện tích có 48,38ha chiếm 8,92% diện
tích tự nhiên của xã. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, hàm lượng chất
hữu cơ và đạm tổng số khá, kali tổng số trung bình, kali dễ tiêu thấp, lân
tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo, cation trao đổi thấp nên đất có phản ứng
rất chua PHkci
<
4,00.
- Đất phù sa giây (Pg): Diện tích có 249,56ha chiếm 46,01% diện tích
toàn Xã, đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Đất có phản ứng khá chua
pHitci <4,5, cation trao đổi trung bình thấp, chất hữu cơ và đạm tổng số
khá, kali tổng số và dễ tiêu trung bình, lân tổng số và dễ tiêu thấp
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B): Diện tích 88,14ha chiếm 16,25%
diện tích tự nhiên. Phân bố ở địa hình cao thoát nước tốt. Đất có thành
phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ ở tầng mặt, các tầng dưới nặng và có
màu loang lổ đỏ vàng. Đất khá chua pH
K
ci4,0-4,5, Cation kiềm trao đổi
thấp, nghèo chất hữu cơ và đạm tổng số, lân và kali tổng số nghèo đều
rất nghèo.
3.1.1.5 Địa hình
85. Nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng cho nên địa hình toàn xã
khá bằng phẳng. Toàn bộ diện tích đất đai trong xã đều có độ dốc dưới 3°, địa
2
3
hình có xu thế dốc từ Tây sang Đông. Phía Bắc, Tây giáp với con sông cầu nên
vào mùa mưa mực nước sông cao hơn mặt mặt ruộng trong đồng, nên có nguy
cơ ngập úng (nếu không có hệ thống bơm tiêu nước tốt).

86. Đặc điểm địa chất xã Việt Thống mang những nét đặc trưng của
cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng; bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ
rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông bắc Bắc bộ
nên cấu trúc địa chất có những nét còn mang tính chất của cánh cung Đông
Triều vùng Đông Bắc.
87. Nhìn chung địa hình, địa chất toàn xã thuận lợi cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, mở rộng và xây dựng mới các khu dân cư, kiến thiết ruộng đồng
3.1.2. Điều kiên kinh tế - xã hôi
• •
3.1.2.1. Dân sổ và lao động
88. Dân số toàn xã Việt Thống năm 2012 là 6.025 người, có 3.293
người trong độ tuổi lao động, vời rỷ lệ tăng dân số bình quân là 0,8%. Qua tình
hình điều tra dân số thấy rằng xã có một nguồn nhân lực tương đối dồi dào, tỷ lệ
người trong độ tuổi lao động cao và có xu hướng ngày càng tăng thích nghi và
đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Đây là một thuận lợi
cho việc phát triển các ngành kinh tế đặc biệt về phát triển nông nghiệp hàng
hoá.
3.1.2.2. Hiện trạng mạng lưới giao
thông a) Thực trạng mạng lưới
giao thông
89. Việt Thống xa trung tâm huyện, không có đường quốc lộ, tỉnh lộ,
các trục đường chính của huyện chạy qua, nên rất khó khăn cho việc giao thông
đi lại và vận chuyển hàng hóa.
2
4
90. Giao thông trong xã được cải thiện, toàn xã đã có 8,5km đường
bê tông, giải cấp phối 5km, còn lại là 6km đường đất, trong đó các tuyến đường
liên thôn,liên xã đều đã được bê tông hóa. Bên cạnh đó, xã nằm chạy dài theo bờ
đê sông Cầu, con sông này có khả năng cho các phương tiện thuỷ có trọng tải
200-400 tấn đi qua vào mùa mưa, tuy nhiên vào mùa khô chỉ có khả năng cho

thuyền 50 tấn đi qua. Đây cũng là một thế mạnh của xã, tạo điều kiện cho giao
thông và vận tải đường thủy, b. Mạng lưới cấp điện
91. Nguồn điện chính cung cấp phục vụ sản xuất và tiêu dùng của xã
Việt Thống lấy từ đường dây 110MW từ Hà Nội - Hải Dương. Những năm qua
được sự hỗ trợ của Trung Ương, của Tỉnh, Huyện, Xã đã có nhiều cố gắng đầu
tư phát triển điện lưới đi trước một bước tạo tiền đề phát triển các ngành sản
xuất và phục vụ đời sống dân sinh. Đến nay đã có 100% số thôn có điện, trạm
biến thế, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100% phát triển năng lượng góp phần quan trọng
vào thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
3.1.2.3. Công tác Giáo dục, Y tể và Văn hoá - Thể thao
a. Giáo dục
92. Chất lượng giáo dục của xã dần đi đến thực chất, chương trình
giảng dạy đã được bố trí theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục và ngành dọc cấp
trên, số giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp tăng so với năm học trước
93. Năm học 2011-2012, toàn xã đã có 1005 học sinh, 30/43 phòng
học kiên cố, đã đảm bảo được đồ dùng trang thiết bị, chuẩn bị đầy đủ về cơ sở
vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, số giáo viên đứng lớp đã được đảm bảo
về số lượng và chất lượng, về công tác giáo dục của xã Việt Thống đã từng bước
phát triển và hoàn thiện, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao
ngày càng tăng của xã hội cũng như đào tạo chất lượng con người mới.
b. Y tế
2
5

×