Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước Huyện Krông Bông Tỉnh Đăk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.13 KB, 26 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




HUỲNH NGỌC KỲ



K
K
I
I


M
M


S
S
O
O
Á
Á
T
T



C
C
H
H
I
I


V
V


N
N


C
C
H
H
Ư
Ư
Ơ
Ơ
N
N
G
G



T
T
R
R
Ì
Ì
N
N
H
H


M
M


C
C


T
T
I
I
Ê
Ê
U
U



Q
Q
U
U


C
C


G
G
I
I
A
A


Q
Q
U
U
A
A


K
K
H

H
O
O


B
B


C
C


N
N
H
H
À
À


N
N
Ư
Ư


C
C



H
H
U
U
Y
Y


N
N


K
K
R
R
Ô
Ô
N
N
G
G


B
B
Ô
Ô
N

N
G
G




T
T


N
N
H
H


Đ
Đ
A
A
K
K


L
L
A
A
K

K







Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành: 60.31.05




TÓM TẮT LUẬN VĂNTHẠC SĨ KINH TẾ





Đà Nẵng - Năm 2015


Công trình đã được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN GIA DŨNG




Phản biện 1: TS. LÊ BẢO



Phản biện 2: TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH



Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng
02 năm 2015




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cơ chế kiểm soát chi (bao gồm cả kiểm
soát chi đầu tư và kiểm soát chi thường xuyên) qua Hệ thống Kho
bạc Nhà nước đã có nhiều thay đổi, từng bước được hoàn thiện. Cơ
chế kiểm soát chi thay đổi theo hướng đơn giản thủ tục hành chính,
phân cấp cho chủ đầu tư và đơn vị sử dụng ngân sách, qua đó tạo

điều kiện thuận lợi hơn chủ đầu tư và đơn vị sử dụng ngân sách trong
việc giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao quản lý,
trong đó có nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG).
Tuy nhiên qua thực tế công tác kiểm soát chi nguồn vốn
CTMTQG tại KBNN huyện Krông Bông cho thấy còn bộc lộ nhiều
tồn tại liên quan đến nguồn vốn này, cụ thể như: Việc đầu tư các
công trình, dự án thuộc vốn các CTMTQG vẫn còn dàn trải, chồng
chéo; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn CTMTQG còn thấp; cơ chế, chính
sách liên quan đến việc quản lý nguồn vốn CTMTQG chưa ổn định,
có nhiều thay đổi, dẫn đến các chủ đầu tư còn bị động trong việc
triển khai các CTMTQG, đồng thời dẫn tới việc kiểm soát chi nguồn
vốn này có nhiều rủi ro, sai sót;…
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm nâng cao công tác kiểm soát chi
vốn CTMTQG, hạn chế rủi ro, sai sót trong công tác kiểm soát chi,
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tư
cho các CTMTQG, học viên chọn đề tài: “kiểm soát chi vốn chương
trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh
Đak Lak”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG
qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chi vốn
CTMTQG qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát chi vốn
CTMTQG qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về kiểm soát chi

vốn CTMTQG qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông theo phân cấp.
- Phần thực trạng công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG qua Kho
bạc Nhà nước Krông Bông chỉ lấy số liệu và thực tế công tác kiểm


2
soát chi tại Kho bạc Nhà nước Krông Bông trong khoảng thời gian từ
năm 2011 đến năm 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng; Phương
pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: Các phương pháp suy luận lôgíc phổ biến;
quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, các phương pháp thống
kê, khảo sát.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, thì luận văn được kết cấu
gồm 3 chương với nội dung cụ thể sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi vốn
CTMTQG.
Chương 2. Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG qua
Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak.
Chương 3. Giải pháp nâng cao công tác kiểm soát chi vốn
CTMTQG qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN
CTMTQG
1.1. CHI CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
1.1.1. Tổng quan về chi NSNN

a. Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước.
b. Chu trình quản lý chi NSNN
Chu trình quản lý chi NSNN được hiểu là một vòng tròn khép
kín lặp đi lặp lại từ khâu lập dự toán chi NSNN, chấp hành dự toán,
đến quyết toán chi NSNN, cụ thể như sau:
- Lập dự toán chi NSNN
- Chấp hành dự toán chi NSNN
- Quyết toán chi NSNN
c. Sự cần thiết của việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Thứ nhất, do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, trong quá
trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý
NSNN phải đảm bảo tính tiết kiệm và có hiệu quả.


3
Thứ hai, do hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi NSNN.
Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN.
Thứ tư, do tính đặc thù của các khoản chi NSNN các khoản chi
của NSNN đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp.
Thứ năm, do yêu cầu mở cửa hội nhập nền kinh tế khu vực và thế
giới
d. Quản lý chi NSNN, đối tượng và mục tiêu quản lý chi
NSNN
- Quản lý chi NSNN, là quá trình Nhà nước vận dụng chủ
trương, chính sách của Đảng và các quy định của Nhà nước trong
quản lý kinh tế.

- Đối tượng quản lý chi NSNN, là toàn bộ các khoản chi của Nhà
nước đã được bố trí trong dự toán NSNN và được cấp phát, thanh
toán để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng
giai đoạn nhất định.
- Mục tiêu cơ bản của quản lý chi NSNN, là không để nguồn vốn
NSNN bị thất thoát, lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích.
e. Kiểm tra, kiểm soát chi NSNN
Kiểm tra, kiểm soát chi NSNN được thực hiện ở tất cả các giai
đoạn trong chu trình chi NSNN, cụ thể như sau:
- Đối với khâu lập dự toán, kiểm tra NSNN là việc xem xét lại
các dự báo, đánh giá số liệu dự toán của các đơn vị lập nhằm bảo
đảm phù hợp với thực tế phát sinh, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của đơn vị hoặc của từng cấp, từng ngành.
- Đối với khâu chấp hành NSNN, là việc kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quản lý chi NSNN, đối chiếu các khoản chi NSNN với dự
toán được giao, với các quy định về tiêu chuẩn, định mức do Nhà
nước ban hành, bảo đảm đúng chế độ Nhà nước quy định. Trường
hợp chi tiêu không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức thì
phải thu hồi.
- Đối với khâu quyết toán chi NSNN, là việc xem xét đánh giá sự
đúng đắn, tính chính xác của các loại báo cáo tổng hợp, từ đó đưa ra
các kết luận.
1.1.2. Chi vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia
a. Khái niệm chi vốn CTMTQG
Chi vốn CTMTQG là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài
chính của Nhà nước nhằm thực hiện các dự án thuộc các CTMTQG.


4
b. Đặc điểm chi vốn CTMTQG

Đầu tư cho các vốn CTMTQG cũng được xem như hoạt động
đầu tư phát triển nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động
đầu tư phát triển.
c. Phân loại chi vốn CTMTQG.
- Chi vốn CTMTQG có tính chất chi đầu tư.
- Chi vốn CTMTQG có tính chất chi sự nghiệp.
d. Các nguồn vốn đầu tư cho CTMTQG
Vốn đầu tư là một trong các nguồn lực quan trọng cho hoạt động
đầu tư. Nguồn vốn huy động để thực hiện đầu tư theo CTMTQG
gồm có nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
e. Các mô hình KBNN trên thế giới
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống KBNN được xây dựng theo mô
hình thứ ba, nghĩa là KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính.
KBNN được được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương
đến địa phương (gồm cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện), theo
nguyên tắc tập trung, thống nhất.
f. Lịch sử hình thành KBNN
Cùng với sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hoà (năm
1945), Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập theo
Sắc lệnh số 45/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
g. Chức năng nhiệm vụ của KBNN
- Chức năng của Kho bạc Nhà nước:
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước
về quỹ ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ
khác của Nhà nước.
- Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước:
- Quản lý quỹ ngân sách, quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ
khác được giao theo quy định của pháp luật, tổ chức hạch toán kế
toán ngân sách Nhà nước, các quỹ và tài sản của Nhà nước được.

1.2. KIỂM SOÁT CHI VỐN CTMTQG QUA KBNN
1.2.1. Khái niệm và vai trò của Kiểm soát chi vốn CTMTQG
qua KBNN.
a. Khái niệm kiểm soát chi vốn CTMTQG qua KBNN
Kiểm soát chi vốn CTMTQG từ NSNN qua KBNN là quá trình
kiểm soát và thực hiện việc thanh toán vốn cho các dự án thuộc đối
tượng sử dụng vốn NSNN trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư và
các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan gửi đến KBNN nhằm


5
đảm bảo việc sử dụng vốn NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng và
đúng chính sách, chế độ do Nhà nước quy định.
b. Vai trò của kiểm soát chi vốn CTMTQG qua KBNN
Vai trò kiểm soát chi vốn CTMTQG của KBNN thể hiện:
- Kho bạc Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong chu trình chi
NSNN, KBNN trở thành “trạm gác cuối cùng” được Nhà nước giao
nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ
NSNN.
1.2.2. Nội dung công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG
Về nguyên tắc tất cả khoản chi vốn CTMTQG đều phải kiểm
soát trước khi giải ngân (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán). Việc
kiểm soát chi của KBNN dựa trên cơ sở hồ sơ, chứng từ và các điều
kiện chi sau đó thực hiện xuất quỹ NSNN thanh toán cho các đối
tượng thụ hưởng. Nội dung công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG
của KBNN bao gồm:
* Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ: Khi có nhu cầu chi tiêu ngoài các
hồ sơ gửi KBNN một lần bao gồm:
- Đối với khoản chi có tính chất đầu tư:
+ Hồ sơ thuộc giai đoạn chuẩn bi đầu tư gồm:

Dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư
được duyệt;
Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu;
Hợp đồng kinh tế.
+ Hồ sơ thuộc giai đoạn thực hiện đầu tư gồm:
Dự án đầu tư và quyết định đầu tư của cấp
có thẩm quyền;
Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu;
Hợp đồng kinh tế;
Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán
của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, gói
thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc tự thực hiện
và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng.
- Đối với khoản chi có tính chất thường xuyên gồm:
Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao;
Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có
thẩm quyền (đối với đơn vị sự nghiệp thực hiện theo


6
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ.
Các chủ dự án lập và gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ
thanh toán có liên quan theo quy định: Giấy đề nghị thanh toán vốn
đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy rút dự toán và các hồ sơ khác tùy
theo tính chất của từng khoản chi.
* Tiến hành kiểm soát chi: Công chức được giao nhiệm vụ kiểm

soát chi tiến hành kiểm tra các điều kiện chi trên các hồ sơ, tài liệu,
chứng từ chi của chủ dự án gửi cơ quan KBNN, cụ thể như sau:
- Kiểm tra, đối chiếu khoản chi với dự toán, đảm bảo các khoản
chi đã có trong dự toán được duyệt và phải phù hợp với điều kiện
của hợp đồng (đối với khoản chi có hợp đồng).
- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm chấp hành đúng
chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước quy định. Đối với
những khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN,
thì KBNN căn cứ vào dự toán được duyệt để kiểm tra, kiểm soát.
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh chuẩn chi đã được thủ
trưởng của chủ dự án hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
Khi kiểm soát hồ sơ giải ngân, KBNN phải kiểm tra lệnh chuẩn
chi của thủ trưởng cơ quan được giao chủ dự án hoặc người được ủy
quyền (gọi chung là chủ tài khoản) đối với bất kỳ khoản chi nào.
Chuẩn chi của chủ tài khoản được thể hiện khi có đầy đủ chữ ký và
dấu của chủ tài khoản, kế toán trưởng của đơn vị trên lệnh chuẩn chi
(Giấy rút vốn đầu tư, Giấy rút dự toán); Mẫu dấu, chữ ký phải phù
hợp với mẫu dấu, mẫu chữ ký đã đăng ký tại cơ quan KBNN.
- Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng
từ có liên quan. Các hồ sơ, chứng từ của chủ dự án gửi đến KBNN là
căn cứ pháp lý để KBNN kiểm tra, kiểm soát, vì vậy mỗi khoản chi
đều phải được lập đúng theo biểu mẫu quy định (đối với trường hợp
quy định phải lập đúng biểu mẫu) và hồ sơ chứng từ thanh toán, tạm
ứng kèm theo phải bảo đảm đầy đủ và hợp pháp, hợp lệ. KBNN có
trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ,
chứng từ trước khi giải ngân cho đối tượng thụ hưởng.
- Kiểm tra các yếu tố liên quan đến hạch toán (Mục lục ngân
sách), tùy theo từng nội dung, từng khoản chi mà chủ dự án ghi mã
CTMTQG, mã chương, mã ngành kinh tế, mã nội dung kinh tế cho
phù hợp trên chứng từ kế toán.

* Quyết định sau kiểm soát chi: Sau khi kiểm tra, kiểm soát các
hồ sơ của chủ dự án, nếu đủ các điều kiện như nêu trên thì KBNN
thực hiện giải ngân (thanh toán, tạm ứng) cho đối tượng thụ hưởng


7
theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện chi, thì cơ quan
KBNN làm thủ tục thông báo từ chối thanh toán, từ chối tạm ứng,
đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các công đoạn
trên gọi là kiểm soát chi vốn CTMTQG. Từ đó có thể thấy thực chất
của nội dung công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG của KBNN là
kiểm soát sự đáp ứng các điều kiện nêu trên đối với từng khoản chi
cụ thể của chủ dự án, căn cứ vào hồ sơ, chứng từ do chủ dự án gửi
đến cho KBNN.
a. Kiểm soát và các loại hình kiểm soát chi vốn CTMTQG
Kiểm soát là một hoạt động được thể hiện ở tất cả các giai đoạn
của công tác quản lý. Do đó, kiểm soát được quan niệm là một
chức năng của quản lý.
Kiểm soát có nghĩa là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì
trái với quy định. Với ý nghĩa đó, kiểm soát có thể được hiểu theo
nhiều cách: cấp trên kiểm soát cấp dưới thông qua chính sách hoặc
biện pháp cụ thể.
Các loại hình kiểm soát theo mục tiêu kiểm soát,
kiểm soát
được chia thành
:
- Kiểm soát ngăn ngừa là kiểm soát tập trung vào ngăn chặn các
sai phạm hoặc các điều kiện dẫn đến sai phạm.
- Kiểm soát phát hiện là kiểm soát tập trung vào việc phát hiện
các gian lận, sai sót, sai lầm và rủi ro trong quá trình tác nghiệp một

cách nhanh chóng, nhằm giúp lãnh đạo có những quyết định xử lý
kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
- Kiểm soát điều chỉnh là kiểm soát hướng tới việc cung cấp
thông tin cần thiết cho việc ra quyết định điều chỉnh các sai sót được
thực hiện.
Theo nội dung kiểm soát, kiểm soát được chia thành:
- Kiểm soát hành chính là kiểm soát chỉ tập trung vào các thể
thức kiểm
tra nhằm đảm bảo cho việc điều hành công tác ở đơn vị có nề
nếp, nghiêm minh và hiệu quả.
- Kiểm soát kế toán bao gồm lập kế hoạch tổ chức và thực hiện
các trình tự cần thiết cho việc bảo vệ tài sản và độ tin cậy của sổ sách
tài chính kế toán.
b. Kiểm soát chi vốn CTMTQG qua KBNN
Kiểm soát chi vốn CTMTQG là việc cơ quan cấp phát kinh phí
NSNN thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động,
các khoản chi cho các dự án, công trình thuộc vốn CTMTQG.


8
c. Nguyên tắc kiểm soát chi vốn CTMTQG của KBNN
- Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát
trong quá trình chi trả, thanh toán.
- KBNN kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh
toán của chủ đầu tư và căn cứ vào các điều khoản thanh toán được
quy định trong hợp đồng.
- Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của
khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc,
chất lượng công trình.
- KBNN thực hiện “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với

từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần.
“Kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với công việc, hợp đồng thanh
toán một lần và lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp
đồng thanh toán nhiều lần.
- Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng
hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch;
thời hạn thanh toán khối lượng đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau.
- Quá trình kiểm soát thanh toán nếu phát hiện quyết định của
các cấp có thẩm quyền trái với quy định, KBNN phải có văn bản gửi
cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất.
d. Phương thức cấp phát chi vốn CTMTQG
Vốn CTMTQG được cấp phát theo các phương thức sau:
- Cấp phát vốn bằng lệnh chi tiền: Cơ quan tài chính căn cứ vào
kế hoạch chi hàng quý lập lệnh chi tiền yêu cầu cơ quan quản lý quỹ
NSNN xuất quỹ NSNN chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản tiền gửi
của KBNN mở riêng cho chi vốn CTMTQG.
- Cấp phát theo dự toán: KBNN căn cứ vào dự toán chi NSNN
phân bổ cho dự án công trình tiến hành thanh toán cho các đơn vị thụ
hưởng theo tiến độ thực hiện của dự án.
e. Quy trình kiểm soát thanh toán chi vốn CTMTQG
Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
Quy trình kiểm soát chi vốn CTMTQG qua KBNN thực hiện
theo nguyên tắc “một cửa”, có nghĩa là việc giải quyết công việc từ
khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ chứng từ và trả kết quả được thực
hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của KBNN.
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên vốn CTMTQG
Quy trình KSC thường xuyên vốn CTMTQG theo cơ chế giao
dịch “một cửa”.
f. Tổ chức thực hiện đầu tư theo CTMTQG



9
Một CTMTQG được thành lập một Ban Quản lý do Thủ trưởng
cơ quan quản lý chương trình ra quyết định thành lập.
Trong trường hợp CTMTQG rất quan trọng, có tính chất liên
ngành rộng (gồm các lĩnh vực liên quan đến nhiều Bộ, ngành) thì
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
CTMTQG.
Tại các địa phương thành lập một Ban chỉ đạo các CTMTQG
do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập.
1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát chi vốn CTMTQG
Những tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá như sau:
- Tổng kế hoạch, dự toán vốn CTMTQG trong năm kế hoạch.
- Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn CTMTQG trong năm kế hoạch.
- Số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn.
- Số món, số tiền chối cấp phát, thanh toán qua công tác KSC.
- Kết quả kiểm toán chi nguồn vốn CTMTQG của Kiểm toán
Nhà nước khi thực hiện kiểm toán tại các chủ dự án.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
1.3.1. Nhân tố bên ngoài
a. Cơ chế chính sách liên quan đế ốn CTMTQG.
b. Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn hàng năm
c
d. Ý thức và năng lực của các chủ dự án trong việc thực hiện
các vốn CTMTQG
e. Sự phát triển của khoa học công nghệ
f. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
1.3.2. Nhân tố bên trong
a
b. Đội ngũ công chức làm công tác kiểm soát chi

c vốn CTMTQG
d. Cơ sở vật chất và công nghệ hỗ trợ kiểm soát chi
e. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.



10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN
CTMTQG QUA KBNN HUYỆN KRÔNG BÔNG,
TỈNH ĐAK LAK
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KBNN HUYỆN KRÔNG BÔNG
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Krông Bông
Thực hiện Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/03/2010 của
Tổng giám đốc KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của
tổ chức của KBNN Krông Bông gồm có 03 tổ nghiệp vụ.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn KBNN Krông Bông
a. Chức năng của Kho bạc Nhà nước Krông Bông KBNN
Krông Bông là cơ quan đại diện cho Kho bạc Nhà nước Đak Lak, là
cơ quan trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN
trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Krông Bông
- Tập trung các khoản thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, hạch
toán kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách, thực hiện chi ngân
sách Nhà nước, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách
Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
* Kho bạc Nhà nước Krông Bông có quyền hạn sau:
- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách
Nhà nước, được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không
đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trá

ch nhiệm về quyết định của mình.
c. Kết quả hoạt động chủ yếu của Kho bạc Nhà nước Krông
Bông trong thời gian qua
KBNN Krông Bông là cơ quan trực thuộc KBNN tỉnh Đak Lak
trong thời gian qua hoạt động KBNN Krông Bông cùng toàn ngành
đã vượt qua khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi
mới và lành mạnh hóa nền Tài chính.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN
CTMTQG QUA KBNN HUYỆN KRÔNG BÔNG, ĐAK LAK
2.2.1. Những vấn đề chung
a. Cơ sở pháp lý thực hiện công tác kiểm soát chi vốn
CTMTQG qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak
Công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG tại KBNN Krông Bông,
tỉnh Đak Lak được thực hiện theo hệ thống các văn bản sau:
Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội.
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Quốc hội.


11
Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về
hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, của Bộ Tài
chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011, Bộ Tài chính
quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, của Bộ Tài
chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách
Nhà nước qua KBNN.

Thông tư số 210/2010/TT – BTC ngày 20/12/2010, của Bộ Tài
chính quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm.
Công văn số 16169/BTC–ĐT ngày 21/11/2013, Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thanh toán vốn chương trình mục tiêu quốc gia.
Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012, của Tổng Giám
đốc KBNN về việc Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà
nước.
Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22/03/2013, của KBNN
V/v hướng dẫn thực hiện Thông tư số 113/2008/TT-BTC về quản lý,
kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
Danh mục các văn bản trên là cơ sở để thực hiện công tác kiểm
soát chi CTMTQG.
b. Đối tượng kiểm soát chi vốn CTMTQG qua Kho bạc Nhà
nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak
- Đối tượng chi trả thanh toán theo dự toán NSNN qua KBNN
Krông Bông, tỉnh Đak Lak gồm có: Các cơ quan hành chính nhà
nước; Các đơn vị sự nghiệp công lập; Các tổ chức chính trị xã hội,
chính trị xã hội….
c. Phân cấp kiểm soát thanh toán vốn CTMTQG
- Dự án đầu tư thuộc cấp huyện, xã quyết định đầu tư do Kho
bạc Nhà nước huyện kiểm soát và thanh toán phần nguồn vốn của
ngân sách huyện tham gia đầu tư vào dự án.
2.2.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG qua
Kho bạc Nhà nƣớc Krông Bông, tỉnh Đak Lak.
a. Quy trình kiểm soát chi vốn CTMTQG qua Kho bạc Nhà
nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak.
Bƣớc 1, Chủ dự án gửi hồ sơ, tài liệu đến Kho bạc Nhà nước:



12
Bƣớc 2, Căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán của chủ dự
án, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của
hồ sơ, tài liệu, đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng, thanh toán phù
hợp với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.
Bƣớc 3, Kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, Giấy đề
nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư/Giấy rút dự toán sau
đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ KSC.
Bƣớc 4, Xem xét, ký duyệt tờ trình, Giấy đề nghị thanh toán vốn
đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ cho bộ phận KSC.
Bƣớc 5, Cán bộ KSC nhập dữ liệu trên chương trình máy tính,
trình lãnh đạo KBNN ký duyệt.
Bƣớc 6, Lãnh đạo KBNN kiểm tra và ký trên chương trình.
Bƣớc 7, Chuyển Giấy rút vốn đầu tư/Giấy rút dự toán, Giấy đề
nghị thanh toán tạm ứng (nếu có), kèm 01 giấy đề nghị thanh toán
VĐT đã được phê duyệt gửi cán bộ chuyên quản.
Bƣớc 8, Tổ KTNN tổ chức tiếp nhận chứng từ do bộ phận KSC
gửi, thực hiện hạch toán và trình ký theo yêu cầu của bộ hồ sơ.
b. Thực trạng thực hiện các nội dung kiểm soát chi vốn
CTMTQG.
- Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ:
- Tiến hành kiểm soát chi:
b1. Đối với khoản chi vốn CTMTQG có tính chất chi đầu tư, thì
chủ dự án phải gửi đến KBNN các tài liệu như:
* Tài liệu gửi 1 lần: Là bản chính hoặc sao y bản chính, riêng
hợp đồng kinh tế phải là bản chính, cụ thể như sau:
- Tài liệu để mở tài khoản và hồ sơ giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Dự toán chi phí công tác CBĐT được duyệt, Văn bản phê
duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của luật đấu thầu, hợp

đồng giữa chủ đầu tư với đơn vị nhận thầu, trường hợp chủ đầu tư tự
thực hiện phải có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền, dự toán
chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt, văn bản giao việc hoặc
hợp đồng nội bộ.
- Hồ sơ thuộc giai đoạn thực hiện đầu tư:
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ
thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định
đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án, văn
bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu
thầu, hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo.
* Tài liệu bổ sung hàng năm:


13
- Kế hoạch vốn hàng năm do Kho bạc Nhà nước thông báo, kế
hoạch vốn đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện
thông báo, dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền
phân bổ.
* Tài liệu tạm ứng vốn: ngoài các tài liệu quy định trên khi đến
tạm ứng vốn chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đây:
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, giấy rút vốn đầu tư/ Giấy
rút dự toán ngân sách (trường hợp giao dự toán), bảo lãnh khoản tiền
tạm ứng của nhà thầu (Nếu hợp đồng phải bảo lãnh tiền tạm ứng).
* Tài liệu khi thanh toán khối lượng hoàn thành:
- Trường hợp thanh toán theo hợp đồng:
+ Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng
(Quy định tại phụ lục số 03.a – đối với khối lượng XDCB hoàn
thành; 03.b - đối với khối lượng đền bù GPMB, giấy đề nghị thanh
toán vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT.
+ Giấy rút vốn đầu tư/ Giấy rút dự toán ngân sách, khi có khối

lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng xác nhận giá
trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (Phụ lục số 04
b2. Đối với khoản chi vốn CTMTQG có tính chất chi thường
xuyên, để được giải ngân thì chủ dự án phải gửi đến KBNN các tài
liệu như:
* Hồ sơ gửi đầu năm:
- Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao.
- Đơn vị gửi quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Quyết định giao
quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền.
* Hồ sơ khi tạm ứng:
- Giấy rút dự toán NS.
Tùy theo từng nội dung chi, gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ
kèm theo tương tự như nội dung “Hồ sơ khi thanh toán” nên ở trên.
* Hồ sơ khi thanh toán:
- Giấy rút dự toán NS.
Tùy theo từng nội dung chi, gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ
kèm theo tương tự như nội dung “Hồ sơ khi thanh toán” nên ở trên.
* Hồ sơ thanh toán tạm ứng:
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng.
Tùy theo từng nội dung chi, gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ
kèm theo tương tự như nội dung “Hồ sơ khi thanh toán” nên ở trên.
Quyết định sau kiểm soát chi:
Sau khi chuyển tiền cho đơn vị hưởng, công chức được giao
nhiệm vụ kiểm soát chi thực hiện:


14
- Nhận lại chứng từ chuyển tiền từ do bộ phận kế toán gửi lại.
- Thực hiện tách hồ sơ để trả chứng từ cho chủ dự án, đồng thời
thực hiện lưu trữ hồ sơ giải ngân theo quy định.

c. Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG qua
Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak.
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ VỀ MẶT
THỜI GIAN
T
T
Nội dung
Năm 2013
Số
lƣợng
Tỷ lệ
1
2
3
4
1
Số lượng TTHC đã giải quyết
1.320
100,00%
2
Số lượng TTHC giải quyết sớm quy định
430
32,48%
3
Số lượng TTHC giải quyết đúng quy
định
730
55,14%
4
Số lượng TTHC giải quyết không đúng

quy định
160
12,38%
5
Số lượng TTHC chưa giải quyết
0
0,00%
(Nguồn: KBNN Krông Bông)
- Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn:
Do việc theo dõi, thống kê những năm trước đây không đầy đủ, nên
không thể thu thập được số liệu đối với chỉ tiêu này từ năm 2012 trở
về trước. Tuy nhiên căn cứ số liệu tại Bảng 2.1 cho thấy không có hồ
sơ bị tồn đọng, nhưng số hồ sơ giải quyết sớm và đúng thời gian còn
hạn chế (đạt 87,62%), do đó công tác kiểm soát chi của KBNN cần
tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng hơn nữa.




15
BẢNG 2.2: KẾT QUẢ TỪ CHỐI THANH TOÁN VỐN
CTMTQG
Năm
Tổng số kiểm
soát chi
(triệu đồng)
Số đơn vị
chƣa chấp
hành
(đơn vị)

Số món
thanh toán
chƣa đủ
thủ tục
(món)
Số tiền từ
chối thanh
toán
(triệu đồng)
2011
16.499
23
90
115
2012
22.060
27
95
161
2013
26.720
22
92
170
(Nguồn: KBNN Krông Bông)
- Số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua công
tác KSC: Từ số liệu tại Bảng 2.2 cho thấy việc từ chối trong thanh
toán đạt tỷ lệ trung bình khoảng 0,71%, tuy nhiên qua báo cáo kết
quả tự kiểm tra và qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại đơn
vị thì vẫn còn nhiều sai sót mà quá trình kiểm soát chi chưa phát hiện

được, do vậy cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi
vốn CTMTQG trong thời gian tới.
BẢNG 2.3: TỔNG KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN NGUỒN
VỐN CTMTQG







Đơn vị: 1.000đồng
S
T
T
Tên chƣơng trình
Kế hoạch, dự toán năm
2011
2012
2013
1
2
3
4
5

Tổng cộng

21.734


28.178

31.601
1
Chương trình mục tiêu quốc gia
việc làm và dạy nghề
3.815
3.506

3.934
2
Chương trình mục tiêu quốc gia
Giảm nghèo bền vững
9.052
15.393

15.373
3
Chương trình mục tiêu quốc gia
Nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn
4.545
4.222

4.840
4
Chương trình mục tiêu quốc gia
Y tế
1.926
2.449


2.906


16
5
CTMT Quốc gia phòng chống
HIV/AIDS
612

858
6
Chương trình mục tiêu quốc gia
Dân số và Kế hoạch hóa gia
đình.
514
609
775
7
Chương trình mục tiêu quốc gia
Vệ sinh an toàn thực phẩm
315
638
719
8
Chương trình Văn hóa
80
301
646
9

Chương trình mục tiêu quốc gia
Giáo dục và đào tạo
460
422
810
10
Chương trình mục tiêu quốc gia
Phòng, chống ma túy
23
11
21
11
Chương trình mục tiêu quốc gia
Phòng, chống tội phạm
62
68
53
12
Chương trình mục tiêu quốc gia
Xây dựng nông thôn mới.
330
502
590
13
Chương trình mục tiêu quốc gia
Đưa thông tin về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới và
hải đảo.

57


76

(Nguồn: KBNN Krông Bông)
- Về tổng kế hoạch, dự toán: Trên cơ sở số liệu theo Bảng 2.3
cho thấy tổng số vốn đầu tư cho CTMTQG giai đoạn 2011-2013 là
81,513 tỷ đồng (năm 2011 là 21,734 tỷ đồng; năm 2012 là 28,178 tỷ
đồng; năm 2013 là 31,601 tỷ đồng), đối với một huyện vùng sâu,
vùng xa của miền núi, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn hạn
chế thì đây là nguồn vốn có ý nghĩa, giúp bảo đảm an sinh xã hội và
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, do vậy cơ quan KBNN
phải bố trí công chức hợp lý để phục vụ tốt công tác kiểm soát chi
vốn CTMTQG.
BẢNG 2.4: TỶ LỆ GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN CTMTQG
Đơn vị:Triệu đồng
ST
T
Tên
chương
trình
Số liệu giải ngân các năm
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
KHV
Số giải
ngân
Tỷ lệ
KHV
Số giải

ngân
Tỷ lệ
KHV
Số giải
ngân
Tỷ lệ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


17

Tổng
cộng
21.734
16.499
75,9%
28.178
22.060
78,3%
31.601

26.720
84,6%
1
CTMT
QG
việc
làm và
dạy
nghề


3.815

2.605


68,3%


3.506

3.060


87,3%


3.934



3.103


78,9%
2
CTMT
QG
Giảm
nghèo
bền
vững

9.052

6.789

75,0%

15.393
10.212

66,3%
15.373

12.12

78,8%
3

CTMT

QG
Nước
sạch và
vệ sinh
MT
nông
thôn

4.545

3.382

74,4%

4.222
3.860

91,4%

4.840

4.397

90,8%
4
CTMT
QG Y
tế

1.926


1.632

84,7%

2.449

2.449

100,0%

2.906

2.892

99,5%
5
CTMT
QG
phòng
chống
HIV/A
IDS

612
592

96,7%





858

858

100%
6
CTMT
QG
Dân số
và Kế
hoạch
hóa


514

499

97,1%

609
609

100,0%

775

589


76,0%


18
7
CTMT
QG
Vệ sinh
ATTP

315

315

100%

638
638

100,0%

719

715

99,4%
8
Chươn
g trình

Văn
hóa

80

55

68,8%

301

290

96,3%

646

628
97,2%
9
CTMT
QG
Giáo
dục và
đào tạo

460

310
67,4%


422
306

72,5%

810

707

87,3%
10
CTMT
QG
Phòng,
chống
ma túy

23

23

100%

11
11
100,0%

21


21
100,0%
11
CTMT
QG
Phòng,
chống
tội
phạm

62

62

100%

68
68
100,0%

53

53
100,0%
12
CTMT
QG
Xây
dựng
NTM


330

235

71,2%

502
500

99,6%

590

561

95,1%
13
CTMT
QG
Đưa
thông
tin về
cơ sở
miền
núi,
vùng
sâu…





57
57

100%

76

76
100,0%











(Nguồn: KBNN Krông Bông)


19
- Về tỷ lệ giải ngân nguồn vốn CTMTQG: Trên cơ sở số liệu
theo Bảng 2.4 cho tỷ lệ giải ngân qua các năm không cao, với tỷ lệ
trung bình khoảng là 80% (năm 2011 là 75,9%; năm 2012 là 78,3%;
năm 2013 là 84,6%), như vậy việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cho các

CTMTQG còn hạn chế, việc sử dụng nguồn lực cho đầu tư chưa tốt,
cần nghiên cứu để tháo gỡ khó khăn, bảo đảm nguồn vốn của Nhà
nước đầu tư cho các CTMTQG đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Kiểm soát chi vốn CTMTQG của KBNN giai đoạn 2011-2013
đã đạt được một số thành tựu nhất định, cụ thể như sau:
- Về mô hình tổ chức quản lý: Với sự thay đổi về chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các tổ thuộc KBNN huyện từ năm
2010 theo quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/03/2010 của Tổng
giám đốc KBNN.
- Về quy trình kiểm soát chi vốn CTMTQG: Quy trình thủ tục
giải ngân vốn CTMQG trong thời gian vừa qua đã được thay đổi, cải
cách theo hướng giảm bớt các hồ sơ không cần thiết, minh bạch hơn,
đặc biệt là có sự phân cấp mạnh mẽ cho các chủ đầu tư, các đơn vị
sử dụng ngân sách về trách nhiệm trong hồ sơ thanh toán, giúp cho
công tác giải ngân các nguồn vốn được thuận lợi, Quy định cụ thể về
điều kiện và thủ tục mở tài khoản cấp phát.
- Về cơ chế tạm ứng: Nhằm quản lý tốt việc tạm ứng và trách
nhiệm trong việc thanh toán tạm ứng của chủ đầu tư, đơn vị sử dụng
ngân sách thì cơ chế tạm ứng theo hướng chặt chẽ hơn.
- Về thực hiện chức năng tham mưu trong lĩnh vực quản lý các
CTMTQG, Trong quá trình thực hiện luôn có sự phối hợp tốt với các
sở, ngành, địa phương rà soát đối chiếu số vốn đầu tư đã giải ngân
của các dự án, từ đó có kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư cho phù hợp
với tình hình thực hiện của dự án, tránh hiện tượng bố trí vốn dàn
trải, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.
- Về ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, kiểm soát thanh
toán vốn cho các dự án: Cùng với sự hiện đại hoá của Hệ thống
KBNN, tại Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak đang triển

khai ứng dụng chương trình quản lý kiểm soát chi vốn CTMQG trên
mạng máy tính ĐTKB-LAN, giúp công tác quản lý, kiểm soát chi đi
vào nền nếp, theo dõi một cách khoa học, chặt chẽ, hạn chế những
sai sót có thể xảy ra trong quá trình theo dõi thủ công trước đây.


20
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
a. Hạn chế
- Về kết quả giải ngân qua các năm đạt tỷ lệ chưa cao,Số từ chối
trong thanh toán: Từ số liệu thống kê trên cho thấy việc từ chối trong
thanh toán đạt tỷ lệ trung bình khoảng 0,71%, Số hồ sơ bảo đảm về
thời gian kiểm soát chi đạt tỷ lệ chưa cao, Về kiểm soát dự án nhiều
nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách còn chồng chéo,về thực hiện quy
trình cam kết chi chưa theo quy định.
-
Về phối hợp đôn đốc các đơn vị chủ đầu dự án trong thanh toán
vốn: Thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng triển khai thực hiện một số
dự án trong những tháng đầu năm còn chậm, về ứng dụng tin học
trong kiểm soát chi: Việc áp dụng chương trình ĐTKB-LAN đã phát
huy được hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế.
-
Năng lực công chức làm công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG
còn hạn chế và lúng túng.
b. Nguyên nhân hạn chế
- Về cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn.
- Bên cạnh một số chủ dự án có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên
môn, có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao thì vẫn còn
không ít chủ dự án chưa quan tâm đến việc đào tạo, sử dụng cán bộ,
dẫn đến trình độ và sự hiểu biết về quy định liên quan còn hạn chế.

- Số lượng công chức của bộ phận Kiểm soát chi NSNN còn
thiếu hụt so với quy định, sự phối kết hợp giữa hai tổ (Tổ Tổng hợp
– Hành chính gọi là bộ phận Kiểm soát chi NSNN và Tổ Kế toán
Nhà nước) có lúc còn chưa tốt.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm trong quản
lý và kiểm soát chi vốn CTMTQG còn hạn chế.

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
VỐN CTMTQG QUA KBNN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH
ĐAK LAK
3.1. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU VỀ KIỂM SOÁT CHI VỐN
CTMTQG QUA KBNN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐAK
LAK
3.1.1. Định hƣớng, mục tiêu chung của Hệ thống KBNN
* Những nội dung chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020
- Về công tác quản lý quỹ NSNN và quỹ tài chính Nhà nước:


21
+ Gắn kết quản lý quỹ với quy trình quản lý ngân sách Nhà nước
từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết
toán ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán ngân sách Nhà
nước; Hiện đại hoá quản lý thu NSNN qua KBNN theo hướng đơn
giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền
cho các đối tượng nộp thuế.
+ Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua KBNN trên cơ sở
xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản
chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành Hệ
thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

- Về công tác quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ:
+ Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ KBNN nhằm quản lý ngân
quỹ KBNN an toàn và hiệu quả.
- Về hệ thống thanh toán: Hiện đại hóa thanh toán của KBNN
trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại theo hướng tự động hóa.
- Về kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở đổi mới nội dung, phương
pháp và quy trình kiểm tra.
- Về công nghệ thông tin: Phát triển cơ sở hạ tầng tiên tiến, đáp
ứng mục tiêu hiện đại hoá công nghệ thông tin KBNN.
- Về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: Kiện toàn tổ
chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại có hiệu lực, hiệu quả.
- Về hợp tác quốc tế: Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn
mực quốc tế vào hoạt động KBNN như chuẩn mực kế toán công,
quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trong điều kiện liên kết các nền tài
chính trong khu vực.
3.1.2. Định hƣớng, quan điểm hoàn thiện công tác Kiểm soát
chi vốn CTMTQG qua KBNN Krông Bông, tỉnh Đak Lak
a. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn
CTMTQG qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đak Lak
Để đạt được những mục tiêu trên, công tác KSC vốn CTMTQG
thời gian tới cần hoàn thiện những định hướng sau:
- Cải tiến, hoàn thiện quy trình, thủ tục công tác kiểm soát chi
vốn CTMTQG phải bảo đảm tính khoa học, đơn giản, rõ rang, minh
bạch và thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát, đồng
thời phải bảo đảm các yêu cầu quản lý.


22
- Tất cả các khoản chi vốn CTMTQG phải được kiểm tra, kiểm

soát một cách chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm tiết kiệm, đúng mục
đích và nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách.
- Công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG phải bảo đảm phục vụ
tốt việc phát triển KT-XH trên địa bàn.
- Tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng
nguồn vốn CTMTQG, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại, ứng
dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào hoạt động kiểm
soát chi và các hoạt động liên quan.
- Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân thực theo hướng tinh
gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
b. Quan điểm hoàn thiện công tác Kiểm soát chi vốn CTMTQG
- Chi vốn CTMTQG phải đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và
đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng; đồng thời phải bảo
đảm công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG theo đúng Luật NSNN,
Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu.
- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn của các
cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành vốn CTMTQG.
- Cải tiến quy trình thủ tục kiểm soát chi vốn CTMTQG bảo đảm
tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, minh bạch và thuận lợi cho cơ quan
kiểm soát chi, cũng như cơ quan được kiểm soát.
- KBNN thực hiện kiểm soát chi vốn CTMTQG phải giúp cho
các chủ dự án sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, đúng đối
tượng, tiết kiệm, có hiệu quả, giảm thiểu tiêu cực và bảo đảm nguyên
tắc mọi khoản chi vốn CTMTQG đều phải được cấp phát trực tiếp từ
KBNN tới đối tượng thụ hưởng.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
VỐN CTMTQG QUA KBNN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH
ĐAK LAK
3.2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức

của đội ngũ công chức đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát chi tại qua
Kho bạc Nhà nƣớc Krông Bông, tỉnh Đak Lak
Có thể nói yếu tố con người là yếu tố quan trọng, quyết định chất
lượng của công tác kiểm soát chi, do vậy phải quan tâm thực hiện tốt
những nội dung sau:
- Xây dựng đề án vị trí việc làm.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức.


23
- Có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.
3.2.2. Hoàn thiện nghiệp vụ kiểm soát chi nguồn vốn
CTMTQG tại Kho bạc Nhà nƣớc Krông Bông, tỉnh Đak Lak
- Hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ.
- Hoàn thiện về hồ sơ, mẫu biểu và chứng từ liên quan.
3.2.3. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi
phạm hành chính
- Tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ đơn vị nhằm kịp thời
phát hiện những tồn tại, sai sót để chấn chỉnh kịp thời, tăng cường
công tác kiểm tra các chủ dự án, đặc biệt là chuẩn bị sẵn sàng các
điều kiện cần thiết cho việc triển khai thanh tra chuyên ngành
KBNN, triển khai nghiêm túc nội dung xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-
CP của Chính phủ và Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày
24/04/2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực
hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà
nước theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày
21/11/2013 của Chính phủ.
3.2.4. Nâng cao sự minh bạch của quy trình:
Thực hiện tốt việc công khai quy trình, thủ tục liên quan.

3.2.5. Giải pháp hỗ trợ.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.
- Thường xuyên có báo cáo, phản ánh, đề xuất với chính quyền
địa phương liên quan đến kết quả giải ngân, nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các CTMTQG.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, kiểm soát chi vốn
CTMTQG, hướng tới hình thành Kho bạc điện tử vào năm 2020.
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kết luận.
Với những cải cách, đổi mới công tác kiểm soát chi vốn
CTMTQG trong thời gian qua đã mang lại những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, hoạt động quản lý và kiểm soát chi nguồn vốn
CTMTQG là những vấn đề, công việc rất khó khăn phức tạp, nhạy
cảm với cuộc sống, nhiều chính sách chế độ, văn bản thường xuyên
bổ sung, thay đổi. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy trình, chính sách
về đầu tư vốn CTMTQG là việc làm đòi hỏi mang tính thường xuyên
và phải nghiên cứu sao cho mỗi cơ chế, chính sách ban hành phải
phù hợp với thực trạng nền kinh tế và khuyến khích thúc đẩy kinh tế
- xã hội phát triển.

×