Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 109 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




VÕ THỊ TUYẾT HẰNG



NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN
SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH





Đà Nẵng - Năm 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG





VÕ THỊ TUYẾT HẰNG



NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN
SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

 : PGS.TS Hoàng Tùng

Đà Nẵng - Năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn


Võ Thị Tuyết Hằng


ii


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4.Phƣơng pháp nghiên cứu: 3
5.Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
6.Bố cục của luận văn: 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NGÀNH XÂY DỰNG 11
1.1 HIỆU QUẢ KINH DOANH 11
1.1.1 Khái niệm: 11
1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp 12
1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 13
1.1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp 20
1.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG 28
1.2.1 Tính chất ngành Xây dựng 28
1.2.2 Đặc điểm hoạt động của ngành Xây dựng trong thời gian gần đây 30
1.2.3 Tình hình phát triển của ngành Xây dựng trong thời gian 2010-2013 35
KẾT LUẬN CHUƠNG 1 39



iii


CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 40
2.1 XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ XÂY DỰNG GIẢ
THUYẾT 40
2.2 ĐO LƢỜNG VÀ MÃ HOÁ CÁC BIẾN 46
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.3.1 Mẫu nghiên cứu: 48
2.3.2 Kiểm tra và xử lý dữ liệu: 48
2.3.3 Xây dựng hệ số tƣơng quan 55
2.3.5 Mô hình nghiên cứu 55
KẾT LUẬN CHUƠNG 2 59
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
3.1 ĐẶC TRƢNG CỦA HQKD VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG. 60
3.1.1 Đặc trƣng HQKD 60
3.1.2 Đặc trƣng của các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh 61
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH: 66
3.2.1 Phân tích hệ số tƣơng quan 66
3.2.2 Mô hình hồi quy 66
3.2.3 Kiểm định Hausman 69
3.3 KẾT LUẬN 71
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH 73
KẾT LUẬN CHUƠNG 3 80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DN
Doanh nghiệp
DT
Doanh thu
HQKD
Hiệu quả kinh doanh
VCSH
Vốn chủ sở hữu
WACC
Chi phí vốn bình quân gia quyền
v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Sơ đồ phƣơng trình Dupont
16
Hình 1.2
Biểu đồ giá trị sản xuất ngành Xây dựng
30

Hình 1.3
Biểu đồ giá trị sản xuất Xây dựng theo công trình xây
dựng
32

Biểu đồ tần số Histogram
PL3

Biểu đồ tần số Q-Q Plot (chƣa điều chỉnh phân phối
chuẩn)
PL4

Biểu dồ tần số Q-Q Plot của SIZE1, SIZE2,
GROWTH1, GROWTH2, RETURN đã điều chỉnh
phân phối chuẩn
PL5















vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Bảng hiệu suất lao động của ngành
34
Bảng 1.1
Bảng so sánh chi phí xây dựng tại Việt Nam và cá nƣớc
trong khu vực
35
Bảng 2.1
Bảng tổng hợp đo lƣờng và mã hoá các biến
47
Bảng 2.2
Thống kê mô tả các biến
49
Bảng 3.1
Thống kê dữ liệu ROA
60
Bảng 3.2
Thống kê dữ liệu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
61
Bảng 3.3
Thống kê dữ liệu tỷ lệ nợ
62

Bảng 3.4
Thống kê dữ liệu tỷ lệ nợ ngắn hạn
62
Bảng 3.5
Thống kê dữ liệu doanh thu
63
Bảng 3.6
Thống kê dữ liệu tài sản
63
Bảng 3.7
Thống kê dữ liệu tỷ trọng tài sản cố định
64
Bảng 3.8
Thống kê dữ liệu tốc độ tăng trƣởng doanh thu
64
Bảng 3.9
Thống kê dữ liệu tốc độ tăng trƣởng tài sản
65
Bảng 3.10
Thống kê dữ liệu tốc độ kỳ thu tiền bình quân
65
Bảng 3.11
Kết quả mô hình OLS
67
Bảng 3.12
Kết quả mô hình FEM
68
Bảng 3.13
Kết quả mô hình REM
69

Bảng 3.14
Kết quả mô hình REMsau khi loại biến không ảnh
hƣởng
70
Bảng 3.15
Tỏng kết kết quả


Bảng thống kê mô tả các biến
PL1

Bảng hệ số ma trận tƣơng quan
PL2
vii



Kết quả mô hình hồi quy theo phƣơng pháp bình
phƣơng bé nhất
PL6

Kết quả mô hình hồi quy theo phƣơng pháp FEM
PL7

Kết quả mô hình hồi quy theo phƣơng pháp REM
PL8

Kết quả kiểm đinh Hausman
PL9


Kết quả mô hình hồi quy theo phƣơng pháp REM sau
khi loại bỏ các nhân tố không ảnh hƣởng
PL10



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Trong
điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, môi trƣờng cạnh
tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải đáp ứng tối đa
nhu cầu về hàng hóa – dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của nguồn
lực hiện có và thu đƣợc nhiều lợi nhuận nhất. Đảm bảo đƣợc điều đó, doanh
nghiệp luôn cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Hiệu quả kinh doanh là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt đƣợc
trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó.
Nó cũng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào của các doanh
nghiệp.
Có rất nhiều các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Các yếu tố có thể xuất phát từ môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp
nhƣ: tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, chính sách quy định của Nhà nƣớc
…Hoặc các yếu tố đó có thể xuất phát từ bản thân nội tại của doanh nghiệp
nhƣ: năng lực tài chính, việc huy động và sử dụng vốn, công nghệ, con ngƣời,
cách thức quản lý … Và tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà các doanh
nghiệp hoạt động trong những ngành khác nhau thì chịu ảnh hƣởng bởi các
yếu tố tác động khác nhau. Để có những quyết định đúng đắn các nhà quản lý
cần phải nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng, mức độ và xu hƣớng tác động của
từng nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của mình.
Ngành Xây dựng suốt nửa thế kỷ qua đã nổ lực để khẳng định vị trí của

một nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc. Xây dựng vốn là ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh
tế vĩ mô, vì vậy làm thế nào để duy trì HQKD là vấn đề cần nghiên cứu kỹ
của các nhà quản lý doanh nghiệp Xây dựng.
2


Từ năm 2010 đến nay là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động của nền
kinh tế Việt Nam. Sự biến động thƣờng xuyên của tỷ giá, lạm phát là vấn đề
khó khăn chung mà các các doanh nghiệp phải đối mặt. Đặc biệt đối với
ngành Xây dựng, tình trạng “đóng băng” của thị trƣờng bất động sản trong
những năm gần đây kéo theo nhiều trì trệ cho hoạt động của các doanh
nghiệp. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp có những chính sách, tổ chức
nhƣ thế nào? và HQKD ra sao?
Xuất phát từ tầm quan trọng cũng nhƣ tính cấp bách của vấn đề hiệu
quả kinh doanh và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả
kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành Xây dựng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm
yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp Xây dựng
 Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác động
đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng ở Việt Nam
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: 107 doanh nghiệp trong ngành Xây dựng niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (gồm SGDCK TP HCM – HOSE và
SGDCK Hà Nội – HNX).
3


Phạm vi thời gian: tình hình hoạt động của 107 doanh nghiệp ngành
Xây dựng từ năm 2010 đến năm 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Dựa vào số liệu báo cáo tài chính từ năm 2010 đến năm 2013 của 107
doanh nghiệp Xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đƣợc công
bố trên website: tiến hành tính toán các chỉ tiêu liên quan đến HQKD và các
nhân tố ảnh hƣởng đến HQKD. Dữ liệu thu thập là dữ liệu bảng cân bằng.
Tiến hành hồi quy theo mô hình động và lựa chọn giữa mô hình ảnh hƣởng cố
định hoặc mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều tác giả ngoài nƣớc tiến hành các công trình
nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Những nghiên cứu mới gần đây:
Bài viết “Capital structure and corporate performance: evidan from
Jordan” trong Autralasian Accounting Business and Finance Journal, 2007, 2
tác giả Zeitun, R. và Tian, G. G. đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp. Dữ
liệu nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 1989 – 2003 của 167 công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán Amman – Jordan thuộc 16 ngành nghề kinh
doanh khác nhau trong lĩnh vực phi tài chính. Cũng trong khoảng thời gian
này một số sự kiện chính trị đã xảy ra: chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 và
sự bùng nổ của phong trào Intifadah ở Bờ Tây và Gaza vào năm 2000.
Đại diện nghiên cứu trên thị trƣờng hiệu quả hoạt động của các công ty
gồm chỉ số giá trị thị trƣờng Tobin’s Q, giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu

(VCSH) trên giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu, giá mỗi cổ phần trên thu nhập
mỗi cổ phần (P/E); trong khi hiệu quả tài chính – ROE, hiệu quả kinh doanh –
ROA đƣợc sử dụng nhƣ đại diện nghiên cứu trên sổ sách kế toán. Khi thực
4


hiện mô hình hồi quy chỉ có mô hình phân tích ROA, Torbin Q là có mức ý
nghĩa cao. Tác giả sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên dữ liệu bảng không
cân bằng, bởi cần phải kiểm soát hiệu quả của các ngành công nghiệp và kiểm
soát đối với tác động của các ngành.
Các biến yếu tố tác động đƣợc đƣa vào mô hình gồm:
 Cấu trúc vốn (tỷ lệ đòn bẩy tài chính),
 Quy mô doanh nghiệp (tài sản, doanh thu),
 Rủi ro kinh doanh (mức sai lệch của dòng tiền trong 3 năm qua),
 Thuế thu nhập (tỷ suất thuế),
 Tỷ trọng tài sản cố định,
 Khủng hoảng chính trị
 Ngành nghề kinh doanh.
Năm thƣớc đo đòn bẩy tài chính đƣợc hai ông sử dụng: tổng nợ trên tổng
tài sản, tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn trên tổng tài sản, nợ
ngắn hạn trên tổng tài sản và tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu, mỗi thƣớc đo
đƣợc đƣa vào một mô hình nghiên cứu.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất, tốc độ tăng trƣởng
của tổng tài sản, quy mô công ty và thuế suất tác động dƣơng đến HQKD.
Công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tƣ
quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến đƣợc HQKD. Yếu tố ngành
nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố HQKD ở một số lĩnh vực: bất
động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá. Ngoài ra nghiên cứu
cũng nhận thấy HQKD của các doanh nghiệp tại Jordan bị ảnh hƣởng nhiều
bởi nền kinh tế vĩ mô, môi trƣờng khu vực.

Bài viết tổng hợp nhiều nghiên cứu để lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả doanh nghiệp bao gồm bằng biện pháp kế toán và biện pháp thị trƣờng.
Có khá nhiều nhân tố tài chính lẫn phi tài chính đƣợc đƣa vào mô hình, bên
5


cạnh đó tác giả còn tỉm hiểu về tình hình kinh tế chính trị ở khu vực Trung
Đông trong giai đoạn nghiên cứu.
Vào năm 2010, trong bài nghiên cứu “Capital Structure and Firm
Performance: Evidence from Nigeria”, Onaolapo và Kajola thực hiện nghiên
cứu các yếu tố tác động đến hịệu quả hoạt động kinh doanh dƣới góc độ tài
chính, đƣợc đại diện bởi chỉ số ROA, ROE.
Biến yếu tố tác động cũng gần nhƣ tƣơng tự, gồm:
 Tỷ lệ nợ,
 Quy mô (tài sản),
 Tỷ trọng tài sản cố định,
 Tốc độ tăng trƣởng (tài sản),
 Vòng quay tài sản,
 Số năm thành lập của công ty
 Ngành nghề kinh doanh.
Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007. Mô hình tác động ngẫu nhiên
đƣợc cho thích hợp bởi kiểm định Hausman với mức ý nghĩa trên 5%. Tuy
nhiên, kết quả của mô hình này không khác biệt đáng kể so với mô hình ƣớc
lƣợng OLS; do đó tác giả bài viết kết luận dựa trên kết quả của mô hình hồi
quy OLS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nợ và tỷ trọng tài sản cố định tác
động âm với HQKD trong khi vòng quay tài sản tác động dƣơng. Yếu tố
ngành nghề kinh doanh trong đó ngành rƣợu bia, thực phẩm và đồ uống,
ngành hóa học, ngành in ấn và xuất bản, ngành thuốc lá, ngành máy tính và

thiết bị văn phòng có ảnh hƣởng mạnh đến HQKD doanh nghiệp.
Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian có bài viết “The
Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation
6


Measures Evidence from the Tehran Stock Exchange” vào năm 2012 nghiên
cứu tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với
mẫu nghiên cứu là 400 công ty thuộc 12 ngành công nghiệp niêm yết trên sàn
chứng khoán Tehran trong những năm 2006-2010. Trong nghiên cứu này, đã
sử dụng:
 Tỷ lệ nợ,
 Vòng quay tài sản,
 Quy mô công ty (tài sản),
 Tỷ trọng tài sản hữu hình,
 Tuổi công ty
 Tốc độ tăng trƣởng
Chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty.
Kết quả cho thấy mối quan hệ nghịch và tác động mạnh mẽ giữa tỷ lệ
nợ và HQKD. Các nhân tố vòng quay tài sản, quy mô doanh nghiệp, cấu trúc
tài sản hữu hình và tốc độ tăng trƣởng có mối quan hệ ý nghĩa và tích cực với
hiệu quả hoạt động công ty (ROA và ROE). Có thể thấy trong bài nghiên cứu
này biến kiểm soát là những nhân tố ảnh hƣởng đến HQKD của doanh
nghiệp. Không có mối quan hệ ý nghĩa giữa năm hoạt động doanh nghiệp và
HQKD. Kết quả của mô hình thứ 2 nghiên cứu ảnh hƣởng ngành cho thấy,
các công ty thuộc các ngành công nghiệp khác sản phẩm khoáng sản phi kim
loại, sản phẩm thực phẩm và đồ uống, các kim loại cơ bản, ô tô và sản xuất
phụ tùng có tác động âm trong khi các công ty thuộc ngành công nghiệp vật
liệu, sản phẩm hóa chất tác động tích cực và đáng kể đến HQKD của doanh

nghiệp.
Maja Pervan và Josipa Višić trong bài viết “Influence of firm size on its
business success” mục tiêu nghiên cứu ảnh hƣởng quy mô doanh nghiệp đối
7


với HQKD. Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét hoạt động của doanh nghiệp
còn bị ảnh hƣởng bởi nhân tố chủ quan nào xuất phát từ nội lực doanh nghiệp
và nhân tố khách quan nào bên ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu đƣợc thực
hiện cho giai đoạn 2002-2010 của các doanh nghiệp ngành công nghiệp sản
xuất tại Croatia. Quy mô doanh nghiệp xem xét trên 2 phƣơng diện tài sản và
số lƣợng lao động, qua kết quả ma trận hệ số tƣơng quan cho thấy quy mô
doanh nghiệp theo tổng tài sản có mức tƣơng quan cao hơn đối với HQKD.
Do đó biến quy mô doanh nghiệp theo mức tài sản cùng với các nhân tố tỷ lệ
nợ, hệ số thanh toán hiện hành và vòng quay tài sản đƣợc tác giả đƣa vào mô
hình tác động cố định để phân tích ảnh hƣởng. Mặc dù khi xét tƣơng quan
quy mô doanh nghiệp có chiều hƣớng tác động tiêu cực đến HQKD nhƣng xét
cùng các yếu tố trong mô hình, kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp càng
lớn thì HQKD càng cao. Bên cạnh đó nghiên cứu nhận thấy: tăng hiệu quả sử
dụng tài sản sẽ tăng HQKD, trong khi một khoản nợ lớn của một công ty sẽ
dẫn đến giảm HQKD của doanh nghiệp.
Để giải thích cho lý do các công ty có HQKD cao là những doanh
nghiệp có quy mô lớn, tác giả nêu ra các khả năng:
- Sức mạnh thị trƣờng - doanh nghiệp lớn có sức mạnh thị trƣờng, họ
có khả năng đƣa ra giá cao hơn và thu lại nhiều lợi nhuận hơn;
- Tính kinh tế của quy mô - công ty lớn hơn có thể hƣởng lợi từ chi
phí thấp; quy mô mang lại khả năng thƣơng lƣợng giá cả với các nhà cung
cấp và khi sản phẩm đạt đƣợc mức hoà vốn, sự tăng lên số lƣợng sản phẩm sẽ
làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra;
- Kinh nghiệm thị trƣờng - một công ty tƣơng đối lớn hơn dự kiến để

đối phó tốt hơn với những thay đổi và nó có cơ hội tốt hơn trong việc bù đắp
thiệt hại ngẫu nhiên, ví dụ: do bất ổn thị trƣờng các công ty lớn hơn có rủi ro
thấp hơn;
8


- Điều kiện tài chính thuận lợi - các công ty nhỏ thƣờng bị hạn chế
vay; họ không thể đòi hỏi một lƣợng vốn lớn; do đó, những hạn chế về vốn có
thể không nghiêm trọng đối với các công ty phát triển lớn hơn;
- Lợi thế trong quá trình R&D (nghiên cứu và phát triển) - công ty lớn
có lợi thế trong quá trình R & D bởi kinh tế theo quy mô và có khả năng vƣợt
trội để khai thác kết quả nghiên cứu.
Giải thích lý do tại sao mối quan hệ không chặt chẽ Maja & Josipa cho
rằng có sự tách biệt sở hữu và quản lý trong các công ty tập đoàn, điều đó đã
thay đổi mục tiêu "từ tối đa hóa lợi nhuận để tối đa hóa tiện ích quản lý. Cùng
với cơ cấu tổ chức linh hoạt và công nghệ đƣợc sử dụng nhƣ một sự thay đổi
trong chiến lƣợc hợp lý của các công ty (nó trở nên quan trọng hơn để tồn tại
trong một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hơn để tăng lợi nhuận).
Vào năm 2011, Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion đã
thực hiện nghiên cứu “ Determinants of Profitability: What factors play a role
when assessing a firm’s return on assets? ” nhằm nghiên cứu mối quan hệ
giữa tỷ suất sinh lời tài sản và các chỉ tiêu tài chính của 40 công ty niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Bucharest của Romania trong 4 năm từ năm 2007
-2010. Nghiên cứu bao gồm hai năm tăng trƣởng kinh tế (2007 và 2008) và
hai năm của suy thoái.
Biến phụ thuộc:
 Tỷ trọng tài sản cố định, tỷ lệ ổn định tài chính (Vốn dài hạn
/Tổng vốn),
 Tỷ lệ nợ, đòn bẩy tài chính (Vay vốn / Vốn chủ sở hữu),
 Tỷ lệ có việc làm (Nguồn nhân công/nguồn vốn),

 Khả năng thanh toán hiện hành,
 Khả năng thanh toán nhanh,
 Vốn lƣu động,
9


 Tỷ lệ tài trợ cho tài sản cố định,
 Phạm vi của vốn đầu tƣ,
 Phạm vi của nhu cầu vốn lƣu động,
 Số ngày vòng quay vốn lƣu động,
 Tỷ lệ nhu cầu vốn lƣu động,
 Kỳ thu tiền bình quân,
 Hiệu suất sử dụng tài sản,
 Số ngày một vòng quay tài sản.
Đối với mỗi năm trong 4 năm phân tích, tác giả đã đƣa ra một mô hình
thống kê liên kết giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đƣợc coi là có liên
quan.
Qua nghiên cứu, Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion
đƣa ra kết luận sau: hiệu quả kinh doanh của các công ty Rumani giảm là kết
quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trƣớc khi cuộc khủng hoảng xảy ra (2007)
hiệu quả kinh doanh bị ảnh hƣởng đáng kể bởi cấu trúc tài chính. Sau cuộc
khủng hoảng, tầm quan trọng của các chỉ số quản trị kinh doanh (tỷ suất lợi
nhuận và tỷ lệ doanh thu) đƣợc nhấn mạnh ngoài ra còn có sự tác động của
các yếu tố bên ngoài ngẫu nhiên, không thể kiểm soát đƣợc bằng quản lý.
Không giống với những bài nghiên cứu trƣớc của tác giả khác, Marian
Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion có bƣớc phát triển hơn khi tập
trung nghiên cứu các nhân tố thể hiện năng lực quản trị tài chính, nhất là quản
trị vốn lƣu động đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm

niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Lê Thanh
Tuyền (2013). Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa một số lý luận về các
10


nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tiến hành
thiết kế mô hình nghiên cứu.
Các biến đƣợc đƣa vào nghiên cứu:
 Cơ cấu vốn,
 Quy mô (doanh thu),
 Tốc độ tăng trƣởng của doanh thu,
 Đầu tƣ tài sản cố định,
 Quản trị nợ phải thu khách hàng,
 Rủi ro kinh doanh
 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Dữ liệu đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của 45
công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2010 – 2012, phƣơng
pháp sử dụng để ƣớc lƣợng tham số của mô hình là phƣơng pháp bình phƣơng
bé nhất.
Kết quả nghiên cứu: biến quản trị nợ phải thu, đầu tƣ tài sản cố định, cơ
cấu vốn, rủi ro kinh doanh có ảnh hƣởng nghịch đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, trong khi tốc độ tăng trƣởng lại ảnh hƣởng thuận chiều. Từ kết
quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, kết luận, tài liệu
tham khảo, đề tài chia làm 03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và tổng quan hoạt động
của ngành Xây dựng.

Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ TỔNG
QUAN HOẠT ĐỘNG NGÀNH XÂY DỰNG.
1.1 HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm:
Hiệu quả của doanh nghiệp là đánh giá khả năng đạt đƣợc kết quả, khả
năng sinh lãi của doanh nghiệp do mục đích cuối cùng của ngƣời chủ sở hữu,
của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trƣởng tài sản của doanh
nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát
triển tiềm năng kinh tế của mình. Không đảm bảo đƣợc khả năng sinh lãi, lợi
nhuận tƣơng lai sẽ không chắc chắn, giá trị của doanh nghiệp sẽ bị giảm,
ngƣời chủ có nguy cơ bị mất vốn. Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp đƣợc đặc trƣng bởi việc xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ các phƣơng
tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng nhƣ các chính sách tài
trợ. Do vậy hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp đƣợc xem xét trên hai
phƣơng diện hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính.
Theo giáo trình Phân tích tài chính - Đại học Đà Nẵng “Hiệu quả kinh
doanh là xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ các phƣơng tiện kinh doanh trong
quá trình sản xuất, tiêu thụ. HQKD thể hiện sự tƣơng quan giữa kết quả đầu ra
với các nguồn lực đầu vào sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của
DN.”[6] Để đạt HQKD cao, DN cần tối đa hóa các kết quả đầu ra trong điều
kiện các nguồn lực hạn chế của mình.
HQKD thể hiện mối quan hệ tƣơng đối giữa kết quả kinh doanh và
phƣơng tiện tạo ra kết quả nên chỉ tiêu phản ánh HQKD thƣờng có dạng nhƣ
công thức.

Hiệu quả =



12


1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp
Hiện nay với sự vận động đa dạng và phức tạp của cơ chế thị trƣờng dẫn
đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Trong khi đó các nguồn lực
sản xuất xã hội ngày càng giảm nhƣng nhu cầu của con ngƣời lại ngày càng
đa dạng. Chính vì vậy để có thể tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi
các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phƣơng thức hoạt động riêng,
xây dựng các chiến lƣợc, các phƣơng án kinh doanh phù hợp và có hiệu quả.
Nhƣ vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả ảnh hƣởng vô cùng
quan trọng đến doanh nghiệp, đƣợc thể hiện thông qua các vai trò sau:
 Hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: Sự tồn tại của doanh
nghiệp đƣợc xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và dịch vụ phục
vụ cho nhu cầu của xã hội. Do đó doanh nghiệp phải đảm bảo thu nhập đủ bù
đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động. Ngoài ra doanh nghiệp
còn phải có sự tích lũy cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Nhƣng trong điều
kiện các yếu tố của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định
thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt
hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều
kiện tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại…Sản xuất
kinh doanh có hiệu quả cũng là tiền đề để nâng cao phúc lợi cho ngƣời lao
động từ đó kích thích ngƣời lao động tăng năng suất lao động.
 Hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ
trong kinh doanh: Cạnh tranh là yếu tố làm doanh nghiệp mạnh lên nhƣng

cũng có thể khiến doanh nghiệp không thể tồn tại đƣợc trên thị trƣờng. Thị
trƣờng ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh
về số lƣợng mà cạnh tranh cả về chất lƣợng sản phẩm, giá cả và các yếu tố
13


khác. Do đó doanh nghiệp phải cung cấp đƣợc sản phẩm, dịch vụ với chất
lƣợng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc
giảm giá thành, tăng doanh thu, nhƣng chất lƣợng không ngừng đƣợc nâng
cao, Vì vậy, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phƣơng thức quản lý hiện đại
sẽ đƣợc áp dụng thúc đẩy sự tiến bộ trong sản xuất kinh doanh.
 Hiệu quả kinh doanh là điều kiện thực hiện mục tiêu bao trùm của
doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận: Để có đƣợc lợi nhuận, doanh nghiệp
phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp
cho thị trƣờng. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng một số nguồn lực nhất
định. Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này bao nhiêu sẽ
càng có cơ hội để thu đƣợc nhiều lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù
phản ánh tính tƣơng đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên
đây là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp.
1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Nhƣ đã nêu ở mục 1.1 hiệu quả kinh doanh đƣợc phân tích theo công
thức:
Hiệu quả =



Trong công thức này kết quả kinh doanh thƣờng là lợi nhuận hoặc doanh
thu, trong đó nhà phân tích có thể sử dụng rất nhiều chỉ tiêu lợi nhuận (lợi
nhuận sau thuế thu nhập DN, lợi nhuận kế toán trƣớc thuế, lợi nhuận trƣớc

thuế và lãi vay, lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp).
Phƣơng tiện tạo ra kết quả cũng đƣợc thể hiện qua nhiều chỉ tiêu nhƣ
tài sản (tổng tài sản, từng loại tài sản), tổng vốn đầu tƣ, vốn chủ sở hữu, chi
phí, thậm chí là doanh thu (trong trƣờng hợp kết quả kinh doanh thể hiện qua
chỉ tiêu lợi nhuận). Do có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cũng
14


nhƣ phƣơng tiện tạo ra kết quả đó nên có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh HQKD
của DN và mỗi chỉ tiêu đó sẽ thể hiện một ý nghĩa nhất định.
a) Hiệu quả cá biệt: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt đƣợc xây
dựng cho từng quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng
loại phƣơng tiện, từng nguồn lực đƣợc sử dụng với kết quả mà doanh
nghiệp đạt đƣợc.
Hiệu suất sử dụng tài sản =



Hiệu suất sử dụng TSCĐ =



NSLĐ năm =



NSLĐ ngày =




Số vòng quay =


(vòng)
b) Hiệu quả tổng hợp: Các chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng
một cách tổng hợp tất cả các nguồn lực để tạo ra kết quả trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =


x100%

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ( SXKD) =




 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động SXKD =


x 100%
 Phân tích khả năng sinh lời tài sản
 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời tài sản =


x 100%
15



Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) sẽ giúp nhà quản lý doanh
nghiệp trả lời câu hỏi: "Những gì doanh nghiệp có thể làm đƣợc với các tài
sản mà doanh nghiệp có sẵn". Nếu nhƣ giá trị chỉ tiêu này càng cao càng cho
thấy khả năng quản lý của doanh nghiệp. Do đó, tỷ suất sinh lợi của tài sản là
kết quả tổng hợp của những cố gắng của doanh nghiệp trong việc nâng cao
hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh, là
kết quả của nỗ lực mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng doanh số và tiết kiệm các
chi phí. Điều này đƣợc thể hiện thông qua sơ đồ phƣơng trình Dupont.
Cách phân tích này còn chỉ ra phƣơng hƣớng nâng cao sức sinh lời tài
sản của doanh nghiệp. Cụ thể: chênh lệch về hiệu quả kinh doanh giữa kỳ
phân tích với kỳ gốc là kết quả tổng hợp ảnh hƣởng của tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản, thể hiện qua công thức
ROA = AH
L.N/D.T
+ AH
D.T/T.S
AH LN/DT là ảnh hƣởng của sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu. Thực chất đây là ảnh hƣởng của hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí. Nó chỉ liên quan chủ yếu đến vấn đề tiêu
thụ, vấn đề bán hàng tại doanh nghiệp và đƣợc tính theo công thức sau :
AH
L.N/D.T
= H
D.T/T.S
1 x (H
L.N/D.T
1- H
L.N/D.T
0)

AH D.T/T.S là ảnh hƣởng của sự thay đổi của tỷ suất doanh thu trên
tài sản. Đây chính là hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt việc sản xuất, tiết kiệm vốn thì số vòng
quay vốn tăng, hiệu quả này sẽ tăng lên.
AH
L.N/D.T
= H
L.N/D.T
0 x (H
D.T/T.S
1 - H
D.T/T.S
0)
Với H
L.N/D.T
0, 1 là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của kỳ gốc, kỳ
phân tích. H
D.T/T.S
0,1 là tỷ suất của doanh thu trên tài sản của kỳ gốc, kỳ
phân tích

16
















Hình 1.1 Phương trình Dupont
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) đƣợc sử dụng trong nội bộ
của doanh nghiệp để theo dõi tình hình sử dụng tài sản theo thời gian, theo dõi
hoạt động của doanh nghiệp trong tình hình chung của ngành và so sánh với
các doanh nghiệp trong cùng ngành. Patricia Fairfield và Teri Lombardi Yohn
đã thực hiện một nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi của tài sản. Họ đã chứng minh
đƣợc rằng phân tích sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi của tài sản có vai trò quan
trọng trong việc dự báo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong tƣơng lai.
 Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản (RE)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) đã phản ánh một cách tổng
hợp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết
quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi thuế thu nhập doanh nghiệp và cấu
trúc nguồn vốn. Vì vậy, để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh
DOANH THU
BIẾN PHÍ
ĐINH PHÍ
CHI PHÍ
LỢI NHUẬN
THU NHẬP TÀI
CHÍNH
DOANH THU BÁN
DOANH THU

LỢI NHUẬN/DOANH THU
DOANH THU
TÀI SẢN DÀI HẠN
TÀI SẢN NGẮN HẠN
TÀI SẢN
DOANH THU/TÀI SẢN
KHẢ NĂNG SINH
LỜI CỦA TS

×